1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ giải pháp tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh phú nhuận

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bằng phương pháp sosánh, phân tích, đánh giá số liệu về thực trạng tăng trưởng tín dụng khách hàng doanhnghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh PhúNhuận

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐÌNH DIỄN

GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Đình Diễn, xin cam đoan đề tài đề án “Giải pháp tăng trưởng tíndụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chinhánh Phú Nhuận” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được hoàn thành trong quá

trình làm việc nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của TS Lê Hà Diễm Chi

Kết quả nghiên cứu là trung thực, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa đượccông bố toàn bộ nội dung ở bất kỳ đâu Các số liệu, dữ liệu trình bày trong đề án đượctrích dẫn và chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2024

Tác giả

Nguyễn Đình Diễn

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô là giảng viên của TrườngĐại học Ngân hàng TP HCM đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ, tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôicác kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính – ngân hàng Đó là nền tảng cơ sở để tôi thựchiện thành công đề án này và áp dụng vào thực tiễn công việc Đặc biệt, tác giả xin chânthành cảm ơn TS Lê Hà Diễm Chi đã định hướng và dìu dắt, chỉ bảo tôi trong quá trình

nghiên cứu và thực hiện đề án “Giải pháp tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Nhuận”.

Tác giả cũng xin cảm ơn Ban giám đốc, các anh/chị lãnh đạo phòng và đồngnghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Nhuận đã tận tìnhgiúp đỡ, cung cấp thông tin, tạo điều kiện trong công tác, tư vấn cho tôi hoàn thiện đề án

Do trình độ và kiến thức còn hạn chế, mặc dù đã có nhiều cố gắng song cũngkhông tránh khỏi những thiếu sót hoặc có những nội dung nghiên cứu chưa được chuyênsâu Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, Ban lãnh đạo và cácđồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Đình Diễn

Trang 6

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

Doanh nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia và mọi nền kinh tế.Thông qua hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra công ăn việc làm và của cải vật chất cho xãhội, tạo nguồn tài chính để vận hành bộ máy Nhà nước Số lượng khách hàng doanh nghiệptrên cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hiện là khá lớn và không ngừngtăng trưởng, do đó nhu cầu về vốn tín dụng cần được tăng cường hằng năm

Trên thực tế việc tăng trưởng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàngThương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Nhuận còn tồn tại nhiềuhạn chế và chưa có sự đổi mới sáng tạo để hướng đến hiệu quả Bằng phương pháp sosánh, phân tích, đánh giá số liệu về thực trạng tăng trưởng tín dụng khách hàng doanhnghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh PhúNhuận, tác giả đã tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩyhoạt động cấp tín dụng đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp của đơn vị.

Trang 7

Từ viết tắtNguyên nghĩa

VietcombankNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt NamVietcombank Phú Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam –Nhuận/Chi nhánh/ Chi nhánh Phú Nhuận

Ngân hàngTrụ sở chínhTrụ sở chính Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương

Việt NamKHDNKhách hàng doanh nghiệp

SMEDoanh nghiệp vừa và nhỏTP HCMThành phố Hồ Chí Minh

GHTDGiới hạn tín dụngTTTMTài trợ thương mại

TTTQThanh toán quốc tếCICTrung tâm thông tin tín dụng quốc giaGDPTổng sản phẩm trong nước

GRDPTổng sản phẩm trên địa bàn

Trang 8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình các nghiên cứu trước 1

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

4 Câu hỏi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

7 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP41.1 Tổng quan về doanh nghiệp 4

1.1.1 Quan điểm về doanh nghiệp 4

1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp 4

1.1.3 Chức năng của doanh nghiệp 5

1.1.4 Thực trạng về doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 5

1.2 Tổng quan về tín dụng ngân hàng 7

1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 7

1.2.2 Khái niệm tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp 8

1.2.3 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng 9

1.2.4 Bản chất của tín dụng ngân hàng 9

1.2.5 Phân loại tín dụng ngân hàng 9

1.2.6 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng 10

Trang 9

1.2.7 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế 12

1.3 Tổng quan về tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp 13

1.3.1 Khái niệm tăng trưởng tín dụng 13

1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng 14

1.3.3 Khái niệm tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp 15

1.3.4 Các phương thức tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp 16

1.3.5 Các tiêu chí đo lường tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp 17

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp 19

1.4.1 Yếu tố chủ quan 20

1.4.2 Yếu tố khách quan 23

1.5 Vai trò của tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠINGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN272.1 Vài nét về tình hình kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 27

2.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần NgoạiThương Việt Nam – Chi nhánh Phú Nhuận 27

2.2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam– Chi nhánh Phú Nhuận 27

2.2.2 Khái quát tình hình hoạt động 28

2.2.3 Quy trình tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgoại Thương Việt Nam 28

2.2.4 Chính sách tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phầnNgoại Thương Việt Nam 30

2.2.4.1.Các quy định về cấp tín dụng 30

Trang 10

2.3.4.1 Tăng trưởng số dư cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp 40

2.3.4.2 Tỉ lệ dư nợ khách hàng doanh nghiệp/Tổng dư nợ của ViecombankPhú Nhuận 43

2.3.5 Tăng trưởng cơ cấu tín dụng khách hàng doanh nghiệp theo sản phẩm442.3.5.1 Tăng trưởng cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp 44

2.3.5.2 Tăng trưởng cho vay trung dài hạn 46

2.3.5.3 Tăng trưởng cho vay theo dự án đầu tư 47

2.3.6 Tăng trưởng tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế 49

2.3.6.1 Tăng trưởng doanh số tài trợ thương mại 49

2.3.6.2 Tăng trưởng số lượng khách hàng doanh nghiệp có sử dụng dịch vụtài trợ thương mại/Tổng số khách hàng doanh nghiệp tín dụng 53

2.3.7 Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp 55

2.3.7.1 Tỉ lệ nợ cần chú ý khách hàng doanh nghiệp 55

2.3.7.2 Tỉ lệ nợ xấu khách hàng doanh nghiệp 56

Trang 11

2.3.7.3.Biện pháp quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp đang được áp dụng57

2.3.8 Đánh giá chất lượng tăng trưởng tín dụng qua khảo sát mức độ hài lòng

2.5 Nguyên nhân của các hạn chế 61

2.5.4 Nguyên nhân khách quan: 61

2.5.5 Nguyên nhân chủ quan: 63

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠINGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN663.1 Định hướng kinh doanh của Vietcombank 66

3.2 Định hướng kinh doanh tại Vietcombank Phú Nhuận 66

3.3 Các giải pháp tăng trưởng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại VietcombankPhú Nhuận 68

3.3.1 Giải pháp về chính sách phát triển khách hàng doanh nghiệp 68

3.3.2 Giải pháp về tăng trưởng số dư tín dụng khách hàng doanh nghiệp 69

3.3.3 Giải pháp về chính sách tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp 70

3.3.4 Giải pháp về xây dựng cơ cấu cấp tín dụng hợp lý 723.3.5 Giải pháp tăng trưởng doanh số tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế

73

Trang 12

3.3.6 Giải pháp về quản lý rủi ro và chất lượng tín dụng khách hàng doanhnghiệp 74

3.3.7 Giải pháp về xử lý nợ xấu 763.3.8 Nhóm giải pháp về chính sách nhân sự và công tác quản trị điều hành 773.3.9 Nhóm giải pháp về chất lượng dịch vụ tín dụng khách hàng doanh nghiệp

783.4 Một số kiến nghị đối với ban lãnh đạo Vietcombank 79

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i

Trang 13

Bảng 2.4: Tăng trưởng số dư tín dụng Vietcombank Phú Nhuận giai đoạn 412020-2023

Bảng 2.5: Tỉ lệ dư nợ khách hàng doanh nghiệp/Tổng dư nợ Vietcombank 43Phú Nhuận giai đoạn 2020-2023

Bảng 2.6: Tăng trưởng cho vay ngắn hạn KHDN Vietcombank Phú Nhuận 44giai đoạn 2020-2023

Bảng 2.7: Tăng trưởng cho vay trung dài hạn khách hàng doanh nghiệp 46Vietcombank Phú Nhuận giai đoạn 2020-2023

Bảng 2.8: Tăng trưởng cho vay theo dự án đầu tư của khách hàng doanh 47nghiệp tại Vietcombank Phú Nhuận giai đoạn 2020-2023

Bảng 2.9: Tăng trưởng doanh số tài trợ thương mại khách hàng doanh 49nghiệp Vietcombank Phú Nhuận giai đoạn 2020-2023

Bảng 2.10: Tăng trưởng số lượng khách hàng doanh nghiệp có sử dụngdịch vụ tài trợ thương mại/Tổng số khách hàng doanh nghiệp tín dụng 54Vietcombank Phú Nhuận giai đoạn 2020-2023

Bảng 2.11: Tỉ lệ nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) Vietcombank Phú Nhuận giai 55đoạn 2020-2023

Trang 14

Bảng 2.12: Tỉ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) Vietcombank Phú Nhuận giai

56

đoạn 2020-2023Bảng 2.13: Điểm trung bình mức độ hài lòng khách hàng doanh nghiệp tại

58

Vietcombank Phú Nhuận giai đoạn 2020-2023

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Bộ, là địaphương dẫn đầu cả nước về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều năm liền.Với lợi thế về vị trí và tiềm năng kinh tế, TP HCM luôn thu hút và là môi trường kinhdoanh thuận lợi của một lượng lớn doanh nghiệp trong cả nước Để đáp ứng nhu cầu vềvốn, tín dụng ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tếvà thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việc phát triển tín dụng doanhnghiệp cung ứng nguồn vốn kịp thời cho các doanh nghiệp hoạt động, tạo công ăn việclàm và đồng thời gia tăng thu nhập cho ngân hàng

Vietcombank Phú Nhuận là chi nhánh có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ vào vịtrí địa lý thuận lợi và lượng khách hàng tiềm năng dồi dào, tuy nhiên đơn vị này cũng gặpkhông ít thách thức và sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD khác trên địa bàn Ngoài ratrong hoạt động tín dụng doanh nghiệp của đơn vị này cũng còn nhiều điểm yếu cần phảicải thiện Việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng để tìm ra giải pháp tăng trưởngtín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Phú Nhuận là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa thực

tiễn cao, do đó tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tạiNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Nhuận” làm

đề tài của đề án nghiên cứu

2 Tình hình các nghiên cứu trước

Các vấn đề về tín dụng nói chung và tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp nói riêngthuộc phạm vi nghiên cứu tại nhiều đề tài, nhiều tác giả trước đó Ví dụ:

Bài báo khoa học “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanhnghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” (PhanNgọc Bảo Anh, Tất Duyên Thư và Trần Kim Nghị Em, 2023) Bài báo khoa học “Vai trò củagiới hạn tăng trưởng tín dụng đối với quy mô nền kinh tế Việt Nam” (Phạm Duy Tính, 2023).Luận án tiến sĩ “Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam(Nguyễn Văn Tùng, 2023) Bài báo khoa học “Các yếu tố tác động đến

Trang 17

dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Vai trò của sở hữunước ngoài” (Nguyễn Ngọc Tân, Phạm Hải Nam, 2024) Bài báo khoa học “Một số yếu tốtác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam” (Lê Tấn Phước,2016) Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu hay luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, bàibáo khoa học nào viết về đề tài giải pháp tăng trưởng tín dụng KHDN tại Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Nhuận Do đó việc phân tích, đánh giáthực trạng đồng thời đưa ra giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng KHDN một cách hiệuquả, xứng tầm với tiềm năng và vị thế của Vietcombank Phú Nhuận hiện nay là cần thiết.

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chung: Tìm ra những giải pháp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng đối với phânkhúc KHDN tại Vietcombank Phú Nhuận

(i) Phân tích những thực trạng về hoạt động tín dụng đối với KHDN tại Vietcombank Phú Nhuận;

(ii) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Phú Nhuận;

(iii) Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tăng trưởng tín dụng KHDN tại Vietcombank Phú Nhuận

4 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu

như sau:

(i) Việc Vietcombank Phú Nhuận cấp tín dụng cho KHDN trong giai đoạn từ năm2020 đến năm 2023 có đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng và có tương xứng với tiềm năng tại địa bàn hay không?

(ii) Thực trạng cấp tín dụng cho KHDN tại Vietcombank Phú Nhuận có ảnh hưởngnhư thế nào đến việc tăng trưởng hoạt động tín dụng đối với phân khúc kháchhàng này tại đơn vị?

(iii) Giải pháp tối ưu nào nhằm nâng cao hiệu quả tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Phú Nhuận?

Trang 18

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài chủ yếu dựa trên phương pháp định tính, đưa ra các số liệu nhằm phân tích,đánh giá thực trạng phát triển và các nhân tố làm ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín dụngđối với KHDN tại Vietcombank Phú Nhuận

Ngoài ra, đề tài còn áp dụng phương pháp so sánh theo các mốc thời gian tạiVietcombank Phú Nhuận nhằm đánh giá quá trình phát triển hoạt động tín dụng tại đơn vịnày

Cuối cùng đề tài sử dụng phương pháp thống kê nhằm phân tích, tìm hiểu và xácđịnh nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đển tăng trưởng tín dụng KHDN tạiVietcombank Phú Nhuận, từ đó đưa ra giải pháp cho vấn đề này

Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập trên cơ sở nguồn số liệu về phát triểnKHDN, về chất lượng tín dụng của Vietcombank Phú Nhuận từ năm 2020 đến năm 2023 Đềtài cũng sử dụng thêm các số liệu kinh tế vĩ mô, kinh tế xã hội trong nước nói chung và trênđịa bàn TP HCM nói riêng để trích dẫn, minh chứng làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tăng trưởng tín dụng KHDN tại Vietcombank Phú Nhuận.Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi không gian: Vietcombank Phú Nhuận Phạm vi thời gian: Thực trạng hoạt động tín dụng KHDN tại Vietcombank Phú

Nhuận giai đoạn từ năm 2020 đến 2023

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tăng trưởng tín dụng doanh nghiệpChương 2: Thực trạng tăng trưởng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank Phú Nhuận giai đoạn 2020 – 2023

Chương 3: Giải pháp tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Phú Nhuận

Trang 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG

DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp1.1.1 Quan điểm về doanh nghiệp

Về phương diện lý thuyết có nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp:

Theo quan điểm chức năng: Doanh nghiệp là tổ chức có chức năng sản xuất, cung

ứng hàng hóa dịch vụ và tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá bán và giá vốn sản phẩm(M.Francois Peroux, 1960)

Theo quan điểm pháp luật: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân,

có tài sản riêng, có con dấu, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độhạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi vốnđầu tư của doanh nghiệp và chịu sự quản lý của Nhà nước bằng các văn bản pháp luậtđược thực thi

Theo quan điểm hệ thống: Doanh nghiệp là tập hợp các bộ phận, phòng ban có sự

tác động qua lại lẫn nhau để cùng hướng tới một mục tiêu chung Các bộ phận chủ chốtgồm: Nhân sự, tổ chức, sản xuất, vận hành, bán hàng

Theo quan điểm phát triển: Doanh nghiệp là tập thể những người cùng sản xuất,

mua bán của cải vật chất trong xã hội Doanh nghiệp được hình thành, phát triển và gặprủi ro, thành công, thất bại trong quá trình phát triển của nó (D Larue-A Caillat, 1960)

Tại Việt Nam, theo Khoản 10, Điều 4, Luật doanh nghiệp năm 2020, doanh

nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăngký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp bao gồm các loại hình sau: Công ty TNHH một thành viên, Công tyTNHH hai thành viên trở lên, doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổphần, Công ty hợp danh

Trang 20

1.1.3 Chức năng của doanh nghiệp

Mục đích cơ bản của doanh nghiệp là tồn tại và phát triển, trong đó có 3 mục chínhnhư sau:

Mục đích kinh tế: Hoạt động để tạo ra lợi nhuận.

Mục đích xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, cung cấp của cải

vật chất, hàng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mục đích cá thể: Thỏa mãn các nhu cầu cụ thể, đang dạng của những cá nhân

tham gia vào doanh nghiệp.Đối với doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận thì yếu tố cần thiết nhất làvốn Có nhiều kênh để doanh nghiệp huy động vốn, tuy nhiên tại Việt Nam thì kênh huyđộng vốn đơn giản, cơ bản nhất và phổ biến nhất là thông qua tín dụng ngân hàng

1.1.4 Thực trạng về doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp:

Bảng 1.1: Số lượng doanh nghiệp tại TP HCM phân theo loại hình kinh

Công ty 100% vốn 4.042 1,8% 5.946 2,8% 5.999 2,8%nước ngoài

Công ty liên doanh 1.158 0,5% 1.347 0,5% 1.185 0,6%

Tổng cộng218.588100%216.293100%213.726100%

Nguồn số liệu: Cục thống kê TP HCM (2022)

Trang 21

Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế:

Bảng 1.2: Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại TP HCM phân theo

ngành kinh tế giai đoạn 2019-2021Loại hình doanh nghiệpNăm 2019Năm 2020Năm 2021

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 621 665 593

Công nghiệp chế biến, chế tạo 34.683 30.183 29.003Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 179 386 723nóng, hơi nước và điều hoà không khí

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý 726 684 766rác thải, nước thải

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, 84.331 85.541 83.871xe máy và xe có động cơ khác

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo 1.394 1.418 1.450hiểm

Hoạt động kinh doanh bất động sản 9.360 8.699 7.425Hoạt động chuyên môn, khoa học và 20.897 21.382 21.916công nghệ

Hoạt động hành chính và dịch vụ 8.501 9.026 8.677hỗ trợ

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1.030 1.117 1.117Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1.227 1.267 1.186

Nguồn số liệu: Cục thống kê TP HCM (2022)

Trang 22

Theo thống kê của Cục thống kê TP HCM năm 2022, cuối năm 2021 số lượngdoanh nghiệp trên địa bàn thành phố có xu hướng giảm ở hầu hết các loại hình kinh tế, chỉngoại trừ doanh nghiệp FDI có 100% vốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên quy mô số lượngdoanh nghiệp của TP HCM vẫn thuộc tốp đầu cả nước cho thấy độ lớn của thị trường màcác NHTM có thể khai thác TP HCM hiện là đầu tàu cả nước về thu ngân sách, đầu tàuvề sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa Cũng theo thống kê của Cục thống kê TP HCMnăm 2022, công nghiệp chế biến chế tạo và thương mại là 2 ngành có số lượng doanhnghiệp tham gia đông nhất, phù hợp với đặc thù công nghiệp hóa của thành phố.

1.2 Tổng quan về tín dụng ngân hàng1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế được hình thành, tồn tại và phát triển song songvới sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Tín dụng có nguồn gốc xuất phát từ tiếngLatinh: Credittum – tức là tin tưởng, tín nhiệm Theo cách hiểu dân gian Việt Nam thì tíndụng được hiểu là quan hệ vay mượn

Một cách tổng thể, tín dụng là hình thức vay mượn giữa bên vay và bên cho vay.Trong đó, người cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa, vật chất chongười đi vay Sau thời hạn quy định, người đi vay thực hiện theo cam kết hoàn trả đủ

khoản tiền đã vay đúng hạn hoặc kèm theo tiền lãi Theo Khoản 4, Điều 4 Luật các tổ

chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 18/01/2024, cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ

chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiềntheo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, baothanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tín dụng diễn ra phong phú và đa dạng, tồn tại 3hình thức tín dụng là: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và tín dụng Nhà nước

 Tín dụng thương mại là hình thức mua bán chịu hàng hóa giữa người mua vàngười bán Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất – kinh doanh đượcthực hiện dưới hình thức mua bán, bán chịu hàng hóa Cơ sở xác định quan hệ

Trang 23

bán chịu các giấy nợ, xác định quyền của người bán và nghĩa vụ nợ của người mua khi đến hạn.

 Tín dụng Nhà nước là tín dụng do Nhà nước thực hiện với tư cách là người đivay Mục đích thực hiện tín dụng Nhà nước của Nhà nước là huy động vốn đểbù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước hoặc mở rộng quy mô đầu tư của Nhànước Công cụ Nhà nước dùng để vay nợ là tín phiếu hoặc trái phiếu có quyđịnh thời hạn trả nợ và lãi suất hằng năm

 Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng vớicác chủ thể kinh tế khác (cá nhân, pháp nhân, hộ kinh doanh, định chế tàichính,…) Trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là ngườicho vay Ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi của các chủ thể kinh tế thông quanhiều hình thức huy động vốn khác nhau, đồng thời sử dụng nguồn vốn huyđộng đó để cho vay cá nhân, pháp nhân có nhu cầu sử dụng vốn cho nhiều mụcđích khác nhau thông qua các sản phẩm cho vay khác nhau Tín dụng ngânhàng chủ yếu thực hiện thông qua 2 hình thức tiền tệ là tiền mặt và bút tệ

1.2.2 Khái niệm tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của doanh nghiệp đối với nền kinh tế nói chung vàhoạt động của NHTM nói riêng, các ngân hàng luôn coi KHDN là đối tượng khách hàngtrọng yếu, mang tính chiến lược Các ngân hàng từ lớn đến nhỏ đều thúc đẩy các biệnpháp tiếp cận KHDN để tăng trưởng tín dụng và chào bán các sản phẩm dịch vụ

Tín dụng doanh nghiệp là hình thức ngân hàng cấp tín dụng, thông qua các nghiệpvụ như cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán, cho thuê tài chính, tài trợ thươngmại và các nghiệp vụ khác đối với KHDN để thỏa mãn nhu cầu tín dụng cần thiết đối vớinhóm khách hàng này, đồng thời tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng Trong các hình thứctín dụng thì cho vay là sản phẩm tín dụng cơ bản nhất Đối với KHDN, khi ngân hàng chovay được thì sẽ bán chéo thêm được nhiều sản phẩm dịch vụ khác giúp ngân hàng kiểmsoát được dòng tiền, khai thác thêm nhiều lợi ích và hạn chế rủi ro

Trang 24

1.2.3 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng có một số đặc điểm nổi bật so với các hình thức tín dụng khác, cụ thể như sau:

 Tín dụng ngân hàng cho vay bằng tiền, thông qua công cụ tiền mặt hoặc bút tệ,phổ biến, linh hoạt và đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng trong nền kinh tế; Vốn cho vay được huy động từ nhiều thành phần trong nền kinh tế;

 Có phạm vi lớn, có thể cho nhiều đối tượng vay

t: Tiền lãi cho vay (lợi tức)

Sự vận động của vốn vay trải qua quá trình gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Phân phối vốn tín dụng Vốn vay được chuyển giao từ ngân hàng

sang cho chủ thể đi vay thông qua hoạt động giải ngân Việc chuyển giao vốnvay có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp từ ngân hàng sang cho bêncung cấp hàng hóa, dịch vụ, thông qua hoạt động giải ngân

Giai đoạn 2: Sử dụng vốn tín dụng Sau khi được ngân hàng giải ngân, chủ thể

đi vay sử dụng vốn vay theo mục đích đã thỏa thuận với ngân hàng vào quátrình sản xuất, kinh doanh, đầu tư của mình nhằm tạo ra lợi nhuận

Giai đoạn 3: Hoàn trả vốn tín dụng Là giai đoạn kết thúc 1 vòng tuần hoàn

của vốn tín dụng, chủ thể đi vay có nghĩa vụ hoàn trả lại từng phần hoặc toànbộ vốn tín dụng theo lịch trả nợ đã thỏa thuận với ngân hàng, đồng thời phảitrả thêm phần tiền lãi phát sinh được gọi là lợi tức

1.2.5 Phân loại tín dụng ngân hàng

 Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng, có thể phân loại thành 3 hình thức cấp tín dụng:

Trang 25

+ Tín dụng ngắn hạn: Là hình thức cấp tín dụng có chu kỳ vận động vốn vay

dưới 12 tháng, thường được áp dụng đối với các hình thức cho vay bổ sungvốn lưu động của các doanh nghiệp hoặc cho vay phục vụ các mục đích sảnxuất kinh doanh ngắn hạn, phục vụ mục đích tiêu dùng của người dân

12 tháng đến 60 tháng, thường tài trợ cho các mục đích mua sắm tài sản cố

định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng, thực hiện các dự án đầu tư có thời gian thu hồi vốn nhanh

+ Tín dụng dài hạn: Là hình thức cấp tín dụng có chu kỳ vận động vốn vay

trên 60 tháng, tài trợ cho các nhu cầu vốn đầu tư dự án, mở rộng sản xuấtkinh doanh có quy mô lớn, vay tiêu dùng giá trị lớn của các cá nhân

 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, có thể chia thành 2 hình thức cấp tín dụng:

nghiệp hoặc các chủ thể kinh doanh để phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa

+ Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức cấp tín dụng cho các chủ thể để phục cho

mục đích mua sắm, tiêu dùng. Căn cứ vào tính chất bảo đảm của khoản tín dụng, có thể chia làm 3 hình thức

cấp tín dụng:

+ Tín dụng có bảo đảm: Là loại hình tín dụng mà các khoản cấp tín dụng đều

có tài sản thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ hoàn trả của bên vay đối vớingân hàng

+ Tín dụng không có bảo đảm: Là loại hình tín dụng mà các khoản cấp tín

dụng không có hoặc có ít tài sản thế chấp

+ Tín dụng có bảo đảm một phần: Là loại hình tín dụng mà các khoản cấp tín

dụng có một phần không được bảo đảm bằng tài sản thế chấp

1.2.6 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch tài sản, tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả và có một số đặc trưng như sau:

Trang 26

Tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng đa dạng, có thể dưới dạng tiền mặt, chứng từ, tài sản thực hoặc chữ ký

Về hình thái giá trị tín dụng, trong các loại hình tín dụng khác, tài sản giao dịchthường là tiền tệ hoặc hàng hóa Tuy nhiên trong hoạt động ngân hàng thì tài sản giaodịch có thể ở nhiều hình thái khác nhau như tiền (tiền mặt hoặc bút tệ), tài sản thực (độngsản, bất động sản, quyền tài sản), chứng từ (hối phiếu, chứng từ xuất nhập khẩu,…) hoặcchữ ký Hiện nay ngân hàng giải ngân các khoản cấp tín dụng chủ yếu thông qua hìnhthức ghi sổ trên tài khoản (bút tệ) Đây là hình thức mang tính đặc trưng của tín dụngngân hàng so với các hình thức tín dụng khác

Cấp tín dụng bằng tài sản thực là một hình thức cấp tín dụng đang có xu hướngphổ biến Đối với các tổ chức tín dụng, cấp tín dụng bằng tài sản thực là việc cho kháchhàng thuê tài sản thông qua hình thức cho thuê tài chính, hoặc các đơn vị bán lẻ bán hàngtrả góp cho khách hàng

Các dịch vụ ngân hàng phát triển ngày càng nhiều cũng làm xuất hiện thêm cáchình thức tín dụng mới, một trong số đó là tín dụng chứng từ Thông qua các sản phẩmTTTM như L/C, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng,… Đối với các loại hình cấp tín dụngnày, ngân hàng không trực tiếp giao tiền hoặc tài sản thực cho khách hàng, nhưng sự camkết của ngân hàng bảo đảm cho khả năng thanh toán, khả năng thực hiện nghĩa vụ củakhách hàng đối với các đối tác của họ

thể loại trừ hoàn toàn

Tín dụng ngân hàng được vận hành trên cơ sở lòng tin Rủi ro tín dụng trong hoạtđộng ngân hàng xảy ra khi khách hàng của họ suy giảm khả năng trả nợ, không hoàn thànhcác nghĩa vụ tài chính hoặc không thiện chí trả nợ Khả năng trả nợ có ảnh hưởng đến nghĩavụ nợ của khách hàng đối với ngân hàng, tuy nhiên việc khách hàng trả nợ hay không phụthuộc vào thiện chí của họ, và mức độ thiện chí này được đo lường trên cơ sở lòng tin Ngânhàng không thể đo lường hết mức độ thiện chí này, do đó rủi ro tín dụng là luôn hiện hữu.Ngoài ra trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay có rất nhiều yếu tố tác động đến hoạtđộng kinh doanh, nhiều biến cố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng cũng

Trang 27

như khách hàng, làm cho khả năng trả nợ bị thay đổi so với phương án đã thẩm định Do đó,các ngân hàng chỉ có thể kiểm soát, giảm thiểu rủi ro chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn.

Bản chất của tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng là hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi

Ngân hàng là đơn vị kinh doanh vốn dựa trên sự chênh lệch lãi suất huy động đầuvào và lãi suất cho vay Ngân hàng huy động tiền gửi của các cá nhân, tổ chức sau đó chovay thông qua các hình thức cấp tín dụng Do đó việc thu hồi vốn cho vay là yếu tố sốngcòn để đảm bảo ngân hàng có khả năng thanh khoản cũng như khả năng hoạt động

Để đảm bảo vốn vay được hoàn trả đầy đủ, ngân hàng luôn xác định thời hạn đối vớicác khoản vay đồng thời xây dựng lịch trả nợ hợp lý dựa trên thực trạng hoạt động kinhdoanh, dòng tiền của khách hàng Thời gian cho vay thường được xác định từ khi khách hàngphải thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho đến khi kháchhàng có dòng tiền thu được từ phương án sản xuất kinh doanh đó (đối với cho vay ngắn hạn)hoặc tùy theo năng lực trả nợ của khách hàng (đối với cho vay tiêu dùng)

Mục đích sử dụng vốn là điều kiện tiên quyết đối với khoản cấp tín dụng của ngân hàng

Tín dụng ngân hàng được sử dụng với nhiều mục đích, tuy nhiên với bất kỳ mụcđích gì thì khách hàng đều cần phải xác định trước và có phương án sử dụng vốn vay khảthi Ngân hàng không thể cấp tín dụng đối với các phương án vay sử dụng vốn vay khôngkhả thi và không có mục đích cụ thể

1.2.7 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng cung ứng vốn để phát triển sản xuất kinh doanh

Việc cấp tín dụng của ngân hàng đóng vai trò chuyển giao nguồn vốn từ chủ thể thừavốn sang chủ thể thiếu vốn, nói cách khác là mang tiền nhàn rỗi của người này cho ngườikhác vay, giúp điều hòa nguồn vốn cho nền kinh tế Việc khai thác lợi ích từ hoạt động chokhách hàng vay vốn giúp ngân hàng bổ sung vào nguồn vốn cho vay hằng năm Hầu hết cácdoanh nghiệp khi mở rộng sản xuất kinh doanh, bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu cũng cần tậndụng các nguồn vốn khác để gia tăng năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh Tín dụngngân hàng là công cụ để phục vụ các nhu cầu về vốn của doanh nghiệp và các chủ thể

Trang 28

kinh tế khác Các doanh nghiệp, cá nhân được tiếp cận vốn vay từ ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư tài sản, đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.

Tín dụng ngân hàng góp phần thực thi chính sách tiền tệ

Nền kinh tế luôn luôn cần tiền để giao dịch mua bán và lưu thông hàng hóa Giá trịtiền cung ứng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hàng hóa giao dịch Thông qua hình thức cấptín dụng, các ngân hàng có thể điều tiết lượng tiền cung ứng ra nền kinh tế để đảm bảovừa đủ giúp ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng, phòng ngừa lạm phát

Tín dụng ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng hoạt động ngoại thương, thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay có độ mở tương đối cao, các hoạt động xuất nhậpkhẩu hàng hóa diễn ra sôi động Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt độngTTQT, TTTM, phát triển các mối quan hệ đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế Thôngqua việc cấp tín dụng TTTM như thư tín dụng, bảo lãnh, nhờ thu chứng từ, tín dụng ngânhàng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo thuận lợi cho hoạt động xuấtnhập khẩu, góp phần tạo sự cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu quốc gia

Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và trật tự xã hội

Tín dụng ngân hàng không chủ đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các tầng lớp dân cư khác trong xã hội.Các ngân hàng cho cá nhân vay để buôn bán kinh doanh, mua nhà ở và tiêu dùng khác.Ngân hàng chính sách xã hội còn tạo điều kiện cho nông dân, hộ gia đình, đối tượng thuộcchính sách được vay vốn để học tập, làm ăn giúp xóa đói giảm nghèo, ưu đãi đối vớingười dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, … nhằm cải thiện đời sống, nâng cao trình độvà giảm tỉ lệ thất nghiệp

1.3 Tổng quan về tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp1.3.1 Khái niệm tăng trưởng tín dụng

Theo Stephen G Cecchetti và Kermit L Schoenholtz (2019), tăng trưởng tín dụnglà sự gia tăng tổng lượng tín dụng (các khoản vay và tín dụng khác) mà các ngân hàng và

Trang 29

tổ chức tài chính cung cấp cho cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác trong nền kinhtế Còn theo Frederic S Mishkin (2013) thì tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng tổng lượngtín dụng được các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, cung cấp chocác doanh nghiệp, hộ gia đình, và chính phủ trong nền kinh tế Hiện nay tuy thu nhập củaNHTM đến từ nhiều dịch vụ khác nhau nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm phần lớnvà đóng vai trò quan trọng, do đó hầu hết các ngân hàng đều đưa ra chỉ tiêu tăng trưởngđối với dịch vụ này Tăng trưởng tín dụng chính là việc các NHTM sử dụng các chínhsách nhằm tăng nguồn vốn huy động từ cá nhân, tổ chức, từ đó đẩy mạnh hoạt động chovay đối với nhiều đối tượng trong xã hội nhằm thu lợi nhuận từ việc chênh lệch lãi suất vàthu phí từ các hoạt động liên quan đến tín dụng Tăng trưởng tín dụng là yếu tố mang tínhtất yếu trong hoạt động ngân hàng, mang lại lợi nhuận cho các NHTM nhưng đồng thờicũng mang đến rủi ro cho ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng: Là chỉ số thể hiện mức độ tăng về dư nợ cấptín dụng của các NHTM Dư nợ tín dụng được xem là tăng trưởng nếu số dư cho vay kỳsau cao hơn so với kỳ trước liền kề và ngược lại Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đượctính bằng công thức sau:

Số dư nợ tín dụng kỳ sau – Số dư nợ tínTốc độ tăng trưởng dư nợ=dụng cuối kỳ trước

tín dụngSố dư nợ tín dụng cuối kỳ trước

Hiện nay tuy số lượng NHTM gia nhập thị trường ngày càng nhiều, tuy nhiên cũngnhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng bởi nhiều nguyên nhânkhác nhau Những nguyên nhân phổ biến là không có tài sản bảo đảm đáp ứng yêu cầu củaNHTM, không đủ điều kiện để vay tín chấp, không có phương án kinh doanh khả thi

1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng

Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng

Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng được tính bằng công thức sau:

Trang 30

Tỉ lệ tăng trưởngtín dụng năm T-1

Giá trị dư nợ tín dụng năm T-1

Nếu tỉ lệ này lớn hơn 0 có nghĩa là NHTM có sự tăng trưởng tín dụng, nếu tỉ lệ nhỏhơn 0 thì NHTM không có sự tăng trưởng tín dụng (tăng trưởng âm) Giá trị của tỉ lệ nàycòn phản ánh mức độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của NHTM

Cơ cấu cấp tín dụng

Cơ cấu cấp tín dụng phản ánh tỉ lệ cấp tín dụng của NHTM đối với từng đối tượng.Hiện nay đối tượng cấp tín dụng được các NHTM đa dạng hóa, bao gồm phân theo ngànhkinh tế, thành phần kinh tế, kỳ hạn, chủ thể vay vốn,…Tại mỗi đối tượng đều áp dụng tỉ lệtăng trưởng tín dụng để so sánh, điều tiết, đánh giá nhằm tăng trưởng tín dụng đúng địnhhướng, an toàn, bền vững và hiệu quả Cơ cấu cấp tín dụng theo đối tượng được tính bằngcông thức:

Tỉ lệ cấp tín dụngGiá trị dư nợ tín dụng theo đối tượng

theo đối tượngTổng dư nợ tín dụng

Cơ cấu cấp tín dụng theo đối tượng giúp các NHTM đánh giá được mức độ tậptrung tín dụng vào ngành, nghề, lĩnh vực, đảm bảo sự an toàn theo định hướng tín dụng.Việc tính toán cơ cấu này còn giúp NHTM cho vay theo chiến lược phát triển của ngânhàng hoặc theo điều tiết của NHNN

Quy mô cấp tín dụng

Hằng năm các NHTM đều đặt chỉ tiêu quy mô tín dụng, giá trị quy mô cho thấytrong năm NHTM đang mở rộng hay thu hẹp tín dụng Hiện nay tín dụng ngân hàng lànguồn cung ứng vốn lớn nhất cho nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu về vốn cho nhiều thànhphần trong nền kinh tế, tín dụng ngân hàng còn giữ vị trí rất quan trọng trong tất cả cáclĩnh vực sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa

1.3.3 Khái niệm tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp

Tăng trưởng tín dụng KHDN là sự gia tăng số dư tín dụng được cấp cho các doanhnghiệp từ NHTM trong một khoảng thời gian nhất định Điều này bao gồm việc cấp các

Trang 31

khoản vay để doanh nghiệp sử dụng cho mục đích như mở rộng kinh doanh, đầu tư vào tàisản cố định, bổ sung vốn lưu động, tài trợ ngoại thương hoặc thực hiện các dự án đầu tư.

Tăng trưởng tín dụng đối với KHDN thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp vàcác hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian cụ thể, tăng trưởng tín dụng KHDNdương được đánh giá là tích cực, phản ánh sự đi lên của nền kinh tế

1.3.4 Các phương thức tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp

Theo Frederic S Mishkin (2013), các phương thức cấp tín dụng đối với KHDN bao

gồm:

Cho vay ngắn hạn: Là việc NHTM cấp tín dụng cho doanh nghiệp với thời hạn

ngắn dưới 12 tháng, nhằm mục đích bổ sung vốn cho các hoạt động sản xuất,kinh doanh có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh Cho vay ngắn hạnhiện nay phổ biến dưới 2 hình thức:

+ Cho vay theo hạn mức: NHTM cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụngvới một thời hạn duy trì hạn mức nhất định (thông thường không quá 15tháng) Trong thời gian duy trì hạn mức đó, khách hàng có thể rút vốn bấtkỳ thời điểm nào, không giới hạn số lần rút vốn miễn là sử dụng đúng mụcđích và tổng dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng được cấp Phươngthức này thường được các doanh nghiệp ưu chuộng để tài trợ vốn lưu động.+ Cho vay từng lần: Mỗi lần rút vốn doanh nghiệp cần có phương án kinh

doanh, phương án sử dụng vốn và mỗi khoản giải ngân vốn vay cần đượcký một hợp đồng tín dụng, trong đó xác định cụ thể số tiền vay, thời hạnvay và các điều kiện khác của khoản vay

Cho vay trung dài hạn: Thường áp dụng đối với các khoản vay có thời hạn từ

12 tháng đến 60 tháng, phục vụ mục đích đầu tư mua sắm tài sản cố định hoặc đầu tư dự án

lãnh về việc sẽ đứng ra thực hiện thay nghĩa vụ tài chính (hoặc các nghĩa vụ khácđược quy đổi thành tiền) cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp không thực hiệnhoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của họ đối với bên nhận bảo lãnh Các

Trang 32

loại bảo lãnh phổ biến gồm: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành, bảolãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. Chiết khấu chứng từ có giá: Là hình thức tín dụng chứng từ, trong đó NHTM

nhận chuyển nhượng các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán và giao chodoanh nghiệp một khoản tiền tương đương mệnh giá trừ đi các khoản lãi, phí.Một số loại chứng từ phổ biến như: trái phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu, chứngtừ xuất nhập khẩu

Bao thanh toán: Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, bao

thanh toán là hình thức cấp tín dụng thông qua việc mua lại khoản phải thu củabên bán hoặc ứng trước tiền thanh toán thay cho bên mua theo hợp đồng mua,bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên mua và bên bán

Cho thuê tài chính: Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP, cho thuê

tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng chothuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính, trong đó bêncho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bênthuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trongsuốt thời hạn cho thuê Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính vàthanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuêtài chính

Thư tín dụng: Thư tín dụng là thư do ngân hàng phát hành, theo đề nghị của

doanh nghiệp nhập khẩu, cam kết với người bán về một khoản tiền thanh toánnhất định, trong một khoảng thời gian nhất định nếu bên bán xuất trình đượcbộ chứng từ hợp lệ theo đúng quy định trong thư tín dụng

Các hình thức tài trợ ngoại thương khác.

1.3.5 Các tiêu chí đo lường tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp

 Tỉ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:ỉ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:ỉ ng trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:ỉ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:nỉ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:n trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:ỉ ng trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:oanh trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:nghiệp trong tổng dư nợ:ỉ p trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:ong trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:tỉ ng trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:ỉ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:nỉ :

Trang 33

tín dụng=x 100%doanh nghiệpTổng dư nợ tín dụng

Tỉ trọng này được sử dụng để đánh giá quy mô cấp tín dụng cho KHDN trong tổngquy mô cấp tín dụng của ngân hàng Việc theo dõi tỉ trọng này cung cấp thông tin về sựphát triển cũng như tình hình hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉ trọng dư nợ tíndụng doanh nghiệp cao cho thấy nhu cầu vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng tại NHTM lớn, thể hiện mức độ cạnh tranhtrong nền kinh tế

Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng KHDN:

Tỉ lệ tăngGiá trị dư nợ tín dụng KHDN năm T - Giá trị

dư nợ tín dụng KHDN năm T-1

dụng KHDNGiá trị dư nợ tín dụng KHDN năm T-1

Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng KHDN phản ánh mức độ tăng dư nợ cho vay đối vớiphân khúc KHDN của các NHTM Nếu dư nợ kỳ sau cao hơn kỳ trước thì tỉ lệ này dương,NHTM giải quyết được nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, phù hợp với xu hướng tăngtrưởng kinh tế và ngược lại

Cơ cấu cấp tín dụng KHDN theo sản phẩm:

Cơ cấu tínTổng giá trị cấp tín dụng cho KHDN theo sản

Tỉ lệ cấp tín dụng KHDN so với nguồn vốn huy động:

Trang 34

Tỉ lệ này được sử dụng, đo lường ở nhiều nước trên thế giới, được tính bằng tỉ lệcấp tín dụng KHDN so với tổng lượng tiền gửi tại NHTM Các cấp quản lý thường xácđịnh tỉ trọng cấp tín dụng tối đa đối với KHDN dựa trên lượng tiền gửi của khách hàng tạingân hàng, đảm bảo khả năng thanh khoản chung của cả hệ thống.

Tỉ lệ nợ xấu tín dụng KHDN trên tổng dư nợ:

Tỉ lệ nợ xấu, nợ có vấn đề phản ánh chất lượng tín dụng của mỗi NHTM qua từngthời kỳ Tỉ lệ nợ xấu KHDN phản ánh chất lượng cấp tín dụng đối với KHDN, tỉ lệ nàycàng thấp cho thấy chất lượng tín dụng của KHDN càng tốt, khả năng thu hồi nợ cho vayđối với đối tượng khách hàng này là cao Ngoài ra chất lượng tín dụng KHDN tốt còn thểhiện doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, khả năng trả nợ vay được đảm bảo Ngược lại,tỉ lệ nợ xấu KHDN cao cho thấy chất lượng tín dụng không tốt, khả năng thu hồi vốn chovay bị ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh của khách hàng không hiệu quả và không đảmbảo khả năng trả nợ Mỗi ngân hàng khi tăng trưởng hoạt động cho vay đều phải hướngđến chất lượng tín dụng, đảm bảo tăng trưởng trong điều kiện kiểm soát tốt chất lượng nợ.Tỉ lệ nợ xấu KHDN thường được đo lường bằng phần trăm trên tổng dư nợ KHDN

Tỉ lệ nợ xấuTổng giá trị nợ xấu KHDN

KHDN

Tổng giá trị cấp tín dụng cho KHDN

Tỉ lệ tăng trưởng mức độ hài lòng khách hàng doanh nghiệp

Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng là một yếu tố quan trọng để ngân hàng cóthể hiểu rõ hơn về trải nghiệm khách hàng và cải thiện chất lượng dịch vụ Đối với KHDN,Vietcombank Phú Nhuận đo lường mức độ hài lòng thông qua các cuộc khảo sát định kỳ,mức độ sẵn sàng sử dụng sản phẩm dịch vụ, chỉ số trải nghiệm khách hàng, tỉ lệ giữ chânkhách hàng, thời gian xử lý giao dịch,…Hằng năm Trụ sở chính Vietcombank đều thiết kếcác bảng câu hỏi khảo sát gửi trực tiếp đến KHDN, trên cơ sở các phản hồi để đánh giá mứcđộ hài lòng, cải tiến sản phẩm dịch vụ cũng như cách thức phục vụ khách hàng

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp

Có nhiều yếu tố tác động đến việc cấp tín dụng và tăng trưởng về quy mô tín dụng đốivới doanh nghiệp của các NHTM Các yếu tố này có thể xuất phát do nguyên nhân chủ

Trang 35

quan từ NHTM, từ doanh nghiệp hoặc xuất phát do môi trường vĩ mô Do đó có thể chia thành 2 nhóm là yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.

1.4.1 Yếu tố chủ quan

Nguồn vốn cho vay

Để phát triển hoạt động cho vay thì NHTM cần huy động được nguồn tiền Để tiếnhành được việc cho vay thì ngân hàng cần phải có vốn Vốn quyết định đến quy mô tíndụng và các hoạt động khác của ngân hàng Các ngân hàng có vốn lớn thường có hoạtđộng kinh doanh đa dạng hơn, nhiều sản phẩm dịch vụ hơn so với các ngân hàng cónguồn vốn hạn hẹp Vốn đảm bảo khả năng thanh toán và uy tín của ngân hàng trên thịtrường, khả năng thanh khoản của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn dựphòng, đặc biệt trong bối cảnh mạng xã hội tác động nhiều đến tâm lý của cả người gửitiền lẫn người vay tiền Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, ngân hàngnào có nguồn vốn cao sẽ dễ dàng trong việc thực hiện các dự án, xây dựng chính sách,cạnh tranh, mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường quan hệ đối tác và thu hút thêm nhiềukhách hàng mới, giữ chân các khách hàng hiện hữu Do đó có thể khẳng định vốn đóngvai trò cốt lõi trong trong việc tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng

Nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng cho vay là từ vốn tự có và vốn huy động, trongđó phần vốn huy động thường chiếm tỷ trọng cao Vốn tự có chính là phần vốn điều lệcủa các cổ đông, chủ sở hữu tại từng thời điểm, vốn hình thành từ lợi nhuận hoạt độngkinh doanh được giữ lại, vốn khác từ nhiều nguồn Vốn huy động từ các thành phần kháctrong nền kinh tế đóng vai trò quan trọng và chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu vốn của ngânhàng Ngân hàng thường huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó bao gồm tiềngửi của các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đoàn thể, trái phiếu, vay của các tổchức tài chính khác, vay Chính phủ và các khoản vay trong và ngoài nước khác

Chính sách tín dụng

Chính sách cho vay có sự khác nhau đối với mỗi ngân hàng, bao gồm các yếu tố vềhạn mức cho vay, định hướng về ngành nghề cho vay (quyết định về việc mở rộng hay thuhẹp đối với mỗi ngành), mục đích cho vay, thẩm quyền phê duyệt khoản vay, chính sách vềtài sản bảo đảm, thời hạn vay, lãi suất cho vay và các loại phí, phương thức giải ngân

Trang 36

vốn vay và xử lý khoản tín dụng có vấn đề,… Các chính sách này phụ thuộc vào năng lựcnội tại và khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng Nếu ngân hàng có lợi thế về nhiều mặt,chính sách tín dụng phù hợp, linh hoạt thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng, có lợi nhuậncao, tăng trưởng tín dụng tốt hơn và ngược lại Hiện nay phần lớn các ngân hàng đều xâydựng chính sách tín dụng dựa trên khẩu vị rủi ro và các yếu tố tổng hòa lợi ích thu đượctừ khách hàng, tương ứng với mỗi khách hàng sẽ có một điểm tín dụng nhất định, cácngân hàng sẽ căn cứ vào đó để áp dụng chính sách tín dụng phù hợp Ngoài ra chính sáchtín dụng của các ngân hàng cũng thường xuyên thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn,từng thời kỳ của nền kinh tế, tùy vào định hướng của Chính phủ và NHNN.

Quy trình cấp tín dụng

Tùy từng đặc tính quản lý và cách thức vận hành, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế vàxây dựng một quy trình tín dụng riêng Quy trình có thể khác nhau ở cách thức thực hiệnnhưng các bước chung như sau:

+ Tiếp nhận hồ sơ và nhu cầu cấp tín dụng: Khi có nhu cầu được cấp tín

dụng, khách hàng sẽ liên hệ với ngân hàng hoặc nhân viên ngân hàng tìmkiếm nhu cầu tín dụng của khách hàng, thu thập hồ sơ Các hồ sơ phục vụđánh giá thẩm định tín dụng đối với daonh nghiệp bao gồm: đề nghị vayvốn, hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ phương án kinh doanh hoặc đầutư, hồ sơ tài sản bảo đảm

xem xét hồ sơ, đánh giá tổng thể tư cách khách hàng, tình hình thu nhập cũngnhư rủi ro của khoản cấp tín dụng để trình cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt

khách hàng, là bước quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt

động cũng như việc tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Dựa trên kết quảthẩm định và dữ liệu do chuyên viên thẩm định tín dụng chuyển lên, cấpthẩm quyền thực hiện ra quyết định tín dụng dựa trên thực tế khách hàng,đáp ứng quy trình, quy định cấp tín dụng của ngân hàng và hạn chế được tốiđa rủi ro gặp phải

Trang 37

+ Giải ngân vốn vay: Là khâu tiếp theo sau khi có quyết định tín dụng Việc

giải ngân được thực hiện sau khi ký hợp đồng tín dụng với khách hàng, thựchiện chuyển vốn vay cho khách hàng hoặc đối tác để chi trả tiền mua hànghóa dịch vụ

+ Quản lý sau cho vay: Sau khi vốn vay được giải ngân, ngân hàng thực hiện

việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo đúng mục đích,đúng phương án đã thẩm định, đánh giá khả năng thu hồi nợ từ nguồn thuđược hình thành dựa trên vốn vay Ngoài ra việc giám sát còn bao gồm địnhgiá lại tài sản bảo đảm, đảm bảo khả năng thu hồi vốn vay từ phương án củakhách hàng hoặc từ tài sản bảo đảm (trong trường hợp phải xử lý tài sản)

thuận với khách hàng thông qua các hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ

Tùy năng lực trả nợ của khách hàng cũng như nguồn thu từ phương án vayvốn, ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận hình thức thu nợ gốc và lãiphù hợp

Thông tin và chất lượng tín dụng của khách hàng

Thông tin là yếu tố tất yếu và quan trọng trong kinh doanh nói chung và trong hoạtđộng ngân hàng nói riêng Trong quy trình cấp tín dụng kể trên, ngân hàng đánh giákhách hàng dựa trên các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn: về lịch sử và số dư nợ tạicác TCTD ngân hàng có thể tra cứu CIC, về sản phẩm dịch vụ và uy tín của doanh nghiệpcó thể tra cứu trên website hoặc tổ chức xếp hạng tín nhiệm, về năng lực tài chính có thểđánh giá dựa trên báo cáo tài chính,…

Để hoạt động cho vay đạt hiệu quả và hạn chế những rủi ro chủ quan, ngân hàng cầnđánh giá thông tin cả bên trong (gồm vốn, năng lực hoạt động, chất lượng nhân sự, chiến lượckinh doanh, tầm nhìn, cách thức quản trị,…) và bên ngoài (gồm khách hàng, biến động kinhtế, dân số, chính trị, văn hóa xã hội, thay đổi luật pháp, công nghệ, yếu tố tự nhiên,…) Nếungân hàng nắm bắt và đánh giá thông tin kịp thời có thể đưa ra chiến lược phù hợp, chủ độngtrong công tác quản trị hoạt động kinh cấp tín dụng, hạn chế rủi ro và đưa ngân hàng pháttriển đúng định hướng, hiệu quả Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam cho thấy thông

Trang 38

tin khách hàng, kinh tế vĩ mô còn phản ánh chậm, chưa minh bạch, chưa chính xác dẫn đến việc ra quyết định tín dụng của ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro.

Chất lượng nhân sự

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nóichung và hoạt động tín dụng nói riêng Thực tế chứng minh các ngân hàng hàng đầu của mỗiquốc gia đều có đội ngũ nhân sự giỏi, giàu kinh nghiệm, năng động, sáng tạo và ứng phó tốtvới những biến động của thị trường Một số ngân hàng có quy mô nhỏ nhưng nhờ đội ngũlãnh đạo giỏi, chính sách nhân sự tốt có thể kinh doanh hiệu quả vượt trội Ngược lại có mộtsố ngân hàng quy mô lớn, năng lực tốt nhưng bộ máy cồng kềnh, không nhạy bén, khôngnhanh nhạy thay đổi để điều chỉnh hoạt động kinh doanh, bố trí nhân sự không đúng năng lựcvà yêu cầu công việc dẫn đến lãng phí nguồn lực, hiệu quả hoạt động không cao Nhân viênngân hàng quyết định đến việc phát triển khách hàng của mỗi ngân hàng

1.4.2 Yếu tố khách quan

Các tác động từ môi trường kinh tế

Môi trường kinh doanh bao gồm các yếu tố như: cơ chế chính sách của Nhà nước,lãi suất, tỷ giá, lạm phát, thu nhập, chỉ số tiêu dùng, tăng trưởng GDP,… Các yếu tố nàycó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như cácngân hàng thương mại Mặt khác nhu cầu tín dụng luôn gắn liền với sự tăng trưởng kinhtế, khi kinh tế tăng trưởng tốt thì nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, đầu tư tăng cao thúc đẩy tíndụng tăng, khi nền kinh tế gặp khủng hoảng hoặc suy thoái thì cầu tín dụng yếu và chấtlượng tín dụng cũng suy giảm, lợi nhuận của ngân hàng cũng giảm

Tín dụng doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng nhiều của tình hình kinh tế thế giới,khi các hoạt động ngoại thương gặp bất lợi sẽ khiến hoạt động xuất nhập khẩu giảm sút,quy mô và chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp từ đó giảm theo

Cơ chế chính sách của Nhà nước và Chính phủ

Hoạt động của các NHTM luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN và Chính phủ,hoạt động cho vay của NHTM chịu tác động trực tiếp của các chính sách tiền tệ như lãi suất,tỉ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở Ngoài ra các NHTM cũng bắt buộc phải thựcthi các chính sách hỗ trợ lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ các quỹ,

Trang 39

phong trào an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo,… Hoạt động tín dụng doanh nghiệp cũngphải tuân theo định hướng về ngành nghề, cơ cấu, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương củaChính phủ Ví dụ một số chương trình cho vay như: Cho vay theo nghị định 67/2014/NĐ-CP1 của Chính phủ về chính sách phát triển thủy sản, Chương trình cho vay hỗ trợ đất ở,nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị theo Nghịđịnh số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/04/2022, Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trườngnông thôn,… Các chương trình này bắt buộc NHTM phải tham gia và chia sẻ một phầnlợi nhuận để phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Sự phát triển của khoa học – công nghệ

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, khoa học công nghệ đóng vai trò then chốtvà quyết định mọi thành công của doanh nghiệp cũng như các NHTM Nền kinh tế tăngtrưởng đòi hỏi các tiến bộ về khoa học công nghệ cũng phải tăng trưởng để đáp ứng Việcứng dụng công nghệ vào sản xuất, quản trị, điều hành không chỉ giúp các NHTM giaodịch, quản lý một cách thuận lợi mà còn giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao năng lực phụcvụ khách hàng Trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp, công nghệ hỗ trợ đắc lực cho cácloại báo cáo, các phần mềm tạo và phê duyệt khoản vay, thực hiện các tác nghiệp khácliên quan đến cấp tín dụng

Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp

Đối với hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp thì năng lực của khách hàng hay sứckhỏe của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất Năng lực của doanh nghiệp là yếu tố ảnhhưởng đến quyết định cho vay cũng như khả năng thu hồi nợ vay của ngân hàng Ngân hàngkhi thẩm định cho vay sẽ xem xét toàn diện các yếu tố thuộc về doanh nghiệp như: pháp lý,năng lực kinh nghiệm hoạt động, tình hình tài chính, phương án kinh doanh hoặc đầu tư, biệnpháp bảo đảm tín dụng,… từ đó xây dựng bức tranh tổng thể để đánh giá rủi

ro và đưa ra quyết định Nếu trên thị trường nhiều doanh nghiệp tốt thì khả năng tiếp cậnvà khả năng tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cũng tốt hơn Ngoài ra uy tín của doanhnghiệp cũng có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn cũng như được hưởng nhiều chính sách

1Sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.

Trang 40

ưu đãi từ ngân hàng Ngân hàng luôn tìm kiếm những doanh nghiệp có uy tín để phát triểndoanh số và hạn chế rủi ro.

Sự phát triển của thị trường tài chính và các định chế tài chính

Hiện nay số lượng TCTD trên thị trường ngày càng tăng, ví dụ riêng địa bàn TP.HCM có hơn 40 TCTD đang hoạt động, có hàng ngàn chi nhánh và phòng giao dịch trêntất cả các quận huyện, do đó mức độ cạnh tranh ngày càng gắt gao Ngân hàng muốn pháttriển tín dụng doanh nghiệp tốt cần có chính sách phù hợp để thu hút và giữ chân kháchhàng Ngoài ra các doanh nghiệp hiện nay còn có thể huy động vốn thông qua nhiều côngcụ tài chính khác như trái phiếu, cổ phiếu, các gói chính sách từ các tổ chức tài chínhtrong và ngoài nước Tùy theo nhu cầu và chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệpđể họ lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp Do đó mức độ đa dạng của thị trường tàichính có tác động không nhỏ đến khả năng tăng trưởng tín dụng KHDN của mỗi NHTM

1.5 Vai trò của tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế, các NHTMluôn coi doanh nghiệp là đối tượng khách hàng chiến lược và luôn dành sự ưu tiên để pháttriển đối tượng khách hàng này Tín dụng doanh nghiệp là hình thức mà NHTM cấp tíndụng cho doanh nghiệp thông qua các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanhtoán và các nghiệp vụ khác đối với doanh nghiệp để thỏa mãn nhu cầu về vốn cũng nhưđáp ứng nhu cầu hoạt động của đối tượng này đồng thời tăng lợi nhuận cho ngân hàng.Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp đồng nghĩa với quy mô của nềnkinh tế tăng, hoạt động của doanh nghiệp diễn ra sôi động hơn

Đối với doanh nghiệp:

Hoạt động của doanh nghiệp cần khá nhiều nhu cầu về vốn, nếu chỉ dựa vào nguồnvốn góp của cổ đông, chủ sở hữu thì khó đáp ứng được toàn bộ nhu cầu, do đó nguồn vốn tàitrợ từ các NHTM là rất quan trọng Doanh nghiệp luôn có nhiều nhu cầu vốn để phục vụ sảnxuất kinh doanh, đầu tư dự án, đầu tư tài sản, tài trợ xuất nhập khẩu, đổi mới công nghệ, mởrộng sản xuất,… Để tối đa hóa lợi nhuận thì các doanh nghiệp luôn cần tìm nguồn vốn chi phíthấp, đảm bảo vay giá trị lớn, và chỉ có nguồn vốn từ NHTM mới có thể đáp

Ngày đăng: 19/09/2024, 19:34

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w