Tổng quan về tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP 4 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp

1.3. Tổng quan về tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp

Theo Stephen G. Cecchetti và Kermit L. Schoenholtz (2019), tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng tổng lượng tín dụng (các khoản vay và tín dụng khác) mà các ngân hàng và

tổ chức tài chính cung cấp cho cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác trong nền kinh tế. Còn theo Frederic S. Mishkin (2013) thì tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng tổng lượng tín dụng được các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, cung cấp cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, và chính phủ trong nền kinh tế. Hiện nay tuy thu nhập của NHTM đến từ nhiều dịch vụ khác nhau nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm phần lớn và đóng vai trò quan trọng, do đó hầu hết các ngân hàng đều đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng đối với dịch vụ này. Tăng trưởng tín dụng chính là việc các NHTM sử dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động từ cá nhân, tổ chức, từ đó đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với nhiều đối tượng trong xã hội nhằm thu lợi nhuận từ việc chênh lệch lãi suất và thu phí từ các hoạt động liên quan đến tín dụng. Tăng trưởng tín dụng là yếu tố mang tính tất yếu trong hoạt động ngân hàng, mang lại lợi nhuận cho các NHTM nhưng đồng thời cũng mang đến rủi ro cho ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng: Là chỉ số thể hiện mức độ tăng về dư nợ cấp tín dụng của các NHTM. Dư nợ tín dụng được xem là tăng trưởng nếu số dư cho vay kỳ sau cao hơn so với kỳ trước liền kề và ngược lại. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng được tính bằng công thức sau:

Số dư nợ tín dụng kỳ sau – Số dư nợ tín Tốc độ tăng trưởng dư nợ = dụng cuối kỳ trước

tín dụng Số dư nợ tín dụng cuối kỳ trước

Hiện nay tuy số lượng NHTM gia nhập thị trường ngày càng nhiều, tuy nhiên cũng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân phổ biến là không có tài sản bảo đảm đáp ứng yêu cầu của NHTM, không đủ điều kiện để vay tín chấp, không có phương án kinh doanh khả thi.

1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng

Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng

Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng được tính bằng công thức sau:

Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng năm T-1

tín dụng = x 100%

Giá trị dư nợ tín dụng năm T-1

Nếu tỉ lệ này lớn hơn 0 có nghĩa là NHTM có sự tăng trưởng tín dụng, nếu tỉ lệ nhỏ hơn 0 thì NHTM không có sự tăng trưởng tín dụng (tăng trưởng âm). Giá trị của tỉ lệ này còn phản ánh mức độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của NHTM.

Cơ cấu cấp tín dụng

Cơ cấu cấp tín dụng phản ánh tỉ lệ cấp tín dụng của NHTM đối với từng đối tượng.

Hiện nay đối tượng cấp tín dụng được các NHTM đa dạng hóa, bao gồm phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế, kỳ hạn, chủ thể vay vốn,…Tại mỗi đối tượng đều áp dụng tỉ lệ tăng trưởng tín dụng để so sánh, điều tiết, đánh giá nhằm tăng trưởng tín dụng đúng định hướng, an toàn, bền vững và hiệu quả. Cơ cấu cấp tín dụng theo đối tượng được tính bằng công thức:

Tỉ lệ cấp tín dụng Giá trị dư nợ tín dụng theo đối tượng

= x 100%

theo đối tượng Tổng dư nợ tín dụng

Cơ cấu cấp tín dụng theo đối tượng giúp các NHTM đánh giá được mức độ tập trung tín dụng vào ngành, nghề, lĩnh vực, đảm bảo sự an toàn theo định hướng tín dụng.

Việc tính toán cơ cấu này còn giúp NHTM cho vay theo chiến lược phát triển của ngân hàng hoặc theo điều tiết của NHNN.

Quy mô cấp tín dụng

Hằng năm các NHTM đều đặt chỉ tiêu quy mô tín dụng, giá trị quy mô cho thấy trong năm NHTM đang mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Hiện nay tín dụng ngân hàng là nguồn cung ứng vốn lớn nhất cho nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu về vốn cho nhiều thành phần trong nền kinh tế, tín dụng ngân hàng còn giữ vị trí rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa.

1.3.3. Khái niệm tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp

Tăng trưởng tín dụng KHDN là sự gia tăng số dư tín dụng được cấp cho các doanh nghiệp từ NHTM trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này bao gồm việc cấp các

khoản vay để doanh nghiệp sử dụng cho mục đích như mở rộng kinh doanh, đầu tư vào tài sản cố định, bổ sung vốn lưu động, tài trợ ngoại thương hoặc thực hiện các dự án đầu tư.

Tăng trưởng tín dụng đối với KHDN thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian cụ thể, tăng trưởng tín dụng KHDN dương được đánh giá là tích cực, phản ánh sự đi lên của nền kinh tế.

1.3.4. Các phương thức tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp

Theo Frederic S. Mishkin (2013), các phương thức cấp tín dụng đối với KHDN bao gồm:

Cho vay ngắn hạn: Là việc NHTM cấp tín dụng cho doanh nghiệp với thời hạn

ngắn dưới 12 tháng, nhằm mục đích bổ sung vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh. Cho vay ngắn hạn hiện nay phổ biến dưới 2 hình thức:

+ Cho vay theo hạn mức: NHTM cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng với một thời hạn duy trì hạn mức nhất định (thông thường không quá 15 tháng). Trong thời gian duy trì hạn mức đó, khách hàng có thể rút vốn bất kỳ thời điểm nào, không giới hạn số lần rút vốn miễn là sử dụng đúng mục đích và tổng dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng được cấp. Phương thức này thường được các doanh nghiệp ưu chuộng để tài trợ vốn lưu động.

+ Cho vay từng lần: Mỗi lần rút vốn doanh nghiệp cần có phương án kinh doanh, phương án sử dụng vốn và mỗi khoản giải ngân vốn vay cần được ký một hợp đồng tín dụng, trong đó xác định cụ thể số tiền vay, thời hạn vay và các điều kiện khác của khoản vay.

Cho vay trung dài hạn: Thường áp dụng đối với các khoản vay có thời hạn từ

12 tháng đến 60 tháng, phục vụ mục đích đầu tư mua sắm tài sản cố định hoặc đầu tư dự án.

Bảo lãnh: Là hình thức cấp tín dụng, trong đó NHTM cam kết với bên nhận bảo

lãnh về việc sẽ đứng ra thực hiện thay nghĩa vụ tài chính (hoặc các nghĩa vụ khác được quy đổi thành tiền) cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của họ đối với bên nhận bảo lãnh. Các

loại bảo lãnh phổ biến gồm: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.

Chiết khấu chứng từ có giá: Là hình thức tín dụng chứng từ, trong đó NHTM

nhận chuyển nhượng các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán và giao cho doanh nghiệp một khoản tiền tương đương mệnh giá trừ đi các khoản lãi, phí.

Một số loại chứng từ phổ biến như: trái phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu, chứng từ xuất nhập khẩu.

Bao thanh toán: Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, bao

thanh toán là hình thức cấp tín dụng thông qua việc mua lại khoản phải thu của bên bán hoặc ứng trước tiền thanh toán thay cho bên mua theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên mua và bên bán.

Cho thuê tài chính: Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP, cho thuê

tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính, trong đó bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.

Thư tín dụng: Thư tín dụng là thư do ngân hàng phát hành, theo đề nghị của

doanh nghiệp nhập khẩu, cam kết với người bán về một khoản tiền thanh toán nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định nếu bên bán xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ theo đúng quy định trong thư tín dụng.

Các hình thức tài trợ ngoại thương khác.

1.3.5. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp

 Tỉ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:ỉ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:ỉ ng trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:ỉ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:nỉ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:n trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:ỉ ng trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:oanh trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:nghiệp trong tổng dư nợ:ỉ p trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:ong trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:tỉ ng trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:ỉ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp trong tổng dư nợ:nỉ :

Tỉ trọng dư nợ Giá trị dư nợ tín dụng doanh nghiệp

tín dụng = x 100%

doanh nghiệp Tổng dư nợ tín dụng

Tỉ trọng này được sử dụng để đánh giá quy mô cấp tín dụng cho KHDN trong tổng quy mô cấp tín dụng của ngân hàng. Việc theo dõi tỉ trọng này cung cấp thông tin về sự phát triển cũng như tình hình hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn. Tỉ trọng dư nợ tín dụng doanh nghiệp cao cho thấy nhu cầu vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng tại NHTM lớn, thể hiện mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế.

Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng KHDN:

Tỉ lệ tăng Giá trị dư nợ tín dụng KHDN năm T - Giá trị

dư nợ tín dụng KHDN năm T-1

trưởng tín= x 100%

dụng KHDN Giá trị dư nợ tín dụng KHDN năm T-1

Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng KHDN phản ánh mức độ tăng dư nợ cho vay đối với phân khúc KHDN của các NHTM. Nếu dư nợ kỳ sau cao hơn kỳ trước thì tỉ lệ này dương, NHTM giải quyết được nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế và ngược lại.

Cơ cấu cấp tín dụng KHDN theo sản phẩm:

Cơ cấu tín Tổng giá trị cấp tín dụng cho KHDN theo sản

phẩm cụ thể

dụng theo sản = x 100%

phẩm Tổng giá trị cấp tín dụng cho KHDN

Cơ cấu tín dụng theo sản phẩm thể hiện tỉ trọng cấp tín dụng theo từng mục đích vay vốn, theo từng đối tượng vay vốn, theo từng ngành nghề hoặc theo từng kỳ hạn. Cơ cấu này giúp các NHTM điều tiết được số dư tín dụng theo định hướng, phù hợp với chiến lược phát triển, chính sách của Chính phủ và NHNN đồng thời kiểm soát được rủi ro và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

Tỉ lệ cấp tín dụng KHDN so với nguồn vốn huy động:

Tỉ lệ này được sử dụng, đo lường ở nhiều nước trên thế giới, được tính bằng tỉ lệ cấp tín dụng KHDN so với tổng lượng tiền gửi tại NHTM. Các cấp quản lý thường xác định tỉ trọng cấp tín dụng tối đa đối với KHDN dựa trên lượng tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh khoản chung của cả hệ thống.

Tỉ lệ nợ xấu tín dụng KHDN trên tổng dư nợ:

Tỉ lệ nợ xấu, nợ có vấn đề phản ánh chất lượng tín dụng của mỗi NHTM qua từng thời kỳ. Tỉ lệ nợ xấu KHDN phản ánh chất lượng cấp tín dụng đối với KHDN, tỉ lệ này càng thấp cho thấy chất lượng tín dụng của KHDN càng tốt, khả năng thu hồi nợ cho vay đối với đối tượng khách hàng này là cao. Ngoài ra chất lượng tín dụng KHDN tốt còn thể hiện doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, khả năng trả nợ vay được đảm bảo. Ngược lại, tỉ lệ nợ xấu KHDN cao cho thấy chất lượng tín dụng không tốt, khả năng thu hồi vốn cho vay bị ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh của khách hàng không hiệu quả và không đảm bảo khả năng trả nợ. Mỗi ngân hàng khi tăng trưởng hoạt động cho vay đều phải hướng đến chất lượng tín dụng, đảm bảo tăng trưởng trong điều kiện kiểm soát tốt chất lượng nợ.

Tỉ lệ nợ xấu KHDN thường được đo lường bằng phần trăm trên tổng dư nợ KHDN.

Tỉ lệ nợ xấu Tổng giá trị nợ xấu KHDN

= x 100%

KHDN Tổng giá trị cấp tín dụng cho KHDN

Tỉ lệ tăng trưởng mức độ hài lòng khách hàng doanh nghiệp

Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng là một yếu tố quan trọng để ngân hàng có thể hiểu rõ hơn về trải nghiệm khách hàng và cải thiện chất lượng dịch vụ. Đối với KHDN, Vietcombank Phú Nhuận đo lường mức độ hài lòng thông qua các cuộc khảo sát định kỳ, mức độ sẵn sàng sử dụng sản phẩm dịch vụ, chỉ số trải nghiệm khách hàng, tỉ lệ giữ chân khách hàng, thời gian xử lý giao dịch,…Hằng năm Trụ sở chính Vietcombank đều thiết kế các bảng câu hỏi khảo sát gửi trực tiếp đến KHDN, trên cơ sở các phản hồi để đánh giá mức độ hài lòng, cải tiến sản phẩm dịch vụ cũng như cách thức phục vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giải pháp tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w