1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Bệnh carré (canine distemper) (1)

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bệnh Carre (Canine Distemper)
Chuyên ngành Thú y
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 12,39 MB

Nội dung

Bệnh Carré là bệnh truyền nhiễm do virus distemper họ Paramycoviridae gây bệnh hàng loạt chó ở bất kỳ lứa tuổi nào Đặt biệt nhất là chó non. Trên chó bệnh gây ra với những biểu hiện triệu chứng trên các hệ thống hô hấp, tiêu hóa, thần kinh trung ương như: ho chảy mũi, tiêu chảy, ói mửa, co giật, nhai.

MỐI QUAN HỆ GIỮA VIRUS CARRE VÀ VIRUS DTTBMỐI QUAN HỆ GIỮA VIRUS CARRE VÀ VIRUS DTTB

 Từ 1959 – 1960, P.GORER đã chứng minh được rằng :

CHỐNG LẠI BỆNH CARRE bằng

 Từ 1959 – 1960, P.GORER đã chứng minh được rằng :

CÓ THỂ TẠO MIỄN DỊCH CHO CHÓ

CHỐNG LẠI BỆNH CARRE bằng cách dùng virus DTTB

Sự tăng trưởng trên tế bào nuôi cấy

Virus carre có độc lực được phân lập trên tế bào đại thực bào phổi trên chó con hay chồn sương khi phân lập đầu tiên ( cần sự thích ứng lâu dài trước khi nhân lên tế bào biểu mô)

Sự nhân lên của virus carre

 Sự nhân lên của virus carre tương tự như virus khác trong giống Morbillivirus và họ

 Động lực tăng trưởng của virus thay đổi tùy vào chủng virus vào typ tế bào và mức độ cảm nhiễm

 Bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, người ta có thể thấy những hạt nhỏ trong tế bào chất gần nhân 12 -24 giờ sau khi gây nhiễm ( những thể vùi thường xuất hiện rất chậm)

Hiệu quả gây bệnh tích tế bào

 Những bệnh tích tế bào chỉ thấy khi có sự thích hợp của virus với tế bào nuôi cấy, thường là hình thành những hợp bào và thể vùi trong tế bào chất (ít khi ở trong nhân) bắt màu đỏ eosine

 Những tế bào non thì nhạy cảm hơn những tế bào nhiều ngày tuổi

Các chủng virusNhững chủng Cornell A75-17 và Ohio R252 kém độc

lực hơn và thường tác động lên thần kinh khá chậm gây viêm não tủy mất myeline

Chủng vacxin

 Chủng CHÓ HÓA biến đổi bằng việc nuôi cấy liên tục trên TẾ BÀO THẬN CHÓ Chủng này có thể gây viêm não sau khi tiêm vaccin trên chó non, gây suy giảm miễn dịch

 Chủng GÀ HÓA biến đổi độc lực sau nhiều lần qua màng nhung niệu trứng gà có phôi, rồi sau đó cấy vào tế bào phôi gà Những chủng này không gây bệnh trên chồn, ít phản ứng sau khi tiêm so với chủng chó

Dịch tể

 Virus Carré gây bệnh cho chó, chồn, gấu, họ mèo hoang dã, nhưng không gây bệnh cho mèo nhà

 Trên chó mẫn cảm nhất là chó chăn cừu, chó berger Bệnh thường xảy ra ở chó 3-4 tháng tuổi với thể cấp tính hoặc bán cấp tính Ở chó lớn hơn 2 năm tuổi thường nhiễm virus gây nên thể viêm não.

Chất chứa căn bệnh

 Chó bệnh bài thải virus qua dịch tiết, nước bọt, phân… Chó mắc bệnh thường do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nguồn bệnh Sau 7 ngày cảm nhiễm chó bắt đầu bài thải virus Virus cũng tập trung nhiều ở lách, hạch lympho, não, tủy xương để chẩn đoán bệnh.

Đường xâm nhập và cách lây lan

Virus xâm nhập trực tiếp qua đường hô hấp dưới dạng những giọt khí dung hay giọt nước nhỏ hoặc gián tiếp qua thức ăn nước uống, bệnh cũng có thể truyền qua nhau thai.

ĐƯỜNG XÂM NHẬPCơ chế sinh bệnh

 Đường truyền lây tự nhiên khí dung Virus từ thanh quản, xoang mũi, phổi, được đại thực bào mang tới những hạch lympho cục bộ, tại đó quá trình nhân đôi xảy ra 1-2 ngày.

 Sau 3-6 ngày nhiệt độ có thể tăng lên và giảm số lượng bạch cầu chỉ là dấu hiệu lâm sàng trong thời gian này.

Diễn tiến bệnh tiếp theo phụ thuộc vào chủng virus và đáp ứng miễn dịch của cơ thể Nếu đáp ứng miễn dịch tốt, nhiễm trùng có thể duy trì tình trạng không triệu chứng hoặc nhẹ Ngược lại, nếu đáp ứng miễn dịch yếu hoặc không có, thú sẽ tử vong trong vòng 2-4 tuần sau đó Virus sẽ lan truyền từ mô bạch huyết vào máu, rồi đến các niêm mạc hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu và thần kinh, gây ra các triệu chứng thần kinh và cuối cùng dẫn đến tử vong.

Triệu chứng

Thời gian nung bệnh từ 3-7 ngày có thể xuất hiện các triệu chứng như viêm kết hợp mắt, viêm xoang mũi chảy nhiều dịch lỏng lúc đầu, sau đó đặc dần rồi có mủ.

TRIỆU CHỨNG THẦN KINH

 Chó biểu hiện sốt cao vài ngày sau đó giảm sốt và đợt sốt thứ 2 xuất hiện khi virus vào máu và cơ quan hô hấp Thời gian từ khi phát bệnh đến lúc chết kéo dài 1-2 tuần

 Đi phân lỏng, tanh có thể có niêm mạc ruột bị bong tróc

kèm theo, viêm dạ dày chó

Triệu chứng hô hấp Viêm khí quản và phổi thùy

 Làm thú ho, thở khó, âm rale ướt do viêm phổi, ho, chảy nước mũi đục như mủ, viêm kết mạc mắt chảy nhiều

ghèn

 Co giật từng cơn, chảy nước bọt

 Co giật chạy vòng vòng lúc đầu khoảng cách giữa các lần co

giật dài và sau đó ngắn dần

Hình ảnh chó có triệu chứng thần kinh

 Thời gian mắc bệnh kéo dài từ 2- 3 tuần

 Chó suy nhược, biếng ăn chảy nhiều nước mũi hoặc tiêu chảy nhẹ kèm theo triệu chứng sốt.,

 Triệu chứng sừng hóa gang bàn chân và gương mũi

 Thường xuất hiện những mụn mủ ở vùng da mỏng

Thể bệnh trung bình biểu hiện thần kinh

 Co giật, động kinh, đi không vững

 Chảy nhiều nước bọt, nhai giả

 Tình trạng này có thể kéo dài nhiều tuần

 Trước khi chết có triệu chứng trào nước bọt, hôn mê.

Bệnh tích đại thể

 Bên ngoài viêm da có mụn nước và mụn mủ

 Một số trường hợp có biểu hiện sừng hóa gang bàn chân và mũi

 Niêm mạc ruột dạ dày có nhiều điểm xuất huyết

 Đường hô hấp có thể bị tổn thương

 Mô bạch huyết sưng, hoại tử, viêm não thùy, viêm não tủy không mủ với sự thoái hóa nơron và hủy myeline và thể vùi trong nhân thường gặp ở tế bào thần kinh đệm

 Chẩn đoán dựa trên những triệu chứng lâm sàng thường được lưu ý:

- Chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi.

- Xáo trộn hô hấp : ho, hắc hơi, viêm phổi….

- Xáo trộn tiêu hóa : ói, tiêu chảy - Viêm da, nổi những mụn mủ ở vùng da mỏng, sừng hóa gang bàn chân, gương mũi

+ Tiêu chảy ói mửa dữ dội, ít khi kèm theo triệu chứng hô hấp + Viêm gan truyền nhiễm : Sốt, tiêu chảy, ói mửa sung huyết màng niêm, đặt biệt ở vùng miệng, vàng da, gan sưng dễ vỡ, đục giác mạc.

 Bệnh viêm ruột do Coronavirus:

Chó có những biểu hiện viêm dạ dày ruột nhưng mức độ thấp hơn, phân hơi xanh, bệnh phát tiển chậm, và tỷ lệ chết rất thấp.

Sốt, ói mửa, viêm kết mạc mắt Sau vài ngày có biểu hiện viêm

Cách sử dụng test thử nhanh Cách sử dụng test thử nhanh

 CDV Ag – Chẩn đoán kháng nguyên bệnh Carre trên chó

Dùng tăm bông thấm dịch tiết ở mắt, mũi

Sau đó cho vào dung dịch đệm khuấy đều trong 10 giây Dùng ống hút, hút dung dịch trên và nhỏ vào vùng S của thiết bị xét nghiệm 3-4 giọt Đọc kết quả trong vòng 5 -10 phút.

Kết quả dương tính nếu xuất hiện 2 vạch màu hồng ở vùng C và T

Kết quả âm tính nếu chỉ xuất hiện một vạch màu hồng ở vị trí vùng C, cần xem lại sau 10 phút

Test thử sai nếu có 1 vạch xuất hiện ở vùng T Điều trị

 Nguyên tắc điều trị: Đây là bệnh do virus nên chưa có thuốc đặc trị, việc điều trị chủ yếu ngăn chặn triệu chứng lâm sàng và tăng cường sức đề kháng cho thú bệnh

Sử dụng một số kháng sinh nhằm chống phụ nhiễm

Liều sử dụngLiều trình

Một số thuốc trị triệu chứng

Chống tiêu chảy – bảo vệ niêm mạc ruột

Thuốc hỗ trợ hô hấp

Vitamin và chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng

Truyền dịch trong những trường hợp cần thiết

Hạ sốt – chống co giật

 Cách ly chó khỏe với chó bệnh.

 Dùng vaccin phòng bệnh cho những con mới mua về không rõ nguồn gốc.

- VACCINE: Vanguard Plus 5/CV-L, Tetradog, Hexadog, Erican.

- Ngừa lúc đầu 7-9 tuần tuổi, đối với những con sinh ra từ mẹ được chủng ngừa, có thể chậm hơn một tuần, tiêm nhắc lại lần 2 sau 3-4 tuần.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU ÝTrong những tháng đầu

đời, chó con rất nhạy cảm với nhiều bệnh truyền nhiễm như bệnh do parvovirus (bệnh parvo), bệnh carré, bệnh viêm gan truyền nhiễm Ở chó con, các bệnh này gây ra những thương tổn trầm trọng hơn so với chó trưởng

Khi nuôi chó, việc phòng bệnh bằng

Phòng bệnh bằng vaccin là một trong những điều kiện tốt cho sức khỏe thú

 Sức khỏe thú còn phụ thuộc vào việc cho ăn, vào chất lượng giống nòi, vào kỹ thuật của người nuôi, vào hệ vi sinh vật trong môi trường nuôi (kỹ thuật vệ sinh chuồng trại, kỹ thuật cách ly con bệnh…)

 Sự phòng bệnh bằng vaccin ở chó nhỏ cũng gặp không ít khó khăn ngay cả thất bại Giai đoạn từ khi sanh cho đến 3 tháng tuổi là giai đoạn rất nhạy cảm ở chó con về mặt đáp ứng miễn dịch vì các lý do:

Hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh

Cơ chế miễn dịch rất đa dạng, được kích hoạt bởi tác nhân truyền nhiễm và đường lây nhiễm khác nhau Tuy nhiên, điểm cốt lõi trong phản ứng miễn dịch là sự tham gia của các kháng thể do cơ thể sản xuất và các tế bào miễn dịch chuyên biệt.

 Hệ thống miễn dịch ở chó con từ 0 đến 3 tháng tuổi:

Trong suốt đời sống phôi thai, hiếm khi mầm bệnh vượt qua được hàng rào nhau thai để gây bệnh

 Rất ít khi chó con có cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh để tạo phản ứng miễn dịch trong bào thai.

 Khi được sanh ra, chó con cũng có khả năng miễn dịch thụ động (từ mẹ truyền sang khi còn trong bào thai), nhưng tốc độ đáp ứng vẫn còn rất chậm so với chó trưởng thành Sự đáp ứng miễn dịch xảy ra tốt nhất vào khoảng 6 tuần tuổi Vào độ tuổi này, khả năng đáp ứng miễn dịch được xem như bằng lúc

 Khi mầm bệnh xuất hiện lần đầu tiên trong cơ thể, sự đáp ứng miễn dịch đầu tiên sẽ xảy ra sau vài ngày tiếp xúc với mầm bệnh

 Sự đáp ứng lần đầu này lại mất đi rất nhanh chóng (chỉ vài tuần)

 Khi mầm bệnh này lại xuất hiện lần thứ hai thì sự đáp ứng sẽ diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn và lâu hơn Đó là lý do để giải thích tại sao có một số vaccin, nhằm làm cho hiệu quả đạt đến mức tối đa và lâu dài, khi chích lần đầu cho chó con thì chích gồm hai mũi cách nhau một tháng Hiệu quả tối đa của đợt vaccin đầu tiên sẽ được vài ngày sau khi tiêm mũi thứ hai

Sự đáp ứng nhanh hay chậm là tùy vào chủng vaccin sử dụng, đường tiêm và các yếu tố cá nhân trên chó (độ tuổi; sức

 Không có quy luật chung về số lần tiêm trong đợt tiêm vaccin đầu tiên, tất cả đều phải dựa vào xét nghiệm thực tế

 Do vậy, lịch tiêm phòng vaccin nói chung sẽ phụ thuộc vào nhà sản xuất và được quy định trong phần “chỉ định” của lô thuốc

 Vì lý do là hiếm có sự xâm nhập của mầm bệnh qua màng nhau và sự non yếu của hệ thống miễn dịch, ở chó con trong những tuần đầu tiên mang một hệ miễn dịch không phải do chính cơ thể sản xuất ra mà được truyền từ mẹ gọi là kháng thể.

 Lượng kháng thể được truyền rất ít qua màng nhau thai, chủ yếu là nhờ vào sữa đầu (lượng sữa đầu tiên tiết ra sau khi sanh trong vòng 48 giờ).

 Sữa đầu được tích tụ trong bầu vú một vài tuần trước khi chó mẹ lâm bồn và chứa một lượng khổng lồ kháng thể, lượng kháng thể chứa trong sữa đầu tương đương với một nửa tổng lượng kháng thể mà chó mẹ tiết ra khi bị nhiễm trùng (theo

Một lưu ý đặc biệt là có một số thành phần quan trọng của kháng thể (IgG) chỉ có thể được hấp thụ qua đường ruột của chó con trong vài giờ đầu sau khi sinh.

Những nguyên nhân làm cho việc tiêm Vaccin không hiệu quả

1/ Tiêm vaccin quá sớm (khi cơ thể chó con còn kháng thể từ chó mẹ) Sự hiện diện của kháng thể từ mẹ truyền sang gây ức chế sự đáp ứng miễn dịch Mục đích của việc đưa vaccin vào là kích thích hệ miễn dịch của chó con, tuy nhiên nếu có sự hiện diện của kháng thể từ mẹ truyền sang trong huyết thanh thì lượng vaccin sẽ bị trung hòa dẫn đến sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.

2/ Tiêm vaccin đồng thời tiêm huyết thanh Cũng cùng một lý do như trên, cung cấp huyết thanh cũng là đưa một lượng kháng thể từ bên ngoài vào cơ thể chó con và lượng kháng thể này sẽ trung hòa vaccin Thông thường, thời gian lưu giữ của kháng thể khi tiêm huyết thanh là 2 tuần đến 3 tuầ n

Những nguyên nhân làm cho việc tiêm Vaccin không hiệu quả

3/ Tình trạng sức khỏe tổng quan của chó con Chúng ta khó có thể kể hết tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của chó con, mà chỉ có thể kể ở đây như: nhiễm trùng; nhiễm ký sinh trùng; dinh dưỡng kém… Cũng có một số nghiêm cứu ghi nhận việc đáp ứng miễn dịch không tốt là do bẩm sinh, tuy nhiên những trường hợp đó rất hiếm và chuẩn đoán rất khó khăn

4/ Sử dụng sai vaccin Việc dự trữ vaccin không đúng cách cũng là một yếu tố đáng quan tâm Các vaccin chứa chủ yếu là các chất đạm và những vi sinh vật ở dạng dung dịch, do vậy rất nhạy cảm với nhiệt độ (quá nóng hoặc quá

Những tai nạn khi dùng Vaccin

Phản ứng sốc ngay lập tức sau khi tiêm vaccin là một hiện tượng khá phổ biến Biểu hiện là con chó yếu hẳn đi, nhịp tim đập chậm lại và thỉnh thoảng cũng có trường hợp chảy nhiều nước dãi.

Người ta ghi nhận được tại bệnh xá của trung tâm nghiêm cứu thú y Pháp, tỉ lệ của tai nạn này vào khoảng 1/400 ca tiêm vaccin

Các trường hợp quan sát được chủ yếu xảy ra trên các giống chó nhỏ con,

Yorkshire Terrier và Caniche Trong hầu hết các trường hợp có thể sử dụng atropine sulfate với liều 0,05 đến 0,1 mg/kg thể trọng.

Hiện tượng quá mẫn lập tức (sốc phản vệ) cũng gây ra sau khi tiêm ngừa và triệu chứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ nhạy cảm của từng cá thể, tùy thuộc vào thành phần vaccin sử dụng (vi khuẩn hay virus, thành phần bên trong hay bên ngoài tế bào) Thường sử dụng glucocorticoid can thiệp vào phản ứng miễn dịch nên hiệu quả của vaccin trong trường hợp này là không bảo đảm.

Trong trường hợp xảy ra tai nạn sau tiêm chủng, cần chuẩn bị sẵn dung dịch atropine sulfate và glucocorticoid để ứng phó kịp thời Ghi chép lại mã lô vắc-xin để báo về nhà sản xuất nhằm chủ động xử lý các trường hợp ngoài ý muốn, đảm bảo an toàn và hiệu quả của vắc-xin trong quá trình sử dụng.

Chương trình Vaccin

Một khi chúng ta đã xác định được tình trạng sức khỏe, các nguy cơ nhiễm trong môi trường và các vaccin hiện đang có trên thị trường, chúng ta có thể lên một chương trình vaccin cho đàn chó của chúng ta nuôi

 Tiêm vaccin cho chó mẹ

-Trong tất cả các trường hợp, bắt buộc chúng ta phải tiêm vaccin cho tất cả các chó làm giống.

- Tốt nhất là nên tiêm vaccin 2 đến 4 tuần trước khi nhảy giống, nếu người nuôi bào đảm tất cả các chó con được bú sữa đầu đầy đủ thì chó con sẽ có được miễn dịch từ lúc mới sinh đến vài tuần.

- Chó mẹ được tiêm ngừa tốt cũng tiết kháng thể liên tục ở trong sữa để phòng các bệnh gây viêm dạ dày – ruột

Tuổi của lần tiêm Vaccin đầu tiên

Trên thực tế thì lượng kháng thể từ sữa đầu có thể tồn tại đến 16 tuần, do vậy khả năng thất bại khi tiêm vaccin sớm có thể xảy ra

Tuy nhiên, khả năng thất bại này có thể được giảm thiểu nếu chúng ta biết sử dụng những loại vaccin thích hợp với những kháng thể hiện có trong sữa đầu.

Ngay lúc 4 tuần tuổi, chó con sẽ thiếu một phần kháng thể truyền từ mẹ Điều này sẽ trở nên nguy hiểm nếu chó con sống trong môi trường có nguy cơ truyền nhiễm cao Ngược lại, hệ thống miễn dịch chó con cũng gần trưởng thành.

Trong môi trường truyền nhiễm quá cao, chúng ta có thể tiêm vaccin cho tất cả các chó con (không mắc bệnh) ở độ tuổi này

Chúng ta cũng cần biết rằng các nhà sản xuất vaccin chỉ khuyến cáo nói chung là nên tiêm vaccin lúc 6 tuần tuổi Lúc 6 tuần tuổi, hệ thống miễn dịch của chó con được xem như đã trưởng thành

Các chó con mất phần lớn các kháng thể truyền từ mẹ

Hầu hết các nhà sản xuất vaccin đều khuyến cáo mũi đầu tiên ở độ tuổi này trên tất cả các chó con

Trong môi trường nguy cơ nhiễm thấp, nên tiêm vắc xin cho chó lúc 8 tuần tuổi để đảm bảo chó đạt được lượng kháng thể tối đa ngay từ lần tiêm đầu tiên.

TIÊM VACINE LẦN 2

Thời gian tiêm mũi thứ hai phụ thuộc vào loại vắc-xin và theo quy định của nhà sản xuất Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa hai mũi không bao giờ dưới 15 ngày Trong điều kiện bình thường, mũi tiêm lặp lại thường được thực hiện sau mũi đầu tiên khoảng 3 đến 4 tuần.

Tiêm Vaccin sau khi mua chó

Trong phần lớn các trường hợp, chó con được mua ở khoảng 2 đến 3 tháng tuổi Ngay khi mua về, chúng ta cần phải xác định:

- Chó con có được bảo vệ chống lại các bệnh parvo, bệnh carré và bệnh viêm gan hay chưa?

- Chó con có nhận đầy đủ các mũi tiêm cần thiết để bảo vệ trong vòng một năm hay không ?

Dù cho chương trình vaccin với những loại vaccin tốt nhất cũng không cho phép chúng ta nuôi chó trong một môi trường vệ sinh không đầy đủ, chế độ dinh dưỡng không phù hợp hay môi trường có mức độ ký sinh trùng gây bệnh quá cao

 Vaccin chống bệnh dại tuyệt đối cấm tiêm trước 03 tháng tuổi.

Các loại vắc-xin đều là những chế phẩm sinh học nên thời hạn sử dụng ghi trên nhãn chỉ có giá trị nếu bảo quản vắc-xin trong khoảng nhiệt độ từ 4 - 8 độ C.

Ngày đăng: 19/09/2024, 08:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w