1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nhập môn ngành công nghệ thông tin chủ đề xu hướng của công nghệ thông tin trong tương lai

38 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xu hướng của công nghệ thông tin trong tương lai
Tác giả Nguyễn Khánh Sơn, Lê Xuân Thành, Nguyễn Hải Nam, Phạm Văn Tâm, Phạm Anh Phi
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải
Chuyên ngành Nhập Môn Ngành Công Nghệ Thông Tin
Thể loại Báo cáo
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 4,9 MB

Cấu trúc

  • I. Khái niệm công nghệ thông tin (5)
  • II. Ngành công nghệ thông tin vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao (5)
  • III. Xu hướng của ngành công nghệ thông tin trong tương lai (5)
    • 1. Phát triển web (Web Developer) (6)
      • 1.1. Khái niệm lập trình web (6)
      • 1.2. Lý do chọn các công việc của nghề lập trình web (7)
      • 1.3. Các công việc của nghề lập trình web (7)
      • 1.4. Kỹ năng cần có để làm nghề lập trình web (10)
    • 2. Phát triển ứng dụng di động (Mobile Developer) (10)
      • 2.1. Khái niệm lập trình ứng dụng di động (10)
      • 2.2. Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp (10)
      • 2.3. Tự học lập trình ứng dụng di động cơ bản (12)
      • 2.4. Chu trình thiết kế App Mobile đơn giản (14)
      • 2.5. Mức lương của lập trình viên di động (16)
    • 3. Phát triển game (Game Developer) (16)
      • 3.1. Khái niệm lập trình game (16)
      • 3.2. Công việc của một lập trình viên game (17)
      • 3.4. Mức lương phổ biến (19)
      • 3.5. Cơ hội việc làm (20)
    • 4. Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence) (21)
      • 4.1. Khái niệm lập trình trí tuệ nhân tạo (21)
      • 4.2. Công việc của một lập trình viên trí tuệ nhân tạo (21)
      • 4.3. Mức lương phổ biến (22)
      • 4.4. Cơ hội việc làm (22)
    • 5. Lập trình viên Big data (23)
      • 5.1. Khái niệm lập trình Big Data (23)
      • 5.2. Công việc của một lập trình viên Big Data (23)
      • 5.3. Mức lương phổ biến (24)
      • 5.4. Cơ hội việc làm (25)
    • 6. Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu (26)
      • 6.1. Khái niệm quản trị cơ sở dữ liệu (26)
      • 6.2. Công việc của một nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu (26)
      • 6.3. Mức lương phổ biến (27)
      • 6.4. Cơ hội việc làm (28)
    • 7. Kỹ sư điện toán đám mây (29)
      • 7.1. Khái niệm điện toán đám mây (29)
      • 7.2. Công việc của một kỹ sư điện toán đám mây (30)
      • 7.3. Mức lương phổ biến (31)
      • 7.4. Cơ hội việc làm (31)
    • 8. Chuyên gia an ninh mạng, bảo mật thông tin (33)
      • 8.1. Khái niệm an ninh mạng, bảo mật thông tin (33)
      • 8.2. Công việc của một chuyên gia an ninh mạng, bảo mật thông tin (33)
      • 8.3. Mức lương phổ biến (35)
      • 8.4. Cơ hội việc làm (35)
  • IV. Sự phát triển của các công ty doanh nghiệp phần mềm được phát triển dựa trên mã nguồn mở (36)
  • V. Thách thức và Cơ hội (36)
  • VII. DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO (37)

Nội dung

Đối với mục tiêu 2 mục tiêu này tập trung vào việcnghiên cứu và đánh giá tiềm năng thị trường và sự pháttriển kinh tế của các lĩnh vực CNTT trong tương lai.Bằng cách tìm hiểu xu hướng th

Khái niệm công nghệ thông tin

- Hiểu một cách đơn giản, công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology).c Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

Ngành công nghệ thông tin vẫn “khát” nhân lực chất lượng cao

“khát” nhân lực chất lượng cao

- Hiện Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu lao động đang làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin Với gần 160 trường đại học và hơn 200 trường cao đẳng và dạy nghề, mỗi năm tuyển sinh khoảng 70.000 sinh viên công nghệ thông tin Tuy nhiên, chất lượng mới là điều đáng bàn bởi nhân lực công nghệ thông tin hiện tại, dường như chưa bắt kịp với "dòng chảy 4.0".

- Thực tế, chỉ có khoảng 30% sinh viên công nghệ thông tin (chuyên ngành phần mềm) đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp Trước thực trạng này, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã không ngồi yên Họ thực hiện liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng sinh viên.

- Theo dự báo, đến năm sau, Việt Nam sẽ thiếu đến 150.000 nhân lực công nghệ thông tin Cơ hội lớn đã thấy rõ nhưng cơ hội này chỉ dành cho những sinh viên công nghệ thông tin chịu khó học hỏi và chuyển động cùng dòng chảy của công nghệ số.

Xu hướng của ngành công nghệ thông tin trong tương lai

Phát triển web (Web Developer)

1.1 Khái niệm lập trình web

- Nhận tất cả dữ liệu từ phía bộ phận thiết kế web thực hiện chuyển từ giao diện web tĩnh thành một website hoàn chỉnh, có tương tác với người dùng, cơ sở dữ liệu thông qua ngôn ngữ máy tính Đây là công việc chính của lập trình web / Web Developer.

- Ai có thể lập trình web? Chỉ người lớn mới biết lập trình web? Trẻ em cũng có thể lập trình web Bạn sẽ bất ngờ những điều các lập trình viên nhí làm được Xem các sản phẩm của các lập trình viên nhíctại đây.

1.2 Lý do chọn các công việc của nghề lập trình web

- Đam mê, yêu thích lập trình sáng tạo các trang web là yếu tố tiên quyết bạn có thể làm các nghề liên quan đến lập trình web hay không Làm một công việc theo đúng đam mê là mong muốn của rất nhiều người Thực sự yêu thích các công việc lập trình web, nghiêm túc theo đuổi Bạn sẽ được sống trong đam mê, sống bằng đam mê Thế giới số phát triển mạnh mẽ Nguồn thu nhập mà ngành lập trình web đem lại là vô cùng hấp dẫn.

1.2.2 Người lướt web thông minh

- Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão.cSử dụng điện thoại, Ipad, laptop để lướt web đang trở thành thói quen mỗi này của chúng ta Hàng ngày, hàng giờ có hàng ngàn các trang web được ra đời, rất nhiều thông tin được đăng tải Am hiểu về lập trình web sẽ tránh bị các trang web xấu, thông tin sai lệch

“dắt mũi” Chúng ta đều là những người lướt web nhưng không phải ai cũng là người lướt web thông minh.

- Trở thành công dân toàn cầu là xu hướng của hiện tại và tương lai Kiến thức về lập trình wed cùng khả năng ngôn ngữ giúp bạn phát triển công việc ở khắp nơi trên thế giới Bạn có thể l àm việc trong các công ty liên doanh nước ngoài, các công ty nước ngoài,… Các công ty lập trình nước ngoài luôn có những chính sách khuyến khích, thu hút các nhân lực chất lượng cao. Đây là có hội để tiếp xúc, học hỏi.

1.3 Các công việc của nghề lập trình web

1.3.1 Lập trình Freelancer, viết code thuê

- Bạn là sinh viên ngành lập trình muốn vừa học, vừa làm, tăng kinh nghiệm, có thêm một khoản thu nhâp? Bạn không thích bó buộc công việc trong môi trường công ty? Lập trình Freelancer, viết code thuê chính là công việc phù hợp với bạn.

Mức đãi ngộ của công việc lập trình viên phụ thuộc vào năng lực của bạn Với chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn, bạn có thể được trả mức lương cao hơn so với thị trường hoặc làm việc tại các công ty Những ưu điểm của công việc này thu hút sự quan tâm lớn của các lập trình viên, vì vậy tính cạnh tranh cũng rất cao.

- Front-end developer phù hợp những bạn có tính tỉ mỉ, cẩn thận Công việc của Front-end Developer quyết định đến sự thành công của trang wed Nhiệm vụ chính là đảm bảo phần nhìn và trải nghiệm cho người dùng khi truy cập wed, đảm bảo wed có thể hiện thị nhất quán trên tất cả các thiết bị như máy tính, ipad, điện thoại,… Khi truy cập vào một trang wed, những thứ chúng ta thấy hay tương tác đều là sản phẩm của Front-end Developer.

- Để trở thành một Front-end Developer cần có kiến thức về:

+ Các frameworks: React, Suspense, Angular,…

+ Kiến thức về UI/UX, Responsive web design, Web chuẩn SEO, …

Công việc Phát triển back-end là vị trí áp lực, đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và khả năng tư duy logic vì chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn, làm gián đoạn hệ thống Những trách nhiệm chính của một Phát triển back-end bao gồm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả, xử lý các yêu cầu của người dùng, xây dựng các thuật toán logic và quản lý dữ liệu.

- Để trở thành Back-end Developer cần có kiến thức về: + Ngôn ngữ server-side: C#, Java,cPython, Ruby, …. + Kiến thức về web framework

+ASP.NET MVC, Spring, Django, Rails …

+ Kiến thức về cơ sở dữ liệu – database SQL: MS SQL Server, MySQL, NoSQL,…

+Kiến thức về bảo mật dữ liệu

+Mô hình tổ chức code (MVC), API, Máy chủ và mạng máy tính, Command line, git, …

- Fullstack Developer là sự tổng hòa của font-end và back- end Một Fullstack Developer là người có thể làm tất cả công việc lập trình web: công việc liên quan tới phần nhìn, trải nghiệm của người dùng Font-end, công việc xử lí hệ thống, cơ sở dữ liệu như một Back-end Công việc này áp lực rất lớn, đòi hỏi trình độ chuyên môn và kinh nghiệm rất cao Để trở thành một Fullstack Developer bạn cần thành thạo công việc của của một Font-end và Back-end.

- Cùng những áp lực, khối lượng công việc của Fullstack Developer là nguồn thu nhập tương xứng Chắc chắn lương của một Fullstack Developer nhiều hơn lương của Font-end và Back- end.

1.3.5 Chuyên gia phát triển ứng dụng di động

- Di động là “vật bất ly thân”, vật không thể thiếu với con người ngày nay Thị trường ứng dụng di động phát triển mạnh mẽ, ngày càng đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng. Công việc của các chuyên gia phát triển ứng dụng chính là tạo ra các ứng dụng di động mới Họ sử dụng ngôn ngữ lập trình tạo ra và đảm bảo các sản phẩm có thể chạy trên mọi thiết bị di động Tất cả các ứng dụng trên di động chúng ta hiện nay là sản phẩm của các chuyên gia phát triển ứng dụng di động.1.3.6 Thành lập công ty

- Bạn không thích đi làm thuê, tự tin vào kiến thức, khả năng của bạn thân Tại sao lại không thử start up bằng việc mở một công ty lập trình của mình? Bạn sẽ có thêm rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng quản lý, điều hành một công ty Nhưng bạn cũng cần chuẩn bị cho bản thân một tinh thần thép sẵn sàng đối mặt với các khó khăn Thành lập, điều hành một công ty hoạt động là không dễ dàng Kiên trì, không ngại khổ, ngại khó chắc chắn sẽ có ngày hái được quả ngọt.

1.4 Kỹ năng cần có để làm nghề lập trình web

- Tất nhiên rồi, dù bạn làm ở bất kì vị trí công việc nào của ngành lập trình web bạn cũng cần có kiến thức chuyên môn. Tùy vào đòi hỏi, yêu cầu của từng công việc sẽ cần mức độ kiến thức cơ bản, chuyên sâu khác nhau Các kiến thức cơ bản cần có: ngôn ngữ lập trình, tư duy logic, thiết kế, giải quyết vấn đề,

1.5 Mức lương của lập trình viên web

- Hiện nay, phát triển ứng dụng di động được thực hiện trên những nền tảng phổ biến như IOS, Android, Windows Phone Mức lương trung bình lào15.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng.

Phát triển ứng dụng di động (Mobile Developer)

2.1 Khái niệm lập trình ứng dụng di động

- Lập trình ứng dụng di động là viết ngôn ngữ lập trình (code) để xây dựng các tiện ích, chương trình, app, hệ điều hành trên mobile Hiện nay, có 2 hệ điều hành trên Smartphone phổ biến nhất là Android và IOS.

- Lập trình ứng dụng di động mang đến một không gian mua sắm, tin tức, giải trí thu nhỏ ngay trên Smartphone của mỗi cá nhân.

2.2 Xu hướng và cơ hội nghề nghiệp

2.2.1 Xu hướng lập trình ứng dụng di động trên thế giới

- Theo báo cáo củac GSMA (Hiệp hội di động toàn cầu), khoảng 5 tỷ người (2/3 dân số thế giới) đang sử dụng Smartphone Trong đó, Trung Quốc đứng đầu thế giới (với 851 triệu người dùng).

Các doanh nghiệp nắm bắt thị trường rộng lớn thông qua việc kinh doanh trên ứng dụng di động, xu hướng phổ biến ở nhiều quốc gia Việc triển khai mạng 5G sắp tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các nền tảng trên điện thoại thông minh, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử.

- Trung Quốc đang là quốc gia đi nhanh nhất trong việc khai thác thị trường thương mại trên nền tảng Smartphone Họ đã cho ra mắt nhiều ứng dụng hỗ trợ bán hàng trực tuyến như:cLivestream, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến,… Ở những vùng quê xa xôi của Trung Quốc, nhìn cảnh quan cứ tưởng đây là một nơi yên bình thiếu vắng công nghệ Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài, mọi người dân ở đây, kể cả người lớn tuổi đều đang theo học lớp học sử dụng Smartphone để bán hàng nông sản của mình.

2.2.2 Xu hướng và cơ hội việc làm tại Việt Nam

- Việt Nam có khoảng 43,7 triệu người sử dụng Smartphone (chiếm tỉ lệ 44,9%), đứng thứ 15 tại châu Á.

- Việt Nam đã bắt đầu khai thác thị trường ứng dụng trên mobile giàu tiềm năng này Bằng chứng cho luận điểm này là chúng ta đẩy nhanh tốc độ để đưacmạng 5Gcvào hoạt động và nhiều ứng dụng di động khác.

- Thương mại điện tử đã không còn chỉ là sân chơi của những doanh nghiệp nước ngoài Đặc biệt là sự vươn lên rất nhanh của Tiki.

-Công nghệ chatbot đã trở thành ứng dụng được các doanh nghiệp Việt áp dụng để tương tác với khách hàng 24/24 phổ biến.

- Ví điện tử được áp dụng rộng rãi, giúp khách hàng thành toán dễ dàng và tiện lợi hơn (như: Momo, Zalo pay, VTC pay,…)

- Áp dụng công nghệ AI để tự động hóa trong dây chuyền sản xuất và tương tác với khách hàng (như: Vingroup, FPT,…).

- Và nhiều ứng dụng di động khác đã đang và sẽ được khai thác: blockchain, điện toán đám mây, on-demand App,…

Những thông tin trên đã mô tả bức tranh phát triển mạnh mẽ và nhu cầu sử dụng ứng dụng di động ngày càng cao trong cuộc sống hiện nay Xu hướng này mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn với mức lương và chế độ đãi ngộ tốt cho các lập trình viên ứng dụng di động.

2.3 Tự học lập trình ứng dụng di động cơ bản

2.3.1 Trang bị kiến thức lập trình ứng dụng nền tảng

- Hiện nay, các thiết bị Smartphone đang chạy trên hai hệ điều hành chính là Android và IOS Việc đầu tiên, người học lập trình ứng dụng di động cần làm là chọn một nền tảng để phát triển.

- Tìm hiểu những thông tin nền tảng của hai hệ điều hành.

- Trang bị kiến thức nền tảng về các loại ngôn ngữ lập trình mobile viết nên ứng dụng.

2.3.2 Ngôn ngữ lập trình ứng dụng Android

- Để viết ứng dụng Android có 2 ngôn ngữ chính bạn cần biết:

+Ngôn ngữ lập trình Java

+ Ngôn ngữ lập trình Kotlin

Java vẫn là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất để lập trình ứng dụng Android hiện nay Với cộng đồng người dùng đông đảo, những người sử dụng Java sẽ được hỗ trợ và tư vấn rất nhiều từ những người đi trước.

- Sử dụng ngôn ngữ lập trình Java giúp người lập trình có thể thoải mái viết app Android theo ý mình Việc sáng tạo này bị giới hạn bởi kiến thức chuyên môn của người lập trình Vì vậy, hãy chủ động học hỏi kỹ lưỡng ngôn ngữ này để viết ứng dụng Android có hiệu quả cao nhé.

- Ngôn ngữ Kotlin được Jetbrains phát triển Kotlin có chức năng chính là hỗ trợ khắc phục một số vấn đề gặp phải khi viết App Android bằng ngôn ngữ Java.

- Ngôn ngữ Kotlin được đánh giá là làm App Android khá đơn giản Vì vậy, khi lập trình bạn sẽ không phải đối mặt với những dòng code quá dài và phức tạp Điều này giúp người lập trình có thể tập trung vào vấn đề quan trọng, thay vì mất thời gian xử lý các câu lệnh.

-Để viết ứng dụng Android đạt hiệu quả tốt nhất, Teky khuyên bạn nên học cả 2 ngôn ngữ Kết hợp và khai thác ưu điểm của 2 ngôn ngữ sẽ giúp lập trình viên hoàn thiện ngôn ngữ thiết kế app mobile lý tưởng và đạt kết quả cao.

2.3.3 Ngôn ngữ lập trình ứng dụng IOS

- Để lập trình IOS, người lập trình cần biết 2 ngôn ngữ sau: + Ngôn ngữ lập trình Swift

+Ngôn ngữ lập trình Objective-C

- Ngôn ngữ lập trình Swift được trình làng năm 2014 và được tin dùng nhất hiện nay.

- Swift sử dụng dưới dạng mã nguồn mở, tiếp cận hiệu quả và được nhiều nhà sản xuất mobile danh tiếng ưa dùng Swift cũng là ngôn ngữ được lựa chọn để khởi nghiệp thịnh hành trên nền tảng IOS cho các cá nhân.

- Gần đây, “táo khuyết” đã bổ sung thêm nhiều tính năng hỗ trợ hữu ích cho Swift language, như: syntax đơn giản, tìm kiếm lỗi lập trình hiệu quả,… Những tính năng này mang đến khả năng hoàn thiện ứng dụng hiệu quả và thiết kế app mobile cho hệ điều hành IOS hoàn hảo.

- Ngôn ngữ lập trình Objective-C được coi là tiền đề cho sự phát triển đầu tiên cho hệ điều hành IOS Mặc dù hiện nay, ngôn ngữ Swift ngày càng được sử dụng nhiều, Objective-C vẫn có tầm quan trọng và được tin dùng trong nhiều dự án.

- Việc sử dụng cả 2 ngôn ngữ này giúp quá trình lập trình IOS đạt hiệu quả cao hơn.

2.4 Chu trình thiết kế App Mobile đơn giản

2.4.1 Nắm vững quy tắc thiết kế ứng dụng di động

Phát triển game (Game Developer)

3.1 Khái niệm lập trình game

- Lập trình game là công việc phát triển và tạo ra tất cả các khía cạnh sáng tạo của game (trò chơi điện tử) trên nhiều nền tảng như máy tính, di động,… Đây là một công việc đòi hỏi kiến thức về lập trình Người làm công việc này được gọi là Game Developer, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Nhân viên lập trình game.c

- Sự lớn lên như vũ bão của công nghệ, nhu cầu về giải trí ngày càng cao, lập trình games đã trở thành một trong những nghề hốt bạc của các tín đồ công nghệ, games, các loại hình giải trí online trên toàn thế giới Vậy nên, công việc lập trình viên trò chơi đã và đang là cơ hội lớn cho các bạn yêu thích game và đam mê việc sáng tạo game để phát triển.cc

- Lập trình viên game có khả năng biến các khái niệm, suy nghĩ trong tưởng tượng thành một dạng hiện thực Họ lập trình ra thế giới trò chơi: cơ chế, đồ họa, hành vi AI Họ tạo dựng nền tảng để trò chơi có thể hoạt động và đảm bảo tất cả các khía cạnh lập trình đều phù hợp với thông số kỹ thuật của trò chơi.c

3.2 Công việc của một lập trình viên game

- Các nhà lập trình viên game làm việc nhằm mục đích sáng tạo và thực hiện hoá ý tưởng họ có thành trò chơi Để hoàn thành một game mới, quá trình sản xuất bao gồm rất nhiều bước, có sự kết hợp của nhiều yếu tố và đội ngũ hùng hậu Tùy thuộc vào vai trò của bạn trong việc phát triển game, mà công việc cụ thể cũng khác nhau Nhiệm vụ công việc của Game Developer đó là:c

+ Viết ra ý tưởng, xây dựng câu chuyện cho trò chơi, đưa ra nhân vật và các tính cách trong game

+ Lên kịch bản chi tiết cho các tình huống trong gamec + Xác định cách thức game sẽ hoạt động, lên kế hoạch về các cấp độ gamec

+ Thiết kế bố cục của trò chơi, thiết kế tạo hình nhân vật và bối cảnh game (phối hợp với designer)c

+ Lập trình bằng cách tạo mã, chỉnh sửa mã, kết hợp tính nghệ thuật vào trò chơi, tối ưu truy cập trực tuyến và tạo danh mục (menu) cho trò chơi

+ Game Developer cũng có thể thực hiện nhiệm vụ kiểm tra game dưới vai trò của một GM (Game master) Nhiệm vụ của họ là kiểm tra và khắc phục sự cố chức năng của trò chơi mà họ đang xây dựng Họ có thể tự phát hiện ra các lỗi hoặc được người chơi thông báo và sửa chúng.

3.3, 5 bước để phát triển một game hoàn chỉnh

Bước đầu tiên trong quy trình phát triển game là thu thập và nghiên cứu ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau Các ý tưởng này bao gồm nội dung cốt truyện, thể loại, phong cách, giúp hình thành nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển game sau này.

Giai đoạn thiết kế trò chơi là vô cùng quan trọng vì đây là lúc các thành viên trong nhóm bổ sung chi tiết cho cốt truyện, xác định cơ chế trò chơi, cân bằng trò chơi và nhịp độ, cũng như thiết kế lối chơi Ngoài ra, mỗi thành phần của trò chơi như nhân vật, môi trường và các chi tiết liên quan đều cần được thiết kế cẩn thận và tính toán tỉ mỉ.

- Trong quá trình này có thể phát sinh những thay đổi bất kì, điều này là hoàn toàn bình thường vì những ý tưởng ban đầu không phải lúc nào cũng hiển thị tốt trong thực tế, nên việc thử nghiệm trò chơi và cải tiến vẫn diễn ra ngay cả khi trò chơi đã được phát hành Các cột mốc trong quá trình sản xuất trò chơi: + Tạo nguyên mẫu

+ Đưa ra bản thử nghiệm

+ Giai đoạn Pre-alpha (Phân tích yêu cầu, thiết kế, phát triển,…)

+ Giai đoạn Alpha (giới thiệu các tính năng mới)

+ Giai đoạn Beta (cập nhật và hoàn thiện các tính năng được giới thiệu trong giai đoạn Alpha)

+Giai đoạn Gold Master (đưa ra bản lập trình game hoàn thiện sau khi đã trải qua toàn bộ quy trình sản xuất – phát triển – thử nghiệm)

* Lập trình và đồ họa

- Thông thường nhiệm vụ của người lập trình viên là xem qua mỗi một chức năng, yêu cầu trong bản thiết kế và sau đó lên kế hoạch để viết code Các phiên họp sẽ được tổ chức thường xuyên trong thời gian này nhằm thống nhất, giải thích cũng như chỉnh sửa các lỗi sai giúp lập trình viên hiểu rõ hơn về những yêu cầu được đưa ra.

- Bộ phận đồ họa sẽ chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh của game nên sẽ có rất nhiều vai trò bên trong của bộ phận đồ họa và tất cả đều bắt đầu với họa sỹ phác thảo Họa sỹ sẽ phụ trách vẽ nhân vật phác thảo bằng hình 2D và dùng nó để tạp ra mô hình 3D Họa sỹ phụ trách mảng hoạt hình tạo ra những nhân vật hoạt họa riêng lẻ, sau đó kết hợp với mã nguồn của lập trình viên để nó hoạt động Một số công cụ đồ họa được ưa chuộng nhất hiện nay bao gồm Photoshop, 3ds Max, Maya và Blender.

- Đây sẽ là phần dành cho các Testers Mọi tính năng và cơ chế trong trò chơi đều yêu cầu thử nghiệm để kiểm soát chất lượng Trong phần này sản phẩm sẽ được chia cho nhiều người trải nghiệm để đánh giá mức độ có đủ hấp dẫn hay không, trò chơi có quá phức tạp hay quá dễ hay không, thông kê các lỗi xảy ra khi chơi,… Sau hàng loạt các cuộc thử nghiệm, cả nhóm sẽ họp bàn tìm ra cách khắc phục và tối ưu hóa lại sản phẩm của mình Quá trình này có thể mất rất nhiều thời gian, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã sẵn sàng ngồi hàng giờ đồng hồ để kiểm tra mọi thứ.

- Sau khi trò chơi được phát hành không đồng nghĩa với công việc đã kết thúc Các bạn vẫn còn phải theo dõi, sửa lỗi, update,… Trong vài tháng đầu sản phẩm xảy ra các lỗi nhỏ là điều hoàn toàn bình thường, bạn cần xác định và loại bỏ lỗi này càng sớm càng tốt.

- Bên cạnh đó, marketing là một phần rất quan trọng vì một trò chơi hay chưa chắc là một trò chơi được yêu thích Bạn cần đẩy mạnh Marketing vào thời gian này để đưa sản phẩm tiếp cận đến nhiều người, tăng độ nhận diện cũng như thu về lợi nhuận mong muốn.

- Thuộc nhóm ngành công nghệ thông tin, mức thu nhập của lập trình viên game khá cao với mặt bằng chung trong khoảng từ 800$ – 2000$, có thể cao hơn nếu bạn tích lũy nhiều kinh nghiệm hoặc làm ở các vị trí quản lý.

Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence)

4.1 Khái niệm lập trình trí tuệ nhân tạo

Lập trình trí tuệ nhân tạo (AIc) là quá trình thiết kế các thuật toán giúp máy tính học cách thực hiện nhiệm vụ cụ thể, mô phỏng trí thông minh của con người bằng các ngôn ngữ lập trình trên hệ thống máy tính hiện đại.

- Các thuật toán chỉ đơn giản là để máy tính biết cách thực hiện bất kỳ tác vụ nào Nhưng thuật toán AI lại là thuật toán chuyên biệt hơn Khi nói đến AI, nghĩa là nhiều thuật toán sẽ được kết hợp với nhau để thực hiện các quy trình phức tạp hơn.

Ngoài ra, một số thuật toán AI cho phép máy tính tự học hỏi và cải thiện dựa trên các lần lặp lại trước đây, được gọi là Học máy (Machine Learning).

- Trí tuệ nhân tạo đã và đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như lao động, y tế, an ninh, giao thông, marketing… Đặc biệt, việccứng dụng AI vào Digital Marketingcgiúp doanh nghiệp nghiên cứu hành vi khách hàng, thu thập thông tin khách hàng và trả lời khách hàng dễ dàng nhanh chóng hơn Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo cũng có thể được dùng để tối ưu hóa nhu cầu lưu trữ của Chuỗi khối (Blockchain).

4.2 Công việc của một lập trình viên trí tuệ nhân tạo

- Lập trình viên AI sử dụng các ngôn ngữ lập trình để thực hiện các ứng dụng AI Nhiệm vụ cụ thể của họ như:

+ Xây dựng mô hình học máycđể máy tính có thể học từ dữ liệu và đưa ra dự đoán.

+ Xử lý ngôn ngữ tự nhiêncđể máy tính có thể hiểu và xử lý ngôn ngữ của con người.

+ Xử lý hình ảnh và thị giác máy tínhcđể nhận diện và xử lý hình ảnh và video.

+ Xử lý dữ liệu lớn và khai phá dữ liệuctừ các nguồn dữ liệu phức tạp.

+Tối ưu hóa và học tăng cườngcđể máy tính có thể học hỏi và tối ưu hóa hiệu suất trong môi trường tương tác.

+Phát triển trợ lý ảo và hệ thống hỗ trợ thông minh.

- Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì đây là công việc hấp dẫn với nhu cầu nhân lực lớn AI và Học máy là những yếu tố đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0, nhiều lập trình viên đã và đang chuyển sang chuyên về các lĩnh vực này.c

- Các lập trình viên AI và Học máy có mức lương vào loại cao nhất khi so với vị trí lập trình viên khác, khởi điểm có thể trênc10.000.000 đồngcvà trung bình từ 30.000.000/tháng trở lên, cao hơn là khoảngc50.000.000 – 60.000.000 đồng/thángccho những vị trí cấp cao và nhiều năm kinh nghiệm.

- Với tiềm năng như hiện tại của ngành trí tuệ nhân tạo thì yêu cầu nhân lực là rất lớn dù là ở Việt Nam hay quốc tế Dù những nghiên cứu về AI đã đến Việt Nam từ hơn 5-7 năm trước nhưng đến nay nhân lực cho ngành là vẫn chưa đủ đáp ứng.

- Đánh giá của Google Brain cũng chỉ ra, nhu cầu nhân lực phục vụ trí tuệ nhân tạo là một triệu người, nhưng chỉ có khoảng 10.000 nhân lực chất lượng cao đáp ứng được Tại ViệtNam, dự báo sẽ thiếu 70.000 đến 90.000 nhân sự công nghệ cao trong năm 2020 trên tổng nhu cầu 350.000 nhân lực toàn thị trường.

Lập trình viên Big data

5.1 Khái niệm lập trình Big Data

- Lập trình Big Data là quá trình phát triển và triển khai các ứng dụng, hệ thống và công cụ liên quan đến việc xử lý và quản lý các tập dữ liệu lớn, được gọi là Big Data.

- Big Data thường đề cập đến việc xử lý và phân tích các tập dữ liệu có kích thước khổng lồ và phức tạp, không thể được xử lý bằng phương pháp truyền thống Các tập dữ liệu này thường xuất hiện từ nhiều nguồn khác nhau như mạng xã hội, cảm biến IoT, giao dịch tài chính, dữ liệu genôm và nhiều nguồn dữ liệu khác.

- Lập trình Big Data đòi hỏi sử dụng các công nghệ và công cụ đặc biệt để xử lý, lưu trữ và phân tích dữ liệu Các công nghệ và công cụ phổ biến trong lập trình Big Data bao gồm Hadoop, Apache Spark, Apache Kafka, Apache Hive, Apache Pig, NoSQL databases và nhiều công nghệ khác.

- Các lập trình viên Big Data thường phải có kiến thức về lập trình, xử lý dữ liệu, hệ thống phân tán, các ngôn ngữ truy vấn dữ liệu như SQL và các công nghệ Big Data phổ biến Công việc của họ bao gồm phân tích yêu cầu dữ liệu, thiết kế và triển khai hệ thống Big Data, xây dựng các quy trình xử lý dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất và giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý và bảo mật dữ liệu lớn.

5.2 Công việc của một lập trình viên Big Data

- Nhiệm vụ của một lập trình viên Big Data thường bao gồm:

+ Phân tích yêu cầu dữ liệu: Lập trình viên Big Data thường phải làm việc với các nhóm khác để hiểu yêu cầu dữ liệu và quy trình kinh doanh của tổ chức Họ phải tìm hiểu các nguồn dữ liệu có sẵn và xác định cách thu thập, xử lý, lưu trữ và truy xuất dữ liệu phù hợp.

+ Thiết kế và triển khai hệ thống Big Data: Lập trình viên Big Data tham gia vào việc thiết kế và triển khai hệ thống Big Data Điều này bao gồm việc chọn các công nghệ và công cụ phù hợp như Hadoop, Spark, hoặc các nền tảng cloud computing để xử lý và lưu trữ dữ liệu lớn.

+ Xây dựng các quy trình xử lý dữ liệu: Lập trình viên Big Data phải xây dựng các quy trình xử lý dữ liệu để trích xuất, biến đổi và phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau Điều này có thể bao gồm việc viết mã để xử lý dữ liệu bằng các ngôn ngữ lập trình như Python, Java hoặc Scala, sử dụng các công cụ và framework Big Data như Apache Spark để thực hiện tính toán phân tán và xử lý dữ liệu lớn.

+ Tối ưu hóa hiệu suất: Lập trình viên Big Data phải tối ưu hóa hiệu suất hệ thống để đảm bảo xử lý dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả Điều này có thể bao gồm tối ưu hóa câu truy vấn, tăng cường khả năng mở rộng của hệ thống và sử dụng các kỹ thuật tối ưu hóa khác để cải thiện hiệu suất.

+ Quản lý và bảo mật dữ liệu: Lập trình viên Big Data phải đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu trong quá trình xử lý và lưu trữ Họ phải áp dụng các biện pháp bảo mật như mã hóa dữ liệu, kiểm soát truy cập và giám sát để bảo vệ thông tin quan trọng và tuân thủ các quy định bảo mật.

+ Giải quyết sự cố và nâng cấp: Lập trình viên Big Data phải giải quyết các sự cố kỹ thuật và vấn đề xảy ra trong quá trình xử lý và quản lý dữ liệu Họ cũng phải nắm vững các xu hướng và công nghệ mới trong lĩnh vực Big Data để có thể nâng cấp hệ thống và cải thiện hiệu suất.

- Tóm lại, lập trình viên Big Data có nhiệm vụ xây dựng và triển khai hệ thống xử lý dữ liệu lớn, xây dựng quy trình xử lý dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo an toàn dữ liệu Họ đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác giá trị từ dữ liệu lớn và hỗ trợ quyết định kinh doanh.

- Ở Việt Nam, mức lương của lập trình viên Big Data cũng có sự đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ năng, kinh nghiệm, quy mô và vị trí của công ty, cũng như địa điểm làm việc Dưới đây là một ước lượng về mức lương phổ biến của lập trình viên Big Data tại Việt Nam:

Đối với lập trình viên Big Data mới vào nghề hoặc có ít kinh nghiệm, mức lương thường dao động từ 10 đến 20 triệu đồng một tháng.

+ Lập trình viên Big Data có kinh nghiệm trung bình: Với một vài năm kinh nghiệm làm việc, lập trình viên Big Data có thể kiếm được từ 20 triệu đến 40 triệu đồng một tháng.

+ Lập trình viên Big Data chuyên gia hoặc quản lý dự án: Các chuyên gia có kinh nghiệm và khả năng quản lý dự án thành công có thể nhận mức lương từ 40 triệu đồng trở lên một tháng.

Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu

6.1 Khái niệm quản trị cơ sở dữ liệu

- Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management) là quá trình quản lý và tổ chức các dữ liệu trong một hệ thống cơ sở dữ liệu Nó bao gồm các hoạt động như thiết kế, triển khai, duy trì và bảo vệ cơ sở dữ liệu để đảm bảo tính nhất quán, hiệu quả và an toàn của dữ liệu.

- Quản trị cơ sở dữ liệu liên quan đến việc xác định cấu trúc dữ liệu, tạo bảng, quan hệ giữa các bảng, xác định quy tắc và ràng buộc, cung cấp các công cụ và giao diện để truy cập và thao tác dữ liệu Nhiệm vụ chính của quản trị cơ sở dữ liệu là đảm bảo tính toàn vẹn, sẵn sàng, an toàn và hiệu suất của cơ sở dữ liệu.

- Dữ liệu (Data) là tập hợp các thông tin đã được thu thập, tổ chức và lưu trữ dưới dạng số, văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc các định dạng khác Dữ liệu có thể là thông tin về người dùng, sản phẩm, giao dịch, sự kiện, hoặc bất kỳ thông tin nào khác có ý nghĩa trong ngữ cảnh nào đó.

Dữ liệu đóng vai trò nền tảng trong việc hỗ trợ ra quyết định, phân tích thông tin, nghiên cứu và cung cấp đầu vào cho các hệ thống và ứng dụng Quản lý dữ liệu hiệu quả và sử dụng dữ liệu hợp lý là yếu tố cốt lõi trong quá trình phát triển và vận hành thành công các hệ thống thông tin và kinh doanh.

6.2 Công việc của một nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu

- Nhiệm vụ của một nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu(Database Administrator - DBA) bao gồm các hoạt động sau:

+ Thiết kế cơ sở dữ liệu: DBA phải tham gia vào quá trình thiết kế cơ sở dữ liệu, đảm bảo rằng cấu trúc dữ liệu được thiết kế một cách hợp lý và phù hợp với yêu cầu của hệ thống và ứng dụng.

+ Triển khai cơ sở dữ liệu: DBA thực hiện việc tạo ra cơ sở dữ liệu dựa trên thiết kế đã được xác định Điều này bao gồm tạo bảng, quan hệ giữa các bảng, xác định quy tắc và ràng buộc, và khởi tạo dữ liệu ban đầu.

+ Duy trì và quản lý cơ sở dữ liệu: DBA có trách nhiệm duy trì hoạt động hằng ngày của cơ sở dữ liệu, bao gồm sao lưu và phục hồi dữ liệu, tối ưu hóa hiệu suất, quản lý quyền truy cập và bảo mật, và giám sát hoạt động của cơ sở dữ liệu.

+ Đảm bảo bảo mật dữ liệu: DBA phải áp dụng các biện pháp bảo mật để đảm bảo rằng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu được bảo vệ khỏi việc truy cập trái phép, thay đổi trái phép hoặc mất mát dữ liệu.

+ Giải quyết sự cố và tối ưu hóa hiệu suất: DBA phải phân tích và giải quyết các sự cố liên quan đến cơ sở dữ liệu, như lỗi hệ thống, xung đột dữ liệu hoặc sự cố hiệu suất Họ cũng phải tối ưu hóa hiệu suất của cơ sở dữ liệu để đảm bảo hoạt động mượt mà và đáp ứng yêu cầu của hệ thống và ứng dụng.

+ Đào tạo và hỗ trợ người dùng: DBA cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ cho người dùng về cách sử dụng cơ sở dữ liệu, truy vấn dữ liệu và các công cụ quản lý.

+ Đồng bộ và nâng cấp cơ sở dữ liệu: DBA thực hiện các hoạt động đồng bộ hóa và nâng cấp cơ sở dữ liệu để đảm bảo rằng nó đáp ứng được yêu cầu mới và sử dụng các công nghệ mới nhất.

- Tóm lại, nhiệm vụ của một nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu là đảm bảo tính nhất quán, hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy của cơ sở dữ liệu thông qua việc quản lý, duy trì và tối ưu hóa các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu.

- Mức lương của nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator - DBA) tại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, quy mô và loại hình công ty, vị trí địa lý và ngành công nghiệp.

- Dưới đây là một ước lượng về mức lương của nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu tại Việt Nam:

+ Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu mới ra trường hoặc có ít kinh nghiệm (1-3 năm): Mức lương thường dao động từ khoảng

10 triệu đến 20 triệu VND mỗi tháng.

+ Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu có kinh nghiệm (3-5 năm): Mức lương có thể tăng lên khoảng 20 triệu đến 30 triệu VND mỗi tháng.

+ Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu có kinh nghiệm và chứng chỉ chuyên môn (5 năm trở lên): Mức lương có thể dao động từ 30 triệu đến 50 triệu VND mỗi tháng, hoặc thậm chí cao hơn tùy thuộc vào quy mô và loại hình công ty.

- Tuy nhiên, các con số trên chỉ là ước lượng và có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể Ngoài ra, cần lưu ý rằng mức lương cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác như thành tích làm việc, địa điểm làm việc, chính sách lương của từng công ty và tình hình thị trường lao động.

Kỹ sư điện toán đám mây

7.1 Khái niệm điện toán đám mây

Điện toán đám mây là một mô hình cho phép truy cập, chia sẻ và lưu trữ dữ liệu cùng tài nguyên máy tính qua internet Thay vì lưu trữ và xử lý dữ liệu trên máy tính cá nhân hoặc máy chủ tại chỗ, điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập các tài nguyên và dịch vụ máy tính từ xa thông qua mạng internet.

- Trong mô hình điện toán đám mây, các tài nguyên máy tính như máy chủ, lưu trữ dữ liệu, mạng và phần mềm được cung cấp dưới dạng dịch vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (cloud service providers) Người dùng có thể thuê hoặc sử dụng các tài nguyên này theo yêu cầu, trả phí dựa trên việc sử dụng thực tế của họ.

- Các dịch vụ điện toán đám mây phổ biến bao gồm:

+ Lưu trữ đám mây (Cloud storage): Cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu trực tuyến mà người dùng có thể truy cập từ bất kỳ đâu và từ bất kỳ thiết bị nào.

+ Máy chủ đám mây (Cloud servers): Cho phép thuê máy chủ ảo để triển khai ứng dụng và dịch vụ mà không cần đầu tư vào phần cứng vật lý.

Phần mềm điện toán đám mây là mô hình cung cấp ứng dụng và phần mềm trực tuyến thông qua dịch vụ SaaS (phần mềm theo yêu cầu), cho phép người dùng truy cập và sử dụng phần mềm từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.

- Công nghệ điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích, bao gồm khả năng mở rộng linh hoạt, tiết kiệm chi phí về cơ sở hạ tầng, truy cập từ xa và chia sẻ dữ liệu dễ dàng, đảm bảo tính sẵn sàng và độ tin cậy cao Nó đã trở thành một phần quan trọng của nhiều tổ chức và doanh nghiệp hiện đại trên toàn thế giới.

7.2 Công việc của một kỹ sư điện toán đám mây

- Nhiệm vụ của một kỹ sư điện toán đám mây (Cloud Engineer) bao gồm:

+ Thiết kế hệ thống đám mây: Kỹ sư điện toán đám mây tham gia vào việc thiết kế kiến trúc và xác định các yêu cầu cơ sở hạ tầng cho hệ thống đám mây Họ phải hiểu rõ về các dịch vụ đám mây và lựa chọn phù hợp để đáp ứng nhu cầu của tổ chức.

+ Triển khai và quản lý hệ thống đám mây: Kỹ sư điện toán đám mây thực hiện việc triển khai và cấu hình các dịch vụ đám mây, bao gồm máy chủ đám mây, lưu trữ, mạng và các dịch vụ khác Họ đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của người dùng.

Các kỹ sư điện toán đám mây đảm bảo tính bảo mật của hệ thống đám mây bằng cách triển khai các giải pháp bảo mật như xác thực, mã hóa dữ liệu và giám sát hệ thống Họ tuân thủ các quy định về bảo mật, ngăn chặn các mối đe dọa và tấn công, bảo vệ hệ thống khỏi các vi phạm an ninh và đảm bảo dữ liệu của khách hàng được an toàn.

+ Tối ưu hóa hiệu suất và mở rộng: Kỹ sư điện toán đám mây phải tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống đám mây bằng cách theo dõi và điều chỉnh tài nguyên, cân nhắc đến khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của tổ chức.

+ Hỗ trợ và vận hành hệ thống: Kỹ sư điện toán đám mây cung cấp hỗ trợ và duy trì hệ thống đám mây, giải quyết các sự cố và vấn đề kỹ thuật Họ cũng thực hiện các tác vụ sao lưu,khôi phục dữ liệu và kiểm tra tính sẵn sàng của hệ thống.+ Đánh giá và nâng cấp: Kỹ sư điện toán đám mây thường xuyên đánh giá hiệu suất và khả năng của hệ thống, đề xuất các cải tiến và nâng cấp để tối ưu hóa sự hoạt động và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tổ chức.

- Tóm lại, nhiệm vụ của một kỹ sư điện toán đám mây là thiết kế, triển khai, quản lý và bảo mật hệ thống đám mây để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn của hệ thống.

- Mức lương của kỹ sư điện toán đám mây tại Việt Nam có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, vị trí công việc, kích thước và ngành công ty, cũng như vị trí địa lý Dưới đây là mức lương phổ biến của kỹ sư điện toán đám mây tại Việt Nam:

+ Mức lương cho kỹ sư điện toán đám mây mới tốt nghiệp và có ít kinh nghiệm thường dao động từ khoảng 10 triệu đến

+ Với kỹ sư điện toán đám mây có kinh nghiệm từ 2-5 năm, mức lương có thể tăng lên khoảng 20 triệu đến 35 triệu đồng mỗi tháng.

+ Kỹ sư điện toán đám mây có kinh nghiệm từ 5-10 năm có thể nhận được mức lương từ 35 triệu đến 60 triệu đồng mỗi tháng.

+ Với kỹ sư điện toán đám mây có hơn 10 năm kinh nghiệm và đảm nhiệm các vị trí quản lý hoặc chuyên gia, mức lương có thể vượt qua 60 triệu đồng mỗi tháng và thậm chí vượt qua 100 triệu đồng mỗi tháng Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào yêu cầu và quy mô của công ty.

- Lưu ý rằng đây chỉ là mức lương tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Người lao động cần tham khảo thông tin từ các nguồn đáng tin cậy và thương lượng trực tiếp với nhà tuyển dụng để có thông tin chính xác về mức lương.

Chuyên gia an ninh mạng, bảo mật thông tin

8.1 Khái niệm an ninh mạng, bảo mật thông tin

- An ninh mạng và bảo mật thông tin là hai khái niệm liên quan nhưng khác nhau trong lĩnh vực công nghệ thông tin:

+ An ninh mạng (Network Security): An ninh mạng là tập hợp các biện pháp và quy trình nhằm bảo vệ mạng máy tính và các thiết bị kết nối trong mạng khỏi các mối đe dọa và tấn công từ bên ngoài Các biện pháp an ninh mạng bao gồm xác thực người dùng, kiểm soát truy cập, mã hóa dữ liệu, giám sát mạng, phòng chống phần mềm độc hại và các biện pháp khác nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, sẵn sàng và bảo mật của hệ thống mạng.

+ Bảo mật thông tin (Information Security): Bảo mật thông tin là lĩnh vực quản lý và bảo vệ thông tin quan trọng trong một tổ chức Nó bao gồm việc bảo vệ thông tin khỏi việc truy cập trái phép, sử dụng trái phép, sửa đổi trái phép và tiết lộ trái phép Bảo mật thông tin áp dụng các biện pháp bảo mật vật lý và logic, bao gồm mã hóa dữ liệu, xác thực người dùng, quản lý khóa, kiểm soát truy cập, sao lưu dữ liệu và chuẩn bị phòng ngừa và phục hồi sau sự cố.

- Tổng quan, an ninh mạng tập trung vào bảo vệ hệ thống mạng và các thiết bị khỏi các mối đe dọa bên ngoài, trong khi bảo mật thông tin tập trung vào bảo vệ thông tin quan trọng khỏi các mối đe dọa và rủi ro bên trong và bên ngoài tổ chức. Hai khái niệm này thường được áp dụng cùng nhau nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật toàn diện cho hệ thống thông tin của một tổ chức.

8.2 Công việc của một chuyên gia an ninh mạng, bảo mật thông tin

- Nhiệm vụ của một chuyên gia an ninh mạng và bảo mật thông tin là đảm bảo tính toàn vẹn, sẵn sàng và bảo mật của hệ thống mạng và thông tin quan trọng trong một tổ chức Dưới đây là một số nhiệm vụ chính của một chuyên gia an ninh mạng và bảo mật thông tin:

+ Đánh giá rủi ro: Chuyên gia an ninh mạng và bảo mật thông tin phải đánh giá rủi ro và xác định các điểm yếu trong hệ thống mạng và thông tin của tổ chức Điều này bao gồm việc phân tích các mối đe dọa tiềm tàng và xác định các lỗ hổng bảo mật có thể bị khai thác.

+ Phát triển chính sách và quy trình bảo mật: Chuyên gia phải tham gia vào việc xây dựng chính sách và quy trình bảo mật để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến an ninh mạng và bảo mật thông tin Điều này bao gồm việc xác định các biện pháp bảo mật, quy trình xác thực người dùng, quản lý khóa và quản lý truy cập.

+ Triển khai biện pháp bảo mật: Chuyên gia phải triển khai các biện pháp bảo mật thích hợp như cài đặt và quản lý tường lửa, mã hóa dữ liệu, xác thực hai yếu tố, giám sát mạng và phòng chống phần mềm độc hại Họ cũng phải đảm bảo rằng các biện pháp bảo mật được áp dụng đúng và hiệu quả.

+ Phòng ngừa và phản ứng sự cố: Chuyên gia an ninh mạng và bảo mật thông tin phải đảm bảo sự phòng ngừa và sẵn sàng phản ứng khi có sự cố bảo mật xảy ra Họ phải giám sát các hoạt động mạng, phát hiện các hành vi đáng ngờ và đưa ra biện pháp để ngăn chặn và xử lý các sự cố bảo mật.

+ Giáo dục và đào tạo: Chuyên gia cần giáo dục và đào tạo nhân viên về các vấn đề liên quan đến an ninh mạng và bảo mật thông tin Điều này bao gồm việc tổ chức huấn luyện, xây dựng chương trình giáo dục và cung cấp hướng dẫn về các biện pháp bảo mật và thực hành an toàn.

- Tóm lại, chuyên gia an ninh mạng và bảo mật thông tin có nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của hệ thống mạng và thông tin trong một tổ chức Họ phải tham gia vào việc đánh giá rủi ro, phát triển chính sách bảo mật, triển khai biện pháp bảo mật, phòng ngừa và phản ứng sự cố, cũng như giáo dục và đào tạo nhân viên.

- Mức lương của chuyên gia an ninh mạng và bảo mật thông tin tại Việt Nam có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, trình độ, vị trí công việc, quy mô tổ chức và vùng địa lý Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về mức lương phổ biến của chuyên gia an ninh mạng và bảo mật thông tin tại Việt Nam:

+ Vị trí nhập môn (entry-level): Mức lương cho chuyên gia mới ra trường và có ít kinh nghiệm thường nằm trong khoảng từ

10 triệu đến 20 triệu VNĐ mỗi tháng.

+ Vị trí trung bình (mid-level): Với một số kinh nghiệm và chứng chỉ liên quan, mức lương trung bình có thể dao động từ

20 triệu đến 40 triệu VNĐ mỗi tháng.

+ Vị trí chuyên gia/Senior: Các chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm, chứng chỉ chuyên sâu và khả năng lãnh đạo có thể kiếm được từ 40 triệu đến 80 triệu VNĐ mỗi tháng trở lên.

- Lưu ý rằng đây chỉ là mức lương phổ biến và có thể thay đổi tùy theo các yếu tố đã đề cập Ngoài lương cơ bản, các chuyên gia an ninh mạng và bảo mật thông tin cũng có thể nhận được các phụ cấp, thưởng và lợi ích khác từ các tổ chức mà họ làm việc.

- Cơ hội việc làm trong lĩnh vực an ninh mạng và bảo mật thông tin tại Việt Nam đang rất tiềm năng và hấp dẫn Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và sự gia tăng của các mối đe dọa an ninh mạng đã tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về chuyên gia an ninh mạng và bảo mật thông tin Dưới đây là một số cơ hội việc làm trong lĩnh vực này:

+ Chuyên gia an ninh mạng: Các công ty công nghệ, ngân hàng, tổ chức chính phủ và tổ chức tài chính đều có nhu cầu tuyển dụng chuyên gia an ninh mạng để bảo vệ hệ thống mạng và dữ liệu của họ khỏi các mối đe dọa.

Sự phát triển của các công ty doanh nghiệp phần mềm được phát triển dựa trên mã nguồn mở

doanh nghiệp phần mềm được phát triển dựa trên mã nguồn mở

- Hiện tại có rất nhiều đơn vị, công ty doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh phần mềm Việc phát triển các mã nguồn mở mang lại nhiều lợi ích nên chắc chắn các công ty sẽ không ngần ngại đầu tư để nâng cấp và phát triển thành phần mềm của riêng mình Với những tính năng và tiện ích tốt hơn phần mềm gốc, tung ra thị trường và kiếm được những khoản lợi nhuận lớn.

Thách thức và Cơ hội

- Thách thức: Mặc dù có nhiều cơ hội phát triển, công nghệ thông tin cũng đối mặt với một số thách thức Đó là vấn đề quyền riêng tư và bảo mật, sự thay đổi trong lĩnh vực công việc và tác động xã hội của công nghệ thông tin Việc đảm bảo an toàn và đạo đức trong việc sử dụng công nghệ thông tin là một thách thức quan trọng cần được giải quyết.

- Cơ hội: Công nghệ thông tin mang lại cơ hội khổng lồ cho sự phát triển và tiến bộ trong nhiều lĩnh vực Từ việc cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng cường hiệu suất công việc đến giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp, công nghệ thông tin sẽ là một công cụ quan trọng để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

- Trong tương lai, công nghệ thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục phát triển và tranh đấu trở thành một lĩnh vực quan trọng và không thể thiếu trong xã hội Các xu hướng như Trí tuệ nhân tạo, bảo mật và quản lý dữ liệu, sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức Để tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ thông tin, chúng ta cần làm việc cùng nhau để đảm bảo sự phát triển bền vững và trách nhiệm trong việc sử dụng công nghệ.

- Những thông tin trên đây chỉ là dự đoán ngành công nghệ thông tin trong tương lai Tuy nó chưa xảy ra và cũng có thể không xảy ra đúng như dự đoán nhưng chắc chắn đó là những nhận định sát với thực tiễn phát triển của ngành công nghệ thông tin thế giới.

- Ngành công nghệ thông tin sẽ còn khởi sắc và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai Từ những dự đoán trên chúng ta dễ dàng nhìn thấy được triển vọng ngành công nghệ thông tin trong tương lai không xa Chính vì vậy, nhiều bạn đã lựa chọn hướng nghiệp ngành công nghệ thông tin hiện nay Đây thực sự là một lựa chọn và định hướngs đúng đắn hợp thời.

- Với nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin trong nước và các nước trên thế giới đang thiếu hụt trầm trọng Việc lựa chọn theo đuổi ngành học này sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội việc làm trong tương lai.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 https://www.devwork.vn/blog/tiem-nang-cua-nganh-cntt-trong- tuong-lai-nhu-the-nao

Ngày đăng: 17/09/2024, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w