Phân tích kết quả thu được Với 36 sinh viên được nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả: 2.3.1.Thực trạng số lượng sinh viên năm nhất tại các trường Đại học khu vực Hà Nội đi làm thêm Kế
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
*** BÁO CÁONHẬP MÔN NGÀNH
ĐỀ TÀI SINH VIÊN ĐI LÀM THÊM
Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN MẠNH HÙNG
Nhóm thực hiện: NHÓM 1
Hà Nội, ngày 25 tháng 1 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
1 Lí do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ LÀM THÊM TRONG SINH VIÊN 3
1.1 Khái niệm “việc làm thêm” 3
1.2 Thực trạng làm thêm của sinh viên hiện nay 3
1.3 Phân loại các công việc làm thêm của sinh viên hiện nay theo hình thức làm việc 3
CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH 5
2.1 Nội dung nghiên cứu 5
2.2 Mẫu khảo sát 5
2.3 Phân tích kết quả thu được 5
2.3.1.Thực trạng số lượng sinh viên năm nhất tại các trường Đại học khu vực Hà Nội đi làm thêm 5
2.3.2 Thực trạng của sinh viên đối với việc làm thêm 6
2.3.2.1 Nhóm sinh viên đang đi làm thêm 6
2.3.2.2 Nhóm sinh viên chưa đi làm thêm 9
2.3.3 Những ý kiến, đóng góp thêm của mọi người 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 18
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong thời đại xã hội 4.0, “việc làm” luôn luôn là một vấn đề nóng, gắn chặt vớiđời sống cùng như suy nghĩ của hầu hết tất cả mọi người “Làm thêm” có lẽ là chủ đềkhông hề xa lạ, thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn sinh viên ngay khi còn ngồi trêngiảng đường Dù đi làm với mục đích nào, khi cân nhắc đến việc đi làm thêm, các bạnsinh viên cùng nên xem xét kĩ lưỡng vì “làm thêm” có thể là một con dao hai lưỡi bởiluôn có mặt tích cực kèm tiêu cực, đặc biệt là đối với những bạn năm nhất
2 Mục đích nghiên cứu
- Thu thập ý kiến, thái độ, các con số cụ thể và thực trạng làm thêm của sinh viênHà Nội
- Tổng hợp và phân tích số liệu.- Nêu lên ưu, nhược điểm của việc làm thêm và đề xuất giải pháp
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Thực trạng làm thêm của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn thành phố HàNội
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Thiết kế bảng câu hỏi, tiến hành điều tra4.1.1 Thiết kế bảng câu hỏi
Lấy mục đích nghiên cứu làm gốc, chúng tôi chia bảng câu hỏi theo nhiều khíacạnh khác nhau Những câu hỏi này được xây dựng trên những nội dung như mức độảnh hưởng của công việc, nguyên nhân dẫn đến thực trạng, mức lương trung bình, khảnăng tài chính,…
4.1.2 Tiến hành điều tra
Sau khi thiết kế bảng câu hỏi, chúng tôi tiến hành điều tra chính thức trên nềntảng Google Form với 36 sinh viên
4.2 Xử lí số liệu
Sau khi hoàn tất công việc điều tra, chúng tôi dựa vào kết quả và xử lí số liệuthông qua ứng dụng Canvas
2
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ LÀM THÊM
TRONG SINH VIÊN
1.1 Khái niệm “việc làm thêm”
Đối với sinh viên “việc làm thêm” có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫnđang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình mà khôngbị pháp luật ngăn cấm, không làm ảnh hưởng nhiều đến học tập… với mục đích cóthêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi các kỹ năng mềm phục vụ cho quá trìnhsống và làm việc cũng như tích lũy kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống.Việc làm thêm hiện nay đã trở thành một xu thế là vì đối với sinh viên, đặc biệt khisống trong xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnhhưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của họ sau tốt nghiệp
Khi chúng ta bước vào hành trình tìm việc làm cho bản thân chúng ta sẽ bắt gặprất nhiều hình thức việc làm khác nhau và việc hiểu hết định nghĩa của các hình thứcviệc làm đó không phải là một điều đơn giản
1.2 Thực trạng làm thêm của sinh viên hiện nay
Hiện cả nước có khoảng 560.000 sinh viên năm nhất, con số này sẽ không ngừngtăng lên trong các năm tới, là một tín hiệu tích cực cho nền giáo dục nước nhà Bêncạnh đó, luôn có nhiều vấn đề nảy sinh đối với toàn xã hội và đối với từng sinh viênnhư vấn đề về nhà ở, tài chính, công việc,… Và sinh viên đi làm thêm đang là mộttrong những vấn đề nhức nhối, là một chủ đề nóng của xã hội
Hiện nay với xu hướng phát triển mạnh mẽ của các thành phố lớn, nhiều cửahàng được mở để đáp ứng các nhu cầu của mọi người Chính vì thế, nhu cầu tuyểnnhân viên làm thêm cao, do đó nếu sinh viên muốn tìm kiếm việc làm thêm để có thunhập trang trái cuộc sống cùng không phải là quá khó khăn Đa số sinh viên làm thêmsẽ tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…bởi đây đều là những trung tâm thương mại lớn, nhu cầu trao đổi mua bán dịch vụ cao,đi kèm theo đó sẽ có nhiều công việc cho sinh viên
1.3 Phân loại các công việc làm thêm của sinh viên hiện nay theo hình thứclàm việc
- Việc làm thêm toàn thời gian: Là những công việc làm theo giờ hành chính
hoặc theo ca 8 tiếng/ngày Do yêu cầu về thời gian nên công việc này thường dành chonhững người đã đi làm, không phù hợp cho học sinh, sinh viên Tuy vậy, hiện nay vẫncó rất nhiều sinh viên làm toàn thời gian miễn là công việc đó phù hợp với thời gianhọc của họ
- Việc làm thêm bán thời gian: Là làm thêm theo giờ, theo ca Thời gian các ca
do các cơ quan, tổ chức quy định, dao động từ 4-5 tiếng/ca/ngày, tức 25-30 tiếng/tuần.Vì vậy đây là công việc thường hướng đến các đối tượng như học sinh, sinh viên, nộitrợ,… tranh thủ thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập
Trang 5- Việc làm thêm thời vụ: Là việc làm mà người lao động được công ty, doanh
nghiệp kí kết hợp đồng để thực hiện những công việc mang tính thời vụ, có thời hạnkéo dài 3-6 tháng và dưới 12 tháng Đây là công việc dễ dàng tìm được vào các thờiđiểm lễ, tết, dịp hè,… Việc làm thời vụ thường dành cho sinh viên, người lao động cầntìm việc làm thêm ngắn hạn, linh động thời gian để tăng thu nhập
- Thực tập sinh: là công việc thực tế giúp người học có thêm kinh nghiệm và
hiểu được ngành nghề mà mình chọn Chính vì vậy đây thường là công việc dành chonhững sinh viên mới ra trường hoặc đang học năm cuối Tuy nhiên, hiện nay có khôngít những bạn sinh viên năm 2, năm 3 đã bắt đầu xin đi thực tập để trau dồi kinhnghiệm Khi đi làm, một thực tập sinh sẽ hỗ trợ công ty các công việc khác nhau tùyvị trí làm việc và lĩnh vực và tất cả sẽ là nền tảng để bạn phát triển sự nghiệp sau này
4
Trang 6CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH
2.1 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề đi làm thêm của sinh viên để biết được mục đích cũng nhưnhững công việc họ đã và đang làm Bên cạnh đó, thấy được những công việc đó cóphù hợp với mục đích ban đầu mà họ đề ra hay không, và tìm hiểu về mức độ hài lòngcủa họ đối với công việc đó Hơn nữa, có thể biết được những tác động của việc làmthêm đến kết quả học tập của các bạn ấy Mặc khác, còn tìm hiểu thêm về nguyênnhân chưa hoặc không đi làm thêm của các bạn còn lại
2.2 Mẫu khảo sát
Gửi khảo sát đến các sinh viên năm nhất các trường tại khu vực Hà Nội:
https://by.com.vn/3xLO1
2.3 Phân tích kết quả thu được
Với 36 sinh viên được nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả:
2.3.1.Thực trạng số lượng sinh viên năm nhất tại các trường Đại học khu vực Hà Nội đi làm thêm
Kết quả khảo sát được trình bày tại biểu đồ 1
Biểu đồ 1: Thực trạng việc làm thêm của sinh viên năm nhất tại các trường Đại
học khu vực Hà Nội
Kết quả biểu đồ cho thấy, trong tổng số 36 sinh viên được hỏi thì có tới 27 sinhviên trả lời không tham gia các công việc làm thêm chiếm tỷ lệ 75% và 9 sinh viênđang tham gia các công việc làm thêm chiếm tỷ lệ 25% Năm nhất đại học là một khởiđầu mới, là quãng đường mà sinh viên sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh giờ giấcsinh hoạt, học tập, ăn ngủ khác xa hoàn toàn khi còn ở nhà Nhiều bạn cảm thấy quáxa lạ vì sự khác nhau giữa môi trường ở nhà và khi học đại học Năm học thứ nhất họcnhững môn đại cương nên việc học cũng sẽ căng thẳng hơn Chính vì thế nên số lượngsinh viên năm nhất đi làm không được nhiều
Trang 72.3.2 Thực trạng của sinh viên đối với việc làm thêm2.3.2.1 Nhóm sinh viên đang đi làm thêm
Kết quả nghiên cứu được trình bày tại biểu đồ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9
Biểu đồ 2: Lí do đi làm thêm của sinh viên
Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 2 cho thấy, đa số các sinh viên đang đi làm đềuchọn “tất cả các ý kiến trên”, các bạn muốn vừa làm vừa học hỏi, rèn luyện nhiều kĩnăng và có thêm những trải nghiệm mới, mở rộng những mối quan hệ xung quanhmình hơn Một số khác thì bình chọn có thêm thu nhập (44,4%) và có trải nghiệm(33,3%) nhiều hơn so với việc rèn luyện các kĩ năng và mở rộng mối quan hệ (22,2%)
Biểu đồ 3: Các kênh tìm việc làm thêm của sinh viên
Theo biểu đồ 3, có tới 55,6% người đã tìm việc làm thêm qua người thân, bạn bègiới thiệu Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng giúp các bạn tìm được việc làm chiếm22,2% Một số khác thì trực tiếp thông qua báo tuyển dụng chiếm 22,2% Điều đóchứng minh rằng sinh viên năm nhất tại các trường đại học khu vực Hà Nội có tinhthần cộng đồng cao và năng động trong việc tìm kiếm, biết khai thác công cụ Internettrong việc tìm kiếm việc làm
6
Trang 8Biểu đồ 4: Mối quan hệ giữa công việc làm thêm và chuyên ngành đào tạo
Kết quả khảo sát cho thấy rằng 100% người đều bình chọn là “không”, các côngviệc hiện tại của nhóm sinh viên đi làm thêm đều không liên quan đến lĩnh vựcchuyên môn
Biểu đồ 5: Những việc làm thêm phổ biến của sinh viên
Kết quả của biểu đồ 5 cho thấy, việc làm thêm của sinh viên khá đa dạng Tuynhiên, số lượng sinh viên tham gia bán hàng chiếm tỉ lệ đông nhất với 44,4%, tiếp đólà đến nhóm công việc khác (thực tập sinh, mẫu ảnh, tài xế công nghệ, ) chiếm22,2% Sau cùng là những công việc như nhân viên phục vụ, cộng tác viên, gia sư đềuchiếm 11,1% Đây là những công việc có tính thời vụ, thu nhập cũng tương đối ổnxong không có tính ổn định, phù hợp với những bạn sinh viên thích được trải nghiệm,mở rộng mối quan hệ và tìm kiếm thêm cơ hội làm việc trong tương lai
Trang 9Biểu đồ 6: Thời gian làm thêm Biểu đồ 7: Thời gian đi làm thêm trong một ngày
Kết hợp hai biểu đồ 6 và 7, các bạn sinh viên đều làm việc trong tuần chiếm tỉ lệ66,7% cao hơn so với những bạn làm trong khoảng thời gian rảnh rỗi chiếm 33,3%.Trong đó, số lượng sinh viên làm từ 4-8h/ngày nhiều hơn so với số lượng sinh viên đilàm trong khoảng 1-4 h/ngày
Biểu đồ 8: Thời gian tự học ở nhà
Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng người bình chọn thời gian học từ 2h/ngày chiếm tỉ lệ cao nhất với 55,6%, sau đó đến 2-4h/ngày chiếm tỉ lệ 33,3% Mộtsố khác thì bình chọn nhiều hơn 4h/ngày
1-Dựa trên kết quả của hai biểu đồ 6 và 7 cùng với biểu đồ 8 cho thấy được thờigian làm thêm của các tân sinh viên chiếm phần lớn so với thời gian tự học ở nhà, nósẽ ảnh hưởng đến chất lượng kết quả học tập trên lớp
Trang 10Biểu đồ 9: Ảnh hưởng của việc đi làm thêm đối với sinh viên
Kết quả ở biểu đồ 9 cho thấy phần lớn sinh viên đi làm thêm đều bình chọn là cóbị ảnh hưởng nhưng vẫn nằm trong vùng kiểm soát chiếm 66,7% Bên cạnh đó, một sốkhác bình chọn là không bị ảnh hưởng chiếm 22,2%, còn lại 11,1% thì có bị ảnhhưởng Mặc dù đi làm thêm nhưng phần lớn các bạn vẫn cân bằng được thời gian làmthêm với những việc khác
2.3.2.2 Nhóm sinh viên chưa đi làm thêm
Kết quả nghiên cứu được trình bày tại biểu đồ 10, 11, 12
Biểu đồ 10: Lí do sinh viên chưa đi làm thêm
Kết quả cho thấy, lí do “chưa tìm thấy công việc phù hợp” chiếm tới 29,6% bìnhchọn và một số người khác thì để dành thời gian cho việc học chiếm 25,9% Bên cạnhđó, do từ phía gia đình chưa cho phép đi làm và chưa sắp xếp được thời gian hợp líđều chiếm 14,8% bình chọn và có lí do khác chiếm 11,1% Số ít còn lại thì khôngthích đi làm thêm chiếm 4,0%
Trang 11
Biểu đồ 11: Mức độ sẵn lòng nếu có công việc phù hợp
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 65,4% bình chọn “sẵn lòng”, đa số các bạnđều rất hăng hái, năng động tham gia đi làm thêm khi có công việc phù hợp với bảnthân Một số thành phần khác thì cần phải xem xét lại chiếm 26,9% Số ít còn lại thìkhông sẵn lòng (7,7%)
Biểu đồ 12: Những việc mà nhóm sinh viên chưa đi làm thêm làm vào thời gian
rảnh
Kết quả biểu đồ 12 cho thấy, đa số đều thường sử dụng mạng xã hội, giải trí vàolúc rảnh rỗi lần lượt là 40,7% và 33,3% Một số khác thì bình chọn chơi game chiếm11,1% Còn lại học thêm những môn năng khiếu, chơi thể thao và chăm sóc sức khỏechiếm tỉ lệ khá thấp lần lượt là 7,4%, 3,7% và 3,7% Phần lớn thời gian rảnh đa số đềusử dụng những công cụ giải trí như facebook, xem phim, chơi game,… Nếu sử dụng
10
Trang 12đúng cách nó sẽ giúp bạn phát triển bản thân hơn, ngược lại nó sẽ gây ảnh hưởng xấuđến sức khỏe và đời sống Những việc như học thêm những môn năng khiếu mới hoặcchơi thể thao, chăm sóc sức khỏe là những thứ giúp phát triển và hoàn thiện bản thânhơn từng ngày.
2.3.3 Những ý kiến, đóng góp thêm của mọi người
Kết quả nghiên cứu được trình bày tại biểu đồ 13, 14
Biểu đồ 13: Nguyên nhân cản trở việc làm thêm của sinh viên
Kết quả biểu đồ 13 cho thấy, nguyên nhân lớn nhất đó là do không đảm bảo đượclịch học có tới 20 bình chọn, chiếm 55,6% Tiếp đến là phân tâm trong việc học có 16bình chọn chiếm 44,4% Một số khác (11 bình chọn) là cảm thấy không đảm bảo đượcsức khỏe chiếm 30,6% Nguyên nhân khác và do giảm thời gian học đều có 8 bìnhchọn và chiếm 22,2%
Biểu đồ 14: Những mong muốn về công việc trong tương lai của sinh viên
Theo khảo sát, phần lớn đều có nhu cầu cao về việc cải thiện kĩ năng mềm, môitrường năng động lành mạnh, có thu nhập cao hơn, nâng cao chuyên môn, cải thiệnmối quan hệ chiếm tỉ lệ cao Trong đó bình chọn muốn công việc ít để có thời gianhọc và có những mong muốn khác chiếm lần lượt 30,6% và 13,9%
Trang 13KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã xác định thực trạng sinh viên năm nhất hiện nay của cáctrường đại học tại khu vực Hà Nội với 9/36 sinh viên làm thêm chiếm 25% và 27/36sinh viên chưa đi làm thêm chiếm 75% Ở năm nhất đại học số lượng sinh viên đi làmkhông nhiều vì rất nhiều lí do chủ quan và khách quan Trong các sinh viên đang đilàm thì 100% đều không làm đúng chuyên ngành đang theo học, các công việc đangđược các bạn làm đó là: bán hàng, thu ngân, phục vụ, cộng tác viên, gia sư,…
12
Trang 14CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP
Về vấn đề tập trung để học tập, qua khảo sát, gần một nửa trong số các bạn sinhviên tham gia khảo sát cho biết khi họ đi làm thêm dễ gây cho họ mất tập trung vàoviệc học, khiến cho họ đôi lúc không thể hoàn thành bài tập trên lớp Do đó, sinh viênđi làm cần nhận ra việc đi làm thêm hiện tại chỉ mang tính nhất thời còn việc học làviệc lâu dài và có ảnh hưởng lớn đến tương lai sau này Để làm được điều đó các bạnphải cố gắng không để hai việc ảnh hưởng lẫn nhau Khi đi làm thêm các bạn nên tậptrung hoàn thành công việc, không ôm công việc về nhà để tránh ảnh hưởng đến thờigian học tập cũng như sinh hoạt, cần thu xếp một khoảng thời gian riêng tư mỗi ngàycho việc học Hãy gạt những suy nghĩ về công việc ra khỏi đầu trong thời gian họcbài, đừng để những lo toan chi phối sự tập trung của các bạn Bên cạnh đó các bạn nêntập trung trong giờ học trên lớp, cần phải tập trung cao độ để nghe giảng và nắm đượcbài ngay trên lớp để đỡ mất thời gian học lại khi về nhà
Bên cạnh đó để có được cách sử dụng thời gian hợp lý thì cần tổng kết và cậpnhật thời gian biểu hằng ngày hay sau mỗi tuần, lập danh sách những việc cần làm,việc gì quan trọng hơn thì làm trước Việc sắp xếp thời gian như vậy vừa không bị bỏsót các công việc vừa giúp cân bằng thời gian cho việc học và việc làm thêm
Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy bản thân đang dành quá nhiều thời gian trên giảngđường cho một mớ kiến thức sáo rỗng, không đem lại ích lợi gì thì bạn hoàn toàn cóthể trích quỹ thời gian ấy ra để đi làm thêm Những kiến thức ngoài xã hội đôi khi lạicó giá trị hơn nhiều những bài học mang tính lý thuyết trên lớp Việc lựa chọn ưu tiênviệc nào là do các bạn quyết đinh, nhưng tất nhiên nếu đã lựa chọn tập trung vào việcđi làm thêm hoặc việc học thì phải quyết tâm làm cho đến nơi đến chốn, không nên bỏdở giữa chừng, phải thu được thành quả nhất định để không lãng phí thời gian và côngsức của mình
Đối với sinh viên có nhu cầu làm thêm để rèn luyện kĩ năng và tích lũy kinhnghiệm làm việc nhưng chưa tìm được công việc phù hợp thì nên vừa trau dồi kiếnthức vừa tìm kiếm các công việc phù hợp với khả năng, nên lựa chọn những công việcmang tính chất bán thời gian hoặc thời vụ, liên quan trực tiếp đến những gì đang học,coi công việc đó chính là những bước thực tập đầu tiên để chuẩn bị cho nghề nghiệpsau này Có thể qua đó không chỉ tích lũy được những kinh nghiệm mà còn đạt đượcmột thành tựu hay vị trí nào đó, làm bước đệm cho con đường sau này Sinh viên nếubiết chọn công việc làm thêm đúng với ngành học sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cọ xátvới nghề, sau khi ra trường sẽ ít bỡ ngỡ trước môi trường mới và có khả năng đượctuyển dụng cao hơn Nếu mục đích chính đi làm thêm là tích lũy kinh nghiệm, sinhviên có thể tham gia các hoạt động tình nguyện, các câu lạc bộ trong và ngoài trường,các hoạt động ngoại khóa, hay các trung tâm xã hội, nhờ vào việc tích cực tham giacác hoạt động đó mà tích lũy được những kiến thức và kinh nghiệm mà nơi giảngđường không ai dạy, mở ra cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường