1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam

210 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích góc nhìn của NTD và người nuôi heo về sở thích và mức WTP của họ đối với các thuộc tính của thịt heo an toàn và chăn nuôi an toàn VietGAHP.. TrChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt NamChăn nuôi heo thịt an toàn - phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

MAI ĐÌNH QUÝ

CHĂN NUÔI HEO THỊT AN TOÀN - PHÂN TÍCH THEO GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ NGƯỜI SẢN

XUẤT TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 9.62.01.15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

MAI ĐÌNH QUÝ

CHĂN NUÔI HEO THỊT AN TOÀN - PHÂN TÍCH THEO GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ NGƯỜI SẢN

XUẤT TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 9.62.01.15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đặng Thanh Hà

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Nghiên cứu sinh

Mai Đình Quý

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin dành lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy hướng dẫn luận án của tôi là PGS TS Đặng Thanh Hà Thầy đã định hướng và có những lời khuyên quý giá cho luận án

Tôi đặc biệt cảm ơn TS Lê Công Trứ - Trưởng Khoa Kinh tế, người đã có những góp ý ban đầu và xác định rõ hướng nghiên cứu của đề tài Bên cạnh đó tôi xin dành sự biết ơn chân thành đến quý thầy/cô đã giảng dạy và góp ý để hoàn thành luận án TS Đặng Lê Hoa, TS Lê Quang Thông, TS Thái Anh Hoà, TS Đặng Minh Phương, TS Nguyễn Ngọc Thuỳ, TS Hoàng Hà Anh, TS Nguyễn Tấn Khuyên, TS Nguyễn Hữu Dũng, và quý thầy/cô đồng nghiệp ở Khoa Kinh tế đã hỗ trợ tôi hoàn thành luận án này Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng đánh giá từ đề cương ban đầu đến hội đồng cấp Trường, và các phản biện độc lập đã có những nhận xét đánh giá xác đáng giúp tôi hoàn thiện luận án tốt nhất

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý nghiên cứu khoa học, Phòng đào tạo sau đại học và Phòng Kế hoạch tài chính đã tạo điều kiện về kinh phí thực hiện nghiên cứu và các thủ tục để tôi có thể hoàn thành luận án tốt nhất

Tôi thật sự cảm kích sự đóng góp của 395 người tiêu dùng thịt heo tại TP HCM, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, và 150 người nuôi heo tại tỉnh Đồng Nai và Bình Dương đã dành thời gian quý báu của mình để trả lời các câu hỏi trong nghiên cứu để tôi có được bộ dữ liệu khảo sát đáng tin cậy Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ quản lý ở địa phương đã tham gia buổi tham vấn và cung cấp nhiều thông tin quan trọng trong nghiên cứu này

Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình tôi cha mẹ và các anh chị em, đặc biệt là vợ tôi đã dành nhiều thời gian để chăm lo cho 2 con gái để tôi có nhiều thời gian thực hiện luận án Gia đình luôn là nguồn động lực to lớn để tôi hoàn thành luận án này

Trân trọng cảm ơn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2024

Mai Đình Quý

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

3 Câu hỏi nghiên cứu 7

4 Đối tượng nghiên cứu 7

5 Phạm vi nghiên cứu 8

5.1 Phạm vi không gian 8

5.2 Phạm vi thời gian 8

5.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu 8

6 Ý nghĩa của luận án 8

6.1 Ý nghĩa về mặt khoa học 8

6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn 9

7 Cấu trúc của luận án 10

CHƯƠNG 1 11

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 11

1.1 Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu 11

1.1.1 Khái niệm về an toàn thực phẩm 11

1.1.2 Khái niệm về thuộc tính an toàn sản phẩm thịt heo 11

1.1.3 Khái niệm liên quan đến thịt heo 11

1.1.3.1 Thịt heo đảm bảo an toàn 11

Trang 6

1.1.3.2 Thịt heo không đảm bảo an toàn 12

1.1.4 Khái niệm về sở thích 12

1.1.5 Khái niệm về mức sẵn lòng trả 13

1.1.6 Khái niệm về thoả dụng 13

1.1.7 Lý thuyết thỏa dụng đa thuộc tính (Multi-Attribute Utility Theory - MAUT) 13

1.1.8 Lý thuyết thỏa dụng kỳ vọng (Expected Utility Theory: EUT) 14

1.1.9 Lý thuyết thỏa dụng ngẫu nhiên (Random Utility Theory: RUT) 15

1.1.10 Lý thuyết về phương pháp thí nghiệm lựa chọn (Choice experiment - CE) 17

1.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm 18

1.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến NTD 18

1.2.1.1 Nhận thức của NTD đối với vấn đề an toàn thực phẩm 18

1.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP của NTD cho thực phẩm an toàn 19

1.2.1.3 Sở thích của NTD đối với các thuộc tính thực phẩm an toàn 21

1.2.1.4 Các phương pháp đo lường mức WTP đối với các thuộc tính thực phẩm an toàn 23

1.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến người sản xuất 24

1.2.2.1 Nhận thức của người nông dân đối với các hình thức nông nghiệp tốt 24

1.2.2.2 Hiệu quả kinh tế áp dụng sản xuất theo hướng an toàn (GAP) 25

1.2.2.3 Các rào cản hạn chế áp dụng sản xuất theo hướng an toàn GAP 26

1.2.2.4 Các mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp 28

1.2.2.5 Sở thích của nông dân đối với việc áp dụng nông nghiệp bền vững 29 1.3 Tổng quan về thực trạng tiêu dùng và thực trạng nuôi heo ở vùng Đông Nam Bộ 32

1.3.1 Tổng quan về vùng Đông Nam Bộ 32

1.3.2 Tổng quan thực trạng tiêu dùng thịt heo và nuôi heo ở Đông Nam Bộ 33

1.3.2.1 Thực trạng về tiêu dùng thịt heo 33

1.3.2.2 Thực trạng chăn nuôi heo ở vùng Đông Nam Bộ 35

CHƯƠNG 2 38

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu, khung phân tích và quy trình thực hiện luận án 38

2.1.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 38

2.1.2 Khung phân tích của luận án 39

Trang 7

2.1.3 Quy trình thực hiện luận án 40

2.2 Chọn điểm nghiên cứu và mẫu khảo sát 41

2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 41

2.2.2 Chọn mẫu khảo sát 42

2.2.2.1 Xác định cỡ mẫu khảo sát NTD 42

2.2.2.2 Xác định cỡ mẫu khảo sát người nuôi heo 43

2.3 Nguồn số liệu 43

2.3.1 Thu thập số liệu đối với NTD 43

2.3.2 Thu thập số liệu đối với người nuôi heo 44

2.4 Phương pháp phân tích theo các mục tiêu nghiên cứu 44

2.4.1 Đánh giá nhận thức của NTD đối với vấn đề ATTP và các thuộc tính đảm bảo an toàn sản phẩm thịt heo 44

2.4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mức WTP của NTD cho các thuộc tính của thịt heo an toàn 45

2.4.2.1 Mô hình thoả dụng ngẫu nhiên của NTD thịt heo 45

2.4.2.2 Phương pháp thí nghiệm lựa chọn (CE) đối với NTD thịt heo 46

2.4.3 Đánh giá hiệu quả tài chính và rào cản của việc áp dụng quy trình nuôi heo an toàn VietGAHP 53

2.4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nuôi heo an toàn VietGAHP 55

2.4.4.1 Phương pháp thí nghiệm lựa chọn (CE) 55

2.4.4.2 Mô hình Logit hỗn hợp (MXL) 59

CHƯƠNG 3 60

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60

3.1 Đánh giá nhận thức của NTD đối với thịt heo an toàn và các thuộc tính thịt heo an toàn 60

3.1.1 Đặc điểm mẫu khảo sát NTD 60

3.1.2 Thói quen tiêu dùng thịt heo 62

3.1.3 Đánh giá nhận thức của NTD đối với vấn đề ATTP thịt heo 67

3.1.4 Biện pháp NTD áp dụng để giảm thiểu rủi ro sức khỏe khi sử dụng thịt heo 73

3.1.5 Đánh giá của NTD về tầm quan trọng của các thuộc tính của thịt heo an toàn 76

3.1.6 Lựa chọn và thảo luận các thuộc tính thịt heo an toàn trong nghiên cứu 79

3.1.6.1 Thịt heo có truy xuất nguồn gốc 79

3.1.6.2 Thịt heo có chứng nhận an toàn 81

3.1.6.3 Thịt heo có thương hiệu 81

Trang 8

3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mức WTP của NTD cho các thuộc tính của thịt heo an toàn 83

3.2.1 Phân tích sở thích và mức WTP của NTD cho từng thuộc tính của thịt heo an toàn 84 3.2.2 Xác định mức WTP của NTD cho thịt heo có các thuộc tính tương tác 88 3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn thịt heo an toàn của NTD 91 3.3 Đánh giá hiệu quả tài chính và rào cản của việc áp dụng quy trình nuôi heo an toàn VietGAHP 94 3.3.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của người nuôi heo 95 3.3.2 Nhận thức của người nuôi heo theo hướng an toàn VietGAHP 97 3.3.3 Đánh giá nhận thức người nuôi heo mức độ quan trọng của các thuộc tính đảm bảo an toàn thịt heo 101 3.3.4 Đánh giá hiệu quả tài chính nuôi heo áp dụng và không áp dụng

VietGAHP 104 3.3.5 Phân tích độ nhạy 109 3.3.6 Rào cản của việc áp dụng quy trình nuôi heo an toàn VietGAHP 113 3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nuôi heo an toàn VietGAHP của người nuôi heo 117

3.4.1 Phân tích sở thích của người nuôi heo đến lựa chọn nuôi heo an toàn VietGAHP 117 3.4.2 Ước tính mức sẵn lòng chấp nhận (WTA) đầu tư nuôi heo VietGAHP 119 3.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nuôi heo an toàn VietGAHP của người nuôi heo 121 3.5 Kết nối và thảo luận về nhận thức và mức WTP của NTD với người nuôi heo 124

3.5.1 Kết nối góc nhìn về nhận thức của NTD và người nuôi heo 124 3.5.2 Kết nối về mức WTP giữa người tiêu dùng và người nuôi heo 125 3.5.3 Thảo luận góc nhìn của người nuôi heo theo hướng an toàn VietGAHP 128 3.6 Đề xuất hàm ý chính sách tăng cường kết nối tiêu dùng – sản xuất nhằm thúc đẩy nuôi heo theo hướng an toàn tại vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam 129

3.6.1 Hàm ý chính sách phát triển thị trường tiêu thụ thịt heo an toàn 130 3.6.2 Hàm ý chính sách thúc đẩy phát triển nuôi heo theo hướng an toàn

VietGAHP 132 3.6.3 Hàm ý chính sách tăng cường kết nối tiêu dùng – sản xuất heo thịt an toàn 134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135

Trang 9

1 Kết luận 135

2 Kiến nghị 136

2.1 Đối với người tiêu dùng 136

2.2 Đối với người nuôi heo 137

2.3 Đối với các cơ quan quản lý 137

3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 138

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 139

TÀI LIỆU THAM KHẢO 140

PHỤ LỤC: NGƯỜI TIÊU DÙNG 151

Phụ lục 1A: Kết quả thiết kế thí nghiệm lựa chọn và đề xuất các tập lựa chọn trong nghiên cứu sở thích và lựa chọn của người tiêu dùng 151

Phụ lục 2A: Phiếu khảo sát người tiêu dùng 152

Phụ lục 3A: Kết quả ước lượng 158

PHỤ LỤC: NGƯỜI NUÔI HEO 163

Phụ lục 1B: Phiếu khảo sát người nuôi heo 163

Phụ lục 2B: Thống kê và kiểm định các biến đặc điểm kinh tế xã hội của 2 nhóm áp dụng và không áp dụng VietGAHP 170

Phụ lục 3B: Thống kê mô tả 14 rào cản trong các nhóm rào cản áp dụng VietGAHP của người nuôi heo và mô hình EFA với phần mềm SPSS 173

Phụ lục 4B: Danh sách cán bộ quản lý được tham vấn 174

Phụ lục 5B: Kết quả thiết kế thí nghiệm lựa chọn và đề xuất các tập lựa chọn trong nghiên cứu sở thích và lựa chọn của người nuôi heo 175

Phụ lục 6B: Kết quả ước lượng các mô hình đối với người sản xuất 176

Phụ lục 7B: Chăn nuôi heo theo quy trình VietGAHP 179

Phụ lục 8B Tổng quan về chăn nuôi heo truyền thống và VietGAHP 183

Phụ lục 9B Khảo sát người tiêu dùng và trại chăn nuôi heo 188

Phụ lục 10B Giá thịt heo trên thị trường 190

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASC Hằng số phương án thay thế đặc biệt Alternative Specific

Method

thế không liên quan Independence of Irrelevant Alternatives

phân phối giống nhau

Independently and Identically Distributed LIFSAP Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh

ngành Chăn nuôi và An toàn thực phẩm

Livestock Competitiveness and Food Safety Project

Theory

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

VietGAHP Thực hành chăn nuôi tốt của Việt

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của NTD 20

Bảng 1.2 Tổng hợp những nghiên cứu về các thuộc tính của thực phẩm an toàn 21

Bảng 1.3 Tổng hợp các phương pháp và mô hình có liên quan mức WTP của NTD đối với các thuộc tính của thực phẩm an toàn 23

Bảng 1.4 Tổng hợp các nghiên cứu về nhận thức của nông dân về các hình thức nông nghiệp tốt 25

Bảng 1.5 Tổng hợp các nhân tố rào cản theo các tác giả áp dụng GAP 27

Bảng 1.6 Tổng hợp các mô hình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp 28

Bảng 1.7 Tóm tắt sở thích của người nông dân đối với hình thức nông nghiệp tốt 30

Bảng 1.8 Tóm tắt các biến được lựa chọn đưa vào mô hình CE 31

Bảng 1.9 Tổng quan về diện tích, dân số và mật độ dân số vùng Đông Nam Bộ 32

Bảng 1.10 Lượng thịt heo tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt Nam và Thế giới 33

Bảng 1.11 Sản lượng thịt heo hơi tại Việt Nam và Vùng Đông Nam Bộ 33

Bảng 1.12 Sản lượng thịt heo tiêu thụ tại vùng Đông Nam Bộ năm 2021 34

Bảng 1.13 Số hộ nuôi heo theo quy mô nhỏ, vừa và lớn tại vùng Đông Nam Bộ 35

Bảng 1.14 Tỷ lệ áp dụng VietGAHP theo quy mô nuôi heo tại vùng Đông Nam Bộ 36Bảng 1.15 Tổng số heo và heo thịt nuôi qua các năm của vùng ĐNB và Việt Nam 36Bảng 1.16 Sản lượng thịt hơi xuất chuồng của vùng Đông Nam Bộ và Việt Nam 37Bảng 2.1 Phân bổ mẫu khảo sát người nuôi heo 44

Bảng 2.2 Các thuộc tính tiềm năng và đánh giá của NTD về các thuộc tính thịt heo an toàn 47

Bảng 2.3 Các thuộc tính và cấp độ 48

Bảng 2.4 Tập lựa chọn 49

Bảng 2.5 Các biến số trong các phương trình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn các thuộc tính của thịt heo an toàn 51

Bảng 2.6 Các rào cản áp dụng VietGAHP và định nghĩa 54

Bảng 2.7 Các thuộc tính tiềm năng và các phát biểu về VietGAHP 55

Bảng 2.8 Các thuộc tính và cấp độ trong thí nghiệm lựa chọn 57

Bảng 2.9 Thẻ lựa chọn trong nghiên cứu 57

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người được phỏng vấn 61

Bảng 3.2 Địa điểm mua thịt heo của NTD 63

Bảng 3.3 Tần suất mua thịt heo của NTD 63

Bảng 3.4 Lượng thịt heo tiêu thụ bình quân đầu người trong tuần 64

Bảng 3.5 Mức độ quan tâm đến các thuộc tính của thịt heo an toàn khi mua 66

Bảng 3.6 Nguồn thông tin và mức độ tin cậy từ các nguồn thông tin về ATTP 68

Bảng 3.7 Mức độ các chất cấm và chất quản trong thịt heo 69

Trang 12

Bảng 3.8 NTD nhận định về tồn dư chất cấm trong thịt heo 72

Bảng 3.9 Tầm quan trọng của các thuộc tính thịt heo an toàn 76

Bảng 3.10 Kết quả ước lượng sở thích của NTD cho từng thuộc tính thịt heo an toàn 85

Bảng 3.11 Ước tính mức WTP của NTD cho từng thuộc tính thịt heo an toàn 86

Bảng 3.12 Ước tính mức WTP của NTD 1 kg thịt heo có thuộc tính an toàn 87

Bảng 3.13 Kết quả ước lượng mô hình có thuộc tính tương tác thịt heo an toàn 89

Bảng 3.14 Ước tính mức WTP của NTD 1 kg thịt heo có thuộc tính kết hợp 91

Bảng 3.15 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn các thuộc tính thịt heo an toàn 92

Bảng 3.16 Tóm tắt đặc điểm của người được phỏng vấn 95

Bảng 3.17 So sánh đặc điểm 2 nhóm hộ áp dụng và không áp dụng VietGAHP 96

Bảng 3.18 Đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính an toàn VietGAHP 102

Bảng 3.19 Lý do người nuôi heo không áp dụng VietGAHP (n=100) 103

Bảng 3.20 Lý do người nuôi heo áp dụng VietGAHP (n=50) 104

Bảng 3.21 Chi phí đầu tư ban đầu trung bình của hai hình thức nuôi heo 105

Bảng 3.22 Chi phí cố định trung bình ước tính cho 1 con heo trọng lượng 100kg 106Bảng 3.23 Kết quả sản xuất bình quân 100 kg heo hơi trong một vụ năm 2022 108

Bảng 3.24 Lợi nhuận ròng theo giá và tỷ lệ chết thay đổi khi không áp dụng VietGAHP 111

Bảng 3.25 Lợi nhuận ròng với giá và tỷ lệ chết thay đổi khi áp dụng VietGAHP 112Bảng 3.26 Các rào cản hạn chế áp dụng VietGAHP trong nuôi heo 113

Bảng 3.27 Các chỉ tiêu đánh giá mô hình EFA 114

Bảng 3.28 Các nhân tố được trích xuất trong mô hình EFA 115

Bảng 3.29 Các biến được tải trong các nhóm nhân tố được trích xuất 116

Bảng 3.30 Kết quả ước lượng mô hình MXL chỉ bao gồm các thuộc tính 118

Bảng 3.31 WTA để đầu tư nuôi heo VietGAHP của người nuôi heo trong CE 119

Bảng 3.32 Kết quả ước lượng mô hình MXL gồm thuộc tính và đặc điểm người nuôi heo 122

Bảng 3.33 Ước tính mức sẵn lòng trả của NTD cho 1kg heo hơi an toàn 125

Bảng 3.34 Mức WTP của NTD và WTA đầu tư nuôi heo an toàn VietGAHP 127Bảng 3.35 Ước tính lợi ích-chi phí của người nuôi heo theo mức WTP của NTD 128

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Khung phân tích của luận án 39

Hình 2.2 Quy trình thực hiện luận án 40

Hình 2.3 Vị trí của Vùng Đông Nam Bộ 41

Hình 3.1 Thông tin lựa chọn thịt heo an toàn của NTD 65

Hình 3.2 Mức độ hiểu biết của NTD về đối với ATTP thịt heo 68

Hình 3.3 Nhận định về tồn dư chất cấm và chất bảo quản trong thịt heo của NTD 69

Hình 3.4 Các vấn đề gặp phải khi tiêu dùng thịt heo tồn dư các chất cấm 70

Hình 3.5 Nhận định của NTD về nơi bán thịt heo không an toàn 71

Hình 3.6 Biện pháp lựa chọn thịt heo để đảm bảo an toàn của NTD 73

Hình 3.7 Biện pháp xử lý thịt heo trước khi nấu để giảm thiểu rủi ro sức khỏe của NTD 74

Hình 3.8 Mức độ yên tâm đối với biện pháp mà NTD lựa chọn 75

Hình 3.9 Mức độ tin tưởng đối với các thuộc tính thịt heo an toàn 77

Hình 3.10 Mức độ phổ biến và dễ tiếp cận các thuộc tính thịt heo an toàn 79

Hình 3.11 Tem truy xuất nguồn gốc thịt heo TE-FOOD 80

Hình 3.12 Chứng nhận thịt heo an toàn VietGAP 81

Hình 3.13 Sản phẩm thịt heo có thương hiệu và truy xuất nguồn gốc 82

Hình 3.14 Đánh giá về mức độ hiểu biết của người nuôi heo VietGAHP 98

Hình 3.15 Tiếp cận nguồn thông tin về VietGAHP của người nuôi heo 99

Hình 3.16 Đánh giá của người nuôi heo về mức độ đáp ứng các tiêu chí VietGAHP 100Hình 3.17 Nhận định mức độ hiệu quả kinh tế khi áp dụng VietGAHP 101

Hình 3.18 Diễn biến giá thịt heo hơi xuất chuồng năm 2022- 2023 110

Trang 14

TÓM TẮT

An toàn thực phẩm (ATTP) là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn của người tiêu dùng (NTD) vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của họ Việc đảm bảo ATTP cần phải được đánh giá ở khía cạnh cung và cầu trong chuỗi cung cấp Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích góc nhìn của NTD và người nuôi heo về sở thích và mức WTP của họ đối với các thuộc tính của thịt heo an toàn và chăn nuôi an toàn VietGAHP Phương pháp thí nghiệm lựa chọn (CE) kết hợp với mô hình Logit tham số ngẫu nhiên (RPL) được sử dụng để đánh giá mức WTP của NTD cho các thuộc tính thịt heo an toàn thông qua khảo sát 395 NTD mua thịt heo ở các chợ và siêu thị ở TP HCM, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai Đồng thời, phương pháp CE kết hợp với mô hình Logit hỗn hợp (MXL) được sử dụng để tìm hiểu sở thích và mức WTA đầu tư nuôi heo theo hướng an toàn VietGAHP thông qua khảo sát 150 người nuôi heo ở tỉnh Đồng Nai và Bình Dương vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam

Kết quả khảo sát NTD cho thấy, phần lớn họ có nhận thức về ATTP ở mức khá cao, và họ cho rằng thịt heo bán trên thị trường đặc biệt là ở chợ không đảm bảo an toàn Kết quả ước lượng chỉ ra rằng NTD quan tâm và WTP thêm cho các thuộc tính thịt heo an toàn bao gồm truy xuất nguồn gốc, chứng nhận an toàn, và thương hiệu Hơn nữa nếu sản phẩm thịt heo có thuộc tính truy xuất nguồn gốc kết hợp thêm thuộc tính thứ 2 như thương hiệu hay chứng nhận an toàn thì cũng làm gia tăng thêm mức WTP Nghiên cứu cũng phát hiện ra thu nhập là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến lựa chọn thịt heo có các thuộc tính an toàn của NTD Người có trình độ học vấn càng cao họ quan tâm đến thịt heo truy xuất nguồn gốc, còn NTD lớn tuổi họ quan tâm đến thịt heo có chứng nhận an toàn GAP Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng NTD sẵn lòng trả thêm 34,7% cho thịt heo có khả năng truy xuất nguồn gốc, 24,7% cho thịt heo có nhãn chứng nhận an toàn và 28,7% cho thịt heo có thương hiệu Điều này ngụ ý rằng việc cải thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc, nhãn chứng nhận an toàn, quảng bá thương hiệu thịt heo an toàn và công khai về các thuộc tính an toàn của thịt heo sẽ làm tăng đáng kể niềm tin và nhu cầu của NTD đối với thịt heo an toàn

Thông qua kết quả mức WTP của NTD cho thịt heo an toàn để làm cơ sở kết nối với người nuôi heo qua mức giá tăng thêm trong thí nghiệm lựa chọn Kết quả nghiên cứu cho thấy người nuôi heo thích và sẽ áp dụng quy trình VietGAHP nếu có

Trang 15

sự hiện diện của các hợp đồng đầu ra được đảm bảo, sản lượng tăng và giá cao hơn Bên cạnh đó, tuổi, giới tính và thu nhập cũng có tác động tích cực đến áp dụng nuôi heo an toàn VietGAHP trong thí nghiệm lựa chọn

Các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng những phát hiện này để phát triển và thực hiện các quy định hỗ trợ nhằm khuyến khích áp dụng VietGAHP, trong khi nhà phân phối có thể tận dụng sở thích của người nuôi heo bằng cách thiết lập và công khai các kênh thị trường cho các sản phẩm được chứng nhận GAP Hơn nữa, những phát hiện này có thể được sử dụng để hỗ trợ người chăn nuôi heo đưa ra những lựa chọn sáng suốt về phương pháp chăn nuôi của họ, cho phép họ phân tích khả năng nhận được hợp đồng đầu ra, đánh giá khả năng tăng năng suất do giảm tác động từ dịch bệnh và khám phá tiềm năng thị trường cho heo được chứng nhận an toàn

Từ khoá:Áp dụng VietGAHP, thí nghiệm lựa chọn, người nuôi heo, người tiêu dùng thịt heo, thuộc tính thịt heo an toàn, sẵn lòng trả

Trang 16

ABSTRACT

Food safety is a topic that receives consumer’s attention due to its direct impact on their health Ensuring food safety requires evaluation from both the supply and demand perspectives within the supply chain The objective of this dissertation is to analyze the perspectives of consumers and pig farmers regarding their preferences and willingness to pay for attributes of safe pork and VietGAHP pig farms The Choice Experiment (CE) method with the Random Parameters Logit (RPL) model is employed to assess consumer willingness to pay for safe pork attributes through a survey of 395 pork consumers in markets and supermarkets in Ho Chi Minh City, Binh Duong, and Dong Nai provinces For pig farmers, the CE method with the Mixed Logit (MXL) model is used to discover the preferences and willingness to invest in VietGAHP pig farms through a survey of 150 pig farmers in Dong Nai and Binh Duong provinces in the Southeast region of Vietnam

The results of consumer survey indicate that the majority of respondents have a relatively high awareness of food safety They express concerns about the safety of pork, particularly in markets, and believe that it lacks adequate assurance The estimated results reveal that consumers are concerned and willing to pay an additional amount for attributes associated with safe pork, including traceability, safety certification, and brand Furthermore, if pork products possess traceability in conjunction with a second attribute such as brand or safety certification, the incremental increase in willingness to pay is found to be negligible The study also identifies income as the most significant influencing factor in the selection of pork with safety attributes by consumers Individuals with higher educational attainment express greater interest in pork with traceability, while older consumers show a preference for pork with GAP safety certification The research findings suggest that consumers are willing to pay an additional 34.7% for pork with traceability, 24.7% for pork with safety certification, and 28.7% for branded pork This implies that improving traceability systems, safety certification, promoting the branding of safe pork, and transparent communication about pork safety attributes will significantly enhance consumer trust and demand for safe pork

Trang 17

Using the results of the willingness to pay for safe pork of consumers, the study establishes a connection with pig farmers through additional price increments in the choice experiment The findings of this study demonstrated that pig farmers had a strong preference for adopting VietGAHP and were willing to invest in it if there is a presence of assured output contracts, increased yields, and higher prices Additionally, age, gender, and income also positively impact the adoption of VietGAHP in the choice experiment

Policymakers can use these findings to develop and implement supportive regulations that encourage the adoption of VietGAHP, while distributors can capitalize on pig farmers' preferences by establishing and promoting market channels for GAP-certified products Furthermore, these findings can be used to assist pig farmers in making informed choices about their farming methods, enabling them to analyze the potential for securing output contracts, assess the possibility of productivity gains from reduced disease impact, and explore market potential for GAP-certified pigs

Key words: adoption of VietGAHP, choice experiment, pig farmer, pork consumer,

pork safety attributes, willingness to pay

Trang 18

MỞ ĐẦU

Trong phần này, những nội dung chính được trình bày bao gồm: (i) tính cần thiết của nghiên cứu, (ii) mục tiêu nghiên cứu, (iii) câu hỏi nghiên cứu, (iv) đối tượng nghiên cứu, (v) phạm vi nghiên cứu, (vi) ý nghĩa của luận án, và (vii) cấu trúc của luận án

1 Tính cần thiết của nghiên cứu 1.1 Tính cần thiết về mặt lý luận

Thịt heo là loại thực phẩm phổ biến với hơn 98% hộ gia đình ở Việt Nam sử dụng thịt heo, và chiếm hơn 70% tổng lượng thịt tiêu thụ (Duong và ctv, 2015) Mức tiêu thụ thịt heo bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2021 là khoảng 26 kg (OECD, 2022) Theo Cục Chăn nuôi (2021) người Việt Nam chủ yếu tiêu thụ thịt nóng, trong đó khoảng 80% lượng thịt tiêu thụ qua kênh phân phối truyền thống là các chợ, điểm bán tự phát; và khoảng 20% qua siêu thị, và các cửa hàng Trong chuỗi cung ứng thịt heo, liên quan đến chăn nuôi, giết mổ và chế biến, vấn đề liên quan đến an toàn sản phẩm thịt heo xuất phát từ khâu chăn nuôi đứng hàng đầu Rủi ro về an toàn sản phẩm thịt heo trong chăn nuôi heo chủ yếu liên quan đến việc sử dụng trái phép thức ăn bổ sung tinh chất thịt nạc, chất kháng sinh, môi trường chăn nuôi kém, lây lan dịch bệnh và gia tăng số lượng heo bị bệnh (Chen và ctv, 2011; Resende-Filho và Hurley, 2012; Wang và Chen, 2016; Rather và ctv, 2017; Ngo và ctv, 2021) Những rủi ro về an toàn sản phẩm thịt heo này ảnh hưởng lớn đến niềm tin và lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng (Aung và Chang, 2014) Làm thế nào để cải thiện niềm tin của NTD thịt heo đã trở thành một mối quan tâm chung của các cơ quan quản lý, nhà phân phối và người nuôi heo

Sự bất đối xứng thông tin giữa người tiêu dùng (NTD) và người sản xuất có thể dẫn đến thất bại thị trường và người mua sẽ bị thiệt thòi do có ít thông tin hơn người sản xuất (Hobbs, 2004) NTD phải đưa ra lựa chọn giữa các sản phẩm thực phẩm mà không có thông tin rõ ràng về thực phẩm mà họ mua (Hobbs, 2004) Vì vậy, để giải quyết sự thiếu thông tin này, NTD cần có thông tin về sản phẩm được cung cấp bởi nhà sản xuất để nhận biết thực phẩm đó có an toàn không thông qua các thuộc tính an toàn của sản phẩm (Wang và ctv, 2018; Khuu và ctv, 2019) Đối với các sản phẩm thịt, ngoài các thuộc tính về giá, hình thức và dinh dưỡng, các thuộc tính của thịt còn có thể bao gồm khả năng truy xuất nguồn gốc, phúc lợi động vật, chứng nhận xuất xứ, nhãn chứng

Trang 19

nhận môi trường và các thuộc tính thông tin bổ sung khác cho biết chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm (Samant và Seo, 2016; Lewis và ctv, 2017)

Lý thuyết thoả dụng đa thuộc tính và lý thuyết thoả dụng ngẫu nhiên được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng để đánh giá lợi ích của NTD cũng như người sản xuất Lý thuyết thoả dụng đa thuộc tính của Lancaster (1966) cho rằng thoả dụng của NTD bắt nguồn từ các thuộc tính của hàng hóa chứ không phải từ bản thân hàng hóa, có nghĩa là giá trị của hàng hóa về cơ bản là tổng giá trị của từng thuộc tính hoặc đặc tính của hàng hóa Lý thuyết thoả dụng ngẫu nhiên hình thành dựa trên nền tảng của lý thuyết thoả dụng đa thuộc tính, lý thuyết này dựa trên giả thuyết rằng mọi cá nhân hành động hợp lý và lựa chọn để lợi ích mà họ nhận được là tối đa từ các tình huống lựa chọn (McFadden, 1974) Các lý thuyết này đã được sử dụng để làm nền tảng cho các đánh giá về WTP của NTD lẫn người sản xuất

Về phía NTD, nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam vận dụng lý thuyết thoả dụng ngẫu nhiên để đo lường mức sẵn lòng trả (WTP) của NTD đối với các sản phẩm an toàn, đa phần các nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để ước lượng mức WTP (Khuu và ctv, 2019; Nguyen và ctv, 2019; Thi Nguyen và ctv, 2018; Lapar và ctv, 2010;) bằng nhiều phương thức hỏi khác nhau như câu hỏi đấu giá thử nghiệm, câu hỏi đóng dạng Single-Bounded Dichotomous Choice, câu hỏi đóng dạng Double - Bounded Dichotomous Choice Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp thí nghiệm lựa chọn (CE) để đánh giá mức WTP biên cho từng thuộc tính của sản phẩm an toàn như truy xuất nguồn gốc; nguồn gốc xuất xứ; nhãn chứng nhận an toàn; phúc lợi động vật; phát hiện chất tạo nạc; hàm lượng chất béo; màu sắc và độ tươi;

thương hiệu sản phẩm, và tính minh bạch (Dickinson và Bailey, 2002; Verbeke và ctv, 2002; Enneking, 2004; Hobbs và ctv, 2005; Loureiro và Umberger, 2007; Wang và ctv,

2009; Cummins và ctv, 2016; Liu và ctv, 2017; Xu và ctv, 2019)

Về phía người sản xuất, nghiên cứu trước đây phần lớn sử dụng lý thuyết thoả dụng kỳ vọng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng công nghệ mới hoặc các hình thức nông nghiệp bền vững (Schulz và Tonsor, 2010; Katungi and Akankwasa, 2010; Akudugu và ctv, 2012; Loevinsohn và ctv, 2012; Banzon và ctv, 2013; Richardson và ctv, 2013; Larue và ctv, 2014; Srisopaporn và ctv, 2015; Lippe và Grote, 2016; Vu Thi và ctv, 2016) Các nghiên cứu đã nêu bật hai yếu tố chính thúc đẩy việc áp dụng công nghệ trong nông nghiệp là sự sẵn có và khả năng chi trả của người nông dân cho các công nghệ nông nghiệp mới; và kỳ vọng của nông dân về lợi nhuận lâu dài mà công nghệ mới đem lại Bên cạnh đó, để khám phá sở thích của nông dân và chi

Trang 20

phí liên quan đến việc áp dụng các hình thức sản xuất nông nghiệp bền vững hay thực hành nông nghiệp tốt, nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp thí nghiệm lựa chọn để thực hiện (Ngoc và ctv, 2016; Phong và ctv, 2021) Ưu điểm của phương pháp này là trong thí nghiệm lựa chọn, người nông dân sẽ đối mặt với nhiều lựa chọn trong tập lựa chọn và họ sẽ chọn ra hình thức sản xuất tốt nhất Qua đó sẽ tiết lộ sự ưa thích của người sản xuất và sự sẵn lòng lựa chọn các hình thức sản xuất mà họ cho rằng hiệu quả nhất

Như vậy, phần lớn các nghiên cứu trước đây sử dụng phương pháp CVM để đo lường mức WTP trung bình của NTD cho sản phẩm thực phẩm an toàn hoặc sử dụng phương pháp CE để tính mức WTP biên cho từng thuộc tính của các sản phẩm thực phẩm an toàn Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ ở góc độ riêng lẻ của NTD mà không có sự kết nối với người sản xuất thành một hệ thống Hiện nay, rất ít các nghiên cứu thực hiện ở góc độ tiêu dùng sau đó cung cấp thông tin để kết nối với người sản xuất và đây chính là khoảng trống của nghiên cứu Để sản xuất ra thịt heo an toàn, việc tiếp cận từ cả hai phía NTD và người sản xuất đều rất quan trọng Vấn đề lớn nhất hiện nay đối với sản phẩm thịt heo là NTD chưa tin và chưa sẵn sàng chia sẻ chi phí hoặc chưa có phân khúc thị trường an toàn được thiết lập một cách đầy đủ Cách tiếp cận xuất phát từ NTD tập trung vào việc hiểu rõ nhu cầu và mức WTP của NTD cho thịt heo an toàn Nhu cầu của NTD về thịt heo an toàn sẽ tạo ra động lực và định hình việc cung cấp thịt heo an toàn của người sản xuất NTD có nhu cầu về thịt heo an toàn, tuy nhiên thịt heo an toàn không thể đo lường trực tiếp mà nó thể hiện qua các thuộc tính đại diện (proxy) như truy xuất nguồn gốc, chứng nhận an toàn GAP, và thương hiệu Những thuộc tính này giúp NTD đánh giá và ra quyết định về sản phẩm dựa trên các yếu tố có thể đo lường và kiểm chứng Khi NTD có nhu cầu rõ ràng và sẵn lòng trả cho sản phẩm thịt heo an toàn, điều này sẽ tạo động lực cho người sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường bằng cách đầu tư và tuân thủ các tiêu chuẩn VietGAHP Nghiên cứu này cung cấp một bức tranh tổng thể về nhìn nhận và đánh giá của NTD về sản phẩm thịt heo an toàn sau đó sẽ cung cấp thông tin về mức WTP cho người nuôi heo để họ lựa chọn sản xuất theo theo hướng an toàn hay hiện trạng qua thí nghiệm lựa chọn

1.2 Tính cần thiết về mặt thực tiễn

Ngành chăn nuôi là 1 trong 11 ngành hàng nông sản chủ lực của Việt Nam theo quyết định số 1684/QĐ-TTg về Chiến lược Hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030 Trong đó, chăn nuôi heo là một trong những hoạt động sản xuất giữ một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu ngành chăn nuôi và ngành nông nghiệp Việt Nam Theo Tổng cục thống kê, số lượng heo thịt nuôi năm 2022 có

Trang 21

hơn 21,5 triệu con với sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng khoảng 4,5 triệu tấn Việt Nam có khoảng 2,6 triệu cơ sở chăn nuôi heo, tạo việc làm cho khoảng 7 triệu lao động liên quan (Cục Chăn nuôi, 2019)

Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh chiếm 20% tổng đàn heo của cả nước, trong đó heo thịt khoảng 4,3 triệu con năm 2022 Đây cũng là vùng dẫn đầu cả nước về số lượng trang trại chăn nuôi heo có quy mô lớn và áp dụng tiêu chuẩn an toàn VietGAHP Tuy nhiên hiện nay, đa số là chăn nuôi ở các trang trại nhỏ lẻ nên công tác kiểm soát chất cấm, và dịch bệnh gặp nhiều khó khăn Người nuôi heo sử dụng chất cấm trong quá trình sản xuất như chất tăng trọng thuộc nhóm Beta-agonist, trong đó phổ biến nhất là salbutamol và clenbuterol hầu như không kiểm soát được (Lapar và ctv, 2017; Dang-Xuan và ctv, 2018) Dịch bệnh heo tai xanh hay dịch tả heo châu Phi cũng thường xuyên xảy ra nên người nuôi heo gặp nhiều rủi ro trong hoạt động chăn nuôi, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 xảy ra hiện nay người nuôi heo càng gặp rủi ro hơn (Cục chăn nuôi, 2021)

Để cải thiện vấn đề ATTP, cần hiểu rõ nhu cầu của NTD để nhà sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu của NTD bằng cách sản xuất ra thực phẩm an toàn hơn (Hoek và ctv, 2017) Tuy nhiên, cần lưu ý rằng để đáp ứng được các yêu cầu về ATTP thì giá bán thực phẩm an toàn ước tính sẽ tăng lên NTD không đồng nhất về thu nhập và nhận thức về thực phẩm an toàn nên họ phản ứng khác nhau với các sản phẩm thực phẩm an toàn (Wier và ctv, 2008) Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu ở phía tiêu dùng thường là nhận thức, hành vi và mức WTP của NTD đối với thực phẩm an toàn Trong khi đó ở phía sản xuất, các nghiên cứu thường về nhận thức, sở thích và các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn áp dụng các hình thức nông nghiệp bền vững hoặc thực hành nông nghiệp tốt của người sản xuất

Về phía tiêu dùng, nhiều nghiên cứu đã xác định mức sẵn lòng trả (WTP) của NTD cho ATTP ở các khía cạnh khác nhau Yu và ctv (2014) đã sử dụng phương pháp CVM với phương thức hỏi bằng thẻ thanh toán (payment card) và nhận thấy rằng NTD Trung Quốc sẵn sàng trả thêm 40% cho “thịt xanh” Liu, Yan và Zhou (2017) đã sử dụng dữ liệu từ thí nghiệm lựa chọn để đo lường sở thích của NTD Trung Quốc đối với gạo có nhãn hiệu sinh thái và cho thấy WTP của NTD đối với gạo có thương hiệu quốc gia cao hơn khoảng 1,11 Nhân dân tệ/500g so với gạo không có thương hiệu Wu và ctv (2016) đã sử dụng phương pháp thí nghiệm lựa chọn và chỉ ra rằng NTD sẵn sàng trả thêm số tiền 4,38 Nhân dân tệ/500g cho thịt heo có thể truy nguyên nguồn gốc Lee và ctv (2011)

Trang 22

đã sử dụng phương pháp CVM với phương thức đấu giá thử nghiệm và cho thấy NTD ở Hàn Quốc rất quan tâm đến việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm và sẵn sàng trả giá cao hơn khoảng 39% cho thịt bò nhập khẩu có thể truy xuất nguồn gốc so với thịt bò không truy xuất được nguồn gốc Khuu và ctv (2019) đã sử dụng phương pháp CVM với câu hỏi đấu giá thử nghiệm (bidding game) và kết luận rằng mức giá WTP của NTD đối với thịt heo truy xuất nguồn gốc cao hơn 24% đối với thịt heo không truy xuất nguồn gốc Nguyen và ctv (2019) sử dụng phương pháp CVM với câu hỏi đóng hai lần (Double-Bounded) và nhận thấy mức WTP trung bình của NTD đối với sản phẩm thịt heo vai và sườn an toàn cao hơn giá thị trường thông thường lần lượt là khoảng 48,7% và 37,8% Như vậy, WTP của NTD về ATTP đã được nhiều nhà nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau nghiên cứu Họ sử dụng phương pháp CVM hoặc CE để khám phá mức WTP của NTD Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy NTD sẵn lòng trả thêm một khoản tiền cho thực phẩm an toàn

Về phía sản xuất, nhiều nghiên cứu phân tích sở thích và mức WTA đầu tư hình thức nông nghiệp tốt trong thuỷ sản (Ngoc và ctv, 2016; Phong và ctv, 2021) Ngoc và ctv (2016) phát hiện ra rằng chi phí đầu tư ban đầu có ảnh hưởng bất lợi đến quyết định đầu tư vào hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) của người nuôi cá da trơn Nông dân dự đoán rằng khi chi phí sản xuất tăng lên thì lợi ích của họ sẽ giảm đi (Larue và ctv, 2014) Lợi ích bổ sung có thể được bù đắp thông qua giá bán cao hơn so với việc không áp dụng các biện pháp sản xuất bền vững Giá tăng thêm là một thuộc tính phổ biến trong các nghiên cứu có liên quan đến sở thích của người nông dân đối với các kỹ thuật canh tác bền vững hay thực hành nông nghiệp tốt (Ortega và ctv, 2011; Ngoc và ctv, 2016; Vu Thi và ctv, 2016) Nông dân sẽ có nhiều khả năng áp dụng các biện pháp nông nghiệp bền vững hơn nếu giá của các sản phẩm thủy sản nuôi bền vững tăng thêm khi áp dụng Nếu giá cá tăng 10% thì khả năng áp dụng mô hình RAS tăng 1,2% (Ngoc và ctv, 2016) Theo Ortega và ctv (2011), người nuôi cá ở Trung Quốc sẵn sàng tham gia nuôi đảm bảo ATTP nếu giá trung bình tăng khoảng 2,5% Vu Thi và ctv (2016) chỉ ra nếu giá vải tăng từ 16% đến 60%, nông dân Việt Nam sẽ áp dụng VietGAP Giá đầu ra thấp cũng được coi là trở ngại chính mà nông dân gặp phải khi thực hiện VietGAHP (Nguyen và ctv, 2021) Những nghiên cứu này cho thấy giá cả là yếu tố then chốt trong quyết định áp dụng các biện pháp nông nghiệp bền vững Lapar và ctv (2017) cho rằng việc tuân thủ VietGAHP có thể tăng năng suất do tỷ lệ tử vong trong chăn nuôi heo thấp hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Nông dân áp dụng các tiêu chuẩn an toàn sẽ có chi phí cao hơn không áp dụng nhưng việc áp dụng các

Trang 23

tiêu chuẩn an toàn sẽ tạo ra sản phẩm an toàn, họ kỳ vọng có thể bán với giá cao hơn, đồng thời áp dụng tiêu chuẩn an toàn có thể tạo ra năng suất cao hơn do kiểm soát được tỷ lệ chết, vì vậy có thể đem lại lợi nhuận cao hơn cho nông dân (Hansson, 2008) Chelang'a và ctv (2023) nhận thấy rằng nông dân có hợp đồng thể hiện mức độ áp dụng các tiêu chuẩn GGAP cao hơn so với nông dân không ký hợp đồng

Tại Việt Nam, các nghiên cứu phần lớn riêng lẻ ở góc độ tiêu dùng hoặc sản xuất, trong đó nhiều nghiên cứu ước lượng WTP của NTD đối với thực phẩm hữu cơ, thực phẩm an toàn và thịt heo truy xuất nguồn gốc (Thai và ctv, 2017; My và ctv, 2017; Pham và ctv, 2018; Khuu và ctv, 2019; Nguyen và ctv, 2019; Khai, Duyen và Xuan, 2018) Một số nghiên cứu phân tích sở thích và mức WTA đầu tư hình thức nông nghiệp tốt trong thuỷ sản (Ngoc và ctv, 2016; Phong và ctv, 2021) Chỉ có nghiên cứu của Phong và ctv (2021) có sự kết nối giữa người sản xuất và NTD tôm thông qua phân tích sở thích thái độ của người sản xuất và NTD đối với phát triển nuôi trồng thuỷ sản tốt (GAqPs) trong nuôi tôm tại Việt Nam Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào thực hiện kết nối giữa NTD thịt heo và người nuôi heo theo hướng an toàn ở Việt Nam Đây cũng là khoảng trống và mang tính cần thiết để thực hiện nghiên cứu

Xuất phát từ sự cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn trên, nghiên cứu “Chăn nuôi heo thịt an toàn – Phân tích theo góc nhìn của người tiêu dùng và người sản xuất tại vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam” được thực hiện nhằm phân tích góc nhìn của NTD về thịt heo an toàn để kết nối với người nuôi heo nhằm tìm ra những hàm ý chính sách để phát triển nuôi heo theo hướng an toàn, đảm bảo an toàn thực phẩm thịt heo cho NTD Kết quả từ nghiên cứu dự kiến sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho người nuôi heo, nhà phân phối và nhà hoạch định chính sách nhằm cải thiện an toàn thịt heo ở khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

Xuất phát từ những vấn đề nghiên cứu ở trên, mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm phân tích góc nhìn của NTD đối với sản phẩm thịt heo an toàn để làm cơ sở kết nối với góc nhìn của người nuôi heo theo hướng an toàn VietGAHP Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách tăng cường kết nối tiêu dùng – sản xuất nhằm thúc đẩy nuôi heo theo hướng an toàn tại vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam

2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Đánh giá nhận thức của NTD đối với thịt heo an toàn và các thuộc tính

của thịt heo an toàn;

Trang 24

Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mức WTP của NTD cho các thuộc

tính của thịt heo an toàn;

Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả tài chính và rào cản của việc áp dụng quy trình nuôi

heo an toàn VietGAHP;

Mục tiêu 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nuôi heo an toàn VietGAHP

của người nuôi heo;

Mục tiêu 5: Đề xuất hàm ý chính sách tăng cường kết nối tiêu dùng – sản xuất nhằm

thúc đẩy nuôi heo theo hướng an toàn tại vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi dưới đây:

Câu hỏi 1: Hiện nay, vấn đề ATTP thịt heo được NTD nhận thức như thế nào và họ

đánh giá tầm quan trọng của các thuộc tính sản phẩm thịt heo an toàn ra sao?

Câu hỏi 2: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến mức WTP của NTD đối với sản phẩm thịt

heo an toàn và họ WTP bao nhiêu tiền cho các thuộc tính?

Câu hỏi 3: Người nuôi heo nhìn nhận và đánh giá như thế nào về hiệu quả tài chính

của việc áp dụng quy trình nuôi heo an toàn VietGAHP? Yếu tố nào ảnh hưởng/hạn chế người nuôi heo áp dụng quy trình nuôi heo an toàn VietGAHP?

Câu hỏi 4: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến lựa chọn áp dụng quy trình nuôi heo an

toàn VietGAHP của người nuôi heo?

Câu hỏi 5: Các hàm ý chính sách cụ thể nào được đề xuất để tăng cường kết nối giữa

tiêu dùng và sản xuất, nhằm thúc đẩy hoạt động nuôi heo an toàn tại vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam?

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án ở góc độ tiêu dùng là nhận thức của NTD đối với vấn đề ATTP thịt heo và đánh giá của họ về các thuộc tính thịt heo an toàn; các yếu tố ảnh hưởng và mức WTP của NTD cho thịt heo an toàn có các thuộc tính: thương hiệu, chứng nhận an toàn và truy xuất nguồn gốc Ở góc độ sản xuất là nhận thức của người nuôi heo theo hướng an toàn; hiệu quả tài chính (lợi ích-chi phí) của việc áp dụng VietGAHP; các yếu tố hạn chế áp dụng VietGAHP; sở thích và các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nuôi heo an toàn của người nuôi heo tại vùng Đông Nam Bộ

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là: (1) người tiêu dùng thịt heo (người mua thịt heo để nấu ăn cho gia đình) và (2) người nuôi heo có khả năng áp dụng quy trình VietGAHP với quy mô vừa (30-300 con/trại chăn nuôi) và lớn (hơn 300 con/trại chăn nuôi) là các trại chăn nuôi heo truyền thống (không áp dụng VietGAHP) và VietGAHP ở vùng Đông Nam Bộ

Trang 25

5 Phạm vi nghiên cứu 5.1 Phạm vi không gian

Đối với NTD, nghiên cứu thực hiện khảo sát tại các chợ, siêu thị và các cửa hàng bán thịt heo tại TP HCM, tỉnh Đồng Nai, và tỉnh Bình Dương ở vùng Đông Nam Bộ

Đối với người sản xuất, nghiên cứu thực hiện khảo sát người nuôi heo tại huyện Trảng Bom và Thống Nhất tỉnh Đồng Nai và huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương, đây là các địa điểm có mật độ tập trung nuôi heo quy mô vừa và lớn nhiều nhất của 2 tỉnh

5.2 Phạm vi thời gian

Thời gian nghiên cứu từ tháng 06/2021 đến tháng 05/2023 Trong đó, đợt khảo sát NTD diễn ra từ ngày 09 đến ngày 26 tháng 6 năm 2022 tại TP HCM, tỉnh Bình Dương và Đồng Nai Trước khi khảo sát người nuôi heo, tác giả có buổi tham vấn với 8 cán bộ quản lý và khảo sát sơ bộ 21 người nuôi heo trong tháng 5/2022 ở tỉnh Đồng Nai và Bình Dương Dựa vào kết quả tổng quan tài liệu, tham vấn và khảo sát này nghiên cứu lựa chọn các thuộc tính trong mô hình thí nghiệm lựa chọn Sau đó dựa vào kết quả ước tính mức WTP của NTD cho các thuộc tính của thịt heo an toàn để xác định cấp độ cho thuộc tính giá trong thí nghiệm lựa chọn Đợt khảo sát người nuôi heo bắt đầu từ ngày 05/9/2022 đến ngày 27/9/2022 Số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu từ năm 2016 đến năm 2022

5.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu này chỉ tập trung vào ở khâu tiêu dùng và sản xuất của chuỗi cung ứng thịt heo ở vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam Ở khâu tiêu dùng (tập trung vào NTD mua thịt heo về nấu ăn cho gia đình), nghiên cứu tìm hiểu nhận thức của NTD đối với ATTP thịt heo và các thuộc tính an toàn của thịt heo; mức WTP của họ cho các thuộc tính của thịt heo an toàn Ở khâu sản xuất (tập trung vào trại chăn nuôi heo quy mô vừa và lớn), đây là khâu rất quan trọng trong chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo được sản phẩm an toàn không tồn dư chất cấm, và kiểm soát được dịch bệnh Nghiên cứu tập trung vào xem xét nhận thức, hiệu quả tài chính, các rào cản và các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng quy trình nuôi heo an toàn VietGAHP Việc kết nối NTD với người sản xuất thông qua nhận thức và mức WTP của NTD và người sản xuất nhằm tìm ra các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy nuôi heo theo hướng an toàn đảm bảo được sản phẩm thịt heo an toàn cho NTD

6 Ý nghĩa của luận án 6.1 Ý nghĩa về mặt khoa học

Thứ nhất, luận án vận dụng lý thuyết thoả dụng đa thuộc tính và lý thuyết thoả dụng ngẫu nhiên để đánh giá sự lựa chọn của NTD với sản phẩm thịt heo có nhiều thuộc tính an toàn và sự lựa chọn của người nuôi heo đối với chăn nuôi an toàn Cách

Trang 26

tiếp cận này khác với cách tiếp cận trong nhiều nghiên cứu trước đây thường nghiên cứu tách biệt khâu sản xuất và khâu tiêu dùng, nghiên cứu này kết hợp góc nhìn của NTD với góc nhìn của người nuôi heo thông qua lựa chọn để được thoả dụng tối ưu Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm hiểu biết về hành vi của NTD thịt heo và người chăn nuôi heo về thoả dụng của họ khi đối mặt với các lựa chọn

Thứ hai, khung phân tích của luận án kết hợp giữa NTD và người nuôi heo thông qua phương pháp thí nghiệm lựa chọn với các mô hình RPL và MXL, giúp đánh giá tốt hơn về phát triển nuôi heo theo hướng an toàn dựa trên quan điểm của NTD và người sản xuất trong chuỗi cung ứng thịt heo Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu trong cùng lĩnh vực

Các kết quả nghiên cứu bổ sung thêm vào các tài liệu nghiên cứu hiện có về góc nhìn của NTD và người nuôi heo theo hướng an toàn

6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào kết hợp khám phá đồng thời nhận thức và mức WTP của NTD và người sản xuất đối với ATTP thịt heo, trong khi sản xuất và tiêu dùng là 2 mắt xích quan trọng liên quan đến giải quyết bài toán ATTP Vì vậy, nghiên cứu này bắt đầu bằng việc tìm hiểu nhận thức của NTD đối với ATTP và xác định mức WTP của NTD cho các thuộc tính của thịt heo an toàn Dựa trên nhận thức và mức WTP của NTD làm cơ sở để kết nối với sở thích và sự sẵn lòng áp dụng nuôi heo theo hướng an toàn Vì vậy, nghiên cứu này sẽ có một số đóng góp về mặt thực tiễn như sau:

Đầu tiên, nghiên cứu bổ sung thêm cơ sở về nhận thức và đánh giá của NTD về tầm quan trọng của các thuộc tính thịt heo an toàn trong hệ thống đảm bảo an toàn sản phẩm thịt heo hiện nay

Thứ hai, phương pháp thí nghiệm lựa chọn CE và mô hình logit tham số ngẫu nhiên RPL được sử dụng để đánh giá mức WTP của NTD cho từng thuộc tính riêng lẻ cũng như các thuộc tính kết hợp của thịt heo an toàn Nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng về mức WTP cuả NTD cho từng thuộc tính của thịt heo an toàn đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá sự gia tăng mức WTP của NTD nếu có sự kết hợp các thuộc tính thịt heo an toàn với nhau Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp các tín hiệu cho người nuôi heo về mức WTP của NTD cho các sản phẩm an toàn

Thứ ba, nghiên cứu bổ sung thêm cơ sở về nhận thức của người nuôi heo theo hướng an toàn, hiệu quả tài chính, các rào cản, và sở thích của họ đối với việc áp dụng nuôi heo VietGAHP Hơn nữa, thông qua mức WTP của NTD làm cơ sở cho mức giá tăng thêm trong phương pháp CE ở người nuôi heo, nghiên cứu sẽ đóng góp thêm sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nuôi heo an toàn qua các thuộc tính,

Trang 27

đặc biệt là mức giá tăng thêm ảnh hưởng đến mức WTA đầu tư của người nuôi heo theo hướng an toàn VietGAHP

Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thông tin giúp xây dựng các hàm ý chính sách thúc đẩy nuôi heo theo hướng an toàn từ đó đảm bảo thịt heo an toàn cho NTD

7 Cấu trúc của luận án

Luận án được thiết kế bao gồm phần mở đầu; 3 chương chính; và phần kết luận và kiến nghị với các nội dung như sau:

Mở đầu: Phần này trình bày tính cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn của nghiên cứu; các mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu; phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian và nội dung; ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn Chương này được trình bày đầu tiên là các cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu gồm các khái niệm và các lý thuyết có liên quan; tiếp theo tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến nội dung và phương pháp trong luận án; cuối cùng tổng quan về địa bàn nghiên cứu và tổng quan về tiêu dùng và chăn nuôi heo ở vùng Đông Nam Bộ và Việt Nam

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày đầu tiên là cách tiếp cận nghiên cứu, khung phân tích và quy trình thực hiện luận án; tiếp theo chọn điểm nghiên cứu và mẫu khảo sát; nguồn số liệu thu thập; và phương pháp phân tích số liệu theo từng mục tiêu nghiên cứu với

các mô hình thực nghiệm trong luận án

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này trình bày các kết quả nghiên cứu ở góc độ của NTD về sản phẩm thịt heo an toàn, sau đó sẽ trình bày ở góc độ của người sản xuất (người nuôi heo), thảo luận các kết quả nghiên cứu, kết nối góc nhìn của NTD với người sản xuất từ đó đề xuất hàm ý chính sách nhằm tăng cường kết nối sản xuất – tiêu dùng để cải thiện an toàn sản phẩm thịt heo

Phần kết luận và kiến nghị: Kết luận được rút ra từ những khám phá quan trọng của nghiên cứu; trên cơ sở kết quả nghiên cứu các kiến nghị giải pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy người nuôi heo theo hướng an toàn tại vùng Đông Nam Bộ và cuối cùng là những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 28

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

Phần này bao gồm (i) cơ sở lý thuyết của nghiên cứu, (ii) tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, và (iii) tổng quan về chăn nuôi heo truyền thống và VietGAHP ở vùng Đông Nam Bộ

1.1 Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu 1.1.1 Khái niệm về an toàn thực phẩm

Theo Luật an toàn thực phẩm (2010) định nghĩa: An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người Nhận thức của NTD đối với ATTP là hiểu biết của NTD đối với những tình huống hoặc yếu tố có khả năng gây hại cho sức khỏe con người khi tiêu thụ thực phẩm đã bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc không đảm bảo về chất lượng

1.1.2 Khái niệm về thuộc tính an toàn sản phẩm thịt heo

Thuộc tính an toàn sản phẩm thịt heo là các đặc tính riêng của từng sản phẩm, nó cung cấp thông tin chi tiết và có giá trị sử dụng đáp ứng những nhu cầu của cho NTD (Moraes và ctv, 2020) Sản phẩm thịt heo có nhiều thuộc tính khác nhau như: truy xuất nguồn gốc, nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, chứng nhận an toàn, độ tươi, độ mềm, độ

nạc, bao bì, phúc lợi động vật và giá cả (Dickinson và Bailey, 2002; Verbeke và ctv, 2002; Enneking, 2004; Hobbs và ctv, 2005; Loureiro và Umberger, 2007; Wang và ctv,

2009; Cummins và ctv, 2016; Liu và ctv, 2017; Xu và ctv, 2019; Khuu và ctv, 2019; Thi Nguyen và ctv, 2019) Hệ thống đảm bảo an toàn sản phẩm thịt heo là một tập hợp các quy trình, quy định, kiểm soát và hoạt động được thiết lập để đảm bảo rằng thịt được sản xuất, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ một cách an toàn cho sức khỏe của con người

1.1.3 Khái niệm liên quan đến thịt heo 1.1.3.1 Thịt heo đảm bảo an toàn

Thịt heo đảm bảo an toàn phải đảm bảo an toàn từ khâu chăn nuôi, heo thịt được nuôi theo quy trình an toàn (như VietGAHP, hoặc an toàn sinh học, hoặc hữu cơ), được kiểm dịch, kiểm định chất lượng của chi cục thú y trước khi đưa ra thị trường, giết mổ từ những con heo hoàn toàn khỏe mạnh, công tác giết mổ và bày bán sạch sẽ đảm bảo đúng tiêu chuẩn an toàn (Cục chăn nuôi, 2020) Như vậy, thịt heo đảm bảo an toàn là thịt heo không có tồn dư chất kích thích tăng trọng, chất kháng sinh, chất tạo nạc, chất bảo quản,

Trang 29

kim loại nặng, và không chứa các vi sinh, ký sinh trùng, vi trùng gây hại (Cục chăn nuôi, 2020) Thịt heo đảm bảo an toàn phải được chứng nhận và đăng ký truy xuất nguồn gốc đó là thịt an toàn

1.1.3.2 Thịt heo không đảm bảo an toàn

Thịt heo không đảm bảo an toàn là thịt heo mà trong quá trình chăn nuôi, giết mổ, lưu trữ hoặc tiêu thụ không tuân thủ các quy trình chăn nuôi an toàn, và vệ sinh ATTP (Cục chăn nuôi, 2020) Thịt heo không đảm bảo an toàn có thể chứa chất tồn dư kháng sinh, chất tạo nạc, chất tăng trọng, chất bảo quản, kim loại nặng, các vi sinh, ký sinh trùng, và vi trùng gây hại NTD khó nhận biết thịt heo có an toàn hay không khi quan sát bên ngoài qua màu sắc, mùi vị hay độ kết dính của thịt heo

Như vậy, thịt heo không đảm bảo an toàn là thịt heo được bán ở trên thị trường mà NTD không có thông tin gì rõ ràng về sản phẩm Họ chỉ dựa vào kinh nghiệm, niềm tin vào người bán và quan sát bên ngoài của sản phẩm để mua hàng

1.1.4 Khái niệm về sở thích

Sở thích (preference) là khái niệm được dùng để chỉ các tình huống trong đó một hàng hoá, biến cố hoặc dự án được ưa thích hơn các hàng hoá, biến cố hoặc dự án khác Sở thích được định nghĩa bởi Rozin (1996) là sự so sánh giữa hai hoặc nhiều lựa chọn (hàng hóa hay phương án) dẫn đến sự lựa chọn Theo nghĩa này, hàm sở thích là cách sắp xếp các sở thích theo thứ tự ưu tiên

Đối với người sản xuất, sở thích của người nuôi heo thể hiện qua lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng VietGAHP cho trại chăn nuôi của họ Người nuôi heo thích áp dụng VietGAHP hơn không thích áp dụng VietGAHP nếu lợi ích mà họ nhận được từ việc áp dụng VietGAHP lớn hơn lợi ích nhận được từ việc không áp dụng VietGAHP Như vậy, người nuôi heo sẽ hành động hợp lý dựa trên sự ưa thích mà sự ưa thích này giả định dựa theo lợi ích đem lại cho họ khi lựa chọn áp dụng VietGAHP Ngoài ra, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến lựa chọn là đặc điểm kinh tế xã hội và các thuộc tính (lợi ích, chi phí và chính sách hỗ trợ) của việc áp dụng VietGAHP

Đối với NTD, sở thích của NTD đề cập đến những lựa chọn mà NTD thực hiện để tối đa hóa thoả dụng của họ NTD có thể kiểm soát ở mức độ nào đó đối với loại hàng hóa họ mua, nhưng không phải lúc nào họ cũng có thể chọn được thứ mình muốn Để phân tích những lựa chọn mà NTD đưa ra một cách chính thức, NTD cần phải hành xử một cách hợp lý Giả định đầu tiên là NTD có thể so sánh hai lựa chọn bất kỳ bằng cách nói rằng họ thích cái này hơn cái kia hoặc họ hoàn toàn thờ ơ với cả hai Giả định thứ hai

Trang 30

là họ có những sở thích nhất quán Giả định nữa là NTD tin rằng có càng nhiều hàng hoá thì càng tốt

1.1.5 Khái niệm về mức sẵn lòng trả

Mức sẵn lòng trả (WTP) biểu thị số tiền tối đa mà một cá nhân sẵn sàng chi để nhận được một lợi ích từ một đơn vị hàng hóa được mua (Hanemann, 1994) Nó có cơ sở với tiền đề rằng những thay đổi trong phúc lợi của cá nhân có thể được đánh giá theo những gì họ sẵn sàng và có thể trả để đạt được sự thay đổi đó (Markandya và ctv, 2019) Trong khi đó, mức sẵn lòng chấp nhận (WTA) đầu tư đề cập đến sự sẵn sàng của các cá nhân trong việc trả chi phí trước để có được những lợi ích tiềm năng trong tương lai (Engle-Warnick và ctv, 2021)

Mức WTP hoặc WTA của các cá nhân đối với hàng hóa đa thuộc tính thường dựa trên lý thuyết lựa chọn của NTD của Lancaster, hay còn gọi là lý thuyết thỏa dụng đa thuộc tính (Lancaster, 1966) Thuộc tính sản phẩm là các thông tin chi tiết và đặc tính riêng của từng sản phẩm, có giá trị sử dụng đáp ứng những nhu cầu của con người

1.1.6 Khái niệm về thoả dụng

Thỏa dụng (Utility-U) mô tả sự thỏa mãn hoặc hài lòng do tiêu dùng một sản

phẩm hoặc dịch vụ mang lại Thỏa dụng có thể được đo lường bằng tiền, điểm số, hoặc các đơn vị khác Thỏa dụng phụ thuộc vào nhu cầu, mong muốn, sở thích và tâm trạng của NTD Thỏa dụng có thể khác nhau giữa các cá nhân và giữa các thời điểm Thoả dụng là cơ sở để xây dựng các lý thuyết thoả dụng có liên quan: Lý thuyết thỏa dụng đa thuộc tính; Lý thuyết thỏa dụng kỳ vọng; Lý thuyết thỏa dụng ngẫu nhiên

1.1.7 Lý thuyết thỏa dụng đa thuộc tính (Multi-Attribute Utility Theory - MAUT)

Lý thuyết lựa chọn dựa trên nền tảng lý thuyết hành vi NTD của Lancaster (1966) và thuyết thỏa dụng ngẫu nhiên của McFadden (1974) Lý thuyết của Lancaster (1966) còn gọi là lý thuyết độ thoả dụng đa thuộc tính cho rằng độ thỏa dụng xuất phát từ phẩm chất sản phẩm mang lại thay vì số lượng sản phẩm được tiêu dùng như giả định trong kinh tế học vi mô cổ điển Lý thuyết thoả dụng đa thuộc tính giả định rằng lợi ích có được từ việc tiêu dùng một hàng hoá phụ thuộc vào các thuộc tính của hàng hoá đó Chẳng hạn độ thỏa dụng khi ăn thịt heo phụ thuộc vào mức độ tươi ngon, cảm nhận an toàn, và mức giá của nó Hành vi con người là có lý trí và sẽ lựa chọn sản phẩm dựa vào nguyên tắc tối đa hóa độ thỏa dụng NTD lựa chọn sản phẩm nào trong một tập hợp sản phẩm cùng loại trên thị trường tùy thuộc vào độ thỏa dụng mà họ cảm nhận được từ mỗi loại và họ sẽ chọn sản phẩm mang lại độ thỏa dụng cao nhất

Trang 31

Ở góc độ tiêu dùng, giả định trong kinh tế học cổ điển là giá của một sản phẩm mà NTD WTP là giá trị xấp xỉ của mức độ thỏa dụng tối đa mà họ nhận được từ hàng hóa đã mua Dựa trên nguyên tắc tối đa hóa thoả dụng, NTD sẽ lựa chọn các mức độ ATTP khác nhau trên các thông tin mà họ có Theo mô hình thỏa dụng ngẫu nhiên (RUM) của McFadden (1974), nguyên tắc kinh tế khi lựa chọn có thể được mô tả như sau: những

thứ khác bằng nhau, khi mức độ ATTP tăng từ mức tương đối thấp Q0 (thịt heo không

đảm bảo an toàn) lên mức cao hơn Q1 (thịt heo đảm bảo an toàn), NTD có thể đạt được

thoả dụng cao hơn được mô tả qua hàm V như sau:

V(Q1, p, Z, ε1 ) > V(Q0, p, Z, ε0) (1.1)

Trong đó:

Q0, Q1 là các mức độ an toàn thịt heo

p là giá thịt heo Z là các biến ngoại sinh (exogenous variable: biến giải thích) ε0 và ε1 là các sai số ngẫu nhiên

Có thể suy ra mức độ thỏa dụng cân bằng ở các mức độ an toàn thịt heo khác nhau như sau:

V(Q1, p, Z, ε1) = V (Q0, p + t, Z, ε0) (1.2)

Sau đó, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp thống kê và phân tích hồi quy để tính t, đại diện cho mức WTP của NTD cho thịt heo

1.1.8 Lý thuyết thỏa dụng kỳ vọng (Expected Utility Theory: EUT)

Lý thuyết thoả dụng kỳ vọng mô tả những hành vi hợp lí khi con người phải đối mặt với sự không chắc chắn Theo lý thuyết này, các cá nhân nên hành động theo một cách thức cụ thể khi phải đưa ra những quyết định quan trọng mà không có sự chắc chắn

Vận dụng lý thuyết này đối với hành vi lựa chọn của nông dân, họ sẽ so sánh phương thức sản xuất truyền thống với sản xuất sử dụng công nghệ mới và áp dụng nó nếu thỏa dụng mong đợi từ việc áp dụng công nghệ mới vượt quá thỏa dụng mong đợi từ sản xuất truyền thống (Batz và ctv, 1999) Mặc dù hàm thoả dụng không được quan sát, mối quan hệ giữa thoả dụng mong đợi tương ứng với mỗi lựa chọn được công nhận là một hàm vector của các biến quan sát được và sai số (Adesina và Zinnah, 1993; Batz và ctv, 1999)

Người sản xuất sẽ đứng trước lợi ích, chi phí của việc áp dụng nuôi heo theo VietGAHP và không VietGAHP Người nghiên cứu không thể biết chắc chắn sự lựa chọn của người ra quyết định Vì vậy, lý thuyết này là hoàn toàn phù hợp để phân tích sự lựa chọn hình thức chăn nuôi nào đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất

Trang 32

1.1.9 Lý thuyết thỏa dụng ngẫu nhiên (Random Utility Theory: RUT)

Lý thuyết lợi ích đa thuộc tính là cơ sở hình thành lý thuyết thỏa dụng ngẫu nhiên Lý thuyết thỏa dụng ngẫu nhiên dựa trên giả thuyết rằng mọi cá nhân đều là một người ra quyết định, tối đa hóa thỏa dụng liên quan đến sự lựa chọn của họ Cụ thể, lý thuyết dựa trên các giả định như sau:

Thứ nhất, người ra quyết định i sẽ xem xét các phương án lựa chọn loại trừ lẫn

nhau khi ra quyết định để tạo thành một tập hợp lựa chọn của mình Thứ hai, người ra quyết định i đánh giá mỗi phương án lựa chọn j trong trong tập hợp lựa chọn k (k= 1, 2….K) và chọn phương án mang lại lợi ích Uijk lớn nhất

Thứ ba, lợi ích (U) của mỗi phương án lựa chọn phụ thuộc vào số thuộc tính có thể quan sát được của phương án và người ra quyết định được viết dưới dạng Uijk = Un(Xijk) Trong đó Xijk là một vector thuộc tính của phương án lựa chọn j được người ra quyết định i lựa chọn trong tập hợp lựa chọn k

Thứ tư, lợi ích của người ra quyết định i cho phương án lựa chọn j không được biết một cách chắc chắn bởi người quan sát (nhà nghiên cứu) Do đó, Uijk phải được trình bày dưới dạng tổng quát bởi một biến ngẫu nhiên

Từ các giả định trên, người ra quyết định thường không thể dự đoán một cách

chắc chắn giải pháp thay thế nào người ra quyết định i sẽ chọn Tuy nhiên, có thể xác định xác suất mà người ra quyết định sẽ chọn một phương án j trong tập hợp lựa chọn k, đó là phương án mà xác suất lợi ích của phương án j lớn hơn tất cả các phương án thay thế khác trong tập hợp lựa chọn k của người ra quyết định i (Cascetta, 2009) Giả sử người ra quyết định i có thể lựa chọn giữa hai phương án j và h, xác suất mà phương án j được

lựa chọn được thể hiện qua phương trình như sau:

Pijk = Pr[Uijk > Uihk] j ≠ h; j, h є L (1.3) Thỏa dụng Uijk của người ra quyết định i khi lựa chọn phương án j có thể được

biểu diễn dưới dạng hàm của các thuộc tính phương án lựa chọn:

Uijk = Vijk + εijk j є L (1.4) Trong đó:

Uijk: Lợi ích của người ra quyết định i

Vijk: lợi ích trung bình được cảm nhận bởi những người ra quyết định cuối cùng

bối cảnh lựa chọn với người ra quyết định i

εijk: sai số ngẫu nhiên (độ lệch so với giá trị trung bình của lợi ích mà người ra

quyết định i cảm nhận được) Đây cũng là biến số nắm bắt các tác động tổng hợp của các

yếu tố khác nhau dẫn đến sự không chắc chắn trong mô hình lựa chọn (Cascetta, 2009)

Trang 33

Xác suất lựa chọn phương án j của người ra quyết định i được trình bày dưới dạng

phương trình sau:

Pijk = Pr(Vijk – Vihk > εijk – εihk) j ≠ h; j, h є L (1.5)

Xác suất lựa chọn cho một phương án phụ thuộc vào thành phần lợi ích hệ thống của tất cả các phương án cạnh tranh và qui luật xác suất kết hợp của các sai số ngẫu nhiên

εj (Cascetta, 2009) Thành phần lợi ích hệ thống là lợi ích nhận thức trung bình của tất cả

các cá nhân có cùng đặc điểm, có thể được biểu diễn dưới dạng hàm Vijk(Xigjk) của các

thuộc tính Xigjk theo các thuộc tính và người ra quyết định Về nguyên tắc hàm Vijk(Xijk)

có thể là bất kỳ dạng hàm nào Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc phân tích, hàm Vijk

thường được giả định là hàm tuyến tính với hệ số βg của các thuộc tính Xigj và có thể viết theo phương trình như sau:

Vijk(Xijk) = ∑ 𝛽𝑔 𝑔𝑋𝑖𝑔𝑗𝑘 = βTXijk (1.6)

Trong đó, Xigjk là thuộc tính g của phương án j mà người ra quyết định i lựa chọn

trong tập lựa chọn k, và βg là độ thỏa dụng biên của thuộc tính g mang lại cho người ra quyết định Kết quả ước lượng các hệ số βg cho biết xác suất lựa chọn phương án j của người ra quyết định i khi các thuộc tính g thay đổi Ngoài ra, hàm Vijk còn đo lường được WTP của các thuộc tính trong mô hình

Mỗi cá nhân đều thực hiện một sự lựa chọn rời rạc và chỉ chọn phương án j hoặc

h Tỷ lệ chọn phương án j được hiểu là xác suất mà một người với các đặc điểm cá nhân

cụ thể lựa chọn phương án j Khi chất lượng của các thuộc tính của lựa chọn thay thế j tăng so với h, xác suất lựa chọn j sẽ hội tụ về giá trị 1 (100%) Đồng nghĩa với việc xác suất của các lựa chọn thay thế j làm tăng sự khác biệt trong lợi ích ước lượng giữa hai lựa

chọn thay thế Trong trường hợp, xác suất của các lựa chọn thay thế là 50 - 50, lợi ích cho từng phương án là như nhau và nó không thể quyết định phương án mà người ra

quyết định i sẽ lựa chọn Khi đó, sự lựa chọn được xem là lựa chọn ngẫu nhiên

Lý thuyết này là nền tảng cho phân tích ở góc độ NTD lẫn người sản xuất Việc đo lường mức WTP của NTD thường dựa vào thuyết lựa chọn của NTD, thuyết lợi ích đa thuộc tính và thuyết thoả dụng ngẫu nhiên Việc đo lường sở thích và mức WTA đầu tư nuôi heo theo hướng an toàn dựa vào lý thuyết thoả dụng kỳ vọng và lý thuyết thoả dụng ngẫu nhiên

Có nhiều phương pháp mô hình hóa lựa chọn có nền tảng dựa trên lý thuyết thỏa dụng ngẫu nhiên như phương pháp CVM (Contingent Valuation Method), HPM (Hedonic Pricing Method) hoặc CE (Choice Experiments) Phương pháp CVM thường được sử dụng để đánh giá giá trị của một sự cải thiện chất lượng hàng hoá môi trường

Trang 34

thông qua kịch bản giả định và chỉ đánh giá được giá trị của từng thuộc tính riêng lẻ Còn phương pháp HPM có thể đánh giá được giá trị hàng hoá có nhiều thuộc tính thông qua lựa chọn ngầm của cá nhân, tuy nhiên chi phí thực hiện rất đắt vì phải có sự phân tích mẫu lựa chọn trong phòng thí nghiệm Phương pháp CE tỏ ra phù hợp hơn vì nó cũng có thể xác định được giá trị hàng hoá đa thuộc tính thông qua nhiều tập lựa chọn mà người được hỏi sẽ lựa chọn phương án đem lại thoả dụng cao nhất

1.1.10 Lý thuyết về phương pháp thí nghiệm lựa chọn (Choice experiment - CE)

Phương pháp thí nghiệm lựa chọn CE hay mô hình lựa chọn (Choice modeling - CM) là một phương pháp định giá phát biểu sự ưa thích Phương pháp này được phát triển từ nền tảng lý thuyết độ thỏa dụng đa đặc tính của Lancaster (1966) và lý thuyết thoả dụng ngẫu nghiên của McFadden (1974) Phương pháp này ban đầu được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh và marketing như dự đoán hành vi và nhu cầu thị trường, xác định thị trường tiềm năng và thiết kế sản phẩm tối ưu Sau đó, việc áp dụng phương pháp CE đã được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ vào những điểm mạnh của nó như ước tính giá tiềm ẩn cho các thuộc tính của thực phẩm hay các hàng hoá phi thị trường

Phương pháp CE có ưu điểm hơn so với phương pháp CVM thông thường ở chỗ nó có thể tăng mức độ chính xác của ước lượng WTP Trong phương pháp CE tất cả các phương án phải thỏa mãn các tiêu chí sau: 1) các phương án là đầy đủ, 2) các phương án loại trừ lẫn nhau và 3) số lượng các phương án là hữu hạn Tất cả những người trả lời được giả định là những người tối đa hóa thoả dụng, phải đối mặt với sự lựa chọn giữa các lựa chọn thay thế cạnh tranh mang lại các mức độ thoả dụng khác nhau Người nghiên cứu không thể quan sát trực tiếp thoả dụng của người trả lời, nhưng có thể quan sát sự lựa chọn các thuộc tính của hàng hoá Người được hỏi chịu sự ràng buộc về ngân sách nên họ phải chọn tập hợp các thuộc tính nhằm tối đa hóa thoả dụng của họ (Viegas và ctv, 2014)

Trong CE người nghiên cứu thiết kế các tập lựa chọn (choice sets) và yêu cầu người trả lời phỏng vấn phát biểu, mua hay đánh dấu một lựa chọn (option) mà họ yêu thích nhất Các lựa chọn được mô tả bằng các thuộc tính sản phẩm và mức độ khác nhau do người nghiên cứu thiết kế và gọi là hồ sơ (profile) lựa chọn Qua việc phát biểu, mua hay đánh dấu vào một lựa chọn họ ưng ý nhất, người được phỏng vấn đã để lộ sở thích của mình cho người nghiên cứu Có hai cách trình bày tập các lựa chọn: các lựa chọn có gắn nhãn (labeled choice experiment) hoặc không gắn nhãn (unlabeled choice experiment) CE có gắn nhãn được áp dụng nhiều trong nghiên cứu marketing vì nó cho phép đo lường vị trí của các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường CE không gắn nhãn

Trang 35

được áp dụng phổ biến hơn trong định giá môi trường tài nguyên, kinh tế sức khỏe, và kinh tế nông nghiệp

1.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm

Để có cái nhìn tổng quan về chăn nuôi heo thịt an toàn, trước tiên nghiên cứu này sẽ tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến NTD sau đó sẽ tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến người sản xuất, từ đó làm cơ sở để xây dựng các mô hình thực nghiệm trong luận án

1.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến NTD 1.2.1.1 Nhận thức của NTD đối với vấn đề an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước Các nghiên cứu thường tập trung vào nhận thức của NTD về sự an toàn của thực phẩm và nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua thực phẩm của họ Nhiều nghiên cứu đã phân tích nhận thức của người tiêu dùng và WTP đối với các thuộc tính khác nhau của thực phẩm: cả thuộc tính bên trong và thuộc tính bên ngoài của sản phẩm Các thuộc tính bên trong của sản phẩm bao gồm độ mềm; tỷ lệ mỡ và độ nạc; hương vị; hàm lượng chất béo; màu sắc và độ tươi; kết cấu; mùi vị Các thuộc tính bên ngoài bao gồm: truy xuất nguồn gốc; nguồn gốc xuất xứ; nhãn chứng nhận an toàn; phúc lợi động vật; phát hiện chất tạo nạc; thương hiệu sản phẩm; tính minh bạch; hormone tăng trưởng và kháng sinh được sử dụng trong sản xuất; chiếu xạ và biến đổi gen hoặc không biến đổi gen

Nhiều nghiên cứu chỉ ra NTD chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về ATTP và các thuộc tính của thực phẩm an toàn Wang và ctv (2009) chỉ ra rằng NTD ở Trung Quốc thiếu kiến thức về ATTP liên quan đến sản phẩm thuỷ sản, bao gồm cả chế biến, bảo quản và hệ thống truy xuất nguồn gốc đồng thời họ có hiểu biết hạn chế về thương hiệu đối với các sản phẩm thuỷ sản an toàn Song và ctv (2008) cho rằng hầu hết NTD Trung Quốc thiếu kiến thức về hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm Họ không hiểu rõ hệ thống truy xuất nguồn gốc sẽ giúp họ biết được thông tin sản phẩm từ nơi sản xuất đến

nơi tiêu dùng Một số ít NTD vẫn không biết chính xác ý nghĩa và các tiêu chuẩn chứng nhận an toàn liên quan đến ATTP (Xia và Zeng, 2006) Nghiên cứu của Ventura-Lucas

(2004) phát hiện ra NTD ở Bồ Đào Nha chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của các thông tin trên sản phẩm cũng như vấn đề ATTP Bên cạnh đó, NTD ở Cộng hoà Czech nhận thức thấp về chất lượng thực phẩm và họ thiếu niềm tin đối với các sản phẩm thực phẩm được chứng nhận (Velčovská và Del Chiappa, 2015) Nawi và ctv (2018) cũng chỉ ra nhận thức của NTD Malaysia vẫn còn hạn chế do chưa hiểu đầy đủ về khái niệm và tầm quan trọng của hệ thống truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là đối với thịt và các sản phẩm từ thịt Mai và ctv (2018) phát hiện ra có 34,9% NTD ở Việt Nam không biết

Trang 36

rõ hoặc không biết về ATTP Bên cạnh đó, nghiên cứu của Hồ Thị Hồng (2012) cho thấy NTD Việt Nam chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về rau an toàn

Ngược lại, Angulo và ctv (2007) cho thấy NTD ở Tây Ban Nha có hiểu biết cao và họ nghi ngờ nghiêm trọng về ATTP liên quan đến các nhà máy chế biến, xử lý thực phẩm trong nhà hàng và một số chất phụ gia được sử dụng phổ biến Tương tự, Yu và ctv (2014) chỉ ra NTD ở Trung Quốc có kiến thức tốt về thực phẩm xanh vì khái niệm và nội hàm của từ 'xanh' được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc Ở Việt Nam, Khai, Duyen và Xuan (2018) cũng phát hiện đa số NTD đều có hiểu biết về an toàn thịt heo, điều này thể hiện ở sự hiểu biết của họ về vấn đề ATTP trong quá trình sản xuất và tiêu thụ thịt heo Le và ctv (2022) chỉ ra rằng NTD khá hiểu biết và lo ngại về mức độ an toàn của sản phẩm thịt heo mà họ ăn

Thông qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến nhận thức của NTD về ATTP cho thấy, đa phần họ có sự hiểu biết nhất định về ATTP cũng như ảnh hưởng của thực phẩm không an toàn đến sức khoẻ của họ Tuy nhiên, một phần NTD chưa hiểu rõ về các đặc tính của của thực phẩm an toàn liên quan đến các thuộc tính bên ngoài và bên trong Vì vậy, việc tìm hiểu nhận thức của NTD đối với ATTP là rất quan trọng vì nhận thức là cơ sở quan trọng quyết định đến lựa chọn thực phẩm an toàn cũng như mức WTP của họ đối với thực phẩm an toàn

1.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP của NTD cho thực phẩm an toàn

Bên cạnh nhận thức của NTD ảnh hưởng mức WTP thì các đặc điểm kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng đến mức WTP của NTD trong nhiều nghiên cứu khác nhau (Xia và Zeng, 2006; Angulo, 2007; Wang và ctv, 2009; Lapar, 2010) Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP của NTD cho thực phẩm an toàn Như nghiên cứu Wang và ctv (2009) cho thấy độ tuổi của NTD, trình độ học vấn, nhận thức về mức độ an toàn và giá cả trung bình phải trả cho sản phẩm thuỷ sản là những yếu tố chính quyết định mức WTP của NTD cho sản phẩm thuỷ sản có truy xuất nguồn gốc ở Bắc Kinh, Trung Quốc Angulo (2007) chỉ ra thu nhập, mức độ tiêu thụ thịt bò, mức giá trung bình và mức độ nhận thức về độ an toàn là những yếu tố ảnh hưởng đến WTP cho thịt bò có chứng nhận ở Tây Ban Nha Tương tự, Zhang và ctv (2012) cũng phát hiện nhận thức của NTD về ATTP là một trong những yếu tố có tác động mạnh đến mức WTP cho thực phẩm đảm bảo an toàn Hơn nữa, Wang và ctv (2018) cho rằng trình độ học vấn và thu nhập cao hơn là hai yếu tố có liên quan đến WTP cao hơn cho thịt heo có nhãn được chứng nhận an toàn ở Trung Quốc Ngoài ra, Ortega và ctv (2011) cho rằng thu nhập và nhận thức rủi ro về sức khoẻ là các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP cho thuộc tính ATTP ở Trung Quốc

Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lapar (2010) về mức WTP của NTD đối với các thuộc tính chất lượng và an toàn của thịt heo tươi và thịt heo truyền thống cho thấy trình

Trang 37

độ học vấn và thu nhập hộ gia đình cao hơn làm tăng nhu cầu đối với các thuộc tính chất lượng như hàm lượng chất béo thấp hơn, vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn và màu sắc đẹp hơn mong muốn (liên quan đến độ tươi) Bên cạnh đó, Khuu và ctv (2019) đã ước tính mức WTP của NTD cho các sản phẩm thịt heo có thể truy xuất nguồn gốc, kết quả cho thấy tần suất tiêu thụ thịt heo, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe bản thân và thái độ của NTD thịt heo không đảm bảo an toàn là những yếu tố ảnh hưởng

đến WTP của NTD đối với thịt heo truy xuất nguồn gốc Bổ sung thêm, nghiên cứu của

Thi Nguyen và ctv (2019) ước tính mức WTP của NTD và các xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP đối với thịt heo an toàn, kết quả cũng cho thấy nhận thức của NTD về thịt heo đảm bảo an toàn, thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình là những yếu tố quyết định tích cực đến mức WTP; trong khi đó, lượng tiêu thụ thịt heo mỗi tháng ảnh hưởng

tiêu cực đến mức WTP cho thịt heo vai và sườn Các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP của NTD cho thực phẩm an toàn được tóm tắt và trình bày trong Bảng 1.1

Bảng 1.1 Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của NTD

Thu nhập gia đình Lapar (2010), Ortega và ctv (2011), Zhang và ctv

(2012), Wang và ctv (2018), Thi Nguyen và ctv (2019)

Số lượng thịt tiêu thụ Angulo và ctv (2007), Thi Nguyen và ctv (2019)

Nguyen và ctv (2019) Mức độ tin tưởng về thịt heo an

toàn

Wang và ctv (2009), Khuu và ctv (2019) Lo ngại rủi ro sức khỏe Ortega và ctv (2011), Khuu và ctv (2019) Trải nghiệm rủi ro sức khỏe Angulo và ctv (2007), Ortega và ctv (2011),

Khuu và ctv (2019)

Nguồn: Phân tích và tổng hợp, 2022 Thông qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến mức WTP, nghiên cứu này sẽ dựa trên cơ sở đó để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP cho các thuộc tính của thịt heo an toàn Tuy nhiên, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP của NTD tuỳ thuộc vào mô hình nghiên cứu

Trang 38

1.2.1.3 Sở thích của NTD đối với các thuộc tính thực phẩm an toàn

Các thuộc tính của thực phẩm an toàn đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới xác định và được trình bày trong Bảng 1.2 Các thuộc tính của thực phẩm sẽ cung cấp thông tin cho NTD về chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm Một số thuộc tính an toàn của thực phẩm được xác định bao gồm các thuộc tính bên trong như: Hương vị; hàm lượng chất béo; màu sắc và độ tươi; kết cấu; mùi vị; và các thuộc tính bên ngoài như: Truy xuất nguồn gốc; nguồn gốc xuất xứ; nhãn chứng nhận an toàn; phúc lợi động vật; phát hiện chất tạo nạc; thương hiệu sản phẩm, tính minh bạch, và sự đảm bảo an toàn

(Dickinson và Bailey, 2002; Verbeke và ctv, 2002; Enneking, 2004; Hobbs và ctv, 2005;

Loureiro và Umberger, 2007; Wang và ctv, 2009; Cummins và ctv, 2016; Liu và ctv, 2017; Xu và ctv, 2019; Khuu và ctv, 2019; Thi Nguyen và ctv, 2019) Hệ thống đảm bảo ATTP được thể hiện qua các thuộc tính có trên sản phẩm thực phẩm Các thuộc tính này có thể cung cấp thông tin cho NTD lựa chọn sản phẩm an toàn

Bảng 1.2 Tổng hợp những nghiên cứu về các thuộc tính của thực phẩm an toàn

Truy xuất nguồn gốc Yang và Wu,

2009

WTP của NTD cho truy xuất nguồn gốc nông sản ở Thành Đô, Trung Quốc

Truy xuất nguồn gốc Wang và ctv,

2009

WTP của NTD cho các sản phẩm thủy sản chất lượng và an toàn ở Bắc Kinh, Trung Quốc

Truy xuất nguồn gốc Lee và ctv, 2011 WTP của NTD Hàn Quốc đối với thịt

bò nhập khẩu có khả năng truy xuất nguồn gốc

Truy xuất nguồn gốc Zhang và ctv,

2012 Mức WTP cho thịt heo, sữa và dầu ăn có truy xuất nguồn gốc ở Trung Quốc Truy xuất nguồn gốc Khuu và ctv,

2019

Mức WTP của NTD cho các sản phẩm thịt heo có thể truy xuất nguồn gốc ở Việt Nam

Truy xuất nguồn gốc Hobbs và ctv,

Umberger, 2007 Sở thích và mức WTP của NTD cho thịt bò có ghi nhãn xuất xứ và truy xuất

nguồn gốc tại Hoa Kỳ

Truy xuất nguồn gốc; nguồn gốc xuất xứ; chứng nhận ATTP của USDA Xu và ctv, 2019 Mức WTP của NTD cho thực phẩm có

thông tin về phúc lợi động vật, phát hiện tinh chất tạo nạc và truy xuất nguồn gốc

Truy xuất nguồn gốc; tinh chất thịt nạc; phúc lợi động vật; và độ tươi

Trang 39

Tác giả Nội dung Thuộc tính nghiên cứu

Enneking, 2004 Mức WTP của NTD cho các cải tiến

an toàn trong ngành thịt của Đức

Nhãn chứng nhận chất lượng và an toàn sản phẩm

Ortega và ctv, 2011 Sở thích của NTD cho các thuộc tính ATTP ở Trung Quốc Chứng nhận an toàn thực phẩm Yu và ctv, 2014 Mức WTP của NTD cho thực phẩm

“xanh” ở Trung Quốc

Nhãn chứng nhận thực phẩm “xanh”

Wang và ctv, 2018

Mức WTP của NTD Trung Quốc đối với thịt heo có thuộc tính an toàn

Nhãn chứng nhận an toàn; nguồn gốc xuất xứ Thi Nguyen và

ctv, 2019 Mức WTP của NTD Việt Nam đối với thịt heo an toàn Nhãn chứng nhận an toàn Tran và ctv,

2022

Liệu NTD ở quốc gia đang phát triển có WTP cho chứng nhận an toàn thực phẩm thuỷ sản

Chứng nhận an toàn thực phẩm

Liu và ctv, 2017 Lựa chọn và động cơ của NTD đối với

các sản phẩm được dán nhãn sinh thái ở Trung Quốc

Thương hiệu, nhãn sinh thái

Tran và ctv, 2022 Đánh giá mức WTP của NTD về chứng nhận, thương hiệu và truy xuất

nguồn gốc rau muốn ở Việt Nam

Thương hiệu, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc Zhou và ctv,

2022 Đánh giá mức sẵn lòng trả của NTD cho các thuộc tính của thịt bò ở Trung

Quốc

Thương hiệu, chứng nhận an toàn, truy xuất nguồn gốc

Banović và ctv, 2010

Nhận thức của NTD đối với thịt bò có thương hiệu

Thương hiệu thịt bò Lapar và ctv,

2010

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng WTP giá cao hơn cho các thuộc tính của thịt heo

Độ tươi của thịt; hàm lượng chất béo

Verbeke và ctv, 2002

Sự quan tâm của NTD ở Bỉ đến nhãn xuất xứ thịt bò

Nguồn gốc sản phẩm Lusk và

Briggeman, 2009 Phúc lợi động vật trong các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi Phúc lợi động vật Cummins và ctv,

2016

Sở thích của NTD đối với các khía cạnh khác nhau của sản xuất thịt heo

Phúc lợi động vật Nguồn: Phân tích và tổng hợp, 2022 Thuộc tính truy xuất nguồn gốc được nhiều nghiên cứu thực hiện cho nhiều loại sản phẩm thực phẩm khác nhau, điều này cho thấy vai trò của thuộc tính này rất quan trọng cung cấp thông tin cho NTD khi họ quyết định mua các sản phẩm đảm bảo

an toàn (Dickinson và Bailey, 2002; Song và ctv, 2008; Yang và Wu, 2009; Wang và

ctv, 2009; Lee và ctv, 2011; Zhang và ctv, 2012 Khuu và ctv, 2019; Hobbs và ctv, 2005;Loureiro và Umberger, 2007; Xu và ctv, 2019) Các nghiên cứu đều cho rằng nếu sản phẩm thực phẩm có thể truy xuất được nguồn gốc thì NTD sẽ WTP một số tiền cao hơn cho thực phẩm có thuộc tính này Kế đến thuộc tính chứng nhận an toàn sản phẩm cũng được nhiều nghiên cứu thực hiện, cho thấy tầm quan trọng của thuộc tính này có trên sản phẩm thực phẩm (Enneking, 2004; Loureiro và Umberger, 2007;

Trang 40

Ortega và ctv, 2011; Yu và ctv, 2014; Wang và ctv, 2018; Thi Nguyen và ctv, 2019; Tran và ctv, 2022) Nhãn chứng nhận có thể là chứng nhận về chất lượng sản phẩm, chứng nhận an toàn, chứng nhận hữu cơ, và chất nhận không có dư lượng thuốc Nhãn chứng nhận cũng được tìm thấy đa số người tiêu dùng WTP thêm tiền cho các sản phẩm thực phẩm có các nhãn chứng nhận Thuộc tính thương hiệu cũng được lựa chọn trong vài nghiên cứu khác nhau nhưng ít phổ biến hơn thuộc tính truy xuất nguồn gốc và chứng nhận an toàn sản phẩm Thương hiệu được coi là một trong những thuộc tính quan trọng đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm, trong đó NTD chọn tên thương hiệu thường xuyên hơn các dấu hiệu khác để suy ra chất lượng và sự ATTP (Banović và ctv, 2010; Liu và ctv, 2017) Các thuộc tính như phúc lợi động vật, nhãn sinh thái, nguồn gốc xuất xứ, độ tươi, hàm lượng chất béo, tính minh bạch cũng được sử dụng trong vài nghiên cứu Kết quả cho thấy rằng sản phẩm có các thuộc tính này có ảnh hưởng tích cực đến WTP của NTD

1.2.1.4 Các phương pháp đo lường mức WTP đối với các thuộc tính thực phẩm an toàn Bảng 1.3 Tổng hợp các phương pháp và mô hình có liên quan mức WTP của NTD đối với các thuộc tính của thực phẩm an toàn

Loureiro và Umberger, 2007

Dickinson, và Bailey, 2002 54 Đấu giá thử nghiệm

trong phòng thí nghiệm

OLS

trong phòng thí nghiệm

OLS

Nguồn: Phân tích và tổng hợp, 2022

Ngày đăng: 16/09/2024, 18:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w