1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giáo trình điều dưỡng cơ bản ngành y sỹ đa khoa trình độ cao đẳng trường cao đẳng y tế thanh hoá

341 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản
Tác giả Mai Văn Bảy, Trần Thị Thanh Huyền, Chu Thị Hoàng Anh, Đỗ Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Hà, Trần Mai Huyền, Lê Thị Huyền Trang
Trường học Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa
Chuyên ngành Điều dưỡng cơ bản
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 341
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

Nhưng bệnh viện hiện nay thường chưa thỏa mãn được yêu cầu của người bệnh nên điều dưỡng cần dựa vào khả năng hiểu biết của mình, căn cứ vào tình hình của bệnh nhân và kế hoạch điều trị

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

(Ban hành kèm theo Quyết định số:686/QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 9 năm 2023

của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa)

Thanh Hóa, 2023

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo

Tập bài giảng Điều dưỡng cơ bản được các giảng viên Bộ môn Điều dưỡng biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng y sỹ đa khoa Môn học giúp cho người học nắm được kiến thức, kỹ năng của các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật cấp cứu ban đầu, giúp người học sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về kỹ thuật điều dưỡng đã học vào hoạt động nghề nghiệp

Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn

Thanh Hóa, tháng 9 năm 2023

Trang 4

Tham gia biên soạn 1 Chủ biên

TS.BS MAI VĂN BẢY 2 Những người biên soạn ĐDCK1 TRẦN THỊ THANH HUYỀN

ThS CHU THỊ HOÀNG ANH ThS ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT CN NGUYỄN THỊ HÀ CN TRẦN MAI HUYỀN CN LÊ THỊ HUYỀN TRANG

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: ĐIỀU DƢỠNG CƠ BẢN Mã mô đun: MĐ26

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÕ CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Là mô đun thuộc nhóm mô đun chuyên ngành, học sau các môn cơ

sở ngành

- Tính chất: Mô đun này cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về công

tác quản lý, sắp xếp buồng bệnh; các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản như theo dõi dấu hiệu sinh tồn, dùng thuốc qua đường tiêm, các thủ thuật đặt sonde dạ dày, sonde tiểu … và kỹ thuật cấp cứu ban đầu, từ đó hình thành cho sinh viên những kỹ năng cần thiết của một nhân viên y tế

- Ý nghĩa và vai trò của mô đun:

+ Giúp sinh viên nắm kiến thức cơ bản của các kỹ thuật điều dưỡng + Thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu + Nhận định được người bệnh, phát hiện và xử trí các tai biến xảy ra khi thực hiện kỹ thuật

II MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Về kiến thức:

+ Trình bày được kiến thức về tổ chức quản lý, sắp xếp buồng bệnh; sự phân cấp người bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu

+ Trình bày được các nguyên tắc, quy định chung, áp dụng, không áp dụng, tai biến và xử trí các tai biến khi thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng

+ Trình bày được cách nhận định người bệnh, đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh toàn diện

+ Theo dõi phát hiện kịp thời các tai biến, chủ động đưa ra các biện pháp để xử trí các tai biến trong phạm vi nghề nghiệp của mình

III NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN

Trang 7

BÀI 1: CÔNG TÁC QUẢN LÝ BUỒNG BỆNH

Giới thiệu

nhân nên việc xây dựng nhất thiết phải có kế hoạch chu đáo Buồng bệnh sạch sẽ, ngăn nắp sẽ tạo ra cảm giác thoải mái, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

1 Tầm quan trọng của công tác quản lý buồng bệnh

Buồng bệnh là nơi điều trị bệnh đồng thời cũng là nơi tĩnh dưỡng cho bệnh nhân nên việc xây dựng nhất thiết phải có kế hoạch chu đáo Tuy phải hết sức đơn giản nhưng cần phải có đầy đủ điều kiện vệ sinh cần thiết, đảm bảo cho bệnh nhân được thoải mái, an toàn Khung cảnh buồng bệnh hết sức quan trọng đối với tinh thần người bệnh, giúp cho bệnh nhân điều trị có kết quả nhanh chóng phục hồi sức khỏe

Quản lý buồng bệnh là một phần công việc hàng ngày của nhân viên y tế Các nhân viên y tế phải thấy rõ một buồng bệnh sạch sẽ, ngăn nắp sẽ tạo ra cảm giác thoải mái an toàn khi làm việc

Nhưng bệnh viện hiện nay thường chưa thỏa mãn được yêu cầu của người bệnh nên điều dưỡng cần dựa vào khả năng hiểu biết của mình, căn cứ vào tình hình của bệnh nhân và kế hoạch điều trị của thầy thuốc, tạo những điều kiện thuận lợi và có ích nhất trong việc điều trị và chăm sóc người bệnh

2 Cách thay đổi không khí trong buồng bệnh

2.1 Nhiệt độ

Nhiệt độ lý tưởng là vào khoảng 18-220C vừa phải không lạnh đồng thời cũng không làm đổ mồ hôi Trong trường hợp đặc biệt phải thay đổi nhiệt độ cho phù hợp Đối với trẻ em và người già nhiệt độ có thểđể hơi tăng Đối với bệnh nhân sốt nóng nhiệt độ cần giảm xuống một ít Mùa rét cần ấm hơn Để tránh nhiệt độ thay đổi bất ngờ mỗi buồng bệnh nên có một hàn thử biểu đề thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong buồng bệnh

Mùa đông tốt nhất là có hơi ấm để cho buồng bệnh ấm áp Tốt nhất là dùng máy điều hòa nhiệt độ vì không có tro, khói, khí CO2 và mùi khét Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay chưa thể sử dụng máy điều hòa nhiệt độrộng rãi, ta có thể dùng lò sưởi điện, lò sưởi than Nếu dùng lò sưởi nhất thiết phải làm ống khói để carbon oxyd, khí carbonic được hút ra ngoài

Dùng lò sưởi điện thường tốn kém, dùng chậu than sưởi thì dễ xảy ra nạn cháy, nếu không có ống khói thì dễ ngộđộc vì hơi than nhất là khi buồng bệnh

Trang 8

đóng kín cửa ở những bệnh viện hiện đại người ta sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, dễ dùng cho các bệnh nhân nặng hoặc những bệnh nhân hậu phẫu

Trái lại trong buồng bệnh nhân hen xuyễn thì cần không khí khô ráo hơn, có thể giảm độ ẩm xuống 20% đến 10%

Chúng ta có thể điều hòa độ ẩm trong buồng bệnh cho thích hợp như mùa đông làm ẩm bằng cách nhân tạo Trong buồng bệnh thường bị khô quá có thể đặt ấm nước trên lò sưởi để nước bốc hơi

Mùa hè nóng bức có thể treo rèm vải ướt ở cửa sổ làm cho không khí trong buồng mát mẻ vì nước dễ bốc hơi Điều hòa nhiệt độ và độ ẩm được đúng mức, không khí trong buồng sẽ ấm áp dễ chịu rất có lợi cho sức khỏe

2.3 Không khí lưu thông và trong sạch

Khi chen chúc trong phòng đông người, ta thường thấy khó chịu vì nhiệt độ và độ ẩm trong phòng lên cao, tình trạng này ở buồng bệnh lại càng khó chịu hơn, vì ngoài hơi người trong buồng bệnh còn có mùi của các chất bài tiết (nước tiểu, phân ) dễ có mùi tanh, hôi nên việc thay đổi không khí trong buồng bệnh có tầm quan trọng rất lớn Muốn vậy cần:

2.3.1.Yêu cầu về diện tích, không khí Mỗi người bệnh phải có 30m3

không khí và 6-7m2 diện tích Mỗi giường cách nhau 2.4m, bệnh nhân truyền nhiễm phải cho nằm buồng bệnh để đề phòng nước bọt hoặc bụi có vi khuẩn truyền bệnh

2.3.2.Cửa sổ và ống thông hơi Buồng bệnh phải có nhiều cửa số, cửa chớp để không khí lưu thông dễ dàng, nhưng không được kê giường bệnh sát cửa sổ để tránh gió lùa

Buồng bệnh cần có hệ thống thông hơi để không khí mới lùa vào, mở một cửa thông hơi ở chỗ cao để hơi nóng trong buồng bay ra vì về nguyên tắc không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh nên không khí nóng sẽ bay lên cao và thoát ra qua cửa thông hơi, làm không khí lưu chuyển, do đó không khí được lưu thông, trong sạch

2.3.3.Quạt điện Về mùa nóng dùng quạt điện nên dùng quạt trần nhẹ, không để quạt thẳng vào bệnh nhân

Trang 9

Nhưng dù áp dụng cách nào, khi thay đổi không khí cũng cần phải chú ý không nên để không khí lưu chuyển quá nhanh hay để gió thổi vào bệnh nhân vì như thế dễ bị cảm lạnh

2.3.4.Giờ giấc thực hiện Thường thay đổi không khí sau giờ vệ sinh buổi sáng, trước khi ngủ trưa và ngủ tối hoặc khi có mùi hôi thối trong buồng bệnh

Về mùa rét cần đóng kín cửa buồng bệnh, trời lạnh mỗi ngày phải mở cửa thông gió 3-4 lần mỗi lần 15 phút Khi làm thoáng khí phải đề phòng bệnh nhân cảm lạnh, người ta bảo vệ cho bệnh nhân khỏi bị cảm lạnh bằng cách đắp thêm chăn, đặt túi chườm nóng, để bình phong che gió lùa

3 Ánh sáng trong buồng bệnh

3.1 Ánh sáng thiên nhiên

Ánh sáng mặt trời rất quan trọng đối với sức khỏe con người Nó có tác dụng làm không khí ấm áp, diệt khuẩn mạnh Ngoài ra tia ngoại tím trong ánh sáng mặt trời còn có tác dụng phòng bệnh còi xương, vì vậy buồng bệnh cần có đầy đủ ánh sáng

Muốn vậy, khi xây dựng phải chú ý sao cho diện tích cửa sổ phải bằng 1/4 diện tích mặt đất của buồng bệnh

Hàng ngày sáng, chiều cần mở cửa sổ và cửa ra vào cho buồng sáng sủa, một mặt để bệnh nhân được hưởng ánh sáng mặt trời, mặt khác để thuận lợi cho việc khám bệnh, điều trị và săn sóc bệnh nhân Những buổi trưa sau bữa ăn cần khép cửa, buông rèm làm cho buồng tối lại để bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc ngủ trưa

3.2 Ánh sáng nhân tạo

Bệnh nhân phải có đủ ánh sáng nhân tạo để khám, chữa bệnh và làm các thủ thuật Ánh sáng đèn tùy theo sự cần thiết mà bố trí sáng hay mờ Đèn cho bệnh nhân không nên sáng quá để khỏi chói mắt và nên lắp ở chỗ cao phía sau đầu bệnh nhân Ban đêm phải để ánh sáng mờ và lên chiếu ở dưới lên để ánh sáng không soi qua mép giường

Trong ánh sáng nhân tạo tốt nhất là ánh sáng điện vì đèn điện sáng trong và dễ sử dụng Những nơi không có điện, có thể dùng đèn dầu hỏa nhưng phải chú ý thay đổi không khí trong buồng bệnh và phải đề phòng cẩn thận tránh hỏa hoạn

Ngoài ra người điều dưỡng cần có một đèn pin để dùng đến khi bất thường

4 Cung cấp nước

Ở những thành phố, thị xã việc sử dụng nước máy là một điều kiện thuận lợi cho công tác vệ sinh và ăn uống cho người bệnh Nước ăn uống cần đảm bảo vô khuẩn Cách sát khuẩn tốt nhất là đun sôi hoặc dùng thuốc sát khuẩn hoá chất như clorur vôi Ở nông thôn không có nước máy, chỉ có nước giếng hoặc nước sông, khi sử dụng cần vận động nhân dân không rửa vật bẩn, không đổ phân, nước tiểu, rác rưởi xuống sông để giữ vệ sinh dòng nước

Trước khi dùng cần kiểm tra xem trong nước có vi khuẩn không, nhất là khi có bệnh đường ruột lan tràn như lỵ, thương hàn

Thường kỳ phải lấy nước đi xét nghiệm kiểm tra các tiêu chuẩn nước sạch

5 Yêu cầu của một buồng bệnh

Trang 10

5.1.Trang trí

Buồng bệnh phải gọn gàng sạch sẽ, cần tạo cho khung cảnh của buồng bệnh vui tươi lành mạnh, phải tránh buồn tẻ vì sẽ làm cho bệnh nhân chán nản, vì vậy trang trí phòng cần hết sức đơn giản để tẩy uế tránh lây bệnh

Mặt khác, phòng cần được trang hoàng bằng những màu sắc tươi sáng Tường quét màu ve nhạt hoặc vàng nhạt Trên tường có thể treo một vài tranh ảnh sinh động, đẹp mắt và phải thay đổi luôn Giường, bàn ăn, ghế, tủđầu giường, lọ hoa cần được sắp xếp gọn gàng, trật tự sạch sẽ

5.2 Vệ sinh

Bệnh tật phần lớn là do tình trạng mất vệ sinh mà ra Trong buồng bệnh thường xuyên có bệnh nhân nằm nhất là những người phải nằm liệt giường, ăn uống, ỉa đái đều ở tại giường nên càng dễ mất vệ sinh Vì vậy việc tẩy uế là hết sức quan trọng

Thường kỳ phải giặt chăn, màn, chiếu, lau giường, tủ đầu giường Khi bệnh nhân ra viện, phải giặt chăn màn, chiếu, phơi đệm và thay đệm khác

Nếu bệnh nhân tử vong phải tẩy uế lần cuối giường, màn, chiếu, chăn bằng các biện pháp lau rửa, ngâm thuốc sát khuẩn

Khi lau chùi cần dùng khăn lau ướt để tránh bụi bay lên Khi quét nhà cần vẩy nước trước khi quét, có thể sử dụng máy hút bụi để làm vệ sinh buồng bệnh Dùng khăn khô lau nhà sau đó tẩy uế bằng dung dịch không mùi hoặc có mùi thơm dễ chịu, không được dùng các chất thơm để làm át mùi hôi thối trước khi cọ rửa cho mất mùi

Các dụng cụ như bô, xô, đại tiểu tiện dùng xong phải đổ ngay vào nơi quy định, rửa sạch và có thể được khử khuẩn rồi mới đem về phòng

Trong buồng bệnh cần phải diệt: Ruồi, muỗi, rận, rệp, gián, chuột

Ghi nhớ

- Cách thay đổi không khí trong buồng bệnh - Yêu cầu của một buồng bệnh

LƢỢNG GIÁ

o Câu hỏi truyền thống: Anh/ chị hãy:

Câu 1: Trình bày tầm quan trọng của công tác quản lý buồng bệnh? Câu 2: Trình bày những yêu cầu của một buồng bệnh?

o Câu hỏi trắc nghiệm: *Anh (chị) hãy chọn A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai trong các câu sau:

Câu 1: Nhiệt độ lý tưởng trong buồng bệnh là 15-200C A Đúng

B Sai Câu 2: Có hai loại độ ẩm trong buồng bệnh là độ ẩm tương đối và độ ẩm tuyệt dối

A Đúng B Sai

Trang 11

Câu 3: Đối với bệnh nhân hen suyễn, buồng bệnh cần không khí khô ráo, có thể tăng độ ẩm lên từ 10-20%

A Đúng B Sai Câu 4: Dùng điều hòa trong phòng bệnh mùa đông thường bị khô, có thể đặt ấm nước trên lò sưởi để tránh khô da cho người bệnh,

A Đúng B Sai Câu 5: Mùa hè nóng bức có thể treo rèm vải ướt ở cửa sổ làm cho không khí trong buồng bệnh mát mẻ

A Đúng B Sai

* Chọn từ hoặc cụm từ điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Câu 6: Nhiệt độ lý tưởng trong buồng bệnh khoảng 0C A 18-220C

B 15-200C C 20-300Câu 7: Đối với bệnh nhân bị sốt nhiệt độ trong phòng bệnh cần

A Tăng nhiệt độ B Giảm nhiệt độ C Giữ nguyên nhiệt độ trong phòng Câu 8: Độ ẩm trong buồng bệnh thích hợp nhất là:

* Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 10: Trời lạnh buồng bệnh cần đóng kín cửa, mỗi ngày mở cửa thông gió 3 - 4 lần, mỗi lần:

A 5 phút B 10 phút C 15 phút D 25 phút E 30 phút Câu 11: Trong buồng bệnh mỗi giường nằm cách nhau;

A 2m B 2,2m C 2,4m D 2,6m E 2,8m

Trang 12

BÀI 2: TỔ CHỨC VỆ SINH, SẮP XẾP BUỒNG BỆNH

Giới thiệu

Buồng bệnh là nơi điều trị bệnh đồng thời cũng là nơi tĩnh dưỡng cho bệnh nhân nên việc xây dựng nhất thiết phải có kế hoạch chu đáo Tuy phải hết sức đơn giản nhưng cần phải có đầy đủ điều kiện vệ sinh cần thiết, đảm bảo cho bệnh nhân được thoải mái, an toàn Khung cảnh buồng bệnh hết sức quan trọng đối với tinh thần người bệnh, giúp cho bệnh nhân điều trị có kết quả nhanh chóng phục hồi sức khỏe

b) Tiến hành (một số công việc cần làm trước) - Đưa các bô nước tiểu, ống nhổ (nếu có) vào buồng phụ cận sau khi bác sĩđã xem và ghi nhận xét về nước tiểu, đờm của người bệnh

- Lau giường ghế, tủđầu giường bằng khăn ấm sau đó sắp xếp lại cho gọn gàng Dặn bệnh nhân không được bày bừa thức ăn, quà bánh lên tủđầu giường, phải để gọn gàng trong tủ

- Lau cửa kính, kiểm tra hệ thống đèn, nếu có hỏng xin sửa ngay cho bệnh nhân - Dùng chổi quét nhẹ hoặc máy hút bụi nếu có; chú ý: quét cả những chỗ ngóc ngách của buồng bệnh

- Cọ rửa các chất dịch, chất thải, vết bẩn vương ra sàn nhà - Dùng bảo tải ướt vắt hết nước lau, thỉnh thoảng lại đem giặt bao tải cho sạch, nhúng khăn vào nước sát khuẩn để lau, chú ý các chăn tường

1.2.2.Dọn và làm vệ sinh bộ phận phụ cận

a) Phòng tắm và rửa mặt - Cọ rửa la bô, bồn tắm bằng xà phòng nước lã sau đó dội sạch - Lau gương soi nếu có

Trang 13

- Cọ rửa tường sàn nhà bằng bàn chải, xà phòng Lưu ý: Khóa vòi nước khi không dùng đến

b) Phòng vệ sinh (hố xí) - Đổ giấy, rửa bô bằng nước lã xà phòng, phơi khô - Dùng giẻ lau hoặc bàn chải mềm nhúng thuốc sát khuẩn lau chỗngồi, lỗ tiểu, sàn nhà

- Lau khô bệ ngồi, vẩy một ít thuốc sát khuẩn trừ mùi hôi - Dùng khăn lau nhúng dung dịch khử khuẩn lau khô sàn nhà tránh trơn ngã - Thường xuyên vẩy nước chống hôi trong nhà xí

- Để thoáng khí - Treo biển quy ước sử dụng hố xí c) Buồng chứa đồ vải

- Buồng phải thoáng, thường xuyên lau bụi trong các ngăn tủ - Xếp đồ vải các loại các cỡ riêng

- Dán nhãn để dễ tìm - Các loại có màu xếp riêng để dùng trong trường hợp các thuốc có màu - Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, tường nhà, trần nhà

d) Phòng chứa đồ đạc Phòng cần sáng sủa, thoáng khí sàn nhà và tường lát gạch men để dễ cọ rửa, có cống thoát nước, có thuốc chống hôi như dầu sả

Trong phòng này gồm có: - Bể rửa bát

- Chậu, khăn mặt, xà phòng - Thùng đựng rác, bô, xô - Thùng chứa bông băng riêng: Hàng ngày thu ở buồng bệnh mang đổ rác bông băng chất thải vào nơi quy định rồi mang dụng cụ về buồng này cọ rửa

- Có bể để đánh rửa dụng cụ sau khi đã dùng xong - Một ngăn tủ để chổi, tải, phất trần, các dụng cụ để lau chùi cọ rửa xếp riêng Tất cả đều có nhãn

- Tất cả các dụng cụ như chổi, bao lau, sau khi vệ sinh xong giặt sạch phơi khô và cất vào buồng máy

e) Những điểm cần lưu ý: - Khi dọn dẹp và cọ rửa làm các dụng cụ ít bẩn trước, các dụng cụ bẩn và nhiễm khuẩn làm sau

- Thỉnh thoảng quét mạng nhện ở trần nhà - Khi làm phát hiện thấy dụng cụ hỏng thì báo để sửa chữa ngay - Luôn luôn duy trì vệ sinh sạch sẽ buồng bệnh và các buồng phụ thuộc vì điều này rất ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh và cũng góp phần không nhỏ tạo một bộ mặt đẹp cho bệnh viện

2 Tẩy uế và bảo quản đồ dùng trong buồng bệnh

Một số dụng cụđồ dùng ở buồng bệnh cần phải được tẩy uế thường xuyên và bảo quản tốt nhằm mục đích:

- Khi cần có dụng cụ sạch để dùng ngay và đề phòng lây bệnh

Trang 14

- Tránh lãng phí và hư hỏng dụng cụ

2.1 Đồ sắt tráng men

2.1.1 Cách rửa - Chải rửa bằng xà phòng bàn chải - Những chỗ dính máu rửa bằng xà phòng, chỗ cáu dầu mỡ thì rửa bằng nước kiềm nóng

- Dội nước lã và lau khô 2.1.2.Cách khử khuẩn a) Chậu rửa mặt

Sau khi dùng xong buổi sáng và buổi tối, đánh rửa xà phòng dội nước lã sau đó tráng nước sôi để lên giá chậu

b) Bô ỉa, vịt đái, ống nhổ - Sau khi bệnh nhân đã dùng xong, đổ chất thải vào nơi quy định, dội sạch dùng bàn chải cọ sau đó ngâm nước sublime 1/500 trong 1 giờ hoặc nước cresyl hoặc đun sôi trong 5 phút

- Ở khoa truyền nhiễm các dụng cụ này thường được khử khuẩn bằng nồi hấp ướt c) Chậu rửa chân

Dùng xong rửa sạch bằng nước lã xà phòng, nếu có điều kiện cho một ít cồn vào đốt sát khuẩn

d) Ca, cốc súc miệng Một tuần đánh rửa bằng xà phòng nước lã sau đó đun sôi 5 phút

2.2 Đồ thủy tinh

2.2.1 Đồ thủy tinh thường dùng: Cốc, chai, lọ, bô can

a) Cách rửa - Dùng xong rửa ngay nước lã, sau đó rửa xà phòng dội nước lã cho sạch - Trường hợp bô can đựng nước tiểu có đóng cặn vôi, thì dùng acid clohydric loãng để làm mất cặn, chú ý clor bốc hơi làm cay mắt, kích thích đường hô hấp, ăn mòn tay, làm hỏng sàn nhà vì vậy phải tráng nhiều nước lã, lau khô b) Cách khử khuẩn - Lấy gạc hoặc khăn điều trị gói lại cho vào nước lã đun sôi 5 phút, xong lấy ra 2.2.2 Đồ thủy tinh đặc biệt

a) Bơm tiêm - Dùng xong tháo pittong ra - Rửa sạch nước lã, xà phòng - Kiểm tra xem có bị sứt mẻ không - Nếu tiêm thuốc dầu phải rửa bằng nước nóng, xà phòng - Lau khô gói lại đem hấp, chú ý tránh nhầm số

b) Nhiệt kế - Dùng xong rửa sạch nước lã, xà phòng - Ngâm cồn 70 trong 30 phút hoặc ngâm trong dung dịch oxy cyanur 1% hoặc nước sublime dưới đáy cốc lót một lớp gạc mỏng

2.3 Đồ cao su

Chú ý: đồ cao su dễ bị gập lại, ống cao su dễ bị đè bẹp khi gặp nóng quá hoặc dính phải chất dầu dễ bị hỏng

Trang 15

- Tuyệt đối không sấy khô mà phải hấp ướt 2.1.3 Ống thông các loại (thông đái, Faucher, Einhorn, Foley, Nelaton) Dùng xong rửa sạch cả trong lẫn ngoài, những ống nhỏ dùng bơm tiêm phụt nước, dùng hai ngón tay bóp ống từ trên xuống dưới

- Ngâm trong dung dịch sát khuẩn như nước Sublime 1/500 trong 15 phút hoặc đem hấp ướt

Lưu ý: cuộn tròn để không làm hỏng ống 2.3.3 Vải cao su hoặc nylon

- Dùng xong rửa sạch nước lã, xà phòng - Phơi khô chỗ mát

2.3.4 Túi chườm nóng, chườm lạnh, vòng hơi Cách rửa giống như trên, sau đó treo ngược trên giá cho khô, lưu ý khi cất phải thổi vào một ít hơi để khỏi dính vào nhau

- Lau khô kim để trong hộp có lót gạc gửi đi tiệt khuẩn - Nếu là kim trọc dò bỏ cả thông nòng, dưới đáy ống có lót bông hoặc gạc, đầu kim nút bông gửi đi hấp

- Nếu không có điều kiện thì có thể đun sôi 15 phút 2.5.2 Kìm cặp

- Dùng xong rửa sạch nước lã xà phòng - Dùng bàn chải cứng cọ rửa, chú ý các răng và các kẽ nối giáp nhau - Kiểm tra xem có bị hư hỏng không, lau khô, xếp vào hộp bên dưới lót lớp vải hoặc gạc, gói trong khăn điều trị gửi đi tiệt khuẩn bằng sức nóng khô hay ướt - Nếu chưa dùng bôi vaselin cho khỏi gỉ

2.5.3 Dao mổ, kéo Dùng xong rửa sạch nước lã xà phòng ngâm vào cồn 70 trong 5 phút có thể khử khuẩn được nhưng không triệt để

- Nếu đem tiệt khuẩn lấy gạc bọc lại đem sấy khô hoặc hấp ướt

Trang 16

- Chọn phương phát tiệt khuẩn thích hợp để tránh hỏng dụng cụ

3 Xếp đặt và quét dọn buồng bệnh khi bệnh nhân xuất viện

Sau khi bệnh nhân mắc các bệnh thông thường ra viện, cần phải thu dọn buồng bệnh, giường nằm và các phương tiện khác

- Để phòng bệnh được sạch sẽ gọn gàng - Để có giường bệnh sạch sẽ đón tiếp bệnh nhân mới nhập viện

3.1 Chuẩn bị dụng cụ

- Khăn lau, bàn chải, chổi - Xà phòng, chậu, xô xách nước rửa sàn nhà - Túi đựng đồ vải bẩn

- Quét dọn, lau giường tủ, bàn ghế, tủ kính,… - Rửa và sát khuẩn các đồ dùng trong buồng bệnh như ấm, chén, ca, bô vịt, ống nhổ, túi chườm,…

- Quét, lau rửa sàn nhà, mở cửa sổ cho thoáng - Lau lại sàn nhà cho khô dùng dung dịch khử khuẩn để lau - Xếp đặt trải lại giường bệnh và đồ dùng về chỗ cũ cho gọn gàng để đón tiếp bệnh nhân mới

- Giặt và thu dọn dụng cụ cất vào nơi quy định Lưu ý : Trong lúc lau chùi, luôn dùng giẻ ướt để tránh bụi bay

*Anh (chị) hãy chọn A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai trong các câu sau:

Câu 1: Mục đích của vệ sinh, dọn dẹp buồng bệnh là để tránh lây truyền mầm bệnh cho bệnh nhân

A Đúng B Sai Câu 2: Khi dọn dẹp buồng bệnh, cọ rửa dụng cụ nhiễm khuâne trước, dụng cụ ít bẩn sau:

A Đúng B Sai Câu 3: Khi dọn dẹp buồng bệnh, phát hiện dụng cụ hỏng phải sửa chữa ngay

Trang 17

A Đúng B Sai

* Chọn từ hoặc cụm từ điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Câu 4: Bô, ống nhổ của bệnh nhân sau khi dùng xong, đổ chất thải đúng nơi quy định, cọ rửa sau đó ngâm nước crecyl 1h hoặc đun sôi

A 5 phút B 10 phút C 15 phút Câu 5: Ca, cốc súc miệng của bệnh nhân, 1 tuần đánh rửa bằng xà phòng và nước lã sau đó đun sôi

A 5 phút B 10 phút C 15 phút

* Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 6: Nhiệt kế dùng xong rửa sạch bằng nước xà phòng, sau đó ngâm cồn trong: A 5 phút

B 10 phút C 15 phút D 25 phút E 30 phút Câu 7: Ống thông của người bệnh dùng xong rửa sạch, sau đó ngâm trong dung dịch sát khuẩn như nước sublime 1/500 trong thời gian:

A 5 phút B 10 phút C 15 phút D 25 phút E 30 phút Câu 8: Khi quét dọn buồng bệnh cho người bệnh cần chuẩn bị các loại dụng cụ:

A Khăn lau, bàn chải B Chổi, xô, chậu đựng nước C Xà phòng

D Túi đựng đồ vải bẩn E Cả A,B,C và D đúng

Trang 18

BÀI 3: NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI Giới thiệu

Cơ thể con người được tạo nên bởi các yếu tố vật chất, con người tồn tại, phát triển về thể chất và tinh thần là do được cung cấp đầy đủ các yếu tố vật chất, tinh thần, xã hội

Nhu cầu cơ bản của con người vừa có tính đồng nhất, vừa có tính duy nhất, có một số nhu cầu cơ bản phổ biến với tất cả mọi người, cũng có những đặc điểm chỉ giống một số người, có những đặc điểm không giống bất cứ người nào, tạo nên sự đa dạng nhu cầu của con người

Mục tiêu

- Trình bày được 5 nhu cầu cơ bản của con người theo phân cấp của Maslow - Liệt kê được 14 Nội dung chăm sóc cơ bản đáp ứng nhu cầu của người bệnh - Trình bày được sự phân cấp chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế

Nhu cầu về thể chất bao gồm: oxy, thức ăn, nước uống, bài tiết, vận động, ngủ, nghỉ ngơi …

1.1.2 Nhu cầu an toàn và được bảo vệ Nhu cầu an toàn và được bảo vệ bao gồm an toàn về cả tính mạng và tinh thần

- An toàn về tính mạng là bảo vệ cho người ta tránh được các nguy cơ đe dọa cuộc sống như: bệnh tật, thiên tai, chiến tranh, …

- An toàn về tinh thần: là tránh được mọi sự lo lắng, sợ hãi, những tác động xấu về tinh thần cũng có thể gây nguy hại cho tính mạng con người

1.1.3 Nhu cầu về tình cảm và quan hệ (nhu cầu về sự giao tiếp) Khi hai nhu cầu trên của con người đã được thỏa mãn thì nhu cầu quyền sở hữu và sự yêu thương sẽ trở nên rõ ràng hơn

Mỗi cá nhân dù khỏe mạnh hay bệnh tật đều mong mỏi tình cảm của bạn bè, làng xóm, gia đình v.v do đó người điều dưỡng luôn biểu lộ thái độ thân thiện đúng mức đối với người bệnh, quan tâm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu tình cảm chínhđáng cho người bệnh

1.1.4 Nhu cầu được tôn trọng Sự tôn trọng tạo cho con người lòng tự tin và tính độc lập Khi sự tôn trọng không được đáp ứng thì họ có cảm giác cô độc, tự ti

Trang 19

Điều dưỡng đáp ứng nhu cầu này của người bệnh bằng cách biết được tâm tư, nguyện vọng của người bệnh, chăm sóc ân cần và thân mật, niềm nở, chú ý lắng nghe ý kiến của người bệnh

1.1.5 Nhu cầu tự hoàn thiện (tự khẳng định) Là mức cao nhất trong phân loại nhu cầu của Maslow Maslow đánh giá chỉ 1% dân số đạt đến mức tự hoạt động, tự khẳng định bản thân Nhu cầu hoàn thiện diễn ra trong suốt cuộc đời, nó chỉ xuất hiện khi các nhu cầu dưới nó được đáp ứng trong một chừng mực nhất định

Các nhu cầu cơ bản càng được đáp ứng thì càng tạo ra động lực sáng tạo và tự hoàn thiện ở mỗi con người Người điều dưỡng phải đánh giá đúng những nhu cầu của người bệnh để từ đó có sự chăm sóc thích hợp

Hình 1: Bậc thang phân cấp nhu cầu của con người theo Maslow 1.2 Sự liên quan giữa nhu cầu và nguyên tắc điều dưỡng

1.2.1 Nguyên tắc điều dưỡng - Nguyên tắc điều dưỡng xuất phát từ việc đáp ứng các nhu cầu cho người bệnh Khi bị bệnh tật, ốm yếu người bệnh không tự đáp ứng được các nhu cầu hàng ngày cho chính mình nên cần sự hỗ trợ của người điều dưỡng

- Người bệnh luôn đòi hỏi rất cao nhu cầu an toàn và được bảo vệ, cuộc sống tính mạng của họ phụ thuộc vào nhân viên y tế

Để giúp người bệnh khỏi bị nguy hiểm, người điều dưỡng phải biết rõ tính chất, đặc điểm của người bệnh Nhận biết được những tai biến có thể xảy ra cho

Nhu cầu đƣợc tôn trọng Nhu cầu tự

hoàn thiện

Nhu cầu về tình cảm (sự

giao tiếp) Nhu cầu về an

toàn

Nhu cầu về thể chất

Mức cao

Mức thấp

Trang 20

người bệnh trong quá trình điều trị, chăm sóc Nếu có tai biến xảy ra người điều dưỡng có thể xử trí một cách thông minh, nhanh nhẹn, kịp thời

1.2.2 Nhu cầu cơ bản - Nhu cầu của con người vừa có tính đồng nhất, vừa có tính duy nhất nên người điều dưỡng cần có kế hoạch chăm sóc riêng biệt cho từng người bệnh

- Nhu cầu của con người tuy cơ bản giống nhau nhưng mức độ và tầm quan trọng đối với từng nhu cầu ở từng người có khác nhau Hơn nữa nhu cầu trong cùng một người cũng có khác nhau nhu cầu này có thể mạnh hơn nhu cầu khác và thay đổi mức độ ưu tiên theo từng giai đoạn của cuộc sống

- Điều dưỡng cần nhận biết được các nhu cầu ưu tiên của người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh thích hợp

1.2.3 Sự tham gia của người bệnh vào kế hoạch chăm sóc + Chăm sóc xuất phát từ nhu cầu của người bệnh, người bệnh hiểu rõ nhu cầu của họ trừ trường hợp hôn mê, tâm thần

+ Khi lập kế hoạch chăm sóc người điều dưỡng cần tham khảo ý kiến người bệnh và gia đình họ để tạo cho họ cơ hội tham gia tích cực vào quá trình điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khỏe

- Điều dưỡng cần tạo ra môi trường chăm sóc thích hợp để người bệnh thoải

mái, mau chóng lành bệnh

1.2.4 Điều dưỡng chủ động tạo môi trường chăm sóc thích hợp - Trong điều kiện được đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tính chất bệnh, môi trường bệnh viện, khoa phòng thích hợp … người bệnh thoải mái, hiệu quả khám chữa bệnh sẽ được nâng cao

- Nhu cầu cơ bản của con người là cơ sở để thực hiện các Nội dung chăm sóc cơ bản Nhận biết được các nhu cầu cơ bản của con người, nhu cầu của người bệnh sẽ thiết lập chẩn đoán, kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch chăm sóc chính xác và an toàn

1.3 Nhu cầu chăm sóc cơ bản

Theo Virginia Henderson có 14 Nội dung chăm sóc cơ bản: - Đáp ứng các nhu cầu về hô hấp

- Giúp đỡ người bệnh về ăn uống, dinh dưỡng - Giúp đỡ người bệnh trong sự bài tiết

- Giúp người bệnh về tư thế vận động và luyện tập - Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi

- Giúp người bệnh mặc và thay quần áo - Giúp người bệnh duy trì thân nhiệt - Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày - Giúp người bệnh tránh mọi nguy hiểm khi nằm viện - Giúp người bệnh trong sự giao tiếp

- Giúp người bệnh thoải mái về tinh thần và tự do tín ngưỡng - Giúp người bệnh lao động, để tránh mặc cảm là người vô dụng - Giúp người bệnh trong các hoạt động vui chơi giải trí

- Giúp người bệnh có kiến thức về y học

Trang 21

2 Sự cố y khoa và sự an toàn của người bệnh trong giai đoạn hiện nay

2.1 Định nghĩa

Y văn thế giới đã sử dụng các thuật ngữ khác nhau để mô tả những rủi ro trong thực hành y khoa như: “Bệnh do thầy thuốc gây nên - Iatrogenic”, “Sai lầm y khoa - Medical Error”, “An toàn người bệnh - Patient Safety” và “ Sự cố y khoa không mong muốn - Medical Adverse Events”

Theo Viện Nghiên cứu y học Mỹ “Institute Of Medicine-IOM” an toàn người bệnh là: Phòng ngừa tổn hại sức khỏe cho người bệnh “the prevention of harm to patients7.”

Chương trình an toàn người bệnh đặt trọng tâm vào ba vấn đề cơ bản là: (a) Phòng ngừa và khắc phục ngay hậu quả của sự cố y khoa

(b) Học từ thất bại thông qua báo cáo sự cố đã xảy ra (c) Đổi mới tư duy về văn hóa ATNB

Theo WHO và Viện Nghiên cứu y học Mỹ: Sự cố y khoa không mong muốn là sự cố gây hậu quả sức khỏe thể chất cho người bệnh như mất khả năng tạm thời hoặc vĩnh viễn, kéo dài ngày nằm viện hoặc tử vong Nguyên nhân do công tác quản lý khám chữa bệnh (health care management) hơn là do biến chứng bệnh của người bệnh Sự cố y khoa có thể phòng ngừa và không thể phòng ngừa

2.2 Tần suất và các loại sự cố y khoa hay gặp

- Chẩn đoán sai, - Chỉ định sai, chỉ định chậm - Kê đơn sai

- Trang thiết bị hỏng - Nhầm người bệnh - Nhầm phẫu thuật (nhầm bên, nhầm phương pháp) - Sót gạc dụng cụ trong vết mổ

- Nhầm thuốc, máu - Kết quả xét nghiệm sai - Bệnh phẩm sai quy cách - Nhiễm khuẩn bệnh viện - Người bệnh ngã

- Người bệnh tự sát - Trao nhầm con - Bắt cóc trẻ em - Tiêm nhầm vác xin - Môi trường (Cháy nổ, rơi vữa, quạt, điệ giật ) - Nhầm viện phí

- Bạo hành cán bộ y tế - Lạm dụng tình dục

2.3 Phân loại theo các yếu tố liên quan

a) Yếu tố người hành nghề Sai sót không chủ định: (1) Do thói quen công việc như một người pha thuốc và một người tiêm; sao y lệnh thuốc; (2) Do dựa vào trí nhớ như bác sĩ khám bệnh

Trang 22

cho tất cả bệnh nhân sau đó mới ghi bệnh án, điều dưỡng cuối ngày mới ghi nhận xét vào hồ sơ bệnh nhân…; (3) Do quên như quên không lấy bệnh phẩm xét nghiệm, quên không bàn giao cho ca trực sau, quên không cho người bệnh dùng thuốc đúng giờ, ra y lệnh miệng sau đó quên không ghi bệnh án ; (4) Do tình cảnh của người hành nghề như mệt mỏi, ốm đau, tâm lý…; (5) Do kiến thức, kinh nghiệm của người hành nghề

Sai sót do cố ý: (1) Cắt xén hoặc làm tắt các quy trình chuyên môn (chưa tuân thủ vệ sinh tay, mang găng tay ); (2) Vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lợi ích của người bệnh không được đặt lên hàng đầu dẫn đến lạm dụng thuốc, lạm dụng kỹ thuật cao và các thiết bị y tế can thiệp trên người bệnh không bảo đảm chất lượng

b) Yếu tố chuyên môn Y học mang tính xác suất và bất định cao Người bệnh trong các cơ sở y tế phải trải qua nhiều can thiệp thủ thuật, phẫu thuật, đưa thuốc, hóa chất vào cơ thể dễ gây phản ứng dẫn đến rủi ro bất khả kháng Vì vậy, cần nhận thức không phải sự cố y khoa nào cũng do thầy thuốc thiếu trách nhiệm và thiếu y đức

Hạn chế của y học Những thành tựu y học trong y tế đã giúp phát hiện sớm bệnh tật và nhiều người mắc bệnh nan y đã được điều trị thành công Tuy nhiên, những hạn chế của y học trong một số trường hợp tác động tạo nên sự cố y khoa nghiêm trọng Ví dụ, tại Đài Loan (2012) đã dùng tạng của người bệnh HIV(+) để ghép tạng cho 5 người bệnh khác Nguyên nhân, y học chưa xác định được người hiến tạng mang vi rút HIV giai đoạn cửa sổ

Dây chuyền khám chữa bệnh phức tạp Nhiều người phối hợp, nhiều đầu mối, ngắt quảng, nhiều cá nhân tham gia trong khi hợp tác chưa tốt, thông tin chưa đầy đủ và chưa kịp thời

c) Yếu tố môi trường chăm sóc y tế Môi trường chăm sóc y tế có nhiều áp lực do quá tải, ca kíp trái với sinh lý bình thường (trong khi mọi người ngủ thì cán bộ y tế phải trực) Nơi làm việc chật chội nhiều tiếng ồn cán bộ y tế nhiều khoa/bệnh viện phải làm việc với cường độ rất cao và áp lực tâm lý luôn căng thẳng

d) Yếu tố chính sách, quản lý và điều hành - Một số chính sách, những quy định cần nghiên cứu điều chỉnh để khắc phục những mặt trái tác động tới sự an toàn người bệnh như: Quy định cho thuốc 2-3 ngày; đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu dẫn đến giữ người bệnh ở tuyến dưới; thu viện phí theo dịch vụ dẫn đến lạm dụng xét nghiệm, thuốc, kỹ thuật cao v.v

- Cơ chế bệnh viện tự chủ cũng mang theo những rủi ro tiềm ẩn cần kiểm soát như: giảm chi phí đầu vào đặc biệt là giảm nhân lực điều dưỡng chăm sóc người bệnh, giảm sử dụng vật tư, hàng tiêu hao y tế, thầy thuốc trước khi chỉ định thuốc, xét nghiệm cho người bệnh phải xem xét khả năng chi trả của người bệnh v.v

- Tổ chức cung cấp dịch vụ chưa thực sự hợp lý như: ca-kíp kéo dài (24 giờ/ngày), nhân lực trực đêm và ngày nghỉ, ngày lễ chưa thực hiện được nguyên tắc: bệnh viện hoạt động 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần

2.4 Phân loại sự cố y khoa theo mức độ nghiêm trọng đối với người bệnh

Trang 23

Nguy cơ xảy ra sự cố A Các hoạt động chuyên môn, tình huống có nguy cơ Sự cố đã xảy ra không

gây tổn hại nghiêm trọng

B Không ảnh hưởng tới người bệnh C Ảnh hưởng tới người bệnh nhưng không gây tổn hại D NB cần được theo dõi và thực hiện các biện pháp can

thiệp làm giảm tổn hại tới sức khỏe NB

Sai sót, gây tổn hại cho người bệnh

E Tổn hại tạm thời đến sức khỏe người bệnh và yêu cầu có can

thiệp nhẹ F Tổn hại sức khỏe tạm thời đến người bệnh, yêu cầu

nằm viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện G Tổn hại vĩnh viễn đến sức khỏe người bệnh, H Tiến hành ngay các can thiệp cần thiết để cấp cứu

người bệnh I NB tử vong

2.5 Nguyên tắc phòng ngừa sự cố y khoa

- Lường trước và dự phòng được sự cố y khoa - Không đơn giản hóa, không làm gộp, không làm tắt quy trình chuyên môn - Kiên trì thực hiện đổi mới

- Tôn trọng ý kiến chuyên môn (không phân biệt thứ bậc) - Nhạy cảm với mọi vấn đề trong vận hành bệnh viện

2.6 Các giải pháp tổng thể

1) Thực hiện 6 Mục tiêu an toàn người bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới 2) Xây dựng các hướng dẫn, quy định và quy trình an toàn người bệnh 3) Triển khai hệ thống báo cáo sự cố y khoa bắt buộc và tự nguyện 4) Triển khai bảo hiểm nghề nghiệp

5) Cải thiện môi trường làm việc 6) Tăng cường công tác giám sát, đánh giá, đào tạo và truyền thông về sự cố y khoa không mong muốn

7) Đổi mới văn hóa an toàn người bệnh

2.7 Các giải pháp cụ thể

2.7.1 Thực hiện 6 Mục tiêu an toàn người bệnh

Mục tiêu 1 Nhận dạng chính xác danh tính người bệnh

Biện pháp: Quy định khi nào phải nhận dạng danh tính người bệnh

- Trước khi chuyển người bệnh lên khoa phẫu thuật, trước khi tiền mê, trước khi rạch da

- Trước khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn: thay băng, cắt chỉ, đặt và rút sonde…

- Trước khi dùng thuốc cho người bệnh - Trước khi lấy và ghi các bệnh phẩm xét nghiệm - Trước khi truyền máu, truyền dịch

Quy định sử dụng thông tin nhận dạng danh tính người bệnh

- Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới cần sử dụng ít nhất hai thông tin nhận dạng tin cậy như (Họ và tên, mã số bệnh án) Ở Việt Nam, tác giả khuyến cáo

Trang 24

nên sử dụng ít nhất ba thông tin gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sính, mã bệnh án của người bệnh

- Các thông tin nhận dạng danh tính người bệnh phải được ghi thống nhất trong tất cả các giấy tờ chuyên môn (bệnh án, phiếu điều trị, phiếu chăm sóc, phiếu xét nghiệm, nhãn ống bệnh phẩm xét nghiệm, sổ thực hiện thuốc cho người bệnh ) và ghi trên vòng nhận dạng người bệnh

- Đối với các khoa xét nghiệm, XQ: phải xác định và ghi đầy đủ thông tin về danh tính người bệnh bất cứ khi nào lấy mẫu xét nghiệm, chụp chiếu XQ hoặc quản lý thuốc men và các sản phẩm về máu Việc dán nhãn các ống chứa bệnh phẩm phải có sự hiện diện của người bệnh

Quy định cách thức thu thập thông tin xác định danh tính người bệnh

- Xác định đúng người bệnh bao gồm xác định chính xác cá nhân người bệnh và tất cả những gì liên quan đến người bệnh như hồ sơ bệnh án, đơn thuốc, phiếu xét nghiệm, máu, chế phẩm máu, thuốc, bệnh phẩm xét nghiệm…

- Khi xác định người bệnh phải sử dụng câu hỏi mở đối với người bệnh hoặc thân nhân người bệnh, không khẳng định tên người bệnh

- Khi người bệnh/gia đình người bệnh cung cấp với các thông tin cần só sánh với các thông tin ghi trên sổ hoặc phiếu hoặc vòng nhận dạng người bệnh Trường hợp người bệnh không thể nói được, không tỉnh táo, em bé không thể cung cấp thông tin chính xác cần so sánh với các thông tin trên sổ hoặc phiếu hoặc vòng nhận dạng người bệnh để kiểm tra chính xác thông tin người bệnh

- Trường hợp người bệnh hôn mê, thân nhân người bệnh phải xác định nhân thân cho họ Nếu người bệnh bất tỉnh được đưa đến bệnh viện bởi công an hoặc dịch vụ cấp cứu và không có một chứng cứ nào về nhân thân, thì phải nhân viên cấp cứu vận chuyển người bệnh và tạm thời sử mã số nhập viện hoặc số thứ tự cấp cứu trong sổ để ghi trên hồ sơ của người bệnh

Mục tiêu 2 Cải thiện thông tin trong nhóm chăm sóc

Biện pháp:

- Không khuyến khích lệnh miệng Trường hợp cấp cứu phải sử dụng chỉ định miệng thì người chỉ định và người thực hiện cần tuân theo nhứng hướng dẫn sau: (1) Người nhận y lệnh miệng phải viết ra hoặc đọc lại cho người ra y lệnh miệng nghe và xác nhận bằng miệng lệnh đã được hiểu đúng Yêu cầu này áp dụng cho tất cả mọi y lệnh bằng miệng, không riêng cho y lệnh dung thuốc; (2) Khi nhận thông báo các kết quả xét nghịêm bất thường, người nhận thong báo phải làm rõ kết quả xét nghiệm bằng cách yêu cầu “đọc lại” kết quả xét nghiệm; (3) Người chỉ định miệng phải xác nhận lại là chỉ định đã được hiểu đúng và ghi ngay chỉ định miệng vào hỗ sơ bệnh án

- Chuẩn hoá danh mục các từ viết tắt: (1) bệnh viện cần phải rà soát danh mục từ viết tắt với sự tham gia của các bác sĩ để áp dụng thống nhất cho tất cả người ra y lệnh; (2) In danh mục từ viết tắt trên giấy và để ở nơi phù hợp để mọi người biết hoặc in danh mục từ viết tắt ở phía dưới các phiếu điều trị và phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh

Trang 25

- Xây dựng quy định phối hợp giữa khoa lâm sàng và khoa xét nghiệm: (1) các kết quả xét nghiệm bất thường quan trọng nhân viên Khoa xét nghiệm phải thông báo kịp thời cho khoa lâm sàng biết; (2) Bệnh viện cần có quy định về thời gian trả kết quả xét nghiệm để phục vụ kịp thời cho việc chẩn đoán và điều trị người bệnh

Mục tiêu 3 Phòng ngừa sự cố y khoa do thuốc

Các loại sự cố y khoa trong thực hành sử dụng thuốc - Sai người bệnh

- Sai thuốc hay sai dịch truyền - Sai liều hoặc sai hàm lượng - Sai dạng thuốc

- Sai đường dùng thuốc - Sai tốc độ dùng thuốc - Sai thời gian hay khoảng cách dùng thuốc - Sai sót trong pha chế liều thuốc

- Sai kỹ thuật dùng thuốc cho người bệnh - Dùng thuốc cho người bệnh đã có tiền sử dị ứng trước đó

Các biện pháp phòng ngừa sự cố y khoa trong thực hành sử dụng thuốc

- Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin người bệnh - Cung cấp đầy đủ thông tin thuốc cho bác sĩ, điều dưỡng - Đảm bảo trao đổi thông tin đầy đủ giữa bác sĩ - dược sĩ - điều dưỡng - Đảm bảo tên thuốc, nhãn thuốc và dạng đóng gói rõ ràng, đúng quy cách - Bảo quản thuốc dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm

- Sắp xếp các thuốc nhìn giống nhau, nghe giống nhau ở nơi riêng biệt - Cung cấp các thiết bị hỗ trợ dùng thuốc (máy truyền dịch, )

- Đảm bảo môi trường làm việc cho nhân viên y tế (ánh sáng, tiếng ồn, ca kíp) - Đào tạo nhân viên y tế về thuốc và sử dụng thuốc

- Tư vấn người bệnh về thông tin thuốc và tuân thủ điều trị - Xây dựng quy trình quản lý rủi ro liên quan sử dụng thuốc

Những chú ý đối với điều dƣỡng viên

- Kiểm tra thuốc (tên, nồng độ/hàm lượng, liều lượng, số lần dùng thuốc/24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm và đường dùng) Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng của thuốc bằng cảm quan: màu sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ thuốc

- Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị: tác dụng và quy trình dùng thuốc Nếu người bệnh từ chối điều trị theo y lệnh, báo cáo cho bác sĩ điều trị

- Khai thác tiền sử dị ứng thuốc - Thực hiện 5 đúng khi dung thuốc - Công khai thuốc cho người bệnh - Chứng kiến người bệnh dùng thuốc

Mục tiêu 4 Phòng ngừa sự cố y khoa do phẫu thuật/thủ thuật

Giải pháp:

Trang 26

a) Thực hiện Bảng kiểm an toàn phẫu thuật b) Thực hiện 10 mục tiêu an Toàn Phẫu Thuật-Thủ thuật do WHO khuyến cáo:

- Phẫu thuật đúng bệnh nhân, đúng vùng mổ - Khi làm giảm đau, xử dụng các phương pháp phù hợp tránh gây tổn hại cho bệnh nhân

- Đánh giá và chuẩn bị đối phó hiệu quả với nguy cơ tắc đường thở và chức năng hô hấp

- Đánh giá và chuẩn bị tốt để xử lý nguy cơ mất máu - Tránh xử dụng đồ hay thuốc gây dị ứng ở những bệnh nhân biết có nguy cơ dị ứng

- Áp dụng tối đa các phương pháp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng ngoại khoa

- Tránh để quên dụng cụ mổ hay bông gạc trong vùng mổ - Kiểm tra đối chiếu kỹ bệnh phẩm phẫu thuật

- Thông báo kết quả và trao đổi thông tin đến người tổ chức thực hiện an toàn phẫu thuật

- Các Bệnh viện và hệ thống Y tế thành lập bộ phận có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi số lượng và kết quả phẫu thuật

Mục tiêu 5 Phòng ngừa sự cố y khoa do nhiễm khuẩn bệnh viện Giải pháp:

a) Tuân thủ thực hiện các thực hành phòng ngừa chuẩn - Vệ sinh tay

- Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân - Vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho

- Sắp xếp người bệnh - Tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn - Vệ sinh môi trường

- Xử lý dụng cụ - Xử lý đồ vải - Xử lý chất thải b) Thực hiện các thực hành Phòng ngừa bổ sung

- Phòng ngừa qua đường giọt bắn - Phòng ngừa qua đường không khí

Mục tiêu 6 Phòng ngừa sự cố y khoa do người bệnh té ngã

Giải pháp:

- Kê giường thấp - Giường có thành chắn - Sàn không trơn trượt - Phòng bệnh đủ ánh sáng - Nhà tắm, vệ sinh có tay nắm - Nhận định nguy cơ ngã - Đeo vòng cảnh báo “FALL RISK” - Dán cảnh báo NB nguy cơ ngã (HSBA, phòng và GB)

Trang 27

- Thông tin NB nguy cơ ngã cao khi bàn giao ca - Sắp xếp đồ đạc buồng bệnh trong tầm với - Lắp đặt chuông báo động tại giường - Hạn chế mở cửa sổ khi có nguy cơ - Bổ sung phần ngăn ngừa té ngã vào chương trình huấn luyện bệnh nhân và gia đình họ

2.7.2 Thiết lập hệ thống báo cáo sự cố y khoa

* Mục đích:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về sự cố y khoa - Học tập từ các sự cố y khoa đã xảy ra - Đưa ra các giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu sự cố y khoa * Quy định chung:

- Báo cáo sự cố y khoa được áp dụng tại tất cả các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, các bộ phận chuyên môn

- Tất cả các viên chức y tế liên quan tới sự cố y khoa nghiêm trọng phải báo cáo bắt buộc theo mẫu qui định chung của bệnh viện (Phụ lục 1 Danh mục sự cố y khoa nghiêm trọng và Phụ lục 2 Mẫu phiếu báo cáo bắt buộc sự cố y khoa)

- Tất cả nhân viên y tế trực tiếp liên quan hoặc chứng kiến sự cố y khoa suýt xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng chưa gây tổn hại cho người bệnh khuyến khích tự nguyện báo cáo (Phụ lục 3 Mẫu phiếu báo cáo tự nguyện sự cố y khoa)

- Thông tin thu thập từ hệ thống báo cáo sự cố y khoa chỉ sử dụng vào việc học tập rút kinh nghiệm, không sử dụng những thông tin này vào việc xem xét kỷ luật đối với người báo cáo và các nhân viên liên quan

- Các thông tin ghi trong mẫu Phiếu báo cáo phải bảo đảm tính trung thực, khách quan, kịp thời

* Nguyên tắc thiết lập hệ thống báo cáo sự cố: - Khuyến khích mọi nhân viên y tế tự nguyện báo cáo sự cố y khoa nhằm nhận diện các loại sự cố y khoa, phân tích tìm nguyên nhân, đưa ra các khuyến cáo phòng ngừa, tránh lặp lại

- Hệ thống báo cáo sự cố y khoa phải được quản lý bảo mật và không nhằm mục đích xử phạt

- Báo cáo sự cố y khoa là trách nhiệm của toàn bộ nhân viên y tế làm việc trong cơ sở khám chữa bệnh

- Người báo cáo tự nguyện sự cố y khoa được ghi nhận và được đảm bảo an toàn

2.7.3 Cải thiện môi trường làm việc của cán bộ y tế - Môi trường y tế trong đó các bác sĩ, điều dưỡng cung cấp dịch vụ đang phải đối mặt với nhiều yếu tố rủi ro liên quan tới hệ thống như: (1) người bệnh quá tải; (2) nhân lực thiếu dẫn đến thời gian khám và tiếp xúc với người bệnh ngắn; (3) thiếu phương tiện để chăm sóc đáp ứng nhu cầu người bệnh; (4) áp lực tâm lý do pháp lý bảo vệ người hành nghề còn bất cập

- Đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu sự cố y khoa bởi các lý do sau: (1) Dịch vụ do điều dưỡng, hộ sinh cung cấp

Trang 28

được WHO đánh giá là một trong những trụ cột của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế (số lượng đông nhất, tiếp xúc với người bệnh nhiều nhất và số lượng dịch vụ cung cấp nhiều nhất); (2) Hầu hết các chỉ định của bác sĩ điều trị đều thông qua người điều dưỡng để thực hiện trên người bệnh; (3) Công việc chuyên môn của điều dưỡng luôn diễn ra trước và sau công tác điều trị và bảo đảm cho công tác điều trị an toàn

2.7.4 Triển khai bảo hiểm nghề nghiệp theo Luật khám bệnh, chữa bệnh - Những trải nghiệm đối với các cá nhân người hành nghề và của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế trong thời gian qua rất phức tạp cần có sự quan tâm vào cuộc của toàn bộ hệ thống và định hướng dư luận của cơ quan báo chí để phòng ngừa những hậu quả xấu mang tính xã hội có thể xảy ra

- Để giảm áp lực trực tiếp cho người hành nghề và của cơ sở cung cấp dịch vụ y tế cần sớm triển khai hệ thống bảo hiểm nghề nghiệp Hệ thống bảo hiểm nghề nghiệp sẽ mang lại niềm tin cho người bệnh và giảm áp lực cho CBYT trong việc trực tiếp đương đầu với người bệnh và gia đình người bệnh Khi không may có sự cố xảy ra cơ quan bảo hiểm nghề nghiệp sẽ thay mặt người hành nghề và cơ sở y tế trực tiếp làm việc với người bệnh và gia đình người bệnh

2.7.5 Xây dựng văn hóa an toàn người bệnh - Nhận thức và quan điểm của người quản lý về văn hóa an toàn người bệnh quyết định kết quả triển khai chương trình an toàn người bệnh Trước hết, người quản lý cần quan tâm khắc phục lỗi hệ thống Trong thực tế vấn đề sự cố y khoa hiện nay đã trở thành vấn đề y tế công cộng, không thể thành công nếu chỉ trông chờ vào sự khắc phục của các cá nhân người hành nghề mà toàn bộ hệ thống y tế, tất cả các nghề trong lĩnh vực y tế cần vào cuộc Duy trì việc tiếp cận nhằm vào việc quy chụp trách nhiệm cho cá nhân sẽ dẫn đến văn hóa giấu diếm sự thật và đã được chứng minh ít hiệu quả trong việc mang lại những kết quả dài hạn

- Chủ động đánh giá rủi ro, rà soát lại các thông tin từ các báo cáo chính thức cũng như không chính thức, qua đó sẽ chủ động thực hiện các can thiệp

- Thực hiện những đổi mới về văn hóa kiểm tra đánh giá: Cơ sở y tế chủ động áp dụng và tự nội kiểm theo các bộ Tiêu chuẩn chất lượng, loại bỏ lối tư duy đối phó, chạy theo thành tích Khuyến khích việc ra đời và vận hành các cơ quan đánh giá ngoại kiểm độc lập theo quy định của luật Khám bệnh, chữa bệnh

Ghi nhớ

- 5 nhu cầu cơ bản của con người theo phân cấp của Maslow - Nhu cầu về thể chất là nền tảng của phân cấp Maslow - 14 Nội dung chăm sóc người bệnh của Virginia Henderson

LƢỢNG GIÁ

o Câu hỏi truyền thống: Anh (chị) hãy:

Câu 1: Trình bày 5 nhu cầu cơ bản của con người theo phân cấp của Maslow?

Câu 2: Liệt kê 14 Nội dung chăm sóc cơ bản đáp ứng nhu cầu của người bệnh ?

Câu 3: Giải thích được sự liên quan giữa nhu cầu và nguyên tắc điều dưỡng?

Trang 29

o Câu hỏi trắc nghiệm

*Anh (chị) hãy chọn A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai trong các câu sau:

Câu 1: Theo phân cấp của Maslow nhu cầu về thể chất là mức thấp nhất của con người A Đúng

B Sai Câu 2: Theo phân cấp của Maslow nhu cầu được tôn trọng là mức cao nhất của con người A Đúng

B Sai

*Anh (chị) hãy điền từ, cụm từ vào chỗ trống cho các câu sau:

Câu 5: Nhu cầu cơ bản theo phân cấp của Maslow bao gồm: nhu cầu về thể chất, , nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự hoàn thiện

A Nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm B Nhu cầu về bài tiết, dinh dưỡng C Nhu cầu về nghỉ ngơi, học tập Câu 6: Theo Virginia Handerson, có … Nội dung chăm sóc cơ bản A 9

B 12 C 14 Câu 7: Theo Maslow, là nền tảng của hệ thống phân cấp và được ưu tiên hàng đầu A Nhu cầu về thể chất

B Nhu cầu an toàn và được bảo vệ C Nhu cầu được tôn trọng

*Anh/ chị hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:

Câu 8: Người điều dưỡng có thái độ thân thiện đúng mức đối với người bệnh, quan tâm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu tình cảm chính đáng cho người bệnh là đáp ứng nhu cầu:

A Nhu cầu về thể chất B Nhu cầu an toàn C Nhu cầu tôn trọng D Nhu cầu về tình cảm E Nhu cầu tự hoàn thiện Câu 9: Người điều dưỡng đáp ứng nhu cầu về oxy, thức ăn, nước uống, bài tiết, vận động, ngủ nghỉ, … là đáp ứng nhu cầu

A Nhu cầu về thể chất B Nhu cầu về an toàn và được bảo vệ C Nhu cầu về tình cảm và quan hệ D Nhu cầu được tôn trọng

E Nhu cầu tự hoàn thiện Câu 10: Bệnh nhân Nguyễn Văn A đang điều trị tại khoa nội thần kinh – Bệnh viện đa khoa Tỉnh, được chẩn đoán Đột quỵ não Từ khi vào viện, người bệnh được nuôi dưỡng qua sonde dạ dày ngày 6 bữa (3 bữa cháo – 3 bữa sữa), nhưng đã 7 ngày nay người bệnh không đi ngoài Gia đình người bệnh lo lắng báo với điều dưỡng buồng Theo bạn, điều dưỡng buồng sẽ xử lý như thế nào?

Trang 30

A Giải thích với bệnh nhân và người nhà đợi vài ngày nữa xem người bệnh có đi ngoài được không rồi sẽ có biện pháp hỗ trợ

B Hướng dẫn người nhà cho người bệnh uống thêm nước, ăn cháo có thêm rau xanh, đồng thời xoa bụng để tăng nhu động ruột để giúp người bệnh đi ngoài dễ hơn

C Thụt tháo cho người bệnh D Báo với bác sĩ điều trị để bác sĩ giải thích với bệnh nhân và người nhà

Trang 31

BÀI 4: GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH

Giới thiệu

Kỹ năng giao tiếp giữa thầy thuốc – bệnh nhân là xây dựng mối quan hệ tốt thầy thuốc với bệnh nhân, là nghệ thuật mà người thầy thuốc sử dụng ngay từ buổi đầu gặp bệnh nhân Bệnh nhân luôn ở trạng thái lo lắng, bối rối, đôi khi hốt hoảng, tuyệt vọng Chính nhờ giao tiếp tốt, thái độ phục vụ ân cần, thông cảm, mối quan hệ tốt đẹp với bệnh nhân và những lời nói động viên khuyến khích của người thầy thuốc sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng bộc lộ các khó khăn của mình, đồng thời cảm

thấy yên tâm và tin tưởng vào người thầy thuốc Mục tiêu

- Trình bày được các loại hình giao tiếp - Trình bày được các kỹ năng giao tiếp cơ bản - Trình bày được cách giao tiếp trong một số trường hợp đặc biệt

Nội dung

1 Khái niệm chung về giao tiếp

Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa hai hay nhiều người Trong xã hội, con người phải sử dụng giao tiếp để:

- Thống nhất hoạt động cùng nhau - Để trao đổi thông tin

- Để tác động nhằm làm thay đổi đối tượng, ví dụ như cha mẹ yêu cầu con phải rửa tay trước khi ăn

Cũng nhờ có giao tiếp, các mối quan hệ xã hội của mỗi cá nhân được hình thành và vận hành Nhân cách của con người cũng được hình thành và phát triển nhờ có giao tiếp

1.1 Các thành phần

1.1.1 Trao đổi thông tin

Một trong những thành phần quan trọng của quá trình giao tiếp đó là trao đổi thông tin Thông tin mà con người trao đổi với nhau không chỉ là những kiến thức được thể hiện trong các khái niệm, ngôn từ mà nó còn bao gồm cả những ý nghĩ, cảm xúc, hứng thú, thái độ…

1.1.2 Hiểu biết lẫn nhau

Giao tiếp của con người là quá trình trao đổi thông tin giữa hai (hoặc nhiều hơn) chủ thể chứ không phải là hai thiết bị khác nhau Trong giao tiếp và qua giao tiếp, bên cạnh việc trao đổi thông tin, mỗi chủ thể dần nhận biết, hiểu được đối tác của mình, bắt đầu từ những đặc điểm bên ngoài và sau đó là những đặc điểm bên trong Từ những hiểu biết đó, ở chủ thể giao tiếp hình thành những cảm xúc đối với đối tác

1.1.3 Tác động qua lại

Một khía cạnh khác của giao tiếp chính là mặt hành động Người ta có thể đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh, đề nghị đối tác làm hoặc không làm một việc gì đó Sự

Trang 32

thay đổi hành động còn có thể diễn ra theo cách gián tiếp: tự thấy mình cần phải thay đổi hoặc sự thay đổi diễn ra một cách tự nhiên mà chủ thể không nhận biết được

1.2 Các phương tiện giao tiếp

Để thực hiện được giao tiếp, con người phải sử dụng các loại phương tiện khác nhau Những phương tiện này có thể được chia thành 2 nhóm chính: ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ

1.2.1 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là phương tiện chủ đạo được con người dùng trong giao tiếp Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, con người dùng hệ thống nghĩa của từ ngữ để trao đổi thông tin, kiến thức Thường có ba loại nghĩa của từ: nghĩa đen, nghĩa rộng và nghĩa bóng Bên cạnh nghĩa của từ, con người còn sử dụng hệ thống hàm ý (ngụ ý) của ngôn ngữ để giao tiếp Hệ thống này thường được dùng để thông báo về thái độ của chủ thể cho đối tượng giao tiếp

Ngoài hệ thống ngữ, nghĩa, con người còn sử dụng những tính chất khác của ngôn ngữ nói để giao tiếp: cường độ ngữ âm (nói to hay nói nhỏ), vận tốc ngôn ngữ (nói nhanh hay chậm), và tần số âm thanh Những tính chất này thường được dùng để chuyển tải sắc thái cảm xúc, thái độ chủ quan

1.2.2 Các phương tiện phi ngôn ngữ

 Phương tiện vật chất: quà cáp, tặng phẩm, các sản phẩm vật chất của lao động, công cụ lao động, các danh lam

 Phương tiện kí hiệu, tín hiệu: nét mặt, cử chỉ, dáng điệu, tư thế

2 Giao tiếp thầy thuốc – Bệnh nhân

Giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động khám, chữa bệnh của người thầy thuốc Giao tiếp cũng là một trong những công cụ cơ bản để xây dựng mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp thầy thuốc - bệnh nhân

2.1.1 Các yếu tố từ phía bệnh nhân

- Các triệu chứng cơ thể: yếu tố chung ở đây là đau Đau có nhiều loại khác nhau: đau từng cơn, đau âm ỉ, đau quặn…Đau làm cho người bệnh khó khăn trong việc kể bệnh cũng như trả lời câu hỏi của bác sĩ

- Các yếu tố liên quan đến bệnh hoặc điều trị - Các đặc điểm nhân cách của bệnh nhân

2.1.2 Các yếu tố liên quan đến thầy thuốc

- Kĩ năng giao tiếp đã có - Mức độ tự tin vào khả năng giao tiếp - Các đặc điểm nhân cách

- Các yếu tố sức khoẻ (ví dụ: mệt mỏi sau ca trực hay ca mổ…) - Các yếu tố tâm lí (ví dụ: lo âu, bận tâm về điều gì đó)

3 Phong cách giao tiếp thầy thuốc – bệnh nhân

3.1 Giao tiếp thầy thuốc là trung tâm (Doctor – Centered)

Trang 33

Có thể dễ dàng nhận thấy đây là phong cách giao tiếp phổ biến hiện nay trong lĩnh vực y tế Theo một số cách phân loại khác, phong cách giao tiếp này được xếp với tên gọi: độc đoán hoặc gia trưởng

Trong quan niệm của nhiều người, kể cả những người ngoài ngành y, thầy thuốc có quyền lực tuyệt đối trong việc chẩn đoán bệnh, ra các mệnh lệnh điều trị Thầy thuốc ứng xử với người bệnh như cha mẹ đối với con cái Người bệnh được quyền là tuyệt đối chấp hành đúng, phục tùng mệnh lệnh của bác sĩ

Những thầy thuốc có phong cách giao tiếp này thường nói nhiều hơn nghe, đánh giá cao những thông tin do mình đưa ra và ngược lại, đánh giá thấp những thông tin từ phía người bệnh Trong quá trình khám bệnh, họ thường sử dụng các câu hỏi đóng, nhiều thuật ngữ chuyên môn, quan tâm đến những khía cạnh, triệu chứng sinh học mà không quan tâm đến những suy nghĩ, cảm xúc của người bệnh Họ thường tỏ ra khó chịu khi người bệnh hỏi về chẩn đoán bệnh tác dụng của từng loại thuốc, tại sao lại dùng nó,

3.2 Giao tiếp người bệnh là trung tâm (Patient – Centered)

Phong cách giao tiếp người bệnh là trung tâm có nhiều điểm khác so với phong cách giao tiếp thầy thuốc là trung tâm Thầy thuốc có phong cách giao tiếp người bệnh là trung tâm đặt người bệnh với những vấn đề của họ làm trọng tâm

Trong quá trình thăm khám, thầy thuốc còn quan tâm, chia sẻ với người bệnh cả những vấn đề, những khó khăn trong cuộc sống mà người bệnh gặp phải trong quá trình bị bệnh Câu hỏi mà bác sĩ hay dùng là câu hỏi mở Bên cạnh đó, bác sĩ thường dùng những từ ngữ dễ hiểu, không lạm dụng thuật ngữ chuyên môn

4 Các kĩ năng giao tiếp cơ bản

4.1 Kỹ năng khởi đầu giao tiếp

Hãy lưu ý rằng ấn tượng ban đầu là rất quan trọng Với người bệnh, ấn tượng ban đầu về người bác sĩ có ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái tâm lý của họ Sử dụng phong cách giao tiếp người bệnh là trọng tâm không những không làm giảm thấp uy tín của người thầy thuốc mà ngược lại, người bệnh thấy mình được tôn trọng, được quan tâm và càng cảm phục, quý mến thầy thuốc

Hãy để người bệnh trình bày hết những lo lắng, băn khoăn của mình Bất kì người bệnh nào đến khám bệnh cũng đều có mong muốn được bày tỏ không chỉ những vấn đề về sức khỏe của mình mà còn nhiều những băn khoăn, lo lắng mà họ cho rằng chỉ có bác sĩ mới có thể giải thích, trả lời được

4.2 Kỹ năng trao đổi thông tin

Phần lớn những thông tin cần thiết cho chẩn đoán được thu nhận qua hỏi chuyện Do vậy để có được những thông tin cần thiết cho chẩn đoán và điều trị, người thầy thuốc cần phải có được những kĩ năng khác nhau Bên cạnh đó, người bệnh cũng rất muốn được thầy thuốc cung cấp thêm thông tin về bệnh như điều gì dẫn đến bệnh, liệu mình đã phạm sai lầm gì trong cuộc sống, cần phải làm những kĩ thuật gì? Có tốn kém và đau đớn lắm không, có phải điều trị nội trú không v.v và v.v

4.3 Kỹ năng đặt câu hỏi

Trang 34

Trong thực hành lâm sàng, có thể do sức ép về thời gian nên bác sĩ đặt quá nhiều câu hỏi mà không để cho người bệnh kể về bệnh của họ Cần phải để cho người bệnh kể về bệnh của mình Để làm được điều này, nên đặt cho người bệnh những câu hỏi mở Ví dụ: “Những vấn đề chính của anh là gì?”

Khi cần để khẳng định thông tin thì có thể đặt câu hỏi đóng (đúng/sai), ví dụ: “Đêm qua anh ngủ tốt không?” Tuy nhiên cũng nên tránh câu hỏi mang tính chất gợi ý câu trả lời, dạng như: “Anh ngủ kém lắm phải không?” Ngoài ra cũng nên lưu ý không đặt câu hỏi dài, phức tạp hoặc có nhiều ý

Trong quá trình hỏi bệnh, tránh những câu hỏi mang tính dẫn dắt, chỉ điểm Điều này có thể gặp khi người thầy thuốc thấy người bệnh lúng túng trong việc tìm từ thích hợp để diễn tả Gợi ý của bác sĩ, nếu không cân nhắc sẽ vô tình rơi vào câu chỉ điểm và có thể dẫn người bệnh kể chuyện theo hướng khác

Trong khi nói chuyện, không lạm dụng những thuật ngữ y học Có một nghiên cứu cho thấy chỉ có gần 70% số bác sĩ được hỏi là hiểu đúng những thuật ngữ y học do nhóm nghiên cứu đưa ra Tỉ lệ này ở nhóm người bệnh là gần 30 % Điều này cho thấy với xu hướng chuyên khoa hóa ngày càng cao thì một bác sĩ chuyên khoa này cũng có thể không hiểu hết những thuật ngữ chuyên môn của chuyên khoa khác cũng là điều dễ hiểu Trong thực tiễn lâm sàng, có bác sĩ khi trả lời người bệnh, thường hay sử dụng cụm từ “trong chuyên môn gọi là…”, sau đó lại giải thích cho người bệnh nghĩa của từ đó là gì Cuối cùng thì người bệnh không kịp nhớ đó là từ gì và cũng không kịp hiểu nghĩa của từ là gì

Khi diễn giải cho người bệnh một vấn đề gì thì nên dùng những từ đơn giản, dễ hiểu và đặc biệt phải chú ý đến những đặc điểm cá nhân – xã hội của người bệnh thông tin cho thầy thuốc

4.4 Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là một trong những kĩ năng khó trong giao tiếp Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, người thầy thuốc thường phải tiếp xúc với nhiều người khác nhau, không phải tất cả mọi người đều biết cách trình bày vấn đề của mình Lắng nghe không chỉ là nhằm thu thập thông tin qua những ngôn từ của người bệnh mà còn cả qua những cử chỉ, nét mặt, điệu bộ v.v của họ Do vậy khi khám bệnh, đừng vội vàng nhanh chóng ghi các phiếu xét nghiệm để rồi khi người bệnh vừa kể xong, bác sĩ đã trao luôn cho người bệnh: “Đây, anh đi làm những xét nghiệm này đi”

4.5 Kỹ năng kết thúc

Tóm tắt những nội dung chính của vấn đề Trước hết là việc tóm lược những thông tin chính từ phía người bệnh để xem người bệnh có bổ sung, điều chỉnh những thông tin nào không Tiếp đó là hệ thống lại những thông tin từ phía thầy thuốc mà người bệnh cần nắm vững tùy từng trường hợp, có thể yêu cầu chính người bệnh tóm lược lại những nội dung chủ yếu đó

5 Giao tiếp trong một số tình huống đặc biệt

5.1 Thông báo tin xấu

 Những khó khăn khi phải thông báo tin xấu: - Thầy thuốc cảm thấy mình có một phần trách nhiệm trong đó và sợ bị buộc tội

Trang 35

- Không biết cách làm như thế nào là tốt nhất - Sợ làm thay đổi vị thế trong mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân - Chưa hiểu hết bệnh nhân

- Lo ngại những biến chứng, thay đổi hình dạng cơ thể, đau đớn cho bệnh nhân

 Một số nguyên tắc thông báo tin xấu - Giải thích trước rằng bạn sẽ nói về vấn đề gì - Sử dụng các câu đơn giản, ngắn gọn, tránh các thuật ngữ chuyên môn khó hiểu - Luôn kiểm tra xem người nghe có hiểu đúng những điều bạn nói

 Cách thức - Cần phải có bước chuẩn bị cá nhân - Giao tiếp phải chậm, vừa với mức độ tiếp thu của bệnh nhân Câu phải đơn giản, tránh lặp đi lặp lại cụm từ nào đó

- Lưu ý đến các kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, ví dụ: nhìn vào mắt bệnh nhân với ánh mắt chân tình

-Bắt đầu từ những gì mà bệnh nhân/người nhà đã biết - Lắng nghe một cách tích cực Giúp bệnh nhân huy động những tiềm lực của họ để đối phó

- Không nên đưa ra những lời động viên không có cơ sở cốt để yên lòng người bệnh Tuy nhiên lại cần phải truyền cho họ niềm hi vọng thực tế

 Những điều không nên - Không thông báo tin xấu khi vừa mới khám xong bệnh nhân, khi họ còn chưa mặc xong quần áo

- Không thông báo ngoài hành lang, qua điện thoại - Không chạy đi, chạy lại khi đang nói chuyện -+ Sau khi thông báo xong có thể thỏa thuận về việc theo dõi tiếp hoặc gợi ý giới thiệu đến chuyên gia khác hoặc đến tư vấn tâm lí nếu bệnh nhân có nhu cầu

5.2 Giao tiếp với bệnh nhi

 Những khó khăn thường gặp khi giao tiếp với bệnh nhi: - Không biết nói như thế nào nếu như không dùng từ chuyên môn - Trẻ sợ người lạ, do vậy hoặc là chúng khóc, hoặc là chúng im lặng - Trước đây trẻ cũng đã bị bệnh và phải vào bệnh viện hoặc được thầy thuốc chữa trị Có thể chúng vẫn còn ấn tượng đau đớn Đặc biệt có những trường hợp hình tượng bác sĩ được đưa ra để dọa trẻ: “ăn đi, không mẹ gọi bác sĩ tiêm cho con Bác sĩ mà tiêm là đau lắm”

- Thầy thuốc ngại gây đau đớn cho trẻ - Sợ trẻ vặn vẹo, giãy giụa khi bị đau hoặc khó chịu (ví dụ, bị đè lưỡi để soi họng) Ngại cha mẹ trẻ sợ quá mức rằng điều xấu có thể xảy ra với con của họ

- Cảm thấy khó hỏi khi có dấu hiệu trẻ bị lạm dụng

 Những điều nên và không nên làm khi giao tiếp với trẻ:

Trang 36

- Giải thích trước những việc cần làm, chuẩn bị cho trẻ không bị bất ngờ với tiếng ồn, mùi lạ và những kĩ thuật xét nghiệm, khám bệnh gây đau đớn hoặc những việc khác với thường ngày

Thầy thuốc và cha mẹ của trẻ cần thống nhất và bình tĩnh Thực tế cho thấy những đứa trẻ được giải thích trước một cách đầy đủ những gì cần phải làm, điều gì có thể xảy ra thì sẽ ít rơi vào trạng thái lo âu

5.3 Giao tiếp với người già

Tuổi già thường kéo theo tốc độ phản xạ chậm, suy giảm độ tinh tế của các vận động, dạng như ăn cơm hay rơi vãi Nhịp sinh học cũng thay đổi, đêm ngủ ít, đi ngủ sớm nhưng dậy rất sớm, hoặc có trường hợp mất ngủ, mỗi đêm chỉ ngủ được khoảng 2 - 3 tiếng, giấc ngủ chập chờn, không sâu Người già cũng dễ gặp các bệnh, ví dụ như về tim mạch, khớp, cột sống…

Một số đặc điểm tâm lí thường gặp ở người già: giảm sút trí nhớ, kém tập trung chú ý, tư duy chậm chạp, dễ thay đổi dấu của các phản ứng cảm xúc

Ghi nhớ

- Các loại hình giao tiếp - Các kỹ năng giao tiếp cơ bản

LƢỢNG GIÁ

*Anh (chị) hãy chọn A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai trong các câu sau:

Câu 1: Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa hai hay nhiều người dùng để trao đổi thông tin:

A Đúng B Sai Câu 2: Giao tiếp giúp cho nhân cách của con người được hình thành và phát triển

A Đúng B Sai Câu 3: Giao tiếp có thể tác động làm thay đổi đối tượng

A Đúng B Sai

* Chọn từ hoặc cụm từ điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Câu 4: Trong hoạt động khám chữa bệnh, giao tiếp là công cụ cơ bản để xây dựng mối quan hệ giữa

Trang 37

A Thầy thuốc – bệnh nhân B Thầy thuốc – người nhà bệnh nhân C Bệnh nhân – người nhà

Câu 5: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp giữa thầy thuốc với bệnh nhân là

A Sự đau đớn của người bệnh B Sự tác động của người nhà bệnh nhân C Các yếu tố tâm lý khác

* Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 6: Các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp gồm: A Khởi đầu giao tiếp

B Trao đổi thông tin C Đặt câu hỏi

D Lắng nghe và kết thúc E Cả A,B,C VÀ D đều đúng Câu 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp giữa thầy thuốc với bệnh nhân là:

A Các triệu chứng cơ năng của người bệnh B Mức độ tin tưởng và khả năng giao tiếp của thầy thuốc C Đặc điểm nhân cách của người bệnh

D Các yếu tố tâm lý của thầy thuốc E Cả A,B,C và D đều đúng

Trang 38

BÀI 5: MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ

Giới thiệu

Dinh dưỡng là một nhu cầu cơ bản của con người, nhu cầu dinh dưỡng có thể thay đổi trong suốt cuộc đời và nó cần thiết trong lúc khỏe mạnh và cả trong lúc bệnh tật Khi cơ thể bị ốm đau thì nhu cầu về dinh dưỡng càng trở nên quan trọng, vì ăn uống tốt giúp cho cơ thể có đủ khả năng chống lại bệnh tật và hồi phục sức khỏe

1 Đại cương

Dinh dưỡng là yếu tố cơ bản để duy trì và nâng cao sức khỏe, dù cơ thể ở tư thế nghỉ ngơi hoàn toàn không hoạt động vẫn tiêu hao một số năng lượng nhất định cung cấp cho các hoạt động bên trong cơ thể để duy trì sự sống Khi cơ thể bị bệnh nhu cầu về dinh dưỡng lại càng trở nên quan trọng, giúp cho cơ thể có đủ khả năng chống lại bệnh tật và phục hồi sức khỏe Ngoại trừ những người mắc một số bệnh gây rối loạn chức năng vận động, hấp thu, bài tiết ở ruột (như tắc ruột cơ học, liệt ruột, viêm tụy cấp, ), việc nuôi dưỡng người bệnh qua đường tiêu hóa thường được chọn lựa, vì phù hợp với chức năng sinh lý đường tiêu hóa, giá thành thấp và ít xảy ra tai biến Nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa sớm có tác dụng duy trì cấu trúc giải phẫu và chức năng của tế bào niêm mạc ruột, kích hoạt cho hệ thống tiêu hoá sớm trở lại bình thường, hạn chế tình trạng phát tán vi khuẩn và nội độc tố từ đường tiêu hóa vào tuần hoàn (bacterial and endotoxin translocation), duy trì chức năng các cơ quan tiêu hóa khác như tụy và gan Có nhiều đường để đưa dinh dưỡng vào cơ thể tùy theo tình trạng bệnh lý như:

- Đưa thức ăn qua đường miệng - Đưa thức ăn (dạng lỏng) qua ống thông - Đưa chất dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch Nội dung bài học này đề cấp đến đường đưa thức ăn vào cơ thể qua đường miệng và qua ống thông mũi họng – dạ dày

2 Nhu cầu về năng lượng

Nhu cầu năng lượng gồm có đáp ứng nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản và cung cấp năng lượng cho những hoạt đông của cơ thể Năng lượng cho chuyển hóa cơ bản là năng lượng cần thiết để duy trì sự sống Năng lượng cho hoạt động của có thể tùy theo loại hoạt động của mỗi người

Để duy trì hoạt động sống bình thường và lao động, cơ thể cần được cung cấp thường xuyên năng lượng, năng lượng được cung cấp do quá trình dị hóa trong

Trang 39

cơ thể và chủ yếu thức ăn là nguồn bổ sung năng lượng tiêu hao chính Năng lượng tiêu hao hằng ngày bao gồm: tiêu hao năng lượng cho sự duy trì cơ thể, tiêu hao năng lượng cho phát triển cơ thể và tiêu hao năng lượng cho sinh sản

2.1 Tiêu hao năng lượng cho sự duy trì cơ thể

Tiêu hao năng lượng cho sự duy trì cơ thể là số năng lượng cần thiết để cho cơ thể tồn tại và hoạt động bình thường, không thay đổi thể trọng, không sinh sản Năng lượng tiêu hao cho duy trì cơ thể gồm tiêu hao do chuyển hoá cơ sở, do vận cơ, do điều nhiệt và do tiêu hoá

2.1.1 Tiêu hao năng lượng do chuyển hoá cơ sở

- Định nghĩa chuyển hoá cơ sở: Chuyển hoá cơ sở (CHCS) là mức chuyển hoá năng lượng cần thiết cho cơ thể tồn tại trong điều kiện cơ sở: Không vận cơ, không tiêu hoá, không điều nhiệt Chuyển hoá cơ sở chiếm hơn 1/2 năng lượng để duy trì cơ thể

- Đơn vị đo chuyển hoá cơ sở: Chuyển hoá cơ sở được tính theo: + Kcal/m2 da/giờ (tính theo đơn vị này, chuyển hoá cơ sở không thay đổi theo trọng lượng cơ thể, nghề nghiệp, nên thuận tiện cho chẩn đoán và điều trị) + KJ/m2 da/giờ (tính theo hệ mới "SI" từ 1-1-1978)

- Các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển hoá cơ sở: + Tuổi: Tuổi càng cao thì chuyển hóa cơ sở càng giảm Tuy nhiên, ở tuổi dậy thì và trước dậy thì chuyển hóa cơ sở giảm ít hơn

+ Giới: Với cùng một lớp tuổi thì chuyển hóa cơ sở ở nam cao hơn nữ Điều này có thể liên quan với tỷ lệ mỡ trong cơ thể hoặc với các hormon sinh dục

+ Nhịp ngày - đêm: chuyển hóa cơ sở cao nhất lúc 13 - 16 giờ trong ngày, thấp nhất lúc 1 - 4 giờ sáng

+ Theo chu kỳ kinh nguyệt và ở phụ nữ có thai: Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt và khi có thai chuyển hóa cơ sở cao hơn bình thường (do tác dụng của progesteron) + Ngủ chuyển hóa cơ sở giảm

+ Tình trạng bệnh lý: • Sốt làm tăng chuyển hóa cơ sở Khi thân nhiệt tăng 1° C thì chuyển hóa cơ sở tăng lên 10%

• Bệnh tuyến giáp: Ưu năng tuyến giáp làm tăng chuyển hóa cơ sở và ngược lại • Suy dinh dưỡng protein năng lượng: Giảm chuyển hóa cơ sở

2.1.2 Tiêu hao năng lượng do vận cơ

Khi vận cơ, hoá năng tích trữ trong cơ (ATP) sẽ bị mất đi dưới dạng công và nhiệt, trong đó 25% chuyển thành công cơ học của sự co cơ, 75% còn lại tỏa ra dưới dạng nhiệt Đơn vị tính năng lượng tiêu hao trong vận cơ là: Kcal/Kg thể trọng/1 phút

Vận cơ làm tiêu hao năng lượng chung của cơ thể Sự tiêu hao năng lượng này thay đổi theo mức độ lao động thể lực của mỗi nghề, vì vậy mức tiêu hao năng lượng trong vận cơ thường được dùng làm cơ sở để xác định khẩu phần ăn cho từng loại nghề nghiệp

Trong vận cơ, các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu hao năng lượng bao gồm:

Trang 40

- Cường độ vận cơ: Cường độ vận cơ càng lớn thì tiêu hao năng lượng càng lớn Đây là cơ sở để phân loại lao động thể lực thành loại nhẹ, trung bình, nặng và cực nặng

- Tư thế vận cơ: Năng lượng tiêu hao không chỉ do tạo ra công mà còn do các cơ phải co để giữ cho cơ thể ở những tư thế nhất định trong lúc vận cơ Số cơ co càng nhiều thì tiêu hao năng lượng càng lớn Tư thế càng thoải mái dễ chịu thì số cơ co càng ít và năng lượng tiêu hao càng ít Đây là cơ sở để chế tạo những công cụ lao động phù hợp với kích thước thân thể của người lao động

- Mức độ thông thạo: Càng thông thạo công việc thì tiêu hao năng lượng cho vận cơ càng thấp, vì càng thông thạo thì số cơ co không cần thiết càng bớt đi

2.1.3 Tiêu hao năng lượng do điều nhiệt

Điều nhiệt là hoạt động của cơ thể nhằm duy trì thân nhiệt ở mức hằng định, không thay đổi nhiều theo nhiệt độ môi trường bên ngoài Và như vậy, nó đảm bảo cho tốc độ các phản ứng hoá học trong cơ thể diễn ra bình thường, cũng tức là đảm bảo mức chuyển hoá của cơ thể không bị thay đổi

Trong môi trường lạnh, tiêu hao năng lượng phải tăng lên để bù cho số nhiệt năng đã bị khuếch tán ra môi trường xung quanh Trong môi trường nóng, lúc đầu tiêu hao năng lượng tăng lên do hoạt động của bộ máy điều nhiệt, nhưng sau đó giảm xuống do giảm quá trình chuyển hoá của cơ thể trong môi trường nóng

2.1.4 Tiêu hao năng lượng do tiêu hoá

Ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng bản thân việc ăn lại làm cho tiêu hao năng lượng của cơ thể tăng lên Năng lượng tiêu hao thêm là kết quả của việc

chuyển hoá các sản phẩm đã được hấp thu - đó là tác dụng động lực đặc hiệu (Specific Dynamic Action: SDA) của thức ăn

Tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn được tính bằng tỷ lệ phần trăm của mức tiêu hao năng lượng so với tiêu hao năng lượng trước khi ăn Tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn thay đổi theo từng chất dinh dưỡng:

- Protein làm tiêu hao năng lượng tăng thêm 30% - SDA là 30 - Lipid làm tiêu hao năng lượng tăng thêm 14% - SDA là 14 - Carbohydrat làm tiêu hao năng lượng tăng thêm 6% - SDA là 6 - Chế độ ăn hỗn hợp làm tiêu hao năng lượng tăng thêm 10% - SDA là 10

3 Vai trò - tác dụng của các chất sử dụng làm thức ăn

3.1 Thức ăn hữu cơ

3.1.1 Thức ăn có bản chất Protid - Là thành phần quan trọng của mọi tế bào sống Trong cơ thể con người có hơn 1000 loại protein khác nhau được tạo ra bằng cách kết hợp nhiều loại và được chia ra thành 22 khối xây dựng cơ bản, được biết là các acid amin Protein từ động vật có đầy đủ các loại acid amin, đặc biệt là các loại acid amin cơ thể không tự sản xuất được và cũng không có trong protein thực vật, ngoại trừ trong đậu tương - Nhu cầu: 1 – 1,5g/kg/ngày

- Nguồn gốc: Có nhiều trong thịt, cá, trứng, tôm, cua, ốc, đậu - Vai trò của protein đối với cơ thể

+ Là chất tăng trưởng và sửa chữa mô

Ngày đăng: 12/09/2024, 21:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN