1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Tác giả Vũ Nam Hà
Người hướng dẫn TS. Đào Lan Phương
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,09 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA ĐỀ ÁN (14)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng (14)
      • 1.1.1. Một số khái niệm (14)
      • 1.1.2. Vai trò đặc điểm của du lịch cộng đồng (17)
      • 1.1.3. Nội dung phát triển du lịch cộng đồng (18)
      • 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng (0)
    • 1.2. Cơ sở pháp lý (25)
    • 1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển về phát triển DLCĐ (26)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển DLCĐ ở một số địa phương cấp tỉnh (26)
      • 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình về phát triển du lịch cộng đồng (28)
  • PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN (30)
    • 2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Hòa Bình (30)
      • 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên (30)
      • 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (32)
      • 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (35)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu xây dựng đề án (37)
      • 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin (0)
      • 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong đề án (0)
  • PHẦN 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH (40)
    • 3.1. Khái quát về du lịch tỉnh Hòa Bình (40)
      • 3.1.1. Giới thiệu chung về du lịch cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình (40)
    • 3.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (42)
      • 3.2.1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng (42)
      • 3.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch cộng đồng (44)
      • 3.2.3. Phát triển nguồn lực cho phát triển du lịch cộng đồng (47)
      • 3.2.4. Phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng (51)
      • 3.2.5. Phát triển các dịch vụ hỗ trợ (56)
      • 3.2.6. Phát triển thị trường du lịch (57)
    • 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (59)
      • 3.3.1. Các yếu tố khách quan (59)
      • 3.3.2. Các yếu tố chủ quan (65)
    • 3.4. Đánh giá chung về thực trạng du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (68)
      • 3.4.1. Những thành tích đạt được (68)
      • 3.4.2. Những hạn chế (69)
      • 3.4.3. Nguyên nhân các hạn chế (70)
  • PHẦN 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH (71)
    • 4.1. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình (71)
    • 4.2. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình (71)
      • 4.2.1. Mục tiêu chung (71)
      • 4.2.2. Mục tiêu cụ thể (71)
    • 4.3. Giải pháp phát triển Du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình (72)
      • 4.3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển (0)
      • 4.3.2. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng (73)
      • 4.3.3. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá (75)
      • 4.3.4. Giải pháp về bảo vệ môi trường (78)
      • 4.3.5. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (80)
      • 4.3.6. Giải pháp về quản lý nhà nước (82)
    • 4.4. Tổ chức thực hiện đề án (83)
      • 4.4.1. Kinh phí thực hiện (83)
      • 4.4.2. Phân công nhiệm vụ (84)
  • KẾT LUẬN (87)

Nội dung

Quá trình phát triển du lịch cộng đồng phải được định hướng và quản lý theo một phương châm: Kết hợp hài hòa nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ tổ chức, sản xuất du lịc

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA ĐỀ ÁN

Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng

1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1 Du lịch

Theo tổ chức du dịch thế giới: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”

Theo luật du lịch năm 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”

Theo Midgley (1986): “Cộng đồng là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một khu vực địa lý nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản”

Tác giả Bùi Thị Hải Yến trong công trình DLCĐ cũng có cách hiểu như sau:

“Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã, huyện, thị, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội”

Như vậy, từ những nhìn nhận trên, hiểu một cách chung nhất, “Cộng đồng là một nhóm người có những đặc điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội… cùng tồn tại trong một không gian địa lý nhất định”

Theo quỹ phát triển châu Á: “DLCĐ là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương”

Theo Luật Du lịch năm 2017: DLCĐ là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi

Tóm lại có thể hiểu “DLCĐ là hoạt động du lịch được sở hữu, khởi xướng bằng một hay vài cộng đồng địa phương, có sự liên kết với khối tư nhân nhằm tận dụng nguồn tài nguyên tự nhiên cũng như văn hóa một cách bền vững để thu hút khách du lịch, tăng thu nhập và cải thiện sinh kế”

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới Phát triển là một thuộc tính của vật chất Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế xã hội rộng lớn, trong khuôn khổ một định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội dung rộng lớn của nó, song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được các nội dung cơ bản sau:

- Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước;

- Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đời sống dân cư;

- Sự phát triển là quy luật tiến hoá, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên ngoài có vai trò quan trọng Theo quan điểm hiện đại thì khái niệm “phát triển” có liên quan đến nhiều vấn đề của cuộc sống: giáo dục, tinh thần, quyền tự do cơ bản của con người Sự chú trọng vào tính bền vững của phát triển đã đưa ra cách nhìn mới, cho rằng điều quan trọng là các nỗ lực của chính sách phải nhằm đạt được những thành tựu phát triển dài lâu trong tương lai

1.1.1.4 Khái niệm phát triển du lịch cộng đồng

Hai khía cạnh về phát triển du lịch cộng đồng được Dương Đình Hiền - Viện nghiên cứu phát triển du lịch đưa ra:

- Một là: Khai thác được các giá trị văn hóa bản địa;

- Hai là tạo được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao được đời sống của cộng đồng và có ý nghĩa lớn trong xóa đói giảm nghèo

Phát triển du lịch cộng đồng là phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, trên cơ sở cộng đồng và vì cộng đồng dân cư bản địa, là du lịch mang xu hướng về thiên nhiên và truyền thống làm sao để phát triển hết mức đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng không ảnh hưởng đến thế hệ tương lai và cộng đồng địa phương

Theo Khoản 4 (Điều 3, chương 1) Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”

Tài nguyên du lịch được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và nhu cầu gián tiếp, áp dụng vào việc sản xuất dịch vụ du lịch

Hiện nay, du lịch đang là một trong những ngành có định hướng tài nguyên một cách vô cùng rõ rệt Khi đó tài nguyên du lịch có vai trò như một yếu tố cơ bản hay là điều kiện tiên quyết giúp hình thành cũng như phát triển về du lịch trong một địa phương

Cơ sở pháp lý

Các văn bản pháp lý khác liên quan:

- Luật Du lịch Việt Nam, ngày 19/6/2017 ; - Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2030;

- Nghị quyết 103/NQ-CP, ngày 06/10/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQTW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 30/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 603/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hòa Bình về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 22/9/2017 của

Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 01/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030;

- Quyết định số 2060/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến 2030;

- Công văn số 1254/UBND-KGVX ngày 12/8/2019 của Ủy ban nhân tỉnh Hòa Bình về chủ trương xây dựng “Đề án phát triển DLCĐ gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình đến năm 2030”;

- Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 22/9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch;

- Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 20/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2018 - 2020;

- Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 03/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phát triển kinh tế du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển về phát triển DLCĐ

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển DLCĐ ở một số địa phương cấp tỉnh 1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển DLCĐ tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một trong những địa phương có tốc độ phát triển DLCĐ nhanh của cả nước Mặc dù Hà Giang là địa phương đi sau trong hỗ trợ phát triển DLCĐ, nhưng nhờ có lợi thế nhất định, mà DLCĐ ở đây ngày càng phát triển đúng hướng và trở nên phổ biến Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, tỉnh Hà Giang đã ban hành nhiều văn bản thể hiện rõ chủ trương, quan điểm, chính sách trong phát triển DLCĐ dưới mô hình làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới và dược liệu Để thúc đẩy DLCĐ phát triển, chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện đã chú trọng bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thông, hợp tác xã dược liệu được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng, như: sản phẩm dệt lanh của dân tộc Mông xã Lùng Tám, Cán Tỷ; rượu ngô men lá Thanh Vân; dược liệu Nặm Đăm, xã Quản Bạ; dược liệu, mật ong Thanh Long, xã Thanh Vân Đồng thời, tích cực khôi phục và tổ chức các lễ hội truyền thống của dân tộc Mông, Tày,

Dao, Nùng, Bố Y phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân và thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, trải nghiệm Để dần xóa bỏ các rào cản, tạo điều kiện cho DLCĐ phát triển, tỉnh Hà Giang luôn đề cao sự tham gia của người dân và đưa người dân trở thành chủ thể phát triển du lịch; đồng thời, liên kết chặt chẽ về quyền lợi nghĩa vụ giữa Nhà nước, người dân tham gia làm du lịch, doanh nghiệp du lịch và nhà tư vấn Các ngành phối hợp với địa phương tổ chức đào tạo, định hướng cho người dân làm DLCĐ; hỗ trợ người dân làm DLCĐ thông qua các hình thức ưu đãi vay vốn ngân hàng; xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ du lịch Tỉnh chú trọng phát triển DLCĐ gắn với những nét văn hóa đặc trưng của địa phương, hạn chế sự trùng lặp, sản phẩm du lịch giống nhau; coi trọng chất liệu truyền thông để xây dựng các sản phẩm DLCĐ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định đột phá về phát triển du lịch là: đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế; trong đó, phát triển DLCĐ, gắn với phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, sản phẩm nông nghiệp đặc thù, các làng nghề thủ công truyền thông với phát triển du lịch, DLCĐ homestay; hình thành chuỗi kết nối đến nông thôn Đồng thời, đào tạo kỹ năng giao tiếp, nắm bắt tâm lý du khách, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch và các hộ làm dịch vụ lưu trú homestay, làng nghề truyền thông đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách

1.3.1.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Lào Cai

Lào Cai đã ban hành nhiều chương trình, dự án, đề án nhằm thúc đẩy phát triển DLCĐ tại các khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 385/QD-UBND, ngày 23/3/2017 phê duyệt Đề án “Phát triển DLCĐ gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai đến năm 2030” Trong đó, chủ trương huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, khai thác giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, cảnh quan thiên nhiên gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới trong cộng đồng để tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn nhằm thu hút du khách đến trải nghiệm, thụ hưởng và cảm nhận những giá trị vãn hóa đặc sắc của các dân tộc Lào Cai Tỉnh cũng hỗ trợ, khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch, nhằm khai thác tiềm năng về bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và môi trường cho phát triển du lịch, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn Cụ thể:

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các điểm DLCĐ để bảo tồn kiến trúc nhà, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa, nghề truyền thông của người bản địa để khai thác phát triển du lịch;

- Công nhận các điểm DLCĐ và thành lập Ban Quản lý để ban hành nội quy, quy chế nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý tại các điểm DLCĐ, cũng như có quy định phân chia lợi nhuận nhằm đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng;

- Xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch;

- Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ DLCĐ dựa trên những tài nguyên du lịch của địa phương;

- Nâng cao công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;

- Thực hiện tốt công tác quảng bá du lịch;

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục vận động người dân, khách du lịch nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương, đặc biệt là giữ gìn môi trường nước tại các điểm DLCD;

- Lồng ghép các chương trình có nguồn hỗ trợ, như: chương trình nông thôn mới, chương trình hỗ trợ giảm nghèo, các dự án phi chính phủ để có nguồn lực hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, kỹ năng nghề thúc đẩy DLCĐ phát triển

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình về phát triển du lịch cộng đồng

Nhằm tiếp tục nhân rộng, phát triển mô hình DLCĐ trên địa bàn, tỉnh Hòa Bình cần tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của các địa phương trong và ngoài nước về phát triển DLCĐ, từ đó, không những góp phần bảo tồn nền văn hóa bản địa, mà còn mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế cho người dân địa phương Một số bài học cụ thể được tác giả đề xuất như sau:

- Giáo dục nhận thức và nâng cao hiểu biết cho cán bộ, nhân viên ngành du lịch, nhất là cho cộng đồng dân cư về du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng, trong đó đặc biệt chú ý những vấn đề về môi trường, về ý nghĩa của phát triển DLCĐ;

- Huy động cả hệ thống chính trị ở địa phương cùng phát triển DLCĐ Chú ý huy động sức dân tự nguyện làm du lịch để tăng thu nhập của mình, góp phần xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo;

- Các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cần đứng ra tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho dân cư về cách làm DLCĐ, về các kỹ năng nghiệp vụ phục vụ khách du lịch, kể cả vấn đề quản lý, phân chia lợi ích kinh tế trong phát triển DLCĐ;

- Ban hành các hướng dẫn và quy định đôi với cộng đồng cư dân trong hoạt động du lịch để tránh tình trạng lai căng, du nhập văn hóa không lành mạnh, bảo vệ và giữ gìn môi trường xã hội - nhân văn, văn hóa bản địa, môi trường thiên nhiên, vệ sinh nhà ở, thôn xóm, vệ sinh an toàn thực phẩm; tránh tình trạng bê tông hóa Đồng thời, có những quy định và hướng dẫn để khách du lịch hiểu và tôn trọng luật pháp cũng như phong tục, tập quán địa phương;

- Có các chính sách khuyến khích phát triển DLCĐ, như: chính sách cho vay, chính sách đào tạo nhân lực, đặc biệt là cần chủ động giúp cộng đồng quảng bá sản phẩm, hình ảnh DLCĐ trên thị trường trong nước và quốc tế;

- Việc phát triển DLCĐ không nên làm ồ ạt, làm theo phong trào, mà cần có sự chuẩn bị bài bản, nhất là công tác tìm hiểu thị trường khách, quảng bá và các điều kiện phục vụ khách;

- Có sự khen thưởng, động viên khuyến khích các hộ dân, các doanh nghiệp làm tốt DLCĐ, có sự đóng góp tích cực cho xã hội Đồng thời, nhân rộng điển hình trong Tỉnh, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ngoài Tỉnh để làm DLCĐ tốt hơn.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Giới thiệu chung về tỉnh Hòa Bình

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

- Về vị trí địa lý: Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc

Bộ, Việt Nam Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Đông giáp tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và Thủ đô Hà Nội; phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa

- Về địa hình: Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Hòa Bình là đồi, núi dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chia thành 2 vùng rõ rệt: phía Tây Bắc (vùng cao và phía Đông Nam (vùng thấp)

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình

“Nguồn: UBND tỉnh Hòa Bình”

- Tài nguyên đất: Tỉnh có thổ nhưỡng màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các lĩnh vực: Trồng rừng; trồng cây công nghiệp; trồng các loại dược liệu; trồng các loại cây ăn quả; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với các loại cây trồng chủ lực, xây dựng thành thương hiệu địa phương như: Cam Cao Phong, Bưởi đỏ Tân Lạc, Trà Sachi, Quýt Hòa Bình, Nhãn Sơn Thủy - Kim Bôi…

- Tài nguyên nước: Hòa Bình sở hữu mạng lưới sông, suối, hồ phân bố rộng khắp trên tất cả các huyện, thành phố, như: Sông Đà với chiều dài 151 km, chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, thành phố Hòa Bình Hồ Hòa Bình có diện tích mặt nước khoảng 9.000 ha, dung tích 9,8 tỷ m 3 và có 41 hồ chứa có dung tích lớn hơn 1 triệu m 3 Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch và nhiều lĩnh vực khác.

- Tài nguyên rừng: Tỉnh Hòa Bình có trên 236 nghìn ha diện tích đất rừng với tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 51,54%, trong đó rừng tự nhiên chiếm 59,7%, rừng trồng chiếm 40,3% Đặc biệt, Hòa Bình còn có 04 Khu bảo tồn thiên nhiên:

Ngọc Sơn - Ngổ Luông, Pu Canh, Thượng Tiến, Hang Kia - Pà Cò với nhiều loại động, thực vật quý hiếm có giá trị sinh học, giá trị nghiên cứu và phát triển du lịch

- Tài nguyên khoáng sản: Hòa Bình có nhiều loại khoáng sản, một số khoáng sản đã được tổ chức khai thác như: Amiăng, than, nước khoáng, đá vôi Đáng lưu ý nhất là đá vôi, nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn

Với vị trí chiến lược quan trọng, tỉnh là điểm kết nối giữa khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và miền núi phía Tây Bắc Tỉnh Hòa Bình có điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú, tạo điều kiện lý tưởng để phát triển mạnh nhiều lĩnh vực kinh tế như du lịch, dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp… cũng như mở ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Theo số liệu công bố của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, tại thời điểm ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Hòa Bình là 854.131 người Sau 10 năm (2009 - 2019) dân số tỉnh Hòa Bình tăng thêm khoảng 69.000 người, bình quân mỗi năm tăng 6.891 người Tốc độ tăng dân số của tỉnh không cao, trong 10 năm, trung bình chỉ tăng 0,84% Mức tăng thấp nhất so với các tỉnh miền núi phía Bắc và so với cả nước

Trong tổng dân số của tỉnh Hòa Bình, giới tính nam chiếm 49,98%; nữ chiếm 50,01% (tỷ số giới tính 99,9 nam/100 nữ) Dân số thành thị là 134.320 người, chiếm 15,72%; dân số nông thôn là 719.811 người, chiếm 84,27% tổng dân số toàn tỉnh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có chủ yếu có 6 dân tộc sinh sống đó là Mường, Kinh, Thái, Dao, Tày, Mông ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Tình hình kinh tế

Bảng 2.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hòa Bình (2020 - 2022) Đơn vị: Tỷ VNĐ

Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn toàn tỉnh 29.423,07 30.132,46 32.680,25 105,39 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 6.387,23 6.696,78 6.993,56 104,64 Công nghiệp - xây dựng 12.688,72 12.612,81 13.728,18 104,02

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 1.515,42 1.700,12 1.686,46 105,49

“Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hòa Bình”

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 2010, ước thực hiện (2020 - 2022) tăng nhẹ với tốc độ phát triển bình quân là 105,39% Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 2010, ước thực hiện năm 2022 đạt 32.680,25 tỷ đồng, tăng 9,03% so với năm 2021 Trong đó: Khu vực nông lâm thủy sản 6.993,56 tỷ đồng, tăng 4,57%, đóng góp 1,02 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp xây dựng 13.728,18 tỷ đồng tăng 11,44%, đóng góp 4,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung; Khu vực dịch vụ 10.272 tỷ đồng, tăng 11,08% đóng góp 3,42 điểm phần trăm vào mức tăng chung; thuế sản phẩm 1.686,46 tỷ đồng, giảm 2,01%, làm giảm 0,12 điểm phần trăm vào mức tăng chung

Năm 2020 GRDP bình quân đầu người tại tỉnh Hòa Bình đạt 64,5 triệu đồng/người/năm Năm 2021 GRDP bình quân đầu người đạt 61,5 triệu đồng/người/năm tức giảm 3 triệu so với năm 2020 Năm 2022 GRDP bình quân đầu người là 65,9 triệu đồng/người/năm tức tăng 4,4 triệu so với năm 2021 Đây là một kết quả hết sức đáng mừng

Bảng 2.2 Thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (2020 - 2022) Đơn vị: Tỉ đồng

1 Tổng thu ngân sách nhà nước 4.512 5.070 6.410 119,19%

2 Tổng thu ngân sách địa phương 14.493 13.642 17.378 109,50%

3 Tổng chi ngân sách địa phương 14.401 13.534 17.225 109,37%

“Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hòa Bình”

Ta có tổng thu ngân sách nhà nước tại tỉnh Hòa Bình năm 2020 là 4.512 tỷ đồng, năm 2021 là 5.070 tỷ đồng, năm 2022 là 6.410 tỷ đồng Tốc độ phát triển bình quân của tổng thu ngân sách nhà nước (2020 - 2022) tại tỉnh Hòa Bình là 119,19%

Tổng thu ngân sách địa phương tại tỉnh Hòa Bình năm 2020 là 14.493 tỷ đồng, năm 2021 là 13.642 tỷ đồng, năm 2022 là 17.378 tỷ đồng Tốc độ phát triển bình quân của thu ngân sách địa phương (2020 - 2022) tại tỉnh Hòa Bình là 109,50%

Phương pháp nghiên cứu xây dựng đề án

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

* Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu liên quan đến phát triển DLCĐ từ các cơ quan chuyên môn như: Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, Cục Thống kê tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình và một số công ty lữ hành

- Thu thập các thông tin về cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương thông qua các tài liệu và các công trình nghiên cứu về DLCĐ, giáo trình giảng dạy, bài báo liên quan, Internet

* Thu thập dữ liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát bằng các phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn các đối tượng có liên đến hoạt động phát triển du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình

- Số lượng khách du lịch: 100 người

- Cán bộ quản lý phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình: 20 người

Tổng cộng 120 phiếu phỏng vấn được thực hiện

* Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập được nhập vào phần mềm Excel để làm sạch và tổng hợp

* Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để mô tả, tổng hợp các chỉ tiêu

DLCĐ qua đó làm rõ về thực trạng phát triển

Sử dụng bảng biểu để đánh giá những đặc điểm cơ bản của số liệu thu thập được thông qua việc tính toán các tham số thống kê như: quy mô, cơ cấu các hoạt động trong lĩnh vực DLCĐ Trong đề án, phương pháp này được sử dụng để đánh giá thực trạng hoạt động phát triển DLCĐ trong giai đoạn 2020 đến 2022

Sử dụng các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán các chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động du lịch qua các năm như số khách đến từng khu du lịch, doanh thu của DLCĐ, đầu tư vào các khu du lịch, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ du lịch…

- Phương pháp thống kê so sánh: Được dùng để so sánh các chỉ tiêu phát triển DLCĐ qua các năm

2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong đề án

- Chỉ tiêu biểu hiện quá trình tăng về qui mô (chỉ tiêu biểu hiện về số lượng):

 Số lượng và thực trạng tài nguyên cho phát triển DLCĐ;

 Số lượng các bản DLCĐ và các Homestay;

 Số lượng lượt khách DLCĐ;

 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (Giao thông, viễn thông, bến cảng…)

- Phát triển DLCĐ về chất lượng:

 Thực trạng quy hoạch không gian phát triển DLCĐ;

 Chất lượng lao động trong hoạt động DLCĐ;

 Các sản phẩm du lịch (Sự đa dạng, chất lượng);

 Mô hình quản lý DLCĐ tại địa phương;

 Liên kết trong DLCĐ: Liên kết dọc và liên kết ngang

- Kết quả quá trình phát triển DLCĐ tại tỉnh Hòa Bình:

 Lượng khách du lịch đến các bản DLCĐ;

 Tổng thu từ khách du lịch;

 Số lượng cơ sở lưu trú;

 Số tiền thuế đóng góp vào ngân sách địa phương;

 Sự thay đổi về đời sống vật chất (thay đổi thu nhập của các hộ làm Homestay và các hộ làm dịch vụ)

 Sự thay đổi về đời sống tinh thần của những hộ dân tham gia làm DLCĐ và người dân trong bản;

 Sự bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc;

 Số lượng việc làm trong các hoạt động DLCĐ

+ Về môi trường: Sự thay đổi môi trường sinh thái trong quá trình phát triển DLCĐ.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH

Khái quát về du lịch tỉnh Hòa Bình

3.1.1 Giới thiệu chung về du lịch cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình

DLCĐ ở Hòa Bình bắt đầu hình thành vào cuối những năm 1980 với những du khách đầu tiên đến từ các nước Xã hội chủ nghĩa (cũ) ở Đông Âu Ban đầu là do nhu cầu tham quan, du lịch của cán bộ, nhân viên từ các Đại Sứ quán các nước Đông Âu và gia đình của họ lên bản Lác, huyện Mai Châu nghỉ cuối tuần để tìm hiểu khám phá, trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc Từ sau năm 1990, khi đất nước thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, khách quốc tế vào Việt Nam tăng mạnh, nhiều du khách có nhu cầu tham quan, trải nghiệm DLCĐ thì các Công ty lữ hành quốc tế đã khảo sát và hỗ trợ, đưa khách đến các điểm DLCĐ mới như bản Văn, bản Poom Cọong, bản Hang Kia… huyện Mai Châu; xóm Mỗ, huyện Cao Phong…

DLCĐ Hòa Bình đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ quốc tế như Tổ chức ACID của Tây Ban Nha hỗ trợ đầu tư trang thiết bị và đào tạo nghề cho các điểm DLCĐ xóm: Mu, Mòn, Khướng huyện Lạc Sơn Tổ chức AFAP Việt Nam hỗ trợ về tài chính cũng như các hỗ trợ tư vấn kỹ thuật trong quá cải tạo nhà lưu trú, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ du lịch cho một số hộ dân làm du lịch hình thành các điểm du lịch: xóm Ké xã Hiền Lương - DLCĐ Đá Bia - xã Đức Phong và xóm Sưng, xã Cao Sơn Tổ chức AFAP đã tư vấn thành lập Công ty cổ phần DLCĐ Đà Bắc với mục tiêu: Giúp chuyển đổi, nâng cao chất lượng dịch vụ DLCĐ tại Đà Bắc phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn; tăng cường quảng bá, kết nối thị trường khách; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ du lịch của người dân Đà Bắc và phát triển DLCĐ một cách bền vững

Trong những năm gần đây DLCĐ ở Hòa Bình đã phát triển mạnh mẽ, không chỉ ở các bản Thái, Mường mà các dân tộc khác như Tày, Dao, Mông cũng đã xây dựng được những điểm DLCĐ mới Nhiều bản du lịch mới đã nhanh chóng trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong nước và quốc tế Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh có gần 200 hộ kinh doanh DLCĐ Đặc biệt các điểm DLCĐ bản Lác, bản Văn, bản Hịch, bản Đá Bia đã được nhận giải thưởng DLCĐ ASEAN Có thể khẳng định rằng, phát triển du lịch biến những lợi thế đặc trưng của cộng đồng các dân tộc tạo ra sản phẩm hấp dẫn khách du lịch, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân cư và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc

Sự gia tăng của du khách đến với các địa điểm DLCĐ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã góp phần làm tăng nguồn thu và thúc đẩy sự phát triển của DLCĐ Giai đoạn 2018 - 2022, tổng thu từ DLCĐ trên địa bàn toàn tỉnh có mức tăng bình quân là 21,14%/năm Năm 2018 tổng thu từ du khách DLCĐ đạt 303 tỷ đồng, đến năm 2022 đã tăng lên 828 tỷ đồng (Bảng 3.1) Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nguồn thu của toàn ngành du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng giảm mạnh do số lượng du khách đến Hòa Bình suy giảm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu của địa phương Tuy nhiên, nhìn vào số liệu của giai đoạn 2018 - 2022 đã cho thấy, tổng thu của DLCĐ có sự tăng trưởng đáng kể

Bảng 3.1 Đóng góp của du lịch cộng đồng trong tổng nguồn thu toàn ngành du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2022 Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng thu từ khách du lịch toàn Tỉnh 1.520 2.075 1.475 1.300 3.600

Tổng thu từ khách DLCĐ 303 415 308 286 828

Tỷ lệ đóng góp của DLCĐ trong tổng thu từ khách du lịch toàn Tỉnh (%)

“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình”

Tuy nhiên, DLCĐ ở Hòa Bình còn có một số khó khăn, thách thức như: Hệ thống đường giao thông kết nối các làng, bản, điểm đến DLCĐ còn nhiều khó khăn và thiếu đồng bộ; hệ thống cung cấp nước sạch, khu xử lý rác thải, nước thải chưa được đầu tư đúng mức; hạ tầng viễn thông liên lạc chất lượng thấp chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng chưa cao

3.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

DLCĐ là hoạt động kinh doanh du lịch do người dân thực hiện, nhưng nếu không có mô hình tổ chức quản lý phù hợp và duy trì hiệu quả thì rất dễ xảy ra nguy cơ tan vỡ do nhiều lý do khách quan và chủ quan Vì vậy, việc xây dựng mô hình tổ chức quản lý DLCĐ tại tỉnh Hòa Bình là rất cần thiết

Về nguyên tắc, mô hình tổ chức quản lý DLCĐ tại tỉnh Hòa bình có sự tham gia hỗ trợ của nhiều thành phần, trong đó có các thành phần chính là: (1) Chính quyền địa phương; (2) Doanh nghiệp du lịch; (3) Chuyên gia tư vấn Chủ thể tham gia DLCĐ là người dân địa phương thông qua đại diện là Ban quản lý DLCĐ (còn gọi là Ban đại diện DLCĐ) Ban này có chức năng điều hành phối hợp các thành viên trong cộng đồng làm du lịch và liên kết với doanh nghiệp lữ hành để tạo nguồn khách du lịch đến với cộng đồng tại tỉnh Ban quản lý DLCĐ tại tỉnh Hòa Bình có nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động của các tổ dịch vụ để tạo sự phối hợp, liên kết giữa các hộ dân làm DLCĐ để cùng cung cấp chuỗi sản phẩm du lịch cho du khách đến với DLCĐ của địa phương Ban quản lý DLCĐ có thể bao gồm Trưởng ban, 1 hoặc 2 Phó ban, một số Ủy viên và 1 Kế toán

Hình 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình”

Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

3.2.1 Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng

Những năm qua, tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, lợi thế du lịch của địa phương

Ngày 20/8/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1795/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Đây là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, phù hợp với yêu cầu, định hướng của NQ Đại Hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025

UBND Tỉnh ban hành Quyết định 1648/QĐ-TTg ngày 20/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; theo đó, du lịch và dịch vụ được đánh giá là ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần vào chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước

Nội dung Đề án cũng đã đề các giải pháp thực hiện: Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển du lịch; Đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch; Về cơ chế chính sách và nguồn lực phát triển du lịch; Về nguồn nhân lực du lịch, phát triển thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá; Đổi mới công tác quản lý du lịch và tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp du lịch; Mở rộng liên kết, hợp tác phát triển du lịch; Đảm bảo an ninh trật tự; Bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch; công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch Định hướng phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030: DLCĐ Hòa Bình cần phải phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, hình thành mô hình nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp DLCĐ Để đạt được điều đó, tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí; quan tâm đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách Từng bước đa dạng sản phẩm, phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Cụ thể:

- Phát triển DLCĐ tham quan, tìm hiểu lịch sử - văn hóa;

- Phát triển DLCĐ tìm hiểu, tham gia các lễ hội truyền thống và phong tục, tập quán các dân tộc: Như lễ hội Khai hạ Mường Bi (huyện Tân Lạc), lễ hội Gầu

Tào, Lễ cơm mới (huyện Mai Châu), lễ hội đình Cổi (huyện Lạc Sơn), lễ hội chùa Tiên, lễ hội đình Vai (tại Lạc Thủy), lễ hội chùa Hang, lễ hội đình Xàm (huyện Yên Thủy)…;

- Phát triển DLCĐ tham quan làng nghề, trải nghiệm kết hợp mua các sản phẩm thủ công truyền thống tại các làng nghề: dệt thổ cẩm làng Lục, xã Yên Nghiệp, mây, tre đan xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn); HTX dệt thổ cẩm Chiềng

Châu, khu du lịch bản Lác (xã Chiềng Châu - Mai Châu) hay một số cơ sở sản xuất rượu cần ở TP Hòa Bình; nghề làm giấy đó ở xã Hợp Hòa (Lương Sơn); sản phẩm gỗ lũa Lâm Sơn (Lương Sơn); chế tác đá cảnh Phú Thành (Lạc Thủy)…

Các hoạt động du lịch chính như:

- Bảo tồn và phục dựng kiến trúc nhà truyền thống dân tộc;

- Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống;

- Đi bộ, chèo thuyền, đi xe đạp tham quan cảnh quan làng bán, tập tục sinh sống thưởng ngày của người dân, tham quan kiến trúc nhà truyền thống ;

- Tham quan thác, suối, nương, ruộng bậc thang…;

- Trải nghiệm Ngủ tại nhà dân, tìm hiểu và tham gia trải nghiệm các hoạt động thường ngày của người dân: trồng rau, cấy lúa, đánh bắt cá ;

- Thưởng thức các ẩm thực dân tộc, xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống

3.2.2 Phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch cộng đồng

Cơ sở hạ tầng của tỉnh Hòa Bình đang được đầu tư, nâng cấp theo chương trình mục tiêu phát triển kinh tế, chương trình 135, chương trình 30a, chương trình phát triển nông thôn mới Về chất lượng các tuyến đường đã được đầu tư nâng cấp là đường nhựa, có chất lượng tốt, đảm bảo thuận lợi cho di chuyển, giao thương buôn bán Các trục giao thông chính này là các trục giao thông huyết mạch trong phát triển kinh tế chung của tỉnh Hòa Bình và khu vực Tây Bắc , đồng thời cũng có ý nghĩa to lớn trong phát triển du lịch, đặc biệt là DLCĐ Tuy nhiên hệ thống giao thông tại một số điểm có tài nguyên du lịch vẫn chưa được đầu tư nâng cấp

Hình 3.2 Sơ đồ mạng lưới giao thông chính và liên hệ vùng tỉnh Hòa Bình

“Nguồn: UBND tỉnh Hòa Bình”

Bảng 3.2 Tình hình mạng lưới giao thông tỉnh Hòa Bình 2023 Đơn vị: Tuyến đường

Nội dung Số lượng Tổng chiều dài (km)

“Nguồn: UBND tỉnh Hòa Bình”

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 07 tuyến quốc lộ chạy qua là QL.6, QL.12B, QL.15,Đ QL.21, QL.70B, đường Hồ Chí Minh, Hòa Lạc - Hòa Bình (đoạn qua Hòa Bình là quốc lộ đợi nâng cấp thành cao tốc), với tổng chiều dài 322,10 km 06 tuyến đường 229, với tổng chiều dài 184,4 km 21 tuyến đường tỉnh, với tổng chiều dài 490,5 km 72 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 737,76 km

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 43 cầu đi qua các tuyến Quốc lộ, đường 229 có tổng chiều dài là 1.181,8 m và 21 cầu đi qua các tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 1.867,9 m, kết cấu dầm nhịp cầu chủ yếu là bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông qua cầu, tạo điều kiện cho giao thông thuận lợi cho việc liên kết giữa các vùng nhanh hơn

Giao thông giữa tỉnh Hòa Bình với vùng TD&MNPB và cả nước cơ bản dựa vào đường bộ, đường thủy kết nối còn rất hạn chế do địa hình bị chia cắt Theo các tuyến đường bộ, cự ly ngắn nhất từ trung tâm tỉnh (thành phố Hòa Bình) đến Thủ đô

Hà Nội khoảng 75 km với 1,5 giờ ô tô; đến Sơn La khoảng 230 km, với 5 giờ ô tô; đến Hà Nam khoảng 100 km, với 2,5 giờ ô tô; đến Ninh Bình khoảng 120 km, với 3 giờ ô tô

3.2.2.2 Hệ thống điện, cấp nước

Hạ tầng điện: Hệ thống cấp điện trên địa bàn huyện cơ bản đạt 100% bản có điện, đảm bảo điều kiện chiếu sáng, cấp điện cho người dân và phục vụ các hoạt động sản xuất

Nước sạch: Năm 2022, toàn tỉnh có 17 nhà máy nước (trong đó có 16/17 nhà máy hoạt động) cấp nước cho các đô thị của tỉnh và các quận huyện phía Tây Nam Hà Nội và một số vùng nông thôn dọc đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình với tổng công suất các nhà máy nước 352.020 m 3 /ngđ với năng lực hoạt động 100% Tỷ lệ cấp nước sạch đô thị cao với khu vực thành phố Hòa Bình đạt tỷ lệ cấp nước xấp xỉ 100% và các khu vực đô thị khác (thị trấn, đô thị mới) trong tỉnh đạt trên 90%

3.2.2.3 Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

3.3.1 Các yếu tố khách quan 3.3.1.1 Tài nguyên để phát triển du lịch cộng đồng ở tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình nằm ở vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 76 km theo hướng quốc lộ 6, là khu vực đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hóa, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy tương đối phát triển, trong đó có các tuyến đường quốc gia quan trọng đi qua, như: đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6, Quốc lộ 12B, đường cao tốc Hòa Bình đi Hòa Lạc (Hà Nội)… Đây là điều kiện thuận lợi cho Hòa Bình mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế Trên địa bàn tỉnh có 173 điểm di tích, danh thắng được quản lý, bảo vệ, nhiều hang động chứa đựng những di chỉ khảo cổ của nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng Tỉnh có 4 khu bảo tồn thiên nhiên (Ngọc Sơn - Ngổ Luông, Thượng Tiến, Pu Canh, Hang Kia - Pà Cò) đa dạng về hệ sinh thái; nguồn nước khoáng nóng tại huyện Kim Bôi, Yên Thủy… Hồ Hòa Bình có diện tích mặt nước 8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m 3 với nhiều đảo, tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình, được ví như Vịnh Hạ Long trên núi và đã được phê duyệt quy hoạch phát triển thành khu du lịch quốc gia Đặc biệt, Hòa Bình có nền văn hóa độc đáo của các dân tộc Mường, Tày, Thái, Dao, Mông Cộng đồng các dân tộc còn giữ được bản sắc riêng có Hòa Bình còn được biết đến là cái nôi của nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới với hệ thống di chỉ khảo cổ dày đặc; hệ thống lễ hội dân gian, phong tục tập quán độc đáo, đặc sắc Chính nét đa dạng văn hóa đã tạo nên sức hấp dẫn lớn cho phát triển du lịch nhân văn của tỉnh Hòa Bình

Như vậy, với vị trí thuận lợi, cùng những tài nguyên du lịch thiên nhiên đa dạng, tài nguyên nhân văn độc đáo, hấp dẫn là tiềm năng lớn để phát triển các loại hình DLCĐ

Khảo sát yếu tố về điều kiện tự nhiên, xã hội cho phát triển DLCĐ của tỉnh Hòa Bình được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.11 Điều kiện tự nhiên xã hội ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình

Mức độ đánh giá các tiêu chí (%)

1 Tài nguyên du lịch của tỉnh Hòa Bình phong phú thích hợp phát triển DLCĐ 0 0 5 45 50 4,45

2 Có những địa danh tài nguyên thiên nhiên độc đáo 0 0 5 40 55 4,5

3 Có nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc vùng miền riêng 0 5 5 40 50 4,35

4 Có những nghề truyền thống đặc trưng, thu hút khách du lịch 0 5 10 40 45 4,25

“Nguồn: Khảo sát của tác giả”

(Trong đó: 1: Rất không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Phân vân; 4: Đồng ý;

Qua bảng 3.11 ta có: Sau khi khảo sát cán bộ quản lý về câu hỏi “Anh/Chị vui lòng đánh giá các yếu tố về tự nhiên xã hội ảnh hưởng đến phát triển DLCĐ tại tỉnh Hòa Bình” thì ý kiến “Có những địa danh tài nguyên thiên nhiên độc đáo” được đánh giá cao nhất với 4,5 điểm, tiếp theo là ý kiến “Tài nguyên du lịch của tỉnh Hòa Bình phong phú thích hợp phát triển DLCĐ” với 4,45 điểm, tiếp theo là ý kiến “Có nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc vùng miền riêng” với 4,35 điểm, cuối cùng là ý kiến “Có những nghề truyền thống đặc trưng, thu hút khách du lịch” với số điểm 4,25 Có thể thấy các yếu tố tại Hòa Bình rất phù hợp phát triển DLCĐ

3.3.1.2 Chủ trương, chính sách về phát triển du lịch cộng đồng

Trong lĩnh vực du lịch cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng tham gia các hoạt động du lịch như: phát triển du lịch homestay; cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống tại gia; hướng dẫn; trải nghiệm văn hóa, nếp sống sinh hoạt; cung cấp lương thực, thực phẩm…

Một số chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển DLCĐ đã được ban hành, bao gồm:

- Luật Du lịch: Tại Điều 6 về “Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch” đã quy định cụ thể như sau:

+ Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường;

+ Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch địa phương

Tại Điều 19 về “Phát triển du lịch cộng đồng” đã quy định cụ thể như sau:

+ Cá nhân, hộ gia đình nơi phát triển DLCĐ được ưu đãi, khuyến khích cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống; hướng dẫn khách du lịch tham quan, trải nghiệm văn hóa, nếp sống tại cộng đồng; sản xuất hàng hóa, hàng thủ công truyền thống và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch;

+ UBND cấp tỉnh tổ chức nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm có tiềm năng phát triển DLCĐ; có chính sách hỗ trợ về trang thiết bị cần thiết ban đầu và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ du lịch; hỗ trợ xúc tiến sản phẩm DLCĐ;

+ UBND cấp xã nơi phát triển DLCĐ tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng; chủ trì xây dựng cam kết của cộng đồng nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường, ứng xử văn minh đối với khách du lịch;

+ Tổ chức, cá nhân khai thác, phát triển DLCĐ có trách nhiệm tôn trọng văn hóa, nếp sống và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị: Đã định hướng phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Đất nước, trong đó nhấn mạnh “Tập trung phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái và DLCĐ có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao”;

- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030: Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 đã xác định các mục tiêu, các quan điểm, các định hướng phát triển và xác định các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình hành động đến năm 2030, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến phát triển DLCĐ

Các chính sách cụ thể của tỉnh Hòa Bình:

- Hỗ trợ các homestay để tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ tối thiểu cho nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) theo quy định về kinh doanh cơ sở lưu trú: chăn, màn, ga, gối, đệm, tủ cấp đông…;

- Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị thùng rác thu gom rác thải, xây nhà vệ sinh công cộng tại các điểm DLCĐ;

- Hỗ trợ 70 triệu đồng/01 đội văn nghệ/01 điểm DLCĐ để mua sắm đạo cụ, nhạc cụ, trang phục, dàn dựng chương trình phục vụ khách du lịch;

- Hỗ trợ trang thiết bị bàn, ghế, ti vi cho Nhà văn hóa tạo điểm du lịch để phục vụ sinh hoạt cộng đồng chung;

- Làm các biển tuyên truyền bảo vệ môi trường, biển chỉ dẫn, cổng, pano tên điểm du lịch, sơ đồ tuyến du lịch các điểm

Bảng 3.12 Đánh giá của cán bộ quản lý về môi trường pháp luật và cơ chế chính sách về du lịch cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình

Mức độ đánh giá các tiêu chí (%) Giá trị trung bình

1 Mức độ đầy đủ của văn bản pháp luật 0 0 10 40 50 4,4

Mức độ đánh giá các tiêu chí (%) Giá trị trung bình

2 Mức độ cụ thể, rõ ràng của văn bản pháp luật 0 0 10 50 40 4,3

3 Tính hợp lý của các quy định 0 0 10 40 50 4,4 4 Tính kịp thời của các văn bản 0 5 10 45 40 4,2

“Nguồn: Khảo sát của tác giả”

(Trong đó: 1: Kém; 2: Yếu; 3: Trung bình; 4: Khá; 5: Tốt)

Bảng 3.12 cho thấy nhìn chung cán bộ quản lý đánh giá môi trường pháp luật và cơ chế chính sách về du lịch cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình là khá tốt với mức điểm trung bình các tiêu chí đánh giá đều trên 4,2 Trong đó,“Mức độ đầy đủ của các văn bản pháp luật” và kiến “Tính hợp lý của các quy định” được đánh giá cao nhất với 4,4 điểm, tiếp theo là ý kiến “Mức độ cụ thể, rõ ràng của văn bản pháp luật” với 4,3 điểm và cuối cùng là ý kiến “Tính kịp thời của các văn bản” với số điểm 4,2 Có thể thấy các chủ trương, chính sách về phát triển DLCĐ đã tương đối đầy đủ rõ ràng hợp lý nhưng cần cải thiện tính kịp thời

3.3.1.3 Phong tục tập quán của người dân địa phương

Từ thực tế điều kiện địa lý, kinh tế, phong tục, tập quán đồng bào các địa phương, các đại biểu tham dự hội thảo đề xuất cần điều chỉnh một số tiêu chí cho phù hợp với đặc thù văn hóa, kinh tế - xã hội vùng miền núi phía Bắc như: Quy hoạch, hạ tầng về chợ, nhà văn hóa, đường giao thông, thủy lợi; khu nghĩa trang; thu nhập, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tỷ lệ sử dụng nước sạch

Cần cân nhắc, điều chỉnh một số tiêu chí cho phù hợp với đặc thù của miền núi phía Bắc như: Tiêu chí sử dụng nhà văn hóa, quản lý và tổ chức lễ hội, đám cưới, đám tang; cần có sự hỗ trợ nhất định trong quá trình chuyển giao kỹ thuật, đầu tư đào tạo nghề và lao động cho phù hợp; có kế hoạch truyền thông, vận động người dân thực hiện, đặc biệt liên quan đến hôn nhân, gia đình, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tích cực như các hương ước quy ước, lễ hội, các nghi lễ mang tính cộng đồng và có tính giáo dục cao

Đánh giá chung về thực trạng du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

3.4.1 Những thành tích đạt được

Hoạt động du lịch của tỉnh Hòa Bình đã có chuyển biến và phát triển, nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ngày càng được cải thiện, hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch đã được xây dựng, các cơ sở lưu trú du lịch ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, một số dự án phát triển du lịch đã được triển khai trên địa bàn các xã, thị trấn

Công tác phát triển các sản phẩm du lịch cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch được tăng cường thông qua việc tổ chức các sự kiện của tỉnh, tham gia các hoạt động trong và ngoài tỉnh, trên các phương tiện thông tin đại chúng

Các tổ chức, cá nhân trong những năm gần đây có sự đầu tư cho phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ phục vụ ăn uống

Trong thời gian qua, huyện đã tập trung xây dựng, nâng cấp đường giao thông vào một số xã vừa để phát triển kinh tế đồng thời phục vụ du lịch bằng nguồn vốn ngân sách trung ương, tỉnh, huyện và nhân dân đóng góp

Ngoài những mặt đã đạt được, Hòa Bình có nhiều điểm mạnh để phát triển du lịch: tiềm năng lợi thế phát triển du lịch, nhất là DLCĐ và du lịch tâm linh với con người thân thiện, mến khách, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đa dạng, có nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng Là địa phương được biết đến với nguồn tài nguyên đá quý, đá trắng, đã phong thủy phong phú, đa dạng; có nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản đặc trưng thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch

Một số sở, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác phát triển du lịch; chưa bám sát vào nội dung, nhiệm vụ đã đề ra Công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, các địa phương trong việc thực hiện chủ trương phát triển du lịch thiếu thường xuyên, chưa hiệu quả

Quá trình triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội Các dự án, loại hình dịch vụ du lịch chất lượng, các khu vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm phục vụ du lịch còn hạn chế; phương tiện vận chuyển đưa đón khách du lịch đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch còn thiếu; chưa xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch mang tính biểu trưng, độc đáo, hấp dẫn của tỉnh dẫn đến cơ cấu, loại hình sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch của tỉnh còn hạn chế Tiến độ giải phóng mặt bằng tại một số dự án còn chậm tiến độ

Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư du lịch còn thiếu

Kinh phí dành cho hoạt động du lịch còn hạn chế; chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm năng cho phát triển du lịch; một số khu, điểm du lịch công tác vệ sinh môi trường chưa đảm bảo; cơ sở hạ tầng vật chất của các làng nghề chưa được quan tâm đúng mức; hoạt động kinh doanh du lịch còn mang tính mùa vụ, chủ yếu phát triển loại hình du lịch văn hóa - tâm linh vào mùa lễ hội, thời gian lưu trú ngắn

Trong các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, việc xây dựng, hình thành và đi vào đón khách loại hình sản phẩm “sinh thái - nghỉ dưỡng” còn chưa hiệu quả, nhiều khó khăn, vướng mắc, người dân, cộng đồng thiếu kiến thức, kỹ năng làm DLCĐ

Số lượng khách du lịch tăng, tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ du lịch đóng góp cho xã hội còn thấp Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay có quy mô vừa và nhỏ, thiếu vốn, hạn chế về nguồn nhân lực nên chưa chủ động, quan tâm khai thác các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; việc liên kết phát triển du lịch với các tỉnh trong vùng chuyển biến chậm

3.4.3 Nguyên nhân các hạn chế

Nguyên nhân khách quan xuất phát từ những hạn chế của vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, thường xuyên bị đe dọa nguy thiên tai, một tăng do hoạt động công nghiệp, làm mất đi tỉnh hấp hẫn, vẻ đẹp tự nhiên

Nguyên nhân chủ quan của những hạn chế tồn tại xuất phát từ sự phối hợp giữa các thành viên Ban chỉ đạo trong việc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ phát triển du lịch chưa hiệu quả

Công tác quảng bá xúc tiến đầu tư du lịch chưa đáp ứng yêu cầu; Một số doanh nghiệp vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ chưa hoàn thiện các dự án theo tiến độ, dẫn đến nguồn tài nguyên bị lãng phí; Công tác đào tạo nhân lực của một số doanh nghiệp du lịch chưa được quan tâm đào tạo, tính chuyên nghiệp chưa cao, chất lượng còn thấp.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH

Định hướng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình

Đề án Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025 đã đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng du lịch, hướng tới đón 4,9 triệu khách vào năm

2025, doanh thu du lịch đạt 5,4 nghìn tỷ đồng Để hiện thực hóa mục tiêu này và hướng đến phát triển du lịch hiệu quả, an toàn, thời gian tới, Hòa Bình sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá giúp du khách trong và ngoài nước biết tới các điểm đến du lịch trên địa bàn Đồng thời, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch; hướng dẫn, hỗ trợ người dân địa phương phát triển các mô hình DLCĐ gắn với gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống… Đặc biệt, coi trọng bảo đảm an toàn, nhất là an toàn phòng chống dịch trong phát triển du lịch để Hòa Bình thực sự là điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với du khách thập phương.

Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình

DLCĐ tỉnh Hòa Bình là một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo của tỉnh; gắn kết với các sản phẩm du lịch khác; góp phần đáng kể vào tổng thu từ du lịch của tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cộng đồng địa phương; góp phần tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, sinh thái và các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương

Công nhận các khu, điểm DLCĐ với các sản phẩm du lịch đặc thù Tập trung đầu tư, xây dựng và phát triển 02 mô hình du lịch thí điểm tiếp tục hỗ trợ các điểm DLCĐ hiện có

Chỉ tiêu khách du lịch đạt 2 triệu lượt người, trong đó khách lưu trú đạt 1 triệu lượt người Doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng Tổng số lao động trực tiếp đạt trên 2.000 người

Giai đoạn 2025 - 2030: Tập trung phát triển các mô hình DLCĐ kết hợp với (1) Du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh; (2) Du lịch trang trại nông nghiệp, sinh thái, trải nghiệm (Farmstay); (3) Du lịch ẩm thực, mua sắm; (4) Du lịch chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp (Wellness Tourism) Quảng bá rộng rãi các sản phẩm DLCĐ của tỉnh, thông qua sử dụng công nghệ số trong du lịch (du lịch thông minh)

Nâng cấp tổng thể cơ sở vật chất, các dịch vụ gia tăng kèm theo và kéo dài thời gian lưu trú; thúc đẩy chi tiêu của du khách khi tiêu thụ các sản phẩm DLCĐ tại tỉnh Hình thành các công ty có điều kiện phát triển DLCĐ tại địa phương Tạo việc làm cho người lao động tại các điểm DLCĐ, tăng nguồn thu nhập cho người dân từ hoạt động du lịch.

Giải pháp phát triển Du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình

4.3.1 Giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển

4.3.1.1 Căn cứ đề xuất giải pháp Để có thể khôi phục hoạt động vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhiều DN tại tỉnh Hòa Bình cần được tiếp sức, đặc biệt, đây còn là thời điểm quan trọng để nắm bắt cơ hội bứt phá trong những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025 Trong đó, hai vấn đề cần nhất hiện nay với DN, đó là: Nguồn vốn và chính sách hỗ trợ phát triển

- Bộ phận/chủ thể triển khai và thực hiện giải pháp:

 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ;

 Sở Kế hoạch và Đầu tư ;

 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ;

 Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách Xã hội;

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2024 - tháng 5/2027

- Nguồn kinh phí được lấy từ ngân sách nhà nước

- Đánh giá kết quả thực hiện

Nghiên cứu, ban hành một số chính sách ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển DLCĐ gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh

Có chính sách ưu tiên đầu tư hệ thống đường giao thông, điện lưới, trạm viễn thông, công tác thu gom và xử lý rác thải tại các xóm, bản phát triển DLCĐ đảm bảo đạt được tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp sạch, chế biến thực phẩm, sản phẩm OCOP, hàng hóa tiêu dùng để phục vụ khách đến các điểm DLCĐ

Có chính sách hỗ trợ việc liên kết giữa các hộ làm DLCĐ thành lập hợp tác xã du lịch, hoặc liên doanh với các doanh nghiệp dịch vụ du lịch để xây dựng những sản phẩm du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng gắn với sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các điểm DLCĐ

Có chính sách hỗ trợ công nghệ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông nghiệp hữu cơ, nông sản công nghệ cao phục vụ tiêu dùng của khách du lịch tại các điểm DLCĐ

Có chính sách hỗ trợ các dự án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; hỗ trợ các nghệ nhân tham gia phục dựng mô hình sản xuất truyền thống phục vụ phát triển DLCĐ gắn với xây dựng nông thôn mới

Có chính sách hỗ trợ cải tạo cảnh quan, môi trường cho những điểm phát triển DLCĐ; hỗ trợ trang thiết bị cần thiết, bồi dưỡng kỹ năng về du lịch cho các hộ dân tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ DLCĐ

4.3.2 Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng

4.3.2.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

Hiện nay, tại Hòa Bình đã hình thành hệ thống với vài chục điểm du lịch cộng đồng ở nhiều huyện khác nhau, tập trung chủ yếu ở miền núi Tuy nhiên sự phát triển của du lịch cộng đồng ở Hòa Bình vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc đa dạng hóa các sản phẩm hàng hóa nhằm phục vụ du khách Các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ, hàng lưu niệm để đáp ứng nhu cầu của khách vẫn còn vô cùng hạn chế Chính vì vậy cần có giải pháp để phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng

- Bộ phận/chủ thể triển khai và thực hiện giải pháp:

 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

 Sở Kế hoạch và Đầu tư;

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2024 đến tháng 5/2025

- Nguồn kinh phí được lấy từ ngân sách nhà nước, nguồn chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch, nguồn chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn chương trình quốc gia giảm nghèo và nguồn xã hội hóa…

- Đánh giá kết quả thực hiện:

Phát triển loại hình DLCĐ gắn với nông nghiệp, nông thôn để xây dựng hệ thống sản phẩm đặc thù, đa dạng có giá trị và chất lượng cao trên cơ sở các yếu tố tự nhiên, văn hóa tại địa phương tạo sự hấp dẫn khách du lịch

Nghiên cứu, sưu tầm khai thác các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng để xây dựng những tiết mục dân ca, dân vũ, trình diễn nhạc cụ, trò chơi dân gian phong phú hấp dẫn phục vụ khách du lịch

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án mỗi xã một sản phẩm OCOP của tỉnh để phát triển và tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng từ nông nghiệp, nông thôn mang đặc trưng riêng của Hòa Bình góp phần làm tăng giá trị của các sản vật thông qua đó quảng bá hình ảnh của du lịch địa phương

Nghiên cứu lựa chọn phát triển sản các phẩm chủ lực, đặc sản của Hòa Bình phục vụ khách du lịch, góp phần tạo ra các giá trị gia tăng thông qua hoạt động DLCĐ gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển các làng nghề truyền thống sản xuất các mặt hàng lưu niệm, quà tặng đặc sắc; xây dựng những trang trại nông nghiệp sạch gắn với các điểm DLCĐ để tạo ra những không gian, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn thu hút khách tham quan du lịch

Tổ chức thực hiện đề án

- Tổng kinh phí: 150.399 triệu đồng

- Ngân sách tỉnh: 85.474 triệu đồng

- Ngân sách huyện: 56.250 triệu đồng

- Hợp tác xã: 8.675 triệu đồng

Kinh phí thực hiện đề án được lấy từ ngân sách nhà nước, nguồn chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch, nguồn chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn chương trình quốc gia giảm nghèo và nguồn xã hội hóa…

4.4.2 Phân công nhiệm vụ 4.4.2.1 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án Kêu gọi đầu tư vào các dự án phát triển DLCĐ

- Thuê đơn vị tư vấn: Hướng dẫn quy hoạch, lập dự án các mô hình DLCĐ mẫu, đầu tư xây dựng mới, chỉnh trang điểm đến, tập huấn xây dựng và phát triển các dịch vụ tại điểm đến, nghiệp vụ quản lý vận hành điểm đến, biểu diễn văn nghệ kết nối tour DLCĐ tại các điểm

- Hỗ trợ một số cơ sở vật chất, các thiết bị phục vụ cho hoạt động DLCĐ như:

Chăn, ga, gối, đệm, màn, rèm hỗ trợ, phao cứu sinh, áo phao cho người dân tham gia DLCĐ khu vực hồ Hòa Bình và các hợp tác xã có hoạt động du lịch trên hồ

- Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện đề án, đề xuất những giải pháp cho giai đoạn tiếp theo

4.4.2.2 Sở Kế hoạch và Đầu tư

Kêu gọi đầu tư vào các dự án phát triển DLCĐ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nhằm khai thác và sử dụng các tiềm năng DLCĐ có hiệu quả về cả mặt kinh tế và xã hội

4.4.2.3 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Lồng ghép các hoạt động DLCĐ với Chương trình phát triển nông thôn mới, phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống; phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức khai mạc gian hàng trưng bày, bán và giới thiệu các các sản phẩm OCOP của tỉnh nhằm quảng bá, thúc đẩy phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh

- Có định hướng cho các đơn vị khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho các hợp tác xã được khai thác mặt nước để phát triển du lịch

4.4.2.4 Sở Tài nguyên và Môi trường

- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn về bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch và các làng nghề đảm bảo sự phát triển du lịch một cách bền vững

- Tham mưu về quy hoạch và sử dụng đất cho các khu, điểm du lịch; thẩm định dự toán kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng… đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch ở các địa phương trong tỉnh (nếu có)

- Chỉ đạo giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến môi trường, đất đai đảm bảo nhanh chóng, kịp thời

- Chỉ đạo các huyện, thành phố chú trọng đến việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đối với các khu, điểm du lịch trọng điểm, các dự án gắn với việc phát triển du lịch của tỉnh, gắn sử dụng đất với bảo vệ môi trường sinh thái

Hằng năm, trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, đơn vị, địa phương, Sở Tài chính tổng hợp và tham mưu với cấp có thẩm quyền bố trí dự toán theo phân cấp ngân sách để xây dựng các điểm DLCĐ

Xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm và có phương án xử lý và đảm bảo tốt về y tế đối với khách du lịch hoặc khi có sự cố dịch bệnh xảy ra

Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng tại các khu, điểm DLCĐ

Chỉ đạo ngành, đơn vị liên quan xây dựng các trạm điện đảm bảo cung cấp đủ điện cho các điểm DLCĐ

Tham mưu, bố trí lồng ghép nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia

(vốn của TW), nguồn vốn của tỉnh thuộc lĩnh vực ngành quản lý để hỗ trợ các nội dung theo Đề án Bố trí từ nguồn ngân sách hỗ trợ hàng năm để tập huấn, đào tạo, bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa của người dân tộc thiểu số, hỗ trợ giống cây, con đặc sản, bản địa và tổ chức cho các hộ ở thôn, bản đi thăm quan học tập các mô hình làm tốt, hiệu quả về phát triển DLCĐ tại tỉnh bạn…

4.4.2.9 Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Chính sách Xã hội

- Tạo điều kiện, có ưu đãi cho các hộ dân làm DLCĐ vay vốn để xây dựng mới hoặc sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ phát triển DLCĐ; sản xuất kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ du lịch

- Hướng dẫn thủ tục cho vay từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển và nguồn ưu đãi đối với các hợp tác xã, hộ dân phát triển DLCĐ

4.4.2.10 Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Phối hợp với Sở VHTTDL và các cơ quan liên quan xây dựng chuyên mục, phim, phóng sự, tăng cường tuyên truyền, quảng bá công tác phát triển du lịch DLCĐ tại địa phương

4.4.2.11 UBND các huyện, thành phố có điểm DLCĐ

- Thành lập các hợp tác xã hoạt động phát triển DLCĐ tại địa phương phù hợp theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 09/09/2024, 14:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Thị Diệu An, Nguyễn Thị Oanh Kiều (2014), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình Tổng quan du lịch
Tác giả: Ngô Thị Diệu An, Nguyễn Thị Oanh Kiều
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2014
2. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nộ
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2017
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2017
5. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (chủ biên) (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2006
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch, Luật số 09/2017/QH14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Du lịch
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2017
8. Trần Đức Thanh (chủ biên) (2017), Giáo trình Địa lý du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Địa lý du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2017
3. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội Khác
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2019 - 2023), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển du lịch các năm 2019 - 2023 Khác
9. UBND thành phố Hòa Bình (2020), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021 Khác
10. UBND thành phố Hòa Bình (2021), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022 Khác
11. UBND thành phố Hòa Bình (2022), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 Khác
12. UBND thành phố Hòa Bình (2023), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2023 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 Khác
13. UBND Tỉnh Hòa Bình (2021), Quyết định số 1795/QĐ-UBND, ngày 20/8/2021 phê duyệt Đề án Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình (Trang 30)
Bảng 2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hòa Bình (2020 - 2022) - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Bảng 2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hòa Bình (2020 - 2022) (Trang 32)
Hình 2.2. Dân số trên địa bàn Hòa Bình năm 2020 - 2022 - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Hình 2.2. Dân số trên địa bàn Hòa Bình năm 2020 - 2022 (Trang 33)
Bảng 2.2. Thu, chi ngân sách nhà nước trên  địa bàn tỉnh Hòa Bình (2020 - 2022) - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Bảng 2.2. Thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (2020 - 2022) (Trang 33)
Hình 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Hình 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch (Trang 42)
Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới giao thông chính và liên hệ vùng tỉnh Hòa Bình - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới giao thông chính và liên hệ vùng tỉnh Hòa Bình (Trang 45)
Bảng 3.2. Tình hình mạng lưới giao thông tỉnh Hòa Bình 2023 - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Bảng 3.2. Tình hình mạng lưới giao thông tỉnh Hòa Bình 2023 (Trang 45)
Hình 3.3. Số lượng và cơ cấu lao động theo giới tính tại các cơ sở kinh doanh   du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2022 - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Hình 3.3. Số lượng và cơ cấu lao động theo giới tính tại các cơ sở kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2022 (Trang 47)
Hình 3.4. Bán kính phục vụ (chợ/xã, phường/thị trấn) - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Hình 3.4. Bán kính phục vụ (chợ/xã, phường/thị trấn) (Trang 49)
Bảng 3.4. Số lượng nhà nghỉ du lịch cộng đồng so với số lượng cơ sở lưu trú - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Bảng 3.4. Số lượng nhà nghỉ du lịch cộng đồng so với số lượng cơ sở lưu trú (Trang 49)
Bảng 3.6. Tổng quan các thác nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Bảng 3.6. Tổng quan các thác nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (Trang 52)
Bảng 3.8. Tỷ lệ khách du lịch cộng đồng trong tổng số khách du lịch - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Bảng 3.8. Tỷ lệ khách du lịch cộng đồng trong tổng số khách du lịch (Trang 58)
Bảng 3.9. Tổng số khách du lịch cộng đồng của tỉnh Hòa Bình (2020 - 2022) - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Bảng 3.9. Tổng số khách du lịch cộng đồng của tỉnh Hòa Bình (2020 - 2022) (Trang 58)
Hình DLCĐ. - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
nh DLCĐ (Trang 60)
Bảng 3.12 cho thấy nhìn chung cán bộ quản lý đánh giá môi trường pháp luật  và  cơ  chế  chính  sách  về  du  lịch  cộng  đồng  tại  tỉnh  Hòa  Bình  là  khá  tốt  với  mức  điểm trung bình các tiêu chí đánh giá đều trên 4,2 - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Bảng 3.12 cho thấy nhìn chung cán bộ quản lý đánh giá môi trường pháp luật và cơ chế chính sách về du lịch cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình là khá tốt với mức điểm trung bình các tiêu chí đánh giá đều trên 4,2 (Trang 63)
Bảng 3.13. Đánh giá của khách du lịch về cơ sở - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Bảng 3.13. Đánh giá của khách du lịch về cơ sở (Trang 64)
Bảng 3.14. Đánh giá của cán bộ quản lý nhận thức của - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Bảng 3.14. Đánh giá của cán bộ quản lý nhận thức của (Trang 65)
Bảng 3.15. Đánh giá của các cán bộ quản lý về nguồn - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Bảng 3.15. Đánh giá của các cán bộ quản lý về nguồn (Trang 66)
Hình 3.5. Sơ đồ cơ cấu các hoạt động quảng bá du khách - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Hình 3.5. Sơ đồ cơ cấu các hoạt động quảng bá du khách (Trang 68)
Bảng 4.1. Kế hoạch đăng tải thông tin quảng bá hình ảnh Hòa Bình - phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh hòa bình
Bảng 4.1. Kế hoạch đăng tải thông tin quảng bá hình ảnh Hòa Bình (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w