1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023

99 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Việt Đức năm 2023
Tác giả Dương Xuân Khánh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hải Nam, PGS.TS. Hoàng Trung Vinh
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 2,48 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (14)
    • 1.1. Cơ sở lý luận (14)
      • 1.1.1. Giải phẫu gan (14)
      • 1.1.2. Chức năng sinh lý của gan (16)
      • 1.1.3. Khả năng tái tạo nhu mô gan (17)
      • 1.1.4. Tĩnh mạch gan (18)
      • 1.1.5. Cuống gan (19)
      • 1.1.6. Giải phẫu đường mật (19)
      • 1.1.7. Ứng dụng trong điều trị bảo tồn không mổ chấn thương gan (20)
      • 1.1.8. Chẩn đoán chấn thương gan (21)
    • 1.2. Thực trạng chăm sóc người bệnh điều trị bảo tồn chấn thương gan (24)
      • 1.2.1. Điều trị bảo tồn không mổ chấn thương gan (24)
      • 1.2.2. Theo dõi và chăm sóc người bệnh điều trị bảo tồn chấn thương gan (24)
      • 1.2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam (26)
    • 1.3. Chăm sóc người bệnh bảo tồn chấn thương gan tại bệnh viện Việt Đức (28)
      • 1.3.1. Một số Học thuyết điều dưỡng áp dụng trong chăm sóc NB chấn thương gan (28)
      • 1.3.2. Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn (30)
      • 1.3.3. Thực hiện làm xét nghiệm (30)
      • 1.3.4. Theo dõi và điều trị các biến chứng (30)
      • 1.3.5. Chăm sóc về vận động (31)
      • 1.3.6. Chăm sóc về dinh dưỡng (31)
      • 1.3.7. Chăm sóc vệ sinh (31)
      • 1.3.8. Giáo dục sức khỏe (31)
    • 1.4. Giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu (31)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (33)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn (33)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (33)
    • 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (33)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (33)
    • 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (33)
      • 2.4.1. Cỡ mẫu (33)
      • 2.4.2. Phương pháp chọn mẫu (33)
    • 2.5. Nội dung nghiên cứu (34)
    • 2.6. Bộ công cụ nghiên cứu (34)
      • 2.6.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (34)
      • 2.6.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (34)
      • 2.6.3. Câu hỏi về thực hành chăm sóc (34)
    • 2.7. Các biến số nghiên cứu (35)
    • 2.8. Mô tả các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá biến số NC (38)
      • 2.8.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (38)
      • 2.8.2. Hoạt động chăm sóc của điều dưỡng (40)
    • 2.9. Tổ chức thực hiện (0)
    • 2.10. Phân tích và xử lý số liệu (43)
    • 2.11. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (43)
    • 2.12. Sai số và hạn chế sai số (44)
    • 2.13. Sơ đồ nghiên cứu (45)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ (45)
    • 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (46)
    • 3.2. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh chấn thương gan (52)
    • 3.3. Hoạt động chăm sóc người bệnh chấn thương gan (54)
    • 3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh chấn thương gan (58)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (46)
    • 4.1. Một số đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (67)
    • 4.2. Đặc điểm lâm sàng của người bệnh chấn thương gan (72)
      • 4.2.1. Mức độ đau của đối tượng nghiên cứu (72)
      • 4.2.2. Dấu hiệu sinh tồn của đối tượng nghiên cứu (73)
      • 4.2.3. Đặc điểm lâm sàng khác của đối tượng nghiên cứu (74)
    • 4.3. Hoạt động chăm sóc người bệnh chấn thương gan (75)
      • 4.3.1. Hoạt động chăm sóc về dấu hiệu sinh tồn (75)
      • 4.3.2. Hoạt động chăm sóc giảm đau (75)
      • 4.3.3. Hoạt động chăm sóc về vận động tại giường (76)
      • 4.3.4. Chăm sóc về dinh dưỡng (77)
      • 4.3.5. Kết quả về tư vấn giáo dục sức khỏe (77)
      • 4.3.6. Kết quả chăm sóc chung (79)
    • 4.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh (79)
    • 4.5. Điểm mạnh và giới hạn của nghiên cứu (82)
      • 4.5.1. Điểm mạnh (82)
      • 4.5.2. Giới hạn (83)
  • KẾT LUẬN (85)
  • PHỤ LỤC (94)

Nội dung

Trong vòng 3 thập niên trở lại đây, cùng với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hiện đại cũng như sự tiến bộ về hồi sức và điều trị vấn đề bảo tồn không mổ trong chấn thương gan

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Là người bệnh được chẩn đoán chấn thương gan được điều trị bảo tồn tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

- Người bệnh được chẩn đoán chấn thương gan và được điều trị bảo tồn

- Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu

- Người bệnh chấn thương gan được phẫu thuật

- Người bệnh đa chấn thương

- Người bệnh không giao tiếp chính xác

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến hết tháng 8 năm 2023.

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả tiến cứu

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Toàn bộ người bệnh chấn thương gan có chỉ định bảo tồn Tổng số có 189 người bệnh đã tham gia vào nghiên cứu này

Lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện tất cả người bệnh phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn

Nội dung nghiên cứu

Hình thức thu thập số liệu

- Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn

- Phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh

- Thước đo chiều cao, cân đo trọng lượng

- Các dụng cụ dùng để chăm sóc bệnh nhân: như nhiệt kế, Bộ đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế thủy ngân, máy đo SpO2, các loại gạc củ ấu, gạc miếng, bộ dụng cụ thay băng, ống thông (ống hút đờm…), các loại dung dịch sát khuẩn (dung dịch vệ sinh răng miệng ở bệnh nhân sau phẫu thuật, dung dịch sát khuẩn tay nhanh), phiếu xét nghiệm, ống lấy mẫu bệnh phẩm

- Kỹ thuật thu thập thông tin

- Điều tra viên thu thập thông tin qua nhận định tình trạng người bệnh sau giao ban đầu giờ làm việc (để lấy thông tin của bác sĩ), thực hiện CSBN chấn thương gan được điều trị bảo tồn qui trình điều dưỡng

Các chỉ số lâm sàng được đánh giá 1 ngày 1 lần và số liệu lâm sàng và cận lâm sàng lấy vào 3 thời điểm là 24 giờ đầu, 24 – 48 giờ, sau 48 giờ.

Bộ công cụ nghiên cứu

2.6.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Bộ câu hỏi này được xây dựng bởi các tác giả gồm các thông tin: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, nơi ở, chỉ số BMI, hỗ trợ từ gia đình, nguyên nhân gây chấn thương, sử dụng chất kích thích, mức độ tổn thương gan, tổn thương kèm theo, biến chứng kèm theo, bệnh lý kèm theo, số ngày nằm viện

2.6.2 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Bộ câu hỏi xây dựng gồm các đặc điểm lâm sàng: mức độ đau, dấu hiệu sinh tồn, ăn uống, đại tiện, ngủ, tâm lý, hô hấp, vận động, bài tiết

2.6.3 Câu hỏi về thực hành chăm sóc

Bộ câu hỏi này được xây dựng dựa theo công việc chăm sóc hàng ngày của điều dưỡng, bao gồm: theo dõi chăm sóc về dấu hiệu sinh tồn, chăm sóc giảm đau, chăm sóc về vận động, chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc về đại tiện, chăm sóc về giấc ngủ, chăm sóc về tâm lý, chăm sóc về bài tiết, hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe

Thư viện ĐH Thăng Long

Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.1 Biến số nghiên cứu về người bệnh chấn thương gan

TT Tên biến Định nghĩa biến Phân loại biến

A THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1 Giới tính Giới tính nam hoặc nữ Nhị phân

2 Tuổi Năm thời điểm nghiên cứu trừ đi năm sinh Liên tục

3 Trình độ học vấn Là trình độ đạt được sau quá trình học tập Thứ hạng

4 Nghề nghiệp Nghề nghiệp đang làm tại thời điểm nghiên cứu Định danh

5 Tình trạng hôn nhân Độc thân hoặc đã kết hôn hoặc chồng/vợ đã mất Định danh

6 Nơi ở Cư trú tại thành thị hoặc ở nông thôn Định danh

7 Hỗ trợ từ gia đình Có hoặc không nhận được hỗ trợ từ người thân trong quá trình điều trị Nhị phân

8 Nguyên nhân gây chấn thương gan

Do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động Định danh

9 Sử dụng chất kích thích

Có hoặc không sử dụng chất kích thích khi xảy ra chấn thương Nhị phân

10 Mức độ tổn thương gan Là 1 trong 4 mức độ tổn thương Thứ hạng

11 Tổn thương kèm theo Có hoặc không tổn thương đi kèm với chấn thương gan Nhị phân

12 Biến chứng kèm theo Có hoặc không biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị Nhị phân

TT Tên biến Định nghĩa biến Phân loại biến

13 Loại biến chứng Các biến chứng gặp phải trong quá trình điều trị Định danh

14 Bệnh lý kèm theo Các bệnh đi kèm của đối tượng nghiên cứu Định danh

15 Số ngày nằm viện Số ngày điều trị của đối tượng nghiên cứu Rời rạc

B ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

16 Điểm đau (VAS) Là số điểm đau người bệnh tự đánh giá trong khi nằm viện Rời rạc

17 Dấu hiệu sinh tồn Chỉ số mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp đo khi nằm viện Rời rạc

18 Ăn uống Đường đưa thức ăn vào cơ thể Định danh

19 Đại tiện Tình trạng đại tiện của đối tượng nghiên cứu Định danh

20 Ngủ Thời gian ngủ trong 1 ngày Rời rạc

21 Tâm lý Tình trạng lo lắng trong khi điều trị Thứ hạng

22 Hô hấp Tình trạng thở của đối tượng nghiên cứu trong khi điều trị Định danh

23 Vận động Mức độ vận động trong khi điều trị Thứ hạng

24 Sonde tiểu Có hoặc không đặt sonde tiểu trong khi điều trị Nhị phân

25 Số lượng nước tiểu Số lượng nước tiểu trong 24 giờ Liên tục

26 Màu sắc nước tiểu Màu sắc nước tiểu của đối tượng trong khi điều trị Định danh

Thư viện ĐH Thăng Long

TT Tên biến Định nghĩa biến Phân loại biến

B HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

27 Theo dõi DHST Số lần theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở trong ngày Rời rạc

28 Chăm sóc giảm đau Số lần chăm sóc giảm đau trong ngày Rời rạc

Hướng dẫn NB bất động tuyệt đối (CT nặng), vận động nhẹ nhàng (CT nhẹ) tại giường

Số lần hướng dẫn vận động người bệnh hoặc người nhà trong ngày Rời rạc

30 Hướng dẫn tự vệ sinh cá nhân

Số lần hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho người bệnh hoặc người nhà trong ngày

31 Chăm sóc đường truyền tĩnh mạch

Số lần chăm sóc đường truyền tĩnh mạch trong ngày Rời rạc

32 Chăm sóc ăn uống đường miệng

Số lần chăm sóc ăn uống đường miệng trong ngày Rời rạc

33 Chăm sóc về đại tiện Số lần chăm sóc về đại tiện trong ngày Rời rạc

34 Chăm sóc về giấc ngủ Số lần chăm sóc về giấc ngủ trong ngày Rời rạc

35 Chăm sóc về tâm lý Số lần chăm sóc về tâm lý trong ngày Rời rạc

36 Chăm sóc về bài tiết Số lần chăm sóc về bài tiết trong ngày Rời rạc

TT Tên biến Định nghĩa biến Phân loại biến

Tư vấn kiến thức về bệnh gan bị chấn thương

Người bệnh hoặc người nhà được tư vấn kiến thức về bệnh Nhị phân

38 Tư vấn về tuân thủ điều trị

Người bệnh hoặc người nhà được tư vấn về tuân thủ điều trị Nhị phân

39 Tư vấn chế độ dinh dưỡng

Người bệnh hoặc người nhà được tư vấn về chế độ dinh dưỡng Nhị phân

40 Tư vấn theo dõi biến chứng của bệnh

Người bệnh hoặc người nhà được tư vấn theo dõi biến chứng của bệnh Nhị phân

Mô tả các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá biến số NC

2.8.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

- Tuổi: là biến định lượng và liên tục Tuổi được tính bằng cách lấy số năm nghiên cứu trừ đi năm sinh của đối tượng nghiên cứu Được tính theo tỷ lệ %; và chia làm 3 nhóm:

- Giới: là biến định tính gồm hai giá trị là nam và nữ Giới tính là nam haowcj nữ được ghi nhận trên giấy khai sinh và căn cước/chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân được cơ quan nhà nước xác nhận Được tính theo tỷ lệ %; số nam, nữ của đối tượng nghiên cứu

- Địa dư: Nơi ở để sinh sống của đối tượng nghiên cứu, có thể cũng là nơi để công tác

Và được tính tỷ lệ % chia làm 3 nhóm: thành phố/thị trấn, nông thôn và vùng sâu/vùng xa

- Trình độ học vấn: Bậc cao nhất mà đối tượng nghiên cứu được cấp theo quyết định công nhận của Bộ giáo dục và Đào tạo Được tính tỷ lệ % trình độ học vấn của đối tượng chia làm 05 nhóm: mù chữ, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học/sau đại học

Thư viện ĐH Thăng Long

- Bệnh lý mắc kèm: bệnh nhân đã đi khám ở cơ sở y tế trước đó và được chẩn đoán và điều trị bệnh Và được tính tỷ lệ % chia làm 05 nhóm bệnh: tim mạch, tiêu hoá, nội tiết, cơ xương khớp, thận – tiết niệu (tính bệnh lý mắc kèm sẽ bị ảnh hưởng rào cản trong quá trình chăm sóc)

Hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống ở khu vực nông thôn và từ 2.000.000 đồng trở xuống ở khu vực thành thị

Hộ cận nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng đến 2.250.000 ở khu vực nông thôn và trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng ở khu vực thành thị

- Tiêu chuẩn đánh giá biến số lâm sàng:

+ Đo chiều cao: thước đo được đặt theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt đất nằm ngang, đơn vị tính là mét (m)

+ Kỹ thuật đo HA: BN được nằm nghỉ khoảng 10 phút trước khi đo HA Đo HA ở cánh tay không làm lỗ thông động tĩnh mạch vị trí trên nếp khuỷu khoảng 2cm Đo hai lần, cách nhau ít nhất 2 phút, lấy trị số trung bình của hai lần đo và đo ở tư thế nằm ngửa HA: HA cao: khi HA tâm thu ≥ 140 mmHg, HA tâm trương ≥ 90 mm Hg hoặc cả hai như trên HA thấp: khi HA tâm thu < 90 mmHg, HA tâm trương < 60 mm Hg hoặc cả hai như trên

+ Kỹ thuật đo mạch,nhiệt độ, nhịp thở: đo nhiệt độ, đếm mạch, nhịp thở trọn 1 phút, cùng thời điểm đo HA Nếu có nghi ngờ mạch và nhịp thở đếm trong 2 lần, mỗi lần 1 phút

+ Nhiệt độ sốt khi từ 38 0 C trở lên, bình thường 36,5 – 37,5 0 C, thấp dưới 36,5 0 C + Nhịp thở bình thường : 18-20 lần/phút, chậm dưới 16 lần/phút, nhanh trên 22 lần/phút

+ Mạch bình thường 70 - 80 lần/phút, nhanh trên 90 lần/phút, chậm dưới 60 lần/phút

- Phương pháp đánh giá mức độ theo thang điểm VAS: Thước dài 10cm, cố định ở hai đầu, chia làm 4 mức độ:

+ Bắt đầu với hình ☺biểu hiện cảm xúc “ Không đau”

+ Mức điểm VAS từ 1-3 với hình ☺:)biểu hiện cảm xúc “ Đau nhẹ”

+ Mức điểm VAS từ 4-6 với hình ☺và ☺Biểu hiện cảm xúc “Đau vừa”

+ Mức điểm VAS từ 4-6 với hình ☺và ☺Biểu hiện cảm xúc “Đau không chịu nổi”

2.8.2 Hoạt động chăm sóc của điều dưỡng Định nghĩa chăm sóc: chăm sóc NB là hoạt động thực hiện các nhiệm vụ của người điều dưỡng cho NB/ngày làm việc

- Tiêu chí theo dõi các dấu hiệu sinh tồn (1)

Nếu điều dưỡng thực hiện > 2 lần/ngày được 10 điểm; 2 lần/ngày được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm

- Tiêu chí chăm sóc tâm lý tinh thần để giảm đau (2)

Là NB lo lắng sau mổ khi tỉnh dậy được giải thích, động viên, trả lời thắc mắc Nếu điều dưỡng thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 10 điểm; < 2 lần được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm

- Tiêu chí đánh giá và chăm sóc đau cho NB (3)

Là NB được điều dưỡng đánh giá mức độ theo thang điểm VAS Bắt đầu với hình

☺ biểu hiện cảm xúc “ Không đau”

+ Mức điểm VAS từ 1-3 với hình ☺:)biểu hiện cảm xúc “ Đau nhẹ”

+ Mức điểm VAS từ 4-6 với hình ☺và ☺Biểu hiện cảm xúc “Đau vừa”

+ Mức điểm VAS từ 4-6 với hình ☺và ☺Biểu hiện cảm xúc “Đau không chịu nổi” Nếu điều dưỡng thực hiện ≥ 2 lần/ngày được 15 điểm; < 2 lần được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm

- Tiêu chí tập vận động cho NB (4): là hoạt động của người điều dưỡng giúp NB dậy sớm, tập đi xum quanh giường giúp vận động chủ động chi cho người bệnh để nhanh hồi phục Nếu TH ≥ 2 lần/ngày được tính là 15 điểm Nếu TH < 2 lần được

5 điểm; không thực hiện 0 điểm

Thư viện ĐH Thăng Long

- Tiêu chí chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB (5)

NB vệ sinh răng miệng, tắm (lau người tại giường) và vệ sinh vùng đáy chậu tại giường tối thiểu 1 lần/ngày, vệ sinh vùng hậu môn sinh dục tối thiểu 2 lần/ngày Nếu điều dưỡng thực hiện VSCN ≥ 2 lần/ngày được 10 điểm; 01 lần được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm

- Tiêu chí chăm sóc đường truyền tĩnh mạch cho NB (6)

Là NB được theo dõi, chăm sóc tại vị trí truyền dịch Nếu điều dưỡng thực hiện chăm sóc đường truyền tĩnh mạch ≥ 2 lần/ngày được 10 điểm; 01 lần được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm

- Tiêu chí chăm sóc đường ăn và uống cho NB (7)

Là NB được cung cấp đủ dinh dưỡng theo đường tĩnh mạch sau mổ hoặc đường miệng đủ lượng calo 2500Kcalo/ngày chia 3 lần

Nếu điều dưỡng thực hiện TSCS cho NB về dinh dưỡng ≥ 2 lần/ngày được 10 điểm; 1 lần/ngày được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm

- Tiêu chí chăm sóc về đại tiện cho NB (8)

Là NB được theo dõi, hỗ trợ về đại tiện trong khi điều trị Nếu điều dưỡng thực hiện chăm sóc về đại tiện ≥ 2 lần/ngày được 10 điểm; 1 lần/ngày được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm

- Tiêu chí chăm sóc về giấc ngủ cho NB (9)

Phân tích và xử lý số liệu

- Số liệu được thu thập, xử lý, làm sạch và nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1

- Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0

- Phân tích kết quả theo phương pháp thống kê y học:

+ Thống kê suy luận với mức ý nghĩa thống kê α=0,05

+ Test thống kê đánh giá tương quan: tỷ suất chênh OR

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Được sự đồng ý của Bệnh Viện Việt Đức và được thông qua Hội Đồng Bảo Vệ đề cương của Trường Đại Học Thăng Long

- Đối tượng nghiên cứu được thông báo và tự nguyện quyết định tham gia nghiên cứu bằng cách ký nhận vào bản đồng ý tham gia nghiên cứu

- Tất cả các thông tin thu thập được từ các đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật Các câu trả lời không có là đúng hay là sai Đối tượng nghiên cứu có quyền dừng sự tham gia hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào Việc từ chối tham gia nghiên cứu sẽ không ảnh hưởng gì đến chất lượng điều trị, chăm sóc cho người bệnh

- Nghiên cứu chỉ nhằm thu thập mô tả thông tin về thực trạng hướng dẫn, chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số tác động ảnh hưởng của việc tư vấn hướng dẫn và chăm sóc người bệnh Từ đó đưa ra các lưu ý, khuyến nghị cho quá trình chăm sóc người bệnh, hoàn thiện, nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc người bệnh của bệnh viện

Sai số và hạn chế sai số

Việc thu thập số liệu chủ yếu qua bộ câu hỏi có sẵn nên có thể gặp phải các sai số bởi các nguyên nhân sau:

- Đối tượng hiểu sai ý câu hỏi

- Nhờ người điền phiếu hộ

- Đối tượng nghiên cứu không nhiệt tình tham gia nghiên cứu nên có thể trả lời sai sự thật

- Sai số trong quá trình nhập liệu

Cách khắc phục cái sai số:

- Đối với các sai số trong quá trình điều tra, biện pháp hạn chế sai số được áp dụng: xin ý kiến chuyên gia, chuẩn hóa bộ câu hỏi thông qua điều tra thử

- Với các sai số trong quá trình nhập liệu, bộ số liệu được nhập lại 10% số phiếu nhằm kiểm tra thông tin nhập một cách kỹ lưỡng nhất, hạn chế sai sót một cách tối đa

Thư viện ĐH Thăng Long

KẾT QUẢ

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 189) Đặc điểm chung

NB chấn thương gan Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: đa số đối tượng nghiên cứu có giới tính nam chiếm 65,1%; tuổi trung bình là

34,71, trong đó tuổi từ 18 – 40 chiếm 63,5%, từ 41 – 59 chiếm 32,3%

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.2 Đặc điểm về xã hội của đối tượng nghiên cứu (n = 189) Đặc điểm xã hội

NB chấn thương gan Tần số Tỷ lệ (%)

Tình trạng hôn nhân Độc thân 22 11,6

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn là trung học phổ thông chiếm

40,2%, trung học cở sở chiếm 22,2%; nghề nghiệp tự do chiếm 50,3%, chông nhân/nông dân chiếm 23,3%; tình trạng hôn nhân: kết hôn chiếm 84,7%, độc thân chiếm 11,6%

Biểu đồ 3.1 Nơi ở của đối tượng nghiên cứu (n = 189) Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu ở thành phố/thị xã chiếm 59,8%, nông thôn/miền núi chiếm 40,2%

Biểu đồ 3.2 Hỗ trợ từ gia đình với ĐTNC (n = 189)

Nhận xét: Trong 189 người bệnh, thì chỉ có 9% người bệnh không có sự hỗ trợ kinh tế từ gia đình trong thời gian nằm viện, còn lại 91% người bệnh có sự hỗ trợ kinh tế từ gia đình trong thời gian nằm viện

Thành phố/Thị xã Nông thôn/Miền núi

Thư viện ĐH Thăng Long

Biểu đồ 3.3 Nguyên nhân gây chấn thương gan của ĐTNC (n = 189)

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu chấn thương gan do tai nạn giao thông là 56.1%, tai nạn sinh hoạt là 30,2%, nguyên nhân khác là 13,7%

Biểu đồ 3.4 Sử dụng chất kích thích khi xảy ra chấn thương (n = 189)

Nhận xét: Trong 189 người bệnh, có đến 29,1% người bệnh có sử dụng chất kích thích khi tham gia giao thông hoặc trong sinh hoạt

Tai nạn giao thông Tai nạn sinh hoạt Khác

Bảng 3.3 Mức độ tổn thương gan của đối tượng nghiên cứu (n = 189)

Mức độ tổn thương Tần số Tỷ lệ (%) Độ I 77 40,7 Độ II 59 31,2 Độ III 40 21,2 Độ IV 13 6,9

Nhận xét: Trong 189 người bệnh tổn thương gan được điều trị bảo tồn, có 40,7% người bệnh tổn thương mức độ I, 31,2% người bệnh tổn thương mức độ II, tiếp đến 21,2% độ III, chỉ có 6,9% người bệnh bị tổn thương gan độ IV

Bảng 3.4 Tổn thương, biến chứng kèm theo của ĐTNC (n = 189)

Biến số nghiên cứu NB chấn thương gan

Hội chứng tăng áp lực ổ bụng 11 5,8

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có tổn thương kèm theo là 57,1%, có biến chứng kèm theo là 25,9%

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.5 Bệnh lý kèm theo của đối tượng nghiên cứu (n = 189)

Bệnh lý kèm theo NB chấn thương gan

Không 180 95,2 Đái tháo đường Có 17 9,0

Nhận xét: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có bệnh tim mạch là 15,9%; có bệnh hô hấp là

4,8%; đái tháo đường là 9,0%; cơ xương khớp là 3,7%; thận, tiết niệu là 3,2%

Bảng 3.6 Số ngày nằm viện của đối tượng nghiên cứu (n = 189)

Số ngày nằm viện Tần số Tỷ lệ (%)

Nhận xét: số ngày nằm viện trung bình của đối tượng nghiên cứu là 9,82 ngày; trong đó từ 5 – 10 ngày là 53,4%, trên 10 ngày là 40,2%

Đặc điểm lâm sàng của người bệnh chấn thương gan

Bảng 3.7 Mức độ đau của đối tượng nghiên cứu (n = 189)

24 giờ đầu 24 -48 giờ Sau 48 giờ

% Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ

% Đau nhẹ (≤ 3 điểm) 1 0,5 7 3,7 98 51,9 Đau vừa (4-6 điểm) 56 29,6 148 78,3 84 44,4

Nhận xét: Trong 24 giờ đầu đa số người bệnh có điểm đau trên 6 điểm (69,9%), từ 24 -

48 giờ thì tỷ lệ đau vừa chiếm phổ biến (78,3%), sau 48 giờ thì điểm đau nhẹ chiếm 51,9%

Bảng 3.8 Chỉ số dấu hiệu sinh tồn của ĐTNC (n = 189)

24 giờ đầu 24 -48 giờ Sau 48 giờ

Thư viện ĐH Thăng Long

Nhận xét: Trong 24 giờ đầu đa số người bệnh có mạch nhanh, nhịp thở nhanh, huyết áp cao (50,8%), và sốt chiếm 55,5% Sau 48 đa số người bệnh có mạch, nhịp thở bình, huyết áp bình thường (53%), và nhiệt độ bình thường chiếm 66,2%

Bảng 3.9 Đặc điểm về tâm lý, hô hấp, bài tiết của ĐTNC (n = 189)

24 giờ đầu 24 -48 giờ Sau 48 giờ

Bình thường 143 75,7 159 84,1 172 91,0 Rối loạn nhịp thở 12 6,3 7 3,7 1 0,5 Tăng tiết đờm 34 18,0 23 12,2 16 8,5

Nhận xét: Trong 24 giờ đầu, về tâm lý: lo lắng rất nhiều 37,6%, lo lắng nhiều 44,4%; hô hấp: tăng tiết đờm 18,0%, rối loạn nhịp thở 6,3%; bài tiết: 35,4% có sonde tiểu, 11,1% nước tiểu màu hồng Sau 48 giờ, tâm lý: lo lắng rất nhiều 17,5%, lo lắng nhiều 30,2%; hô hấp: tăng tiết đờm 8,5%, rối loạn nhịp thở 0,5%; bài tiết: 33,3% có sonde tiểu, 6,9% nước tiểu màu hồng

Bảng 3.10 Đặc điểm lâm sàng của ĐTNC (n = 189)

24 giờ đầu 24 -48 giờ Sau 48 giờ Tần số

Táo bón/tiêu chảy 39 20,6 26 13,8 21 11,1 Ăn uống đủ lượng calo/ngày Đường TM 103 54,5 86 45,5 61 32,3 Đường miệng 39 20,6 60 31,7 92 48,7 Ăn qua sonde 47 24,9 43 22,8 36 19,0

Nhẹ nhàng tại giường 37 19,6 46 24,3 91 48,1 Đi quanh giường 26 13,7 41 21,7 62 32,8 Hạn chế vận động 126 66,7 102 54,0 36 19,1

Nhận xét: Trong 24 giờ đầu, về ăn uống: 54,5% ăn qua đường TM, 24,9% ăn qua sonde; đại tiện: 20,6% táo bón/tiêu chảy; vận động: hạn chế vận động 66,7 Sau 48 giờ, về ăn uống: 32,3% ăn qua đường TM, 19,0% ăn qua sonde; đại tiện: 11,1% táo bón/tiêu chảy; vận động: hạn chế vận động 19,1.

Hoạt động chăm sóc người bệnh chấn thương gan

Bảng 3.11 Hoạt động theo dõi chăm sóc về dấu hiệu sinh tồn (n = 189)

24 giờ đầu 24 -48 giờ Sau 48 giờ

Nhận xét: trong 24 giờ đầu, tất cả người bệnh đều được theo dõi dấu hiệu sinh tồn trên

2 lần/ngày; tỷ lệ này giảm xuống từ 24 – 48 giờ và sau 48 giờ

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.12 Hoạt động chăm sóc giảm đau (n = 189)

24 giờ đầu 24 -48 giờ Sau 48 giờ

Chăm sóc tâm lý tinh thần

Nhận xét: trong 24 giờ đầu tỷ lệ chăm sóc tâm lý, tinh thần ≥ 2 lần/ngày chiếm 78,8%, chăm sóc giảm đau ≥ 2 lần/ngày chiếm 83,1%; 24 – 48 giờ, tỷ lệ này giảm xuống còn 63,0% và 70,9%; sau 48 giờ, chỉ còn 38,6% và 50,8%

Bảng 3.13 Hoạt động chăm sóc về vận động tại giường (n = 189)

Chăm sóc về vận động

24 giờ đầu 24 -48 giờ Sau 48 giờ

Hướng dẫn NB bất động tuyệt đối (CT nặng), vận động nhẹ nhàng (CT nhẹ) tại giường

Hướng dẫn tự vệ sinh cá nhân

Nhận xét: trong 24 giờ đầu, tỷ lệ người bệnh được hướng dẫn vận động ≥ 2 lần/ngày chiếm 57,7%, hướng dẫn tự vệ sinh cá nhân ≥ 2 lần/ngày chiếm 86,2%; tỷ lệ này giảm xuống từ 24 – 48 giờ và sau 48 giờ

Bảng 3.14 Hoạt động chăm sóc về dinh dưỡng (n = 189)

Chăm sóc về dinh dưỡng

24 giờ đầu 24 -48 giờ Sau 48 giờ

Chăm sóc đường truyền tĩnh mạch

(thuốc và dịch nuôi dưỡng)

Chăm sóc ăn uống đường miệng

Nhận xét: trong 24 giờ đầu, tỷ lệ người bệnh được chăm sóc đường truyền ≥ 2 lần/ngày chiếm 82,0%, chăm sóc đường ăn uống ≥ 2 lần/ngày chiếm 60,8%; 24 – 48 giờ tỷ lệ này là 74,1% và 63,0%; sau 48 giờ tỷ lệ này là 67,7% và 51,4%

Bảng 3.15 Hoạt động chăm sóc khác (n = 189)

Hoạt động chăm sóc NB chấn thương gan

24 giờ đầu 24 -48 giờ Sau 48 giờ

Chăm sóc về tâm lý

Chăm sóc về bài tiết

Chăm sóc về đại tiện

Chăm sóc về giấc ngủ

Thư viện ĐH Thăng Long

Nhận xét: trong 24 giờ đầu, tỷ lệ người bệnh được chăm sóc về đại tiện ≥ 2 lần/ngày chiếm 72,5%, chăm sóc về giấc ngủ ≥ 2 lần/ngày chiếm 78,8%, chăm sóc về tâm lý ≥

2 lần/ngày chiếm 67,2%, chăm sóc về bài tiết ≥ 2 lần/ngày chiếm 69,3%; 24 – 48 giờ, tỷ lệ chăm sóc về đại tiện ≥ 2 lần/ngày là 56,1%, chăm sóc về giấc ngủ ≥ 2 lần/ngày là 59,3%, chăm sóc về tâm lý ≥ 2 lần/ngày là 51,9%, chăm sóc về bài tiết ≥ 2 lần/ngày là 56,6%; sau 48 giờ, tỷ lệ chăm sóc về đại tiện ≥ 2 lần/ngày là 46,0%, chăm sóc về giấc ngủ ≥ 2 lần/ngày là 51,9%, chăm sóc về tâm lý ≥ 2 lần/ngày là 38,1%, chăm sóc về bài tiết ≥ 2 lần/ngày là 45,5%.

Bảng 3.16 Hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe (n = 189)

24 giờ đầu 24 -48 giờ Sau 48 giờ

Tư vấn kiến thức về bệnh gan bị chấn thương

Tư vấn về tuân thủ điều trị (thuốc, bất động gan, )

Tư vấn chế độ dinh dưỡng

Tư vấn theo dõi biến chứng của bệnh

Nhận xét: trong 24 giờ đầu, tất cả người bệnh đều được tư vấn kiến thức về bệnh, tư vấn về tuân thủ điều trị, tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tư vấn theo dõi biến chứng; tỷ lệ này giảm xuống từ 24 – 48 giờ và sau 48 giờ

Biểu đồ 3.5 Kết quả chăm sóc chung của ĐTNC (n = 189) Nhận xét: tỷ lệ chăm sóc tốt là 76,7%, chăm sóc chưa tốt là 23,3%.

BÀN LUẬN

Một số đặc điểm chung và đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu các người bệnh điều trị tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức Cỡ mẫu nghiên cứu được chọn trong nghiên cứu đạt kỳ vọng của nghiên cứu (189 người bệnh) Các người bệnh được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện sau khi đã rà soát các tiêu chuẩn loại trừ để phỏng vấn tại tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức dựa theo danh sách người bệnh được cung cấp, danh sách này được cập nhật định kỳ đầy đủ và chính xác

Tất cả người bệnh đã trả lời đầy đủ các câu hỏi khảo sát, trong đó tỷ lệ trả lời các câu hỏi liên quan đến CCI và lo âu tại bệnh viện cao hơn so với kỳ vọng Việc tập huấn đầy đủ về bộ công cụ thu thập thông tin nghiên cứu cho các nghiên cứu viên cũng như cách thức mời người bệnh tham gia vào nghiên cứu được chuẩn bị tốt, điều này giải thích cho việc chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân không trả lời đầy đủ các câu hỏi nghiên cứu

*Tuổi đối tượng nghiên cứu

Tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứu là 34,71 (± 5,8) Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Lê Lộc (2006) tuổi trung bình là 32 tuổi [15] Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ hơn so với một số nghiên cứu khác, như của tác giả Trịnh Hồng Sơn tuổi trung bình là 36,4 tuổi, nghiên cứu của Agarwal và đồng nghiệp năm 2017 có tuổi trung bình là 38,4 tuổi [25], [28]

Nhìn chung bệnh nhân điều trị bảo tồn có độ tuổi trẻ và trung niên Nhóm tuổi bệnh nhân gặp nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là 31 - 40 chiếm phần lớn Nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Hùng thực hiện tại bệnh viện Việt Đức nhóm tuổi nhiều nhất cũng là 31 – 40 chiếm 46,6% [11], theo Lê Lộc, bệnh nhân trên 40 tuổi chiếm 68,7% [15] Tuy nhiên một số nghiên cứu về chấn thương gan trên siêu âm cho thấy nhóm tuổi hay gặp là 40 – 45 tuổi như của Trịnh Hồng Sơn và Mai [16],[25] Nghiên cứu khác của Huỳnh Lê Phương năm 2017 lại có nhóm tuổi cao hơn nhóm tuổi gặp nhiều nhất cũng là 43 – 47 [20] Sự khác biệt này do tiêu chuẩn lựa

57 chọn đối tượng nghiên cứu khác nhau, các nghiên cứu còn lại phản ánh đúng hơn về mặt dịch tễ học đó là tỷ lệ mắc bệnh cao hơn theo tuổi Bệnh có xu hướng trẻ hóa, với

2 bệnh nhân dưới 20 tuổi, trẻ nhất chỉ mới 19 Điều này có thể giải thích, độ tuổi trung bình trong nghiên cứu này chỉ có 34,71 tuổi, độ tuổi này là độ tuổi lao động, di chuyển nhiều nên nguy cơ tai nạn cũng có thể cao hơn, thêm vào đó, theo báo cáo về chính phủ năm 2021 Chấn thương gan thường gặp nhất ở Việt Nam là do tai nạn giao thông Một số các trường hợp chấn thương gan khác có thể là do tai nạn lao động hoặc tai nạn sinh hoạt như té cao, ẩu đả chủ yếu diễn ra ở lứa tổi 30

* Giới tính đối tượng nghiên cứu Đa phần người bệnh là nam giới, kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước về dịch tễ học điều trị bảo tồn, tỷ lệ nữ giới bị bệnh luôn thấp hơn nam giới, do có sự đặc thù về nguyên nhân gây nên chấn thương là tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt Theo nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn, nam chiếm 75,3%, nữ chiếm 24,7%, tỷ lệ nữ/nam là 3,1/1 [25] Nghiên cứu của Lê Lộc, tỷ lệ nữ/nam là 2,5/1 [15] Một số nghiên cứu nước ngoài khác còn cho thấy tỷ lệ nữ giới còn cao hơn như tác giả Babu và cộng sự nghiên cứu 202 bệnh nhân với tỷ lệ nữ/nam

= 9,1/1[31], Goyal và cộng sự nghiên cứu 74 bệnh nhân với tỷ lệ nữ/nam = 36/1 [36] Điều này cũng đúng với thực tế của xã hội, đặc thù tham gia giao thông, sinh hoạt của người dân Việt Nam

* Nguyên nhân gây chấn thương gan

Trong 106 người bệnh (56,1%) bị tai nạn giao thông, 57 người bệnh (30,2%) bị tai nạn sinh hoạt, còn lại 26 người bệnh (13,7%) bị tổn thương gan do các nguyên nhân khác Đa số nguyên nhân gây chấn thương gan là do tai nhạn giao thông Theo báo cáo của báo chính phủ, năm 2022, cả nước xảy ra 11.450 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.384 người, bị thương 7.804 người điều này có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nam giới và tai nạn giao thông bị chấn thương gan nhiều hơn trong nghiên cứu này Nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn người tham gia trong nghiên cứu làm nghề tự do (50.3%) [1]

Thư viện ĐH Thăng Long

Các đặc điểm của người bệnh được ghi nhận trong nghiên cứu này cũng mang nhiều nét tương tự so với kết quả của các nghiên cứu trước đây đã được thực hiện tại Việt Nam [2], [11] Tuy tỷ lệ sử dụng chất kích thích chỉ có 29% tuy nhiên các vụ tai nạn thường nặng, kết quả này cũng tương ứng với kết quả của nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn Kết qủa nghiên cứu cho thấy số người thân sống cùng người bệnh trong nghiên cứu này là 3.6 (1.1) người, kết quả này phù hợp trong các nghiên cứu trước [24]

Thêm vào đó, tại Việt Nam, tỷ lệ người bệnh bị chấn thương sọ não thường chủ yếu là do tai nan giao thông Do người Việt Nam chủ yếu di chuyển bằng phương tiện xe máy và tỷ lệ người dân tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm hay mũ kém chất lượng còn khá cao Đây là nguyên nhân chính khiến cho những người dân bị tai nan giao thông thường bị chấn thương gan Ngoài ra, những nguyên nhân khác như tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động và bạo lực cũng có thể dẫn đến chấn thương gan ở người dân

Tỷ lệ nguyên nhân chấn thương gan trong nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Phùng Tiến Biên Trong nghiên cứu này, nguyên nhân tai nạn giao thông chiếm cao nhất (60,5%); tai nạn lao động chiếm 4,9%; tai nạn sinh hoạt 30,3%; bạo lực 4,3% [2] Trong kết quả nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2011, tỷ lệ nguyên nhân là tai nạn giao thông cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi, chiếm 81,37% Các nguyên nhân khác là ngã, chiếm 17,32%; Bạo lực chiếm 1,31%[25] Trong nghiên cứu của tác giả Mai và cộng sự năm

2021 cũng cho tác giả tương tự Tỷ lệ người bệnh có nguyên nhân tai nạn giao thông chiếm 92,2%, bạo lực chiếm 3,9% [16]

• Tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn Đa số (84,7%) người bệnh trong nghiên cứu đã kết hôn, hoặc là học sinh/sinh viên nên đều sống chung với vợ/chồng hoặc bố mẹ và việc chăm sóc bệnh do tự bản thân hoặc vợ/chồng, một số ít nhận sự hỗ trợ từ con, điều này hoàn toàn phù hợp với đối tượng nghiên cứu trước, các con của họ đã có gia đình và công việc, và sống riêng với bố mẹ Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trong và ngoài nước [16], [18] Trình độ học vấn không phải là yếu tố có liên quan đến bệnh học của chấn thương gan, tuy nhiên đây là một thông tin khá quan trọng với điều dưỡng, vì nó phần

59 nào phản ánh về mức độ hiểu biết của bệnh nhân, tình trạng tâm lý của người bệnh với bệnh lý của mình, khả năng tuân thủ chế độ tái khám theo hẹn

Trong nghiên cứu này, nhóm có trình độ dưới trung học phổ thông chiếm tới 20%, đòi hỏi người điều dưỡng cần lưu tâm trong quá trình chăm sóc về mặt tâm lý trước phẫu thuật, cũng như dặn dò kỹ càng cẩn thận trong theo dõi sau phẫu thuật, sau ra viện Trước đây, chấn thương gan thường được phẫu thuật để điều trị do không đủ các phương tiện chẩn đoán mức độ chấn thương

Đặc điểm lâm sàng của người bệnh chấn thương gan

4.2.1 Mức độ đau của đối tượng nghiên cứu

Kết quả bảng 3.7 cho thấy: Trong 24 giờ đầu đa số người bệnh có điểm đau trên

6 điểm (69,9%), từ 24 -48 giờ thì tỷ lệ đau vừa chiếm phổ biến (78,3%), sau 48 giờ thì điểm đau nhẹ chiếm 51,9% Điều dưỡng có vai trò quan trọng trong việc đánh giá, quản lý và giảm bớt cơn đau của bệnh nhân Trên thực tế, họ là những người quan sát chính về nỗi đau của bệnh nhân, đóng vai trò là liên lạc viên giữa nhân viên y tế khác và người bệnh

Thêm vào đó, đau là một trong những yêu cầu chăm sóc mà điều dưỡng luôn luôn chú trọng nhằm giảm mức độ đau cho người bệnh Nghiên cứu trước đã chứng minh rằng những bệnh nhân có điểm CCI cao hơn vẫn có thể đạt được những cải thiện có ý nghĩa lâm sàng về cơn đau, tình trạng khuyết tật và chức năng thể chất ở mức ngang bằng với những bệnh nhân có điểm CCI thấp hơn Có thể nhận thức về cơn đau ở những bệnh nhân có nhiều bệnh đi kèm bị thay đổi ở một mức độ nào đó; tuy nhiên,

Thư viện ĐH Thăng Long

62 nghiên cứu trước chỉ ra rằng CCI cao hơn dẫn đến sự cải thiện chức năng thể chất kém hơn khi theo dõi lâu dài

Mặc dù một số nghiên cứu đã đánh giá tác động của nhiều bệnh đi kèm lên chức năng thể chất, nhưng có một số nghiên cứu đưa ra những kết quả trái ngược về mối liên quan giữa điểm đau và CCI [13], [28] Hơn thế, những người thu nhập thấp thường quản lý cơn đau kém hơn những người có thu nhập tốt hơn Kết quả này cũng tương đương với kết quả các nghiên cứu trước của Mai và đồng nghiệp năm (2019) trên người bệnh phẫu thuật kết hợp xương chi dưới [16]

4.2.2 Dấu hiệu sinh tồn của đối tượng nghiên cứu

Kết quả chỉ ra, trong 24 giờ đầu đa số người bệnh có mạch nhanh, nhịp thở nhanh, huyết áp cao (50,8%), và sốt chiếm 55,5% Sau 48 đa số người bệnh có mạch, nhịp thở bình, huyết áp bình thường (53%), và nhiệt độ bình thường chiếm 66,2% Kết quả này có thể giải thích do chấn thương gan là một cấp cứu ngoại khoa cần theo dõi đặc biệt để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để có thể xử lý kịp thời [40] Do vậy điều dưỡng luôn luôn theo dõi sát người bệnh, đặc biệt là người bệnh mới nhập viện Chỉ có 1 số ít chưa được theo dõi thường xuyên là do khi người bệnh đã ở giai đoạn ổn định cộng với 1 số thời điểm, người bệnh vào đông Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu trước của Trần Đức Quý và đồng nghiệp năm 2017 [23]

Kết quả cũng chỉ ra, người bệnh bị tổn thương gan mức độ 2,3,4 được theo dõi đầy đủ về dấu hiệu sinh tồn tốt hơn người bệnh bị tổn thương gan mức độ 1 Điều này cũng đúng với thực tế lâm sàng vì người bệnh bị tổn thương gan mức độ càng cao thì càng cần phải theo dõi sát tình trạng, và theo dõi dấu hiệu sinh tồn là một trong những việc đầu tiên của điều dưỡng cần làm để phát hiện sớm những biến chứng có thể xẩy ra

Thêm vào đó, tình trạng lo âu liên quan đến việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn của người bệnh Nếu như người bệnh lo âu tăng 1 điểm thì cần phải tăng 1.93 lần theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh Kết quả này tương đương với kết quả của nghiên cứu trước đó của tác giả Huỳnh Lê Phương tại Thành phố Hồ Chí Minh [20] Khi người bệnh lo âu, có thể làm ảnh hưởng đến các chỉ số các dấu hiệu sinh tồn như mạch, nhịp thở nhanh, huyết áp tăng, khi người bệnh không lo âu, tình trạng ổn định về các dấu hiệu tuần hoàn và thân nhiệt giúp người thầy thuốc không phải điều chỉnh

63 nhiều những biến loạn về dấu hiệu sinh tồn, hạn chế những biến chứng có thể xảy ra nếu người bệnh phải phẫu thuật và mang lại kết quả phẫu thuật tốt

Tại bệnh viện Việt Đức chúng tôi, đối với người bệnh chấn thương gan nặng cần theo dõi sát DHST tại phòng hồi sức, cấp cứu trong 24-48 giờ: theo dõi monitor các dấu hiệu sinh tồn 30 phút/ lần Trong số người bệnh chấn thương gan độ IV là mức độ tổn thương nặng theo phân loại của ASST, với mức độ tổn thương tổn thương nhu mô 25- 75 % trong 1 thùy gan hay 1-3 hạ phân thùy trong 1 thùy gan được điều trị bảo tồn theo phác đồ cần chế độ chăm sóc cấp I trong 48-72 giờ đầu vào viện để phát hiện và xử trí kịp thời các dấu hiệu chảy máu tiếp diễn, thiếu máu, thiếu khối lượng tuần hoàn, suy tế bào gan cấp Người bệnh hàng ngày được theo dõi DHST thường xuyên Người điều dưỡng theo dõi dấu hiệu sinh tồn bằng monitor trong ngày đầu 30phút/ lần Ngày thứ hai người bệnh được theo dõi huyết áp, mạch, nhịp thở, nhiệt độ 3h/lần và được theo dõi bằng máy nên người bệnh được theo dõi chính xác

4.2.3 Đặc điểm lâm sàng khác của đối tượng nghiên cứu

Kết quả bảng 3.9 và bảng 3.10 cho thấy: Trong 24 giờ đầu, về ăn uống: 54,5% ăn qua đường TM, 24,9% ăn qua sonde; đại tiện: 20,6% táo bón/tiêu chảy; ngủ: 47,1% ngủ dưới 4 giờ/ngày, 32,3% ngủ từ 4 – 6 giờ/ngày; tâm lý: lo lắng rất nhiều 37,6%, lo lắng nhiều 44,4%; hô hấp: tăng tiết đờm 18,0%, rối loạn nhịp thở 6,3%; vận động: hạn chế vận động 66,7%; bài tiết: 35,4% có sonde tiểu, 11,1% nước tiểu màu hồng Sau 48 giờ, về ăn uống: 32,3% ăn qua đường TM, 19,0% ăn qua sonde; đại tiện: 11,1% táo bón/tiêu chảy; ngủ: 25,4% ngủ dưới 4 giờ/ngày, 32,8% ngủ từ 4 – 6 giờ/ngày; tâm lý: lo lắng rất nhiều 17,5%, lo lắng nhiều 30,2%; hô hấp: tăng tiết đờm 8,5%, rối loạn nhịp thở 0,5%; vận động: hạn chế vận động 19,1%; bài tiết: 33,3% có sonde tiểu, 6,9% nước tiểu màu hồng Điều này cho thấy, người bệnh trong quá trình điều trị, các triệu chứng lâm sàng đã được cải thiện rất rõ rệt Tỷ lệ người bệnh ăn uống bằng đường miệng tăng từ 20,6% lên 48,7%; đại tiện bình thường từ 79,4% lên 88,9%; ngủ trên 6 giờ/ngày tăng từ 20,6% lên 41,8%; tâm lý lo lắng ít tăng từ 18,0% lên 52,4%; hô hấp bình thường tăng từ 75,7% lên 91,0%; vận động nhẹ nhàng tại giường tăng từ 19,6% lên 48,1%; số lượng nước tiểu hàng ngày trong giới hạn bình thường tăng từ 48,1% lên 72,5%; màu sắc nước tiểu bình thường tăng từ 82,0% lên 92,6%

Thư viện ĐH Thăng Long

64 Để đạt được điều này là nhờ quá trình chăm sóc của điều dưỡng trong quá trình điều trị Người bệnh được theo dõi, chăm sóc hàng ngày về dinh dưỡng, đại tiểu tiện, giấc ngủ, tâm lý, hô hấp và vận động.

Hoạt động chăm sóc người bệnh chấn thương gan

4.3.1 Hoạt động chăm sóc về dấu hiệu sinh tồn

Kết quả bảng 3.11 về theo dõi dấu hiệu sinh tồn cho thấy: trong 24 giờ đầu tất cả NB đều được theo dõi DHST trên 2 lần/ngày trở lên, sau đó giảm dần từ 24 – 48 giờ và sau 48 giờ khi tình trạng NB đã ổn định Nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh, chỉ có 94% NB được theo dõi đánh giá dấu hiệu sống hàng ngày, như vậy tỷ lệ này của tác giả thấp hơn so với NC của chúng tôi [17] Theo dõi DHST theo giờ hoặc theo tình trạng của người bệnh là rất quan trọng trong công tác chăm sóc người bệnh Những thay đổi về hô hấp, tuần hoàn hay vấn đề tâm lý, đau sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn đều được thể hiện thông qua chỉ số sinh tồn

Trong nghiên cứu của chúng tôi, DHST bất thường giảm từ 24 – 48 giờ và sau

48 giờ Sự biến động về chỉ số sinh tồn có thể liên quan đến nhiều yếu tố như: tác dụng phụ của thuốc giảm đau, sốt, lo lắng hoặc tập vận động đều có thể làm cho mạch tăng, huyết áp cao và tăng nhiệt độ Để giải thích có điều này, có lẽ người bệnh được chăm sóc, nuôi dưỡng sát sao, kết hợp can thiệp các y lệnh điều trị thuốc như truyền dịch,…sẽ giúp cơ thể người bệnh hồi phục dần và lấy lại được chức năng cơ thể cũng đúng với lẽ tự nhiên

4.3.2 Hoạt động chăm sóc giảm đau

* Chăm sóc tâm lý, tinh thần

Kết quả về hoạt động chăm sóc tâm lý, tinh thần từ 2 lần/ngày trở lên 24 giờ đầu là 78,8% và giảm dần từ 24 – 48 giờ và sau 48 giờ (bảng 3.12) Chăm sóc về tâm lý, tinh thần đã giúp tình thần của NB khả quan hơn, sự lo lắng giảm dần theo ngày điều trị Kết quả này hoàn toàn phù hợp với NC trước đây của Nguyễn Thị Thùy theo tác giả 100% NB có lo lắng sau 24 giờ, sau đó giảm chỉ còn 15% lo lắng khi ra viện[26] Hoạt động chăm sóc tinh thần cho NB được thể hiện qua những cử chỉ ân cần khi thực hiện các thủ thuật khi chăm sóc, những lời tư vấn, động viên khi NB đau, hoặc khi NB còn lo lắng chưa yên tâm về tình trạng bệnh của mình Sự chăm sóc về tinh thần tốt sẽ giúp NB yên tâm, tin tưởng vào phác đồ điều trị và chăm sóc, từ đó

65 nâng cao chất lượng điều trị giúp NB tránh được những biến chứng không đáng có và mang lại sức khỏe cả về thể chất, tinh thần, xã hội

Chăm sóc đau là công việc rất quan trọng đối với điều dưỡng ngoại khoa, đặc biệt là những ngày đầu khi NB hết tác dụng của thuốc giảm đau Chăm sóc đau ngoài dùng thuốc theo y lệnh còn có chăm sóc về tinh thần để NB cảm thấy tình trạng bệnh của mình ngày càng tốt lên từ đó cảm giác đau cũng giảm đi đáng kể

4.3.3 Hoạt động chăm sóc về vận động tại giường

Hướng dẫn người bệnh bất động tại giường, vận động nhẹ nhàng tại giường và việc rất quan trọng đối với sự hồi phục của người bệnh chấn thương thận điều trị bảo tồn Nó giúp tránh cho gan bị tổn thương thêm trong quá trình hoạt động và phục hồi tốt hơn cho gan bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị Tỷ lệ người bệnh được hướng dẫn bất động tại giường từ 2 lần/ngày trở lên trong 24 giờ đầu là 57,7%, 24 – 48 giờ là 37,6% và sau 48 giờ là 38,1% (bảng 3.13)

Hướng dẫn tự vệ sinh cá nhân giúp cho người bệnh tránh được nhiễm khuẩn mắc phải trong quá trình điều trị, giúp kết quả điều trị tốt hơn, nhanh phục hồi hơn Tỷ lệ người bệnh được hướng dẫn vệ sinh cá nhân từ 2 lần/ngày trở lên trong 24 giờ đầu là 86,2%, 24 – 48 giờ là 57,1% và sau 48 giờ là 37,6% (bảng 3.13) Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Quyến khi hướng dẫn vệ sinh cá nhân trên 1 lần/ngày là 31,7% và dưới 1 lần/ngày là 68,2% và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy tỷ lệ chăm sóc về vệ sinh trên 2 lần/ngày là 7/61 chiếm 11,4% [22], [26]

Tại bệnh viện Việt Đức, người bệnh chấn thương gan cần nằm bất động hoàn toàn tại giường từ 3-5 ngày, không vận động ngồi dậy, đi lại NB đã được người ĐD hướng dẫn đầy đủ, chu đáo khi NB cần phải nằm bất động Tuy nhiên khi NB được phép vận động chủ yếu do thân nhân NB thực hiện, ít có sự tham gia của ĐD do số lượng người bệnh đông mà nhân viên điều dưỡng lại thấp do vậy không thể tất cả người bệnh đều được hỗ trợ toàn thời gian nằm viện, nên người nhà có vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn, giúp người bệnh đi lại và vận động

Thư viện ĐH Thăng Long

4.3.4 Chăm sóc về dinh dưỡng

Kết quả bảng 3.14 về chăm sóc dinh dưỡng: tỷ lệ người bệnh được chăm sóc đường truyền tĩnh mạch từ 2 lần/ngày trở lên trong 24 giờ đầu là 82,0%, 24 – 48 giờ là 74,1%, sau 48 giờ là 67,7% Chăm sóc ăn uống đường miệng từ 2 lần/ngày trở lên trong 24 giờ đầu là 60,8%, 24 – 48 giờ là 63,0%, sau 48 giờ là 51,4% Chăm sóc dinh dưỡng đối với điều trị bảo tồn gan là vô cùng quan trọng, nó giúp cho sự hồi phục của người bệnh được tiến triển nhanh chóng, phục hồi tốt và thời gian ra viện sẽ được rút ngắn đáng kể

Chế độ ăn và hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh đóng một phần quan trọng của quá trình điều trị, đặc biệt tại Bệnh viện Việt Đức, chế độ ăn còn góp phần quyết định điều trị một số bệnh như: Đái tháo đường, suy thận, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, điều này lại càng quan trọng khi người bệnh phẫu thuật có mắc kèm theo một trong những bệnh trên Chính vì vậy, vai trò tư vấn, giám sát, hỗ trợ NB của các ĐD về chế độ ăn và dinh dưỡng là hết sức cần thiết Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu trước là tỉ lệ được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng trong thời gian nằm viện là 83,0% [18] Tuy nhiên vẫn còn NB đánh giá chung về công tác chăm sóc dinh dưỡng chưa đạt yêu cầu, lý giải cho kết quả này do Bệnh viện chưa triển khai được hết chế độ ăn bệnh lý đến từng các khoa vì vậy NB ăn uống do người nhà tự chuẩn bị

Hiện tại ĐD mới chỉ hướng dẫn NB ăn uống chứ chưa kiểm soát được chế độ ăn của người bệnh điều này tương đối giống như tại các bệnh viện khác tại Việt Nam Những ngày đầu NB phải nhịn ăn uống, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch Thực hiện y lệnh sử dụng kháng sinh dự phòng, truyền dịch, máu, nuôi dưỡng tĩnh mạch 3-5 ngày

4.3.5 Kết quả về tư vấn giáo dục sức khỏe

Kết quả bảng 3.16 cho thấy: trong 24 giờ đầu, tất cả người bệnh đều được tư vấn kiến thức về bệnh, tư vấn về tuân thủ điều trị, tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tư vấn theo dõi biến chứng; tỷ lệ này giảm xuống từ 24 – 48 giờ và sau 48 giờ Người bệnh được tư vấn đầy đủ là một trong những bước quan trọng không hề nhỏ cho các người bệnh cũng như người nhà của người bệnh Điều này góp một phần lớn giúp ổn định tâm lý người bệnh sau những hoang mang, lo lắng trong quá trình điều trị, hơn nữa, còn giúp người nhà người bệnh có những kiến thức cũng như kỹ năng chăm sóc người bệnh đúng đắn, đề phòng các tai biến, biến chứng không đáng có về sau

Với mục đích trên, những nội dung điều dưỡng viên cần tư vấn cho người bệnh điều trị bảo tồn gan bao gồm: chăm sóc về ăn uống, tư vấn phòng tai biến, biến chứng, tư vấn về tuân thủ tái khám, khám theo định kỳ, tư vấn về dinh dưỡng, tư vấn về kiến thức của bệnh chấn thương gan Theo thống kê, nghiên cứu của chúng tôi hầu hết đều tư vấn đầy đủ của người bệnh và người nhà người bệnh về những điều đã nói trên Kết quả này có thể do 1 số ít người bệnh vào viện không có người nhà hỗ trợ nên có thể tư vấn giáo dục không được đầy đủ Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Chinh và Phùng Thị Diễm Phúc năm 2020 (83.4%) [4] Tương đương với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Trưng Vương, TP.HCM (2015) đã thực hiện nghiên cứu “Đánh giá công tác giáo dục sức khỏe qua kiến thức về sức khỏe của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Trưng Vương” Với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 186 người và cho kết quả 97,8% người bệnh được truyền thông giáo dục sức khỏe và biết bệnh tuy nhiên còn 2,2% chưa đạt [18]

Giáo dục sức khỏe cho người bệnh điều trị bảo tồn gan là một trong những nhiệm vụ thiết yếu của Điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh, người bệnh đặc biệt là giai đoạn đầu khi mới nhập viện Người bệnh cần tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của nhân viên y tế Thêm vào đó, việc tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe là nhiệm vụ đầu tiên trong 12 nhiệm vụ chăm sóc người bệnh nên điều dưỡng tại bệnh viện chúng tôi luôn luôn chấp hành đầy đủ yêu cầu của thông tư do Bộ Y Tế phát hành [18]

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra 91% người bệnh có sự hỗ trợ từ người nhà nên việc tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh được tốt hơn những người không có sự hỗ trợ từ gia đình Mặt khác, người bệnh đa số đã kết hôn nên vợ/chồng sẽ ở bên chăm sóc do đó hiệu quả tư vấn giáo dục sức khỏe càng hiệu quả hơn Hơn thế nữa, Trong thời gian nằm viện NB và thân nhân NB cần được cung cấp đủ thông tin về bệnh, hướng dẫn thực hiện tốt về vận động, vệ sinh, dinh dưỡng để NB và thân nhân yên tâm, hợp tác điều trị Khi người bệnh ra viện trở về cộng đồng NB cần được được dặn dò chu đáo không chạy nhẩy mạnh, bê vác nặng

Không sử dụng các chất kích thích, nước uống có nhiều ga, các thức ăn có hại cho gan Biết cách nhận biết các dấu hiệu bất thường để tái khám kịp thời Tại khoa chúng tôi NB và thân nhân đã được ĐD giáo dục thường xuyên và đầy đủ các nội dung trong thời gian nằm viện và khi ra viện của NB nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị và tránh các biến chứng muộn sau khi xuất viện

Thư viện ĐH Thăng Long

Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh

Kết quả nghiên cứu bảng 3.18 cho thấy có mối liên quan giữa tuổi với kết quả chăm sóc của người bệnh Những người trên 40 tuổi có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người tuổi từ 18 – 40, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Mối liên quan này hoàn toàn phù hợp, bởi khi NB tuổi cao sự chống đỡ của cơ thể với một chấn thương lớn và mặt bệnh nặng sẽ khó phục hồi hơn so với lứa tuổi khác Theo NC của Labianca R và cộng sự tỷ lệ sống 5 năm giảm dần theo tuổi từ 63% ở nhóm 15-45 tuổi xuống còn 49% ở nhóm trên 75 tuổi [44] Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với của tác giả Vũ Thị Quyến khi tìm thấy mối liên quan giữa tuổi với kết quả chăm sóc: những người trên 60 tuổi có kết quả chăm sóc chưa tốt cao gấp 1,82 lần những người dưới 60 tuổi với p = 0,010 [22] Những người tuổi cao thường kinh tế hạn chế vì vậy cũng ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc, điều trị sau phẫu thuật

Kết quả bảng 3.19 cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn với kết quả chăm sóc của người bệnh Những người trình độ học vấn từ THPT trở xuống có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người trên THPT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Kết quả này tương đồng so với kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Quyến khi tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ

69 học vấn với kết quả chăm sóc, những người có trình độ dưới THPT có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao gấp 2,91 lần những người có trình độ từ THPT trở lên [22] Trình độ học vấn là một vấn đề ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc và chăm sóc hiệu quả của NB Do vậy điều dưỡng cần nâng cao hướng dẫn GDSK cho đối tượng người dân, đặc biệt là những người có trình độ HV dưới THPT và sống ở nông thôn

Kết quả bảng 3.21 cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với kết quả chăm sóc của người bệnh Những người tình trạng hôn nhân khác có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người đã kết hôn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Tình trạng hôn nhân cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chăm sóc người bệnh Những người có vợ/chồng chăm sóc trong quá trình điều trị sẽ có kết quả chăm sóc tốt hơn so với những người phải tự chăm sóc hoặc có người nhà chăm sóc

Kết quả bảng 3.23 cho thấy có mối liên quan giữa hỗ trợ từ gia đình với kết quả chăm sóc của người bệnh Những người không nhận được hỗ trợ từ gia đình có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Sự hỗ trợ từ gia đình về kinh tế, người chăm sóc có ảnh hưởng rất lớn đối với người bệnh trong quá trình điều trị, phục hồi Khi nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, người bệnh sẽ không phải lo lắng về kinh phí điều trị, người chăm sóc trong quá trình nằm viện vì vậy kết quả chăm sóc người bệnh cũng sẽ được cải thiện rõ rệt

Kết quả bảng 3.24 cho thấy có mối liên quan giữa nguyên nhân chấn thương với kết quả chăm sóc của người bệnh Những người tai nạn giao thông có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người không bị tai nạn giao thông, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương nói chung và chấn thương gan nói riêng Những người bị tai nạn giao thông thường nặng hơn so với tai nạn lao động hoặc tai nạn do các nguyên nhân khác Chính vì vậy mà kết quả chăm sóc ở nhóm này thường kém hơn so với các nhóm khác

Kết quả bảng 3.26 cho thấy có mối liên quan giữa mức độ tổn thương với kết quả chăm sóc của người bệnh Những người tổn thương độ III/IV có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người tổn thương độ I/II, sự khác biệt

Thư viện ĐH Thăng Long

70 có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Kết quả này tương tự kết quả của tác giả Nguyễn Ngọc Hùng: chấn thương độ III có nguy cơ biến chứng và chuyển mổ cao hơn 1,2 lần so với độ II; chấn thương độ IV có nguy cơ biến chứng và chuyển mổ cao hơn 6,3 lần so với độ III; chấn thương độ V có nguy cơ biến chứng và chuyển mổ cao hơn 7,5 lần so với độ IV, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [11] Những người tổn thương gan mức độ nặng khả năng hồi phục sẽ kém hơn so với tổn thương gan mức độ nhẹ Thời gian điều trị của nhóm này cũng dài ngày hơn so với nhóm tổn thương mức độ nhẹ

Kết quả bảng 3.2 và 3.28 cho thấy có mối liên quan giữa tổn thương kèm theo và biến chứng kèm theo với kết quả chăm sóc Những người có tổn thương kèm theo hoặc có biến chứng kèm theo có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người không có tổn thương kèm theo, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Người bệnh ngoài tổn thương gan ra còn kèm theo các tổn thương khác đi kèm thì khả năng hồi phục sau chăm sóc, điều trị sẽ kém hơn so với nhóm không có tổn thương kèm theo Những người có biến chứng gặp phải trong quá trình điều trị làm cho tình trạng cơ thể kém đi, thuốc dùng nhiều hơn và thời gian nằm viện cũng kéo dài hơn

Kết quả bảng 3.30 và bảng 3.32 về bệnh mạn tính đi kèm: những người bị bệnh tim mạch có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người không bị bệnh tim mạch, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; những người bị bệnh đái tháo đường có khả năng kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với những người không bị bệnh đái tháo đường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy, theo tác giả cho thấy có mối liên quan giữa NB có bệnh tiểu đường có biến chứng NKBV cao gấp

4 lần những người không mắc, với p < 0,01 [26] Những người có bệnh lý tim mạch, đái tháo đường thường khó hồi phục do thiếu oxy, đường máu cao vì vậy kết quả nghiên cứu là phù hợp

Điểm mạnh và giới hạn của nghiên cứu

Nghiên cứu này có một số điểm mạnh như sau:

(1) Là nghiên cứu đầu tiên tại bệnh viện Việt Đức tiến hành đánh giá kết quả chăm sóc của điều dưỡng trên người bệnh tổn thương gan được điều trị bảo tồn Kết quả cũng chỉ ra điều dưỡng đã chăm sóc kết quả đạt tốt khá cao Tuy nhiên, trong tương lai cần đưa điều dưỡng đi học tập và nâng cao trình độ tại các nước phát triển, có nền y tế hiện đại để cập nhật được các kiến thức mới nhất cũng như học được các kỹ thuật mới để áp dụng tại bệnh viện chúng tôi Hoặc tăng cường hợp tác quan hệ quốc tế mời các chuyên gia điều dưỡng quốc tế đến làm việc để hỗ trợ các điều dưỡng tại bệnh viện để dần bắt kịp được xu thế trên thế giới Đặc biệt hỗ trợ điều dưỡng làm nghiên cứu khoa học và thực hanh dựa vào bằng chứng, làm các cải tiến chất lượng để nâng cao chất lượng chăm sóc trong khi người bệnh nằm viện, giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí và tăng sự hài lòng hơn cho người bệnh Trong tương lai, ban lãnh đạo cần có những chế độ chính sách tốt hơn nữa cho điều dưỡng để cho điều dưỡng an tâm hơn với nghề nghiệp phù hợp với chủ trương của chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành khẩn trương nghiên cứu đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế, như: nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập; nâng cao năng lực, hiệu quả của y tế dự phòng và y tế cơ sở; đổi mới chính sách tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực y tế trong phòng, chống dịch và khám, chữa bệnh; khuyến khích cán bộ có trình độ chuyên môn làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…; xử lý các bất cập liên quan đến chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, quản lý giá về khám chữa bệnh, thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế, quản lý, quản trị các cơ sở y tế, tạo môi trường thuận lợi để khám và điều trị cho nhân dân

(2) Số lượng người bệnh tương đối lớn (189 người bệnh) được điều trị bảo tồn chấn thương gan đã cho kết quả rất tốt, không có người bệnh tử vong hoặc xin về Điều này chứng tỏ trình độ đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện chúng tôi đang thực hiện tốt và chăm sóc rất tốt

Thư viện ĐH Thăng Long

(3) Đây là nghiên cứu áp dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang đã thực hiện tương đối nhanh & không tốn kém, không có vấn đề mất dấu theo dõi

(4) Là bước đầu tiên trong nghiên cứu thử nghiệm với giá thành thấp, trong tương lai cần nghiên cứu can thiệp để xác định được ảnh hưởng của điều dưỡng đến kết quả chăm sóc của người bệnh

(5) Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện ra tầm quan trọng của việc hỗ trợ từ phía gia đình đối với người bệnh khi điều trị bảo tồn chấn thương gan là hết sức quan trọng, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh

(6) Một đóng góp nữa trong nghiên cứu là nghiên cứu đã đo lường cụ thể kết quả chăm sóc người bệnh về chấn thương gan được điều trị bảo tồn cũng như một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc

Tuy nhiên trong nghiên cứu này có một số giới hạn như sau:

(1) Nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi về CCI được xây dựng bên nước ngoài Đã được dịch sang tiếng anh và kiểm tra tính ổn định, tuy nhiên cũng Bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu này chưa được kiểm tra tính giá trị, do vậy có thể một số rào cản về văn hóa gây nên sai số khi thu thập số liệu

(2) Nghiên cứu này chỉ tiến hành tại bệnh viện Việt Đức, do vậy chưa thể đại diện cho toàn thể về kết quả chăm sóc của điều dưỡng Việt Nam Trong tương lai thì cần làm nghiên cứu với số lượng người bệnh lớn hơn, ở các bệnh viện có hạng khác nhau trên toàn quốc để kết quả mang tính đại diện lớn hơn Đặc biệt là tiến hành ở các bệnh viện tư nhân để so sánh kết quả chăm sóc giữa các bệnh viện tư nhân và công lập Từ đó giúp lên được các kế hoạch, chiến lược để cải thiện kết quả chăm sóc của điều dưỡng trên người bệnh chấn thương gan được điều trị bảo tồn trên toàn quốc cũng triển khai các kỹ thuật mới trong điều trị bảo tồn chấn thương gan tại Việt Nam

(3) Nghiên cứu chưa đưa ra được cỡ tác động của kết quả chăm sóc của điều dưỡng với người bệnh chấn thương gan được điều trị bảo tồn Trong tương lai, nên tiến hành các nghiên cứu can thiệp để thấy rõ hơn tác động của điều dưỡng

(4) Bộ câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu là bộ câu hỏi tự trả lời, thế nên có thể gây ra 1 số yếu tố gây nhiễu (bias) đến kết quả của nghiên cứu

(5) Đây là nghiên cứu của đầu tiên điều dưỡng trong lĩnh vực chăm sóc cho người bệnh chấn thương gan nên rất hạn chế trong việc tìm tài liệu tham khảo

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 09/09/2024, 13:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Nguyễn Ngọc Hùng, Lê Ngọc Huy, và Trần Bình Giang (2019). "Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ trong chỉ định và điều trị bảo tồn không mổ chấn thương gan". tạp chí ngoại khoa, 61 (1-2-3), 85–94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ trong chỉ định và điều trị bảo tồn không mổ chấn thương gan
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hùng, Lê Ngọc Huy, và Trần Bình Giang
Năm: 2019
9. Lê Tư Hoàng (2016). "Vai trò của phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và thái độ xử trí chấn thương bụng kín tại bệnh viện Việt Đức từ 8/2005-7/2006". Tạp chí ngoại khoa, 56, 2–8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và thái độ xử trí chấn thương bụng kín tại bệnh viện Việt Đức từ 8/2005-7/2006
Tác giả: Lê Tư Hoàng
Năm: 2016
10. Đỗ Xuân Hợp (1971), "Giải phẫu bụng", Nhà xuất bản Y học và thể dục thể thao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu bụng
Tác giả: Đỗ Xuân Hợp
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học và thể dục thể thao
Năm: 1971
11. Nguyễn Ngọc Hùng, Lê Nhật Huy, Trần Bình Giang (2011), "Điều trị không mổ chấn thương gan tại bệnh viện Việt Đức", Tạp chí Y học thực hành, 778(8), tr. 23-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị không mổ chấn thương gan tại bệnh viện Việt Đức
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hùng, Lê Nhật Huy, Trần Bình Giang
Năm: 2011
12. Nguyễn Ngọc Hùng, Lê Ngọc Huy, và Trần Bình Giang (2019). "Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ trong chỉ định và điều trị bảo tồn không mổ chấn thương gan". tạp chí ngoại khoa, 61 (1-2-3), 85–94 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ trong chỉ định và điều trị bảo tồn không mổ chấn thương gan
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hùng, Lê Ngọc Huy, và Trần Bình Giang
Năm: 2019
15. Lê Lộc (2006), "Thái độ xử trí và kết quả điều trị chấn thương gan", Tạp chí Y học Việt Nam, Số đặc biệt, tr. 345 - 356 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái độ xử trí và kết quả điều trị chấn thương gan
Tác giả: Lê Lộc
Năm: 2006
17. Dương Thị Bình Minh và cộng sự (2013), Thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng người bệnh tại các khoa lâm sàng bệnh viện Hữu Nghị. Tạp chí Y học thực hành, 876(7), tr 125-129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Dương Thị Bình Minh và cộng sự
Năm: 2013
19. Vũ Thị Phương (2001), "Hóa sinh lâm sàng", Nhà xuất bản Y học, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa sinh lâm sàng
Tác giả: Vũ Thị Phương
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2001
21. F.H. Netter and Nguyễn Quang Quyền (dịch) (1995), "Atlas giải phẫu người", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Atlas giải phẫu người
Tác giả: F.H. Netter and Nguyễn Quang Quyền (dịch)
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1995
24. Trịnh Hồng Sơn (1996), "Chấn thương và vết thương gan: phân loại mức độ tổn thương, chẩn đoán và điều trị". Y học thực hành, 40- 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chấn thương và vết thương gan: phân loại mức độ tổn thương, chẩn đoán và điều trị
Tác giả: Trịnh Hồng Sơn
Năm: 1996
25. Trịnh Hồng Sơn, Lê Thành Trung, Trần Đức Quý (2011), "Điều trị bảo tồn chấn thương gan do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên", Tạp chí Y học thực hành, 787(10), tr. 45-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị bảo tồn chấn thương gan do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
Tác giả: Trịnh Hồng Sơn, Lê Thành Trung, Trần Đức Quý
Năm: 2011
27. Vũ Thành Trung (2006), "Nghiên cứu giá trị của chụp CLVT trong chẩn đoán và điều trị chấn thương gan", Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giá trị của chụp CLVT trong chẩn đoán và điều trị chấn thương gan
Tác giả: Vũ Thành Trung
Năm: 2006
33. Croce M.A., Fabian T.C., Spiers J.P., et al. (1994). "Traumatic hepatic artery pseudoaneurysm with hemobilia". Am J Surg, 168(3), 235–238 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Traumatic hepatic artery pseudoaneurysm with hemobilia
Tác giả: Croce M.A., Fabian T.C., Spiers J.P., et al
Năm: 1994
1. Báo chính phủ (2023). Năm 2022: Xử lý hơn 2,8 triệu trường hợp vi phạm giao thông, phạt tiền hơn 4.124 tỷ đồng. https://baochinhphu.vn/nam-2022-xu-ly-hon-28-trieu-truong-hop-vi-pham-giao-thong-phat-tien-hon-4124-ty-dong-102221223112959466.) Link
13. Hồ Thanh Huy, Nguyễn Phước Sang và Võ Văn Thi (2023). Khảo Sát Đặc Điểm Các Trường Hợp Chấn Thương Bụng Kín Tại Bệnh Viện Nhi Đồng Cần Thơ Năm 2020-2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 54, 98-104.https://doi.org/10.58490/ctump.2022i54.381 Link
2. Tiến Biên P., Hoàng Diệu N., &amp; Hồng Sơn T. (2019). Nghiên cứu chẩn đoán chấn thương gan tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc . Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy, 14(3) Khác
4. Nguyễn Thị Ngọc Chinh và Phùng Thị Diễm Phúc (2020), Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh nội trú tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình năm 2020 Khác
6. Ngô Minh Đức, Nguyễn Như Lâm, Ngô Tuấn Hưng (2021). Ảnh hưởng của bệnh kết hợp và vai trò của chỉ số CCI đối với kết quả điều trị bệnh nhân bỏng người già. 2021. TCYHTH&amp;B số 2, 18-23 Khác
7. Trần Bình Giang (2013), Chấn Thương bụng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 8. Trần Bình Giang, Nguyễn Ngọc Hùng, Dương Trọng Hiền và cộng sự Khác
14. Nguyễn Quang Huy và Đặng Toàn Khải (2020). Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của chấn thương gan được điều trị bảo tồn. Tạp chí Y học Việt Nam. Số 1, tháng 8, năm 2022 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Giải phẫu gan - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Hình 1.1 Giải phẫu gan (Trang 14)
Hình 1.2. Cuống gan - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Hình 1.2. Cuống gan (Trang 15)
Hình 1.3. Hệ thống tĩnh mạch và đường mật trong gan - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Hình 1.3. Hệ thống tĩnh mạch và đường mật trong gan (Trang 18)
Hình 1.4. Các thành phần cuống gan - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Hình 1.4. Các thành phần cuống gan (Trang 19)
2.13. Sơ đồ nghiên cứu - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
2.13. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 45)
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 189) (Trang 46)
Bảng 3.2. Đặc điểm về xã hội của đối tượng nghiên cứu (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.2. Đặc điểm về xã hội của đối tượng nghiên cứu (n = 189) (Trang 47)
Bảng 3.3. Mức độ tổn thương gan của đối tượng nghiên cứu (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.3. Mức độ tổn thương gan của đối tượng nghiên cứu (n = 189) (Trang 50)
Bảng 3.5. Bệnh lý kèm theo của đối tượng nghiên cứu (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.5. Bệnh lý kèm theo của đối tượng nghiên cứu (n = 189) (Trang 51)
Bảng 3.7. Mức độ đau của đối tượng nghiên cứu (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.7. Mức độ đau của đối tượng nghiên cứu (n = 189) (Trang 52)
Bảng 3.10. Đặc điểm lâm sàng của ĐTNC (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.10. Đặc điểm lâm sàng của ĐTNC (n = 189) (Trang 54)
Bảng 3.12. Hoạt động chăm sóc giảm đau (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.12. Hoạt động chăm sóc giảm đau (n = 189) (Trang 55)
Bảng 3.13. Hoạt động chăm sóc về vận động tại giường (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.13. Hoạt động chăm sóc về vận động tại giường (n = 189) (Trang 55)
Bảng 3.14. Hoạt động chăm sóc về dinh dưỡng (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.14. Hoạt động chăm sóc về dinh dưỡng (n = 189) (Trang 56)
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa giới tính với KQCS (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa giới tính với KQCS (n = 189) (Trang 58)
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tuổi với KQCS (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tuổi với KQCS (n = 189) (Trang 59)
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với KQCS (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với KQCS (n = 189) (Trang 59)
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với KQCS (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với KQCS (n = 189) (Trang 60)
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa nơi ở với KQCS (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa nơi ở với KQCS (n = 189) (Trang 61)
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa hỗ trợ từ gia đình với KQCS (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa hỗ trợ từ gia đình với KQCS (n = 189) (Trang 61)
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa nguyên nhân chấn thương với KQCS (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa nguyên nhân chấn thương với KQCS (n = 189) (Trang 62)
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa số ngày nằm viện với KQCS (n = 189) - chăm sóc người bệnh chấn thương gan điều trị bảo tồn và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện việt đức năm 2023
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa số ngày nằm viện với KQCS (n = 189) (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN