1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong công ty may bao công nghiệp

85 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong công ty may bao công nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Kim Hồng
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG - HCM
Chuyên ngành Kỹ thuật công nghiệp
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 5,23 MB

Nội dung

TÊN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TY MAY BAO CÔNG NGHIỆP II.NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:  Nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, các hệ thống quản lý

DANH SÁCH HÌNH ẢNHGIỚI THIỆU

Hiện nay, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và xu thế hội nhập giữa các quốc gia và khu vực đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước nguy cơ cạnh tranh gay gắt, khốc liệt bởi các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt trong các ngành điện tử, cơ khí, may Việt Nam hiện đã là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: APEC, ASEAN, WTO Để chiếm lĩnh, mở rộng thị trường, tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường, bên cạnh việc nâng cao năng suất, đáp ứng thời gian xuất hàng, việc quản lý chất lượng hiệu qủa là yếu tố quan trọng nhất mà khách hàng xem xét lựa chọn để ký hợp đồng, kinh doanh lâu dài và phát triển bền vững Chất lượng ảnh hưởng tích cực đến thời gian, năng suất, doanh thu, lợi nhuận và giá trị sản xuất [1],

[3], [4] Hơn nữa, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả ngay từ đầu là vấn đề cấp bách nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trong thời kì hội nhập, tạo nền móng vững chắc để doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tồn tại và phát triển vững chắc về sau Hứa hẹn trong tương lai sẽ áp dụng hình thức cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Ngành Dệt May Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, xuất khẩu nhiều, đóng góp lớn vào GDP, đồng thời cũng là ngành gặp phải cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế

[16] Trong đó lĩnh vực may bao công nghiệp rất phát triển ở Việt Nam những năm gần đây

Theo Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngành sản xuất bao bì tại Viêt Nam đang ngày càng phát triển, sản xuất bao bì tại Việt Nam tăng trưởng bình quân từ 15 - 20%/năm, trong khi đó doanh số thị trường bao bì thế giới đạt 670 tỷ USD năm 2010, năm 2012 là 772 tỷ USD và ước tính đạt 820 tỷ USD vào năm 2016 Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa đạt hơn 2.2 tỷ USD, xuất khẩu sang 151 thị trường khắp thế giới, trong đó Nhật Bản là thị trường lớn nhất có giá trị ước đạt 400 triệu USD, sau đó lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Indonesia, Đức

Theo hiệp hội bao bì Việt Nam, 66% giá trị xuất khẩu của ngành nhựa xuất phát từ bao bì Qua đó thấy rõ thách thức và cơ hội phát triển kinh doanh cho ngành bao bì ở Việt Nam là rất lớn

Công ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục hoạt động trong lĩnh vực may bao công nghiệp, chuyên sản xuất các mặt hàng từ nhựa, mặt hàng chủ lực là các loại bao bì dệt Chuyên làm bao có tải trọng từ 20 đến 200 kg dùng cho sản xuất nông nghiệp và hàng tiêu dùng, sản xuất các loại bao có tải trọng từ 500 đến 2000 kg dùng cho công nghiệp xuất khẩu Công ty có 4 nhà máy: Nhà máy Tân Phú đặt tại Quận Tân Phú, TPHCM, Nhà máy Hố Nai 1&2 đặt tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Nhà máy Long An đặt tại KCN Lợi Bình Nhơn, TP Tân An, Tỉnh Long An

Hiện công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP vào trong hoạt động sản xuất

Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu hoạt động và công tác tại Nhà Máy Long An, nhận thấy hệ thống chất lượng của công ty hiện tại hoạt động chưa tốt vì một số vấn đề:

 Không có phòng ban quản lý chất lượng: vì vậy công tác đánh giá, theo dõi và duy trì hệ thống chất lượng không được thực hiện tốt

 Sơ đồ tổ chức nhà máy: Nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) trực thuộc bộ phận sản xuất quản lý trực tiếp, trưởng bộ phận độc lập giải quyết vấn đề chất lượng

2 không thông qua cấp trên: Cấp lãnh đạo nhà máy và công ty khó nắm rõ hoạt động quản lý chất lượng thực hiện từng bộ phận ở nhà máy

 Tài liệu ISO hiện tại không rõ ràng về các bước thực hiện: tiêu chuẩn kiểm tra, phương pháp kiểm tra, tài liệu kiểm tra…

 Không có thống kê về chất lượng nhà máy và nhà cung cấp: không đánh giá được năng lực sản xuất của từng bộ phận sản xuất, và nhà cung cấp

 Không có sự liên kết chặt chẽ giữa bộ phận kinh doanh, bộ phận kỹ thuật và bộ phận sản xuất: các bộ phận thiếu thông tin trao đổi với nhau từ phát triển đơn hàng đến khi sản xuất hàng loạt, rủi ro sản phẩm không đáp ứng mong đợi của khách hàng rất cao

 Tập trung hoạt động kiểm tra sản phẩm, chưa quan tâm nhiều đến hoạt động ngăn ngừa và khắc phục lỗi: hành động khắc phục phòng ngừa thực hiện rất chậm ở nhà máy, sai hỏng lặp lại nhiều lần

 Chi phí chất lượng: chi phí hư hỏng bên trong [1], [3], [4]: chi phí xử lý sản phẩm của các công đoạn sản xuất chiếm tỷ lệ khá cao so với chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm…

 Con người là nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ: công nhân chưa được đào tạo nhận thức về chất lượng sản phẩm, ý thức tự giác

Chính những vấn đề trên, việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng là rất cần thiết nhằm tạo chất lượng sản phẩm ổn định và giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín khách hàng, góp phần tăng năng suất sản xuất

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Chất lượng và đặc điểm của chất lượng [1], [2], [3], [4]

Một số định nghĩa ngắn gọn từ các chuyên gia như sau:

 Juran: chất lượng là phù hợp sử dụng

 Crosby: chất lượng là phù hợp với tiêu chuẩn

 Deming: chất lượng là mức độ đồng nhất

 Kaoru Ishikawa: Chất lượng là thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất

 Taguchi: chất lượng là tổn thất của xã hội khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng

Theo Juran, chất lượng là tính hữu dụng của sản phẩm, làm khách hàng hài lòng từ đó chiếm được sự trung thành của khách hàng Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất, có thể hữu hình như hàng hóa và vô hình như dịch vụ Tính hữu dụng gồm có hai phần: đặc tính sản phẩm và không lỗi Đặc tính sản phẩm do chất lượng thiết kế và ảnh hưởng doanh thu Đặc tính sản phẩm bao gồm: chức năng, độ tin cậy, độ bền, tính dễ sử dụng, dễ sửa chữa, thẩm mỹ, đặc tính phụ, uy tín của nhà sản xuất Với dịch vụ: đặc tính sản phẩm bao gồm độ chính xác, tính kịp thời, tính hoàn chỉnh, thân thiện, dễ chịu…

Thành phần không lỗi của chất lượng nói lên chất lượng phù hợp và ảnh hưởng chi phí Quá trình có chất lượng là quá trình không lỗi, không làm lại, không lập vòng, không thừa, không lãng phí Hàng hóa không lỗi khi phân phối, sử dụng Dịch vụ: không lỗi trong nguyên bản và chuyển giao

2.1.2 Ảnh hưởng của chất lượng

Chất lượng ảnh hưởng tích cực đến thời gian, năng suất, chi phí, doanh thu, lợi nhuận và giá trị Chất lượng cải tiến làm giảm lỗi sản phẩm, giảm lượng sản phẩm làm lại, giảm công đoạn thừa từ đó giảm thời gian sản xuất Cải tiến chất lượng nhưng vẫn không tăng chi phí từ đó gia tăng giá trị

2.1.3 Chi phí chất lượng Đánh giá chi phí chất lượng nhằm định lượng về vấn đề chất lượng theo chi phí đó, từ đó xác định các cơ hội giảm chi phí, cải tiến chất lượng hay phát triên chất lượng Chi phí chất lượng bao gồm:

 Chi phí chất lượng xấu:

- Chi phí hư hỏng bên trong: chi phí liên quan đến các khuyết tật phát hiện trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng: phế phẩm, làm lại sản phẩm

- Chi phí hư hỏng bên ngoài: chi phí liên quan đến các khuyết tật phát hiện sau khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng: chi phí bảo hành là chi phí thay thế và sửa chữa các sản phẩm trong thời gian bảo hành, chi phí thanh tra, giải quyết thắc mắc, khiếu nại

 Chi phí duy trì, cải tiến chất lượng:

- Chi phí thẩm định: chi phí phát sinh do tiến hành đánh giá mức độ thực hiện như các chi phí kiểm tra thử nghiệm đầu vào, kiểm tra thử nghiệm quá trình, kiểm tra thử nghiệm đầu ra

- Chi phí phòng ngừa: chi phí phát sinh do thực hiện các biện pháp giảm thiểu chi phí hư hỏng và thẩm định xuống mức thấp nhất, bao gồm chi phí: chi phí hoạt định chất lượng, chi phí huấn luyện, chi phí kiểm tra, thử nghiệm, kiểm toán chất lượng

2.1.4 Lấy mẫu kiểm định thuộc tính

MIL STD 105E là tiêu chuẩn kiểm định lô hàng theo thuộc tính được phát triển trong thời gian thế chiến 2 và bắt đầu ban hành vào năm 1950 Tiêu chuẩn xây dựng kế hoạch lấy mẫu kiểm định với đầu ra cỡ mẫu n, có hằng số chấp nhận c và bác bỏ r Đầu vào của tiêu chuẩn bao gồm

Mức chất lượng chấp nhận AQL:

- Phương án lấy mẫu - Kích thước lô hàng N - Mức kiểm tra

Mức chất lượng chấp nhận AQL, được xác định trong hợp đồng, có thể chọn từ 0.1% đến 10% Phương án lấy mẫu có thể là:

- Lấy mẫu đơn - Lấy mẫu kép - Lấy mẫu bội Cỡ mẫu phụ thuộc vào cỡ lô và mức kiểm tra Mức kiểm tra gồm hai loại:

- Mức kiểm tra tổng quát với 3 cấp I/II/III - Mức kiểm tra đặc biệt với 4 cấp S1/2/3/4

Mức II: mức kiểm tra bình thường, mức I cần phân nửa lượng kiểm tra như ở mức II, sử dụng khi chỉ cần độ phân biệt thấp, mức III cần khoảng gấp đôi lượng kiểm tra như ở mức II, sử dụng khi chỉ cần độ phân biệt cao

Loại kiểm tra phụ thuộc tình trạng chất lượng khi vận hành bao gồm:

- Kiểm tra bình thường: khi bắt đầu - Kiểm tra chặt: khi chất lượng suy giảm - Kiểm tra lỏng: khi chất lượng đã tốt Các bước tiến hành khi tra mẫu AQL để kiểm tra

1 Chọn mức chất lượng chấp nhận AQL 2 Chọn mức kiểm tra

3 Xác định cỡ lô hàng N 4 Xác định mã cỡ mẫu

6 5 Xác định loại phương án kiểm định 6 Định kế hoạch kiểm định

Mức chất lượng chấp nhận AQL có thể sử dụng từ 0.1 ÷ 10% theo loại hư hỏng như sau:

- Hư hỏng quan trọng: AQL = 0%

Bảng 2.2 Kiểm tra thường, lấy mẫu đơn

7 Ví dụ: lô hàng kiểm định có cỡ lô N7000, chọn mức chất lượng chấp nhận AQL = 1.5%, chọn mức kiểm tra tổng quát bình thường cấp II Tra bảng (Bảng 2.1) được mã cỡ mẫu: N

Số mẫu lấy kiểm tra: n= 500, hằng số chấp nhận Ac , hằng số bác bỏ Re = 11

Chất lượng được hình thành là kết quả sự tác động hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phái quản lý đúng đắn các yếu tố này Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng Quản lý chất lượng đảm bảo cho doanh nghiệp làm đúng các công việc phải làm Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000, đã định nghĩa về quản lý chất lượng: “ Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”, thực hiện bằng các hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng

 Hoạch định chất lượng: quá trình thiết lập mục tiêu lâu dài, định hướng khách hàng, xác định các giải pháp để đạt được mục tiêu đã được thiết lập

 Kiểm soát chất lượng: giải quyết các vấn đề chất lượng thỉnh thoảng xảy ra

 Đảm bảo chất lượng: toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống, được tiến hành trọng hệ thống quản lý chất lượng, chứng minh hệ thống đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng, sản phẩm thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng

PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Các bước thực hiện quy trình được diễn giải cụ thể:

Bước 1: Bước này rà soát tài liệu hồ sơ quản lý chất lượng đã ban hành, đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng hiện tại dựa trên yêu cầu HTQLCL tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 Trực tiếp xuống hiện trường xác định và hiểu rõ các quy trình sản xuất của Nhà Máy, Danh mục lỗi ở các quá trình sản xuất Từ đó xác định rõ vấn đề của hệ thống quản lý chất lượng hiện tại

Bước 2: Sau khi đã xác định rõ vấn đề Một trong tám nguyên tắc của quản lý chất lượng là sự tham gia của lãnh đạo Vì vậy, đặt ra cam kết rõ ràng của ban lãnh đạo về xây dựng, thiết lập lại hệ thống quản lý chất lượng tại nhà máy Long An Ban lãnh đạo tiến hành họp các bộ phận sản xuất để triển khai dự án trên

Bước 3: Song song với bước 2, tiến hành lập kế hoạch cải tiến: xây dựng lại Sơ Đồ Tổ chức Phòng Quản Lý Chất Lượng, Phân công công việc và phân bổ lại nhân sư

Bước 4: Thực hiện xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo kế hoạch cải tiến đã đề ra:

Soạn thảo tài liệu đã lỗi thời, xây dựng tiêu chuẩn kiểm hàng, phân phối tài liệu đến các bộ phận và thời gian phản hồi thông tin, tổng hợp ý kiến và chỉnh sửa tài liệu thêm một lần nữa Thực hiện triển khai 5S

Bước 5: Triển khai áp dụng: hướng dẫn trực tiếp từng bộ phận sản xuất, từng nhân viên thực hiện đọc, hiểu, thực hiện và tuân thủ quy trình

Bước 6: Đánh giá hiệu quả dự án

Bước 7: Tiếp tục duy trì thực hiện và cải tiến: tích hợp hệ thống ERP và hệ thống quản lý chất lượng

Hình 3.1 Sơ đồ phương pháp luận

Xem xét HTQLCL hiện có

1 Xác định rõ vấn đề Đánh giá HTQLCL hiện có _Rà soát Tài liệu, Hồ sơ đã ban hành

_Trực tiếp xuống hiện trường để đánh giá:

_Đánh giá thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các công đoạn sản xuất _Đánh giá việc tuân thủ thực hiện các thủ tục đã ban hành

_Đánh giá lưu trữ và biên bản kiểm hàng ở các khu vực sản xuất

_Đánh giá thực hiện khắc phục phòng ngừa và cải tiến

_Đối chiếu kết quả với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008

_Đánh giá hoạt động hệ thống hiện tại _Xác định rõ quy trình sản xuất của nhà máy

_Danh mục lỗi sản phẩm ở các quy trình

_Lên kế hoạch cải tiến.

_Trình bày hiện trạng, hướng cải tiến cho Ban Giám Đốc CTY

_Yêu cầu công việc, nguồn lực và thời gian thực hiện công việc

2 Cam kết lãnh đạo _Ban lãnh đạo cam kết thực hiện xây dựng

HTQLCL _Trực tiếp tham gia họp và triển khai dự án đến các bộ phận sản xuất

_Xác định rõ mục tiêu, chính sách chất lượng

3 Lên kế hoạch cải tiến

_Xây dựng Sơ Đồ Tổ Chức _Trình ban GĐCTY phê duyệt _Định hướng phát triển của phòng quản lý chất lượng

_Xây dựng phòng ban quản lý chất lượng _Định hướng phát triển phòng ban

_Tổng hợp ý kiến từ các BP _Ghi nhận sự không phù hợp và chưa hiệu quả

6 Đánh giá hiệu quả _Vận hành hệ thống

Kết thúc _Soạn thảo lại tài liệu đã lỗi thời

_Xây dựng tiêu chuẩn kiểm hàng _Phân phối tài liệu đến các bộ phận rà soát lại

_Tổng hợp ý kiến từ các Bộ Phận sản xuất

7 Áp dụng và tiếp tục cải tiến _Hướng dẫn từng bộ phận đọc, hiểu tài liệu

_Hướng dẫn đến người trực triếp làm ra sản phẩm

_Tích hợp hệ thống ERP và hệ thống quản lý chất lượng _Xây dựng các công cụ thống kê_Báo cáo kết quả cho cấp trên

22 CHƯƠNG 4: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Công ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục là công ty con của Công ty Cổ Phần Nhựa 04, công ty chuyên sản xuất các sản phẩm từ nhựa, mặt hàng chủ lực là các loại bao bì dệt Chuyên làm bao có tải trọng từ 20 đến 200 kg dùng cho sản xuất nông nghiệp và hàng tiêu dùng, sản xuất các loại bao có tải trọng từ 500 đến 2000 kg dùng cho công nghiệp xuất khẩu

Công ty có 4 nhà máy:

 Nhà máy Tân Phú đặt tại Quận Tân Phú, TPHCM

 Nhà máy Hố Nai 1&2 đặt tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

 Nhà máy Long An đặt tại KCN Lợi Bình Nhơn, TP Tân An, Tỉnh Long An

Hình 4.1 Logo Công ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục

Hình 4.2 Sản phẩm túi xách

Sản phẩm được sản xuất với nhiều thiết kế đa đạng khác nhau Sản phẩm có chức năng tự phân hủy, bảo vệ môi trường, thay thế nhu cầu sử dụng bao nilon

Sản phẩm phát triển và xuất khẩu chủ yếu ra nước ngoài chiếm 98% đơn hàng sản xuất

Hệ thống siêu thị, cửa hàng như Carrefour, Ikea, Wal Mart, Auchan, Metro, Saigon Coop… ở các nước: Trung Quốc, Thụy Điển, Anh, Pháp, Việt Nam…

4.4 Sơ đồ tổ chức của Nhà Máy Long An

Hình 4.3 Sơ đồ tổ chức Nhà Máy Long An

Giám đốc công ty: điều hành các hoạt động của công ty kiêm trường phòng kinh doanh, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty

Giám đốc nhà máy: điều hành các hoạt động sản xuất của nhà máy, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của nhà máy

 Bộ phận sản xuất dệt – kéo sợi, tráng – cắt, may, hoàn thành, kho: nhiệm vụ hoạch định nguồn lực sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng và quy trình sản xuất sản phẩm, mỗi bộ phận sản xuất quản lý bộ phận KCS riêng để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất

 Bộ phận chất lượng: trực thuộc Giám Đốc Nhà Máy quản lý: thực hiện kiểm tra tất cả nguyên phụ liệu đầu vào, túi xách thành phẩm nhập ngoài, thực hiện kiểm tra đóng gói

Bộ phận kế hoạch công ty: nhận đơn hàng từ phòng kinh doanh, phát lịch sản xuất cho bộ phận sản xuất, hoạch định, kiểm tra, phân tích triển khai kế hoạch sản xuất

Bộ phận nhân sự: quản lý nhân viên, thực hiện đảm bảo chế độ lương, bảo hiểm xã hội…

4.5 Lưu đồ quá trình sản xuất

Bộ phận sản xuất dệt & kéo sợi

KCS dệt và kéo sợi (5)

Bộ phận sản xuất may túi xách

Bộ phận sản xuất hoàn thành

Bộ phận kho Bộ phận sản xuất tráng - cắt manh

KCS đầu vào, đóng gói ( 21)

Hình 4.4 Lưu trình sản xuất

Hệ thống sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng

Phòng kinh doanh nhận đơn hàng từ khách hàng, chuyển đơn hàng này đến phòng kỹ thuật để phát triển mẫu, chuyển đến phòng kế hoạch để xem xét năng lực sản xuất của bộ phận sản xuất, từ đó lên lịch sản xuất, lên lịch cung ứng vật tư cho các bộ phận khác

Kế hoạch sản xuất được đưa xuống từng bộ phận, các bộ phận tiến hành lập kế hoạch, hoạch định và điều độ nhân lực, máy móc, thiết bị

Chất lượng sản phẩm được kiểm soát từ kiểm tra tra nguyên phụ liệu đầu vào, trong quá trình sản xuất và thành phẩm đầu ra đến khi đóng gói

Công ty đã và đang áp dụng hệ thống ERP hoạch định và kiểm soát sản xuất

Hình 4.5 Mô hình ERP nhà máy Long An

Hình 4.6 Quy trình sản xuất tổng quát

Hình 4.7 Quy trình sản xuất mô tả

May Đóng gói Kiểm tra Bắt đầu

4.6 Tổng quản về sản phẩm túi xách

Túi xách là sản phẩm chủ lực của công ty, chiếm 80% giá trị lợi nhuận Dưới đây là sản lượng xuất khẩu túi xách từ năm 2013 đến năm 2015

 Dây đai: may qua xách

Hình 4.8 Sản lượng sản xuất của Nhà Máy Long An

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG

5.1 Đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng hiện tại

Hệ thống quản lý chất lượng hiện tại được xây dựng và soạn thảo dựa trên nên tảng hệ thống chất lượng các yêu cầu 9001:2008

5.1.1 Sơ đồ tổ chức (Tham khảo hình 4.2)

Tổng cộng KCS toàn nhà máy: 56 người Qua Sơ đồ tổ chức Nhà Máy, nhận thấy rõ Nhà Máy không có phòng quản lý chất lượng hoạt động độc lập với bộ phận sản xuất Điều này tạo sự không đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực hiện quản lý chất lượng: các yêu cầu chất lượng, thông tin chất lượng không chuyển giao hiệu quả giữa các phòng ban, từ khách hàng đến từng bộ phận sản xuất, báo cáo sự không phù hợp, theo dõi các hoạt động cải tiến không đầy đủ, khách quan…

Hoạt động chất lượng thực hiện theo chức năng nên lãng phí về nhân sự là rất lớn: Nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) chỉ kiểm tra chất lượng tại một vị trí đảm nhận, chưa đào tạo đa kỷ năng để hỗ trợ các khâu kiểm tra chất lượng khác nhau khi cần thiết

5.1.2 Rà soát Hồ sơ tài liệu đang áp dụng

Tài liệu ISO hiện tại đã lỗi thời, rà soát một số tài liệu ISO Nhà Máy đang áp dụng nhận thấy tài liệu không được theo dõi và cập nhật: ngày cập nhật trễ nhất thể hiện ngày ban hành 01/10/2010, lần ban hành lần 1 Tài liệu thể hiện quá nhiều chữ, người thực hiện khó nhận định, hiểu và nắm bắt những yêu cầu mà hệ thống buộc phải tuân thủ

5.1.2.1 Thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp (xem thêm ở phần phụ lục A1)

Bộ phận sản xuất dệt & kéo sợi

KCS dệt và kéo sợi (5)

Bộ phận sản xuất may túi xách

Bộ phận sản xuất hoàn thành

Bộ phận kho Bộ phận sản xuất tráng - cắt manh

KCS đầu vào, đóng gói ( 21)

Hình 5.1 Thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp

Hình 5.2 Thẻ vật tư thành phẩm – thể hiện hàng kcs chưa kiểm

Hình 5.3 Thẻ vật tư thành phẩm – thể hiện hàng kcs đã kiểm

Hình 5.4 Thẻ chờ xử lý – thể hiện hàng kcs kiểm không đạt

Khi KCS kiểm tra sản phẩm phát hiện sự không phù hợp, Thẻ chờ xử lý được dán lên lô hàng, đồng thời lô hàng có được nhận dạng bằng hai thẻ: Thẻ vật tư màu trắng do nhân viên Kho dán khi nhập kho và thẻ chờ xử lý do KCS dán khi phát hiện sự không phù hợp Hơn nữa nội

31 dung của hai thẻ vật tư này khác nhau Trường hợp hàng không đạt trả Nhà Cung Cấp (NCC) thì KCS điền thông tin vào hàng “ lý do”: trả NCC Điều này, khiến cho người thực hiện nhân viên Kho và KCS, khách hàng, khó nhận dạng trực quan lô hàng sản chờ xử lý, lô hàng trả NCC, lô hàng nhân nhượng

5.1.2.2 Thủ tục hành động khắc phục – phòng ngừa (xem thêm ở phụ lục B1)

Tài liệu biên soạn năm 2010, thực tế hoạt động sản xuất đã thay đổi rất nhiều so với nội dung mà thủ tục ban hành

Hình 5.5 Thủ tục hành động khắc phục phòng ngừa

Hình 5.6 Tài liệu hướng dẫn công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm

Bảng 5.1 Tài liệu hướng dẫn kiểm tra chất lượng sản phẩm (xem thêm ở phụ lục C1)

Thông số/đặc tính sản phẩm Tiêu chuẩn Tần suất Số mẫu Người kiểm tra

Phương pháp /Thiết bị kiểm tra

TL liên quan Hồ sơ

15 Bán thành phẩm túi xách

Côn trùng Không côn trùng

Từ 10% đến 20% hoặc theo yêu cầu khách hàng

NV KCS (bán thành phẩm)

Thông tin từ phòng kế hoạch, bảng chi tiết

Phiếu kiểm tra chất lượng bán thành phẩm Mỹ quan Không dơ (bụi, nhớt, nhăn….) Quan sát

Trọng lượng Theo hợp đồng Cân

Lỗi nặng: đứt chỉ, sụp mí…(

Ngày đăng: 09/09/2024, 07:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Nguyễn Như Phong, 2008, Kiểm Soát Chất Lượng Bằng Phương Pháp Thống Kê, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm Soát Chất Lượng Bằng Phương Pháp Thống Kê
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia
[4] Nguyễn Như Phong, 2009, Quản Lý Chất Lượng, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản Lý Chất Lượng
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia
[9] H. Abd Rahman, F.A. Mohd Rahim, N. Mahyuddin, Implementing a Quality Management System For Built Environment Programs – University of Malay’s Experience Sách, tạp chí
Tiêu đề: Implementing a Quality Management System For Built Environment Programs" –
[1] Douglas C Montgomery, 6 th Edition, Statistical Quality Control Khác
[2] Nhà Xuất Bản Hà Nội, 2008, Tiêu Chuẩn Việt Nam ISO 9001:2008 Khác
[5] Pradip V.Mehta, Managing Quality in the Apparel Industry Khác
[6] 7 th European Quality Assurance Forum, 2012, How Does Quality Assurance Make a Different Khác
[7] Cerco Working Group on Quality, 2000, Handbook for Implementing a Quality Management System in a National Mapping Agency Khác
[8] Mohammad Faizur, RAHMAN, Lal Mohan, BARAL, Md. Abdul Mannan, CHOWDHURY and Ayub Nabi, KHAN, Quality Management in Garment Industry of Bangladesh Khác
[13] American Health Care Association, Guidelines for Developing a Quality Management System (QMS) For Long Term Care Providers Khác
[14] Tạ Thị Kiều An – Ngô Thị Ánh – Nguyễn Văn Hóa – Nguyễn Hoàng Kiệt – Đinh Phượng Vương. NXB Thống kê, 2004, Quản Lý Chất Lượng trong các Tổ Chức Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN