1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức

134 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • MỞ ĐẦU (15)
    • 1. Đặt vấn đề (15)
    • 2. Mục tiêu (17)
    • 3. Giới hạn đề tài (17)
    • 4. Nội dung và Phương pháp nghiên cứu (17)
    • 5. Kết cấu luận văn (19)
    • CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ TỔNG QUAN (20)
      • 1.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu (20)
        • 1.1.1 Điều kiện tự nhiên (20)
        • 1.1.2 Dân số, lao động, việc làm (22)
        • 1.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội (23)
      • 1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu (26)
        • 1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước (26)
        • 1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước (30)
      • 1.3 Cơ sở lý thuyết liên quan (34)
        • 1.3.1 Tổng quan về công nghệ GIS (34)
        • 1.3.2 Những hệ thống ứng dụng công nghệ GIS (37)
        • 1.3.3 Các bộ phần mềm GIS (38)
    • CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH (40)
  • CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN (40)
    • 2.1 Hệ thống tổ chức (40)
    • 2.2 Chức năng nhiệm vụ (40)
      • 2.2.1. Chức năng nhiệm vụ công chức địa chính (40)
      • 2.2.2. Chức năng nhiệm vụ công chức tư pháp (41)
      • 2.2.3. Chức năng nhiệm vụ công chức tài chính (42)
      • 2.2.4. Chức năng nhiệm vụ công chức văn hóa (43)
    • 2.3 Mô tả các quy trình công tác (44)
      • 2.3.1 Quy trình thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thị trấn (44)
      • 2.3.2 Quy trình thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp hộ tịch, thi hành án trên địa bàn Thị trấn (48)
      • 2.3.3. Quy trình thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính (53)
      • 2.3.4 Quy trình thủ tục hành chính trong lĩnh vực văn hóa (55)
    • 2.4 Nhận xét, đánh giá (55)
    • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HIỆN HỮU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ MỚI (TIN HỌC (57)
  • HOÁ) (57)
    • 3.1 Đánh giá hệ thống quản lý hiện hữu (57)
    • 3.2 Xác định những công đoạn, quy trình có thể tin học hoá (59)
    • 3.4 Đề xuất các quy trình quản lý mới (61)
    • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ BẰNG BẢN ĐỒ SỐ (63)
      • 4.1 Phân tích thiết kế chức năng (63)
        • 4.1.1 Xem thông tin và cập nhật dữ liệu của thửa đất (63)
        • 4.1.2 Xem thông tin và cập nhật dữ liệu của người dân trên địa bàn (63)
        • 4.1.3 Xem thông tin và cập nhật dữ liệu công trình xây dựng trên đất (63)
        • 4.1.4 Tìm kiếm Công trình xây dựng (63)
        • 4.1.5 Tìm kiếm thửa đất (64)
        • 4.1.6 Tìm kiếm người dân (64)
        • 4.1.7 Thống kê các công trình xây dựng (64)
        • 4.1.8 Thống kê thửa đất (65)
        • 4.1.9 Thống kê người dân (65)
        • 4.1.10 Tìm kiếm các ngôi trường gần thửa đất trong bán kính 200m (65)
      • 4.2 Phân tích thiết kế CSDL (65)
        • 4.2.1 Quy trình phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian (65)
        • 4.2.3 Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu (75)
      • 4.3. Phân tích thiết kế giao diện (94)
    • CHƯƠNG 5: TRIỂN KHAI, VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM VÀ (99)
  • ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH (99)
    • 5.1 Vận hành thử nghiệm trên khu phố 6, thị trấn Bến Lức (99)
    • 5.2 Đánh giá mô hình (107)
  • KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN (110)
    • 1. Kết quả và ý nghĩa của đề tài (110)
    • 2. Hướng nghiên cứu và phát triển (110)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (112)
  • PHỤ LỤC (113)
    • 1. Hàm kết nối data (113)
    • 6. Hàm xuất dữ liệu ra file excel (129)
    • 7. Hàm vẽ biểu đồ (131)
    • 1. Từ năm 2005 – 2010: học đại học tại Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP (134)
    • 2. Từ năm 2012 đến nay: học cao học tại Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP (134)

Nội dung

Trên cơ sở đó, xây dựng cơ sở dữ liệu và bộ công cụ hỗ trợ trên phần mềm ArcGis, đưa vào áp dụng tại UBND Thị Trấn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công việc quản lý hành chính

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Bến Lức là cửa ngõ phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ và ngược lại, có hệ thống giao thông thuận tiện: Quốc lộ 1A nối thị trấn Bến Lức với Thành phố Tân An đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và với Thành phố Hồ Chí Minh, từ đây nối với các tỉnh miền Đông Nam Bộ Tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, tuyến đường Quốc lộ N2 đi qua địa bàn huyện góp phần tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện Ngoài các tuyến đường bộ, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, hệ thống giao thông thủy cũng rất phát triển Sông Vàm Cỏ Đông đổ ra Biển Đông, có cảng quốc tế BourBon Bến Lức được đưa vào khai thác từ năm 2005 với ngành nghề chính là chế biến, đóng gói và kinh doanh khai thác cảng, dịch vụ cảng ( Cảng vụ ), bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ kho bãi, nhà xưởng tại cảng Đây là một lợi thế mà ít địa phương nào có được

Huyện Bến Lức được chia ra thành hai vùng: Vùng phía Nam của huyện với hệ thống giao thông thủy, bộ thuận tiện, có tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp, thương mại – dịch vụ, dân cư tập trung đông đúc, có nhiều khu đô thị và khu cụm công nghiệp nên có thể xem đây là địa bàn "động lực" phát triển của huyện Vùng phía Bắc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực là mía, chanh, thơm, và gần đây với sự phát triển chung của tỉnh, nhiều khu - cụm công nghiệp mới được hình thành theo trục tỉnh lộ 830 đã mở ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến hợp tác, đầu tư

Trên cơ sở phân vùng và định hướng sắp tới, Bến Lức sẽ tiếp tục phát triển toàn diện trên các lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp

Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ cao Hiện nay, Bến Lức đã thu hút tiếp nhận được hơn mười sáu dự án khu, cụm công nghiệp, đã tiến hành bồi thường và san lấp mặt bằng 1.022 ha; trong đó có 6/9 khu công nghiệp đã triển khai và đi vào hoạt động với hơn 833 ha Toàn huyện hiện có 25 dự án Khu dân cư đô thị với diện tích 1.245 ha, trong đó đã triển khai được 11 dự án

16 với diện tích 496,7 ha Trong thu hút đầu tư đến nay, trên địa bàn huyện có 1.069 doanh nghiệp đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký hơn 6.000 tỷ đồng, 62 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với tổng số vốn gần 900 triệu USD Trong đó Thị trấn Bến Lức được công nhận là đô thị loại IV Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển nhiều khu cụm công nghiệp thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài giải quyết được nhiều việc làm cho người dân góp một phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của huyện Thị trấn Bến Lức đang dần phát triển theo hướng công nghiệp hóa kéo theo nhiều tệ nạn xuất hiện, tình hình quản lý dân nhập cư, di cư, tình hình quản lý thuế kinh doanh của các hộ dân chuyển từ nông nghiệp sang kinh doanh nhà trọ, buôn bán, karaoke, nhà nghỉ, thuế nhà đất của các hộ dân Tình hình doanh nghiệp đang hoạt đông hay ngừng hoạt đông Dân nhập cư nhiều việc khai sinh, khai tử, điều tra phổ cập mầm non trẻ năm tuổi và trẻ vào lớp một cũng trở nên khó khăn Đô thị phát triển dẫn đến việc xây dựng trái phép chưa được kiểm soát và quản lý chặt chẽ, giá trị đất tăng cao làm cho tình hình tranh chấp đất đai diễn biến phức tạp, lấn chiếm đất công, các giao dịch về đất đai, quản lý các dự án quy hoạch treo, các kế hoạch sử dụng đất Hiện nay UBND Thị trấn còn đang quản lý rất thô sơ và lỏng lẻo chưa đồng bộ đa phần đều trên dữ liệu giấy và excel Ngày nay công nghệ thông tin phát triển, nhiều phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu được sử dụng Tại sao chúng ta lại không kết hợp đồng bộ cập nhật dữ liệu thuộc tính từ bản đồ số về đất đai để có thể truy cập quản lý những vấn đề liên quan đến nó Từ những nhu cầu bức thiết và khó khăn trong việc quản lý như trên cần có một giải pháp để đồng bộ hóa tất cả các dữ liệu để quản lý địa phương được phát triển tốt hơn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.[1]

Thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên, nên luận văn này học viên chọn đề tài “Ứng dụng Gis để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức” góp phần giải quyết các bất cập trên

Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát của đề tài là ứng dụng GIS để hỗ trợ công tác quản lý hành chính đa mục tiêu ở UBND Thị Trấn Đề tài đặt ra nhiệm vụ tìm hiểu về công tác quản lý hành chính của các ban ngành trong UBND Thị Trấn, qua đó đánh giá, phân tích và tiến hành thu thập, chuẩn hoá dữ liệu thuộc tính – không gian đưa vào phần mềm ArcGIS Tiếp theo đó, trên cơ sở tìm hiểu hoạt động quản lý của các ngành liên quan với ngành chủ chốt là địa chính dựa trên bản đồ địa chính, sẽ tiến hành xây dựng bộ công cụ trên nền ArcGIS nhằm hỗ trợ chủ tịch UBND Thị trấn và các ngành truy cập và quản lý tốt công tác hành chính phát triển kinh tế xã hội phát triển Thị trấn thành đô thị loại III

Như vậy, đề tài có mục tiêu cụ thể như sau:

- Hệ thống hoá các quy trình trong hệ thống quản lý hành chính hiện nay trên địa bàn của Thị trấn Bến Lức

- Đề xuất xây dựng mô hình quản lý tại Thị trấn Bến Lức

- Vận hành thử nghiệm mô hình đề xuất với một số chức năng cơ bản Đánh giá khả năng ứng dụng mô hình

Giới hạn đề tài

- Giới hạn về không gian: nghiên cứu được thực hiện chủ yếu trên địa bàn thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An;

- Giới hạn về nội dung: tập trung nghiên cứu mô hình quản lý cấp xã, phường, thị trấn

Nội dung và Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài có những vấn đề chính cần nghiên cứu sau:

Nội dung 1: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN

- Giới thiệu khái quát về UBND Thị Trấn Bến Lức, cán bộ công chức, các phòng ban đang quản lý

- Ngành Địa chính: quy trình quản lý đất đai , xây dựng, môi trường, giao thông thủy lợi

- Ngành Tư pháp: quy trình quản lý hộ tịch khai sinh khai tử, tình trạng hôn nhân, thi hành án

- Ngành Tài chính: quy trình quản lý thuế nợ thuế của các doanh nghiệp hộ gia đình cá nhân trên địa bàn, công tác thu ngân sách

- Ngành Văn hóa: quy trình quản lý nhà nghỉ, karaoke, internet, phổ cập mầm non, điều tra trẻ vào lớp một

+ Phương pháp nghiên cứu theo tài liệu

+ Phương pháp phân tích – tổng hợp

Tổng hợp, hệ thống lại toàn bộ quy trình quản lý hồ sơ hành chính của các phòng ban trên điạ bàn Từ những khó khăn đưa ra hướng quản lý bằng công nghệ thông tin phù hợp

Nội dung 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HIỆN HỮU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ MỚI (TIN HỌC HOÁ)

- Thuận lợi trong công tác quản lý của các ngành

- Khó khăn trong công tác quản lý của các ngành

- Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên

- Giải pháp đề xuất ra xây dựng mô hình quản lý đồng bộ ở cấp xã phường, thị trấn bằng việc sử dụng bản đồ số trong công tác quản lý hồ sơ địa chính đất đai để làm nền hỗ trợ cho công tác quản lý các ban ngành khác

Nội dung 3: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN

LÝ BẰNG BẢN ĐỒ SỐ

- Quy trình phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian

19 - Tạo Feature Dataset với chuẩn về hệ thống tọa độ theo chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam

- Load dữ liệu bản đồ vào GeoDatabase

- Kết quả thực nghiệm khả năng ứng dụng của phần mềm ArcGIS

- Tra cứu và cung cấp thông tin cho các ban ngành

+ Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phần mềm Arcgis

+ Xây dựng công cụ quản lý và tra cứu thông tin

+ Nghiên cứu này làm cơ sở để đưa ra một công cụ hoàn chỉnh cho việc đề xuất mô hình quản lý ở cấp xã, phường, thị trấn

Nội dung 4: VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH

Vận hành thử nghiệm khu 6, Thị trấn Bến Lức Đánh giá khả năng ứng dụng mô hình cho các xã, phường, thị trấn khác.

Kết cấu luận văn

Luận văn được xây dựng trong 135 trang bao gồm:

PHẦN I: MỞ ĐẦU: MỤC TIÊU – NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH Chương I: CÁC VẤN ĐỀ TỔNG QUAN Chương II: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN

Chương III: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ HIỆN HỮU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ MỚI (TIN HỌC HOÁ)

Chương IV: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ

QUẢN LÝ BẰNG BẢN ĐỒ SỐ

Chương V: VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

CÁC VẤN ĐỀ TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Thị trấn Bến Lức nằm ở phía nam của huyện Bến Lức, có vị trí giáp ranh với các địa phương sau:

+ Phía Đông giáp xã Long Hiệp

+ Phía Tây giáp xã Nhựt Chánh

+ Phía Nam giáp huyện Cần Đước

+ Phía Bắc giáp xã An Thạnh

Thị trấn Bến Lức có tổng diện tích đất tự nhiên là 867,19ha Là thị trấn và tập trung các cơ quan hành chính của huyện Bến Lức trên địa bàn Địa hình và địa mạo

Thị trấn Bến Lức có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,6m – 1,4m so với mặt nước biển Đất chủ yếu là đất mềm yếu có độ dầy từ 6m-8m được phát triển từ vât liệu phù sa mới và đất chứa vật liệu sinh phèn Do đó ảnh hưởng tương đối lớn tới các công trình xây dựng và chi phí trong quá trình gia cố địa chất

Thị trấn Bến Lức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10

22 + Mùa khô (nắng) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

+ Nhiệt độ bình quân năm 27,7 o C + Nhiệt độ bình quân cao nhất 38 o C + Nhiệt độ bình quân thấp nhất tuyệt đối 14 o C + Tổng tích ôn hàng năm từ 9.500 - 10.000 o C

+ Độ ẩm bình quân nhiều năm 80,5%

+ Độ ẩm bình quân tháng cao nhất 91,2% (tháng 10) + Độ ẩm bình quân tháng thấp nhất 76,1% (tháng 1)

Tổng số giờ nắng trong năm: 2.700 giờ; trung bình mỗi ngày có 7,4 giờ nắng

+ Tháng có số giờ nắng cao nhất: Tháng 3 với 305 giờ/tháng

+ Tháng có số giờ nắng thấp nhất: Tháng 9 với 176 giờ/tháng

Hướng gió thịnh hành trong năm theo các hướng Tây, Tây Nam, Nam và Tây Nam Hướng gió thay đổi theo mùa

+ Từ tháng 1 đến tháng 4 hướng gió Đông và Đông Nam

+ Từ tháng 5 đến tháng 10 là gió Tây và Tây Nam

+ Từ tháng 11 đến tháng 12 là gió Bắc

+ Tốc độ gió bình quân là 2,8 m/s

+ Tốc độ gió bình quân tháng lớn nhất: Tháng 8 : 3,4 m/s

+ Tốc độ gió bình quân nhỏ nhất:Tháng 11, 12: 2,3 m/s

+ Hàng năm, Bến Lức có khoảng 140 ngày mưa giông, tập trung từ tháng 4 đến tháng 11, mỗi tháng có từ 12 - 22 ngày giông Giông thường kèm theo gió mạnh và mưa lớn

Lượng mưa bình quân năm là 1.886,2 mm, lượng mưa giảm dần về phía Tây (Tân An 1.532 mm) và phía Nam (Gò Công 1.209 mm) Số ngày mưa cả năm là 199 ngày và chia theo mùa

23 + Từ tháng 12 đến tháng 3 là mùa khô, lượng mưa ít, chỉ chiếm từ 10 - 15% tổng lượng mưa cả năm (khoảng 150 đến 200 mm)

+ Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa chiếm tới 85 - 90% lượng mưa cả năm (khoảng 1.450mm đến 1.600mm)

+ Tháng 4 và tháng 11 là 2 tháng chuyển tiếp

+ Tháng 7 và tháng 8 tuy là các tháng trong mùa mưa, nhưng có xuất hiện thời gian không mưa, kéo dài từ 7 đến 15 ngày, có khi dài hơn

+ Các tháng 8, 9, 10 là các tháng mưa lớn chiếm tới 49% tổng lượng mưa cả năm lại trùng vào mùa lũ nên vấn đề tiêu thoát nước rất quan trọng để đảm bảo sản xuất

Lượng bốc hơi bình quân năm 1.054mm Những tháng trong mùa khô cũng là những tháng có lượng bốc hơi cao nhất, chiếm tới 57,12% lượng bốc hơi cả năm, trung bình là 80%

+ Lượng bốc hơi tháng lớn nhất vào tháng 3: 127 mm/tháng

+ Lượng bốc hơi tháng nhỏ nhất vào tháng 10: 65 mm/tháng

+ Vụ đông xuân lượng bốc hơi lớn hơn vụ hè thu

+ Vụ đông xuân lượng bốc hơi 602mm

+ Vụ hè thu lượng bốc hơi 452mm

Hệ thống sông, rạch của thị trấn có sông Vàm Cỏ Đông chảy qua thị trấn, rộng trung bình 250m-300m, sâu từ 8m-15m, trung bình từ 12m-15m, lưu lượng nước trung bình khoảng 100m 3 /s, vào mùa kiệt lượng nước sông khoảng 11m 3 /s

Ngoài ra, trên địa bàn thị trấn còn có các kênh, rạch

Chế độ thủy văn của hệ thống sông, rạch còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều, có biên độ lớn của sông Vàm Cỏ Đông

1.1.2 Dân số, lao động, việc làm:

Dân số Thị trấn Bến Lức năm 2015 có 20000 nhân khẩu với 5000 hộ, mật độ dân số 997 người/km 2

Lao động trên địa bàn thị trấn khá đa dạng với nhiều lĩnh vực khác nhau…

Nguồn lao động của thị trấn tương đối dồi dào Bình quân 1 hộ có 4 nhân khẩu, trong đó phần lớn là lao động trẻ Trong điều kiện phát triển chung của huyện, 5 năm qua kinh tế của Thị trấn Bến Lức tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá nhanh Đời sống nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu tăng nhanh, đóng góp ngày càng cao vào nguồn ngân sách của nhà nước

1.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:

Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua Thị trấn Bến Lức được đầu tư phát triển nhanh mạng lưới cơ hạ tầng kỹ thuật về giao thông, thủy lợi, điện, hệ thống cấp thoát nước, bằng các nguồn vốn đầu tư của thị trấn, huyện, tỉnh và nguồn vốn của các tổ chức, công ty tư nhân khá lớn

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015 diện tích đất cơ sở hạ tầng là 61,50ha

+ Khu vực kinh tế nông

Diện tích đất nông nghiệp giảm dần do chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư, diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 90ha và 6ha ao nuôi cá

Về chăn nuôi: Do đặc thù của thị trấn với diện tích hẹp, mật độ dân cư cao, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả thị trường biến động bất thường nên tình hình chăn nuôi không phát triển chủ yếu người dân nuôi nhỏ lẻ trong hộ gia đình

+ Khu vực kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Thị trấn Bến Lức khá nhanh, trên địa bàn thị trấn có nhiều công ty với quy mô công nghiệp đang hoạt động rất tốt trên địa bàn

25 Đồng thời tạo mọi điều kiện cho phát triển tiêu thủ công nghiệp trên địa bàn, nhằm hỗ trợ cho ngành nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn thị trấn và một phần cho các xã trên địa bàn huyện

+ Khu vực kinh tế dịch vụ

CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN

Hệ thống tổ chức

Huyện Bến Lức gồm mười lăm xã và một Thị Trấn Trong đó Thị trấn Bến Lức là một đơn vị quan trọng, trọng điểm trong việc điều hành quản lý phát triển kinh tế văn hóa xã hội trên địa bàn huyện Với nguồn nhân lực hơn bốn mươi cán bộ công chức, cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách hơn mười lăm phòng ban quản lý về khối nhà nước và khối đoàn thể UBND Thị Trấn Bến Lức gồm một chủ tịch UBND quản lý chung về lĩnh vực kinh tế văn hóa và xã hội, hai phó chủ tịch phụ trách riêng từng mảng một quản lý về kinh tế và một quản lý về văn hóa xã hội

Khối nhà nước gồm sáu cán bộ công chức phụ trách các ngành chủ chốt: địa chính, tư pháp, tài chính, lao động thương binh xã hội, văn hóa, quân sự, công an, văn phòng thống kê để tham mưu cho lãnh đạo UBND thị trấn giải quyết các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trường, khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, sao y, gia đình chính sách, hộ nghèo, khuyết tật, tuyển quân, hộ khẩu, an ninh trật tự, quản lý karaoke, internet,…Khối đảng gồm có một bí thư và hai phó bí thư, năm đoàn thể gồm mặt trận tổ quốc Việt Nam, đoàn thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, hội nông dân UBND Thị Trấn được công nhận là đô thị loại IV năm 2012 đang từng bước phấn đấu đến năm 2020 lên đô thị loại III Là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước với hai khu công nghiệp lớn hơn 20000 dân địa phương và nhập cư trên địa bàn Tình hình biến động về đất đai, môi trường, quản lý xây dựng trái phép, có phép rất phức tạp, quản lý khai sinh khai tử, nhà nghỉ, khách sạn, karaoke, internet gặp nhiều khó khăn.

Chức năng nhiệm vụ

2.2.1 Chức năng nhiệm vụ công chức địa chính:

Cán bộ công chức địa chính tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất

42 đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Nhiệm vụ của cán bộ địa chính là : + Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật

+ Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã, thị trấn

+ Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã

+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ công chức tư pháp:

Cán bộ công chức tư pháp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch là:

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;

43 + Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã;

+ Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã;

+ Thực hiện việc đăng ký, đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi, thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi, đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn theo quy định của pháp luật, quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của bộ tư pháp, lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch

+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao

2.2.3 Chức năng nhiệm vụ công chức tài chính:

Công chức tài chính kế toán tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Nhiệm vụ của công chức Tài chính - kế toán : + Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã;

+ Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;

+ Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền

44 mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản, ) theo quy định của pháp luật;

+ Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao

2.2.4 Chức năng nhiệm vụ công chức văn hóa:

Công chức văn hóa xã hội: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật

Nhiệm vụ công chức văn hóa xã hội:

Mô tả các quy trình công tác

2.3.1 Quy trình thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thị trấn:

Hình 2.1: Sơ đồ thủ tục quản lý hành chính đất đai

2.3.1.1 Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất:

Cấp đổi theo hệ thống bản đồ mới:

+ Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất( mẫu số 10/ĐK)

+ Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp

+ Trích lục (trích đo) bản đồ địa chính + Biên bản thẩm tra ranh (nếu tăng giảm diện tích) Cấp đổi do người sử dụng đất có nhu cầu đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc các loại giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10/12/2009 sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do bị ố, nhòe, rách hư hỏng:

+ Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 10/ĐK)

46 + Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp

+ Trích lục bản đồ địa chính

2.3.1.2 Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do bị mất:

+ Đơn cớ mất có xác nhận của công an

+ Giấy xác nhận đăng báo, đài truyền thanh, + Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu số 10/ĐK)

+ Bản sao giấy chứng nhận đã cấp

+ Thông báo niêm yết mất giấy của UBND trong thời gian 15 ngày

+ Trích lục bản đồ địa chính

2.3.1.3 Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp giấy chứng nhận (CMND, ngày cấp giấy CMND, tên chủ sử dụng đất, xóa hộ), tăng giảm diện tích thửa đất do sạt lở, sai số thửa, hình thể thửa đất: Đổi giấy CMND, HK mới:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất( Mẫu số 09/ĐK

Sai số CMND, ngày cấp giấy CMND, HK, tên chủ sử dụng:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất( Mẫu số 09/ĐK

+ Văn bản ủy quyền của những thành viên trong hộ khẩu trên 18 tuổi + Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (Mẫu số 09/ĐK + Trích lục địa chính

+ Tờ khai lệ phí trước bạ + Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Điều chỉnh diện tích, số thửa, hình thể thửa đất:

2.3.1.4 Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSDĐ:

+ Hợp đồng (5) + Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất( Mẫu số 09/ĐK + 2 tờ khai thuế lệ phí trước bạ (mẫu số 01/LPTB)

+ 2 tờ khai thuế thu nhập cá nhân (mẫu số 11/KK-TNCN) + bản sao giấy CNQSDĐ

+ trích lục( trích đo) bản đồ địa chính

+ giấy đăng ký kết hôn (giấy xác nhận tình trạng hôn nhân) Tặng cho:

+ Hợp đồng (5) + Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất( Mẫu số 09/ĐK + 2 tờ khai thuế lệ phí trước bạ (mẫu số 01/LPTB)

+ 2 tờ khai thuế thu nhập cá nhân (mẫu số 11/KK-TNCN) + Bản sao giấy CNQSDĐ

+ Trích lục (trích đo) bản đồ địa chính

+ Giấy đăng ký kết hôn (giấy xác nhận tình trạng hôn nhân) + Giấy khai sinh (đơn xác nhận mối quan hệ)

Thừa kế : + Đơn đăng ký thừa kế (5)

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất( Mẫu số 09/ĐK + VBPCDS thừa kế (5)

+ Giấy chứng tử + 2 tờ khai thuế lệ phí trước bạ (mẫu số 01/LPTB) + 2 tờ khai thuế thu nhập cá nhân (mẫu số 11/KK-TNCN) + Bản sao giấy CNQSDĐ

+ Trích lục (trích đo) bản đồ địa chính

+ Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu số 04/ĐK

+ Bảng tường trình nguồn gốc đất + 2 tờ khai lệ phí trước bạ (mẫu số 01/LPTB) + 2 tờ khai tiền sử dụng đất

+ 1 tờ khai diện tích đất ở

2.3.1.6 Bổ sung tài sản gắn liền với đất:

+ Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu số 04/ĐK.(2)

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất( Mẫu số 09/ĐK + 1 giấy phép xây dựng

+ 2 tờ khai lệ phí trước bạ (mẫu số 01/LPTB)

2.3.1.7 Hồ sơ xin điện, lập hộ, vay vốn, gia hạn thời hạn sử dụng đất, sửa chữa nhà, thông báo xây dựng:

+ 1 mẫu đơn xin điện (có xác nhận của khu phố) + 1 bản sao giấy CNQSDĐ

+ 1 mẫu đơn lập hộ (có xác nhận của khu phố)

Lưu ý: đối với trường hợp xin điện, lập hộ phải có nhà xây dựng trên đất thổ

Những trường hợp giấy còn đang vay vốn, nợ tiền sử dụng đất vẫn nhận đơn xác nhận của người dân

+ 1 mẫu đơn xác nhận tình trạng đất (ghi rõ vay vốn Ngân hàng nào) + 1 bản sao giấy CNQSDĐ

Gia hạn thời hạn sử dụng đất:

49 + Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (Mẫu số 09/ĐK) + 1 bản sao giấy CNQSDĐ

+ 1 mẫu đơn xin phép sữa chữa nhà( có xác nhận khu phố nhà đã xuống cấp) + 1 bản sao giấy CNQSDĐ

Thông báo xây dựng:

+ 1 giấy phép xây dựng (pho to) + 1 bản vẽ xây dựng (pho to) + 2 đơn thông báo khởi công + 1 hợp đồng với thầu xây dựng (có đóng mộc của công ty) (đối với trường hợp xây nhà cấp 3

2.3.2 Quy trình thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp hộ tịch, thi hành án trên địa bàn Thị trấn:

Hình 2.2: Sơ đồ thủ tục quản lý hành chính tư pháp

+ Giấy chứng sinh (bản chính)

+ Xuất trình giấy chứng nhận kết hôn

50 + Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó

+ Bản sao Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký

2.3.2.2 Đăng ký khai sinh quá hạn:

+ Giấy chứng sinh hoặc các giấy tờ khác có liên quan

+ Xuất trình: Giấy chứng nhận kết hôn

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó

+ Bản sao Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký

2.3.2.3 Đăng ký lại việc sinh:

+ Tờ khai đăng ký lại việc sinh (theo mẫu)

+ Xuất trình bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có); trong trường hợp không có bản sao giấy tờ hộ tịch, thì đương sự phải tự cam đoan về việc đã đăng ký, nhưng sổ hộ tịch không còn lưu được và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó

+ Bản sao Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký

+ Giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay thế giấy báo tử theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP

51 + Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó

+ Bản sao Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký

2.3.2.5 Đăng ký khai tử quá hạn :

+ Giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay thế giấy báo tử theo quy định tại điều 22 của Nghị định 158/2005/NĐ-CP

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó

+ Bản sao Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký

2.3.2.6 Đăng ký lại việc tử

+ Xuất trình bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có); trong trường hợp không có bản sao giấy tờ hộ tịch, thì đương sự phải tự cam đoan về việc đã đăng ký, nhưng sổ hộ tịch không còn lưu được và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó

+ Bản sao Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký

+ Tờ khai đăng ký kết hôn (mẫu TP/HT-2013-TKĐKKH)

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó

Nhận xét, đánh giá

Hiện nay tình hình quản lý hành chính của các ngành trên địa bàn Thị trấn Bến Lức còn quản lý bằng sổ sách giấy tờ và Excel chưa có phần mềm quản lý bằng dữ liệu số, chưa có sự kết nối đồng bộ các thông tin lưu trữ dẫn đến báo cáo thống kê cho ngành dọc cấp trên phải đi điều tra thực tế nên còn chậm trễ, tìm kiếm các thông tin cung cấp cho người dân chưa được cập nhật thường xuyên UBND Thị

57 trấn tổ chức tương đối tốt việc thực hiện các văn bản của Nhà nước, tỉnh và huyện về công tác quản lý Giải quyết các thủ tục hành chính về quản lý đất đai tại địa phương như xác nhận vay vốn ngân hàng, xin điện, hộ khẩu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban đầu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền trên đất, quản lý đất công Quản lý xây dựng công trình xây dựng có phép, trái phép trên địa bàn Đất đai, môi trường, xây dựng luôn là vấn đề khó khăn trong công tác quản lý hiện nay do khu công nghiệp phát triển trên địa bàn Thị trấn nhu cầu người dân phát triển giao dịch mua bán bất động sản biến động liên tục, xây dựng nhà trọ thường xuyên, môi trường ô nhiễm Quản lý thuế, nợ thuế, hàng năm phải báo cáo thống kê doanh nghiệp, giếng khoan, quản lý cấp phép karaoke, internet chưa chặt chẽ

Công tác quản lý hành chính đa mục tiêu cấp xã, thị trấn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của mỗi huyện Các ngành đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để phát triển địa phương thành đô thị loại III cần phải có một giải pháp quản lý đồng bộ Trong đó đất đai như một tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, là một trong 4 yếu tố sản xuất (lao động, vốn, đất đai, công nghệ) – nguồn lực đầu vào cơ bản cho mọi nền sản xuất xã hội Mối quan hệ đất đai nó còn ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân Do đó, mối quan hệ đất đai được quan tâm, ở nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước thì vai trò, vị trí đất đai càng được nâng lên Có những mối quan hệ đất đai mới nảy sinh phức tạp Vì vậy bản đồ địa chính được làm nền trong công tác quản lý các ngành còn lại [2]

58 Hình 2.5: Sơ đồ mô hình quản lý hành chính của UBND Thị trấn

HOÁ)

Đánh giá hệ thống quản lý hiện hữu

Thuận lợi: hiện nay trên địa bàn Thị trấn đều được trang bị máy tính , các ngành đều quản lý bằng công nghệ thông tin

Khó khăn : mặc dù các ngành đều quản lý bằng công nghệ thông tin nhưng chủ yếu là excel, word, chưa có phần mềm chuyên dụng, đối với ngành địa chính hệ thống đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hạt nhân của hệ thống quản lý đất đai, cần được thiết lập cho được hệ thống đăng ký ban đầu đối với từng thửa đất, sau đó tiếp tục đăng ký biến động khi có sự thay đổi về thửa đất, chủ sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, giá đất và thuế đất

Khó khăn hiện nay là còn quản lý bằng sổ sách, chưa cập nhật được thường xuyên, thị trường bất động sản trên địa bàn thì biến động liên tục nên công tác thống kê, kiểm kê quản lý rất khó, không thể cập nhật được chủ sử dụng đất sau khi chuyển nhượng Trong công tác giải quyết các thủ tục hành chính xin điện, lập hộ cần xác Địa chính

Tư pháp BĐĐC dạng số UBND ThịTrấn

59 nhận có nhà trên đất thì phải có xác nhận của khu phố trong khi cán bộ quản lý thì không nắm được có tài sản gắn liền trên đất hay không Chúng ta không cải cách được thủ tục hành chính mà còn làm mất thời gian của người dân Trong công tác quản lý không thống kê được các hộ dân nào chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kinh tế xã hội phát triển người dân xây dựng nhà không xin phép quản lý xây dựng chưa chặt chẽ Hàng năm UBND Thị trấn Bến Lức phải thống kê doanh nghiệp, giếng khoan trên địa bàn để báo cáo cho Huyện, đều phải đi xuống từng khu phố điều tra thống kê thực tế tốn kém kinh phí và thời gian

Ngành tư pháp, hộ tịch trong công tác khai sinh, khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thống kê báo cáo hàng tháng, hàng năm khi đăng ký kết hôn cần có xác nhận của khu phố là còn độc thân không Hàng năm trong công tác thi hành án phải thu án phí đi xác minh xem còn tài sản nào thi hành án không, nhưng không thể xác định được tài sản chính xác của người bị thi hành án còn hay không chủ yếu là xác minh trực tiếp đối tượng

Ngành tài chính: mỗi năm giao về cho khu phố thu các loại quỹ phí và thuế phi nông nghiệp mà không quản lý được khu phố nào thu được bao nhiêu còn lại bao nhiêu Chủ sử dụng đất chuyển nhượng biến động liên tục không thể cập nhật chỉnh lý sổ bộ thuế một cách chính xác, không biết rõ địa chỉ của chủ sử dụng đất gây khó khăn trong quá trình phát thông báo thuế, thu thuế

Ngành văn hóa: chưa quản lý chặt chẽ karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, internet, nhóm trẻ trên địa bàn đã được cấp phép hay chưa, có đủ điều kiện cấp phép hoạt động không Theo quy định thì cấp phép karaoke, internet phải cách trường học 200m, diện tích tối thiểu 40 m 2 gây khó khăn trong công tác xác nhận của cán bộ văn hóa phải đi thực tế ngoài thực địa Điều tra trẻ vào lớp một, trẻ năm tuổi phổ cập mầm non, tiêm ngừa cho trẻ hàng năm phải liên hệ khu phố thống kê từng hộ gia đình mất nhiều thời gian và công sức Không thống kê được số lượng trẻ năm tuổi và sáu tuổi chính xác để thông báo nhập học và phân bố vào các trường cho hợp lý dẫn đến nhiều trường thì thiếu học sinh , trương thì quá tải

60 Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên là chúng ta chưa quản lý đồng bộ bằng một hệ thống còn quản lý bằng sổ sách, các ngành tự lưu trữ riêng biệt không liên kết chặt chẽ với nhau

Vì vậy chúng ta ứng dụng GIs để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn Thị trấn Bến Lức

Xác định những công đoạn, quy trình có thể tin học hoá

Từ những khó khăn trên ta thấy những công đoạn quy trình có thể tin học hóa Từ bản đồ địa chính làm cơ sở dữ liệu không gian ta có thể tạo thêm nhiều thuộc tính, giấy chứng nhận, chủ sở hữu, đã cấp giấy chứng nhận, khai sinh, khai tử, tình trạng hôn nhân, nhà nghỉ, karaoke, internet, thuế, giấy phép xây dựng, tài sản gắn liền trên đất nhà cấp 3, cấp 4 Ta có thể quản lý dễ dàng hơn đối với ngành địa chính quản lý trong năm trên toàn thị trấn cấp được bao nhiêu giấy chứng nhận, còn bao nhiêu thửa đất chưa được cấp giấy, tìm chủ sử dụng được cấp giấy ngày 20/12/2014 hoặc là ông Nguyễn Văn A được cấp giấy năm nào

Năm 2013 thửa đất đó chưa biến động nhưng năm 2014, 2015 biến động tách thửa tặng cho con, chuyển quyền , tặng cho người khác Chúng ta có thể cập nhật chủ sử dụng sau khi biến động và thống kê một cách dễ dàng Ví dụ năm 2013 thửa 213, tờ bản đồ số 11 do ông Nguyễn Văn A đứng tên nhưng năm 2014 là ông B đứng tên Tìm diện tích thửa đất 214, tờ số 11 là bao nhiêu? Năm 2013 diện tích thửa đất 214, tờ số 11 là 200 m 2 nhưng 2014 tách ra làm hai thửa nên diện tích còn lại 100 m 2

Tìm thửa đất có địa chỉ nhà số 13, đường Nguyễn Văn Tuôi, khu phố 6, Thị trấn Bến Lức Thống kê những nhà cấp ba xây dựng trên địa bàn Thị Trấn Thống kê các doanh nghiệp trên địa bàn Thống kê giếng khoan trên địa bàn Đối với ngành tư pháp: quản lý khai sinh, khai tử Thường quản lý bằng file excel Khi đến đăng ký khai sinh xong, tư pháp sẽ đưa khai sinh để cập nhật thuộc tính vào dữ liệu không gian thửa đất trên bản đồ địa chính Lúc đó ta có thể thống kê dân số tăng lên bao nhiêu.Khi đến đăng ký khai tử xong, tư pháp sẽ đưa khai tử để cập nhật thuộc tính vào dữ liệu không gian thửa đất trện bản đồ địa chính Lúc đó

61 thống kê dân số sẽ giảm xuống bao nhiêu.Báo cáo thống kê danh sách khai sinh, khai tử,hàng tháng Thống kê dân số tăng giảm một cách dễ dàng Đối với những người bị thi hành án ta nhập thuộc tính án phí vào dữ liệu không gian thửa đất Khi giao dịch mua bán ta có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin chủ sử dụng đất đó có bị thi hành án không, đã thanh toán án phí chưa Có thể thống kê tổng án phí trên địa bàn Thị trấn thu được bao nhiêu, còn nợ bao nhiêu Đối với ngành văn hóa: Thống kê bao nhiêu karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, internet trên địa bàn, đã đăng ký kinh doanh chưa, chủ sử dụng quản lý là ai ( thuê đất hay là chủ sử dụng đất) Điều kiện thẩm định để cấp phép karaoke , internet là cách trường học 200 m, diện tích 40m 2 Chúng ta có thể thẩm định dễ dàng trên bản đồ số Có bao nhiêu trường mẫu giáo tư thục trên địa bàn Thống kê trẻ năm tuổi, thống kê trẻ sáu tuổi vào lớp một Thống kê hộ nghèo trên địa bàn Ta cũng nhập thuộc tính công trình xây dựng trên đất là nhà nghỉ, karaoke,internet Đối với ngành tài chính: ta dễ dàng cập nhật chủ sử dụng mới của thửa đất sau khi biến động chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho gửi thông báo đến địa chỉ yêu cầu nộp thu Tính thuế dễ dàng đối với người dân lên kê khai thuế phi nông nghiệp

3.3 Đề xuất mô hình quản lý mới có ứng dụng CNTT, GIS, bản đồ số: Đề xuất mô hình quản lý mới ứng dụng ArcGIS quản lý hành chính đa mục tiêu dựa trên nền bản đồ số Các ngành có thể tìm kiếm thông tin, cập nhật dữ liệu thuộc tính, báo cáo thống kê trực tiếp trên phần mềm ArcGIS cùng một thời điểm để báo cáo lãnh đạo và trả kết quả thủ tục hành chính cho người dân một cách nhanh chóng và chính xác

62 Hình 3.1: Sơ đồ mô hình ứng dụng ArcGIS quản lý hành chính đa mục tiêu.

Đề xuất các quy trình quản lý mới

Đề tài luận văn này học viên chỉ dựa trên bản đồ địa chính làm nền để quản lý cho bốn ngành tư pháp, địa chính, tài chính, văn hóa giúp cho các ngành báo cáo thống kê dễ dàng, cập nhật thông tin biến động thường xuyên, cải cách các thủ tục hành chính đơn giản và nhanh hơn cho người dân Thay vì chúng ta phải mất thời gian đi xác minh xem trên thửa đất có nhà hay không, người đó còn độc thân hay đã kết hôn, internet, karaoke, nhà nghỉ chủ sử dụng là ai có cách trường học 200m đủ điều kiện cấp phép không ta có thể dễ dàng quản lý bằng phần mềm ArcGIS

Ta có thể đề xuất thêm các quy trình quản lý mới như quy trình quản lý thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa của UBND Thị Trấn bằng phần mềm chuyên dụng, người dân nộp hồ sơ vào sẽ có một số thứ tự, thông tin đó sẽ hiện lên màn hình những giấy tờ người dân nộp vào, đủ hay thiếu có cần bổ sung giấy tờ gì không sẽ được hiển thị lên màn hình Các thủ tục hành chính mẫu biễu hướng dẫn người dân sẽ được công khai lên màn hình máy tính Chỉ cần kết nối mạng internet

Cung cấp đầy đủ giấy tờ thủ tục hành chính của các ngành tư pháp, văn hóa, địa chính

Xử lý hồ sơ cập nhật dữ liệu không gian, thuộc tính, lưu trữ vào phần mềm ArcGIS quản lý đa mục tiêu

Tra cứu, tìm kiếm, xuất file báo cáo, thống kê

63 người dân có thể biết được hồ sơ minh có hay chưa tại nhà, người lãnh đạo cũng có thể biết hồ sơ đó đang giải quyết ở khâu nào

Hình 3.2: Sơ đồ mô hình ứng dụng CNTT quản lý trả kết quả hồ sơ tại bộ phận một cửa

Hiện nay ứng dụng ArcGIS quản lý hành chính đa mục tiêu, người dân làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng ở huyện về thông báo khởi công xây dựng tại Thị trấn, thì ta mới căn cứ vào giấy phép xây dựng để cập nhật dữ liệu thuộc tính vào để quản lý là xây dựng có phép hay không phép Nếu người dân không thông báo thì không thể quản lý Cần đề xuất mô hình ứng dụng ArcGIS quản lý cấp giấy phép xây dựng liên thông cấp huyện và cấp xã đều nắm thông tin quản lý trực tiếp các trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng, không đủ điều kiện, cấp phép xây dựng tạm Từ đề tài luận văn này ta có thể đề xuất thêm ứng dụng ArcGIS quản lý nhân khẩu hỗ trợ cho công an trong việc quản lý dân di cư nhập cư

PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ BẰNG BẢN ĐỒ SỐ

4.1 Phân tích thiết kế chức năng

4.1.1 Xem thông tin và cập nhật dữ liệu của thửa đất:

Chức năng này được sử dụng để xem các thông tin của thửa đất như tên chủ sở hữu, địa chỉ, số tờ , số thửa Cập nhật thông tin của thửa đất và quản lý các thông tin biến động của thửa đất theo thời gian Tính toán thuế đất phi nông nghiệp dựa trên diện tích đất và vị trí đất theo cách tính thuế phi nông nghiệp đối với 200 m 2 đầu tiên trong hạn mức quy định diện tích đất ở tối thiểu tại thị trấn= 200* giá đất 1m 2 ( theo bảng giá đất tỉnh Long An)* 0.03%, 600 m 2 kế tiếp tính bằng 600* giá đất 1m 2 ( theo bảng giá đất tỉnh Long An)* 0.07%, trên 600 m 2 kế tiếp tính bằng diện tích lớn hơn 600* giá đất 1m 2 ( theo bảng giá đất tỉnh Long An)* 0.15% Ví dụ có 1000 m2 tiếp giáp đường Nguyễn Văn Tuôi thì cách tính là :200* giá đất 1m 2 đường Nguyễn Văn Tuôi( theo bảng giá đất tỉnh Long An)* 0.03% + 600* giá đất 1m 2 đường Nguyễn Văn Tuôi ( theo bảng giá đất tỉnh Long An)* 0.07%, + 200 m 2

* giá đất 1m 2 ( theo bảng giá đất tỉnh Long An)* 0.15%

4.1.2 Xem thông tin và cập nhật dữ liệu của người dân trên địa bàn

Chức năng này được sử dụng để xem, cập nhật và thêm mới thông tin của người dân đang sinh sống trên địa bàn như tên tuổi, ngày sinh , địa chỉ trình độ học vấn

4.1.3 Xem thông tin và cập nhật dữ liệu công trình xây dựng trên đất

Chức này dùng để xem, quản lý thông tin công trình xây dựng trên đất như chủ sở hữu, chức năng công trình , địa chỉ, tình trạng, năm xây dựng, giấy phép , và cập nhật thông tin dữ liệu cho các công trình xây dựng trên đất

4.1.4 Tìm kiếm Công trình xây dựng :

Chức năng này được sử dụng để tìm kiếm các công trình được xây dựng trên địa bàn với các tiêu chí khác nhau như có chức năng là nhà nghỉ, karaoke, các

65 doanh nghiệp nào đóng thuế rồi, doanh nghiệp nào chưa, nhà nào đang xây dựng có phép hay không phép, đã đóng thuế hay chưa và liệt kê ra một danh sách các công trình phù hợp với tiêu chí tìm kiếm Sau khi phần mềm tìm kiếm và liệt kê danh sách , chúng ta có thể di chuyển đến công trình đó bằng cách click đúp vào dòng dữ liệu tương ứng hoặc xuất danh sách kết quả tìm kiếm ra một file Excel, dùng cho công tác báo cáo ,

Chức năng này được sử dụng để tìm kiếm các thửa đất trên địa bàn theo các tiêu chí khác nhau ví dụ như tìm kiếm theo tên chủ sở hữu thửa đất là ai, địa chỉ thửa đất , diện tích , số tờ số thửa của thửa đất và liệt kê ra một danh sách các thửa đất phù hợp với tiêu chí tìm kiếm Sau khi phần mềm tìm kiếm và liệt kê danh sách , chúng ta có thể di chuyển đến thửa đất đó bằng cách click đúp vào dòng dữ liệu tương ứng hoặc xuất danh sách kết quả tìm kiếm ra một file Excel, dùng cho công tác báo cáo ,

Chức năng này được sử dụng để tìm kiếm người dân sinh sống trên địa bàn theo các tiêu chí khác nhau ví dụ như tìm kiếm theo ngày sinh , giới tính , họ tên, tìm kiếm người dân đang có bị thi hành án hay không, tình trạng sinh sống và hôn nhân của người đó và liệt kê ra một danh sách các người dân phù hợp với tiêu chí tìm kiếm Sau khi phần mềm tìm kiếm và liệt kê danh sách , chúng ta có thể di chuyển đến địa chỉ thửa đất người dân đó đang sinh sống bằng cách click đúp vào dòng dữ liệu tương ứng hoặc xuất danh sách kết quả tìm kiếm ra một file Excel, dùng cho công tác báo cáo ,

4.1.7 Thống kê các công trình xây dựng :

Cũng tương tự như chức năng tìm kiếm công trình xây dựng ,chức năng này được sử dụng để tìm kiếm các công trình được xây dựng trên địa bàn với các tiêu chí khác nhau như có chức năng là nhà nghỉ, karaoke, các doanh nghiệp nào đóng thuế rồi, doanh nghiệp nào chưa, nhà nào đang xây dựng có phép hay không phép,

66 đã đóng thuế hay chưa tuy nhiên sau khi tìm kiếm được các công trình , chức năng này không liệt kê ra một danh sách mà chỉ đưa ra thông báo về số lượng các công trình được tìm thấy, và xuất ra excel số lượng các công trình với một biểu đồ so sánh giữa các tiêu chí thống kê

Khác với chức năng tìm kiếm , chức năng này được sử dụng để thống kê các thửa đất trên địa bàn ví dụ như thống kê theo diện tích , số tờ số thửa của thửa đất và không liệt kê ra một danh sách các thửa đất phù hợp với tiêu chí thống kê mà chỉ thông báo về số lượng thửa đất phù hợp tiêu chí Sau đó xuất ra một biểu đồ trên excel so sánh giữa các tiêu chí thống kê

Tương tự như chức năng tìm kiếm,chức năng này được sử dụng để tìm kiếm người dân sinh sống trên địa bàn theo các tiêu chí khác nhau ví dụ như tìm kiếm theo ngày sinh , giới tính , họ tên, tìm kiếm người dân đang có bị thi hành án hay không , tình trạng sinh sống và hôn nhân của người đó và tuy nhiên sẽ không liệt kê ra một danh sách các người dân phù hợp với tiêu chí tìm kiếm, mà chỉ thông báo về số lượng xuất danh sách kết quả tìm kiếm ra một file Excel, dùng cho công tác báo cáo ,

4.1.10 Tìm kiếm các ngôi trường gần thửa đất trong bán kính 200m

Chức năng này được xây dựng với mục đích hỗ trợ cho công tác cấp phép mở các tiệm internet trên địa bàn, kiểm tra xem các công trình trên thửa đất đó có thỏa mãn điều kiện cách trường học tối thiểu 200m theo như luật định hay không

4.2 Phân tích thiết kế CSDL:

4.2.1 Quy trình phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian

Trong mỗi chuyên đề này sẽ có một hoặc nhiều lớp thông tin Mô hình tổ chức dữ liệu trong CSDL GIS được đưa ra trong hình 4.1, mô tả chi tiết thông tin

67 của từng lớp trong mỗi chuyên đề được đưa ra trong bảng 2 Cấu trúc Cơ sở dữ liệu Hệ thống thông tin địa lý (GIS) được tổ chức thành như sau:

Hình 4.1: Mô hình tổ chức dữ liệu trong CSDL GIS Địa chính Tư pháp Tài chính Văn hóa

Diện tích Tình trạng sinh sống Quỹ chất độc màu da cam karaoke

Tầng cao Ngày mất Quỹ đền ơn đáp nghĩa Nhà nghỉ

Phân loại công trình Tình trạng hôn nhân Quỹ vì người nghèo internet Năm xây dựng Số giấy khai sinh Quỹ khuyến học

Tuổi thọ công trình Số giấy khai tử Phí an ninh quốc phòng Tên chủ sử dụng đất Có đang thi hành án Thuế phi nông nghiệp

Giấy chứng nhận QSDĐ Ngày cấp giấy CNQSDĐ Giếng khoang

Chức năng công trình Tình trạng xây dựng Tuổi thọ công trình Giấy phép xây dựng

Bảng 1: Mô tả chi tiết các đối tượng cần quản lý

STT Các lớp dữ liệu Mô tả

Loại đối tượng không gian

Các Thông tin thuộc tính

Vùng Mã phường xã, Mã quận huyện,

Ghi chú, Vật liệu, Loại mặt giao thông

Vùng Tên con sông, Mã phường xã, Mã quận huyện, Ghi chú, Loại sông hồ

Vùng Số tờ, số thửa, ký hiệu loại đất, mục đích sử dụng, giá đất, tên nhà, số nhà , tên chủ sở hữu, diện tích, địa chỉ,tài liệu đo đạc,tên phường xã, tên quận huyện, ghi chú

4 ThuaDatTimeLine Thửa đất theo thời gian

ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH

Vận hành thử nghiệm trên khu phố 6, thị trấn Bến Lức

Xem thông tin và cập nhật dữ liệu của thửa đất

Giao diện xem thông tin thông tin và cập nhật dữ liệu của thửa đất

Giao diện xem số lần biến động thông tin của thửa đất theo thời gian

Xem thông tin và cập nhật dữ liệu của người dân trên địa bàn

Chức năng này được sử dụng để xem, cập nhật và thêm mới thông tin của người dân đang sinh sống trên địa bàn như tên tuổi, ngày sinh , địa chỉ trình độ học vấn

Xem thông tin và cập nhật dữ liệu công trình xây dựng trên đất

Chức này dùng để xem, quản lý thông tin công trình xây dựng trên đất như chủ sở hữu, chức năng công trình , địa chỉ, tình trạng, năm xây dựng, giấy phép , và cập nhật thông tin dữ liệu cho các công trình xây dựng trên đất

Tìm kiếm Công trình xây dựng :

Giao diện tìm kiếm công trình xây dựng

Sau khi tìm kiếm được các công trình thỏa mãn theo tiêu chí, có thể xuất danh sách các công trình ra file Excel

Giao diện tìm kiếm thửa đất

Sau khi tìm kiếm được các công trình thỏa mãn theo tiêu chí, có thể xuất danh sách các công trình ra file Excel

Giao diện tìm kiếm người dân

Sau khi tìm kiếm được các công dân thỏa mãn theo tiêu chí, có thể xuất danh sách ra file Excel

Thống kê các công trình xây dựng :

Giao diện thống kê công trình xây dựng

Sau khi thống kê được các công trình thỏa mãn theo tiêu chí, có thể xuất ra file Excel một biểu đồ so sánh giữa các tiêu chí

Giao diện thống kê thửa đất

Sau khi thống kê được các thửa đất thỏa mãn theo tiêu chí, có thể xuất ra file Excel một biểu đồ so sánh giữa các tiêu chí

Giao diện thống kêngười dân

Sau khi thống kê được các công dân thỏa mãn theo tiêu chí, có thể xuất ra file Excel một biểu đồ so sánh

Tìm kiếm các ngôi trường gần thửa đất trong bán kính 200m

Sau khi kích hoạt, người dùng sẽ click vào khu đất nào muốn kiểm tra, nếu nằm trong phạm vi 200m có trường học phần mềm sẽ báo và tô sáng

Đánh giá mô hình

Sản phẩm sau khi thực hiện đề tài

- Bài báo cáo trình bày tổng quan thực trạng quy trình hệ thống quản lý hành chính hiện nay trên địa bàn của UBND Thị trấn Bến Lức

109 - Đề xuất xây dựng mô hình quản lý cấp xã, phường, thị trấn trên cơ sở ứng dụng bản đồ số tại Thị trấn Bến Lức bằng công nghệ GIS đồng bộ dữ liệu kết nối thông tin các ban ngành của UBND thị trấn để truy cập và quản lý toàn Thị trấn

- Vận hành thử nghiệm mô hình đề xuất với một số chức năng cơ bản - Công cụ quản lý và tra cứu thông tin từ mô hình xây dựng

Kết quả đạt được sản phẩm sẽ được sử dụng ngay trong thực tiễn:

- Làm cơ sở định hướng công tác quản lý hồ sơ hành chính của các ban ngành trên địa bàn Thị trấn được dễ dàng hơn, tránh bị sai sót, quản lý đồng bộ hơn, không tốn nhiều công sức và thời gian để sao lục các giấy tờ bằng sổ sách, khó bảo quản

- Phục vụ công tác quản lý, tra cứu thông tin cho người dân và người quản lý dễ dàng hơn

- Giúp cho nền kinh tế phát triển trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa

Khảo sát đánh giá sau khi áp dụng đề tài vào thực tế công việc

- Đây là lần đầu tiên một ứng dụng GIS được đưa vào sử dụng tại UBND Thị trấn Bến Lức Ban đầu nó đã thể hiện được các chức năng đáp ứng được các nhu cầu cần thiết trong UBND Hơn nữa, nó đã giải quyết được bài toán lưu trữ và kiểm soát hồ sơ, cập nhật biến động thường xuyên, tìm kiếm thông tin chính xác giúp các cán bộ chuyên môn đỡ tốn thời gian trong việc sao lục, giảm thời gian thủ tục hành chính Bên cạnh đó, ứng dụng này mang tính kế thừa cao, giúp người sử dụng nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt công việc và tránh được đáng kể những sai sót trong công tác quản lý

- Trước khi ứng dụng vào triển khai thực tế xử lý các công việc tại UBND

Thị trấn Bến Lức và để có những kết luận đánh giá chính xác, đồng thời giúp cải tiến phần mềm ứng dụng về sau, đề tài cần tiến hành khảo sát những điểm mạnh và những điểm cần cải tiến, cũng như cập nhập theo các chức năng hỗ trợ về sau Các câu hỏi này nhằm mục đích tham khảo ý kiến của những người trực tiếp sử dụng qua phần mềm ứng dụng này trong công việc xử Qua việc lấy ý kiến đóng góp của các cán bộ quản lý tại UBND, đề tài nhận được rất nhiều phản hồi tích cực, giúp cải thiện tình hình hiện nay như: giảm thời gian cho việc tra cứu, tìm kiếm các thông tin

110 về đất đai, xây dựng, văn hóa, khai sinh, khai tử, quản lý các biến động, cập nhập thông tin kịp thời nhanh chóng, báo cáo thống kê nhanh, các công tác điều tra trẻ mầm non và vào lớp một nhanh chóng chính xác không xảy ra tình trạng phân bố không đồng đều v.v Bên cạnh đó cũng có nhiều điểm cần phải được cải tiến hơn mới có thể triển khai áp dụng vào thực tế cho nhiều ngành hơn có thể liên thông nhiều cấp phục vụ công tác quản lý tại địa phương Có thể đề xuất áp dụng cho công tác quản lý trên các địa bàn khác, nhưng khi áp dụng cho các địa bàn xã, phường khác phải hoàn thành lại dữ liệu về mặt không gian (bản đồ) của địa bàn đó và đào tạo về mặt con người

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Mạnh Hiển: Xây dựng chiến lược phát triển ngành quản lý đất đai theo định hướng hiện đại hóa, kinh tế hóa và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững - Tạp chí tin tức của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

[2] Ths Đỗ Đức Đôi: Cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu – thực trạng và giải pháp - Tạp chí tin tức của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, năm 2015

[3] Bộ Tài nguyên và Môi trường: Thông tư số 17/2010/TT-BTNMTV/v quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính, ngày 04/10/2010

[4] Bộ Tài nguyên và Môi trường: Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT V/v Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, ngày 24/4/2013

[5] Bộ Tài nguyên và Môi trường: Đề án xây dựng mô hình CSDL đất đai, môi trường

[6] OpenGIS Project Document: OpenGIS Simple Features Specification For SQL OpenGIS Project Document 99 – 049, May 5, 1999

[7] Esri (2011), Cơ quan đo đạc và bản đồ các quốc gia ở Châu Âu, http://www.esri.com/news/arcnews/spring11articles/european-cadastres-and- national-mapping-agencies.html

Ngày đăng: 09/09/2024, 07:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2 là khái niệm cung cấp thông tin của CSDL địa chính đa mục tiêu ở  Úc... Như đã nêu ở trên mô hình này rất phù hợp cho các nước đang phát triển vì - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Hình 1.2 là khái niệm cung cấp thông tin của CSDL địa chính đa mục tiêu ở Úc... Như đã nêu ở trên mô hình này rất phù hợp cho các nước đang phát triển vì (Trang 29)
Hình 2.1: Sơ đồ thủ tục quản lý hành chính đất đai. - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Hình 2.1 Sơ đồ thủ tục quản lý hành chính đất đai (Trang 44)
Hình 2.3 : Sơ đồ thủ tục quản lý hành chính tài chính  Hiện nay công tác thu ngân sách luôn được tập trung hàng đầu trên địa bàn  Thị  trấn  luận  văn  chỉ  tập  trung  công  tác  thu  thuế  phi  nông  nghiệp  và  các  lọai  quỹ - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Hình 2.3 Sơ đồ thủ tục quản lý hành chính tài chính Hiện nay công tác thu ngân sách luôn được tập trung hàng đầu trên địa bàn Thị trấn luận văn chỉ tập trung công tác thu thuế phi nông nghiệp và các lọai quỹ (Trang 53)
Hình 2.4: Sơ đồ thủ tục quản lý hành chính văn hóa - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Hình 2.4 Sơ đồ thủ tục quản lý hành chính văn hóa (Trang 55)
Hình 4.1: Mô hình tổ chức dữ liệu trong CSDL GIS - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Hình 4.1 Mô hình tổ chức dữ liệu trong CSDL GIS (Trang 66)
Hình 4.3: Sơ đồ mình họa cấu trúc của một lớp dữ liệu thửa đất - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Hình 4.3 Sơ đồ mình họa cấu trúc của một lớp dữ liệu thửa đất (Trang 75)
Bảng thuộc tính vùng  Tên trường dữ - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Bảng thu ộc tính vùng Tên trường dữ (Trang 75)
Bảng thuộc tính vùng  Tên trường dữ liệu   Độ rộng mục tin  Mục tin  Kiểu dữ liệu - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Bảng thu ộc tính vùng Tên trường dữ liệu Độ rộng mục tin Mục tin Kiểu dữ liệu (Trang 77)
Bảng thuộc tính vùng  Tên trường dữ liệu   Độ rộng mục tin  Mục tin  Kiểu dữ liệu - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Bảng thu ộc tính vùng Tên trường dữ liệu Độ rộng mục tin Mục tin Kiểu dữ liệu (Trang 78)
Hình 4.5: Sơ đồ mình họa cấu trúc của lớp dữ liệu giao thông - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Hình 4.5 Sơ đồ mình họa cấu trúc của lớp dữ liệu giao thông (Trang 79)
Hình 4.6: Sơ đồ mình họa cấu trúc của lớp dữ liệu sông hồ - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Hình 4.6 Sơ đồ mình họa cấu trúc của lớp dữ liệu sông hồ (Trang 80)
Bảng thuộc tính đường  Tên trường dữ liệu   Độ rộng mục tin  Mục tin  Kiểu dữ liệu - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Bảng thu ộc tính đường Tên trường dữ liệu Độ rộng mục tin Mục tin Kiểu dữ liệu (Trang 81)
Hình 4.8: Sơ đồ mình họa cấu trúc của lớp dữ liệu tim sông. - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Hình 4.8 Sơ đồ mình họa cấu trúc của lớp dữ liệu tim sông (Trang 81)
Hình 4.9: Sơ đồ mình họa cấu trúc của lớp dữ liệu tim sông - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Hình 4.9 Sơ đồ mình họa cấu trúc của lớp dữ liệu tim sông (Trang 82)
Bảng thuộc tính đường  Tên trường dữ liệu   Độ rộng mục - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Bảng thu ộc tính đường Tên trường dữ liệu Độ rộng mục (Trang 83)
Bảng thuộc tính đường  Tên trường dữ liệu   Độ rộng mục tin  Mục tin  Kiểu dữ liệu - Luận văn thạc sĩ Bản đổ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý: Ứng dụng GIS để hỗ trợ quản lý hành chính đa mục tiêu trên địa bàn thị trấn Bến Lức
Bảng thu ộc tính đường Tên trường dữ liệu Độ rộng mục tin Mục tin Kiểu dữ liệu (Trang 84)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN