1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí: Ứng dụng quản lý vòng đời sản phẩm vào thiết kế máy gia công gỗ CNC

142 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng quản lý vòng đời sản phẩm vào thiết kế máy gia công gỗ CNC
Tác giả Lê Sỹ Lộc
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Hữu Lộc
Trường học Đại học Quốc gia TP. HCM
Chuyên ngành Kỹ thuật Cơ Khí
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 51,22 MB

Nội dung

Danh mục từ viết tắtBOL: Bắt đầu vòng đời sản phẩm BOM: Danh mục nguyên vật liệu / Định mức nguyên vật liệu CAD: Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính CAE: Kỹ thuật với sự giúp của máy tí

Trang 1

LÊ SỸ LỘC

UNG DUNG QUAN LY VÒNG ĐỜI SAN PHAM VÀO

THIET KE MAY GIA CONG GO CNC

Chuyên ngành : Kỹ thuật Cơ KhíMã so: 60.52.01.03

LUAN VAN THAC SI

TP HO CHI MINH, thang 12 nam 2017

Trang 2

(Ghi rõ họ, tên, hoc ham, học vi va chữ ky)

Cán bộ cham nhận xét 1 : -.- (CS E St S3 EES3E8E9EEEEEE5E2EEEEEEEEEEEeErtrersrd

(Ghi rõ ho, tên, học hàm, học vi và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : Ga S133 E98 53185555858 E5E5118E552155 E552 52

(Ghi rõ ho, tên, học hàm, học vi và chữ ký)Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Dai học Bách Khoa, DHQGTp HCM ngày tháng năm

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ ho, tên, học hàm, học vi của Hội đông cham bảo vệ luận vănthạc sĩ)

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý

chuyền ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nêu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐÔNG TRUONG KHOA

PSG TS Nguyên Hữu Lộc

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Il NHIEM VU VÀ NOI DUNG:

Nhiệm vụ 1: Tông Quan về Quản lý vòng đời san phẩm va Quan lý dé liệu sản phẩm.Nhiệm vụ 2: Phương pháp thiết kế ứng dụng Quản lý vòng đời sản phẩm

Nhiệm vụ 3: Quy trình thiết kế ứng dụng Quản lý dữ liệu.Nhiệm vụ 4: Ứng dụng vào thiết kế máy gia công gỗ CNCNhiệm vụ 5: Câu hình sản phẩm từ dữ liệu thiết kế

IH NGÀY GIAO NHIỆM VU : CC ST ST TT T1 1H ng nguIV NGÀY HOÀN THÀNH NHIEM VU: SG CS E131V CÁN BO HƯỚNG DAN : PGS TS Nguyễn Hữu Lộc

Tp HCM, ngày 18 thang 12 năm 2017

CÁN BỘ HƯỚNG DÂN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

Trang 4

Quá trình học Thạc sĩ tại tường Đại Học Bách Khoa TP H6 Chi Minh đối vớitôi là một quá trình trưởng thành hơn về nhận thức, văn hóa và trình độ Dé đi đến ngàyhôm nay, tôi đã phải nỗ lực vượt lên chính mình nhăm tiếp thu tốt nhất kiên thức và ứng

dụng vào công việc cũng như cuộc sống Mỗi học kì đối với tôi là một sự trải nghiệmtuyệt vời với rất nhiều nỗ lực bỏ ra và những thành quả thu về Một trong những điềuquan nhất đối với tôi chính là tình cảm ma tôi nhận được khi đi trên con đường này Tôi

xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:

Thay PGS TS Nguyễn Hữu Lộc, trưởng Khoa Cơ Khí — Dai Học Bách KhoaTP Hồ Chí Minh Thay là người hướng dẫn và cho tôi cơ hội thực hiện dé tai này ngaytừ ngày dau tiên Nhờ sự hướng dẫn của Thay, tôi đã viết được một bài báo hội nghịquốc tế và hoàn thành luận văn này với niềm tin răng mình có thể ứng dụng những hiểubiết từ nó vào công việc và mang lại lợi ích cho xã hội Tôi chúc thay luôn mạnh khỏeđể tục vai trò của môt nha quản lý, một nhà giáo và một người hướng dẫn tận tâm

Gia đình tôi — những người tôi yêu quý nhật Đối với tôi, họ là động lực để tôi

phan dau mỗi ngày Những động viên, cảm thông và chia sẻ từ họ đã giúp tôi vượt quađược những khó khăn dé hoàn thành tốt công việc học tâp Tôi xin gởi đến từng thànhviên trong gia đình lời chúc tốt đẹp và lời cảm ơn chân thành nhất.

Bạn bè, đồng nghiệp - những người bạn tốt mà tôi có thé chia sé được cảm xúc,suy nghĩ, tầm nhìn của mình về cuộc sống hiện tại và tương lai Tôi xin gởi lời cảm ơn

vi sựu coi mở và chân thành mà họ đã luôn dành cho tối.

Trang 5

Luận văn trình bảy về việc ứng dụng quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) trong thiết kế máygia công gỗ CNC Các ưu điểm của phương pháp thiết kế ứng dụng PLM được nêu ra vàtừ đó xây dựng một quy trình thiết kế tổng quát có ứng dụng PLM Quy trình này bao gồmquản lý dit liệu sản phẩm (PDM) và quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) và sau đó được ứngdụng cụ thể trên thiết kế máy gia công gỗ CNC Cơ sở đữ liệu hình thành trong quá trìnhthiết kế được quản lý dé đảm bao tính toàn vẹn di liệu, đáp ứng sự thay đổi trong thiết kếvà cau hình sản phẩm theo yêu cầu Từ kết quả thu được, luận văn có tính chất tham khảođể triển khai ứng dụng PLM vào thiết kế tại các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.

The thesis presents the application of Product Lifecycle Management in the design of CNCwoodworking machine The advantages of design methodology in Product LifecycleManagement are outlined, and the author builds a general design process in the context ofProduct Lifecycle Management Then this process is used to design a CNC woodworkingmachine Formed databases during the design process are managed to ensure data integrity,meet the changes in product and reconfiguration The results of this work can be a referencefor PLM application in design at organizations and enterprises in Vietnam.

Trang 6

Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ “Ứng Dụng Quản Lý Vòng Đời Sản PhẩmVào Thiết Kế Máy Gia Công Gỗ CNC” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sưhướng dẫn của PSG TS Nguyễn Hữu Lộc Các luận điểm, số liệu, bảng biểu, hình vẽ đượcsử dụng trong luận văn có nguôn gốc rõ ràng va được trích dan day đủ, nếu không, đó là ý

tưởng hoặc kết qua tong hop của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự

tìm hiểu, tổng hợp, rút ra một cách trung thực, khách quan

Nếu có bất kì van dé gì, tôi cam kết chụi hoàn toàn trách nhiệm về luận văn củaminh.

Trang 7

Danh mục hình: - << EE E1 2666111030101 1 1111030 19119 nở 6

Danh mục từ Vit tẮ( SG tt S1 S110 9113181511111 1111 1811111115111 15 1111151111151 Ee se 1090I09))I9000.(955 00001015 111.1 Tinh cấp thiết của dé tai cc ccccccccccssssssssecscscscsesssssscscasssssessveveveveneesen 11

V1.1 Tinh 0i 11

1.1.1.1 Tổng quan về quan lý vòng đời sản phẩm - - sec: 111.1.1.2 Tổng quan về máy gia công gỗ CNC eccscsecesscecsstsesessserseseeeseees 131.1.2 Sự cần thiết để nghiên €ỨU - + + xxx EEeEeEeEerrererees 13

1.2 Mục tiêu của luận văn và nội dung thực hiện - 5-5555 5++++++++<<<+ 14T.2.1 Ši 0 1 — 55 14I29)0ấ00i i50 14

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - 5-5 +s+s+s£s£+Eexeerecee 141.3.1 Ý nghĩa khoa hoc -¿- - E199 9E SE cvcv T1 g1 g1g1 11 re 141.3.2 Ý nghĩa thực tiỄn - - - k1 E111 5 1 11111211 1T H1 H11 ru 151.4 Dự kiến kết quả dat ưỢC occ cecccccccecccsssssssssesscscscssecscscscasssasaveveveveveveeeees 15Chương 2: TONG QUAAN - -cctT TH 1111111011111 1111 ng grờg 162.1 Hệ thống quản ly vòng đời sản phdm (PLM) ceesesesesesesecececesesesevens 16

QLD Su e 16

2.1.1 Khái niệm về sản phẩm - 2k k+E#E#E#ESESEEEEEEEEEkekekekeeeereeree l62.1.2 Khái niệm về vòng đời sản phẩm + + + + xx+v+veeeeeeeree 172.1.2 Định nghĩa về PLM «<3 EEEE#ESESEEEEkEkcv cv gegererree 19

1.2.1 Các định nghĩa trong công nghiỆp - << << sseeeeesss 20

Trang 8

1.2.3 Khái niệm tong quát - - E9 SE Erxrerees 212.2 Các thành phan co bản của của hệ thống PLM ¿26 6+s+s+£+E+escse 232.2.1 Tiến trình ¿+ +56 +k+ESE+E£ 5 EEEEE 12151511115 11111 1115151151111 cE0 232.2.2 Công nghệ thông tin và truyền thông - + s sex +keeeeeeeesree 252.2.3 Phương pháp tiẾp cận -.- x31 E1 EEEE9E5E1 E11 11kg ng gerreg 262.3 Các lợi ích mang lại từ hệ thống PLMM - CS cS Ăn se 27

2.3.1 Lợi ích đài hạn + << << S111 1111v SH nh re 28

2.3.2 Lợi ích ngắn hạn cc G1111 nhớ 282.4 Hệ thống quản lý dữ liệu sản phẩm (PDM) 2 2 s+s+s+EeE+E+Eexsreei 282.4.1 Giới thiệu về PIDM ¿- - 5< 6E SE2E* 2 EEEE E1 15112111111 1511 11.1 292.4.2 Định nghĩa về PIDM «c3 EEEEEESESEEEEESk kg rerree 292.4.2.1 Khái niệm về dữ liệu - ¿2 S2 SESE* 2E E2 E1 1E E1 Eckrreee 302.4.2.2 Khái niệm về dữ liệu sản phẩm - + + xxx +x+veeeeeeeeee 302.4.2.3 Khái niệm quan lý dit liệu sản phẩm ¿25 6+s+x+x+esesesese 302.4.3 Các chức năng cơ bản của hệ thông PDM c6 6+x+x+e+esesese 31

2.4.3.1 Quan ly dit liệu trung tâm và tài liệu - 25+ scs+cscse 322.4.3.2 Quản lý quy trình công VIỆC - 5S 222223331 13355565555115serree 32

2.4.3.3 Quản lý cau trúc sản phẩm - - - -k+s+ESESESEExSxckckckck cv rkreeree 33

2.4.3.4 Quản lý phân ÏOạI - (<< 01101111111111111111588833511 111111 rrree 332.4.3.5 Quản lý dự án -¿- - 5+ tt E1 15112121121112111 1111111111111 1 xe 34

2.4.3.6 Giao tiếp và ghi chú - - c1 E119 5E TT gccccnnererree 342.4.3.7 Phân phối và chuyển đối dữ liệu - «sex exeeeeeeeree 34

2.4.3.8 Dịch vụ hình ảnh <5 1109 ng re 34

Trang 9

2.4.3.10 Tích hop ứng dụng - << << ĂGS 1111111111111 1111 rrrree 35

2.4.4 Các lợi ích mang lại từ hệ thống PDM ¿22s +x+x+x+x+eeeseseee 352.4.4.1 Các lợi ích cho cấp độ doanh nghiệp - ¿55 s+s+x+x+esesesese 352.4.4.2 Các lợi ích cho cấp độ kỹ Sư - cv ekreeree 352.5 Các hệ thống PLM ứng dụng trong công nghiệp ¿5s +s+s+e+sscse 35Chương 3: PHƯƠNG PHÁP THIET KE UNG DUNG PLM - - 2 5c: 423.1 Tổng quan các nghiên CỨU - - k+Ekk‡EEEEESESESEEx SE gvngvrerreg 43

3.1.1 Các khái niệm ¿2 52k SE+ESEE*EEEE 151121132111 111 111111111 43

3.1.2 Các mô hình về quá trình thiết kế - - - + + + xE* + +x+E+E+E+EeEexeesese 443.1.2.1 Phân loại về mô hình thiết kẾ - 22 2 2+E+£+££EzEz£zezzze 443.1.2.2 Phương pháp tập trung vào thiết ké + s+s+x+x+x+xeeseeesree 45

3.1.2.3 Phương pháp tập trung vào dự án cSSsssssssssesssssss 48

3.2 Kỹ thuật đồng thoi ccccccsssssscssscscscsesecsccscscsssssvevsvsvsesesesesecscscacasevavavens 48

3.2.1 Giới thiệu «¿Set x1 1511218111111 11111111111 0111011111 111111 48

3.2.1.1 Kỹ thuật tua tỰ - ch S11 E111 111111 rreg 483.2.1.2 Kỹ thuật đồng thờii - ¿k1 SE SE ST ctccgnegererree 493.2.2 Áp dụng CE cho quy trình thiẾt ké - + 2 + + +x+k+k+k+E+Eeeeeeeseee 523.3 Chiến lược nên tảng sản phẩm và thiết kế theo mô đun - - - +: 58

3.3.1 Giới thiệu «6 St x3 E1 151121111111 111 1111111101111 1111 111111 58

3.3.2 Ap dung nén tang san pham va thiét ké theo m6 dun vao qua trinh phatmi: ¡8:0 60

3.3.2.1 Xác định cấu trúc sản phẩm - - + +EEExSxSxcxckekekeveeeeeesree 60

3.3.2.2 Thực hiện mô đun hóa - ¿<< - << SE 11 *££eeeeessssee 61

3.3.2.3 Thực hiện cau trúc sản phẩm mÔ đun - << «<< << <<<<<ss 61

Trang 10

4.1 Kết hợp kỹ thuật đồng thời và thiết kế theo mô đun với sự trợ giúp của hệthống PDM -G- - k1 E111 915151 11111 1 1 1111110111131 10g rv 63

4.1.2 Thiết kế theo mô dun và PDM c¿-cc++cxsrtisrtrsrrrrrrrrrrrrree 654.2 Quy trình thiết kế ứng dụng PIDM - - - +E+E+E+EEEEEEvEckckekeveeeereecee 68

4.2.1 Công cụ LT của dự án - << << cc 11 1011111111119992311 1111111 vn ng 694.2.2 Các nhóm trong dự án - - - << cc c1 1 000011111119992131 1111111 vn ng và 714.2.2 Quy trình công việc trong dự án - << reeeseesssssss 72

4.2.2.1.Quy trình phát triển sản phẩm - - - + + xxx eveeeeeesree 72

4.2.2.2 Dong thông tin trong dự án - 5555522 ****555555555xeress 74

4.3 Mô hình hệ thống PDM trong dự án - - - + ckekeveeeereeree 77

4.3.1 Autodesk Data Management Server cccccccccccccccceessesessssssceeeeeeeeeeeeees 774.3.2 Autodesk Vault Client ccc cccccssseccesssneccesssnececeeseecceseneeeeeseseeeeeeenees 78

4.3.3 Cài đặt hệ thong Vault voce cccccscccsecscscecesessssvsvsvevscscsesesecscscesassvevevens 79Chương 5: THIẾT KE MAY GIA CONG GO CNC 556cc ekeeeesree 815.1 Tổng quan về may gia công gỗ CNC ¿6xx #E#ESESESEEkrkrkrkekeeeed 815.2 Cau hình quy trình công VIỆC . - - + + + SE EEEESESESEEEkrkrkrkrkeered 825.2.1 Cau hình hệ thống PDM - << SE EEEEEEEEESESEEkrkrkrkekeeeed 82

5.2.1.1 Tạo cơ sở đữ liệu Vaul( + << + <Ăc cSE* 1k re 82

5.2.1.2 Thiết lập dự ann cccccsccccccccssssssssssssscscscsesesesscscscscsssvsvevsvsvsessesecsenens 835.2.1.3 Dua vao va lay ra dữ liệu từ hệ thống PDM ¿5 s5ses¿ 885.2.1.4 Sao chép và sử dung lại thiết kẾ -¿- - s+x+E+EsEsEeErkrkrxreeeeed 915.2.2 Câu hình danh mục các loại dữ liệu trong dự án -« «<<: 9]5.2.4 Cau hình vòng đời cho dữ liệu trong dự án - << se sxcxsxsxexd 92

Trang 11

5.3 Nội dung quá trình thiét kẾ - + SE EEEEEESESEEEkrkrkrkrkeered 975.3.1 Xác định cấu trÚC voeccccccccccsscsescssesesessescscscescsessescsessescscseescsessescseseescseseesees 975.3.2 Thiết kế các mô đun ¿+ - 2+6 E2 +E£E#EEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrkrkee 1015.3.4 Xuất tài liệu sản xuất - ¿Set SE 1E 12111515 111111 1111111111 cx 106Chương 6: CAU HINH SAN PHAM TU DU LIEU THIET KẼ - 1096.1 Phan tích các thay đôi về yêu câu woe eccccccccccsssssessstscscsesesesscscscesasessnavens 1096.2 Thông số sản phẩm mớii - s k+kk+EE#E#E#E#ESESESEEEEEEEEEEcEekekeeeereeree 1106.3 Cau hình sản phẩm mớii cscsesesesescececscssssscevevscscsesesecscscscasasevsvavens 111Chương 7: KẾT LUẬN VA HƯỚNG PHAT TRIÉN - 2-56 +s+s+e+esesese 1167.1 Các kết quả dat ƯỢC «s1 H111 1E 1111 Tung greg 1167.2 Hướng phat trién trong tương lai ceccececscscssssssseessesesesssecscscscesasessvevens 116TAI LIEU THAM KHAO ccceccccsccccsscssescsscscscsscscscsscscscsscscscsscscsssscsesvsssstsssseseanees 118PHU LUCI: GIỚI THIEU AUTODESK VAULT cccccccccscscssssesescssesesecesesessesees 122

Trang 12

Hình 1.1 Vong đời sản phẩm và các thành phần - - + 2 2+s+k+E+EeEE+E+E+Eszeei 12Hình 2.1 Vong đời sản phẩm với 3 nhóm giai đoạn 2-2-2 +s+c+xe+x+x+xsreee 19Hình 2.2 Mối quan hệ giữa các thành phan trong vòng đời sản phẩm 23Hình 2.3 Các ứng dụng trong vòng đời sản phẩm «5 + +x+k+x+xeEeeeeseee 25Hình 2.4 Ung dụng của các công nghệ trong quá trình phát triển sản phẩm 26Hình 2.5 Vòng đời sản phẩm và các phương pháp PLM thường gặp - 27Hình 2.6 PDM là nền tảng của hệ thống PLM ¿5-5 + 2 E+E+E+E+EeEE+E+Eeeereei 31Hình 2.7 Đánh giá giải pháp PLM của các nhà cung cấp hiện nay 36Hình 3.1 Tiến trình xây dựng quy trình thiết kế ứng dụng PLM -. - 42Hình 3.2 Bốn giai đoạn thiẾt ké ¿- - + SE +k#E9EE SE E111 1111 EeeU 45Hình 3.3 Mô hình của Pahl và Beitz dành cho thiết kế cơ khí - - 47Hình 3.4 Vòng đời sản phẩm va chỉ phí - ¿66s s#E+E+E+EEEEEEEEckekekekekeeeeeree 49Hình 3.5 Sự khác biệt giữa phương pháp sản xuất truyền thống va CE 50Hình 3.6 Công cu CE trong quá trình phát triển sản phẩm 2-5-5 se: 51Hình 3.7 Các giai đoạn trong mô hình kỹ thuật đồng thời 5-2 - =2 se: 53Hình 3.8 Tiến hành song song các hoạt động trong phát triển sản phẩm 54Hình 3.9 Mô hình phát triển sản phâm từ ban đâu - 2 22+s+s+E+xe+x+xexsreei 55Hình 3.10 Mô hình phát triển sản phẩm dựa trên sản phẩm cũ - 56Hình 3.11 Mô hình phát triển sản phẩm với rất ít thay đỔi - ¿5-5 cs+esescse 58Hình 3.12 Ví dụ về nền tảng sản phẩm và nhóm san phẩm - 5-5 +s+s+ss¿ 59Hình 4.1 Sự hỗ trợ của PDM trong quá trình phát triển sản phẩm - 64Hình 4.2 Quá trình thiết kế đồng thời trong môi trường PDM - - +: 65Hình 4.3 Tiến trình thiết kế trong môi trường PDM 2-2 +s£+xe+x+x+xzzee 67Hình 4.4 Tiến trình thiết kế lại sản phẩm trong môi trường PDM 67Hình 4.5 Vai trò của Autodesk Vault trong vòng đời sản phẩm - +: 70Hình 4.6 Quy trình thiết kế và chế tao sản pham ccccccssesesscsesesessstssccsssessseeens 73

Hình 4.7 Dòng thông tin trong dự áñ 5-5 5 2222222233351 1 11EEESssesssrsse 76

Hình 4.8 Dòng thông tin trong hệ thống PDM 2-2 + 2 2+E+E+E+EeEE+E+EeEereei 77

Trang 13

Hình 4.11 Mơ hình làm việc của hệ thơng Autodesk Vault với ứng dụng CAD 80

Hình 5.1 CSDL Vault của dự ắn - - c1 S SH re 83

Hình 5.2 Dang nhập vào hệ thống CSDL - - + 22 +E+E+E+ESEE+E+EEESESEErkrkrrereei 83

Hình 5.3 Giao diện của Vault ProfessionaÏL + + + << + +22 ccceeeeeeeessss 84

Hình 0.4 Thiết lập hệ thống thư mục và danh mục dif liệu - 5-5-2 <2 se 84Hình 5.5 Tạo người dùng được truy cập vào hệ thống PDM - - c+<scs¿ 85Hình 5.6 Danh sách người dùng trong hệ thong + 2s + +x+x+E+E+EeEeEeesese 85Hình 0.7 Danh sách nhĩm dự án trong hệ thong cecceesssesessesesesesescececesssesevevens 86

Hình 5.8 Cài đặt dự án trên Autodesk Inventor - << s53 87

Hình 5.9 Sự tương ứng về hệ thống thư mục trên máy chủ va máy con 88

Hình 5.10 Các Add-in cua Autodesk Vault trên các ứng dụng - 88Hình 5.11 Check in dữ liỆU . - << - E1 22211131 111111 ke ree 89Hình 5.12 Check out dữ Qu - << E122 EEE1133 111111 v kh re 89

Hình 5.13 Thêm dữ liệu vào hệ thống PDM - - + + + xEx SE tk +E+keveveeeeeree 90Hình 5.14 Lay dữ liệu ra từ hệ thống PDM ¿+2 + +E£EE+E+E+E+EeEErkrkerereei 90Hình 5.15 Sử dụng lại thiết kế trong hệ thống VauÏt - ¿+ +x+x+x+x+E+Esesese 91Hình 5.16 Sơ đồ định nghĩa vịng đời dữ liệu “Engineering” trong dự án thiết kế 93Hình 5.17 So đồ định nghĩa vịng đời dữ liệu “Office” trong dự án thiết kế 94Hình 5.18 Quy trình quản lý thay đổi trong VauÏt - + s52 +s+s+E+Ee£+ezxeesreee 95Hình 5.19 Thêm yêu cau thay đối trong thiẾt kẾ + + + xxx +k+veveEeeeeeeee 95Hình 5.20 Hộp thoại yêu cầu thay đổi trong Vault cee + s52 ss+s+E+Eererezeeesreee 96Hình 5.21 Dữ liệu thiết kế đi kèm theo yêu cầu thay đồi ¿-5- ssssesescse 96Hình 5.22 Trạng thái của dit liệu trong quá trình yêu cầu thay đồi 97Hình 5.23 Hai phương án thiết kế máy gia cơng gỗ - + 6 56+x+x+x+E+esesese 99Hình 5.24 Sơ đồ nguyên lý của thiết KẾ - - - - s*E+E+ESESESEEEEESkckckckekekekrerree 100Hình 5.25 Mơ hình cấu trúc của máy gia cơng gỗ -. - + sx+x+x+x+Eeeeeeeseee 100Hình 5.26 Kết quả mơ phỏng độ cững vững - - + + xxx cveveeeereeree 101Hình 5.27 Các mơ đun của máy gia cơng BO veces cscsccesesessesscscesestevscscsseseeees 101

Trang 14

Hình 5.30 Mô đun truyền 9215011290125 103Hình 5.31 Mô đun truyền động trục Z và bộ phận công tác - 103

Hình 5.32 Mô dun thân bên của máy +5 2222293335535 1E 104

Hình 5.33 Sự sắp xếp các mô đun của máy gia công gỗ CNC -. - +: 104Hình 5.34 Bản vẽ lắp các cơ cau truyền động và dẫn hướng - - 5<: 105Hình 5.35 Mô hình hoàn chỉnh sản phẩm - - + + SE +k£v+Eeeeeeesese 105Hình 5.36 Hình chiếu của sản phẩm sau khi thiết kỀ ¿-2- - + 2 s+s+x+Eszee 106Hình 6.1 So sánh các tiết diện khung nhôm - 5 + + + SE £E+E+E£E£EeEeEsese 112Hình 6.2 Sản phẩm QY XZ/2 - k1 11 1191515151111 1 1 1 1 1 1111111111111 xe 114Hình 6.3 Hình chiếu sản phẩm ` XZ⁄2 - + sex EEEE5E5EE xe 114Hình 6.4 Sản phẩm ` XZ43 - - - - SE SE 139151518 1121151315 111151111111 115Hình 6.5 Sản phẩm OY XZ⁄4 - - -kEEE3SE 13115113 1151151315 1111151111111 xe 115

Trang 15

Bang 2.1 Các giai đoạn vòng đời sản phẩm theo các khía cạnh khác nhau 17Bảng 2.2 Các vai trò khác nhau trong vòng đời sản phẩm - 5-5 +s+ssss¿ 24Bảng 2.3 Các hệ thông PLM hiện nay - 66 St S‡E‡E#ESESEEEEEEEEkcEckekekreeerree 37Bảng 2 4 So sánh các tính năng cộng tác của các hệ thống PLM hiện nay 39Bảng 2.5 So sánh hệ thống PLM dưới quan điểm vòng đời san phẩm 40Bang 4.1 Các bước thiết kế và các yếu tố liên quan s s s+x+x+k+x+xexeeseseee 74

Bang 5.1 Danh sách người dùng và nhóm dự án - << 55555 <<<<++++++++++ssss 86

Bang 5.2 Thông số kĩ thuật ban đầu của mô hình eeesesesesececececessseseeeeens 98Bảng 5.3 Ma trận công thức Cau tric ccecsescscsesesesessecscssssssscscsesesesecscscucesasasavavens 98Bảng 5.4 So sánh 2 cau trúc ban may đứng yên va ban máy chuyền động 99Bảng 5.5 Bảng kê vật liệu của sản phẩm - - - E+E+ESEEESkSkckckekekekeereeree 106Bảng 6.1 Sự thay đổi của nhu cầu thị trường của các sản phẩm mới 110Bảng 6.2 Bảng thong số sản phẩm Mi sseeeeeesesesesececscscececessssseveretsteteeeee 110Bảng 6.3 So sánh đặc tinh các bộ truyền động wc eesesesesececscccsssssseseteeeteeeeee 111Bảng 6.4 Các thuộc tinh của tiết điện khung nhôm wo cccecccscsesssseeeeeeeeeeeeeee 112Bang 6.5 So sánh tinh chất của loại dẫn hướng - 2-6 s+E+E£E+EsEsEerrerees 112Bang 6.6 Sự lua chon các thành phan trong mô dun của các sản phẩm mới 113

Trang 16

Danh mục từ viết tắt

BOL: Bắt đầu vòng đời sản phẩm

BOM: Danh mục nguyên vật liệu / Định mức nguyên vật liệu

CAD: Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính

CAE: Kỹ thuật với sự giúp của máy tính

CAM: Sản xuất có sự trợ giúp của máy tính

CAPP: Lập quy trình có sự trợ giúp của máy tính

CE: Kỹ thuật đồng thờiCheck in: Dua dữ liệu vào hệ thống quan lý dữ liệu sản phẩmCheck out: Lấy dữ liệu ra khỏi hệ thông quản lý và chiếm quyền sử dụngCIM: Sản xuất tích hợp có sử dụng hệ thống máy tính

CNC: Điều khiến số bang máy tính

CRM: Quản lý quan hệ khách hàngEBOM: Danh mục nguyên vật liệu dành cho kỹ sư

EOL: Cuối vòng đời sản phẩmERP: Hoạch định nguồn lực doanh nghiệpFEA: Phân tích băng phương pháp phần tử hữu hạnKBE: Hệ thống cơ sở tri thức kỹ thuật

MBOM: Danh mục nguyên vật liệu dành cho sản xuấtMOL: Giữa vòng đời sản phẩm

PDM: Quản ly dữ liệu sản phẩmPLM: Quản lý vòng đời sản phẩm

SME: Doanh nghiệp vừa và nhỏTDM: Quản lý dữ liệu kỹ thuật

Trang 17

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ sản xuất có sự tham gia của máy tínhvà khả năng quản lý dữ liệu, một xu hướng mới đã được phát triển từ những năm1990, gọi la PLM (Product Lifecycle Management) PLM là hệ quả trực tiếp của tưduy tỉnh gọn, tiết kiệm và tối ưu trong sản xuất PLM áp dụng triết lý của mình trongtoàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu thiết kế, phát triển, chế tao, sử dung cho đếnkhi tiêu hủy sản phẩm.

PLM được ứng dụng đầu tiên ở các ngành công nghiệp có sản phẩm gồm nhiềuchỉ tiết phức tạp (công nghiệp ô tô, công nghiệp hàng không) hoặc các ngành có yêucầu sự quản lý tốt hơn (công nghiệp điện tử) Từ những thành công bước đầu, PLMgiờ đây đã lan sang các ngành khác: Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, thiếtbị y tế, duoc phẩm PLM áp dụng triết lý của minh cho toàn vòng đời của sản phẩmở quy mô rộng khắp các phòng ban của Doanh nghiệp PLM thúc day sự chia sẻ thôngtin sản phẩm bên trong doanh nghiệp va cả bên ngoài doanh nghiệp Điều này giúp

Trang 18

doanh nghiệp tổ chức tốt hơn và đem lại hiệu quả kinh tế từ việc tối ưu hóa quan lý

như CAD/CAM/CAM, CAE/FEA/CFD, FMS, CIM Việc ứng dụng vào các doanh

nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do tư duy do hạn chế về chi phí đầu tu,

trình độ quản lý vận hành, đào tạo

Trong phụ lục 1, Danh mục công nghệ cao được ưu tiên dau tư phát triển(ban hành kèm theo quyết định số 66/2014/qd-ttg ngày 25 tháng 11 năm 2014 củathủ tướng chính phú) có đề cập đến “Công nghệ thiết kế và sản xuất nhờ máy tính(CAD/CAM/CAE), công nghệ sản xuất linh hoạt (FMS), công nghệ sản xuất tích hop(CIM) dé sản xuất sản phẩm có độ phức tạp cao” Từ đó cho thấy, nhu cầu áp dụngPLM vào doanh nghiệp là ưu tiên của nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp Việt Nam.

Trang 19

1.1.1.2 Tong quan về may gia công gỗ CNC

Hién nay trén thé gi01 VIỆC thiết kế và chế tao ra một chiếc máy phay CNC nóichung và máy phay gỗ CNC nói riêng không còn là vẫn đề khó khăn đối với các nướccó công nghệ phát triển như Mĩ, Anh, Trung Quốc, Những loại máy nay đã đượccác nước chế tạo với năng suất cao (nhiều trục chính gia công) va độ chính xác rấtcao.

Trong thời kì bùng nỗ về công nghệ CNC ở nước ta, các dự án nghiên cứukhoa học các cấp về việc nghiên cứu và chế tạo may CNC đã được Nhà nước quantâm và dau tu rất nhiều tiền vào các dé tài này, góp phan giải quyết các khó khăntrong việc chế tạo máy CNC cũng như nghiên cứu sản xuất ra các dòng máy đáp ứngnhu cầu ngày càng đa dạng trên thị trường như gia công kim loại, khuôn mẫu hayđiêu khắc Nhờ đó mà các máy CNC “made in Vietnam” lần lượt ra đời, tuy nhiênchất lượng vẫn chưa cao, độ cứng vững van còn thấp dẫn đến máy không 6n địnhtrong quá trình hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như độ chính

xác.

Hiện nay Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu đồ gỗ hang đầu ĐôngNam A, nhu cau về máy gia công gỗ độ chính xác cao, 6n định và giá thành hợp lý làrất rõ ràng Thị trường máy gia công gỗ hiện nay đang thuộc về các thương hiệu đến

từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan và Mỹ, châu Âu Nếu các doanh nghiệp Việt Nam

chế tao được máy gia công đặt các yêu cau trên thì sẽ có khả năng cạnh tranh rất lớn.1.1.2 Sự cần thiết để nghiên cứu

Từ nhận định trên về việc lợi ích to lớn khi ứng dụng PLM vào thiết kế và yêucầu thị trường đối với máy phay gỗ CNC 3 trục, tác giả nhận thấy sự cần thiết để ứngdung PLM vào thiết kế máy phay gỗ Với việc ứng dụng nay, quá trình thiết kế nhờmáy tinh sẽ khoa học va hiệu quả hơn Dữ liệu thiết kế sẽ được tổ chức thành một cơsở dữ liệu có cau trúc dé khai thác hiệu quả Từ đó nhu cầu đa dạng của người dùng

sẽ được đáp ứng nhanh hơn và chính xác hơn.

Việc xây dựng quy trình quản lý ứng dụng PLM vảo thiết kế sẽ là một côngtrình có ý nghĩa tham khảo dé triển khai vào các tổ chức, doanh nghiệp trong nước,từ đó góp phần nâng cao năng lực thiết kế, sản xuất của doanh nghiệp

Trang 20

1.2 Mục tiêu của luận văn và nội dung thực hiện1.2.1 Mục tiêu:

1 Nghiên cứu về hệ thông quản lý vòng đời sản phẩm và hệ thống quản lý dữ liệusản phẩm

2 So sánh ưu nhược điểm của phương pháp ứng dụng PLM so với phương pháp thiếtkế truyền thống

3 Đưa quy trình quản ly dữ liệu sản phẩm (PDM) va quản lý vòng đời sản phẩm(PLM) vào thiết kế máy gia công gỗ CNC

4 Ung dụng PLM dé quan lý dữ liệu; quản lý thay đổi trong thiết kế; cấu hình sảnphẩm (bao gồm thiết kế theo mô đun)

1.2.2 Nội dụng thực

Chương]: Mở đầuChương 2: Tong quan (tương ứng mục tiêu 1)Chương 3: So sánh phương pháp thiết kế ứng dung PLM và thiết kế truyền thống

- Sử dụng lý thuyết về quản lý vòng đời sản phẩm xây dựng quy trình thiết kế và quản

lý dữ liệu trên máy tính.

- Ứng dung dit liệu thiết kế trong PLM dé phân tích và thiết kế kết cau và chỉ tiết máygia công gỗ CNC

- So sánh và đánh giá kết quả của phương pháp thiết kế ứng dụng PLM so với phươngpháp thiết kế truyền thống

Trang 21

1.3.2 Y nghĩa thực tiễn- Trên cơ sở quy trình đã thực hiện, đề tài có tính chất tham khảo để triển khai ứngdụng PLM vào thiết kế tại các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.

- Thay đổi cau hình sản phẩm theo yêu cầu từ dữ liệu thiết kế máy công gỗ CNC ứngdụng trong thực tế

1.4 Dự kiến kết quả đạt được- Quy trình thiết kế ứng dụng PLM, quy trình tổng quát và cho sản phẩm cụ thé là

máy gia công gỗ CNC

- Cơ sở dữ liệu thiết kế máy gia công gỗ CNC theo các cấu thiết kế khác nhau.- Dự kiến một bài báo hội nghị khoa học

Trang 22

Chuong 2: TONG QUAN

2.1 Hệ thong quan lý vòng đời san phẩm (PLM)Từ khi ra đời đến nay, hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm đã đóng vai trò quan trọng

trong các ngành công nghiệp như hang khong, vũ trụ, 6 tô, dược phẩm, đóng tàu,

hang tiêu dùng Mặc dù, chỉ mới xuất hiện hơn 20 năm nay, PLM đã gia tăng đángkế sự ảnh hưởng của mình cũng như đem lại một doanh thu không nhỏ cho các nhàcung cấp giải pháp Trong công nghiệp cũng như trong học thuật, các nghiên cứu liênquan ngày càng được mở rộng với sự liên hệ mật thiết với các chuyên ngành khácnhư “Kỹ thuật hệ thống”, “Sản phẩm và danh mục sản phẩm”, “Thiết kế và phát triểnsản phẩm”, “Quản lý quy trình sản xuất” và “Quản lý di liệu sản phẩm” Theo [2],năm 2016, giá trị thị trường của các giải pháp PLM là 40,6 tỉ đô la Mỹ và dự kiến đếnnăm 2021 giá trị của thị trường này có thé đạt đến 56,3 tỉ đô la Mỹ

Theo [3], PLM được xem như bat đầu nồi lên từ những năm cuối của thập niên 80,như là cách tiếp cận tích hợp cho việc xây dựng một hệ thống quản lý thiết kế dànhcho ngành ô tô và hàng không Từ thời điểm đó đến những năm cuối thế kỉ 20, cácnghiên cứu va ứng dụng thành công được ghi nhận ở nhiễu ngành công nghiệp Hiệnnay, PLM van là một lĩnh vực nghiên cứu hap dẫn với sự phát triển không ngừng củacông nghệ quản lý, công nghệ thông tin, công nghệ sản xuất, vạn vật kết nối và trí tuệ

nhân tạo.2.1.1 Khái niệm

Đề cái nhìn đầy đủ về hệ thống PLM, các khái niệm trong quản lý vòng đờisản phâm được thảo luận dưới đây

2.1.1 Khái niệm về san phẩm

Sản phẩm có thể là thực thể vật lý nhìn thấy được mà con người có thể bán,mua, sử dụng Sản phẩm cũng có thé vô hình, không căn nắm được như phần mềmhoặc chính sách bảo hiểm Sản phẩm cũng có thể là một dịch vụ như tư vẫn, đảo tạo.Tuy nhiên, định nghĩa về sản phẩm trong môi trường doanh nghiệp sẽ khác với cáchhiểu thông thường Một trong những định nghĩa phô biến được trích dẫn bởi Liu [4],sản phẩm được định nghĩa bang 3 cấp độ:

Trang 23

- Sản phẩm lõi: không phải là sản phẩm vật lý Nó mô tả các lợi ích làm cho sản phẩm

có giá trị với khách hàng.

- Sản phẩm thực: sản phẩm vật lý, nhìn thấy được- Sản phẩm tăng cường: phần không phải vật lý của sản phẩm Nó có thể bao gồmthông tin và các biểu diễn chi tiết của sản phẩm thực

Sản phẩm vật lý tương tác với các thực thé vật lý: con người, quy trình, máymóc, thiết bị trong môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm Sản phẩm thông tintương tác với môi trường máy tính để quản lý sản xuất, đảm bảo chất lượng Sảnphẩm vật lý có thé được phân ra theo ngành công nghiệp như: sản phẩm cơ khí, sảnphẩm điện tử, hang khong vũ tru, phan mém,

San phẩm thông tin liên quan đến dữ liệu sản phẩm và có thé phân loại theonhiều cách như sau [8]:

- Cau trúc sản phẩm: sự phân chia theo cấp bậc của một sản phẩm vật lý.- Tính năng sản phẩm

- Thuộc tính sản phẩm: các đặc tính nội tại của sản phẩm vật lý, như khối lượng, chiều

cao, vật liệu.

- Đặc tính của sản phẩm: thông tin được đi kèm với sản phẩm như mã nhận dạng,ngày sản xuất

- Trang thái sản phẩm: một sản phẩm phải thông qua nhiều trạng thái mô tả bởi lịch

sử Các trạng thái được xác định nhờ vào thuộc tính, đặc tính và gia tri của chúng.

2.1.2 Khái niệm về vòng đời sản phẩm

Vòng đời là thuộc tính của sản phẩm vật lý Mặc dù nhiều khái niệm về vòngđời sản phẩm đã tén tại, trong nhiều trường hợp vòng đời sản phẩm là khái niệmkhông rõ ràng Nó có nhiều cách định nghĩa tùy thuộc vảo lĩnh vực và người phátbiểu Bảng 2.1 [4] nêu ra các các cách phát biểu khác nhau về các giai đoạn trongvòng đời sản phẩm

Bảng 2.1 Các giai đoạn vòng đời sản phẩm theo các khía cạnh khác nhau

Khía cạnh Phân chia các giai đoạn

Marketing Giới thiệu, phát triển, trưởng thành, suy giảm

Trang 24

¬¬ Khai thác, xử lý, sử dụng tài nguyên, sử dụng sản phẩm, sử

Nguôn tài nguyên ¬

dung lai/tai chê/tiêu hủy

Nhà sản xuất Hình dung xác định, hiện thực hóa, hỗ trợ, dừng hoạt động

Người dùng Hình dung, xác định, hiện thực hóa, sử dung, bỏ di

Theo [9]: xác định nhu câu, phát triển thiết kế, sản xuất, phânphối, sử dụng, vứt bỏ

Theo [10] : mua lại, sử dung, tai chế.Theo [2]: định nghĩa sản phẩm, định nghĩa sản xuất, hỗ trợ

Trong các cách phân chia vòng đời, cách phân chia của Kiritsis [7] có sự phânnhóm và kha day đủ các giai đoạn trong môi nhóm Ba nhóm được nêu ra như hình2.2.

Trang 25

—_ | — | pạpnu )uuiin nhưyyn nung

GEE Gal r n

(uns maue Taye Toman

Hình 2.1 Vòng đời sản phẩm với 3 nhóm giai đoạnBOL: bao gồm thiết kế và sản xuất Thiết kế là một giai đoạn có nhiều bướcbao gồm thiết kế sản phẩm, thiết kế quá trình và thiết kế sản xuất Thông thường, mộtthiết kế bao gém nhiều hoạt động: phân tích yêu cau, xác định khái niệm, thiết kế chỉtiết theo cầu trúc sản phẩm, phát triển mẫu thử va thử nghiệm Sản xuất bao gồm cáccông đoạn chế tạo và phân phối nội bộ Trong quá trình này, sản phẩm năm trong sựkiểm soát của nhà sản xuất Trong giai đoạn BOL, khái niệm sản phẩm được tạo ravà các thực thế vật lý được hiện thực hóa bởi nhà thiết kế, kỹ sư, nhà phát triển sảnphẩm bang nhiều công cu, kỹ thuật, phương pháp (CAD/ CAE/ CAM/ CIM/ ERP )

MOL: bao gồm phân phối, sử dụng và hỗ trợ Trong giai đoạn nay, sản phẩmnăm trong tay khách hàn (người tiêu dùng) hoặc người cung cấp dịch vụ (người bảotrì, người vận chuyển) Lịch sử sản phẩm liên quan đến đặc tinh vận hành; điều kiệnsử dụng; hư hỏng và bảo trì có thể được thu thập và báo cáo về trạng thái của sảnphẩm

EOL: san pham được dừng hoạt động, được thu hồi về nhà sản xuất dé tái chếhoặc hoặc tiêu hủy EOL bắt đầu từ khi sản phẩm không còn làm hài lòng người sửdụng Thông tin từ EOL bao gồm chỉ tiết, vật liệu có giá trị và các thông tin khác

phục vụ việc tái chê và tái sử dụng.

2.1.2 Định nghĩa về PLMPLM là một trong lĩnh vực nghiên cứu rất rộng vì vậy hiện nay có rất nhiều địnhnghĩa về hệ thống PLM Mỗi tác giả tùy thuộc vào khía cạnh nghiên cứu của mình

Trang 26

mà có một cách định nghĩa về PLM Sau đây, các định nghĩa trong lĩnh vực học thuậtvà công nghiệp sẽ được nêu ra dé dan đến sự tổng kết toàn diện hơn vẻ định nghĩa

của PLM.1.2.1 Các định nghĩa trong công nghiệp

- CIM Data [CIM Data 2002]: “PLM là cách tiếp cận kinh doanh chiến lược dé hỗ trợcộng tác, quản lý, truyền tải và sử dụng thông tin sản phẩm trên toàn bộ doanh nghiệp,trải dài từ ý tưởng sản đến loại bỏ tích sản phẩm có sự hợp con người, tiễn trình, hệthống kinh doanh và thông tin PLM tô chức bộ khung thông tin sản phẩm cho nội bộdoanh nghiệp lẫn đối tác bên ngoài”

- National Institute of Standards and Technology [13]: “PLM là tầm nhìn hoặc chiếnlược kinh doanh để tạo, chia sẻ, quản lý thông tin về sản phẩm, quá trình, con ngườivà dịch vụ trong doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp trong mạng lưới bao gồm

toàn bộ các khía cạnh vòng đời của sản phâm”.1.2.2 Các định nghĩa trong học thuật

- Rangan [14]: “PLM có một quan điểm hệ thống để tạo thuận lợi cho việc sử dụnghiệu quả, phố biến, sáng tao và thay đôi thông tin liên quan đến sản phẩm thông quacác đại diện ma chúng thé hiện được ngữ nghĩa sản phẩm một cách hiệu qua dé tốiưu hóa các quy trình kinh doanh và tích hợp hệ thống trong nhiều giai đoạn của vòngđời sản phẩm”

-M Abramovici [15]: “PLM là một phương pháp tiếp cận tích hợp bao gồm một tậphợp các phương pháp, mô hình và công cu CNTT để quản lý thông tin sản phẩm, các

quy trình kỹ thuật và các ứng dụng theo các giai đoạn khác nhau của vòng đời sản

phẩm PLM không chỉ dành cho một công ty mà còn là sự hợp tác toàn diện, liên

ngành giữa nhà sản xuất, nhà cung cấp, đối tác và khách hang”.- Ming [16]: “PLM gan đây đã được công nhận là một mô hình kinh doanh chiến lượcmới nhằm hỗ trợ sáng tạo, quản lý, pho bién va str dung san pham, bao gồm dữ liệu,thông tin, kiến thức, trong toàn doanh nghiệp trải dài từ khái niệm đến loại bỏ sảnphẩm tích hợp con người, tiễn trình và công nghệ Các hệ thống PLM hé trợ quản lý

Trang 27

danh mục san phẩm, tiến trình và dich vụ từ khái niệm ban đầu cho đến thiết kế, kỹsư, xuất bản, sản xuất, sử dụng cho đến bươc cuối cùng là loại bỏ”.

- Rachuri [17]: “PLM là một cách tiép cận chiến lược dé tao ra va quản lý nguồn vốntri thức liên quan đến sản phẩm, từ khái niệm ban đầu của sản phẩm đến khi loại bỏ.Khái niệm PLM đang được chấp nhận chủ yếu do sự xuất hiện của các công ty đượckết nối và nên kinh tế kết nối”

- Saaksvuori and Immonen [18]: “PLM là một khái niệm có hệ thống, có kiểm soát

để quản lý và phát triển sản phẩm và thông tin liên quan đến sản phẩm PLM cungcấp sự quản lý và kiểm soát tiến trình sản phẩm (phát triển, sản xuất và tiếp thị) vàquá trình đặt hàng, kiểm soát thông tin liên quan đến sản phẩm trong suốt vòng đời,từ ý tưởng ban đầu đến khi loại bỏ”

Stark [19]: “PLM là hoạt động kinh doanh nhằm quản lý, theo cách hiệu quả nhất,các sản phẩm của công ty trong suốt vòng đời của nó; từ ý tưởng đầu tiên cho mộtsản phẩm cho đến khi nó đã không còn sử dụng và được xử lý”

1.2.3 Khái niệm tổng quát

Sau khi xem xét các định nghĩa về PLM ở trên, một khái niệm về PLM toàndiện hơn được tác giả [1] nêu ra như sau: “Quản lý vòng đời sản phẩm là một cáchtiếp cận chiến lược kinh doanh hỗ trợ tất cả các giai đoạn của vòng đời sản phẩm, từkhái niệm đến loại bỏ, cung cấp một nguồn dir liệu sản phẩm duy nhất và theo thời

gian PLM cho phép các cộng tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp”.Các khía cạnh của định nghĩa trên được làm rõ như sau.

- Cách tiếp cận chiến lược kinh doanh:

PLM được xác định là một cách tiếp cận ở mức chiến lược kinh doanh PLMnên được hiểu rộng hơn một công nghệ hoặc một ứng dụng hay hệ thống công nghệthông tin Ngoài ra, PLM không chỉ là chiến lược hoặc cách thức để tô chức thôngtin Thực tế PLM là tat cả các khía cạnh dé giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinhdoanh PLM bao gồm sự tích hợp của con người, công nghệ, hệ thống kinh doanh,

thông tin và quy trình.- Các giai đoạn cua vòng đời sản pham:

Trang 28

Một khía cạnh quan trọng của PLM là khả năng quản lý tất cả các giai đoạntrong vòng đời sản phẩm từ ý tưởng cho đến sản xuất, phân phối và loại bỏ Các giaiđoạn này thường có chu kỳ và tuần tự, tuy nhiên, sự đồng thời có thể thúc đây kỹthuật đồng thời dé giảm thời gian và cải thiện chất lượng Mỗi giai đoạn tao ra thông

tin và sử dụng thông tin từ các giai đoạn khác, tạo ra bộ khung thông tin.

- Một nguon dữ liệu sản phẩm duy nhất và theo thời gian

Một trong những tính năng cơ bản của PLM là tích hợp và lưu trữ tất cả thôngtin về sản phẩm trong một trung tâm Khía cạnh duy nhất Đặc điểm duy nhất là đểchống lại sự phân mảnh thông tin sản phẩm vì có nhiều đối tượng tham gia tại nhiềuđịa điểm và nhiều ứng dụng ví dụ như phòng thiết kế, xưởng sản xuất, nhà cung cấp,khách hàng Đặc điểm theo thời gian liên quan đến việc theo dõi đường đi của sảnphẩm theo thời gian cũng như xác định dữ liệu và các giai đoạn tham chiếu của chúng.Do đó bảo đảm an toàn thông tin sản phẩm là rất quan trọng

- Tinh nhất quả, trinh truy nguyên được, và khả năng lưu trữ dài hạn

Tính nhất quán liên quan đến việc bảo đảm múi liên kết giữa các dữ liệu vàgiữa các phiên bản, nhờ đó việc hiểu thông tin nào bị ảnh hưởng nếu một dữ liệu bịthay đổi và việc tìm kiếm thông tin liên quan đến một phiên bản dé dàng hơn Tínhtruy nguyên được giúp cho việc xây dựng lại toàn bộ lịch sử sản phẩm bao gồm cácthay đôi và các phiên bản Khả năng lưu trữ dài hạn liên quan đến việc lẫy lại mộtphan thông tin nào đó sau một thời gian dài

- Su tích hop cua con người, quy trình và kỹ thuật.

Tính chất này thể hiện mức độ ảnh hưởng cũng như độ phức tạp của hệ thốngPLM Không một nhân tô nào trong 3 nhân tố trên được phép vắng mặt nếu muốntriển khai thành công hệ thống PLM Sự phân tích rõ hơn về 3 thành phan này tronghệ thống PLM sẽ được nêu rõ trong phan tiếp theo

- Cộng tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Các sản phẩm phức tạp và công nghệ cao thường sẽ có dòng thông tin vượt rakhỏi tam doanh nghiệp nhăm giảm chi phí sản xuất va để tiếp cận các thông tin cầnthiết của một thiết bị hoặc một phan tu Do vay, thong tin san pham sé bi phan manh

Trang 29

và cần sự tích hợp và cộng tác ở mức độ cao PLM cho phép các công ty xây dựngmột kênh kết nỗi để trao đối thông tin.

Với sự phát triển của công nghệ thiết kế và sản xuất hiện nay, các khía cạnhvề hệ thong PLM không chỉ dừng lại ở những điều đã được chỉ ra ở trên, PLM đangtự mình biến đổi dé hoàn thiện hơn va đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như tương laitốt hơn

2.2 Các thành phan co bản của của hệ thong PLM

Trong phần trên, 3 thành phần cơ bản của hệ thống PLM đã được chỉ ra: conngười, công cụ và tiễn trình Tuy nhiên, theo Terzi [20], các thành phan cơ bản củaPLM được nhìn nhận một cách tong quát hơn bao gém: tiến trình (con người, kỹnang, tô chức ), phương pháp tiếp cận (kỹ thuật, thủ tục, thực tiễn ) và côngnghệ thông tin và truyền thông được thé hiện như Hình 2.2

Hình 2.2 Mối quan hệ giữa các thành phan trong vòng đời sản phẩm2.2.1 Tiến trình

Terzi [20], chỉ ra 2 loại doanh nghiệp đáp ứng quy trình PLM:

- Các công ty tập trung vào phát triển sản phẩm và đáp ứng các nhu cầu khác biệt từkhách hang Các công ty này thường là các doanh nghiệp lớn với quy trình phát triểnsản phẩm trải rộng và phức tạp (doanh nghiệp xây dựng, hang không, dong tau )

Trang 30

hay doanh nghiệp nhỏ với mục tiêu đáp ứng các nhu cầu đặc thù của khách hàng (sảnxuất dụng cụ cắt, xe hơi siêu sang )

- Các công ty tập trung vào việc đưa số lượng lớn sản phẩm ra thị trường dé đáp ứngnhu cầu đã được xác định trước Các tiễn trình tạo ra ia tri gồm có: phát triển sảnphẩm mới và quản lý vận hành

Ngày nay, dù là công ty thuộc loại nào, các công ty này đều chịu một sức cạnhtranh lớn từ xu hướng toàn cầu hóa, xu hướng khởi nghiệp Các giải pháp về PLM làphù hợp dé doanh nghiệp đối mặt với các thách thức trên

Tuy là dạng vận hành như thế nào đi nữa, các hệ thống này vẫn phụ thuộc lớnvào con người Vi vậy một trong những nhân tố quan trọng nhất trong tiến trình làcon người - thành phần cơ bản nhất của hệ thông PLM Con người là lực lượng laođộng sử dụng và quản lý các công cụ để tạo ra sản phẩm theo ý muốn Con ngườitham gia vào hâu hết các giai đoạn của vòng đời sản phẩm với các vai trò khác nhau.Các vai trò này có thé được chia thành 8 loại: nhà phát triển, nhà cung cấp, nha sảnxuất, người vận chuyền nhà phân phối, khách hang, người bao tri, và người tái chế.Bảng 2.2 cho thấy các vai trò này có tác động như thế nào đến vòng đời sản phẩm[4] Khi xây dựng một hệ thống PLM, các vai trò này cần được xem xét một cáchtoàn diện và lỗ gic để hệ thống vận hành một cách hiệu nhất

Bang 2.2 Các vai trò khác nhau trong vòng đời sản phẩm

Phát Sản Phân Sử

Vai trò ; „ „ Bảo trì | Loại bỏ

triên xuât phôi dụng

Khách hàng VV VV V O

Nhà phát triển VV O O O ONha cung cap O V ONhà sản xuất O VV ONhà phân phôi O VV

Người vận chuyên |o V

Người bảo trì O V VV

Nhà tái chế O vv

Trang 31

“Như _ ERP "=D`

⁄ ‘a Z = sg bước

: er ` ( APS, ẢÁ ————— - 4 khoeQuy trình ) ~ \ cRM " We 7 \

Thiét ké San xuất

Bat dau vong doi Giữa vòng đời Cuối vòng đời

Hình 2.3 Các ứng dụng trong vòng đời sản phẩm

Trang 32

Các phương pháp tiếp cận của PLM có thể được phân thành 4 loại sau đây:- Thủ tục và kỹ thuật hỗ trợ nhóm thiết kế trong giai đoạn phát triển sản pham đượcgan kết với mục tiêu và đối tượng của doanh nghiệp Các phương pháp như: TRIZ,

QFD, VA&E, DTC/TCM.

- Các quy tac va thủ tục (dựa trên trải nghiệm) giúp cho người dùng xem xét nhu cầuvà hạn chế thực tế có mặt trong các giai đoạn của vòng đời sản phẩm Các phươngpháp như: DFX, thiết kế mô đun, nền tảng sản phẩm

- Kỹ thuật dé đánh giá đáp ứng của sản phẩm đối với yêu cầu đến từ các giai đoạn

trong vòng đời Các phương pháp như: FMEA, FTA, LCA.

- Cách tiếp cận và quy tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển liên tục Các phương phápnhư: sản xuất tinh gọn, Six Sigma, quản lý chất lượng toàn diện, quan ly năng suất

toàn diện.

Trang 33

Các phương pháp nảy phát huy tác dụng trong một giai đoạn vòng đời nhấtđịnh hoặc được sử dụng xuyên suốt trong cả vòng đời sản phẩm, tùy thuộc vào phạm

vi ứng dụng của chúng Hình 2.5 mô tả một ứng dụng của các phương pháp PLM

thường thấy trong vòng đời sản phẩm

Bắt Đầu Vong Doi Giữa Vòng Đời Cuối Vòng Đời

TRIZ »

QFDVA&E

porn >

Modular DesignRobust Design

Hình 2.5 Vòng đời san phẩm va các phương pháp PLM thường gap

2.3 Các lợi ích mang lại từ hệ thống PLM

Như đã phân tích ở những phan trên, hệ thống PLM ngày càng đóng vai tròquan trọng trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay Các lợi ích mang lại từ hệthống PLM là rất lớn tuy nhiên để có được chúng, cần một nỗ lực toàn diện dé triểnkhai và vận hành Trong thực tế, các lợi ích chiến lược khó mà thay ngay được trongngăn hạn và các khó khăn từ giai đoạn đầu triển khai có thể làm hiệu suất của doanhnghiệp sụt giảm Do đó, việc lựa chọn và đặt mục tiêu về các lợi ích của hệ thốngPLM là rất cần thiết trong quá trình triển khai và vận hành Sau đây, các lợi ích manglại từ hệ thông PLM được chia thành 2 loại với các nhân tố quan trọng trong từng

loại.

Trang 34

2.3.1 Lợi ích dài hạn- Gia tăng lợi nhuận ròng.- Cải thiện vi trí cạnh tranh trên thị trường.

- Giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường

Các lợi ích trên có thé đạt được nhờ vao sự cải thiện các yếu t6 sau đây vàchúng có thể biểu hiện rõ ràng sau một thời gian triển khai PLM

- Số lượng khách hàng.- Chất lượng sản phẩm.- Tan suất mua hang giảm vi quản lý cau trúc sản phẩm tốt hơn.- Đưa sản phẩm ra thị trường sớm hơn và thường xuyên hơn.- Phát triển và phân phối sản phẩm nhanh hơn

- Giảm lãng phí và chờ đợi và thêm thời gian để thêm giá trị vào sản phẩm

2.3.2 Lợi ích ngắn hạn- Giảm thời gian trong các tác vụ hăng ngày.- Cách làm việc được cải thiện tốt hơn.- Sự hợp lí hóa quy trình vì sự cản thiện việc quản lý cau trúc sản phẩm

- Giảm các thao tác lãng phí.

Các lợi ích này có được từ việc cải thiện quy trình làm việc với sự hỗ trợ củahệ thống công nghệ thông tin và các phương pháp mới

2.4 Hệ thong quản lý dữ liệu sản phẩm (PDM)

Sản phẩm là trái tim của hệ thong quản lý vòng đời sản phẩm (PLM), déquản lý mọi khía cạnh của sản phẩm, hệ thống quản lý dữ liệu sản phẩm (PDM)đóng vai trò chủ đạo Khái niệm PLM là sự phát triển của PDM thông qua vòng đờisản phẩm với sự mở rộng về mặt quản lý và giao tiếp Vì vây, hệ thống PDM là đốitượng được nghiên cứu trước và nhiều nhất trong lĩnh vực PLM Với đặc điểm dễứng dụng và dễ tiếp cận hơn của PDM so với PLM, tác giả nghiên cứu PDM nhưmột thành phần nền tảng của PLM và sau đó kết hợp với các phương pháp PLM để

Trang 35

tạo thành một giải pháp hoàn chỉnh và ứng dụng thực tiễn trong các phần sau của

luận văn.

2.4.1 Giới thiệu về PDMLịch sử hình thành và phái triển của hệ thống PDM:

- Thập niên 1970: xu hướng sử dụng hệ thống cơ sở dit liệu phát triển dẫn đến việccác công ty bat đầu lưu trữ cau trúc sản phẩm vao cơ sở dit liệu [5] Các các công tytự phát triển các ứng dụng cơ sở dữ liệu và bộ phận thiết kế có nhiệm vụ cung cấpthông tin đầu vào cho hệ thống này Tuy nhiên, văn phòng thiết kế và nơi sản xuấtthường ở vị trí khác nhau và nhu cầu về thông tin cũng khác nhau nên hai bộ phận

này dùng hai cơ sở dữ liệu khác nhau.

- Thập niên 1980: Các ứng dụng PDM thương mại xuất hiện và sử dụng cấu trúctương tự như cau trúc trong chế tạo để tô chức tài liệu

- Thập niên 1990 đến nay, các ứng dụng PDM được phát triển liên tục bởi nhiều nhàcung cấp khác nhau dựa vào xu hướng chung về sự phát triển của khoa học máy tính

và cơ sở đữ liệu.

Khái niệm về hệ thông quản lý dit liệu sản phẩm (PDM)

Như đã được đề cập ở phan trén, hé thong PDM thường được coi là thành phannén tang cua hé thong PLM hoặc cũng có thể là một hệ thống độc lập tùy theo mụctiêu mà nó hướng đến Hệ thông PDM lưu trữ và tạo ra thông tin số về sản phẩm trongsuốt vòng đời của nó Các thông tin số này được tô chức theo cau trúc nhất định déđảm bảo mục tiêu cung cấp thông tin về sản phẩm cho đúng người, đúng thời điểmva đúng nơi bằng hệ thông PDM

Bất kì một cá nhân nào có vai trò trong vòng đời sản phẩm đều có thể sử dụnghệ thống PDM để thực hiện công việc của mình như sử dụng thông tin về sản phẩm

hoặc tạo ra thông tin mới.

2.4.2 Định nghĩa về PDM

PDM là một trong những lĩnh vực nghiên cứu rộng nhất [5] nên định nghĩa vềPDM cũng rất đa dạng tùy vào từng lĩnh vực và từng nhà nghiên cứu Trong học thuậtvà công nghiệp, rất nhiều định nghĩa khác nhau đã được phát biéu và nghiên cứu Dé

Trang 36

có một cách hiéu đây đủ hơn về hệ thông PDM, các khái niệm về dữ liệu, dữ liệu sảnphâm và quản lý dữ liệu sản phâm cân được nêu rõ dựa vào các tiêu chuân quôc tê.

2.4.2.1 Khái niệm về dữ liệu

Theo tiêu chuẩn ISO 16792 [21], khái niệm dữ liệu là “thông tin được biểudiễn theo cách thức phù hợp cho giao tiếp, diễn giải, diễn biến bởi con người hoặcmáy tính” Theo ISO 11442 [21], khái niệm tài liệu là “lượng thông tin có cau trúcvà không đổi mà có thé quan lý và trao đổi như một đơn vị giữa người dùng và hệthống” Dữ liệu và tài liệu thường được dùng tương đương nhau

Có nhiều loại thông tin khác nhau như trải dai suốt vòng đời sản phẩm có thélà loại hình ảnh, loại âm thanh, văn bản, đường nét 2D, bề mặt 3D, NC Code, vàthông tin về nhà cung cấp, khách hang, thời han sử dung Do có nhiễu dạng thông

tin khác nhau nên các nhìn nhận về sản phâm cũng khác nhau.

2.4.2.2 Khái niệm về dữ liệu san phẩm

Theo ISO 10303-210 [21], khái niệm di liệu sản phẩm là “tất cả dữ liệu đượcsử dụng dé mô ta các khía cạnh của một sản phẩm” Tuy nhiên theo Stark [19] thì“khái niệm dữ liệu sản phẩm bao gồm tat cả dữ liệu liên quan đến một sản phẩm vàquy trình mà được sử dụng để thiết kế, sản xuất, sử dụng và bảo trì nó”

Dữ liệu dùng dé mô tả sản phẩm có thé bao gồm: mô hình CAD, mô hình môphỏng, cầu trúc FEM, kết quả tính toán, bản vẽ CAD, danh sách phần tử, tiễn độnhiệm vụ, chương trình NC, kết hoạch kiếm nghiệm, hướng dan lap ráp, tai liệu quanlý chất lượng,

2.4.2.3 Khái niệm quản lý dữ liệu san phẩm

PDM thường được xác định khác nhau theo các ngành công nghiệp khác nhau

và hậu quả là khó khăn dé nắm bắt, triển khai va đo lường Mục tiêu chính của PDMlà quản lý dữ liệu liên quan đến sản phẩm nên nó được đặt cho khá nhiều tên như

Quản lý tài liệu kỹ sư, Quản lý thông tin kỹ thuật

PDM được xem như công cụ nền tảng cho PLM:[22] PDM cung cấp thôngtin về sản phẩm trong suốt vòng đời của nó cho các hệ thống quản lý của PLM nhưquản lý dự án, quản lý tiễn trình

Trang 37

: — : PROCESSPROJECT MANAGEMENT WET

| | | management

}WORKFLOW] |WORKFLOW] | rRr | MRO

PRODUCT mmLIFE ACQUISITION Si re Si GÈi MANUFACTURE | JEXPLOITATION DTOCeSSpera ENGINEERING I `

productPRODUCT DATA MANAGEMENT

Hình 2.6 PDM là nén tang của hệ thong PLMTheo Stark [19], PDM luôn là một phan của hệ thống PLM PLM không thélàm việc nếu thiếu PDM và nhiệm vụ chính của PDM là quan lý thông tin trong vòngđời sản phẩm

PDM cũng có thể được xem như một hệ thống riêng lẽ có thể đứng riêng mộtmình nó [23] Hệ thống này mặc dù đứng riêng lẽ nhưng nó vẫn quản lý cộng tác giữa

các đơn vi trong doanh nghiệp.

Huhtala [21] đã trích dẫn định nghĩa của Könst như sau: “PDM là một phương

pháp và chiến lược kinh doanh giúp cho các thông tin liên quan của sản phẩm và tiếntrình có thé được tiếp cận bởi đúng người tao đúng thời điểm trong vòng đời sảnphẩm” Nói cách khác, hệ thống PDM giúp con người tiếp cận đúng thông tin vàođúng thời điểm trong vòng đời sản phẩm

2.4.3 Các chức năng cơ bản của hệ thống PDM

Theo [5] các chức năng cơ bản của hệ thống PDM được chia làm hai nhóm:

các chức năng người dùng và chức năng tiện ích.

Các người dùng khác nhau có thể sử dụng các chức năng khác nhau Chứcnăng người dùng có thể được phân thành 5 loại:

- Quản lý dữ liệu trung tâm và tài liệu- Quản lý công việc và quy trình- Quản lý câu trúc sản phầm

Trang 38

- Quản lý phân loại- Quản lý dự án

Chức năng tiện ích cung cấp giao diện giữa hệ thông PDM và người dùng cũngnhư gói gon sự phức tap của nó đối với người dùng Chức năng tiện ích có thé được

Hệ thống PDM bao gồm một trung tâm dữ liệu được sử dụng để kiểm soát mọidạng thông tin Nó cung cấp kha năng kiểm soát truy cập dữ liệu, an toàn dữ liệu, và

tính toàn vẹn dữ liệu.

Đề chỉnh sửa dữ liệu, người dùng cần sử dụng quyền được định trước của minhdé lay dữ liệu về (check out) một vị trí cục bộ nào đó Sử dụng dữu liệu đã được lấyvề dé chỉnh sửa và sau đó dùng quyền của mình dé đưa (check in) lại dữ liệu và hệthống chung Thao tác lẫy về và đưa lên cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu an toàn vàkiểm soát khả năng truy cập Khi một hệ thống PDM được triển khai, người quản trị

cần chỉ định các cá nhân với các quyền nhất định đối với dé liệu trên hệ thống Các

quyên nảy có thé là quyên chỉnh sửa một phan hay toản bộ, xem một phan hay toànbộ Việc phân quyền nay giúp cho dữ liệu được đưa đến đúng người, đúng nơi vađúng thời điểm Việc xây dựng hệ thống quản lý công việc tự động cũng dựa vao việcphân quyền nay

2.4.3.2 Quản lý quy trình công việc

Quản lý quy trình là một vai trò quan trọng trong vòng đời sản phẩm để đảmbảo rằng thông tin phù hợp đến đúng người và đúng thời gian Quy trình này baogồm:

- Xác định các bước và thứ tự của chúng trong quy trình

Trang 39

- Các quy định và hành động trong mỗi bước- Các quy định để thông qua mỗi bước- Các cá nhân chịu trách nhiệm trong mỗi bước đó.

Hệ thống PDM cung cấp cơ chế dé mô hình hóa và quan lý quy trình công việcmột cách tự động Dữ liệu có thế được đưa vào các quy trình để vận hành Dữ liệu cóthể được đưa đến các người dùng, nhóm, hoặc vai trò trong dự án để làm các nhiệmvụ nhất định Hệ thong PDM còn ghi lại quá trình này theo từng bước, người dùng cóthé xem lại lịch sử thay đồi của dữ liệu bat kỳ lúc nào Việc theo dõi quá trình và thayđối được duy trì liên tục dé xác định và kiểm soát sự thay đồi

- Liên kết dữ liệu định nghĩa sản phẩm với cấu trúc sản phẩm.- Cho phép nhiều đối tượng khác nhau truy cập cấu trúc sản phẩm theo nhiều các nhìnkhác nhau, ví dụ bộ phận thiết kế và bộ phận sản xuất

- Trao đôi cấu trúc sản phẩm với các dữ liệu khác theo hai chiều như hệ thống MRP,

ERP.

Trong một doanh nghiệp, cau trúc sản phẩm được nhìn nhận theo nhiều cáchkhác nhau Ví dụ, giữa các phòng ban như phòng thiết kế, phòng sản xuất và bộ phậnbán hàng Hệ thống PDM can có khả năng thay đối cách nhìn nhận về cau trúc sảnphẩm đề phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau

2.4.3.4 Quản lý phân loại

Quản lý sự phân loại là việc phân loại các thành phan chuẩn theo một cáchthống nhất Đề sử dụng lại dữ liệu, các thành phần được phân loại và thông tin vềchúng được lưu trữ trong hệ thống PDM dưới dạng các thuộc tính Các thuộc tính này

Trang 40

có thé là nha cung cấp, vật liệu, phiên bản, ngày phát hành Các thuộc tinh này đượcsử dụng để tìm kiếm và truy xuất phân tử, đối tượng, danh mục tiêu chuẩn.

Khi một hệ thống PDM được cài đặt, thư viện với các phan tử tiêu chuẩn thường đượcđưa vào Các thuộc tính người dùng có thể được đưa vào để truy xuất dữ liệu hiệu

quả hơn.2.4.3.5 Quản lý dự án

Sự hỗ trợ của hệ thống PDM cho việc quản lý dự án liên qua đến các chức

năng như sự xác định của danh sách các bước dự án, vi tri tài nguyên và theo dõi dự

án Các chức năng nảy là mối quan hệ giữa dữ liệu dự án và dữ liệu sản phẩm Nócho phép thấy được chỉ tiết nào đang được thực hiện ở bước nảo của dự án và nhưng

nguôn lực nào đã được sử dụng cho chi tiệt nay.

2.4.3.6 Giao tiếp và ghi chú

Các ghi chú có thé được tự động gởi đến một người dùng bang một quy trìnhcông việc tự động Ghi chú này có thé là thông báo vé sự thay đổi thiết kế, đề nghịchỉnh sửa hoặc xác nhận một bước công việc nào đó Hệ thống PDM được tích hợpvới hệ thống email hoặc các ứng dụng người dùng là phương tiện để các ghi chú nàyđược thé hiện

2.4.3.7 Phân phối và chuyển doi dữ liệu

2.4.3.8 Dịch vụ hình ảnh

Công cụ hình ảnh hỗ trợ cộng tác bằng việc làm cho sản phẩm có thể đượcnhìn thấy bởi tất cả người dùng Hình ảnh có thể lưu trữ và truy cập như tất cả các dữliệu khác Các tai liệu, bản vẽ, mô hình có thé được xem và đánh dấu sử dụng cáccông cụ phù hợp Hệ thông PDM có thể cung cấp luôn khả năng xem dữ liệu Xem,đánh dấu, và ghi chú là công cụ thường dùng trong quá trình kiểm tra thiết kế Chứcnăng này cải thiện đáng kế sự giao tiếp giữa người kiểm tra và người thiết kế

Ngày đăng: 09/09/2024, 02:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN