Lý do chọn đề tài nghiên cứu Chính sách Bảo hiểm xã hội BHXH và chính sách Bảo hiểm y tếBHYT là hai trụ cột chính trong hệ thông an sinh xã hội ở nước ta đã đượckhẳng định trong các văn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN BA PHƯỚC
THUC THI CHINH SACH BAO HIEM XA HOI
VA BAO HIEM Y TE HUONG TOI BAO PHU TOAN DAN
(Nghiên cứu trường hop huyện Chương Mỹ, Thanh phố Ha Nội)
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 8340402.01
Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Sỹ Lợi
Hà Nội - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài: “Thực thi chính sách bảo hiểm
xã hội và bảo hiểm y tế hướng tới bao phủ toàn dân” (Nghiên cứu trường
hợp huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội) là công trình do chính tôi nghiên cứu
và thực hiện Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận văn là trung
thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bat kỳ công trình nào khác.Các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Nếu có gì
sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Bá Phước
Trang 4LỜI CẢM ƠN
“Đề có thể hoàn thành Luận văn này, tác giả Luận văn đã nhận được sựgiúp đỡ, động viên, chia sẻ của rất nhiều người Trước hết, tôi xin bày tỏ sựkính trọng, yêu quý và biết ơn đối với Thay giáo Tiến sỹ Bùi Sỹ Lợi, NguyênPhó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Thầy là người đã trực
tiếp hướng dẫn, định hướng nghiên cứu và thực trạng những van dé liên quantới đề tài nghiên cứu, tạo động lực, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thiện Luận văn.”
Tôi xin cảm ơn Thay giáo, Cô giáo trong khoa Khoa học quản lý,trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đãluôn động viên, chia sẻ những khó khăn và luôn đồng hành, hướng dẫn, tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất g1úp tdi trong suốt quá trình học tập, cũng như
hoàn thành Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, cơ quan nơi
công tác luôn là nguồn sức mạnh tinh than và vật chất, giúp tôi có thêm nghị
lực để đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Tác giả luận văn
Nguyễn Bá Phước
Trang 5MỤC LỤC
0/6067 100055 — Ô 8
CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE THUC THI CHINH SACH
BAO HIẾM XÃ HOT, BAO HIẾM Y TT: -5- s5 sscssesse 17
1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài s s s- scsecsscssesses 17
1.1.1 Khái niệm chính sách - ¿+ << 1333323332 E+Sseeeesesssxs 171.1.2 Khái niệm chính sách côÔng - «+ x*++**svssseEseeersersk 181.1.3 Thực thi chính sách CONG - «+ «xxx key 19
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi chính sách công 201.2 Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - -<- 21
1.2.1 Khái niệm chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong hệ
thống an sinh xã hội - + 2 2++£+EE+EE£EE£EESEEEEEEEEEEEE2EE2E171EErkrrei 211.2.2 Những quy định cơ bản của pháp luật về BHXH và BHYT 261.3 Sự cần thiết của việc thực thi chính sách BHXH, BHYT toàn dân 29
1.3.1 Sự cần thiết của việc thực thi chính sách BHXH - 291.3.2 Sự cần thiết của việc thực thi chính sách BHYT - -: 30
1.4 Nội dung thực thi chính sách BHXH và BHYTT 32
1.4.1 Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy Đảng, chính quyền và côngtác tuyên truyền thực thi chính sách BHXH, BHYT - 32
1.4.2 Hoàn thiện hệ thong chinh sach, phap luat vé BHXH, BHYTT 32
1.4.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ và công tác thực hiện
Trang 6CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH BAO
HIẾM XÃ HỘI, BẢO HIẾM Y TE TREN DIA BAN HUYỆN
CHUONG MỸ, THÀNH PHO HÀ NỘI GIAI DOAN 2018 - 2021
2.1 Tổng quan về huyện Chương Mỹ -. 2s sssessessese
2.1.1 Đặc điểm dân số, lao ñ0 7 - :-1
2.1.2 Nguồn thu nhập của các hộ trong huyện Chương Mỹ
2.1.3 Tình hình người tham gia BHXH tự nguyện tại huyện ChươngMY giai doan 2018-2021 01017 2.1.4 Tinh hinh nguoi tham gia BHYT tu nguyén tai dia phuong giai
đoạn 2018-2021 6 6+1 E 21 91 91 E1 11 11 1H ngành trệt
2.2 Tổ chức bộ máy hệ thống Bảo hiểm xã hội huyện Chương Mỹ
2.2.1 Khái quát sự hình thành và phát triỂn - 2-55:
2.2.2 Chức nang của cơ quan BHXH huyện Chương Mỹ
2.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Chương Mỹ 2.2.4 Bộ máy tô chức của BHXH huyện Chương MỊỹ -2.3 Thực trạng triển khai chính sách BHXH và BHYT toàn dân
trên dia bàn huyện Chương Mỹ giai đoạn 2018 - 2021
2.3.1 Công tác lãnh dao, chi đạo thực thi chính sách BHXH, BHYT
2.3.2 Thực trạng khám chữa bệnh BHYT và giải quyết các chế độ
liên quan đến BHXÍH 2£ ©52+SE+EEEEEEEEEEEEEEEE211211221 2121 xe.2.3.3 Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng quỹ BHXH tự nguyện 2.3.4 Đánh giá công tác kiểm tra trong hoạt động BHXH và BHYT
0084115101017 dầ5.
2.3.5 Đánh giá công tác tuyên truyền về chính sách BHXH và
2.3.6 Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ
thông tin trong thực thi chính sách BHXH, BHY T - «+ 64
Trang 72.4 Đánh giá kết quả việc thực thi chính sách BHXH, BHYT tại
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2021
2.4.1 Những mat tich CỰC - - - -G + E11 E939 vn ng ng
2.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 2-2 s2 se:
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THUC THI CHÍNH SÁCH BẢO HIEMXÃ HOI, BẢO HIẾM Y TE HUONG TỚI BAO PHỦ TOÀN DÂN
TREN DIA BAN HUYỆN CHUONG MỸ, THÀNH PHO HÀ NỘI
3.1 Quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển BHXH và
BHYT tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội - .-3.1.1 Quan điểm và mục tiêu cơ bản - 2 + ++s+E+EeE+Eerxexerxee3.1.2 Phương hướng phát triển BHXH và BHYT tại huyện Chương
MY, thành phố Hà Nội ¿2252 S22EE‡EEEEEEEEEEEEEE2EEE21EEEEEcrkrrei3.2 Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Chương Mỹ
đến năm 2025 và những năm tiẾp theo -s- 5s ssessessessess
3.3 Giải pháp thực thi chính sách BHXH, BHYT hướng tới bao
phủ toàn dân trên dia bàn huyện đến năm 2025 5
-3.3.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các Cấp ủy đảng,
chính quyên và sự vào cuộc của MTTQ, các tô chức chính trị - xã
3.3.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích và thuyết phục
người dân tham gia BHXH và BHY TỈ - - «+ + ++vsseeesseeeses
3.3.3 Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng phục vụ 3.3.4 Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến giải quyết chế độ
BHXH và BHYT theo hướng hiệu quả, công khai, minh bạch
3.3.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm về
BHXH và BHYT - 5c E22 1112111211 111 1 0 TH HH ng HH key
Trang 83.3.6 Mở rộng đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ khi tham gia và
tăng chế độ thụ hưởng khi tham gia BHXH, BHYT 87MOT SO KHUYEN NGHỊ, - 5-5 s° se se se Essessessetserserssrseesee 89„000,90 — 90
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ° scss©sscssess 91
Trang 9DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA DAY DU
BHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tế
CQ Co quanDN Doanh nghiép
MLmin Muc luong co so
NLD Người lao động
KCB Kham chữa bệnh
Trang 10DANH MỤC SO ĐỎ BANG BIEU
Biểu đồ 2.1: Tình hình thực hiện, kế hoạch về số người tham gia BHXH
tự nguyện gian đoạn 2018-22 Ï -+++-+++svs+eeessersesss
Biểu đồ 2.2: Dân số, số người có thẻ BHYT, tỷ lệ bao phủ BHYT của
huyện Chương Mỹ giai đoan 2018-2021 -«<+
Biểu đồ 2.3: Biéu đồ thé hiện số tiền chi BHYT huyện Chương Mỹ giai
đoạn 2018-2021 - + 2+ + +22 +23 E 3E nghnrhnrhnrnnưyrưy
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thé hiện số tiền thu BHXH, số tiền nợ BHXH va tỷ
Bảng 1.1:Bảng 2.1:
Bảng 2.8:Bảng 2.9:Bảng 2.10:Bảng 2.11:
lệ nợ BHXH huyện Chương Mỹ giai đoạn 2018-2021 Mức đóng BHYT theo hộ gia đình - 5-55 ++5<<s+<ss+sss+
Tình hình thực hiện, kế hoạch về số người tham gia BHXH
tự nguyện gian đoạn 2018-22 Ï - - -+++s+++xesseeesseeseexs
Tình hình số người tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn
"002/20 : 4-1-1
Số người có thẻ BHYT và tỷ lệ bao phủ BHYT thực tế giai
đoạn 2018-22 Ì 2< E22 111111231111 1531 11118311 199 1 re
Số văn bản thực hiện chính sách BHXH, BHYT tự nguyện
@iai doan 2018-2021 eee -
Tinh hình số lượt người khám chữa bệnh BHYT giai đoạn
Số cuộc kiểm tra trong hoạt động BHXH, BHYT tự nguyện
giai đoạn 20§-2Ö2 Ï - ¿+ +21 + E3 ESEEErrseersreeereerreree
Trang 11DANH MỤC HÌNH ÁNH
Hình anh 1: Người dân thực hiện giao dịch tại Bộ phận Một cửa của
BHXH huyện Tác giả: Hoài Luu - Trung tâm Văn hóa — TT&TT huyệnChương lMỹ - - SG 1 HT HH TH TH ng
Hình ảnh 2: Phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Minh Hiến chủ trì hội
Hình ảnh 3: Lễ ra quân tuyên truyền vận động người dân tham BHXH tự
nguyện — Tác giả: Hoài Lưu - Trung tâm Văn hóa — TT&TT huyện
Hình ảnh 4: Cán bộ, chuyên viên Bưu điện và Bảo hiểm xã hội huyện
Chương Mỹ hướng dẫn người dân thủ tục đăng ký tham gia Bảo hiểm xã
0080812185007 .
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) và chính sách Bảo hiểm y tế(BHYT) là hai trụ cột chính trong hệ thông an sinh xã hội ở nước ta đã đượckhẳng định trong các văn kiện của Đảng như: Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020, Nghị quyết số NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ươngkhóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội Trong các văn kiện của Đảngđều đề ra mục tiêu thực hiện chính sách BHXH, BHYT hướng tới bao phủ toàndân Luật số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 “Luật bảo hiểm xã hội” có hiệu
28-lực thi hành từ ngày 01/01/2016 và Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014“Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế” có hiệu lực thihành từ ngày 01/01/2015, đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng về chính sách
BHXH, BHYT và có vai trò quyết định kết quả thực hiện chính sách BHXH và
BHYT Một trong những điểm ưu việt của chính sách BHXH, BHYT cũngchính là một trong những giải pháp thúc day độ bao phủ BHXH, BHYT cụ thé:Theo Điều 14, Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủquy định về mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện như sau:
Hỗ trợ mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuân hộ nghèo của khu vực
nông thôn là 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo;
25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo và 10% đối
với các đối tượng khác; Chính sách BHYT quy định mức hỗ trợ từ ngân sách
Nhà nước dé mua thẻ BHYT cho các nhóm đối tượng chính sách xã hội trong
đó đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo được cấp thẻ BHYT, định mức hưởng
100% đối với người thuộc hộ nghéo va 80% đối với người thuộc hộ cận nghèo
Trang 13khi khám chữa bệnh theo quy định của Luật BHYT và giảm lũy kế từng ngườikhi mua thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Huyện Chương Mỹ có địa bàn rộng, dân số đông (có 30 xã, 02 thị tran,tổng số dân trên 34 vạn người), tốc độ tăng trưởng kinh tế mức trung bình của
các huyện ngoại thành Hà Nội, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới.Tuy nhiên, Chương Mỹ với địa hình chủ yếu là vùng bán sơn địa, điều kiệnkinh tế còn nhiều khó khăn, mức sống người dân còn thấp so với mức bình
quân chung của thành phố Hà Nội Dù vậy Đảng bộ, chính quyền huyện
Chương Mỹ vẫn luôn quan tâm đến chính sách an sinh xã hội, thông qua việc
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Chương trình số 10-CTr/HU ngày18/3/2021 về “Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng
cuộc sống của nhân dân huyện Chương Mỹ, giai đoạn 2021 - 2025” và các
văn bản của Ủy ban nhân dân huyện về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng
tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Chương Mỹ Từ đó cả hệ thống
chính trị vào cuộc thực hiện, tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT trên dia bàn huyện
có tăng dần Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địabàn còn một số hạn chế làm kìm hãm độ bao phủ BHXH, BHYT và gia tăngsự chênh lệch giữa các xã, thị tran trên địa ban huyện đó là: Công tác tuyêntruyền chính sách BHXH, BHYT chưa đi vào chiều sâu, chưa thường xuyên
liên tục, nhất là công tác truyền thông tới các đối tượng là người lao động tựdo, lao động làm nông nghiệp ở khu vực nông thôn; số người tham gia BHXH
tự nguyện còn thấp, nhất là khu vực phi chính thức, đối tượng là lao động tự
do, lao động là nông dân; tỷ lệ nợ BHXH, BHYT còn cao, chưa có hướng dẫn
xử lý nợ đối với những đơn vị ngừng, dừng giao dịch, phá sản, giải thể Thực
hiện khám, chữa bệnh BHYT và sử dụng dự toán chi phí khám chữa bệnh ở
một số cơ sở KCB BHYT thực hiện quản lý, sử dụng nguồn kinh phí KCBBHYT được giao trách nhiệm chưa cao; tình trạng phải chờ đợi rất lâu khi đi
Trang 14khám bệnh bằng thẻ BHYT, nên người tham gia BHYT có tâm lý khó chịu;có thủ tục hành chính trong việc thanh toán, sử dụng thẻ bảo hiểm có vướngmắc chậm được giải quyết, gây phiền hà tới người tham gia bảo hiểm Xuất
phát từ thực trạng khảo sát tại địa bàn huyện Chương Mỹ và từ những mong
muốn, nguyện vọng của người dân được hưởng những quyền lợi, ưu đãi từchính sách BHXH, BHYT; cùng với mục tiêu phan dau tăng tỷ lệ người tham
gia BHXH tự nguyện, BHYT hướng tới bao phủ toàn dân.
Chính vì những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Thực thi chính sách
bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế hướng tới bao phủ toàn dân trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” làm nội dung Luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Chính sách công.
2 Tổng quan về vẫn đề nghiên cứuBHXH, BHYT là hai trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở nướcta Xác định được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của BHXH và BHYT Vìthế việc nghiên cứu về chính sách BHXH, BHYT luôn được nhà nước và các
nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên góp phần xây dựng và ngày cànghoàn thiện chính sách BHXH, BHYT Thời gian qua đã có một số đề tài
nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm:
“1 Đỗ Thị Xuân Phương (2010), “Đánh giá 3 năm triển khai thựchiện Luật BHXH”, Luận án Tiến Sĩ Đề tài chỉ ra những hạn chế, bất cậptrong việc triển khai chính sách BHXH tự nguyện dé chưa thu hút được nhiềungười tham gian như điều kiện hưởng chế độ trong BHXH tự nguyện, tríchhoa hồng cho đại lý chưa được quy định, phương thức đóng còn chưa đượclinh hoạt Vấn đề tổ chức triển khai thực hiện BHXH tự nguyện chỉ dừng lại
ở việc đánh giá những vấn đề phát sinh cũng như những ưu và nhược điểm.
“2, Trần Hải Nam (2012), “Cơ sở li luận và thực tiễn sửa đổi, bồ sungLuật BHXH", đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Đề tài đã đánh giá thực
10
Trang 15trạng việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH trong đó có nội dung về
BHXH tự nguyện từ khi có hiệu lực thi hành Đề tài đã cho người đọc thấy
được số người tham gia và cân đối thu - chỉ quỹ BHXH tự nguyện qua đó chỉ
ra một số hạn chế và đề xuất sửa đổi chính sách BHXH tự nguyện Tuy nhiên
đề tài chỉ đánh giá BHXH tự nguyện dưới góc độ Luật
“43 Mỹ Hoa (2011), “Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Vì sao it thuhút người dân tham gia” Báo Quảng Ngãi Bài viết nêu ra thực trạng tham gia
BHXH tự nguyện của tỉnh Quảng Ngãi qua đó chỉ ra nguyên nhân của việc ít
người tham gia Tuy nhiên bài viết chỉ dừng lại ở phạm vi cấp tỉnh và chưa
đưa ra được giải pháp để thu hút đối tượng tham gia.
“4 Phạm Ngọc Hà (2011), “Các giải pháp tăng cường BHXH tự
nguyện cho nông dân tỉnh Quảng Nam”, Luận văn Thạc Sĩ kinh tế Đề tài đãkhái quát cơ sở lý luận về BHXH tự nguyện cho nông dân, đánh giá thựctrạng BHXH tự nguyện cho nông dân tỉnh Quảng Nam, chỉ ra những ton tạivà nguyên nhân của những hạn chế đó Qua đó, tác giả chỉ ra những giải pháp
dé hoàn thiện thể chế chính sách và điều kiện thực thi các giải pháp đó Tuynhiên đề tài chỉ nghiên cứu đối tượng là nông dân và trong phạm vi cấp tỉnh,
chưa nghiên cứu các đối tượng khác Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu chỉ làdữ liệu thứ cấp
“5, Lê Thi Quế (2012), “Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách BHXH tựnguyện ở Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học Đề tài đã đưa ra được thựctrạng tham gia BHXH tự nguyện, đưa ra những bat cap về chính sách của
BHXH tự nguyện, bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới như Pháp,
Trung Quốc, Indonesia từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách
BHXH tự nguyện giai đoạn 2010 - 2020 và các kiến nghị Tuy nhiên đề tài chỉmới dùng phương pháp thống kê là chủ yếu, dùng số liệu thứ cấp dé đánh giá và
chưa điều tra khảo sát dé đánh giá thực trạng chính sách BHXH tự nguyện
lãi
Trang 16“6 Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2012), “Cơ sở lí luận và thực tiễnxây dựng chính sách tham gia BHXH tự nguyện đối với lao động nghèo, lao
động là người dân tộc thiểu số, nông dân có mức thu nhập từ trung bình trởxuống”, đề tài nghiên cứu cấp Bộ Dé tai đã chỉ ra rằng, các đối tượng trên không
đủ khả năng tài chính dé tham gia Đối tượng tham gia BHXHH tự nguyện chủ
yếu là gia đình có điều kiện, các đối tượng trên không tiếp cận được với chính
sách BHXH tự nguyện Tuy nhiên đề tài chưa chỉ ra mức thu nhập của hộ có thu
nhập trung bình là bao nhiêu, chưa có quy mô mẫu khảo sát đề tài.
“7 Nguyễn Thị Lan Hương và Lưu Quang Tuấn (2012), “Kết quả thực
hiện chính sách BHXH tự nguyện của khu vực phi chính thúc ` Đề tài nghiêncứu hệ thống chính sách, tô chức thực hiện chính sách và kết quả thực hiện
giai đoạn 2008 - 2012 Đề tài đã đưa ra những đặc điểm về việc làm và thunhập của đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện thông qua phân tíchsố liệu và khảo sát mức sống hộ gia đình của viện Khoa học Lao động và Xã
hội Thông qua 210 người đã tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành
phố Hà Nội đề tài đã phân tích được thực trạng, đánh giá khả năng và nhu cầutham gia BHXH tự nguyện của khu vực phi chính thức Qua đó đưa ra một số
giải pháp dé hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện phù hợp với nhu cầu và
khả năng của lao động khu vực phi chính thức.
“8 Viện Khoa học Lao động và Xã hội và HSF (2012) “An sinh xã hộicho khu vực phi chính thức và người lao động phi chính thức ở Việt Nam”,
Nghiên cứu đã giới thiệu quan điểm, kinh nghiệm quốc tế về an sinh xã hội,báo cáo tổng quan về an sinh xã hội về khu vực chính thức và phi chính thức
ở Việt Nam.
“9, Nguyên Hữu Tâm (2014), “Bao hiểm y té cho người nghèo thực
trạng và giải pháp tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ ngànhcông tác xã hội, trường Dai học Khoa học xã hội và nhân van Dé tài đã nêu
12
Trang 17cơ sở lí luận, thực trạng sử dụng thẻ BHYT của người nghèo trên địa bàn
huyện Chương Mỹ và một số giải pháp Tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu đối
tượng là người nghèo và trên phạm vi huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
“10 Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Chính sách bảo hiểm y tế toàn dân
ở nước ta hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ ngành chính sách công Đề tài phân
tích thực trạng và đưa ra giải pháp nham hoàn thiện chính sách BHYT toàndân dựa trên Luật BHYT năm 2014 sửa đổi b6 sung năm 2018
“Ngoài ra còn rất nhiều nghiên cứu khác đề cập đến BHXH, BHYT Nhìn
chung các nghiên cứu trên đều đã đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau của
BHXH, BHYT Tuy nhiên về khía cạnh BHXH tự nguyện, BHYT tại khu vựcnông thôn, những người lao động trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp đặc
biệt tại một địa bàn huyện ngoại thành của Hà Nội, thuần nông, thu nhập thấp,đời sống người dân khó khăn, trình độ dân trí cũng như nhận thức của người dân
còn hạn chế Vì vậy, dé tăng tỷ lệ người tham gia BHXH, BHYT, nhất là đối
tượng người dân lao động (nông dân) tại khu vực nông thôn có thu nhập thấp,không 6n định, hướng tới bao phủ BHXH, BHYT toàn dân, cần phải có sự vàocuộc tích cực của cả hệ thống chính tri, chính quyền cơ sở và sự tham gia của
mọi người dân và toàn xã hội, đây là những điểm mới của nghiên cứu này.”
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất giải pháp thực thi chính sách BHXH, BHYT hướng tới tăng độ baophủ toàn dân tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 -2025
4 Phạm vỉ nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Quá trình thực thi chính sách BHXH, BHYT ở
góc độ tổ chức thực hiện chính sách của các cơ quan nhà nước ở huyện
Chương Mỹ Luận văn nghiên cứu nội dung khám chữa bệnh BHYT và giải
quyết các chế độ liên quan đến BHXH; thực trạng về công tác quản lý và sửdụng quỹ BHXH tự nguyện; công tác tuyên truyền, công tác lãnh đạo, chỉ đạo
13
Trang 18thực thi chính sách BHXH, BHYT; công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động
BHXH, BHYT
- Giới hạn về không gian: 3/32 xã, thị tran của huyện Chương Mỹ (xãĐông Sơn, xã Thanh Bình và thị trấn Xuân Mai thuộc huyện Chương Mỹ,thành phố Hà Nội Trong đó hai xã có tỷ lệ lao động làm nông nghiệp cao,điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn; còn thị tran Xuân Mai người
dân có mức sống cao hơn, trình độ dân trí cao hơn so với các xã, là đơn vithực hiện điểm về phát triển đối tượng, số lượng người tham gia BHXH,
BHYT của huyện)
- Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2018 đếnhết năm 2021.
5 Mẫu khảo sát
Nghiên cứu thực thi chính sách BHXH, BHYT tại huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội Mẫu khảo sát: 150 người dân tại 03 đơn vị (xã Đông Sơn,xã Thanh Bình và thị tran Xuân Mai) của huyện Chương Mỹ; 02 cán bộ xã
(Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách Văn xã và cán bộ đoàn thể)
6 Cau hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi chính: Giải pháp nào để thực thi chính sách BHXH, BHYTcó hiệu quả, hướng tới bao phủ toàn dân tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội giai đoạn 2022 - 2025?
- Câu hỏi phụ: Thực trạng thực thi chính sách BHXH, BHYT giai đoạn
2018-2021 ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội như thế nào?
7 Giả thuyết nghiên cứuThực thi chính sách BHXH, BHYT tại huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội những năm gần đây được Cấp ủy, chính quyền từ huyện tới cơ sơ
quan tâm triển khai thực thi chính sách BHXH, BHYT và đạt được những kết
quả tích cực, tỷ lệ người dân tham gia BHYT và BHXH tăng dần theo từng
14
Trang 19năm Tuy nhiên, còn một số hạn chế như: Công tác tuyên truyền chính sáchBHXH, BHYT chưa đi vào chiều sâu, chưa thường xuyên liên tục; số người
tham gia BHXH tự nguyện còn thấp Thực hiện khám, chữa bệnh BHYT và
sử dụng dự toán chi phí khám chữa bệnh ở một số cơ sở KCB BHYT thực
hiện quản lý, sử dụng nguồn kinh phí KCB BHYT được giao trách nhiệmchưa cao; tình trạng phải chờ đợi rất lâu khi đi khám bệnh bằng thẻ BHYT,
nên người tham gia BHYT có tâm lý khó chịu; có thủ tục hành chính trong
việc thanh toán, sử dụng thẻ bảo hiểm có vướng mắc chậm được giải quyết,
gây phiền hà tới người tham gia bảo hiểm
Dé thực thi hiệu quả chính sách BHXH, BHYT hướng tới bao phủ toàn
dân ở huyện Chương Mỹ, cần có những giải pháp như: Sự lãnh đạo, chỉ đạo
của các Cấp ủy đảng, triển khai thực hiện của chính quyền, sự vào cuộc của
MTTQ và các tô chức chính trị - xã hội; tuyên truyền, giải thích để người
dân hiểu được ý nghĩa, lợi ích và những quyên lợi khi tham gia BHXH,
BHYT; phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ;
cải cách thủ tục hành chính liên quan đến giải quyết các quyền lợi, chế độ
BHXH và BHYT theo hướng hiệu quả, công khai, minh bạch; thường xuyên
thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm về BHXH và BHYT dé bao vệ quyền lợi
của người tham gia; mở rộng đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ khi tham gia
và tăng chế độ thụ hưởng khi tham gia BHXH, BHYT
8 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên nhiều phương pháp nghiên cứu khácnhau có mối quan hệ bé trợ cho nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ và đạt mụcđích của luận văn Cụ thê là các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích tổng hợp: Các tài liệu về chính sách BHXH,
BHYT và các tài liệu thực thi chính sách BHXH, BHYT tại huyện Chương
Mỹ từ năm 2018 đến năm 2021.
15
Trang 20Phương pháp phỏng van bảng hỏi: Dé điều tra mức độ nhận thức, đánhgiá, nhận xét mức độ hài lòng đối với chất lượng dịch vụ, phục vụ và việcthực thi chính sách BHXH, BHYT của các cơ quan, tô chức, cá nhân thực thi
chính sách; cũng như những mong muốn, nguyện vọng về quyền lợi khi thamgia BHXH, BHYT dé có cái nhìn khách quan về quá trình thực thi chính sáchBHXH, BHYT dưới góc độ người thụ hưởng chính sách Nghiên cứu tiếnhành phỏng vấn theo bảng hỏi với quy trình như sau: Phỏng vấn dựa trên
bảng hỏi đã được thiết kế sẵn gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Phương pháp phỏng vấn sâu: nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề
tài đã tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ bảo hiểm xã hội huyện, lãnh đạo Ủyban nhân dân xã phụ trách Văn xã, cán bộ đoàn thể của xã và nhân viên đại lý
bảo hiểm ở xã Các kết quả phỏng vấn giúp hiểu hơn quá trình thực thi chính
9 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mo đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực thi chính sách Bảo hiểm xã hội, Bao
hiểmy tế
Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y
tế trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Chương 3 Giải pháp thực thi chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tếhướng tới bao phủ toàn dân trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
16
Trang 21CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE THỰC THI CHÍNH SÁCH
BẢO HIẾM XÃ HỘI, BẢO HIẾM Y TE
1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1 Khái niệm chính sách
Thuật ngữ chính sách được sử dụng rất thường xuyên, đề cập đến nhiều
van dé, nhiều lĩnh vực; nhiều định nghĩa về chính sách từ những hướng tiếp
cận khác nhau.
Chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm
giải quyết một vấn đề (Anderson 1984).
Chính sách là một phần của khung khổ các ý kiến, mà qua đó, chúng tađược điều chỉnh bởi một cách thức hợp lý, giữa các khía cạnh đa chiều của
cuộc song (Colebatch 2002).
Chính sách là quá trình ma một xã hội tao ra va quyết định có tính bắtbuộc những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào không (Wheelan 201 1).
Tổng hợp tất cả các cách tiếp cận trên đây về chính sách, trong cuốn
Giáo trình Khoa học chính sách, PGS.Vũ Cao Đàm đã đưa ra khái niệm chính
sách như sau: “Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa mà một
chủ thể quyên lực hoặc chủ thể pháp lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi mộthoặc một số nhóm xã hội, kích thích họ nhằm thực hiện một mục tiêu uu tiênnào đó trong chiến lược phát triển xã hội ”
Theo Bách khoa toàn thư mở wikipedia tiếng Việt: “Chính sách là một
hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dan các quyết định và đạt được các kếtquả hợp lý Một chính sách là một tuyên bồ về y định, và được thực hiện như
một thủ tục hoặc giao thức ”.
Từ những khái niệm trên, theo tôi chính sách là quyết định tạo ra sự ưudai của chủ thé quản ly doi với đối tượng quan lý trong một phạm vì nhấtđịnh, nhằm đạt được mục tiêu phát triển mà chủ thể quản lý mong muốn
17
Trang 221.1.2 Khái niệm chính sách công
Có nhiều cách tiếp cận và đưa ra định nghĩa về “Chính sách công” như:
Chính sách công là chính sách do chủ thể quyền lực là nha nước banhành (hoạch định và thực thi), là một tuyên bố mang tính quyền lực về nhữngdự định của Chính phủ, dựa trên những giả thuyết về nguyên nhân và ảnh
hưởng, và được thiết kế, cấu trúc dựa trên những mục tiêu (Althaus,
Bridgman & Davis 2007).
Chính sách công là tất cả những gì mà Chính phủ quyết định thực hiện
hoặc không thực hiện” (Thomas R Dye, 1987).
Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng
một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân” (B Guy
Peter, 1990).
Chính sách công là việc thực thi mang tính quyền lực nhà nước thôngqua sử dụng các nguồn lực công và ràng buộc pháp lý mà lĩnh vực tư khôngthể (Maddison & Denniss 2009)
Chính sách công là phương thức mà các chính tri gia, những người trực
tiếp hoạch định chính sách, tạo ra sự khác biệt Chính sách công là công cụ
của Chính phủ Nó là kết quả của một sự thoả thuận, đàm phán, cạnh tranh
giữa các ý tưởng, các lợi ích, các hệ tư tưởng tác động thúc đây hệ thống
chính trị (Althaus, Bridgman & Davis 2013).
Chính sách công là những hành động ứng xử của nhà nước với các vấndé phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thé hiện bằng nhiều hình thứckhác nhau nhăm thúc đây xã hội phát triển (Nguyễn Hữu Hải, 2010)
Tuy có những nội dung khác nhau, song về cơ bản trong nội hàm khái
niệm về “Chính sách” và “Chính sách công” mà các học giả Phương Tây đưa
ra có một số nét tương đồng đó là:
Chính sách là các kế hoạch, chiến lược do Nhà nước hoặc những người
có thâm quyền ban hành; Chính sách là một quá trình gồm một loạt các hành
18
Trang 23động; Chính sách có mục đích, mục tiêu rõ ràng đã được xác định Chính sách
là sự “phân phối” mang tính “thẩm quyền” (Authority) đối với giá trị xã hội
Qua đó, cũng có thé thấy Chính sách công một số dau hiệu quan trọng đặctrưng của chính sách công là: Do nhà nước (cơ quan công quyên) hoạch định vàthực thi; có mục đích công cộng (tác động vào xã hội); được thực thi bằng cácnguôn lực Nhà nước Khác với Chính sách tư” là những chính sách do các tô chức
ngoai nhà nước, doanh nghiệp tư nhân tự hoạch định và xây dựng, ban hành và
thực hiện dé giải quyết những van dé trong khu vực tư (nội bộ tổ chức và doanh
nghiệp đó) và luôn phải tuân theo pháp luật (Chính sách của Nhà nước).
1.1.3 Thực thi chính sách công
Thực thi đơn giản là thực hiện hay tiến hành; từ khái niệm nêu ở trên tathay được chủ thé thực thi chinh sách công là cán bộ, công chức trong cơquan công quyên (cơ quan nhà nước); trong đó phẩm chất, năng lực thực thichính sách của đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước quyết địnhtính hiệu quả của chính sách và để thực hiện tốt chính sách còn có trách
nhiệm của các tô chức, cá nhân trong xã hội.
Thực thi chính sách được xem xét với tư cách là giai đoạn thứ ba trong
số bốn giai đoạn của chu trình chính sách công, bao gồm: Hoạch định chính
sách; xây dựng chính sách; thực hiện chính sách; đánh giá chính sách (một
chính sách được đánh giá dé điều chỉnh hoặc thay đổi, khởi đầu một CS mới)
Thực thi chính sách công là một giai đoạn rất quan trọng trong chu
trình chính sách, bởi sự thành công của một chính sách phụ thuộc vào kết quả
của quá trình thực thi chính sách Trong thực thi chính sách có thê phát sinhnhuưng vấn đề như: Có những chính sách không được thực thi (do nhiềunguyên nhân); có chính sách được thực thi qua loa, miễn cưỡng hoặc thực thi
sai; có chính sách được thực thi nửa vời, kiểu “đầu voi đuôi chuột” Do vậy
cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc về thực thi chính sách
19
Trang 24Trong thực thi chính sách có xảy ra các khả năng: Chính sách công tốt(chính sách đúng, phù hợp, kịp thời) và thực thi tốt dẫn đến thành công:Chính sách công tốt nhưng thực thi không hiệu quả; Chính sách công không
tốt và thực thi cũng không tốt, dẫn đến thất bại toàn diện.
Như vậy, thực thi chính sách công có vị trí đặc biệt quan trọng trong
chu trình chính sách công, nó là giai đoạn hiện thực hóa các mục tiêu chínhsách công.
1.1.4 Các yếu tổ ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi chính sách công- Yếu tô thuộc về chất lượng của chính sách: Dù chính sách ở cấp nào
ban hành, hướng tới đối tượng nào thì nội dung chính sách phải có tính rõ
ràng, mạch lạc của chính sách, các thuật ngữ phải rõ ràng, rễ hiểu; thê hiện rõkhía cạnh chính trị, xã hội của văn bản chính sách, thé hiện được quan điểm
của chính sách; tránh các lỗi về kỹ thuật lập pháp, tính bất hợp lý và sai phạm
về nội dung
- Yếu tô thuộc về khả năng thực hiện: Trước tiên phải nói tới là năng
lực của tổ chức; năng lực con người như: bộ máy, nhân sự, lãnh đạo, quan lý
mà trong đó phẩm chất, năng lực thực thi chính sách của đội ngũ cán bộ, côngchức trong cơ quan nhà nước quyết định tính hiệu quả của chính sách và déthực hiện tốt chính sách còn có trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong xã
hội Cùng với đó là yếu tố năng lực tài chính, vật chất, thông tin tương tác vàtác động rất lớn tới quá trình thực thi và kết quả thực thi chính sách đó Songsong đó là các yếu tố tiêu cực, rào cản trong thực thi chính sách công như:Thủ tục hành chính rườm rà; sự thiếu đồng thuận trong các nhóm xã hội
(nhóm hưởng lợi, nhóm bị thiệt, nhóm vô can) tạo ra nhiễu loạn thông tin.
- Bối cảnh về kinh tế - xã hội tạo ra môi trường chính sách: Một nhântố ánh hưởng quan trọng đến hiệu quả thực thi chính sách đó là môi trường
chính sách bao gôm môi trường kinh tê, chính trị, văn hóa và xã hội Việc
20
Trang 25thực thi bất cứ chính sách nào cũng đều nằm trong sự ảnh hưởng và chế ước
của môi trường xung quanh Môi trường thích hợp sẽ có lợi cho việc thực thichính sách Môi trường không thích hợp sẽ cản trở việc thực thi chính sách.
Cụ thê, nếu trình độ kinh tế phát triển, nhất là kinh tế thị trường phát triển thìcơ quan thực thi chính sách càng có điều kiện dé thu hút nguồn lực cho thựcthi chính sách; trình độ văn hóa và sự hiểu biết của người dân sẽ tạo thuận lợi
cho việc thực thi chính sách và ngược lại; dự luận xã hội, tính tự chủ và sự
phát triển của các tô chức xã hội cũng anh hưởng đến thực thi chính sách
- Thái độ của các nhóm lợi ích; công luận: Sự ủng hộ hay sự phản đối
của công luận đối với chính sách Khi chính sách được ban hành và thực thi,nếu được công luận tiếp nhận và ủng hộ thì thực thi chính sách sẽ hiệu quả.Chính sách có đạt được mục đích đề ra hay không, không chỉ phụ thuộc vào
chất lượng chính sách và năng lực của chủ thê thực thi chính sách, mà cònphụ thuộc vào thái độ công luận, các nhóm trong xã hội (kế cả nhóm đượchưởng lợi, nhóm bị thiệt, nhóm vô can) Theo đó, nếu đối tượng chính sách
tiếp nhận và ủng hộ chính sách thì việc thực thi chính sách sẽ thuận lợi vàhiệu quả Còn nếu đối tượng chính sách không tiếp nhận chính sách, không
ủng hộ chính sách thì việc thực thi sẽ khó khăn, kém hiệu quả.
- Sự ủng hộ của cấp trên: Các điều kiện về thiết chế, quan điểm tạo sự
hậu thuẫn cho thực thi chính sách; các thiết chế càng rễ hiểu, rõ ràng thì hệthống, đội ngũ thực thi sẽ thực hiện thuận lợi
1.2 Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
1.2.1 Khái niệm chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong hệthống an sinh xã hội
1.2.1.1 Khái niệm chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo Điều 3, Luật BHXH năm 2014 thì BHXH là sựa bù đắp hay thay
thế một phần thu nhập của NLĐ bị giảm hoặc mất thu nhập do các nguyên
21
Trang 26nhân như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp hoặc hưu trí do
họ có đóng góp vào quỹ BHXH.
Cũng theo quy định tại khoản 3, điều 3, Luật BHXH thì BHXH tự
nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tô chức mà người tham gia
được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình
và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham
gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất
Chính sách bảo hiểm xã hội gồm các chính sách về bảo hiểm hưu trí
và tử tuất; bảo hiểm ốm đau, thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp Luật Bảo hiểm xã hội ra đời và có hiệu lực từ
2006, sửa đổi năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 Riêng đối với các
chính sách đặc thù riêng như chính sách bảo hiểm thất nghiệp được quy định
trong Luật việc làm có hiệu lực từ ngày 01/01/2015; chính sách an toàn vệ
sinh lao động được quy định trong Luật an toàn vệ sinh lao động có hiệu lực
từ 01/01/2016 Với vai trò là trụ cột chính của hệ thong an sinh xã hội, chính
sách BHXH luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm phát triển và coi đó vừa
là mục tiêu, vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững đất nước cũng như
thê hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa
Chính sách bảo hiểm xã hội có hai loại hình: BHXH bắt buộc vàBHXH tự nguyện Chính sách BHXH tự nguyện có ý nghĩa rất lớn, góp phần
đảm bảo an sinh xã hội cho những người lao động tự do giảm bớt khó khăn,
rủi ro khi về già, giúp bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống cho mỗi người
khi hết tuổi lao động
1.2.1.2 Khái niệm chính sách bảo hiểm y tếTheo bách khoa toàn thư Việt Nam, BHYT là loại bảo hiểm nhằm huy
động sự đóng góp của cá nhân, tập thể cộng đồng do Nhà nước tổ chức, quản
lý với mục đích là chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân.
22
Trang 27BHYT là một nội dung thuộc an sinh xã hội và là loại hình bảo hiểm
phi lợi nhuận, nhằm dam bảo chi phí y tế cho người tham gia khi gặp rủi ro,ốm đau, bệnh tật.
Như vậy, khái niệm BHYT phải đảm bao cả yếu tố kinh tế và yếu tốxã hội, luôn tồn tại song song BHYT dưới góc độ xã hội là chính bởi nhữnglợi ích xã hội mà nó mang lại; yếu tố kinh tế khi đóng vai trò trong việc đảm
bảo cân đối ngân sách nhà nước đề đầu tư theo chiều sâu hơn cho hệ thống ytế và có vai trò trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của
chính sách BHYT.
BHYT tự nguyện là hình thức bảo hiểm do nha nhà nước thực hiện déđảm bảo quyên lợi cho tat cả người dân được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm,
bệnh tật, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Một khái niệm khác thường được nhắc đến là “BHYT toàn dân”.Theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, từ ngày 01/01/2015, toàn dân bắt
buộc tham gia BHYT Đây là một trong những nội dung mới có tính đột phá
mạnh mẽ, thé hiện quyết tâm chính trị nhằm thúc đây thực hiện mục tiêu BHYTtoàn dân theo tinh than của Hiến pháp 2013 và Nghị quyết 21 của Bộ Chính trịhướng đến mục tiêu chăm sóc sức khoẻ cho người dân và chia sẻ trách nhiệmđối với cộng đồng Theo đó, BHYT toàn dân được hiểu là mọi người dân trong
xã hội đều có thẻ BHYT, với những trường hợp không có thì có những cơ chếphù hợp khác dé hỗ trợ tài chính khi 6m đau, bệnh tật nhằm đảm bao cho họđược tiếp cận một cách đầy đủ với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Như vậy, có thể thấy pháp luật nước ta quy định BHYT là hình thứcbảo hiểm bắt buộc được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, không vì
mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và được áp dụng bắt buộc
đối với các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật Về cơbản, đó là một cách dành dụm một khoản tiền trong số tiền thu nhập của mỗi
23
Trang 28cá nhân hay mỗi hộ gia đình dé đóng vào quỹ do Nha nước đứng ra quản lý,nhằm giúp mọi thành viên tham gia quỹ có ngay một khoản tiền trả trước cho
các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khi người tham gia khôngmay ốm đau phải sử dụng các dịch vụ đó, mà không phải trực tiếp trả chi phí
khám chữa bệnh.
Trên cơ sở những định nghĩa và phân tích nêu trên, có thé hiểu kháiniệm: BHYT là hình thức bảo hiểm nhằm mục đích chăm sóc sức khoẻ không
vì mục đích lợi nhuận và được hình thành trên cơ sở sự đóng góp của người
tham gia, có sự hỗ trợ của Nhà nước (đối với một số nhóm đối tượng) và doNhà nước tô chức thực hiện
Ở Việt Nam hiện nay pháp luật quy định BHYT là bắt buộc Tuy nhiên
Điều 12 của Luật BHYT chỉ quy định các đối tượng tham gia BHYT bao
gồm: (1) nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, (2) nhóm
do tô chức BHXH đóng (3) nhóm do ngân sách nhà nước đóng (4) nhóm thamgia BHYT theo hộ gia đình Luật BHYT giao cho Chính phủ quy định các đối
tượng khác ngoài 4 nhóm đối tượng được nêu ở trên Điều 1 đến điều 6 củaNghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chỉ tiết và hướng
dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT đã quy định cụ thé 6
trường hợp Như vậy, được hiểu các đối tượng đó bắt buộc (trực tiếp hoặc
gián tiếp) phải tham gia BHYT
1.2.1.3 Vai trò bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
BHXH, BHYT có những vai trò sau:
Thứ nhất, ôn định thu nhập của người lao động cũng như gia đình của
họ qua đó góp phần nâng cao đời sống cho NLĐ và đem lại cuộc song hanhphúc, bình yên cho họ Giảm chi phí cho người tham gia bảo hiểm y tế khi
khám, chữa bệnh.
24
Trang 29Thứ hai, NLD sẽ được nhận một khoản trợ cấp dé bu dap phan thu nhap
bi mat hoặc bị giam cua ho dé dam bảo cuộc song, ồn định thu nhập do họ đã
đóng một khoản tiền vào quỹ BHXH Người tham gia bảo hiểm được giảm từ
80% đến 100% chi phí khám, chữa bệnh khi khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Thứ ba, mỗi quan hệ giữa nhà nước, NLD và người sử dụng lao động
được tăng cường, chặt chẽ Chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT
và có sự hỗ trợ của Nhà nước nhất là những đối tượng yếu thế trong xã hội
Thư tư, giúp những người không may gặp rủi ro có điều kiện dé bù đắpnhững biến cố, rủi ro xã hội, hòa nhập với cộng đồng và phát huy tinh thầnnhân đạo, ý nghĩa nhân văn, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, vi thế xã hội
giúp con người hướng tới một xã hội nhân ái, bình yên và công bằng.
Thứ tư, tạo điều kiện để xã hội phát triển lành mạnh, bền vững thông
qua sự đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau nhăm phát huy những giá trị nhânvăn của con người và truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam
Thứ năm, BHXH là công cụ nâng cao điều kiện sống của NLĐ, giúpphân phối lại thu nhập giữa các thành phần trong xã hội, góp phần bình đăng
xã hội (có đóng, có hưởng: đóng cao hưởng cao, đóng thấp hưởng thấp).
BHYT mang lại công bằng về chăm sóc sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là
những đối tượng yếu thế như: Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, bảo trợ
xã hội và đồng bào dân tộc thiêu số điều kiện kinh tế khó khăn
Thứ sáu, BHXH có vai trò quan trong với doanh nghiệp vì khi NLD
không may gặp những rủi ro không mong muốn thì những rủi ro đó được
chuyên giao sang cho cơ quan BHXH chỉ trả (bảo hiểm thất nghiệp), nhờ đómà tình hình tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo tạo tiền đề phát triển
nên kinh tế thị trường
Thứ bảy, giúp cho mỗi quan hệ thị trường lao động trở nên lành mạnh
hơn, nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu phát triển của nền kinh tế thịtrường, giúp NLĐ gắn bó, đồng hành với doanh nghiệp
25
Trang 30Thứ tám, nhờ sự đóng góp vào quỹ BHXH nên quỹ đó được đem đi đầutư góp phan vào sự phát triển kinh tế, tạo việc làm cho NLD.
“Quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp được tích tụ tập trung rấtlớn, phần quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư (có sự quản lý của Nhà nước) chonên kinh tế tạo ra sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và tạo việc làm cho ngườilao động, qua việc phân phối lại thu nhập BHXH góp phan tạo sự bình đăng
của thị trường lao động.
1.2.1.4 Các nguyên tắc nâng cao độ bao phú cua BHXH, BHYT
Nguyên tắc thứ nhất, Quyền bình đăng về tham gia BHXH, BHYT;
bình đăng trong tiếp cận, quyền lợi hưởng và thụ hưởng BHXH, BHYT của
moi thành viên, đảm bảo sự công bằng giữa đóng góp và thụ hưởng giữa các
đối tượng Với BHXH có đóng, có hưởng và đóng cao, hưởng cao; đối với
BHYT chia sẻ rủi ro.
Nguyên tắc thứ hai, tăng cường khả năng phòng ngừa, khắc phục và
giảm thiểu các rủi ro nhằm đảm bảo chất lượng chữa bệnh cho người dân
thông qua chính sách BHXH, BHYT.
Nguyên tắc thứ ba: thực hiện các biện pháp hành chính về quản lí thuBHXH, BHYT cho người tham gia, để giảm thiểu rủi ro cho người tham giakhi gặp khó khăn về kinh tế Trước hết phải thu hút sự tham gia đầy đủ của
các đối tượng và khắc phục rủi ro cho họ.
Nguyên tắc thứ tu: đảm bảo tính bền vững của hệ thong BHXH, BHYT
để duy trì, nâng cao độ bao phủ
1.2.2 Những quy định cơ bản của pháp luật về BHXH và BHYT
1.2.2.1 Đối tượng tham gia BHXH và BHYT tự nguyệnThứ nhát, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện gồm các đối tượng sau:
Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượngtham gia BHXH bắt buộc
26
Trang 31Người lao động đủ tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng
tức là có thời gian đóng BHXH dưới 20 năm.
Thứ hai, đôi tượng tham gia BHYT tự nguyện là tất cả người dân cónhu cầu
1.2.2.2 Mức đóng
Thứ nhất, Mức đóng tham gia BHXH tự nguyện
Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng = 22% x Mức thu nhập lựa chọn
Trong đó 700.000 đồng < mức thu nhập lựa chọn <27.800.000 đồng
Từ 01/01/2018, nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên
Thứ hai, Mức đóng tham gia BHYT tự nguyện
Mức đóng BHYT tự nguyện hàng tháng băng 4,5%% x mức lương cơsở (MLmin), mức lương cơ bản hiện nay là 1.490.000đồng
Nếu mua theo hộ gia đình thì mức đóng hàng tháng tính như sau:
27
Trang 32Bảng 1.1: Mức đóng BHYT theo hộ gia đình
Đối tượng tham gia Mức đóng hàng thángNgười thứ nhất đóng BHYT tự nguyện 4,5%%x MLmin
Người thứ hai đóng BHYT tự nguyện 4,5%%x MLmin x70%Người thứ ba đóng BHYT tự nguyện 4,5%%x MLmin x60%Người thứ tư đóng BHYT tu nguyện 4,5%%x MLmin x50%Người thứ năm trở đi đóng BHYT tự nguyện | 4,5%%x MLmin x40%
(Nguồn: Số liệu tự tổng hợp)
1.2.2.3 Quyên lợi và nghĩa vụ
Thứ nhất, Quyền lợi hưởng BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ sau:Chế độ hưu trí: Được hưởng lương hưu khi đủ điều kiện hưởng
Mức lương hưu hàng tháng = (Ty lệ hưởng x Mức thu nhập bình quânthu nhập tháng đóng BHXH)
Chế độ tử tuất: Được hưởng mai táng phí và tuất một lần nếu không
may qua đời.
Mức hưởng Tuất 1 lần = Mức bình quân thu nhập tháng x Số năm đóngx 2 tháng (Từ 2014 trở đi) = Số tiền đã đóng (nếu thời gian tham gia chưa đủ 1
năm), nhưng tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Mức hưởng Trợ cấp mai táng = 10 tháng lương cơ sở.Thẻ BHYT: Được cấp thẻ BHYT khi đến tuổi nghỉ hưu.
BHXH một lần: Được thanh toán số tiền đã đóng nếu không tiếp tục
Thứ hai, Quyền lợi hưởng BHYT tự nguyện:
Nếu khám đúng tuyến thì được hưởng 80% chi phí khám, chữa bệnh.
28
Trang 33Nếu khám trái tuyến thì sẽ chi trả theo ty lệ: 32% chi phí điều trị nội trú
tại bệnh viện tuyến Trung ương; 80% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện
tuyến tinh; 80% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện
1.2.2.4 Trách nhiệm quản lý nhà nước
Theo quy định thì trách nhiệm quản lý nhà nước về BHXH, BHYT
như sau:
Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm quản lí thống nhất về BHXH.Bộ lao động - Thương binh và xã hội sẽ quản lý nhà nước về BHXH và
chịu trách nhiệm trước Chính Phủ.
Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao vềquản lí nhà nước về BHXH
Bao hiểm xã hội Việt Nam kết hợp với Bộ lao động — Thương binh va
xã hôi, Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh thực hiện quản ý thu, chi và cân đối quỹ
bảo hiểm xã hội
UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về BHXH trongphạm vi địa phương theo phân cấp của Chính Phủ
1.3 Sự cần thiết của việc thực thi chính sách BHXH, BHYT toàn dân.1.3.1 Sự can thiết của việc thực thi chính sách BHXH
Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp khó khăn bắt lợi, ít nhiều,
ngẫu nhiên phat sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mat thu nhập Khi roivào những trường hợp này, điều kiện sống của người ta sẽ suy giảm, các nhucầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tănglên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: cần được khám
và điều trị khi 6m đau; tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sócnuôi dưỡng, khi về già cần có thu nhập dé không phụ thuộc vào người thân,
con cái
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, trong xã hội phát sinh nhiều mốiquan hệ lao động Từ đó cũng phát sinh nhiều mâu thuận liên quan tới quyền
29
Trang 34lợi, nhất là quyền lợi của người lao động Mâu thuẫn này diền ra ngày càng
rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội Do vậy, Nhànước đã những biện pháp điều hoà mâu thuẫn Sự can thiệp này thé hiện vai
trò quản lý của Nhà nước, mặt khác buộc các giới chủ và người làm thuê phải
đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa
trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê Số tiền đóng góp sẽhình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia Qũy này còn đượcbổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho
người lao động khi gặp phải những biến cố bat lợi Chính nhờ những mốiquan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bắt lợi của người lao động được sẻ chia, cuộcsống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định, đâycũng là chính sách an sinh xã hội mà Nhà nước thực hiện Giới chủ cũng thấy
có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được
những xáo trộn không cần thiết Vì vậy, nguồn quỹ này ngày càng phát trién;từ đó khả năng giải quyết các phát sinh được đảm bảo Như vậy, BHXH là sựđảm bao thay thé hoặc bù đắp một phan thu nhập đối với người lao động khiho gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mat khả năng lao động, mat việclàm, nghỉ hưu trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung
nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo
ồn định, an toàn xã hội
1.3.2 Sự can thiết của việc thực thi chính sách BHYT
BHYT ra đời như một tất yếu khách quan, xuất phát từ thực tế cuộcsống, từ nhu cầu chính đáng của con người để bảo vệ, chăm lo sức khỏe
những lúc ốm đau Đây là một chính sách rất cần thiết để đảm bảo an sinh xã
hội, nhất là với những đối tượng yếu thế có nguy cơ cao về sức khoẻ, nhưngkhả năng tài chính lại hạn chế (BHXH, 2010) Nếu trông chờ vào các hình
thức trợ giúp nhỏ lẻ, tự phát thì rất khó dé cùng lúc giúp lượng lớn những đốitượng này được bảo vệ sức khoẻ Cách tốt nhất vẫn là một giải pháp mang
30
Trang 35tính Nhà nước như BHYT Nhu cầu về một cơ chế chia sẻ rủi ro mang tính xã
hội được thực hiện trên diện rộng với sự bảo đảm chắc chắn từ phía Nhà
Nước trở thành một nhu cau tat yếu trong đời sống xã hội Vì vậy, có thể nóiBHYT ra đời dé đáp ứng nhu cau cơ bản của con người là đảm bảo sức khoẻ,
chống lại ốm đau, bệnh tật, giảm thiêu rủi ro về tài chính
Đề đáp ứng được nhu cầu mang tính xã hội và thực hiện trên diện rộngthì không thé thiếu vai trò quan lý của Nhà nước Thực tế đã chứng minh ởđâu có con người ở đó sẽ phát sinh nhu cầu bảo vệ sức khỏe bằng các nguyên
lý của BHYT Điều này được chứng minh bằng lịch sử quá trình hình thành
BHYT từ tự phát đến việc hình thành có hệ thống và có sự can thiệp của Nhànước Ngày nay, BHYT phát triển rộng rãi và trở thành một chính sách xã hội
quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của nước ta
Ở Việt Nam, mâu thuẫn giữa việc phải giảm sự phụ thuộc ngân sách
nhà nước vốn đã eo hẹp và luôn có xu hướng bội chi với việc phải kiềm chếtốc độ tăng viện phí để đảm bảo cơ hội tiếp cận dịch vụ y tẾ công cộng của đasố người dân đã làm cho BHYT trở thành giải pháp tất yếu và có tầm quantrọng sống còn
Mặt khác, sự phát triển của kinh tế, đời sống nhân dân đã không ngừngđược nâng cao và đại đa số người dân cũng dành nhiều sự quan tâm đến vấn
đề về sức khỏe hơn Vì vậy các chính sách để nâng cao hệ thống y tế và ansinh xã hội như BHYT không chỉ là một kết quả tất yếu của sự phát triển vànhu cau của số đông, mà còn là tương lai đất nước dang hướng đến Dù có sự
phát triển và đổi mới không ngừng thì nước ta vẫn là một quốc gia dang phát
triển với những hạn chế về mức độ phân hóa các vùng, miền, điều kiện thunhập Cụ thé hơn là còn bộ phận không nhỏ người dân có thu nhập thấp như
các hộ nghèo hay cận nghèo, người dân khu vực nông thôn khi bản thân có
van đề về sức khỏe thì việc trang trải chi phí KCB trở thành gánh nặng cho cả
người bệnh, gia đình và xã hội Vì vậy, BHYT là một chính sách xã hội lớn
3l
Trang 36mà Đảng và Nhà nước rất chú trọng, mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ
voi cộng đồng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu về
công bằng xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe toàn dân
1.4 Nội dung thực thi chính sách BHXH và BHYT
1.4.1 Sự lãnh đạo, chi đạo của Cấp úy Đảng, chính quyền và côngtác tuyên truyền thực thi chính sách BHXH, BHYT
Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp cần xác định rõ trách nhiệm trong việclãnh đạo, chi đạo thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT Tang cường
lãnh đạo công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật, chính sách, chế độ vềBHXH, BHYT, để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa củaBHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của người
dân khi tham gia BHXH, BHYT Phát hiện và biểu dương kịp thời các địaphương, đơn vị, tô chức, doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời phê phán, xử lýnghiêm vi phạm Chính quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội và các tô chức đoàn thé
cần chú ý làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia BHXH, BHYT
1.4.2 Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.
Nghiên cứu, sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng mở rộng đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội Hoàn thiện chính sách, pháp luật, cơ chếquản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo đảm yêu cầu cân đối và tăngtrưởng Quỹ Ra soát, bổ sung quy định buộc người sử dụng lao động phảithực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm quyền lợi chính đángcủa người lao động bị thất nghiệp và tránh trục lợi bảo hiểm
Sớm ban hành Chiến lược phát trién BHXH, BHYT Từng bước thựchiện nguyên tắc “đóng - hưởng”, gắn với việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu ở mộtsố lĩnh vực, ngành nghề nhất định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế -
xã hội của đât nước.
32
Trang 37Mở rộng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia cácloại hình BHXH, BHYT, nhất là BHXH tự nguyện cho nông dân, lao độngtrong khu vực phi chính thức; BHYT cho các đối tượng chính sách, ngườithuộc hộ gia đình cận nghèo, nông dân, học sinh, sinh viên, đồng bào ở các
vùng đặc biệt khó khăn, vùng núi Áp dụng thêm các loại BHXH mới phù hợp
với nhu cầu nhân dân Thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung
Đa dạng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm y tế phù hợp với các tầng lớp
trong xã hội, điều chỉnh các mức phí, mức hưởng đi đôi với phát triển các
dịch vụ y tế chất lượng cao Có chính sách khuyến khích người tham gia
BHYT tự nguyện thường xuyên dài hạn, hạn chế tình trạng người bị ốm đaumới mua bảo hiểm y tế Quy định mức thanh toán BHYT theo hướng vừa bảo
đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, vừa bảo đảm cân đối quỹ theonguyên tắc “đóng - hưởng”
1.4.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ và công tác thực hiệncác chế độ, chính sách BHXH, BHYT.
Đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống BHXH, BHYT theohướng phục vụ chi trả nhanh chóng, kịp thời, bao đảm quyền lợi người thamgia bảo hiểm; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, giảiquyết thủ tục hành chính liên quan tới BHXH, BHYT.
Thực hiện minh bạch, công khai và tăng cường quản lý các hoạt động
khám, chữa bệnh đề hạn chế, ngăn chặn tình trạng trục lợi BHYT, lạm dụngkỹ thuật cao, thuốc bệnh đắt tiền; không dé hình thành nhóm lợi ích, làm ảnhhưởng tới quyền lợi của người tham gia, cũng như ngân sách của nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện tô chức bộ máy BHXH các cấp để thực hiện các
chế độ, chính sách bảo BHXH, BHYT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càngtăng theo hướng tinh gọn, hiệu quả Đây mạnh cải cách thủ tục hành chính,nâng cao chất lượng phục vụ, giảm phiền hà cho người tham gia bảo hiểm xã
33
Trang 38hội, bảo hiểm y tế; lấy kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân làm tiêu chíđánh giá tổ chức, bộ máy và nhân sự trực tiếp giải quyết thủ tục, nhất là người
đứng đầu cơ quan, tô chức.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực
BHXH, BHYT; mở rộng hợp tác quốc tế, thực hiện chuyền đổi số, ứng dụngcông nghệ thông tin, từng bước hiện đại hoá hệ thong quan ly BHXH, BHYT
1.4.4 Tang cường quan ly nha nước vé BHXH, BHYT.
Tang cuong su phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và
BHXH ở các cấp trong việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT
Quản lý tốt đối tượng đóng và tham gia BHXH, BHYT từ cơ sở; ứng dụngcông nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về BHXH, BHYT và công khai
minh bạch trong hoạt động quản lý Củng cố va tăng cường quản lý Quỹ bảoBHXH, BHYT tế bảo đảm thu chi, đầu tư tăng trưởng Quỹ hiệu qua và an
toàn theo quy định của pháp luật, tạo lòng tin của người dân.
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi BHXH và BHYT toàn dân
Bản chất của BHXH, BHYT là huy động sự đóng góp toàn dân để
chăm sóc sức khỏe cho người dân, chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia
tạo nên sự 6n định bền vững của quỹ Sau đây là một số nhân tố ảnh hưởngđến thực hiện BHXH, BHYT toàn dân.
1.5.1 Công tác thông tin tuyên truyền
Công tác thông tin tuyên truyền có ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện
BHXH, BHYT toàn dân như sau:
Công tác thông tin tuyên truyền giữ vai trò quan trọng, luôn đi trướcdẫn đầu trong việc cập nhập các thông tin về chính sách BHXH, BHYT để
thay đổi nhận thức và tăng sự hiểu biết về chính sách BHXH, BHYT vàquyền lợi của người tham gia, như thé mới tăng số người tham gia, tăng tỷ lệ
34
Trang 39bao phủ và thực hiện được đúng lộ trình của nhà nước hướng đến thực hiện
BHXH, BHYT toàn dân.
Nội dung thông tin tuyên truyền có sự đôi mới rõ nét chuyên từ tuyêntruyền chính sách BHXH tự nguyện sang nội dung tuyên truyền các giá trịnhân văn, nhất là quyền lợi khi tham gia, đảm bảo nội dung tuyên truyền ngắn
gọn, xúc tích, gần gũi, dé hiểu, dễ nhớ, phù hợp với từng đối tượng
Về hình thức, phương thức truyền thông, thông qua báo chí, mạng xãhội, hội nghị, truyền thông nhóm nhỏ
Từ việc tuyên truyền đã giúp cho các tầng lớp nhân dân và người lao
động nâng cao nhận thức về việc tham gia, thụ hưởng các chính sách BHXHtự nguyện giúp họ tự giác tham gia như một nhu cầu tất yêu để đảm bảo cuộc
sống và có khoản tiết kiệm khi về già
Thông tin truyền thông cũng ảnh hưởng tới quyết định tham gia BHYThộ gia đình giúp họ nhận thức được sự cần thiết của BHYT đối với bản thân
và gia đình mình.
Thông qua các kênh truyền thông đã phát hiện ra những khó khăn,những bất cập của người tham gia và thê hiện tâm tư, nguyện vọng của họ quađó cũng phản ánh tình trạng trục lợi, những bat cập về quỹ BHYT, BHXH dé
mang lại hiệu ứng tích cực trong triển khai chính sách
1.5.2 Vai trò của hệ thống chính trị
Hệ thống chính tri cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện BHXH,BHYT toán dân Cụ thê Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TWngày 22/1 1/2012 nhăm thúc đây quá trình BHXH, BHYT toàn dân
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến các chính sách an sinh xã hội,
đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người BHXH, BHYT là 2 chính sáchquan trọng, là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội giúp cho nhà nước thực hiện
tôt vai trò của mình trong việc đảm bảo ôn định đời sông của người dân.
35
Trang 40Thực tiễn cho thay, hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sởđóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa các chính sách vào cuộc sống Mộttrong những giải pháp có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi địa phương chính là
việc phải lấy kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT trongđó chỉ tiêu về việc gia tăng tỷ lệ người dân tham gia BHXH, BHYT; chỉ tiêu
về giảm thiêu mức nợ đọng BHXH, BHYT; chỉ tiêu về đầu tư cơ sở vật chất,kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện, đề cao y đức và nhất là
không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ KCB BHYT cho
người dân, chỉ số mức độ hài lòng của người tham gia BHXH, BHYT phải
trở thành những chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng Trên cơ sở đó các cấpchính quyền, lãnh đạo các địa phương sẽ thấy rõ hơn trách nhiệm của mình
trong việc thực hiện các mục tiêu về BHXH, BHYT và hướng tới bao phủ
toàn dân Sự chủ động, sáng tạo và quyết liệt trong t6 chức triển khai của
chính quyền địa phương chắc chắn sẽ đem lại kết quả, đáp ứng các mục tiêu
của các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đặt ra trong lĩnh vực BHXH,BHYT đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân, thực hiện quyền tham giavà thụ hưởng đầy đủ cho mọi người dân phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước
1.5.3 Các nhân tô ảnh hưởng khácThứ nhất, thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính gọn gàng, trơn tru sẽ
thu hút được đông đảo người tham gia Khi mà thủ tục rườm rà, phức tạp sẽ
dẫn đến tâm lý chán nản cho người tham gia
Thứ hai, chất lượng dich vụ: Sự hài long của khách hàng tốt thông quathái độ tiếp xúc, cảnh quan làm việc, người tiếp nhận và giải quyết thủ tục thực
hiện tốt sẽ thoản mãn được nhu cầu và sự mong đợi, từ đó quyết định tham gia
BHXH, BHYT của người dân sẽ tăng cao Theo khảo sát thực tế cho thấy chất
lượng khám chữa bệnh ảnh hưởng đến tâm lý người dân về chính sách BHXH,
36