1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh các trường trung học phổ thông huyện yên châu tỉnh sơn la đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018

140 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈNLUYỆN CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈNLUYỆN CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM TRUNG SƠN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈNLUYỆN CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114.01

Người hướng dẫn khoa học: TS.Nghiêm Thị Đương

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi Cácsố liệu trong luận văn là trung thực

Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳcông trình nào

Tác giả luận văn

Phạm Trung Sơn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Xin trân trọng cảm ơn các quý vị lãnh đạo, các quý thầy cô, các nhà khoahọc của Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình quản lý,giảng dạy và giúp đỡ tác giả luận văn trong quá trình học tập

Xin chân thành cảm ơn Sở GD&ĐT, Ban Giám hiệu, các thầy, cô giáo, cácbậc phụ huynh, các em HS thuộc trường THPT Yên Châu và trường THPTPhiêng Khoài huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tậntình cung cấp số liệu và góp ý cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu đểhoàn thành luận văn này

Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Nghiêm Thị Đương đã tậntình hướng dẫn khoa học để tác giả hoàn thành được luận văn này

Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, người thân đã luôn động viên, khích lệnhững lúc khó khăn để tác giả hoàn thành luận văn của mình

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2023

Tác giả luận văn

Phạm Trung Sơn

Trang 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁKẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌCPHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh 71.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá kết quả rènluyện của học sinh đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 9

1.2.2 Khái niệm đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh đáp ứng yêu cầu

1.2.3 Khái niệm quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh đáp

1.3 Hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh các trường trung học phổthông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 18

Trang 6

1.3.1 Khái quát về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp trung học phổ

1.3.2 Mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh các trường trung họcphổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 201.3.3 Nội dung hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh các trườngtrung học phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 211.3.4 Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh các trường trunghọc phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 231.3.5 Hình thức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh các trường trung họcphổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 241.3.6 Kết quả đánh giá rèn luyện của học sinh các trường trung học phổ thôngđáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 251.4 Nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cáctrường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông

1.4.1 Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh các trườngtrung học phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 261.4.2 Tổ chức hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh các trườngtrung học phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 271.4.3 Chỉ đạo hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh các trườngtrung học phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 281.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cáctrường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông

Trang 7

1.5.1 Sự chỉ đạo của các cấp quản lý về tổ chức thực hiện đánh giá kết quả rèn

1.5.2 Phẩm chất, năng lực chỉ đạo và trách nhiệm của Hiệu trưởng 321.5.3 Phẩm chất, năng lực của giáo viên chủ nhiệm 321.5.4 Phẩm chất, năng lực, trách nhiệm của giáo viên bộ môn 331.5.5 Đặc điểm sinh lý, tâm lý của học sinh trung học phổ thông 33

1.5.8 Môi trường kinh tế - xã hội, văn hóa của địa phương 35

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾTQUẢ RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục huyện Yên Châu, tỉnh Sơn

2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội huyện Yên Châu 37

2.1.3 Khái quát về các trường Trung học phổ thông huyện Yên Châu, tỉnh Sơn

Trang 8

2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung đánh giá kết quả rèn luyện của học đáp ứng

2.3.3 Thực trạng phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh đáp ứng

2.3.4 Thực trạng hình thức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh đáp ứng yêu

2.3.5 Thực trạng kết quả rèn luyện của học sinh đáp ứng yêu cầu Chương trình

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cáctrường trung học phổ thông huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu

2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện củahọc sinh đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 572.4.2 Thực trạng tổ chức hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh đáp

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh đáp

2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện củahọc sinh đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 632.4.5 Thực trạng quản lý điều kiện bảo đảm hoạt động đánh giá kết quả rènluyện của học sinh đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 652.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá kết quảrèn luyện của học sinh các trường trung học phổ thông huyện Yên Châu, tỉnhSơn La đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 672.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyệncủa học sinh các trường trung học phổ thông huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đáp

Trang 9

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢRÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG HUYỆN YÊN CHÂU, TỈNH SƠN LA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học 73

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cáctrường trung học phổ thông huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu

3.2.1 Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cánbộ quản lý, giáo viên về công tác quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyệncủa học sinh đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018 753.2.2 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả rèn luyện củahọc sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường 783.2.3 Chỉ đạo phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong vàngoài nhà trường thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh 813.2.4 Chỉ đạo tăng cường đa dạng hóa cách thức đánh giá kết quả rèn luyện của

3.4 Khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp 93

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết, mức độ khả thi của các biện pháp

Trang 10

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ102

Trang 12

Bảng 2.7 Kết quả đánh giá KQRL của HS trường THPT Yên Châu và trường

Bảng 2.8 Đánh giá về xây dựng kế hoạch hoạt động đánh giá KQRL của HS 57Bảng 2.9 Đánh giá về thực trạng tổ chức hoạt động đánh giá KQRL của HS 59Bảng 2.10 Đánh giá về thực trạng chỉ đạo hoạt động đánh giá KQRL của HS

Bảng 2.11 Đánh giá về kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá KQRL của HS 63Bảng 2.12 Đánh giá về quản lý điều kiện bảo đảm hoạt động đánh giá KQRL

Biểu đồ 3.1 Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi 100

Trang 13

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Phát triển GD&ĐT để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài là động lực quan trọng để phát triển đất nước Trong giáo dục, KQRLcủa HS là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng giáo dục ở nhà trường vàhoạt động này được thực hiện trong suốt quá trình giáo dục Thông qua hoạtđộng đánh giá KQRL sẽ giúp cho CBQL, GV nắm được kết quả giáo dục,quản lý giáo dục để khẳng định, điều chỉnh, rút kinh nghiệm hoạt động giáodục và quản lý giáo dục, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện HS.Mặt khác, mục đích của hoạt động đánh giá KQRL là nhằm nâng cao ý thứctrách nhiệm của HS Chính vì thế, đánh giá KQRL của HS không chỉ là hoạtđộng của riêng GV mà còn của Hiệu trưởng cũng như các lực lượng khác ởcác trường học, bởi vậy Hiệu trưởng nhà trường phải làm tốt công tác quản lýhoạt động đánh giá KQRL để hướng dẫn HS phấn đấu tiến bộ hơn, GV giảngdạy và GV chủ nhiệm giám sát nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

Trước đây, việc đánh giá KQRL của HS các trường THPT chủ yếu diễnra một chiều từ phía GV thì ngày nay nhiều GV đã đưa vào các cách thứcđánh giá khác với nhiều dạng thức đa dạng như: đánh giá qua các hoạt độngtập thể, hoạt động ngoại khóa, đánh giá giữa các HS với nhau… Tuy nhiên,đánh giá KQRL của HS các trường THPT vẫn còn rất chung chung Từ thựctiễn nêu trên, việc đổi mới hoạt động KQRL của HS là rất cần thiết

Chương trình GDPT 2018 được ban hành và đưa vào áp dụng ở bậc họcTHPT đã tạo ra sự thống nhất về nhận thức và cách thức thực hiện trong đánhgiá KQRL của HS Mục tiêu đánh giá KQRL của HS là cung cấp thông tinchính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chươngtrình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh cáchoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của

Trang 14

từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục Để đáp ứng được những yêu cầuđặt ra trong Chương trình GDPT 2018, từ góc độ quản lý, đòi hỏi hoạt độngđánh giá KQRL của HS phải được quản lý chặt chẽ để đảm bảo tính kháchquan, chính xác, tạo động lực để HS phấn đấu vươn lên thực hiện tốt mục tiêugiáo dục.

Trong những năm qua, các trường THPT huyện Yên Châu, tỉnh Sơn Laluôn quan tâm đến công tác đánh giá KQRL của HS, qua đó tạo động lực thúcđẩy người học chủ động, tích cực, sáng tạo và nâng cao chất lượng đào tạocủa nhà trường Được xác định là vấn đề quan trọng, nhưng nhận thức chưađầy đủ của một số CBQL, GV nên hoạt động đánh giá KQRL các trườngTHPT huyện Yên Châu chưa đạt được những kết quả như mong muốn Bêncạnh đó, trong quản lý hoạt động đánh giá KQRL của HS các trường THPThuyện Yên Châu vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót nhất định Nhữnghạn chế, thiếu sót xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó cócông tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và chỉ đạo hoạt động đánh giáKQRL của HS trong suốt quá trình đào tạo

Về phương diện lý luận, nghiên cứu về đánh giá KQRL của HS đãđược các nhà khoa học, nhà giáo dục trong nước và trên thế giới quan tâmnghiên cứu dưới các góc độ, chuyên ngành khác nhau với các cách tiếp cậnkhác nhau Song nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá KQRL của HS cáctrường THPT trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầuChương trình GDPT 2018 thì chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, toàndiện dưới góc độ của chuyên ngành quản lý giáo dục

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lýhoạt động đánh giá KQRL của HS các trường THPT huyện Yên Châu, tỉnhSơn La đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018”.

Trang 15

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề xuất các biệnpháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của HS các trường THPThuyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổthông 2018, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các trường THPT huyệnYên Châu trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của HS các trường THPT đápứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của HS các trường THPThuyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

4 Câu hỏi nghiên cứu

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của HS các trường THPThuyện Yên Châu, tỉnh Sơn La hiện nay được thực hiện như thế nào? Cần cóbiện pháp quản lý nào để đánh giá kết quả rèn luyện của HS đem lại hiệu quảđáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018 góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục các trường THPT huyện Yên Châu trong bối cảnh đổi mới giáo dụchiện nay?

5 Giả thuyết khoa học

Hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của HS các trường THPT huyệnYên Châu, tỉnh Sơn La trong những năm gần đây đã đạt được những kết quảnhất định góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường Tuy nhiên,để đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất của Chương trình GDPT2018, hoạt động này còn tồn tại thiếu sót, bất cập do nhiều nguyên nhân, trongđó có nguyên nhân do hoạt động quản lý Nếu đề xuất và áp dụng đồng bộ các

Trang 16

biện pháp quản lý phù hợp hơn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cáctrường THPT huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La trong bối cảnh đổi mới giáo dụchiện nay.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả rènluyện của HS các trường THPT đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện củaHS các trường THPT huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu Chươngtrình GDPT 2018

- Đề xuất biện pháp và khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt độngđánh giá kết quả rèn luyện của HS các trường THPT huyện Yên Châu, tỉnhSơn La đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

7 Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về khách thể khảo sát

+ CBQL và GV: 70 người (CBQL các trường THPT tại huyện YênChâu, tỉnh Sơn La: 02 Hiệu trưởng và 05 Phó Hiệu trưởng; GV các trườngTHPT tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La: 63 người)

- Học sinh: 300 HS lớp 10 (trường THPT Yên Châu 150 HS, trườngTHPT Phiêng Khoài 150 HS)

- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Khảo sát 02 trường THPT tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là trườngTHPT Yên Châu và trường THPT Phiêng Khoài

- Giới hạn về thời gian

Thời gian khảo sát: học kỳ 1 năm học 2022-2023

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Trang 17

Nghiên cứu các chỉ thị nghị quyết của Đảng, của Nhà nước; các thôngtư của ngành Giáo dục và các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiêncứu; các đề tài khoa học, luận án của các nhà khoa học trong và ngoài nước cóliên quan đến đề tài.

Phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung có liên quan đến đềtài để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động đánh giá KQRLcủa HS các trường THPT đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thiết kế mẫu phiếu điều tra vàtriển khai điều tra CBQL, GV, HS ở 02 trường THPT của huyện Yên Châu,tỉnh Sơn La nhằm tìm hiểu thực trạng về hoạt động đánh giá kết quả rèn luyệncủa HS và quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của HS các trườngTHPT huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT2018

- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn CBQL, GV tại 02trường THPT huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La về một số vấn đề có liên quan,nhằm bổ sung và làm rõ thêm các thông tin thu được từ phiếu điều tra

- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát một số buổi kiểm tra, đánhgiá đánh giá kết quả rèn luyện của HS các trường THPT nhằm thu thập thôngtin cần thiết Ngoài ra, kiểm chứng các biện pháp quản lý đề xuất trong hoạtđộng đánh giá kết quả rèn luyện của HS các trường THPT

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tiến hành nghiên cứu một số báocáo tổng kết năm học của các nhà trường, các chuyên đề báo cáo tập huấn GVcủa Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La về đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cáctrường THPT

Trang 18

- Phương pháp chuyên gia: Tiến hành xin ý kiến một số CBQL giáodục, các nhà khoa học về các vấn đề lý luận và đánh giá tính cấp thiết và tínhkhả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.

9.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu này có thể được áp dụng cho công tác quản lý hoạtđộng đánh giá KQRL của HS các trường THPT huyện Yên Châu, tỉnh Sơn Lađáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

10 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luậnvăn gồm 03 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá KQRL của HScác trường THPT đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá KQRL của HS cáctrường THPT huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu Chương trìnhGDPT 2018

Trang 19

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá KQRL của HS cáctrường THPT huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu Chương trìnhGDPT 2018.

Trang 20

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁKẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNGHỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁODỤC PHỔ THÔNG 2018

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về đánh giá kết quả rèn luyện củahọc sinh

Đánh giá KQRL của người học là một trong những nội dung quan trọngđược các nhà quản lý, nhà khoa học nghiên cứu giáo dục rất chú trọng quantâm, trong đó có các công trình khoa học tiêu biểu, như:

Tác giả Paloma và cộng sự của mình trong tác phẩm “Assessing studentcompetence in Accredited Disciplines - Pioneering approaches to Assessmentin Higher Education” (Đánh giá năng lực HS được công nhận kỷ luật -

phương pháp tiên phong để đánh giá trong giáo dục đại học) [41]; Frithe,

D.S.&Macintosh, H.G trong cuốn sách “A teacher’s Guide to Assessment”(Hướng dẫn GV đánh giá) [42]; Anthony J.Nitko với cuốn sách “EducationalAssessment of Student” (Đánh giá giáo dục của HS) đã đề cập đến nhiều nội

dung của đánh giá HS, bao gồm: Phát triển kế hoạch giảng dạy kết hợp vớiđánh giá; các đánh giá về mục tiêu, hiệu quả; đánh giá HS [43]… trong nhữngnghiên cứu này, các tác giả đều khẳng định vai trò quan trọng của hoạt độngđánh giá HS, sinh viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục

Trần Bá Hoành (1997), trong cuốn sách “Đánh giá trong giáo dục”,

xác định việc kiểm tra, đánh giá là khâu có ý nghĩa quan trọng trong việcnâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và hoạt động này tập trung vào đánhgiá kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS trong quá trình dạy học, qua đó rènluyện khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong những tìnhhuống thực tế [20]

Trang 21

Nguyễn Công Khanh (2013), Đổi mới kiểm tra, đánh giá HS phổ thôngtheo cách tiếp cận năng lực đã nhấn mạnh: Đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ là

động lực thúc đẩy các quá trình khác, như: đổi mới phương pháp dạy học, đổimới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý… các nguyên tắckiểm tra, đánh giá và thiết kế công cụ đo lường, các phương pháp phân tích,chọn mẫu, đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực, thiết kế công cụ đo cũng như cácbước cơ bản thực hành kỹ năng thu thập, xử lý, thích nghi hóa dữ liệu đó [22]

Hoàng Thị Tuyết (2017), Đi tìm mô hình đánh giá HS theo hướng tiếpcận năng lực trong Chương trình GDPT mới [38] đã chỉ ra các xu hướng

được phản ánh trong đánh giá học tập của HS trong Chương trình GDPT tổngthể sau 2015, đó là: Phản ánh xu hướng tập trung đánh giá thể hiện năng lực;Phản ánh xu hướng kết hợp - cân bằng giữa kiểm tra chuẩn hóa truyền thốngvà đánh giá thể hiện năng lực Đồng thời, “đánh giá phải dựa vào yêu cầu cầnđạt về phẩm chất và năng lực của HS được quy định trong chương trình; phốihợp đánh giá quá trình với đánh giá định kì - tổng kết, đánh giá của GV với tựđánh giá, đánh giá của nhà trường với gia đình nhằm tạo động lực đẩy mạnhđổi mới phương pháp dạy và học, giúp người học tiến bộ và phát triển toàndiện” [38, tr.164-165]

Nguyễn Kim Dung (2012), Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập ở một số trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh [15] đã khẳng

định: “Đánh giá chất lượng học tập của HS bao gồm các quy trình đầy đủdùng để thu thập thông tin về việc học của HS (chẳng hạn quan sát, xếp hạng,hay các bài kiểm tra viết), sự hình thành các phán đoán giá trị có liên quanđến sự tiến triển của việc học tập đối chiếu với mục tiêu đã đề ra ở các lĩnhvực kiến thức và kĩ năng cũng như thái độ” [15, tr.6] Đồng thời, nhấn mạnhviệc sử dụng nhiều dạng đánh giá như tự luận, thực tập, trình bày miệng, dựán, làm việc nhóm và phản ánh hay phản biện cũng như các phương pháp

Trang 22

đánh giá khác nhau như tự đánh giá và đánh giá của bạn cùng lớp và chútrọng đến tính giá trị, đáng tin cậy và nhất quán của đánh giá.

Ngoài ra, bàn về đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS còn có các

công trình khoa học, như: Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lườngkết quả học tập [33]; Nguyễn Thị Thế Bình, Nguyễn Thị Yến (2019), Giáodục lòng nhân ái cho HS trong dạy học lịch sử ở trường THPT [2]; TrầnThanh Bình (2021), Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm trongtrường phổ thông [3]; Trương Thị Bích, Đào Thị Oanh, Phạm Thị Thu Hươngvà Nguyễn Thị Thế Bình (2019), Thực trạng biểu hiện phẩm chất nhân ái ởHS trường THPT [4]; Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đạicương khoa học quản lý [11]; Nguyễn Đức Chính (2012), Kiểm tra, đánh giátrên lớp học tiếp cận năng lực, phù hợp định hướng phát triển Chương trìnhGDPT sau 2015 [12]; Trần Thị Tuyết Oanh (2016), Đánh giá kết quả học tập

[34]; Nguyễn Thị Lan Phương (Chủ biên, 2013), Dương Văn Hưng, Nguyễn

Đức Minh, Nguyễn Lê Thạch, Đánh giá kết quả học tập của HS phổ thông Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [35]… các tác giả tập trung bàn về hoạt

-động đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS và xác định đó là một tiêuchí quan trọng chất lượng giáo dục của nhà trường

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá kếtquả rèn luyện của học sinh đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổthông 2018

Quản lý hoạt động KQRL của HS là hoạt động được nhiều nhà quản lý,nhà khoa học quan tâm nghiên cứu để tìm giải pháp cho nâng cao chất lượnggiáo dục, đào tạo của các nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trìnhgiáo dục

Ngô Xuân Hiếu (2019), Quản lý đánh giá KQRL của học viên cáctrường đại học ở Việt Nam hiện nay [19] tập trung nghiên cứu quản lý đánh

Trang 23

giá KQRL cho sinh viên các trường đại học dựa vào quá trình tiếp cận kết hợpvới tiếp cận chức năng quản lý Từ đó, giúp tác giả xác định nội dung quản lývà các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá KQRL của sinh viên Tác giảđưa ra nhóm các giải pháp và khuyến nghị đối với các cơ quan chức năngtrong việc nâng cao hiệu quả đánh giá KQRL của sinh viên các trường đại họchiện nay.

Cấn Thị Thanh Hương (2011), Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giákết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam [21] đã khẳng định tầm

quan trọng của kiểm tra, đánh giá trong hoạt động học tập Trên cơ sở đánhgiá thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đạihọc ở Việt Nam, tác giả đề xuất giải pháp quản lý vấn đề này trong bối cảnhđổi mới giáo dục ở Việt Nam, như: Hoàn thiện chính sách về kiểm tra, đánhgiá; thay đổi môi trường kiểm tra, đánh giá trong trường đại học; đổi mới môhình quản lý kiểm tra, đánh giá trong giáo dục đại học

Đoàn Tiến Trung (2015), Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập của HS các trường trung học cơ sở thành phố Nam Định theo địnhhướng phát triển năng lực [39] tập trung làm rõ lý luận và thực trạng quản lý

hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng pháttriển năng lực tại các trường Trung học cơ sở thành phố Nam Định Từ nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý hoạtđộng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS các trường Trung học cơ sởthành phố Nam Định theo định hướng phát triển năng lực

Trần Đăng An (2018), Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của HS ở các trường THPT trên địa bàn miền núi, tỉnh Quảng Trị [1]

đã đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpcủa HS các trường THPT ở các nội dung về xây dựng kế hoạch, tổ chức quảnlý thực hiện kế hoạch, công tác chỉ đạo hoạt động, công tác kiểm tra hoạt

Trang 24

động, đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động Trên cơ sở đó, bài viết đề xuấtcác biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HScác trường THPT trên địa bàn miền núi, tỉnh Quảng Trị.

Nguyễn Đặng An Long, Lê Hồng Sơn (2022), Quản lý hoạt động đánhgiá KQRL của HS THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh [30], cho rằng: “KQRL

của HS là phẩm chất đạo đức được thể hiện ở nhận thức, thái độ và hành vitrong học tập, trong cuộc sống, trong cách ứng xử với mọi người, với môitrường xung quanh KQRL là khái niệm đồng nghĩa với mặt phẩm chất củanhân cách và đạo đức, là một trong những giá trị cốt lõi của hạnh kiểm, phẩmchất của HS” [30, tr.10] Hoạt động đánh giá KQRL của HS các trường THPTđược phản ánh thông qua mục đích, yêu cầu, tiêu chí, hình thức, phươngpháp, quy trình đánh giá KQRL của HS các trường THPT Quản lý hoạt độngđánh giá KQRL của HS các trường THPT, gồm: Lập kế hoạch hoạt động đánhgiá KQRL; tổ chức hoạt động đánh giá KQRL; chỉ đạo hoạt động đánh giáKQRL; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đánh giá KQRL Trên cơsở đó, tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt độngđánh giá KQRL của HS các trường THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài ra, còn có những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến

vấn đề nghiên cứu này, như: Nguyễn Thị Hà Phương (2021), Quản lý hoạtđộng đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học sư phạm theo tiếp cậnnăng lực [36]; Trần Đăng An (2018), Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giákết quả học tập của HS ở các trường THPT trên địa bàn miền núi, tỉnh QuảngTrị [1]; Nguyễn Đức Chính (2017), Đánh giá và quản lý hoạt động đánh giátrong giáo dục [13]; Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lý và lãnh đạo nhàtrường thế kỉ XXI [27]… Gắn với mỗi chủ thể, đối tượng nghiên cứu, các tác

giả đã đưa ra những lý giải, lập luận trên cơ sở các chức năng của quản lý đểgiải quyết vấn đề nghiên cứu

Trang 25

Từ việc khảo cứu các công trình khoa học nghiên cứu về đánh giá vàquản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS của các nhàgiáo dục, nhà khoa học ở trong nước và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy đểnâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục THPT, cần phải chú trọng đến hoạtđộng đánh giá kết quả rèn luyện của HS Đã có nhiều các công trình nghiêncứu trong và ngoài nước về đánh giá trong giáo dục nói chung, đánh giá kếtquả học tập, rèn luyện của học sinh nói riêng Tuy nhiên những nghiên cứuđề cập chi tiết tới quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của HS cáctrường THPT trên phạm vi một địa bàn cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mớichương trình giáo dục phổ thông còn chưa nhiều Đó cũng là lý do tác giả lựachọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của họcsinh các trường trung học phổ thông huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đáp ứngyêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018”.

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là một khoa học, tồn tại khách quan từ khi có loài người, tácđộng đến sự thành công hay thất bại ở các lĩnh vực của đời sống xã hội Tùytheo góc độ tiếp cận, khái niệm quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau

Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức, điều khiển theo nhữngyêu cầu nhất định” [40]

Tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, cho rằng: “Quản lý làtác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quảnlý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đíchcủa tổ chức” [11, tr 9]

Tác giả Trần Kiểm, cho rằng: “Quản lý là quá trình tác động của chủthể quản lý vào hệ thống tổ chức giáo dục của nhà trường nhằm điều khiển hệ

Trang 26

thống đó hoạt động theo đúng chức năng, kế hoạch, đảm bảo cho quá trìnhgiáo dục đạt được mục đích đã xác định với chất lượng cao” [24, tr 233].

Thực chất của quản lý là hoạt động có mục đích, có định hướng củachủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm đảmbảo cho tổ chức vận hành, đạt được mục đích đặt ra Các yếu tố cơ bản củaquản lý bao gồm chủ thể quản lý, đối tượng bị quản lý, mục tiêu quản lý, kếhoạch, nội dung, môi trường quản lý và các tác động quản lý Bảo đảm tínhkhoa học, tính nghệ thuật và đạt được mục tiêu quản lý là thước đo hiệu quảcủa hoạt động quản lý Chủ thể quản lý là người đứng đầu trong tổ chức (hệthống) có trách nhiệm tổ chức và điều hành mọi hoạt động của hệ thống bằngtác động của mình vào đối tượng quản lý; đối tượng (khách thể) quản lý baogồm những người bị quản lý trong hệ thống; mục tiêu quản lý là “cái đích”mà chủ thể quản lý phải huy động, điều phối mọi nguồn lực và các điều kiệncần thiết để đảm bảo các tác động quản lý có thể đạt tới, trong môi trườngluôn luôn biến đổi

Quản lý là hoạt động có các chức năng, như: Chức năng kế hoạch; chứcnăng tổ chức; chức năng chỉ đạo và chức năng kiểm tra, đánh giá Các chứcnăng này có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo thành một chu trình quảnlý Hoạt động quản lý thực chất là sự tác động có mục đích của chủ thể quảnlý tới đối tượng quản lý thông qua các chức năng quản lý giúp cho hệ thốngổn định, thích ứng, tăng trưởng và phát triển Đòi hỏi các cấp quản lý cầnnghiên cứu chuyên sâu, nắm chắc chức năng của quản lý để thực thi quyềnlực quản lý nhằm bảo đảm hoạt động của tổ chức đạt hiệu quả Hoạt độnggiáo dục ở nhà trường cũng hướng đến thực hiện chức năng quản lý

Từ các phân tích trên, chúng tôi thống nhất quan niệm: Quản lý lànhững tác động có mục đích, có định hướng của chủ thể quản lý đến kháchthể quản lý thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm

Trang 27

tra nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu đã đề ra.

1.2.2 Khái niệm đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh đáp ứngyêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018

- Đánh giá

Trong hoạt động thực tiễn, con người luôn thực hiện kiểm soát, đánhgiá quá trình hoạt động của mình nhằm điều chỉnh hoạt động đạt được kết quảcao nhất so với mục đích, mục tiêu đã đề ra Đánh giá được hiểu là quá trìnhthu thập và lý giải kịp thời có hệ thống các thông tin về hiện trạng khả nănghay nguyên nhân về chất lượng và hiệu quả giáo dục, căn cứ vào mục tiêugiáo dục làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện những chủtrương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo

Tác giả Trần Bá Hoành, cho rằng: “Đánh giá là quá trình hình thànhnhững nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tíchnhững thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra,nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnhnâng cao chất lượng, hiệu quả của công việc” [20]

Đánh giá là một quá trình hoạt động, bao gồm việc chuẩn bị, thu thập,phân tích, xử lý các thông tin thu được trên cơ sở hoạt động, chuyển giao kếtquả đến những người liên quan để có được những quyết định thích hợp Sảnphẩm của đánh giá là những thông tin và bằng chứng thu thập được trong quátrình đánh giá, các nhận định rút ra trên cơ sở các thông tin và bằng chứng thuđược, các kết luận Đánh giá thực chất là quá trình hình thành những nhậnđịnh, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thôngtin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất

Trang 28

những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chấtlượng và hiệu quả công việc.

Từ các phân tích trên, chúng tôi thống nhất đưa ra quan niệm: Đánh giálà quá trình thu thập thông tin và lý giải thông tin một cách có hệ thống, từ đóđưa ra những nhận xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật, hiện tượng, conngười theo những chuẩn mực nhất định.

- Kết quả rèn luyện của HS.

Theo Đại Từ điển tiếng Việt: Rèn luyện là “luyện tập một cách thườngxuyên để đạt tới những phẩm chất hay trình độ ở một mức nào đó” [40] Theođó, rèn luyện là khái niệm chỉ những nội dung, hoạt động nào được chú trọngtiến hành có chủ đích, thường xuyên liên tục nhằm mục tiêu đạt tới trình độổn định, vững vàng, thuần thục thì được gọi là rèn luyện Rèn luyện phải dựatrên luyện tập, là mức độ cao hơn luyện tập, kết quả đạt được của rèn luyện làsự thành thạo về mặt hành động

Hoạt động rèn luyện của HS được thể hiện ở các khía cạnh, như: Ýthức tham gia học tập; ý thức chất hành nội quy, quy chế, quy định trong nhàtrường; ý thức tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, văn nghệ; ýthức công dân trong quan hệ cộng đồng; ý thức và kết quả tham gia công táccán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường…

Từ cách tiếp cận đó, chúng tôi thống nhất quan niệm: Kết quả rèn luyệncủa HS là mức độ đáp ứng yêu cầu về rèn luyện của Nhà nước và các quyđịnh cụ thể của nhà trường đối với hoạt động này, được thể hiện ở nhận thức,thái độ và hành động tham gia học tập, ý thức chấp hành nội quy, ý thức thamgia hoạt động xã hội, ý thức công dân, ý thức tham gia các hoạt động của lớp,nhà trường và thành tích trong học tập, rèn luyện.

- Đánh giá kết quả rèn luyện của HS.

Trang 29

Trong lĩnh vực giáo dục, đánh giá là một khâu quan trọng trong việcđiều chỉnh các khâu của quá trình giáo dục và là cơ sở cho việc nâng cao chấtlượng giáo dục, đào tạo.

Đánh giá trong giáo dục, bao gồm nhiều đối tượng đánh giá, như: Đánhgiá hệ thống giáo dục quốc gia trong một giai đoạn, một công cuộc đổi mớigiáo dục; đánh giá một cơ sở đào tạo; đánh giá chương trình đào tạo, hoạtđộng giáo dục, hoạt động dạy học; đánh giá GV; đánh giá người học (đánh giákết quả học tập, đánh giá kết quả rèn luyện)… ứng với mỗi đối tượng đánhgiá có các chủ thể đánh giá tương ứng

Như vậy, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh là một trong nhữngđối tượng đánh giá trong giáo dục Các chức năng chính trong đánh giá kếtquả rèn luyện của HS, đó là: Chức năng xây dựng; chức năng tổng kết; chứcnăng tâm ý hoặc chính trị - xã hội; chức năng đánh giá hành chính

Đánh giá kết quả rèn luyện của HS là quá trình thu thập, xử lý thông tinmột cách có hệ thống thực trạng việc đạt mục tiêu học tập so với chương trìnhđào tạo đã đề ra, tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và nhàtrường, cho bản thân HS để họ học tập ngày một tiến bộ hơn

Từ quan niệm về đánh giá, kết quả rèn luyện của HS, chúng tôi thống

nhất quan niệm: Đánh giá kết quả rèn luyện của HS là quá trình thu thập,tổng hợp và diễn giải thông tin kịp thời, có hệ thống về rèn luyện của HStrong nhà trường nhằm xác định chính xác mức độ rèn luyện mà HS đạt đượcso với mục tiêu rèn luyện của HS đã được xác định.

- Đánh giá kết quả rèn luyện của HS đáp ứng yêu cầu Chương trìnhGDPT 2018.

Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT [10], đánh giá KQRL của HS căn cứvào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độphù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu

Trang 30

cầu cần đạt về năng lực đặc thù của Chương trình GDPT 2018 Theo Chươngtrình GDPT 2018, việc đánh giá KQRL của HS trong từng học kì và cả nămhọc được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưađạt Với mỗi một mức đánh giá có những tiêu chí cụ thể cho từng học kỳ vàkết quả rèn luyện của HS cả năm học được đánh giá trên cơ sở từng học kỳ,chẳng hạn: Kết quả rèn luyện của HS cả năm học đạt mức Tốt khi học kỳ IIđược đánh giá mức Tốt, học kỳ I được đánh giá từ mức Khá trở lên.

Theo đó, chúng tôi thống nhất quan niệm: Đánh giá kết quả rèn luyệncủa HS đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018 là hoạt động thu thập,phân tích, xử lí thông tin thông qua quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra,nhận xét quá trình rèn luyện của HS trong các môn học (môn học bắt buộc,môn học tự chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục của địaphương) trong Chương trình GDPT; tư vấn, hướng dẫn, động viên HS; xácnhận kết quả đạt được của HS; cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS đểđiều chỉnh quá trình dạy học và giáo dục [10].

1.2.3 Khái niệm quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện củahọc sinh đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Hoạt động đánh giá KQRL của HS là hoạt động có mục tiêu rõ ràng,được xác định bằng những nội dung đánh giá cụ thể, với các phương pháp,hình thức đánh giá khác nhau và được đo bằng KQRL của HS

Quản lý là hoạt động có mục đích, kế hoạch của chủ thể quản quản lýtới hiệu quả cao nhất lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt mục đích của tổ chứcvới hiệu quả cao nhất Điều đó cho thấy, quản lý bao gồm chủ thể quản lý vàđối tượng quản lý, đây có thể là một cá nhân, một tổ chức, một tập thể Giữachủ thể quản lý và đối tượng quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thôngqua những công cụ, phương pháp cùng hướng tới đạt mục tiêu quản lý

Trang 31

Chủ thể quản lý bao gồm Hiệu trưởng (Ban Giám hiệu), giáo viên chủnhiệm, giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn thanh niên, sự phối kết hợp với Chamẹ học sinh, các tổ chức ngoài nhà trường, chính quyền địa phương Đốitượng quản lý là HS lớp 10 đang học Chương trình GDPT 2018.

Từ cách tiếp cận trên, luận văn quan niệm: Quản lý hoạt động đánh giáKQRL của HS đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018 là những tác độngcó mục đích, có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý thôngqua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá KQRLcủa học sinh nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nhà trường.

1.3 Hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh các trườngtrung học phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông2018

1.3.1 Khái quát về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp trunghọc phổ thông

Chương trình GDPT 2018 được ban hành năm 2018 là văn bản thể hiệnmục tiêu GDPT, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực củaHS, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kếtquả giáo dục, làm căn cứ quản lý chất lượng GDPT; bảo đảm kết nối chặt chẽgiữa các lớp học, cấp học với nhau… Chương trình GDPT được xác định chocả ba cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở và THPT Trong đó, Chương trìnhgiáo dục THPT giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cầnthiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự họcvà ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với nănglực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, họcnghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với nhữngđổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới Việctriển khai Chương trình GDPT sẽ đẩy mạnh việc chuyển từ truyền thụ kiến

Trang 32

thức sang hình thành phẩm chất, năng lực cho HS, chú trọng thực hành, vậndụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống.

Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giaiđoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 01 đến lớp 09) và giai đoạn giáo dục định hướngnghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12)

Về nội dung giáo dục chương trình cấp THPT bao gồm:“Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoạingữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạtđộng trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương

Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí,Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật” [7]

HS chọn 04 môn học từ các môn học lựa chọn.Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí,Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học,Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề họctập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăngcường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã họcgiải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghềnghiệp Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết;tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35tiết/năm học Ở mỗi lớp 10, 11, 12, HS chọn 03 cụm chuyên đề học tập của 03môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhàtrường

Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học và cácchuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảođảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ GV, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học củanhà trường

Trang 33

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Về thời lượng giáo dục:

Mỗi ngày học 01 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 05 tiết học; mỗi tiếthọc 45 phút Khuyến khích các trường THPT đủ điều kiện thực hiện dạy học02 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông

Nội dung giáo dụcSố tiết/nămhọc/lớp

Hoạt động trải nghiệm, hướng

Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn) 997

Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 28,5

1.3.2 Mục tiêu đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh các trườngtrung học phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông2018

Trang 34

Theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT, đánh giá nhằm xác định:“Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tậpcủa HS theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình GDPT; cungcấp thông tin chính xác, kịp thời để HS điều chỉnh hoạt động rèn luyện và họctập, CBQL giáo dục và GV điều chỉnh hoạt động dạy học” [10].

Hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của HS có mục tiêu, ý nghĩa thiếtthực nhằm xác định mức độ đạt được của HS về các phẩm chất và năng lực,thông qua việc đối chiếu với những yêu cầu cụ thể của mục tiêu giáo dục toàndiện ở nhà trường phổ thông, đó là: Giúp cho các cấp quản lý, GV và các lựclượng liên quan thấy được kết quả giáo dục, rèn luyện phẩm chất và năng lựccủa HS; từ đó, có thể phân tích tình hình, chỉ ra được mặt thành công, hạn chếtheo mục tiêu giáo dục và những yếu tố có liên quan nhằm đưa ra những điềuchỉnh cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giáo dục, rèn luyệnđạo đức ở HS Kết quả đánh giá kết quả rèn luyện của HS cũng giúp chonhững GV trực tiếp quản lý HS hiểu rõ thêm từng HS, có thêm cơ sở để phânloại HS, thực hiện các chế độ, chính sách, biện pháp quản lý phù hợp hơn đốivới các cá nhân và tập thể HS Quá trình và kết quả đánh giá kết quả rèn luyệncủa HS cũng chính là một biện pháp sư phạm quan trọng giúp mỗi HS nângcao ý thức, thái độ, kỹ năng đánh giá đạo đức người khác và tự đánh giá bảnthân một cách đúng đắn

Từ những phân tích trên cho thấy, mục tiêu đánh giá KQRL của HS cáctrường THPT đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018, như sau:

- Đánh giá việc học tập, rèn luyện của HS theo yêu cầu cần đạt đượctrong Chương trình GDPT

- Thực hiện thống nhất, đồng bộ việc phân loại rèn luyện của HS theohọc kỳ và cả năm học

Trang 35

- Động viên, khuyến khích HS thi đua học tập, rèn luyện tốt theo mụctiêu đào tạo.

- Xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện của HS.- Kịp thời cung cấp chính xác các thông tin để HS điều chỉnh hoạt độngrèn luyện của bản thân

- Kịp thời cung cấp chính xác các thông tin để CBQL, GV điều chỉnhhoạt động dạy và rèn luyện HS

1.3.3 Nội dung hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của học sinhcác trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dụcphổ thông 2018

Đánh giá kết quả rèn luyện của HS là đánh giá phẩm chất chính trị, đạođức, lối sống của từng HS theo các mức điểm đạt được trên các mặt: Ý thứchọc tập; ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường; ýthức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá, văn nghệ,thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội; phẩm chất công dân và quan hệ vớicộng đồng; ý thức, kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ chức kháctrong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của HS.Theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT: “Đánh giá kết quả rèn luyện của HScăn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo cácmức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thểvà yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn họctrong Chương trình GDPT” [10] Theo đó, nội dung hoạt động đánh giá kếtquả rèn luyện của HS, gồm:

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trìnhGDPT

- Ý thức trong việc tự học tập, rèn luyện và vươn lên trong học tập, rènluyện của HS

Trang 36

- Ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước, nội quy của nhà trường.- Tích cực rèn luyện thân thể và kỹ năng sống.

- Hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường và bảo vệ tài sản củanhà trường

- Trung thực trong học tập, trong cuộc sống.- Ý thức tập thể, giúp đỡ người khác

- Kính trọng cha mẹ, thầy cô, nhân viên nhà trường.- Bảo vệ và phát huy truyền thống nhà trường.- Tôn trọng, đoàn kết và giúp đỡ bạn bè

1.3.4 Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cáctrường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổthông 2018

Trong giáo dục, phương pháp định lượng, định tính được dùng để đánhgiá HS với việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, như:Đánh giá theo chuẩn; đánh giá theo tiêu chí; đánh giá theo sự tiến bộ củangười học; đánh giá quá trình; đánh giá tổng kết… Việc đánh giá được xácđịnh trên cơ sở căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lựcchung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định trongChương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định ởChương trình môn học trong Chương trình GDPT

GV môn học tiến hành nhận xét, đánh giá KQRL, sự tiến bộ, ưu điểmnổi bật, hạn chế chủ yếu của HS trong quá trình rèn luyện, học tập môn họctheo quy định hiện hành

GV chủ nhiệm theo dõi quá trình rèn luyện của HS; tham khảo nhậnxét, đánh giá của GV môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ HS, các cơquan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục HS; hướng dẫn

Trang 37

HS tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá KQRL của HS theo các mứcquy định.

Từ những vấn đề nêu trên, có thể nhận thấy các phương pháp nổi bậtđược thực hiện đánh giá KQRL của học sinh các trường trung học phổ thôngđáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018, như sau:

- Phương pháp tự đánh giá của HS: HS tiến hành tự đánh giá theonhững tiêu chuẩn, cách thức nhất định được GV chủ nhiệm hướng dẫn cụ thể

- Phương pháp đánh giá của tập thể HS: Tập thể HS tiến hành đánh giátheo những tiêu chuẩn, cách thức nhất định được GV chủ nhiệm hướng dẫn cụthể

- Phương pháp đánh giá của GV chủ nhiệm, GV phụ trách lớp, CBQL,GV bộ môn

- Đánh giá của các đối tượng có liên quan khác.- Các phương pháp cụ thể mà các chủ thể, lực lượng giáo dục có thểtiến hành, như: quan sát, trao đổi trực tiếp, trò chuyện…

1.3.5 Hình thức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh các trườngtrung học phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông2018

Trong quá trình giáo dục, trên cơ sở nội dung, phương pháp đánh giáKQRL của HS, các chủ thể, lược lượng giáo dục sẽ tiến hành hoạt động nàybằng các hình thức, như: đánh giá thường xuyên (hằng ngày, hằng tuần, hằngtháng) và đánh giá định kỳ Tiến hành đánh giá bằng hình thức nhận xét, điểmsố, đánh giá quá trình và đánh giá kết quả cuối cùng, đánh giá từng mặt vàđánh giá toàn diện… Cụ thể:

- Đánh giá bằng nhận xét.Thực hiện hình thức này, GV dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xétviệc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện của HS; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi

Trang 38

bật, hạn chế chủ yếu của HS trong quá trình rèn luyện; đánh giá KQRL củaHS.

HS dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệmvụ rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân trongrèn luyện theo các tiêu chí, tiêu chuẩn đã quy định

Hoạt động đánh giá bằng hình thức này diễn ra thường xuyên, định kỳthông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyệncủa HS phù hợp với đặc thù của môn học

- Đánh giá bằng điểm số.GV dùng điểm số để đánh giá KQRL của HS.Sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ thông qua cáchình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động rèn luyện theo đặc thù môn học

- Đánh giá đối với các môn học.Đối với các môn học, như: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩthuật, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp… được tiến hành bằng hình thứcnhận xét Hình thức này tiến hành kết hợp với đánh giá bằng điểm số đối vớicác môn học trong Chương trình GDPT

- Đánh giá thường xuyên: Thực hiện trong quá trình dạy học và giáodục nhằm đánh giá quá trình, kết quả thực hiện nhiệm vụ rèn luyện của HStheo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình GDPT.Về mặt thời gian, hình thức này diễn ra hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng

- Đánh giá định kỳ: Hình thức này được thực hiện sau mỗi giai đoạngiáo dục nhằm đánh giá KQRL và mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện củaHS theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chươngtrình GDPT Về mặt thời gian, hình thức này diễn ra giữa kỳ và cuối kỳ

1.3.6 Kết quả đánh giá rèn luyện của học sinh các trường trung họcphổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trang 39

Đánh giá kết quả rèn luyện của HS được thực hiện trên cơ sở căn cứvào biểu hiện cụ thể về “thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quanhệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè vàquan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia laođộng, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể,giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường” [6].

Chương trình GDPT 2018 xác định yêu cầu cần đạt được về phẩm chấtvà năng lực của HS để làm cơ sở cho đánh giá KQRL của HS KQRL của HSđược đánh giá trong từng học kì và cả năm học theo 01 (một) trong 04 (bốn)mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt

- KQRL của HS trong từng học kì.+ Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy địnhtrong Chương trình GDPT 2018 và có nhiều biểu hiện nổi bật

+ Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy địnhtrong Chương trình GDPT 2018 và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt đượcmức Tốt

+ Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trongChương trình GDPT 2018

+ Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chấtđược quy định trong Chương trình GDPT 2018

- KQRL của HS cả năm học.+ Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từmức Khá trở lên

+ Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giátừ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giámức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạthoặc Chưa đạt

Trang 40

+ Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giámức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I đượcđánh giá mức Chưa đạt.

+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại

1.4 Nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện của họcsinh các trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáodục phổ thông 2018

1.4.1 Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả rèn luyện của học sinhcác trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dụcphổ thông 2018

Xây dựng kế hoạch là chức năng quan trọng của Hiệu trưởng nhàtrường trong mọi hoạt động quản lý vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêuvà chương trình hành động của tổ chức, định hướng cho việc xác định cácchức năng quản lý còn lại Mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung, như:xác định mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổchức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào làcần thiết tiến hành để đạt được mục tiêu đặt ra

Xây dựng kế hoạch đánh giá KQRL của HS các trường THPT đáp ứngyêu cầu Chương trình GDPT 2018 phải thể hiện được mục tiêu, nội dung,phạm vi và mức độ thực hiện của hoạt động, điều kiện bảo đảm, nguồn lực Kế hoạch đánh giá có thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế,yêu cầu, nhiệm vụ dạy học ở từng trường

Kế hoạch đánh giá KQRL của HS các trường THPT đáp ứng yêu cầuChương trình GDPT 2018 phải bao gồm các loại kế hoạch như kế hoạch nămhọc, học kỳ Nội dung quản lý việc lập kế hoạch đánh giá KQRL của HS,gồm:

- Khảo sát KQRL và đánh giá KQRL của HS ở nhà trường

Ngày đăng: 04/09/2024, 14:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN