1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá mức độ căng thẳng trong giai đoạn chuyển cấp của học sinh lớp 9 trường liên cấp việt úc hà nội

121 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 1.1 Các biểu hiện của căng thẳng tâm lýBảng 1.2 Các mức độ căng thẳng kèm biểu hiệnBảng 1.3 Phân loại căng thẳng kèm ý nghĩa và biểu hiệnBảng 2.1 Bảng tổng hợp các

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

_

VƯƠNG YẾN NHI

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG TRONGGIAI ĐOẠN CHUYỂN CẤP CỦA HỌC SINH LỚP 9

TRƯỜNG LIÊN CẤP VIỆT-ÚC HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

_

VƯƠNG YẾN NHI

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG TRONGGIAI ĐOẠN CHUYỂN CẤP CỦA HỌC SINH LỚP 9

TRƯỜNG LIÊN CẤP VIỆT-ÚC HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG

Mã số: 8310404.03

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Liên

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 10

1 Lý do chọn đề tài 10

2 Mục đích nghiên cứu 13

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 13

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 13

4.1 Đối tượng nghiên cứu: 13

4.2 Khách thể nghiên cứu: 14

4.3 Phạm vi nghiên cứu: 14

5 Câu hỏi nghiên cứu 14

6 Giả thuyết nghiên cứu 14

7 Phương pháp nghiên cứu 15

7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản: 15

7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, thang đo: 15

7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 15

8 Cấu trúc đề tài 15

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CĂNGTHẲNG TÂM LÝ CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP THCS 17

1 Tổng quan nghiên cứu 17

2 Cơ sở lý luận về căng thẳng 21

2.1 Các nghiên cứu nền tảng 21

2.1.1 Nghiên cứu của Claude Bernard: Lý thuyết nội môi 21

2.1.2 Nghiên cứu của Walter Cannon: Sự cân bằng nội môi và cơchế “chiến đấu hay bỏ chạy” (fight or fly) 21

2.1.3 Nghiên cứu của Hans Selye: Hội chứng thích ứng chung 23

2.2 Các hướng tiếp cận khái niệm căng thẳng 24

2.3 Khái niệm căng thẳng tâm lý 29

2.4 Các biểu hiện của căng thẳng 30

2.5 Nguyên nhân gây căng thẳng 32

Trang 4

2.7 Khái niệm cơ bản của đề tài 40

2.7.1 Khái niệm học sinh cuối cấp THCS 40

2.7.2 Đặc điểm về hoạt động học tập của học sinh cuối cấp THCS

402.7.3 Đặc điểm về sự phát triển tâm lý - xã hội của học sinh cuốicấp THCS 42

2.7.4 Khái niệm căng thẳng tâm lý ở học sinh cuối cấp THCS 45

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46

1 Mục đích nghiên cứu 46

2 Nội dung nghiên cứu 46

2.1 Khách thể và địa bàn nghiên cứu 46

2.2 Tiêu chí và thang đánh giá mức độ căng thẳng ở học sinh lớp 9 47

3 Cách thức tiến hành nghiên cứu 53

3.1 Tiến trình nghiên cứu 53

3.2 Các phương pháp nghiên cứu 54

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản 54

3.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, thang đo 54

3.2.2.1 Thang đo PSS-10 (Perceived Stress Scale) 55

3.2.2.2 Bộ câu hỏi thu thập các thông tin liên quan tới mức độcăng thẳng 56

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 58

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59

1 Thực trạng mức độ căng thẳng tâm lý ở học sinh lớp 9 trường Liên cấpViệt-Úc Hà Nội 59

1.1 Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu 59

1.2 Mức độ căng thẳng tâm lý trong nhóm khách thể nghiên cứu 68

2 Nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý ở học sinh lớp 9 trường Liên cấpViệt-Úc Hà Nội 77

2.1 Mức độ căng thẳng tâm lý và nhận thức về năng lực học tập củahọc sinh 772.2 Mức độ căng thẳng tâm lý và cảm nhận về thời lượng nghỉ ngơi

Trang 5

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 102

1 Những giải pháp khả thi dành cho Nhà trường, Gia đình và Học sinh 1022 Một số giải pháp đề xuất dành cho bộ phận Tâm lý học đường trong nhàtrường 104

2.1 Xây dựng chương trình phòng ngừa giúp học sinh cuối cấp THCSnhận biết và ứng phó với căng thẳng tâm lý 104

2.1.1 Tính thực tiễn và cấp thiết của chương trình 104

2.1.2 Nội dung chương trình 105

2.1.2.1 Nội dung: Nhận diện căng thẳng tâm lý 106

2.1.2.2 Nội dung: Ứng phó với căng thẳng tâm lý bằng các chiếnlược cân bằng cảm xúc 106

2.1.2.3 Nội dung: Ứng phó với căng thẳng tâm lý bằng các chiếnlược giải quyết vấn đề 107

2.1.2.4 Thực hành ứng phó với căng thẳng tâm lý 108

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Các biểu hiện của căng thẳng tâm lýBảng 1.2 Các mức độ căng thẳng kèm biểu hiệnBảng 1.3 Phân loại căng thẳng kèm ý nghĩa và biểu hiệnBảng 2.1 Bảng tổng hợp các biến số nghiên cứu

Bảng 2.2 Tương quan Pearson giữa các mục trong thang đo PSS-10

với tổng điểm thang đo (2022-2023)Bảng 2.3 Tương quan Pearson giữa các mục trong thang đo PSS-10

với tổng điểm thang đo (2023-2024)Bảng 3.1 Số lượng học sinh tham gia nghiên cứu tại hai thời điểmBảng 3.2 Số lượng học sinh tham gia nghiên cứu cuối năm họcBảng 3.3 Số lượng học sinh tham gia nghiên cứu đầu năm họcBảng 3.4 So sánh học lực của học sinh tham gia khảo sát tại hai thời

điểmBảng 3.5 Các yếu tố cá nhân của học sinh có thể liên quan tới mức

độ căng thẳng tâm lýBảng 3.6 Mức độ căng thẳng tâm lý ở học sinh lớp 9 cuối năm học

(tháng 5/2023)Bảng 3.7 Mức độ căng thẳng tâm lý ở học sinh lớp 9 đầu năm học

(tháng 9/2023)Bảng 3.8 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và học lực thực

tế của học sinh lớp 9 cuối năm học (tháng 5/2023)Bảng 3.9 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và học lực thực

tế của học sinh lớp 9 đầu năm học (tháng 9/2023)Bảng 3.10 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và nhận thức về

Trang 7

năng lực học tập của học sinh lớp 9 cuối năm học (tháng5/2023)

Bảng 3.11 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và nhận thức về

năng lực học tập của học sinh lớp 9 đầu năm học (tháng9/2023)

Bảng 3.12 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và thời lượng

nghỉ ngơi của học sinh lớp 9 cuối năm học (tháng 5/2023)Bảng 3.13 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và thời lượng

nghỉ ngơi của học sinh lớp 9 đầu năm học (tháng 9/2023)Bảng 3.14 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và chất lượng

nghỉ ngơi của học sinh lớp 9 cuối năm học (tháng 5/2023)Bảng 3.15 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và chất lượng

nghỉ ngơi của học sinh lớp 9 đầu năm học (tháng 9/2023)Bảng 3.16 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và cảm nhận về

phương tiện, phương pháp học tập của học sinh lớp 9 cuốinăm học (tháng 5/2023)

Bảng 3.17 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và cảm nhận về

phương tiện, phương pháp học tập của học sinh lớp 9 đầunăm học (tháng 9/2023)

Bảng 3.18 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và kỳ vọng từ

cha mẹ của học sinh lớp 9 cuối năm học (tháng 5/2023)Bảng 3.19 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và kỳ vọng từ

cha mẹ của học sinh lớp 9 đầu năm học (tháng 9/2023)Bảng 3.20 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và áp lực đồng

trang lứa của học sinh lớp 9 cuối năm học (tháng 5/2023)Bảng 3.21 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và áp lực đồng

trang lứa của học sinh lớp 9 đầu năm học (tháng 9/2023)

Trang 8

(tháng 5/2023)Biểu đồ 3.5 Mức độ căng thẳng tâm lý ở học sinh lớp 9 đầu năm học

(tháng 9/2023)Biểu đồ 3.6 Trung bình kết quả tổng điểm dựa trên thang đo PSS-10Biểu đồ 3.7 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và học lực thực

tế của học sinh lớp 9 cuối năm học (tháng 5/2023)Biểu đồ 3.8 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và học lực thực

tế của học sinh lớp 9 đầu năm học (tháng 9/2023)Biểu đồ 3.9 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và nhận thức về

năng lực học tập của học sinh lớp 9 cuối năm học (tháng5/2023)

Biểu đồ 3.10 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và nhận thức về

năng lực học tập của học sinh lớp 9 đầu năm học (tháng9/2023)

Biểu đồ 3.11 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và thời lượng

nghỉ ngơi của học sinh lớp 9 cuối năm học (tháng 5/2023)Biểu đồ 3.12 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và thời lượng

nghỉ ngơi của học sinh lớp 9 đầu năm học (tháng 9/2023)Biểu đồ 3.13 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và chất lượng

nghỉ ngơi của học sinh lớp 9 cuối năm học (tháng 5/2023)Biểu đồ 3.14 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và chất lượng

nghỉ ngơi của học sinh lớp 9 đầu năm học (tháng 9/2023)Biểu đồ 3.15 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và cảm nhận về

Trang 9

phương tiện, phương pháp học tập của học sinh lớp 9 cuốinăm học (tháng 5/2023)

Biểu đồ 3.16 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và cảm nhận về

phương tiện, phương pháp học tập của học sinh lớp 9 đầunăm học (tháng 9/2023)

Biểu đồ 3.17 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và kỳ vọng từ

cha mẹ của học sinh lớp 9 cuối năm học (tháng 5/2023)Biểu đồ 3.18 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và kỳ vọng từ

cha mẹ của học sinh lớp 9 đầu năm học (tháng 9/2023)Biểu đồ 3.19 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và áp lực đồng

trang lứa của học sinh lớp 9 cuối năm học (tháng 5/2023)Biểu đồ 3.20 Mối liên hệ giữa mức độ căng thẳng tâm lý và áp lực đồng

trang lứa của học sinh lớp 9 đầu năm học (tháng 9/2023)

Trang 10

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căng thẳng không còn là vấn đềhiếm gặp ở nhiều tầng lớp trong xã hội và nhiều nhóm đối tượng Theo mộtnghiên cứu của Hiệp hội các nhà Tâm lý học Hoa Kỳ (APA), khoảng 75%người trưởng thành được khảo sát cảm thấy căng thẳng ở mức trung bình đếncao trong tháng qua và hơn một nửa trong số họ cảm thấy căng thẳng gia tăngtheo từng năm trong cuộc đời [3] Trong một nghiên cứu được thực hiện bởiLeonard và cộng sự (2015) với các học sinh trung học, có khoảng một nửa(49%) số học sinh cảm thấy căng thẳng mỗi ngày và 31% học sinh cảm thấyhơi căng thẳng [29] Moeller và cộng sự (2020) cũng thực hiện nghiên cứu vềcảm nhận thực tế của 21.678 học sinh trung học tại Hoa Kỳ, trong đó phần lớnhọc sinh cho biết các em cảm thấy căng thẳng về mặt tâm lý (79.83%) [32].83% thanh thiếu niên cũng cho rằng, việc học tập ở trường là yếu tố gây căngthẳng hàng đầu ở các em; yếu tố thứ hai sau đó (với 69% tỉ lệ học sinh lựachọn) là việc phải lựa chọn định hướng tiếp theo cho bản thân sau khi tốtnghiệp (APA, 2017) [3] Một nghiên cứu khác vào năm 2017 của Tổ chứcHợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) với khoảng 540.000 học sinh ở độ tuổi15-16 tuổi trên 72 quốc gia cũng cho thấy, 66% học sinh cho biết cảm thấy vôcùng căng thẳng vì điểm kém và 59% cho biết các em thường cảm thấy lolắng về độ khó của bài kiểm tra [33] Những con số đáng báo động trên làminh chứng cho thấy căng thẳng đang hiện hữu trong đời sống hàng ngày nhưmột vấn đề sức khỏe hết sức phổ biến, ngay cả trong môi trường tại cáctrường học

Vấn đề căng thẳng cũng nằm trong những vấn đề học đường đáng quantâm; đặc biệt, mức độ căng thẳng gặp phải ở học sinh còn tăng cao hơn vàothời điểm diễn ra các kỳ kiểm tra hay các kỳ thi chuyển cấp Học sinh có

Trang 11

nhiều khả năng gặp căng thẳng bởi các tác nhân liên quan đến năng lực bảnthân, kỳ vọng gia đình, đòi hỏi của nhà trường hay kết cấu của chương trìnhhọc Thời điểm chuyển cấp học đối với học sinh lớp 9 lên bậc Trung học phổthông luôn đòi hỏi nhiều sự tập trung, nỗ lực của các em cũng như gia đình,nhà trường và thu hút được sự quan tâm của cả xã hội Một nghiên cứu từTrường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy, căng thẳng làvấn đề mà hiện nay học sinh gặp phải nhiều nhất (56.8%), tiếp đến là lo âu vàtrầm cảm (45,2%) và các khó khăn khác liên quan đến học tập hay hướngnghiệp (Trần Văn Công, 2019) [55] Tình trạng này gặp nhiều ở học sinh cấp2, cấp 3 và đại học Trẻ ở độ tuổi tiểu học ít gặp phải tình trạng này hơn dotuổi còn nhỏ và chưa ý thức sâu sắc về vấn đề thành tích Khi nghiên cứu cụthể, các chuyên gia nhận thấy, hơn 75% học sinh cấp 3 và sinh viên đại họckhông ngủ đủ 8 giờ/ngày vào những đợt thi cuối kỳ, chuyển cấp.

Giai đoạn chuyển cấp vì thế gây nhiều căng thẳng cho học sinh và trởthành một giai đoạn nhạy cảm với các em Đặc biệt, căng thẳng giữa học sinhở các trường công lập và học sinh ở các trường tư thục cũng có những khácbiệt nhất định Trường công lập là trường trực thuộc nhà nước hoặc địaphương, do nhà nước đầu tư kinh phí và hoạt động chủ yếu bằng các nguồntài chính công hay các khoản đóng góp không vụ lợi; trong khi trường tư thụcdo một cá nhân hoặc đơn vị tư nhân xin phép thành lập, tự đầu tư và tự điềuhành, không quản lý bởi chính quyền hay địa phương Học sinh trường cônglập vì vậy sẽ theo học chương trình học truyền thống của Bộ Giáo dục, đảmbảo tính kỷ luật cao và có những cơ hội nhất định trong việc tuyển sinh vàocác trường công lập cấp trên Học sinh trường tư thục thì đặc biệt hơn, cácbạn sẽ theo học chương trình học cải tiến hoặc chương trình song ngữ, cónhiều cơ hội thực hành áp dụng lý thuyết trong quá trình học nhưng cũng đòihỏi các bạn có sự năng động, sáng tạo

Trang 12

Trường Liên cấp Việt-Úc Hà Nội là một trường liên cấp được thành lậpnăm 2007, với hệ thống giáo dục từ bậc Tiền tiểu học lên bậc Trung học phổthông và đặc trưng bởi môi trường giáo dục mang sự hoà trộn giữa các yếu tốquốc tế và bản sắc văn hoá Việt Nhà trường giảng dạy chương trình tích hợpcủa Bộ Giáo dục & Đào tạo và chương trình giáo dục phổ thông Cambridge,là đối tác của các trường học và đơn vị đào tạo quốc tế và tiên phong giảngdạy nhiều môn học quốc tế bằng tiếng Anh trong nhà trường (kinh tế, khoahọc, quan điểm toàn cầu) Vì vậy, hoàn cảnh của các bạn học sinh ở đây tươngđối khác biệt Các bạn là con cái trong những gia đình có điều kiện kinh tế rấttốt, có điểm tựa vững chắc về vật chất là gia đình, có những cơ hội xuất ngoạiđầy hứa hẹn nhờ vào tiềm lực của gia đình nhưng bên cạnh đó lại có một lịchhọc dày với việc học song song hai chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạovà chương trình Cambridge, các hoạt động ngoại khóa và chương trình trảinghiệm nối tiếp nhau và các hoạt động chuẩn bị cho việc hướng nghiệp - duhọc luôn diễn ra nhộn nhịp suốt cả năm học Điều này dường như là nhữngyếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe tinh thần của các bạnhọc sinh ở đây, bởi áp lực của các bạn có thể đến từ việc học khối lượng kiếnthức lớn và phức tạp, từ kỳ vọng rất cao của gia đình, từ kỳ vọng của bản thâncác bạn và từ những lựa chọn về việc chọn trường (trường công lập, trường tưthục hay du học) hay chọn nghề.

Vấn đề căng thẳng đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước tiến hànhnghiên cứu, thậm chí nghiên cứu về căng thẳng học tập ở học sinh cũngkhông ít Tuy vậy, cách thức các em học sinh nhìn nhận về căng thẳng, trảinghiệm của các em trước, trong và sau kỳ thi chuyển cấp, ứng phó của các emvới căng thẳng vào giai đoạn chuyển cấp này vẫn còn là những vấn đề đangbỏ ngỏ chưa được nghiên cứu rộng rãi Việc nghiên cứu và đánh giá mức độ

Trang 13

căng thẳng ở học sinh với hướng tiếp cận mới liên quan tới giai đoạn chuyểncấp sẽ mang lại ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

Với lý do như trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giámức độ căng thẳng trong giai đoạn chuyển cấp của học sinh lớp 9 trườngLiên cấp Việt-Úc Hà Nội”.

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh lớp 9 trường Liên cấpViệt Úc Hà Nội giai đoạn thi chuyển cấp và các yếu tố gây ảnh hưởng đếntình trạng căng thẳng tâm lý của các em hiện nay Qua đó, đề xuất một số biệnpháp tâm lý học đường nhằm cải thiện vấn đề này ở các em trước mỗi kỳ thichuyển cấp

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá một số khái niệm và lý thuyết cũng như xây dựng cơ sởlý luận về đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh lớp 9

- Phân tích thực trạng mức độ căng thẳng tâm lý ở học sinh lớp 9 tạitrường Liên cấp Việt-Úc Hà Nội giai đoạn thi chuyển cấp

- Phân tích những yếu tố gây ảnh hưởng tới tình trạng căng thẳng tâm lýở học sinh lớp 9 tại trường Liên cấp Việt-Úc Hà Nội giai đoạn thichuyển cấp

- Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ nhằm cải thiện tình trạng căng thẳngtâm lý, kiểm soát và cân bằng cảm xúc cho học sinh

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh giai đoạn thi chuyển cấp

Trang 14

5 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng căng thẳng tâm lý ở học sinh lớp 9 giai đoạn chuyển cấphiện nay đang diễn ra như thế nào?

- Những yếu tố nào gây ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng tâm lý ở họcsinh lớp 9 giai đoạn chuyển cấp hiện nay?

- Đâu là những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng căng thẳng tâm lý ởhọc sinh lớp 9 giai đoạn chuyển cấp?

6 Giả thuyết nghiên cứu

- Phần lớn học sinh cuối cấp đều gặp căng thẳng tâm lý vào giai đoạnchuyển cấp

- Sự kỳ vọng của gia đình đối với thành tích của học sinh và nhìn nhậnvề năng lực cá nhân do học sinh tự đặt ra là những yếu tố gây ảnhhưởng đến mức độ căng thẳng tâm lý ở học sinh lớp 9 vào giai đoạnchuyển cấp hiện nay

Trang 15

- Những giải pháp giúp cải thiện tình trạng căng thẳng tâm lý ở học sinhcần bắt đầu tử việc cải thiện khả năng cân bằng cảm xúc cho các em.

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản:

Thu thập, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứuvề căng thẳng của các tác giả trong và ngoài nước, về mức độ căng thẳng ởhọc sinh nói chung và học sinh lớp 9 tại trường Liên cấp Việt-Úc Hà Nội nóiriêng

7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, thang đo:

Sử dụng thang đo PSS-10 để đánh giá mức độ căng thẳng của học sinh,kết hợp với các câu hỏi khảo sát nhằm thu thập thông tin về các yếu tố ảnhhưởng đến mức độ căng thẳng của học sinh lớp 9 tại trường Liên cấp Việt-ÚcHà Nội

7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Phương pháp này được sử dụng để phân tích, xử lý các dữ liệu thuđược từ các phương pháp nghiên cứu khác

8 Cấu trúc đề tài● Chương I: Tổng quan và cơ sở lý luận

○ Tổng quan nghiên cứu○ Cơ sở lý luận về căng thẳng○ Khái niệm học sinh cuối cấp THCS và những đặc điểm của lứa

tuổi

● Chương II: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Trang 16

○ Các phương pháp nghiên cứu

● Chương III: Kết quả nghiên cứu

○ Thực trạng mức độ căng thẳng tâm lý ở học sinh lớp 9 tại trườngLiên cấp Việt-Úc Hà Nội

○ Nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý ở học sinh lớp 9 trường Liêncấp Việt-Úc Hà Nội

● Kết luận và khuyến nghị

○ Kết luận đề tài○ Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình trạng căng thẳng

tâm lý ở học sinh lớp 9 trường Liên cấp Việt-Úc Hà Nội

Trang 17

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CĂNG

THẲNG TÂM LÝ CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP THCS1 Tổng quan nghiên cứu

Căng thẳng tâm lý (stress tâm lý) là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổbiến hiện nay và điều đó có nghĩa là ngay cả những em học sinh - sinh viêncũng gặp phải tình trạng này Trên thực tế, căng thẳng tâm lý xuất hiện ở mứctrung bình đến rất cao trong các nhà trường và cơ sở đào tạo trên toàn thếgiới Trong một khảo sát toàn quốc được thực hiện bởi Hiệp hội Sức khoẻTrường học Hoa Kỳ (ACHA) năm 2019, phần lớn sinh viên đại học cho rằnglo âu và căng thẳng là những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng tởi thành tíchhọc tập bản thân và 49,3% trong số đó trải qua mức độ căng thẳng vừa phải[2] 31% học sinh cho rằng nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý chủ yếu đếntừ các kỳ thi và bài kiểm tra, sau đó là những đòi hỏi về lượng kiến thức họcthuật trong nhà trường và lượng bài tập về nhà Bên cạnh nhu cầu học tập, họcsinh - sinh viên có thể trải qua căng thẳng do nhiều vấn đề khác gây ra nhưcác mối quan hệ xã hội, các vấn đề sức khoẻ thể chất hay các vấn đề về tàichính Liên quan đến đại dịch vừa qua, các nguyên nhân gây căng thẳng tâmlý ở học sinh còn bao gồm: lo lắng về ảnh hưởng của đại dịch lên kế hoạchhọc tập của bản thân (75%), lo lắng về định hướng tương lai sau khi đại dịchkết thúc (56%), buồn chán và căng thẳng do bị cách ly khỏi bạn bè và trườnghọc (50%), nhớ cuộc sống học đường (45%) và không thích nghi được vớiviệc học tập trực tuyến toàn phần (40%) Có thể thấy, học sinh chủ yếu gặpcăng thẳng tâm lý với vấn đề học tập, và căng thẳng tâm lý hầu hết đến từ cáckỳ thi hay kỳ kiểm tra - đây là những thời điểm mà học sinh cần nỗ lực hếtsức bởi thông thường chúng đánh dấu những thay đổi nhất định trên chặngđường học tập của các bạn, ví dụ như chuyển cấp, chuyển lớp hay phân loại,xếp hạng

Trang 18

Giai đoạn chuyển cấp là giai đoạn gây căng thẳng tiềm tàng với tâm lýhọc sinh Tác giả Lê Thị Thanh Thủy thực hiện một nghiên cứu định tính trên65 học sinh có dấu hiệu căng thẳng tâm lý cho thấy, có 89,2% học sinh cảmthấy căng thẳng vì thời gian dành cho việc học quá nhiều, trong đó mức độ rấtcăng thẳng chiếm 49,2% (2009) [50] Các em học sinh lớp 12 cho rằng quỹthời gian hạn hẹp với lịch học dày đặc là điều đáng lo ngại nhất, bên cạnh đócác em còn chịu áp lực vì khối lượng kiến thức phải tích lũy quá lớn Áp lựctrong học tập của học sinh khối 12 lớn hơn khối 10 và 11 bởi 2 kỳ thi tốtnghiệp THPT và thi vào đại học Một nghiên cứu về thực trạng mức độ căngthẳng trong học tập của học sinh lớp 12 tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam)của tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương và bác sĩ Đinh Xuân Lâm (2019) cũngkết luận rằng 23.9% số học sinh được khảo sát cảm thấy rất căng thẳng (mứcđộ 4) và 12.6% số em cảm thấy căng thẳng (mức độ 3) khi phải đối diện vớikỳ thi chuyển cấp [52].

Bàn về căng thẳng tâm lý, có nhiều hướng tiếp cận và khái niệm khácnhau đã từng được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu Căng thẳng tâm lý có thể làkết quả của những phản ứng bên trong cơ thể, là kết quả của sự tác động từmôi trường đến chủ thể hoặc là kết quả giữa của sự tương tác giữa các yếu tốbên trong của con người với những sự kiện đến từ môi trường bên ngoài(Hinkle, 1987) [20] hay cụ thể hơn, là kết quả của việc cơ thể và tinh thần conngười chịu áp lực quá lớn do các yếu tố bên ngoài môi trường gây ra (Pigott,1999) [37] Do các định hướng tiếp cận khác nhau, các định nghĩa được đưara cũng có những khác biệt nhất định Với Selye (1936), ông đưa ra giả thuyếtvề việc căng thẳng là “phản ứng không đặc hiệu của cơ thể trước bất kỳ nhucầu nào” và nếu căng thẳng trở nên quá mức thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạngmà ông gọi là “Hội chứng thích ứng chung” (General Adaptation Syndrome)với các biểu hiện như sốc, lo lắng và kiệt sức [40] Với Lazarus (1966), căng

Trang 19

thẳng tâm lý là mối quan hệ đặc biệt giữa con người và môi trường, trong đómối quan hệ cá nhân đánh giá vượt quá các nguồn ứng phó của bản thân và cónguy hiểm với trạng thái tinh thần của cá nhân [25] Đây là những nghiên cứuđặt nền tảng cho vấn đề căng thẳng tâm lý và có tính chất định hướng đối vớinhững nghiên cứu sau này liên quan đến mức độ, biểu hiện, nguyên nhân vàcách thức ứng phó với căng thẳng tâm lý.

Căng thẳng tâm lý có thể xuất hiện với các biểu hiện dễ nhận thấy nhấtvề thể chất Từ lâu, các nhà nghiên cứu (Malach Pines và Keinan, 2007;Ongori, 2007; Ongori và Agolla, 2008; Agolla, 2009) đã xác định những biểuhiện của căng thẳng có thể bao gồm thiếu năng lượng, cảm giác mệt mỏi haychán nản, cảm giác bồn chồn và lo lắng, thèm ăn hoặc kém tập trung Nghiêncứu của Amirkhan, Landa và Huff (2018) chỉ ra rằng các biểu hiện đầu tiêncủa căng thẳng tâm lý quá mức có thể thể hiện qua sự bất thường trong hoạtđộng nhận thức (suy nghĩ), hoạt động hô hấp (hít thở) và hoạt động tiêu hoá[4] Các biểu hiện khác như đau đầu, đau lưng, đổ mồ hôi, run rẩy, nóng lòngbàn tay, cồn cào ruột gan, v.v… cũng có thể xuất hiện Theo tổng hợp củaPaul (1994), song song với các biểu hiện thể chất, các biểu hiện tâm lý củatình trạng này bao gồm: tư duy chậm, dễ quên, khó tập trung, tâm trạng buồnbã hoặc chán nản hoặc cáu giận vô cớ, rối loạn về khẩu vị hoặc giấc ngủ,v.v… [35] Mặt khác, những biểu hiện là không giống nhau ở mỗi cá nhân bởiđiều này phụ thuộc vào cách thức mà người đó nhìn nhận về tình huống gâycăng thẳng và cả cách thức người này sử dụng để ứng phó với tình huống

Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng tâm lý thường gắn liền với nhữngtình huống khó khăn khiến cá nhân có cảm giác quá tải khi phải ứng phó Đốivới học sinh - sinh viên nói chung, các nguyên nhân này có thể xoay quanhcác mối quan tâm chính của các em là việc học tập và các mối quan hệ xã hội.Nghiên cứu của Cassidy (1999) nêu ra một số tác nhân gây căng thẳng ở học

Trang 20

sinh cuối cấp trung học phổ thông như các kỳ kiểm tra, vấn đề điểm số, nỗi lolắng cho tương lai, lựa chọn nghề nghiệp, việc ôn thi, khối lượng kiến thức,kỳ vọng của gia đình và của bản thân các em [10] Theo một nghiên cứu kháccủa tác giả Đỗ Thị Lệ Hằng (2009), hoạt động học tập, mối quan hệ gia đình,mối quan hệ bạn bè và các tình huống bất thường có thể là những tác nhângây căng thẳng tâm lý đối với thanh thiếu niên trong độ tuổi 12-18 tuổi [49].Nghiên cứu của Acosta-Gómez và cộng sự (2018) chỉ ra rằng nguyên nhânchính dẫn đến tình trạng căng thẳng tâm lý ở học sinh lứa tuổi trung học baogồm các kỳ thi, bài tập về nhà, hoạt động ngoài trường học, các bài thuyếttrình, sự cạnh tranh với bạn học và sự quá tải trong tiếp thu và xử lý kiến thức[1] Nhìn chung, nguyên nhân của căng thẳng thường nằm trong chính cáchoạt động chức năng và xã hội hàng ngày của học sinh Các vấn đề luôn luôncó khả năng nảy sinh và một khi chúng vượt ngoài khả năng ứng phó của cácem, chúng đều có thể gây ra căng thẳng tâm lý.

Như vậy, căng thẳng tâm lý là vấn đề sức khoẻ tinh thần phổ biến vàcấp thiết có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả lứa tuổi thanh thiếu niên.Xuyên suốt chiều dài lịch sử các nghiên cứu khoa học, có nhiều hướng tiếpcận với những khái niệm khác nhau về căng thẳng tâm lý, xoay quanh nhữngphản ứng ở bên trong con người khi tình huống gây căng thẳng xảy ra, hoặcnhững phản ứng tương tác giữa con người với tác nhân gây căng thẳng từ môitrường bên ngoài Khi trải qua tình trạng căng thẳng, con người có các dấuhiệu cả về thể chất, tâm lý, nhận thức và hành vi Với lứa tuổi thanh thiếuniên, mối quan tâm chính của các em là hoạt động học tập và các mối quan hệxã hội, vì vậy các tác nhân gây căng thẳng thường có liên quan đến những chủđề này Nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần làm rõ thêm thực trạng về mứcđộ căng thẳng tâm lý ở thanh thiếu niên lứa tuổi trung học cơ sở (cụ thể là họcsinh lớp 9) và những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng tâm lý đó; từ

Trang 21

đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm hỗ trợ cải thiện và giải quyết thựctrạng trên.

2 Cơ sở lý luận về căng thẳng

2.1 Các nghiên cứu nền tảng

Bởi căng thẳng tâm lý là một vấn đề sức khoẻ tâm thần ngày càng phổbiến trong xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay, thế nên nhiều nghiên cứu vàlý thuyết đã được đề xuất nhằm lý giải và đưa ra các biện pháp ứng phó chovấn đề này

2.1.1 Nghiên cứu của Claude Bernard: Lý thuyết nội môi

Nhà sinh lý học người Pháp Claude Bernard (1813–1878) dường như làmột trong những nhân vật có đóng góp nền tảng quan trọng nhất đối với sựphát triển của khái niệm căng thẳng Lý thuyết của ông liên quan tới milieuintérieur, được dịch là “môi trường bên trong” hay nội môi (Bernard, 1872).Bernard cho rằng cơ thể không ngừng hoạt động để duy trì môi trường bêntrong ổn định và cân bằng, đây chính là cơ chế cân bằng nội môi Với cơ chếnày, cơ thể sẽ có khả năng tự bù trừ và cân bằng và từ đó có được trạng tháiổn định để đáp ứng với những thay đổi từ môi trường bên ngoài Phát hiệnnày đã giúp chúng ta có được một thông tin quan trọng, đó là bằng cơ chế cânbằng nội môi mà con người có khả năng thay đổi và tự điều chỉnh để thíchnghi với môi trường sống

2.1.2 Nghiên cứu của Walter Cannon: Sự cân bằng nội môi và cơ chế“chiến đấu hay bỏ chạy” (fight or fly)

Mặc dù Claude Bernard là người đầu tiên thực hiện các nghiên cứu mộtcách có hệ thống về các cơ chế điều tiết liên quan đến việc ổn định nội môi, ýtưởng của ông đã không được thực hiện cho đến khi Walter Cannon(1871-1945) bắt đầu khám phá thêm các cơ chế này Năm 1929, Cannon đã đề

Trang 22

xuất định nghĩa về sự cân bằng nội môi trong một nghiên cứu của mình, cùngvới cách thức mà cân bằng nội môi được duy trì: thông qua các cơ quan cảmgiác và thông qua phản hồi tiêu cực của hệ thống thần kinh tự chủ (hệ thầnkinh thực vật) [8] Sự cân bằng nội môi là một bước phát triển quan trọngtrong sinh lý học và y học, nhưng bởi vì điều này vốn vẫn được xem như mộtquá trình hoàn toàn tự động, nên từ đó vẫn chưa hình thành được một kháiniệm tâm lý về căng thẳng Sau này trong sự nghiệp của mình, Cannon bắtđầu khám phá mối liên hệ giữa căng thẳng tâm lý và các triệu chứng tâm thần.Trong một bài báo của mình mang tên “Cái chết của Voodoo”, Cannon (1942)đã khám phá hiện tượng con người có thể chết vì quá sợ hãi [9] Ông cho rằngtrên thực tế, việc phải tiếp xúc kéo dài với trạng thái sợ hãi tột độ và dai dẳngcó thể gây ra một hậu quả chết người Quan sát này của Cannon là một cầunối quan trọng giữa y học tâm lý và tâm thần.

Bên cạnh khái niệm về sự cân bằng nội môi và những ảnh hưởng củacăng thẳng đối với cơ thể, Cannon còn tiến xa hơn trong những nghiên cứu vềsự căng thẳng thông qua việc đề xuất khái niệm về hiện tượng “chiến đấu haybỏ chạy” (fight or flight) Đây là một nghiên cứu thú vị về những phản ứngsinh lý khác nhau và những thay đổi về chức năng nhất định của cơ thể nhằmđáp trả lại những tác nhân gây căng thẳng (stressors) đến từ môi trường Ôngđã giải thích về hiện tượng này trong một cuốn sách mang tên “Body Changesin Pain, Hunger, Fear and Rage” (1929), rằng khi con người đối mặt với tìnhhuống nguy hiểm và cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, adrenaline(epinephrine) sẽ được giải phóng nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho hai phương áncủa cơ thể: chiến đấu với nguy hiểm hoặc bỏ chạy khỏi nguy hiểm [7] Trongtình huống đó, tác dụng của adrenaline với mỗi bộ phận trên cơ thể là rất khácnhau: nó khiến cho mạch máu trong cơ thể giãn ra để máu lưu thông tốt hơnnhưng cũng khiến các mạch máu trên da co lại để giảm mất máu từ chấn

Trang 23

thương vật lý, nó gửi tín hiệu tới gan để giải phóng và cung cấp glucose vàotrong máu, nó cũng đẩy nhanh hoạt động hô hấp, v.v… Tất cả những tác dụngnày của adrenaline đều có ý nghĩa như những phản ứng mang tính bù trừ củacơ thể nhằm tự bảo toàn chính nó, giúp cơ thể có được sự cân bằng bên trongdù phải đối mặt với những tác nhân kích thích gây căng thẳng từ bên ngoài.

2.1.3 Nghiên cứu của Hans Selye: Hội chứng thích ứng chung

Các nghiên cứu đầu tiên về căng thẳng xuất hiện trên thế giới vàokhoảng thế kỷ XVII, và thuật ngữ “căng thẳng” (stress) được vay mượn từlĩnh vực vật lý bởi một trong những cha đẻ của nghiên cứu căng thẳng, HansSelye Trong vật lý, thuật ngữ “stress” (ứng suất, căng thẳng) mô tả lực tạo rasức căng lên một cơ thể vật lý (tức là uốn cong một miếng kim loại cho đếnkhi nó bị gãy do lực hoặc ứng suất tác dụng lên nó) Hans Selye bắt đầu sửdụng thuật ngữ căng thẳng sau khi hoàn thành khóa đào tạo y khoa tại Đại họcMontreal vào những năm 1920 Ông nhận thấy rằng bất kể bệnh nhân nhậpviện của ông mắc bệnh gì, họ đều có một điểm chung: tất cả họ trông đều ốmyếu Theo quan điểm của ông thì tất cả họ đều bị căng thẳng về thể chất vàtình trạng này gây ra những biến đổi bất thường với những chức năng thôngthường của cơ thể Sự căng thẳng này dẫn đến việc giải phóng các hormonegây căng thẳng và trong một nghiên cứu của mình vào năm 1936, ông gọi đâylà “Hội chứng thích ứng chung” (General Adaptation Syndrome) [36] Hộichứng này gồm ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Phản ứng báo động Đây là phản ứng tức thời đối với mộttác nhân gây căng thẳng Trong giai đoạn đầu của căng thẳng, conngười thể hiện phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” Giai đoạn này lấynăng lượng từ các hệ thống khác (ví dụ: hệ thống miễn dịch) làm tăngtính nhạy cảm của cơ thể với bệnh tật

Trang 24

- Giai đoạn 2: Kháng cự Nếu các phản ứng báo động vẫn tiếp tục kéodài, cơ thể bắt đầu quen với trạng thái bị căng thẳng Nhưng sự thíchnghi này không tốt cho sức khỏe con người bởi năng lượng cơ thể lúcnày chỉ tập trung vào các phản ứng “chiến đấu” hoặc “bỏ chạy”, điềunày khiến các hoạt động khác của cơ thể gặp rối loạn hoặc bị đình trệ.- Giai đoạn 3: Kiệt sức Đây là giai đoạn cuối cùng sau khi tiếp xúc lâu

dài với tác nhân gây căng thẳng Khả năng chống lại căng thẳng của cơthể giảm dần và sụp đổ khi hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả.Theo quan điểm của Selye, những bệnh nhân bị căng thẳng kéo dài cóthể bị đau tim hoặc nhiễm trùng nặng do khả năng chống chọi với bệnhtật giảm sút

Từ phát hiện đó, Hans Selye rút ra một lập luận trọng tâm rằng tìnhtrạng căng thẳng kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên sức khoẻ conngười nói chung Ông cho rằng điều đó cũng giúp chúng ta lý giải vì sao tìnhtrạng căng thẳng nghiêm trọng có thể phát triển thành bệnh lý và thường đượcxem như vấn đề tiêu cực, dù rằng trên thực tế tồn tại tới 4 phân loại khác nhaucho căng thẳng: căng thẳng tích cực, căng thẳng tiêu cực, căng thẳng dướimức và căng thẳng quá mức

2.2 Các hướng tiếp cận khái niệm căng thẳng

Theo một tổng hợp của tác giả Hinkle L.E (1987), khái niệm về bảnchất của căng thẳng hiện nay cơ bản được nghiên cứu theo một số hướng nhưsau [20]:

- Hướng thứ nhất tiếp cận căng thẳng dưới góc độ sinh học có nhóm tácgiả Walter Cannon (1920), họ đã mô tả một cách khoa học về cách convật và con người phản ứng với mối nguy hiểm từ bên ngoài; tác giảHans Selye (1946) quan niệm, căng thẳng như một trạng thái bên trongcơ thể [41]; nghiên cứu Irwin và Livnat (1987) cho thấy rằng sự tuần

Trang 25

hoàn của tế bào có chiều hướng giảm xuống bởi ảnh hưởng của các tácnhân gây căng thẳng [22].

- Hướng thứ hai xem căng thẳng như sự tác động từ môi trường, có nghĩalà căng thẳng đến từ các tình huống và sự kiện bên ngoài chứ khôngđến từ cá nhân Holmes và Rahe (1967) cho rằng những sự kiện gâycăng thẳng trong cuộc sống có thể làm biến đổi cuộc sống của conngười [21]

- Hướng thứ ba xem căng thẳng như quá trình tâm lí - quá trình tương tácgiữa con người và thế giới khách quan, trong đó chủ thể nhận thức sựkiện, hiện tượng từ môi trường, huy động tiềm năng của mình để ứngphó Đây là định hướng nghiên cứu phổ biến hiện nay, với lý thuyếttiêu biểu được phát triển bởi Lazarus Theo Lazarus (1984, 1993), căngthẳng xảy ra ở con người chủ yếu bắt nguồn từ nhận thức và cảm nhậncá nhân của con người về tính đe doạ, tính gây tổn thương và lo ngại vềkhả năng ứng phó của bản thân đối với sự kiện gây căng thẳng đó [26],[27]

Căng thẳng có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau trongcác điều kiện khác nhau Khái niệm “căng thẳng” lần đầu tiên được HansSelye sử dụng để mô tả hội chứng của quá trình thích nghi với mọi loại bệnhtật, đây là định nghĩa đầu tiên và chung nhất về căng thẳng: “Stress là phảnứng sinh học không đặc hiệu (không cụ thể) của cơ thể trước những tìnhhuống căng thẳng” Selye đã nhiều lần nhấn mạnh thực tế rằng việc tiếp tụcsử dụng từ “căng thẳng” (stress) như một phản ứng không cụ thể đối với bấtkỳ tình huống nào là phù hợp nhất Từ "stress" như Selye sử dụng, được chấpnhận trong tất cả các ngôn ngữ nước ngoài, bao gồm cả trong những ngôn ngữmà trước đây từ này chưa tồn tại

Trang 26

Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh rằng căng thẳng “không phải là điều

cần tránh Thật vậy, không thể tránh khỏi, vì chỉ cần sống sót cũng tạo ra mộtsố nhu cầu về năng lượng duy trì sự sống Ngay cả khi người đàn ông đangngủ, tim, bộ máy hô hấp, đường tiêu hóa, hệ thần kinh và các cơ quan khácphải tiếp tục hoạt động Chỉ có thể hoàn toàn thoát khỏi căng thẳng sau khicái chết." Stress (căng thẳng tâm lý) là những phản ứng nhằm khôi phục lại

trạng thái cân bằng nội môi, khắc phục các tình huống để đảm bảo duy trì vàthích nghi của cơ thể trước các điều kiện sống luôn biến đổi Đây là phản ứngthích nghi và vì thế “không thể tránh khỏi”, và nếu con người không có khảnăng thích nghi thì căng thẳng tâm lý mới có khả năng trở thành bệnh lý

Một vài định nghĩa khác cũng được Selye trình bày trong cuốn Stress in

Health and Disease (1976), bao gồm những điều sau đây [43]:

- Trong khoa học hành vi, căng thẳng ở một cá nhân được coi là “nhậnthức về mối đe dọa dẫn đến cảm giác lo lắng khó chịu, căng thẳng cảmxúc và gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh bản thân”

- Căng thẳng cũng có thể được định nghĩa theo thuật ngữ thần kinh họcthuần túy Eugene Yates định nghĩa căng thẳng là bất kỳ kích thích nàosẽ giải phóng ACTH và glucocorticoid tuyến thượng thận

Một số quan điểm khác về căng thẳng thông qua nghiên cứu của các tácgiả nước ngoài khác nhau từ trước đến nay bao gồm:

- Theo Lazarus (1966), căng thẳng là mối quan hệ đặc biệt giữa conngười và môi trường, trong đó mối quan hệ cá nhân đánh giá vượt quácác nguồn ứng phó của bản thân và có nguy hiểm với trạng thái tinhthần của cá nhân [25] Khái niệm này nhấn mạnh đế mối tương giaogiữa con người và môi trường sống đồng thời ông cũng coi đây là mộtquá trình

Trang 27

- Cohen và Herbert (1996) và Lazarus (1993) đã đưa ra định nghĩa về

căng thẳng “là một trạng thái cảm xúc tiêu cực xuất hiện nhằm phản

ứng lại các sự kiện được xem là đòi hỏi sự cố gắng hoặc vượt quá cácnguồn lực hay khả năng ứng phó của một người” [14], [27] Trong định

nghĩa này, vai trò của nhận thức và khả năng đánh giá của một người vềcác sự kiện gây ra căng thẳng là rất quan trọng, bởi một sự kiện có thểlàm cho một số người bị căng thẳng nhưng người khác thì không Cácsự kiện hay tình huống căng thẳng được gọi là các tác nhân gây căngthẳng (stressors) Căng thẳng xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau.Tâm lý học đã xác định một số nguyên nhân quan trọng chẳng hạn nhưcác sự kiện cuộc sống hàng ngày, xung đột, và các yếu tố xã hội và vănhóa Ngoài ra căng thẳng còn có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhânkhác

- Kim và Diamond (2002), trong một bài nghiên cứu đã đề xuất ba thànhtố góp phần định nghĩa về căng thẳng có thể được áp dụng rộng rãi trêncác loài và mô hình [24] Đầu tiên, trạng thái căng thẳng đòi hỏi sự kíchthích cao độ, sự kích thích này có thể được đo đạc bằng điện não đồ,hành vi (vận động) hoạt động hoặc mức độ các chất hóa học thần kinh(adrenaline, glucocorticoid) Thứ hai, trải nghiệm của cá nhân đượcnhìn nhận là gây nguy hiểm hoặc có tính đe doạ Thứ ba, cá nhân thiếukiểm soát đối với tình huống họ phải đối mặt Khả năng kiểm soát hiệuquả một trải nghiệm khó chịu/có tính đe doạ sẽ có tác dụng giảm thiểusâu sắc đối với cảm giác căng thẳng mà trải nghiệm mang lại Yếu tốkiểm soát (và 'khả năng dự đoán') là biến cuối cùng xác định tầm quantrọng của trải nghiệm căng thẳng và tính nhạy cảm của cá nhân để pháttriển các di chứng để lại về hành vi và về sinh lý do căng thẳng

Trang 28

Các nhà khoa học Việt Nam cũng có ý kiến riêng về đề tài căng thẳng.

Tô Như Khuê (1997) đã cho rằng: "Căng thẳng chính là những phản ứng

không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lýxuất hiện trong các tình thế mà con người chủ quản thấy là bất lợi hoặc rủiro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích, mà do sựđánh giá chủ quan về tác nhân đó" [54].

Từ những quan niệm khác nhau về căng thẳng như đã nêu ở trên, dưới

góc độ tâm lý học lâm sàng, có thể thấy căng thẳng là sự phản ứng của cơ thể

và nhân cách đối với những kích thích được nhận thức là đang đe dọa hoặcgây hại, phản ứng này có thể ít nhiều cải thiện được kích thích gây căngthẳng.

Trong định nghĩa này, cần lưu ý những điểm sau đây:- Bởi căng thẳng (stress) là sự phản ứng của cơ thể và nhân cách, vậy nên

con người trải qua giai đoạn đối mặt với căng thẳng có thể có nhữngbiểu hiện cả về thể chất và về tâm lý (cảm xúc, nhận thức, hành vi).- Chỉ những kích thích được nhận thức là đe doạ hoặc gây hại mới khiến

cho con người gặp căng thẳng, như vậy tức nghĩa một số sự kiện có thểtrở thành tác nhân kích thích gây căng thẳng với người này nhưng vớingười khác thì không Nếu một cá nhân đối diện với một sự kiện mangtính đe doạ hay gây hại nhưng người này không cảm thấy căng thẳng,không gặp những biểu hiện không thoải mái cả về thể chất lẫn hành vi,cảm xúc hoặc tự đánh giá rằng bản thân có đủ nguồn lực hay khả năngứng phó thì họ sẽ không gặp căng thẳng Nhận thức của cá nhân về tácnhân gây kích thích mang tính chủ quan của cá nhân đó

- Phản ứng của con người trước tác nhân kích thích được nhận thức là đedoạ hoặc gây hại có thể phần nào cải thiện kích thích gây căng thẳng,điều đó có nghĩa căng thẳng tâm lý có thể mang nghĩa tích cực và tiêu

Trang 29

cực Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chỉ đề cập đếntrường hợp cá nhân gặp căng thẳng tâm lý mang nghĩa tiêu cực.

2.3 Khái niệm căng thẳng tâm lý

Như những định nghĩa nêu trên, căng thẳng được xem như một cơ chếphản ứng của con người cả về thể chất và tâm lý với những tác nhân đượcnhận thức là đe doạ hoặc gây hại đến từ môi trường xung quanh Nhờ nhữngbiểu hiện về nhiều mặt, con người cũng có thể tự nhận thức được trạng tháicăng thẳng mà bản thân đang trải qua Cũng chính nhờ những biểu hiện đó màchúng ta có thể phân loại cụ thể hơn nữa các loại căng thẳng khác nhau: căngthẳng thể chất và căng thẳng tâm lý Trong khuôn khổ của luận văn này, nhưmục đích nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi tập trung nghiên cứu mức độ căngthẳng tâm lý của nhóm khách thể nghiên cứu và do đó, sẽ tập trung vào kháiniệm căng thẳng tâm lý và sử dụng khái niệm này làm nền tảng cho việc thựchiện nghiên cứu

Có thể thấy rằng, căng thẳng tâm lý thể hiện một phần phản ứng của

con người trước tác nhân gây căng thẳng, được đặc trưng bởi những trảinghiệm cảm xúc và phản ứng tâm lý Căng thẳng tâm lý có thể được gây ra

bởi nhiều loại sự kiện hoặc tình huống khác nhau có bao gồm một (hoặcnhiều) tác nhân được xem như đe doạ hoặc gây hại đến một cá nhân Khi mộtcá nhân trải qua trạng thái căng thẳng tâm lý, họ có thể sẽ trải qua những trảinghiệm cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như căng thẳng, lo lắng, kích động hoặcủ rũ (Chang, Johnson và Yang, 2007) [11], hoặc những vấn đề khác về hành vivà thái độ của cá nhân như cảm xúc thất vọng, bất lực, tức giận, thiếu tự tin,muốn né tránh hay giảm khả năng nhận thức và tư duy vấn đề, giảm khả năngcân bằng cảm xúc, giảm khả năng tương tác hiệu quả với những người xungquanh (Fredrickson & Joiner, 2002) [18]

Trang 30

2.4 Các biểu hiện của căng thẳng

Nhìn chung, khi cá nhân đối mặt với tình huống được nhận thức là đedoạ hoặc gây hại, hệ thống thần kinh của họ sẽ phản ứng lại bằng cách giảiphóng một lượng lớn hormone gây căng thẳng, bao gồm adrenaline vàcortisol Những hormone này gây kích thích đối với cơ thể, tạo ra những thayđổi nhiều mặt, nhiều chiều và giúp cá nhân hành động khẩn cấp, tăng sự tậptrung và sức chịu đựng nhằm chuẩn bị cho những phản ứng “chiến đấu hay bỏchạy”

Chẳng hạn, về mặt sinh lý thì theo một nghiên cứu của Russell &Lightman (2019) được đăng tải trên tờ tập san khoa học Nature, căng thẳngngắn hạn và dài hạn dẫn đến các cơ chế điều hòa khác nhau liên quan đếnhoạt động của vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến thượng thận, cũng như quátrình chuyển hóa cortisol Sự gia tăng mãn tính và các dạng cortisol khôngsinh lý dẫn đến chức năng nhận thức, trao đổi chất và miễn dịch kém [38]

Nghiên cứu của Amirkhan, Landa và Huff (2018) cũng cho thấy nhữngbiểu hiện đầu tiên của căng thẳng quá độ bao gồm rối loạn về nhận thức, rốiloạn tiêu hoá và các vấn đề về hô hấp; các biểu hiện muộn hơn có thể gồmtâm trạng ủ rũ, trạng thái lo âu và các phàn nàn về cơ thể [4]

Căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tổ chức tư duy và khảnăng đưa ra quyết định ở một cá nhân (Starcke & Brand, 2012) [46] Cácvùng não liên quan đến việc đưa ra quyết định ở con người tương đối nhạycảm với những thay đổi sinh lý do căng thẳng gây ra Nghiên cứu về khả năngđưa ra quyết định dưới áp lực của căng thẳng đối với những người khoẻ mìnhchỉ ra rằng, sự căng thẳng có thể làm thay đổi những cách thức đưa ra quyếtđịnh cơ bản, ví dụ như sử dụng chiến lược, điều chỉnh từ phản ứng tự độnghay xử lý phản hồi

Trang 31

Theo một số nghiên cứu được thực hiện bởi Segal, Smith, Segal vàRobinson (2016), Halbreich (2021), các dấu hiệu của căng thẳng tâm lý có thểđược nhận thấy thông qua 04 hệ thống phản ứng sau [39] [19]:

Bảng 1.1 Các biểu hiện của căng thẳng

Biểu hiện về mặtthể chất

- Các cơn đau đầu, đau nửa đầu, đau dạ dày, đau ngực- Cảm giác buồn nôn và chóng mặt; vã mồ hôi và thở

gấp, đánh trống ngực- Ăn không ngon miệng và gặp vấn đề về tiêu hoá- Cảm thấy ớn lạnh, run rẩy, mệt mỏi, thờ ơ

- Giảm hứng thú về tình dục

Biểu hiện về mặtcảm xúc

- Cảm thấy căng thẳng, lo lắng, bồn chồn, sợ hãi- Cảm thấy chán nản, buồn rầu, vô vọng

- Cảm thấy cáu kỉnh, bức bối- Cảm thấy tội lỗi, cô độc, bị tổn thương- Tâm trạng cực đoan và thay đổi đột ngột

Biểu hiện về mặtnhận thức

- Gặp khó khăn trong việc ghi nhớ- Tư duy chậm hoặc không muốn tư duy- Không thể tập trung, có nhiều suy nghĩ lo âu và các ý

nghĩ quanh quẩn- Khả năng tổ chức và đưa ra quyết định bị cản trở

Biểu hiện về mặthành vi

- Ăn quá nhiều hoặc quá ít- Ngủ quá nhiều hoặc quá ít- Thiếu linh hoạt, năng động- Thu mình và không muốn tiếp xúc với người khác- Nói liên tục và tranh luận về một sự việc

Trang 32

- Nghiện chất

2.5 Nguyên nhân gây căng thẳng

Bên cạnh các biểu hiện của tình trạng căng thẳng, nguyên nhân gây ratình trạng này cũng là một chiều cạnh đáng quan tâm bởi trên thực tế, căngthẳng có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau Do tính đa dạng của nhữngsự kiện mà con người phải đối mặt trong suốt cuộc đời mình và cả tính phứctạp của cách thức mà mỗi người nhìn nhận và ứng phó trước những sự kiệnđó, các nhà nghiên cứu không thể xác định được chính xác đâu là nhữngtrường hợp mà căng thẳng chắc chắn sẽ xảy ra và mức độ căng thẳng cụ thểmà một cá nhân trải qua là như thế nào Tác động của các tình huống căngthẳng phụ thuộc vào thời điểm gây ra căng thẳng, cường độ căng thẳng, thờigian lâu hay nhanh của căng thẳng, mức độ bất ngờ, số lần lặp đi lặp lại (ví dụcác phiền nhiễu hàng ngày), nhưng nó cũng phụ thuộc vào tính chất của căngthẳng, xung đột, sự thay đổi… cũng như ý nghĩa của hoàn cảnh đó đối vớimỗi cá nhân; chúng có thể được xem như những yếu tố khách quan Tuy vậy,căng thẳng lại xảy ra như một quá trình tương tác giữa con người và môitrường trước một (hay nhiều) sự kiện được xem như vượt quá nguồn lực chophép hay khả năng ứng phó của người đó (Lazarus và Launier, 1993) [28],vậy nên yếu tố chủ quan là con người đóng vai trò vô cùng quan trọng Sựkiện căng thẳng tác động đến cá nhân ra sao phụ thuộc rất nhiều vào sự đánhgiá chủ quan và khả năng làm chủ tình huống của cá nhân đó

Theo một bài viết của tác giả Đỗ Thị Lệ Hằng trên Tạp chí Tâm lý học(2009), một số tác nhân khác nhau gây ra căng thẳng tâm lý cho trẻ ở lứa tuổivị thành niên (12-18 tuổi) bao gồm việc học tập, mối quan hệ gia đình, mốiquan hệ bạn bè và các tình huống bất thường [49] Một nghiên cứu của tác giảNguyễn Hữu Thụ (2009) lại phân chia các nguyên nhân gây căng thẳng tâm lýở đối tượng sinh viên theo các nhóm nguyên nhân bên ngoài và nhóm nguyên

Trang 33

nhân bên trong, trong đó nhóm nguyên nhân bên ngoài bao gồm các yếu tốnhư xã hội, gia đình, học tập còn nhóm nguyên nhân bên trong bao gồm cácyếu tố như đặc điểm cá nhân, đặc điểm tâm lý, khả năng ứng phó [51] Tácgiả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và cộng sự (2022) lại thực hiện một nghiên cứu vềcăng thẳng tâm lý ở học sinh cấp III, trong đó chỉ ra các tác nhân gây căngthẳng có thể được hệ thống lại dưới 03 nhóm lớn, gồm đặc tính cá nhân (giớitính, độ tuổi, học lực, mức độ tự tạo áp lực cho bản thân), yếu tố trường học(số lượng môn học, khối lượng bài tập, mối quan hệ với giáo viên, mối quanhệ với bạn bè) và yếu tố gia đình (nghề nghiệp cha mẹ, mức độ đặt chỉ tiêuhọc tập của cha mẹ đối với học sinh, mức độ kiểm soát của cha mẹ đối vớihọc sinh và mức độ lo lắng của các em về tình hình kinh tế của gia đình) [53].Tóm lại, bởi các tác nhân gây nên tình trạng căng thẳng tâm lý hết sức đadạng và khác nhau ở mỗi cá nhân nên các tác giả chỉ có thể xác định nguyênnhân của nó thông qua các nhóm yếu tố có điểm chung.

Như vậy, có thể rút ra một số nhóm yếu tố phổ biến đóng vai trò nhưtác nhân gây căng thẳng đối với đối tượng học sinh, bao gồm căng thẳng liênquan tới hoạt động học tập và căng thẳng liên quan tới các mối quan hệ giađình - bạn bè

Hoạt động học tập có thể được xem như hoạt động chủ đạo của họcsinh lứa tuổi trung học bởi nó chiếm phần lớn quỹ thời gian trong ngày củacác em, và vì thế là một nguồn gây căng thẳng đáng kể Hầu hết học sinh đềutừng trải qua các vấn đề về kỳ vọng điểm số, yêu cầu thành tích, khối lượngbài tập lớn, kiến thức học thuật rộng và sâu quá mức, khả năng xử lý và tiếpthu kiến thức hay động lực - thái độ học tập Hơn nữa, hoạt động học tập ởbậc trung học có nhiều sự khác biệt so với bậc tiểu học bởi lúc này, nội dungkiến thức không chỉ sâu rộng hơn mà chương trình học còn đòi hỏi các em

Trang 34

phải có sự chủ động trong tìm kiếm và tiếp thu, sự sáng tạo trong vận dụng vàthực hành kiến thức lý thuyết và sự kiên trì, sắc bén hơn trong tư duy lý luận.

Mặt khác, thái độ học tập của học sinh ở lứa tuổi này bắt đầu trở nênnghiêm túc và có sự định hướng rõ ràng hơn bởi hứng thú học tập có phần gắnliền với những kỳ thi quan trọng và một số dự định tiếp theo; thậm chí, nhiềuem đã có những hình dung ban đầu về nghề nghiệp Bởi thành tích học tập cóthể có ý nghĩa quyết định đối với những điều này và đánh dấu bước ngoặt chotương lai của các em, vậy nên tình trạng căng thẳng rất dễ xảy ra ở học sinhlứa tuổi trung học

Thực tế là học sinh trong môi trường giáo dục trung học phải đối mặtvới một loạt các yếu tố gây căng thẳng mang tính quy chuẩn đang diễn ra, cóthể được định nghĩa là những rắc rối bình thường hàng ngày chẳng hạn nhưnhu cầu học tập liên tục Theo đó, học sinh trung học cơ sở/trung học phổthông thường tự báo cáo những trải nghiệm căng thẳng liên tục liên quan đếnviệc học tập, chẳng hạn như áp lực phải đạt điểm cao và lo lắng về việc bịđiểm kém (UNESCO, 2012) [47] Ví dụ, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinhtế (OECD) gần đây đã tiến hành một cuộc khảo sát liên quan đến 72 quốc giavà bao gồm 540.000 học sinh trong độ tuổi 15-16, chỉ ra rằng 66% học sinhcho biết cảm thấy căng thẳng khi bị điểm kém và 59% cho biết họ thường lolắng rằng sẽ không đủ khả năng hoàn thành tốt bài kiểm tra OECD cũng pháthiện thêm rằng 55% học sinh cảm thấy rất lo lắng về kỳ thi ở trường, ngay cảkhi các em đã chuẩn bị kỹ càng Có tới 37% học sinh cho biết cảm thấy rấtcăng thẳng khi học, trong đó các em gái luôn cho biết lo lắng liên quan đếnbài tập ở trường nhiều hơn so với các em trai (OECD, 2017) [33] Dữ liệu nàychứng minh rằng giáo dục và thành tích học tập là nguồn gây căng thẳng đángkể cho học sinh

Trang 35

Các mối quan hệ xã hội sẽ chiếm sự quan tâm và quỹ thời gian còn lạicủa học sinh, bên cạnh hoạt động học tập Hai tuýp mối quan hệ chủ yếu củahọc sinh giai đoạn này bao gồm quan hệ gia đình tại nhà và quan hệ bạn bè tạitrường học, chúng đều có ảnh hưởng tương đối lớn đến cảm xúc và nhận thứccủa các em.

Nhiều bạn học sinh trung học không còn xem mình là trẻ em nữa, cácbạn mong muốn trở thành người lớn và được đối xử (gần) như một người lớn.Những thay đổi về sinh lý và tâm lý xuất hiện ở độ tuổi này đã thúc đẩy suynghĩ trên, bản thân các bạn cũng nhận thấy mình có những khác biệt rõ ràngvới các em nhỏ lứa tuổi tiểu học Dù vậy, trên thực tế thì các em vẫn phụthuộc gần như hoàn toàn vào bố mẹ về nhiều mặt, và do đó bố mẹ vẫn coi cácem như là những đứa trẻ nhỏ chưa trưởng thành Đây là mâu thuẫn thườnggặp trong nhiều gia đình do phụ huynh và con cái chưa có sự nhìn nhận đúngmức và thấu hiểu đối với đối phương Nhiều cha mẹ thể hiện sự kiểm soát rấtlớn và mức kỳ vọng rất cao đối với thành tích học tập của con cái bởi chorằng các em chưa có hiểu biết nào về thế giới bên ngoài và tin rằng đây lànhững điều tốt nhất cho các em Mặt khác, các em bắt đầu quan tâm đến cácvấn đề gia đình khác như mâu thuẫn giữa bố mẹ với nhau hay giữa bố mẹ vớicác thành viên khác trong gia đình lớn, căng thẳng nghề nghiệp của bố mẹ,tình hình kinh tế tài chính của gia đình, Nhiều khó khăn chưa thể giải quyếtcủa người lớn cũng được chia sẻ và vô tình trở thành áp lực với các em

Sau gia đình, học sinh trung học dành nhiều thời gian cho việc tươngtác với bạn bè mình ở trường học Mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứacũng có những ảnh hưởng đáng kể lên quá trình phát triển toàn diện của họcsinh trong giai đoạn này Những tác nhân gây ra căng thẳng từ quan hệ bạn bècó thể đến từ những mâu thuẫn, bất đồng với bạn bè, những vướng mắc vềtình cảm chưa được giải quyết, thậm chí là các vấn đề như khó hoà nhập, cô

Trang 36

lập, tẩy chay, bắt nạt hay bạo lực học đường Theo một nghiên cứu được thựchiện trong khuôn khổ hợp tác quy mô lớn giữa Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc(UNICEF) tại Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) được côngbố vào năm 2022, phần lớn học sinh cho biết các em cảm thấy an toàn và cómối quan hệ bạn bè tốt ở trường [56] Các em thừa nhận rằng tranh luận vàviệc này sinh vấn đề có thể xảy ra giữa bạn bè, nhưng các em cũng chia sẻ cácchiến lược tương đối hữu ích để giải quyết những vấn đề đó Dù vậy, kết quảkhảo sát học sinh chỉ ra rằng việc nhận thức của học sinh về trường học làkém an toàn hơn có liên quan đáng kể đến tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thầncao hơn Dữ liệu cũng cho thấy tỉ lệ bắt nạt ở cấp trung học cơ sở cao hơn sovới cấp trung học phổ thông Việc bắt nạt tập trung vào ngoại hình và bắt nạtqua mạng đều là những vấn đề nghiêm trọng đối với học sinh, và ở nạn nhâncủa các hành động bắt nạt hoàn toàn có khả năng xảy ra và gia tăng tình trạngcăng thẳng hay đau khổ tâm lý.

2.6 Đánh giá và phân loại mức độ căng thẳng

Căng thẳng (stress) được định nghĩa là sự phá vỡ cân bằng nội môi bìnhthường Trong quá trình tiếp xúc với các kích thích căng thẳng, cơ thể phảnứng sinh lý bằng cách tăng hoạt động của cả trục dưới đồi-tuyến yên-thượngthận (HPA) và hệ thống giao cảm (SAS) Căng thẳng cũng làm phát sinh mộtsố phản ứng hành vi đặc trưng Do đó, chẩn đoán căng thẳng phụ thuộc vàovô số yếu tố và rất phức tạp Nhiều cách tiếp cận để chẩn đoán căng thẳng đãđược sử dụng, bao gồm sử dụng bảng câu hỏi, các biện pháp sinh hóa và kỹthuật sinh lý Hầu hết các phương pháp này đều có lỗi thử nghiệm và phảiđược xem xét thận trọng Một cuộc phỏng vấn lâm sàng trực tiếp, kỹ lưỡng vàđịnh hướng căng thẳng, hiện là cách thiết thực nhất để chẩn đoán căng thẳngvà những ảnh hưởng mà nó gây ra

Trang 37

Nhìn chung, theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu thì căng thẳngtâm lý có thể được phân chia thành các cấp độ chính với các biểu hiện ở cánhân trải qua trạng thái này như sau:

Bảng 1.2 Các mức độ căng thẳng kèm biểu hiện

Không gặpcăng thẳng

- Các biểu hiện về thể chất, cảm xúc, nhận thức và hànhvi có xuất hiện khi cá nhân đối mặt với tình huống, tuynhiên không thường xuyên và không đồng thời

- Cá nhân có thể đảm bảo duy trì các chức năng và hoạtđộng sống bình thường

Căng thẳngthông

thường

- Một số biểu hiện về thể chất, cảm xúc, nhận thức vàhành vi xuất hiện theo tần suất tăng lên, thường xuyênhơn và cùng lúc

- Cá nhân ý thức được một số biểu hiện của căng thẳngđang diễn ra như sự tập trung về nhận thức, tốc độ ghinhớ và phản ứng, thay đổi về thể chất như tim đậpnhanh hay tăng nhiệt độ cơ thể, v.v…

- Khả năng đảm bảo các chức năng và hoạt động phụthuộc vào mỗi cá nhân

Căng thẳngcấp tính

- Các biểu hiện về thể chất, cảm xúc, nhận thức và hànhvi xuất hiện thường xuyên với tần suất theo ngày, theotuần

Trang 38

- Cá nhân ý thức rõ rệt được trạng thái căng thẳng trêntất cả các chiều cạnh, xuất hiện cảm giác khó chịu vềmặt cơ thể và cảm xúc.

- Cá nhân nhìn nhận tình huống đang trải qua là có tínhđe doạ hoặc gây hại và dẫn đến hành động phản ứng,hoặc “chiến đấu” hoặc “bỏ chạy”, ảnh hưởng đến mộtsố chức năng cơ thể và hoạt động sống thường ngày

Mặc dù căng thẳng là phản ứng tự nhiên của con người trước tìnhhuống được xem là đe doạ hoặc gây hại, điều đó không có nghĩa rằng căngthẳng lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực Khi một cá nhân trong trạng tháicăng thẳng, vùng dưới đồi ở đáy não gửi tín hiệu thần kinh và hormone đếntuyến thượng thận, nơi sẽ giải phóng ra lượng hormone dồi dào gồm hormoneadrenaline và cortisol Adrenaline giúp con người tăng nhịp tim và nhịp thở,giúp cơ bắp sử dụng glucose dễ dàng hơn và khiến cơ thể linh hoạt hơn trongtình huống căng thẳng Cortisol giúp tăng lượng glucose trong mạch máu,giúp não bộ con người sử dụng glucose hiệu quả hơn, kiềm chế các chức năngkhông cần thiết trong tình huống căng thẳng và giúp con người tư duy nhanhhơn Với những tác động này đến cơ thể, căng thẳng có thể giúp con ngườitập trung và tỉnh táo hơn, đưa ra quyết định nhanh hơn và dồn nhiều nănglượng hơn để thực hiện ý định Điều này diễn ra trong thời gian vừa đủ vớitần suất hợp lý có thể được xem là trạng thái căng thẳng tích cực giúp conngười được thúc đẩy để hành động và đạt hiệu suất cao hơn trong công việc

Do đó, căng thẳng có thể được phân chia thành các loại khác nhau

Theo cuốn sách Mind, body medicine của Goleman và Gurin (1993), các phân

Trang 39

loại căng thẳng kèm theo các biểu hiện đặc trưng có thể được trình bày nhưbảng dưới đây:

Bảng 1.3 Phân loại căng thẳng kèm ý nghĩa và biểu hiện

Căng thẳng

(acute stress)

Trạng thái căng thẳng ngắn hạnnhằm phản ứng tức thời trướcmột tình huống mới và có tínhthử thách, có thể mang tính tíchcực hoặc tiêu cực

- Tăng nhịp tim- Đổ mồ hôi- Hơi thở gấp- Cảnh giác cao độ

Căng thẳngcấp tính theo

đợt (episodic

acute stress)

Tương tự như trạng thái căngthẳng cấp tính, nhưng xảy ralặp lại nhiều lần và do đó,khiến cá nhân trải qua giai đoạnđau khổ liên tục về tinh thần

Tương tự trạng thái căngthẳng cấp tính

- Lo âu dai dẳng- Cáu giận- Mệt mỏi- Căng cơ- Vấn đề về tập trung- Thay đổi khẩu vị- Rối loạn giấc ngủ- Thay đổi tâm trạng

Căng thẳng Trạng thái căng thẳng mang - Phấn khích, hào

Trang 40

tích cực

(eustress)

tính kích thích và thúc đẩy,hướng tới sự thích nghi và ghinhận những trải nghiệm cảmxúc tích cực Trạng thái căngthẳng này giúp tăng sức sống,trí sáng tạo và năng lượng thểchất lẫn tinh thần

hứng, vui vẻ- Tăng trí sáng tạo, trí

tưởng tượng- Nhiều năng lượng,

được thúc đẩy trongcông việc và cuộcsống

2.7 Khái niệm cơ bản của đề tài2.7.1 Khái niệm học sinh cuối cấp THCS

Học sinh cuối cấp Trung học cơ sở (THCS) được hiểu là học sinh ở độtuổi 14-15 tuổi, hiện đang theo học lớp 9 theo chương trình của bộ Giáo dụcvà Đào tạo tại các trường Trung học cơ sở trên lãnh thổ Việt Nam Đây là độtuổi chứng kiến nhiều sự thay đổi của học sinh, cả dưới góc độ cá nhân (thểchất, tinh thần, tự ý thức) và dưới góc độ xã hội (các mối quan hệ xã hội, vaitrò và hoạt động trong xã hội)

2.7.2 Đặc điểm về hoạt động học tập của học sinh cuối cấp THCS

Học sinh lớp 9 bước vào năm cuối cùng của chương trình cấp Trunghọc cơ sở Đối với học sinh nói chung và học sinh ở lứa tuổi này nói riêng,học tập vẫn là hoạt động chủ đạo giữ vai trò hình thành và phát triển tâm lýcủa các em

Hoạt động học tập là hoạt động nắm bắt và tiếp thu những kiến thức, kỹnăng vừa mang tính đời thường vừa mang tính khoa học, đồng thời cũng lànhững kiến thức của chính bản thân hoạt động học tập, có nghĩa là phươngpháp học Hoạt động học tập có sự khác biệt ở mỗi cấp học, tuỳ thuộc vào khảnăng xử lý và tiếp thu kiến thức theo lứa tuổi Ví dụ như học sinh sẽ làm quen

Ngày đăng: 04/09/2024, 10:06

w