1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

244 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
Tác giả Nguyễn Hồng Hải
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Báo chí
Thể loại Luận án tiến sĩ
Định dạng
Số trang 244
Dung lượng 2,76 MB

Nội dung

(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay(Luận án tiến sĩ) Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

Trang 1

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định

Tác giả

Nguyễn Hồng Hải

Trang 2

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

1.1 Các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ngoài 7 1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước 15 1.3 Khái quát kết quả của các công trình có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28

Chương 2: ĐẢNG ỦY CƠ QUAN BÁO CHÍ TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 31

2.1 Báo chí, báo chí Trung ương, cơ quan báo chí Trung ương; đảng bộ, đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương và nền tảng tư tưởng của Đảng 31 2.2 Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - khái niệm, nội dung, phương thức, vai trò 56

Chương 3: CÁC ĐẢNG ỦY CƠ QUAN BÁO CHÍ TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 76

3.1 Thực trạng các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 76 3.2 Nguyên nhân và kinh nghiệm các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong những năm qua 110

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC ĐẢNG ỦY CƠ QUAN BÁO CHÍ TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐẾN NĂM 2030 118

4.1 Dự báo thuận lợi, khó khăn và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương đối với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đến năm 2030 118 4.2 Giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương đối với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đến năm 2030 128

KẾT LUẬN 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC 178

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BTVĐU: Ban thường vụ đảng ủy CAND: Công an nhân dân CBĐV: Cán bộ, đảng viên CNXH: Chủ nghĩa xã hội CQBCTW: Cơ quan báo chí Trung ương CT-XH: Chính trị - xã hội

NTTT: Nền tảng tư tưởng PTLĐ: Phương thức lãnh đạo QĐND: Quân đội nhân dân UBKT: Ủy ban kiểm tra XHCN; Xã hội chủ nghĩa

Trang 4

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng (NTTT), kim chỉ nam cho hành động; phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại; nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân được nhân dân đồng tình ủng hộ Đảng luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng để Đảng đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ từng thời kỳ cách mang Đảng luôn coi trọng bảo vệ NTTT của Đảng Ở những bước ngoặt, thời điểm cách mạng gặp khó khăn lớn, thách thức quyết liệt, Đảng coi trọng nhấn mạnh việc kiên định, vận dụng sáng tạo và phát triển NTTT của Đảng trong xây dựng đường lối, xác định chủ trương, giải pháp đưa cách mạng đến thắng lợi; đồng thời, đặc biệt coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt việc phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hòng phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - NTTT của Đảng Đây là nhiệm vụ trọng yếu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên (CBĐV), trong đó, một trong những lực lượng tiên phong, nòng cốt là các cơ quan báo chí

Trong các thời kỳ cách mạng trước đây, nhất là trong thời kỳ đổi mới, trước những biến đổi rất phức tạp của tình hình chính trị thế giới, nhất là khi chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ; các Đảng Cộng sản ở những nước đó, tan rã, mất chính quyền, các thế lực thù địch ráo riết xuyên tạc hòng phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin Đối với nước ta, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tăng cường cấu kết với nhau còn tiến hành tuyên truyền những tư tưởng, quan điểm sai trái, phản động, xuyên tạc, phủ nhận giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - NTTT của Đảng - đứng trước sự phá hoại điên cuồng của bọn

Trang 5

chúng và những thách thức quyết liệt chưa từng có, rất cấp thiết được bảo vệ vững chắc, hiệu quả Đảng đã nhận thức sâu sắc và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ này, với những chủ trương, giải pháp đúng đắn, lãnh đạo tổ chức thực hiện quyết liệt, đạt kết quả to lớn Nhờ đó, CBĐV và nhân dân kiên trì, tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng, đưa công cuộc đổi mới đất nước đạt thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong gần 40 năm qua Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng đối với bảo vệ NTTT của Đảng những năm qua vẫn còn những hạn chế, bất cập trước yêu cầu mới, đang rất cần được nghiên cứu làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn, tìm giải pháp khả thi

Để đáp ứng yêu cầu nêu trên, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 35-CT/TW về “tăng cường đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” Nghị quyết chỉ rõ, bảo vệ NTTT của Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt Bên cạnh lực lượng này, các cơ quan báo chí, nhất là các cơ quan báo chí Trung ương (CQBCTW) có vai trò rất quan trọng Để các cơ quan này hoàn thành tốt nhiệm vụ, thể hiện rõ và khẳng định vai trò của mình trong bảo vệ NTTT của Đảng, không thể thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, hiệu quả của các cấp ủy trong các CQBCTW

Lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng là một trong những chức năng, nhiệm vụ trọng yếu của các đảng ủy CQBCTW Nhận thức sâu sắc chức năng, nhiệm vụ này, các đảng ủy đã quan tâm lãnh đạo thực hiện với những ưu điểm đáng ghi nhận: nắm vững chủ trương, quan điểm của Đảng, những biểu hiện nhận thức không đúng đắn của CBĐV và nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để uốn nắn kịp thời; nắm chắc hoạt động của các thế lực thù địch về xuyên tạc, phủ nhận NTTT của Đảng, đề ra các nghị quyết, quyết định đúng đắn đấu tranh kiên quyết, phản bác; bước đầu xác định được trọng tâm, trọng điểm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong từng quý, năm; nội dung và phương thức lãnh đạo

Trang 6

(PTLĐ) của các đảng ủy đối với bảo về NTTT của Đảng đã có đổi mới quan trọng; lãnh đạo sự phối hợp các CQBCTW và phối hợp với các cơ quan báo chí ở các địa phương bảo vệ NTTT của Đảng có nhiều tiến bộ Nhờ đó, các CQBCTW đã góp phần quan trọng tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng trong nhân dân, uốn nắn những nhận thức lệch lạc; vạch trần những quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, nâng cao cảnh giác cách mạng, định hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức, củng cố lòng tin cho đảng viên và nhân dân vào sự đúng đắn, tất thắng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng

Tuy nhiên, sự lãnh đạo của các đảng ủy CQBCTW đối với bảo vệ NTTT của Đảng vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm: nhận thức, trách nhiệm của một số đảng ủy viên về nhiệm vụ này có lúc chưa toàn diện và sâu sắc, năng lực phân tích, dự báo diễn biến tư tưởng của CBĐV và nhân dân, nhất là hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch còn nhiều hạn chế; lúng túng trong nội dung, PTLĐ; xác định khâu trọng tâm, giải pháp đột phá để tập trung lãnh đạo thực hiện; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà báo đáp ứng yêu cầu bảo vệ NTTT của Đảng ở nhiều nơi chưa được quan tâm thỏa đáng; công tác kiểm tra, giám sát chưa thành nền nếp thường xuyên, hiệu quả chưa cao; việc sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm ở nhiều đảng ủy chưa dduwjowjc duy trình thành nền nếp Nghiên cứu một cách cơ bản, tìm giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm, tăng cường sự lãnh đạo của các đảng ủy CQBCTW đối với bảo vệ NTTT của Đảng những năm tới là vấn đề rất cấp thiết

Để góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh chọn và

thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay”

2 Mục đích, nhiê ̣m vu ̣ của luận án

2.1 Mục đích của luận án

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảng ủy CQBCTW lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng hiện nay, luận án đề xuất phương

Trang 7

hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của đảng ủy đối với bảo vệ NTTT của Đảng đến năm 2030

2.2 Nhiê ̣m vụ nghiên cứ u của luận án

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảng ủy CQBCTW lãnh

đạo bảo vệ NTTT của Đảng hiện nay

- Khảo sát, đánh giá thực trạng, kết quả lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng của các đảng ủy CQBCTW trong những năm qua, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm

- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của đảng ủy CQBCTW đối với bảo vệ NTTT của Đảng trong những năm tới

3 Đối tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các đảng ủy CQBCTW lãnh đạo bảo

vệ NTTT của Đảng hiện nay

3.2 Pha ̣m vi nghiên cứ u của luận án

Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu thực tiễn lãnh đạo bảo vệ

NTTT của Đảng của 7 đảng ủy CQBCTW, gồm: Đảng ủy Tạp chí Cộng sản, Đảng ủy Báo Nhân Dân, Đảng ủy Đài Truyền hình Việt Nam, Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam, Đảng ủy Báo Quân đội nhân dân (QĐND), Đảng ủy Báo Công an nhân dân (CAND), Đảng ủy Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Về thời gian: luận án khảo sát thực tiễn lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng

của 7 đảng ủy CQBCTW nêu trên từ năm 2011 đến nay Phương hướng và giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2030

4 Cơ sở lý luâ ̣n, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng,

Trang 8

bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ, hệ tư tưởng, NTTT của Đảng, đấu tranh tư tưởng, lý luận, Đảng và các cấp ủy lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là lãnh đạo lĩnh vực tư tưởng, lý luận

4.2 Cơ sở thực tiễn

Cơ sở thực tiễn của luận án là thực tiễn lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng của các đảng ủy CQBCTW từ năm 2011 đến nay; trọng tâm là thực tiễn lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng của bảy đảng ủy CQBCTW nêu trên

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp: phân tích kết hợp với tổng hợp; lịch sử kết hợp với logíc; thống kê; khảo sát, tổng kết thực tiễn; phương pháp chuyên gia và điều tra xã hội học

Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin được sử dụng trong bốn chương của luận án để phân tích, rút ra những nhận định, kết luận

Phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp; lịch sử kết hợp với logíc, thống kê, điều tra, khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3, để tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, rút ra những kết quả đạt được luận án cần kế thừa và những vấn đề luận án cần nghiên cứu; phân tích, đánh giá thực trạng rút ra những nhận định, kết luận, nguyên nhân và kinh nghiệm

Phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp; lịch sử kết hợp với logíc còn được sử dụng trong chương 2 và chương 4, để xây dựng khung lý thuyết của

luận án và đề xuất các giải pháp

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Khái niệm: đảng ủy CQBCTW lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng - Kinh nghiệm lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng của các đảng ủy CQBCTW từ năm 2011 đến nay: Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống

nhất của các đảng ủy CQBCTW đối với CQBCTW trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ NTTT của Đảng là nhân tố quan trọng hàng đầu để thực hiện tốt nhiệm vụ này

Trang 9

- Giả i pháp tăng cường sự lãnh đạo của đảng ủy CQBCTW đối với bảo vệ NTTT của Đảng đến năm 2030: Nâng cao chất lượng các đảng ủy viên, tập

thể đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy (BTVĐU), đội ngũ cán bộ, nhà báo, cán bộ biên tập CQBCTW đáp ứng yêu cầu tăng cường lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng những năm tới

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảng ủy CQBCTW lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng giai đoạn hiện nay

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các đảng ủy CQBCTW trong quá trình lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng những năm tới

- Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng ở các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Quân đội, Công an và ở hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong đó có Học viện Báo chí và Tuyên truyền

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của nghiên cứu sinh liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin ở khá nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - NTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam - là vấn đề rất quan trọng và cần thiết ở nước ta hiện nay Bởi vì, chủ nghĩa Mác - Lênin liên quan chặt chẽ và quyết định sự phát triển, vững mạnh của đất nước và cuộc sống của nhân dân ở các nước XHCN Đối với nước ta, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - NTTT của Đảng - là yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định sự phát triển, vững mạnh của Đảng, Nhà nước ta và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của toàn dân ta Bởi vậy, bảo vệ NTTT của Đảng thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu Kết quả của các công trình nghiên cứu về những nội dung nêu trên được thể hiện trong các sách, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, các bài đăng trên tạp chí Tiêu biểu là những công trình khoa học sau đây:

1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ BẢO VỆ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa Mác- Lênin ở các nước của các nhà khoa học nước ngoài và Việt Nam

Ở các nước XHCN việc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

và nghiên cứu, khẳng định giá trị của chủ nghĩa Mác- Lênin trong thời đại ngày nay là những hoạt động chủ yếu để bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin Ở các nước tư bản chủ nghia việc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch với chủ nghĩa Mác- Lênin tuy rất ít, song vẫn có Bên cạnh đó, đáng quan tâm là một số nhà khoa học tiến bộ đã có những công trính nghiên cứu về giá trị của chủ nghĩa Mác- Lênin trong thời đại ngày nay, một số công trình nghiên cứu và khẳng định giá trị của chủ nghĩa Mác- Lênin đối với nước họ Về thực chất, họ đã tham gia đạt hiệu quả vào việc bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin

Khương Hải Ba (2010), Yếu tố bất biến trong chủ nghĩa Mác [2] Tác giả

cho rằng, nếu muốn biết ngày nay chúng ta đã đi được bao xa trên con đường

Trang 11

của chủ nghĩa Mác thì phải biết chúng ta đã xuất phát từ đâu Vì vậy, chúng ta phải nghiêm túc nhìn lại di sản tư tưởng của C Mác, phải xác định rõ cái gì là yếu tố bất biến trong chủ nghĩa Mác, nếu không chủ nghĩa Mác sẽ trở thành lý luận vụn vặt, không có tính kế thừa lịch sử và rất dễ bị cắt xén, hiểu lầm

John F Sitton (2010), Chủ nghĩa Mác: Những công trình tiêu biểu và những tranh luận hiện nay [145] Cuốn sách giới thiệu khái quát lịch sử hình

thành của chủ nghĩa tư bản, những động lực bên trong của nó và so sánh giữa học thuyết của chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa tư bản đương đại Bên cạnh những giá trị của học thuyết Mác, tác giả cũng chỉ ra những nội dung của học thuyết này, cần nghiên cứu trong điều kiện hiện nay trên cơ sở những vấn đề cốt lõi của chủ nghĩa Mác

Trình Ân Phú, Dư Bân (2013), Nghiên cứu một cách tổng thể, khoa học về chủ nghĩa Mác [112] Bài viết khẳng định phải kiên trì lâu dài nguyên lý cơ

bản của chủ nghĩa Mác, những phán đoán lý luận của chủ nghĩa Mác cần được phát triển, phải xóa bỏ mọi lý giải giáo điều đối với chủ nghĩa Mác, đồng thời chỉ ra một số quan điểm sai lầm cần làm rõ

Jonathan Sperber (2013); Karl Marx: A Nineteenth-Century Life (Các Mác: Con người của thế kỷ XIX) của Jonathan Sperber [146] Cuốn sách đã

nghiên cứu cuộc sống và hoạt động cách mạng của C Mác và Ph Ăngghen Dựa trên những tư liệu lưu trữ đồ sộ về C Mác ở nước mình và những bài viết đặc sắc của Ph Ăngghen về C.Mác, tác giả đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết sâu sắc về C.Mác, một trong những nhà triết học chính trị vĩ đại có ảnh hưởng lớn và gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử các nước phương Tây, từ hoàn cảnh lịch sử thời đó, đến những câu chuyện lý thú cá nhân của nhà triết học chính trị vĩ đại, nổi tiếng trên thế giới Tác giả chỉ rõ, C.Mác đã loại bỏ những rào cản về ý thức hệ và được thế giới thừa nhận, suy tôn là một nhà tư tưởng, nhà hoạt động xã hội có tầm ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XIX Công trình khoa học này đã trình khá đầy đủ, rõ ràng, chân thật bức chân dung của C Mác như một vị tiên tri của thế giới hiện đại ngày nay

Trang 12

Обзор А.В.Медведев (2013), Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI của hội các nhà khoa học định hướng xã hội chủ nghĩa ở Nga [147] Các nhà khoa học đã đề

cập đến những vấn đề của chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận về CNXH, các khía cạnh tích cực và tiêu cực của xây dựng CNXH, lý do cho sự thất bại tạm thời của CNXH ở Liên Xô Đồng thời, các nhà khoa học nhất trí cho rằng cần coi trọng chống lại đạt kết quả sự xuyên tạc, phủ nhận của các thế lực thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin, đề xuất các giải pháp về vấn đề này ở Nga và dần dần trở lại vị thế, vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với sự phát triển, vững mạnh của nước Nga trong thời đại ngày nay

Т.И Ойзерман (2014), Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa không tưởng [148]

Tác giả nghiên cứu thuật ngữ “chủ nghĩa không tưởng” và chỉ ra những người có thái độ tiêu cực đối với những tư tưởng không tưởng trong lịch sử phát triển nhân loại là hoàn toàn bất công C.Mác Ph Ăngghen và V.I.Lênin cho rằng, bằng một sự phê phán mang tính duy vật triệt của những nhà tư tưởng đối với những học giả không tưởng trước đó, họ đã đặt dấu chấm hết cho các loại chủ nghĩa không tưởng Tuy nhiên, họ lại chấp nhận ý tưởng không tưởng về tính phi hàng hóa, phi tiền tệ của xã hội hậu tư bản tiền tệ và về việc loại bỏ phân công lao động và sự chuyên môn hóa của người lao động trong sản xuất Đồng thời, họ cũng cố gắng chứng minh một cách khoa học những luận điểm không tưởng mới về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công trong tác phẩm nổi tiếng của C Mác, Ph.Ăngghen - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - đó là những người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản… Các tác giả khẳng định, những luận điểm không tưởng mới đó cần được phê phán kịch liệt và lên án trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin

Cố Ngọc Lan (2014), Nghiên cứu chủ nghĩa Lênin và giá trị đương đại

[83] Tác giả đã phân tích sâu sắc những đánh giá về chủ nghĩa Lênin dưới giác độ chủ nghĩa Mác; phân tích chủ nghĩa Lênin thể hiện ở những lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội; chỉ ra và khẳng định giá trị lịch sử to lớn của nó trong xã

Trang 13

hội hiện nay, gồm: quan điểm về phát triển xã hội phương Đông, về xây dựng đảng cầm quyền, về xây dựng dân chủ, về văn minh hiện đại

Lý Linh (2015), Giá trị nhân bản của phạm trù thực tiễn của Mác [93]

Công trình này, đã luận giải và khẳng định một cách thuyết phục về phạm trù thực tiễn của C Mác; đó là phạm trù chứa đựng giá trị nhân bản Từ đó, tác giả luận giải và khẳng định giá trị nhân bản của phạm trù thực tiễn của C Mác trong thời đại ngày nay

Tưởng Hiểu Tuấn (2016), Những tìm tòi của Mác, Ăngghen về xây dựng xã hội và giá trị của nó [131] Tác giả nghiên cứu hoạt động thực tiễn của con

người và con người hiện thực tác giả nghiên cứu quan điểm xã hội của C Mác và Ph Ăngghen Đồng thời, tác giả nghiên cứu và khẳng định sự đúng đắn và giá trị của quan điểm của C Mác và Ph Ăngghen về xây dựng xã hội ở Trung Quốc hiện nay

Д Джохадзе (2016), Chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước Nga hậu Xôviết

[149] Các nhà khoa học đã thảo luận và thống nhất cho rằng, sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô trước đây, kéo theo sự phân hóa mạnh mẽ, rõ rệt các học giả mác xít ở Nga theo hướng: một số người chuyển hướng và trở thành những người chống lại chủ nghĩa Mác - Lênin, chống lại chủ nghĩa cộng sản, chống lại những người mác xít Song, điều đó lại có lợi cho chủ nghĩa Mác - Lênin, ở chỗ: những kẻ cơ hội, núp dưới bóng chủ nghĩa Mác - Lênin và người mác xít để chờ thời thực hiện mưu đồ của họ, đã xuất hiện và lộ nguyên hình Những người mác xít đã loại bỏ những loại dối trá, xấu xa, cơ hội, sâu mọt trong hàng ngũ của mình, để tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức quyết liệt và đạt được mục tiêu cao cả của mình là bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay và xây dựng thành công CNXH, chủ nghĩa cộng sản Thực tế nêu trên càng làm tăng sự quan tâm đến chủ nghĩa Mác - Lênin của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các nhà khoa học ở Nga hiện nay Minh chứng cho điều này là nhiều cuộc hội thảo khoa học về Mác, chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn được tổ chức tại Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga

Trang 14

Lý Kim Hòa (2016), Lý luận giá trị chủ nghĩa Mác với việc xây dựng giá trị quan xã hội hài hòa [71] Tác giả luận giải và khẳng định: xã hội hài hòa là

xã hội XHCN, xã hội cộng sản chủ nghĩa Từ đó, tác giả khẳng định: để xây dựng xã hội hài hòa ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải lấy lý luận giá trị chủ nghĩa Mác làm kim chỉ nam Đây là nguyên tắc và là điều bắt buộc

Chu An Đông, Tạ Văn Thắng (2018), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc [62] Bài viết phân tích ý nghĩa vĩ đại của

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản; phân tích, luận giải về CNXH đặc sắc Trung quốc có đặc điểm riêng về con đường, hệ thống chính trị (HTCT) và chế độ của nó Tác giả chỉ rõ, có được điều này là nhờ Đảng Cộng sản Trung Quốc kiên trì hàng loạt nguyên tắc trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đồng thời, tác giả khẳng định, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn luôn kiên trì các nguyên tắc trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trong suốt quá trình lãnh đạo xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc

Thongalith Mangnomek (2018), Tác động của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đối với cách mạng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [127] Bài viết

phân tích những nội dung cơ bản của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và chỉ ra những tác động to lớn đối với cách mạng Lào: là NTTT của công tác xây dựng Đảng Nhân dân cách mạng Lào; là cơ sở để Đảng đề ra đường lối cách mạng ở Lào đúng đắn, lãnh đạo thực hiện giành thắng lợi to lớn, đưa nước Lào bước vào thời kỳ đổi mới tiến lên CNXH với mục tiêu phù hợp với chỉ dẫn của Tuyên ngôn Đó là đất nước Lào giàu mạnh, dân giàu, hạnh phúc, xã hội đoàn kết, hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh

D.G Novikov (2018), 170 năm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và mô hình kinh tế - xã hội của nước Nga đương đại [110] Tác giả phân tích những

nội dung chủ yếu của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và nhấn mạnh một luận điểm rất cơ bản có giá trị lớn đối với xây dựng mô hình kinh tế - xã hội của nước Nga đương đại Tác giả khẳng định: Tuyên ngôn đã đánh giá hoàn toàn đúng bản chất và tương lai của hệ thống tư bản chủ nghĩa trong nhiều thập kỷ

Trang 15

tới, nhưng cũng tạo ra những cuộc khủng hoảng toàn diện, lớn hơn Ở Nga khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng tăng và tăng nhanh, mô hình kinh tế - xã hội ở Nga đang đứng trước những thách thức lớn, nhất là việc đoàn kết toàn dân, phục hưng nước Nga và bảo vệ đất nước Điều này chỉ có thể đạt được trên cơ sở nghiên cứu thấu đáo và vận dụng hợp lý những chỉ dẫn của Tuyên ngôn vào nước Nga hiện nay

Vinod K Sharma (2018), Vấn đề môi trường, phát triển và tính bền vững trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Ấn Độ [142] Công trình này đã phân tích

những nội dung chủ yếu của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và khẳng định: Hệ tư tưởng và đường đi của Đảng CPI Ấn Độ chịu ảnh hưởng và sự chi phối mạnh mẽ bởi các tác phẩm của C Mác và Ph Ăngghen, nhất là tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Các nguyên tắc của C Mác và V.I Lênin đã dẫn dắt các hoạt động của Đảng dần dần đạt mục tiêu giải phóng quần chúng và tìm cách chấm dứt tình trạng người bóc lột người

Terry Eagleton (2018), Tạ Ngọc Tấn chỉ đạo dịch, biên tập và xuất bản (

), Tại sao Mác đúng? [124] Cuốn sách nghiên cứu sâu sắc những tác phẩm tiêu

biểu của C Mác, liên hệ với các xã hội ở nhiều nước trên thế giới trong thời đại ngày nay, tác giả khẳng định: C Mác không bao giờ sai lầm Đồng thời, tác giả cho rằng, khẳng định như vậy bản thân C Mác không phải thuộc tuýp người cánh tả, đó là những người thường tuyên bố một cách cuồng tín rằng, mọi việc trong thực tiễn đều phải được phê phán, trong đó C.Mác, tập trung vào ba điểm quan trọng, được tác giả nêu cụ thể trong cuốn sách Song, khi được nhiều người đề nghị những người đó đưa ra ba phê bình quan trọng về C Mác thì họ lại “ậm ừ nín lặng” Đồng thời, tác giả cho rằng, trong thời đại đó (thế kỷ XIX), C Mác đã luận giải và đưa ra những kết luận đúng về những vấn đề quan trọng của sự phát triển của xã hội loài người Điều đó, làm cho việc C Mác tự coi mình là một người mác xít là hợp lý Tác giả cố gắng diễn tả những tư tưởng của C Mác, tuy không thật hoàn hảo, nhưng đáng tin cậy Để minh chứng cho điều này, trong cuốn sách, tác giả đã mô tả 10 phê phán phổ biến nhất về C Mác

Trang 16

Bằng lập luận sắc bén và chứng cứ khoa học, tác giả khẳng định những giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác đối với thế giới ngày nay

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê nin ở các nước của các nhà khoa học nước ngoài và Việt Nam

Xaykhăm Munmanyvông (2013), Giảng dạy lý luận Mác - Lênin tại các trường chính trị và hành chính ở Lào hiện nay [143] Tác giả phân tích quan

điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin tại các trường chính trị và hành chính ở Lào trong những năm qua Từ đó, đề xuất một số giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác - Lênin tại các trường chính trị và hành chính ở Lào hiện nay

Sai Kham Moun Ma Ni Vong (2014), Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay [119] Tác giả phân tích chỉ rõ vai trò của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành

chính nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Trên cơ sở phân tích thực trạng và

những vấn đề đặt ra của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở

các trường chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay, luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao

hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường

chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Thị Thu Hường (2020), Kinh nghiệm của Trung Quốc trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái trên mạng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng [72] Các nhà khoa học khẳng định: Tại Trung Quốc, mạng Internet và

mạng xã hội đã trở thành một trận địa mới trong cuộc đấu tranh bảo vệ hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc Các thế lực thù địch lợi dụng mạng Internet cổ xúy cho cái gọi là “tự do mạng”, “giá trị phổ quát” tìm mọi cách tuyên truyền các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, công kích chủ nghĩa Mác hòng làm suy yếu vai trò chỉ đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin trong lĩnh vực

Trang 17

tư tưởng tại Trung Quốc, từ đó uy hiếp chế độ XHCN và địa vị cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Somphanh Sivongxay (2021), Đội ngũ giảng viên trong các nhà trường công an, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng, đường lối của Đảng hiện nay [121] Tác giả khẳng định: Là một trong

những lực lượng quan trọng, chủ lực trong bảo vệ, phát triển NTTT, lý luận, đường lối của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đội ngũ giảng viên trong các nhà trường công an, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có nhiều đóng góp thiết thực, nhất là trong bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản, đường lối lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, góp phần bảo vệ Đảng, giữ vững chế độ dân chủ nhân dân Tuy nhiên, trên thực tế, sự tham gia của đội ngũ trên vẫn còn những hạn chế nhất định, cần có những biện pháp hữu hiệu để họ thực sự là lực lượng chủ lực, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng này

Souvanxay Denggouang (2022), Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản cho thanh niên ở các tỉnh trung Lào [122] Tác giả

làm rõ vai trò của giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản cho thanh niên, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản cho thanh niên ở các tỉnh trung Lào Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản cho thanh niên trong thời gian tới

Trình Ân Phú (2013), Cuộc đấu tranh cho sự kiên trì và sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin của những người cộng sản Trung Quốc [113] Tác giả chỉ rõ,

Trung Quốc đi theo sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, hệ thống lý luận của CNXH đặc sắc Trung Quốc và CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới của Tập Cận Bình; các nhà lãnh đạo chính trị và giới học giả luôn kiên trì và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin tiến cùng thời đại Bài viết làm rõ yêu cầu nghiên cứu nghiêm túc chủ nghĩa Mác - Lênin, phê phán

Trang 18

những quan điểm sai trái; khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là công cụ nhận thức khoa học; nêu rõ nhiệm vụ của những người mácxít Trung Quốc chân chính trong việc kiên trì và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong thế kỷ XXI

Nguyễn Trọng Đông (2023), Quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với bảo vệ nền tảng tư tưởng của [63] Công trình này, chỉ rõ rằng, trước

thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, trong tổng kết 5 năm nhiệm vụ được xác định trong Đại hội XVIII về công tác hệ tư tưởng của Đảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu ra cơ sở lý luận của tư tưởng về những nội dung căn bản là “bốn cái ý thức”, “bốn cái tự tin” và “hai bảo vệ” Trong báo cáo trình Đại hội XX nhấn mạnh “kiên định bảo vệ an ninh bộ máy nhà nước, chế độ và hệ tư tưởng…”, điều này đã cho thấy sự tự tin của Đảng Cộng sản Trung Quốc được bắt nguồn từ sự chỉ dẫn của chủ Mác Trên nền tảng đó, Trung Quốc có đủ cơ sở lý luận để tiếp tục tự tin bước vào thời đại mới của CNXH đặc sắc Trung Quốc, trong đó sự kiên định tự tin về đường lối, lý luận, chế độ và văn hóa là cơ sở quan trọng để bảo vệ NTTT của Đảng

1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC 1.2.1 Các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Hội đồng Lý luận Trung ương (2004), Lẽ phải của chúng ta [77] Cuốn sách

cung cấp cho người đọc nhiều vấn đề như: kiên định, vận dụng các giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay là tất yếu, là lẽ phải; giữ vững NTTT của Đảng, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới; hơn lúc nào hết, trước bước ngoặt của lịch sử chúng ta cần kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và XHCN; đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối đúng đắn, là sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là tất yếu khách quan trên cơ sở vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong

Trang 19

thời kỳ đổi mới hiện nay; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong bảo đảm dân chủ và nhân quyền trong điều kiện nước ta hiện nay trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch

Hoàng Chí Bảo (2013), Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác [11] Tác giả trình bày ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin; đồng

thời giới thiệu những chuyên luận nghiên cứu có cùng chủ đề, bao gồm: Ph Ăngghen với C.Mác và chủ nghĩa Mác, khái lược những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin với triết học Mác và chủ nghĩa Mác, tổng luận nghiên cứu về bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lê Kim Bình, Đỗ Minh Hợp (2014), Tại sao chúng ta phải kiên định chủ nghĩa Mác [12] Cuốn sách gồm 9 bài viết về các vấn đề cụ thể trong học thuyết

Mác Các bài viết tập trung khẳng định, chủ nghĩa Mác không những là một lý luận mà còn là hệ thống những định hướng thế giới quan Các tác giả đã phân tích nội dung nhân văn của học thuyết Mác; những định đề có vai trò cơ sở cho các quan điểm cơ bản của học thuyết Mác - khái quát sự phát triển giai đoạn tiền công nghiệp và giai đoạn phát triển công nghiệp của chủ nghĩa tư bản Các tác giả đã tiếp cận, đi sâu vào hạt nhân của học thuyết Mác, phát hiện ra trong đó bản chất khoa học của nó, những luận điểm mang tính gợi mở về những vấn đề hiện nay

Tạ Ngọc Tấn (2017), Chủ nghĩa Mác - Lênin không thể lỗi thời! [123]

Tác giả khẳng định: Thời gian gần đây, một số nhà nghiên cứu phương Tây và một bộ phận CBĐV trong nước cho rằng, trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời Bởi vậy, chúng ta không thể xây dựng được một xã hội mới tốt đẹp, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh trên nền tảng của học thuyết lỗi thời đó Do đó, việc nghiên cứu, chỉ ra những sai lầm, xuyên tạc đối với chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ đơn thuần là để bảo vệ sự trong sáng, tính khoa học, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, đó còn là sự cảnh báo, là lý do để những người cộng sản cảnh giác với nhận thức của mình về chủ nghĩa Mác - Lênin, để tìm hiểu rõ hơn, quán triệt sâu sắc, thường xuyên hơn quan điểm

Trang 20

thực tiễn, quan điểm lịch sử - cụ thể khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc đề ra đường lối, hoạch định chính sách xây dựng, phát triển đất nước

Đỗ Ngọc Ninh, Đinh Ngọc Giang (2018), Vận dụng một số giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng đội ngũ đảng viên và thanh đảng trong xây dựng Đảng hiện nay [106] Các tác giả phân tích và khẳng định: trong kho

tàng lý luận vô giá của chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng Cộng sản và xây dựng Đảng, nhiều giá trị cốt lõi được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng trong công tác xây dựng Đảng đạt kết quả to lớn Trong đó, xây dựng đội ngũ đảng viên và thanh đảng là hai vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa lớn, mà giá trị cốt lõi của nó, được vận dụng sáng tạo, tạo nên đội ngũ đảng viên có chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn cách mạng, góp phần đặc biệt quan trọng đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi ngày càng cao hơn chất lượng đội ngũ đảng viên và cũng đang nảy sinh những vấn đề mới cần vận dụng, phát triển giá trị cốt lõi đó để có được đội ngũ đảng viên ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới Đồng thời, các tác giả chỉ ra những vấn đề mới nảy sinh cần vận dụng, phát triển giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng đội

ngũ đảng viên và vấn đề thanh đảng trong thực tiễn xây dựng Đảng ta: Thứ nhất,

rất nhiều đảng viên và khá nhiều cấp ủy viên các cấp chưa hiểu đầy đủ và sâu sắc tư cách đảng viên của Đảng Cộng sản nói chung và tư cách đảng viên của

Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng Thứ hai, tiếp tục vận dụng, phát triển chủ

nghĩa Mác - Lênin về tư cách đảng viên để hoàn chỉnh các nội dung tư cách đảng viên của Đảng ta trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN, mở cửa, hội nhập quốc tế Thứ ba, tiếp tục làm sáng tỏ và sâu sắc

hơn vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân không hạn chế, có thể là chủ doanh nghiệp tư bản và tạo điều kiện thuận lợi để có nhiều đảng viên thuộc loại này

Thứ tư, vận dụng tư tưởng của V.I Lênin về xây dựng và hoạt động của Ủy ban

kiểm tra (UBKT) Trung ương Đảng để nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, đưa người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng

Trang 21

Lê Hữu Nghĩa (2018), Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình mới

[109] Công tridnh này khẳng định: Trong những năm qua, các thế lực thù địch vin vào sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, vào sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, của sản xuất hiện nay để phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin Tuy nhiên, từ thực tiễn đấu tranh tư tưởng - lý luận của V.I.Lênin để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác và thực tiễn công cuộc đổi mới của Việt Nam, có thể khẳng định rằng, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn có giá trị bền vững; chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là học thuyết khoa học, cách mạng và nhân văn duy nhất đáp ứng được nhiệm vụ lịch sử mà không một học thuyết nào có thể thay thế được

Tào Thị Quyên, Trương Công Đắc (2020), Phê phán một số luận điệu xuyên tạc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự lãnh đạo của đảng cộng sản đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa [118] Các rác giả phân tích quan điểm về

sự lãnh đạo của đảng cộng sản đối với nhà nước XHCN là một trong những giá trị bền vững chủ nghĩa Mác - Lênin Các nhà kinh điển mácxít đã chỉ rõ tính tất yếu và nội dung sự lãnh đạo của đảng cộng sản đối với nhà nước XHCN Bài viết phê phán một số luận điệu xuyên tạc những quan điểm đó của các thế lực thù địch nhằm bảo đảm giữ vững sự lãnh đạo của đảng đối với nhà nước, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững chế độ XHCN

Nguyễn Trọng Bình (2022), Kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng, bảo vệ nền tảng tư tưởng [13] Tác giả chỉ rõ, với tư cách là

“linh hồn” của đảng cầm quyền, NTTT có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, chi phối toàn bộ hoạt động và là yếu tố then chốt để củng cố địa vị cầm quyền của đảng cầm quyền Vì vậy, trong quá trình cải cách, Đảng Cộng sản Trung Quốc đặc biệt coi trọng việc xây dựng, củng cố NTTT của Đảng (hay còn được gọi là ý thức hệ XHCN Bài viết phân tích kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng, củng cố NTTT trong công cuộc cải cách, mở cửa

Lê Thị Chiên (2023), Phê phán các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin từ sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước

Trang 22

Đông Âu [24] Tác giả khẳng định, khi mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu

sụp đổ, một số học giả tư sản phương Tây đã quy chụp nguyên nhân của sự sụp đổ đó là do sự lỗi thời và những sai lầm từ chủ nghĩa Mác - Lênin Bài viết nhận diện, phản bác những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác từ sự kiện này để tiếp tục khẳng định giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, cấu phần quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đỗ Ngọc Ninh (2022), Quan điểm của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài và vận dụng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay [107] Tác giả phân tích và chỉ ra

quan điểm của V.I.Lênin và quan điểm của Hồ Chí Minh về phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất việc vận dụng quan điểm này của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh trong thực hiện Chiến lược quốc gia về

thu hút, trọng dụng nhân tài hiện nay, cần: Một là, cụ thể hóa khái niệm “nhân tài” Hai là, vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về bảo vệ nhân tài,

cái mới trong thực hiện Chiến lược, Kết luận số 14-KL/TW ngày 22-9-2021 của Bộ Chính trị “về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo

vì lợi ích chung” Ba là, nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý

các cấp, các ngành kết hợp chặt chẽ với thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công tác quy

hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý với thực hiện Chiến lược này Bốn là, vận dụng

tư tưởng của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là bí thư cấp ủy và người đứng đầu cơ quan chính quyền trong thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng

nhân tài Năm là, vận dụng tư tưởng V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về khuyến khích,

giúp đỡ nhân tài làm việc hiệu quả trong xây dựng môi trường làm việc thuận lợi

để nhân tài công hiến tài năng cho địa phương, cơ quan, đơn vị, đất nước Sáu là, vận dụng những chỉ dẫn của V.I Lênin, Hồ Chí Minh về phát huy vai trò

nhân dân trong phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, phát huy vai trò của Mặt

Trang 23

trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) và nhân dân tham gia thực hiện Chiến lược

Đặng Đình Giang (2022), Bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin là sự thể hiện bản lĩnh và năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam [65] Tác giả khẳng định: Nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của

chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng đã nhận thức đúng chân lý và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam Đó là cách làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin phát triển và cũng là cách tốt nhất để bảo vệ và phát huy các giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng Điều đó đã thể hiện bản lĩnh và năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Vân Hạnh (2023), Giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc và một số gợi ý cho Việt Nam [67] Bài viết khẳng định:

Bảo vệ NTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của các đảng viên và nhân dân Việt Nam Để có thêm gợi mở cho công tác này, bài viết khảo sát một số giải pháp bảo vệ NTTT của Đảng Cộng sản Trung Quốc: Tăng cường giáo dục tư tưởng; tổ chức đào tạo chuyên nghiệp cho đảng viên và cán bộ đảng; tăng cường quản lý thông tin; quản lý các hoạt động ngoại giao; sử dụng các biện pháp pháp lý Cách thức tiến hành các giải pháp này là bài học tham khảo cần thiết cho Việt Nam hiện nay

Thái Văn Long (2024), Giải phóng con người theo tinh thần của chủ nghĩa Mác trong bối cảnh toàn cầu hóa [84] Tác giat phân tích bối cảnh toàn

cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, tác giả nhận định toàn cầu hóa đang tạo ra những thời cơ và thách thức đối với sự nghiệp giải phóng, phát triển con người toàn diện theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Bài viết phân tích những cơ hội và thách thức mà toàn cầu hóa tạo ra cho sự nghiệp giải phóng và phát triển con người toàn diện và khẳng định những đóng góp của chủ nghĩa Mác trong tiến trình phát triển tư tưởng của nhân loại về con người và giải phóng con người Đó là những đóng góp to lớn, có tính cách mạng, tạo ra bước ngoặt thời đại Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những đóng góp của

Trang 24

chủ nghĩa Mác là cơ sở lý luận soi đường, dẫn lối cho nhân loại tiến bộ tiến hành các hoạt động vì con người, giải phóng con người

1.2.2 Các công trình nghiên cứu về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cấp ủy đảng lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nguyễn Bá Dương (2010), Phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay [27] Công

trình gồm gồm ba phần: phần thứ nhất làm rõ vì sao các thế lực thù địch lại đẩy mạnh chống phá NTTT của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phần hai làm rõ V.I Lênin bảo vệ và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - bài học cần nắm vững trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay; phần thứ ba tập trung khẳng định bản chất khoa học, cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta Nội dung của cuốn sách đã đi sâu luận giải các khía cạnh khác nhau về phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị và cung cấp một bức tranh toàn cảnh về cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và sự cần thiết, biện pháp bảo vệ NTTT của Đảng trước âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị của các thế lực thù địch

Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Báo chí với công tác tuyên truyền, đấu tranh chống các luận điệu sai trái [22] Cuốn sách khẳng định và làm sáng

tỏ những nhiệm vụ của báo chí trong đấu tranh chống các luận điệu sai trái, nhận dạng các quan điểm sai trái về lý luận; nhận dạng âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch chống phá ta trong thời gian gần đây Cuốn sách khẳng định, cần tăng cường vai trò, hiệu quả báo chí trong tuyên truyền, đấu tranh chống lại các luận điểm sai trái, thù địch; rút ra những kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền chống các luận điệu sai trái trên các phương tiện thông tin hiện nay

Trần Doãn Tiến (2010), Phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

[128] Tác giả đánh giá khái quát tổng thể bức tranh thực trạng việc phê phán

Trang 25

các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị về tư tưởng chính trị trên mạng internet Đồng thời, tác giả nêu những ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội của các quan điểm sai trái và làm rõ những vấn đề đặt ra trong cuộc đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị về tư tưởng chính trị trên mạng internet Tác giả đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch và bọn cơ hội chính trị về tư tưởng chính trị trên mạng internet trong bảo vệ Đảng, chế độ XHCN ở nước ta hiện nay

Nguyễn Tiến Quốc (2010), Giữ vững nền tảng tư tưởng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới [116] Tác giả phân tích, chỉ rõ tính cấp

thiết của cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận bảo vệ NTTT của Đảng ta hiện nay; vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch đang ráo riết chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới ở nước ta, đặc biệt, bọn chúng ráo riết chống phá phá Đảng ta về chính trị, tư tưởng và tổ chức Chúng hy vọng rằng, làm được điều này sẽ phá hoại được Nhà nước và chế độ ta Các tác giả chỉ ra phương thức tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận, bảo vệ vững chắc NTTT của Đảng - chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Viện Khoa học xã hội nhân văn, Bộ Quốc phòng (2015), Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh [141] Các tác giả phân tích

và phê phán, bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch, góp phần vào cuộc đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, bảo vệ vững chắc NTTT của Đảng Đồng thời, bài viết cung cấp cho độc giả những giá trị khoa học và cách mạng, tính đúng đắn và sáng tạo, sức sống trường tồn của những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; cung cấp cách thức tiếp cận, lý giải, phê phán, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch của các thế lực phản động

Hội đồng Lý luận Trung ương (2015), Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 26

[79] Trong phần thứ nhất, các tác giả đã phê phán các quan điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đã phân tích và chỉ ra cách nhận diện một số quan điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên CNXH ở nước ta Trong phần thứ hai, các nhà khoa học phân tích, làm rõ tính đúng đắn, khoa học của cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của bọn phá hoại núp dưới cái gọi là “dân chủ”, “nhân quyền” để phá hoại Qua đó, các nhà khoa học góp phần đáng kể vào cuộc đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của bọn phá hoại

Hội đồng Lý luận Trung ương (2015), Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam [80] Các nhà khoa học

luận giải và đưa ra những luận cứ sắc bén, khoa học để phê phán các quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch hòng phủ nhận NTTT của Đảng ta Điều này có tác dụng to lớn giúp CBĐV và nhân dân ta nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng đối với âm mưu thâm độc, thủ đoạn xảo quyệt của bọn phá hoại; có quan điểm đúng đắn, do Đảng, các cấp ủy cung cấp để vạch mặt bọn phá hoại, góp phần bảo vệ vững chắc NTTT của Đảng

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Vững bước trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh [73] Cuốn sách đã phân

tích và khẳng định tính đúng đắn, cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - NTTT của Đảng ta; khẳng định yêu cầu cấp thiết phải tăng cường bảo vệ NTTT của Đảng, đặc biệt coi trọng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch hiện nay Các nhà khoa học đã đưa ra những dấu hiệu để nhận diện đặc điểm, âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch phá hoại NTTT của Đảng và các giải pháp ngăn chặn sự chống phá của bọn chúng

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2019), Kiên định, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch [74]

Conng trình gồm các bài viết đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị trong những

Trang 27

năm gần đây Cuốn sách nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về những chân giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ tính đúng đắn, khoa học trong các quan điểm, đường lối của Đảng

Bùi Trường Giang, Nguyễn Thị Ánh (2020), Báo chí, truyền thông và nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch [66] Trên cơ sở làm rõ những đóng góp nổi bật của báo

chí, truyền thông trong công tác bảo vệ NTTT của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; phân tích những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực báo chí, truyền thông trong thực hiện nhiệm vụ này; bài viết đưa ra một số nội dung, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ NTTT của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Hội đồng Lý luận Trung ương (2022), Vững bước trên con đường đã chọn

[76] Các tác giả đã phê phán những quan điểm, tư tưởng sai trái, phản động của các thế lực thù địch về con đường đi lên CNXH ở nước ta; trình bày những vấn đề cốt lõi cần nắm vững trong quá trình đổi mới đất nước, đi lên CNXH, gồm: kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kim chỉ nam cho hành động; độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu, lý tưởng phấn đấu của Đảng và nhân dân ta; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc và điều kiện tiên quyết để đất nước đi lên CNXH; kiên trì phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; tiến lên CNXH là phù hợp quy luật phát triển, tiến bộ của nhân loại

Trần Thị Hương, Trần Toàn Trung (2023), Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới [82] Các nhà khoa học khẳng định: Chủ nghĩa xã hội ra đời đã

mang lại giá trị nhân văn, bảo vệ lợi ích của đa số nhân dân lao động Khi can thiệp được bằng vũ trang, các thế lực thù địch sử dụng chiến lược “diễn biến hòa bình” để thực hiện mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ CNXH Một trong những thủ đoạn của các thế lực thù địch là đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp các thành tựu của CNXH, tấn công vào NTTT của Đảng nhằm làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước

Trang 28

Bảo vệ NTTT của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta thực hiện trên nhiều lĩnh vực và bước đầu đã đạt được kết quả tích cực Tuy nhiên, trước các thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc của các thế lực thù địch, công tác này cần được tăng cường hơn nữa trong tình hình mới

Phan Hải Hồ (2024), Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh mới [75] Tác giả cho rằng,

bảo vệ NTTT của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, khó lường thì nhiệm vụ bảo vệ NTTT của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch càng có ý nghĩa cấp thiết Phân tích những tác động của bối cảnh mới đến công tác bảo vệ NTTT của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; tác giả nhìn nhận những thành công cũng như hạn chế của công tác bảo vệ NTTT của Đảng hiện nay Từ đó đề xuất giải pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở; huy động sức mạnh tổng hợp của cả HTCT trong bảo vệ NTTT của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch; xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, đấu tranh không khoan nhượng với mọi biểu hiện của sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tham nhũng, tiêu cực; thực hiện bảo vệ NTTT của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bằng nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, hiệu quả Công tác này không được áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính, chủ quan, duy ý chí, mà phải dựa trên sự tự giác, có trách nhiệm của mỗi CBĐV và nhân dân

Lê Thị Chiên (2021), Phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên các tạp chí khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng [24] Tác giả cho rằng, để thực hiện có hiệu quả Nghị

quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ NTTT của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xác định

Trang 29

cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua việc xuất bản các ấn phẩm trên các sách, báo, tạp chí Để hoạt động này thực sự có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác tuyên truyền về bảo vệ NTTT của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, việc phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên các tạp chí khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đóng vai trò rất quan trọng, trong đó cần tập trung thực hiện một số giải pháp

sau: Một là, các tạp chí khoa học của Học viện cần có cơ chế để huy động, tạo động lực cho đội ngũ cộng tác viên Hai là, thường xuyên tổ chức các hoạt động

kết nối để đội ngũ cộng tác viên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm viết bài về bảo vệ NTTT của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Ba là, làm tốt hơn nữa công tác cộng tác viên để thu hút sự tham gia và gắn bó chặt chẽ đội ngũ cộng tác viên với các tạp chí khoa học của Học viện Bốn là,

phát huy vai trò của Liên chi Hội Nhà báo Học viện trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ cộng tác viên cho các tạp chí

Nguyễn Bá Dương (2023), Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

[30] Tác giả khẳng định, trước những diễn biến phức tạp và tác động mạnh mẽ của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, nhiệm vụ bảo vệ NTTT của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch diễn ra trong bối cảnh mới càng phức tạp và quyết liệt hơn Cuốn sách không chỉ góp phần khẳng định rõ hơn bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho CBĐV, chiến sĩ, Nhân dân mà còn góp phần đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận về đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI; giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Trang 30

Trần Anh Đức, Trần Lâm Hùng (2024), Bình Phước phát huy vai trò báo chí, truyền thông trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng [64] Các tác giả chỉ

rõ, trong thời gian qua, các phương tiện báo chí, truyền thông ở tỉnh Bình Phước đã phát huy tốt vai trò, trở thành vũ khí sắc bén đấu tranh chống lại quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc NTTT của Đảng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội Để phát huy tốt hơn nữa vai trò của báo chí, truyền thông trong bảo vệ NTTT của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tỉnh Bình Phước cần triển khai đồng bộ một

số nhiệm vụ, giải pháp sau: Một là, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành,

đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ NTTT của Đảng, đấu tranh, phản

bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới Hai là, quan tâm đầu tư

cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ nhà báo và các cơ quan báo chí thực sự vững

mạnh Ba là, các cơ quan báo chí cần quan tâm nâng cao chất lượng bài viết phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ NTTT của Đảng Bốn là,

quan tâm định hướng công tác đấu tranh, bảo vệ NTTT của Đảng để triển khai

thống nhất, đồng bộ trong các cơ quan báo chí, truyền thông cả nước Năm là,

tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ những người làm báo ở địa phương, cơ sở

Phan Thị Phong Điệp (2024), Phát huy mạnh mẽ vai trò của báo chí trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng [61] Tác giả khẳng định: Giữa

bối cảnh mạng xã hội đang phát triển như vũ bão, vị thế của báo chí cách mạng không hề bị giảm sút, mà ngược lại cần tiếp tục được củng cố, nâng cao phù hợp với công tác bảo vệ NTTT của Đảng trong tình hình mới Để khắc phục những hạn chế, vướng mắc nêu trên, đồng thời, phát huy hiệu quả vai trò của báo chí cách mạng trong đấu tranh bảo vệ NTTT của Đảng, cần quan tâm hơn nữa

đến một số vấn đề sau: Một là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ

quan lãnh đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản về vai trò của báo chí, truyền thông trong “tăng cường bảo vệ NTTT của Đảng” theo hướng phối hợp chặt

Trang 31

chẽ, đồng bộ việc trao đổi, định hướng thông tin, đặc biệt là đối với các sự kiện lớn, những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau để kịp thời thông tin chính xácđế

nhân dân Hai là, triển khai đồng bộ nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ

NTTT của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, đặc biệt

là trên không gian mạng và các nền tảng mạng xã hội Ba là, đầu tư cho phát

triển báo chí theo hướng hiện đại, đồng thời thực hiện tốt quy hoạch báo chí

Bốn là, hoàn thiện các văn bản pháp luật, cơ chế thực hiện để ngăn chặn tình

trạng báo hóa mạng xã hội, tư nhân hóa báo chí, đẩy lùi hiện tượng hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, sa đà vào những thông tin giật gân, câu khách…

Nguyễn Bá Dương (2024), Vai trò của chuyên gia, cộng tác viên 35 Quân ủy Trung ương trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng [31] Tá giả khẳng định: Cùng với sự ra đời của Ban

Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương là Cơ quan Thường trực, Tổ Thư ký, Nhóm Chuyên gia, Cộng tác viên 35 Quân ủy Trung ương và các ban chỉ đạo 35 trực thuộc Quân ủy Trong đó, Nhóm Chuyên gia, Cộng tác viên 35 Quân ủy Trung ương là một tổ chức vừa làm công tác tham mưu, tư vấn, vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ “chiến đấu trong thời bình”, là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ NTTT của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bồi dưỡng Lực lượng 47 toàn quân nhằm giữ vững trận địa tư tưởng - văn hóa của Đảng trong Quân đội Do đó, phát huy vai trò của Nhóm Chuyên gia, Cộng tác viên 35 Quân ủy Trung ương là khách quan, nhiệm vụ cấp bách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tham mưu và tổ chức hoạt động thực tiễn đấu tranh, bảo vệ NTTT của Đảng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ

1.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU

1.3.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến đề tài luận án

Một là, các công trình đã bàn đến nhiều khía cạnh của NTTT của Đảng;

một số công trình đã nêu một số nội hàm của khái niệm NTTT của Đảng và chỉ

Trang 32

ra một số nội dung của NTTT của Đảng; vai trò của NTTT của Đảng Đặc biệt, nhiều công trình đã luận giải và khẳng định những giá trị cốt lõi và vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay không chỉ đối với các nước XHCN, mà còn đối với các nước tư bản chủ nghĩa và kể cả nước Nga Từ đó khẳng định sự trường tồn, vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với sự phát triển của thế giới đương đại

Ở nước ta, ngoài việc khẳng định vai trò, giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với sự phát triển của nước ta, nhiều công trình còn luận giải, chỉ rõ giá trị cốt lõi và vai trò đặc biệt quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với xây dựng Đảng, HTCT, phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta hiện nay Qua đó, khẳng định việc Đảng lấy nghĩa Mác - Lênin và của tư tưởng Hồ Chí Minh làm NTTT của Đảng là đúng đắn

Hai là, khá nhiều công trình đã luận bàn về bảo vệ NTTT của Đảng hiện

nay; một số công trình đã luận giải và chỉ ra một số nội dung và phương thức bảo vệ NTTT của Đảng

Ba là, nhiều công trình đã luận bàn và đề xuất một số giải pháp bảo vệ

NTTT của Đảng, có công trình bàn về Đảng lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng cùng những giải pháp lớn

Tuy nhiên, những công trình luận bàn về Đảng lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng, nhất là cấp ủy các cấp lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng còn rất ít

Những kết quả nghiên cứu nêu trên của các công trình khoa học trong và ngoài nước có giá trị lớn để luận án kế thừa, phát triển, thực hiện nhiệm vụ, mục đích của luận án

1.3.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ

Một là, làm rõ khái niệm, nội dung, vai trò của NTTT của Đảng Cụ thể

là: Làm rõ khái niệm, nội dung và giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - NTTT của Đảng; vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là NTTT của Đảng Luận giải và đưa ra khái

Trang 33

niệm “bảo vệ NTTT của Đảng”, nội dung và phương thức bảo vệ NTTT của Đảng Tập trung nghiên cứu, làm rõ và đưa ra khái niệm trung tâm của luận án là “Đảng ủy CQBCTW lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng”; chỉ ra và phân tích nội dung và PTLĐ của Đảng ủy CQBCTW đối với bảo vệ NTTT của Đảng; vai trò của sự lãnh đạo của Đảng ủy CQBCTW đối với bảo vệ NTTT của Đảng

Hai là, nghiên cứu, khảo sát thực tiễn các Đảng ủy CQBCTW lãnh đạo

bảo vệ NTTT của Đảng từ năm 2011 đến nay, tập trung vào 7 đảng ủy CQBCTW, gồm: Đảng ủy Tạp chí Cộng sản, Đảng ủy Báo Nhân Dân, Đảng ủy Đài Truyền hình Việt Nam, Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam, Đảng ủy Báo QĐND, Đảng ủy Báo CAND, Đảng ủy Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và những kinh nghiệm

Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các

đảng ủy CQBCTW đối với bảo vệ NTTT của Đảng trong những năm tới

Trang 34

Chương 2 ĐẢNG ỦY CƠ QUAN BÁO CHÍ TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG - NHỮNG VẤN ĐỀ

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 BÁO CHÍ, BÁO CHÍ TRUNG ƯƠNG, CƠ QUAN BÁO CHÍ TRUNG ƯƠNG; ĐẢNG BỘ, ĐẢNG ỦY CƠ QUAN BÁO CHÍ TRUNG ƯƠNG VÀ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

2.1.1 Báo chí, báo chí Trung ương, cơ quan báo chí Trung ương - khái niệm, phân loại, chức năng, nhiệm vụ và vai trò

2.1.1.1 Khái niệm, phân loại báo chí

Báo chí thường được hiểu là báo và tạp chí Luật Báo chí năm 2016 khẳng định: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử” [117]

Báo chí, gồm nhiều loại và có nhiều cách phân loại khác nhau Theo từng cách phân loại sẽ có các loại hình báo chí tương ứng Phân loại theo ngôn ngữ thể hiện nội dung và phương thức chuyển tải, có các loại hình báo chí: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử Cách phân loại này được sử dụng phổ biến

Báo in sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, được in bằng các máy móc, phương tiện in, gồm báo in, tạp chí in; để chuyển tải nội dung đến người đọc Báo nói sử

dụng tiếng nói, âm thanh để chuyển tải nội dung đến người nghe bằng cách truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau

Báo hình sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, để

chuyển tải nội dung đến người xem, người nghe và người đọc bằng cách truyền

dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau Báo điện tử sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh để chuyển tải nội dung đến người

đọc, người xem, người nghe bằng cách truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử

Trang 35

Phân loại theo theo các tổ chức trong HTCT, có các loại hình báo chí tương ứng là báo đảng; báo, tạp chí của cơ quan của Nhà nước; báo, tạp chí của cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể CT-XH; báo, tạp chí của các cơ quan khoa học, hội nghề nghiệp… Nếu phân loại theo hai cấp lãnh đạo, quản lý và địa bàn, phạm vi tác động, chủ thể lãnh đạo, quản lý, sẽ có các loại hình báo chí tương ứng, như: báo chí Trung ương và báo chí địa phương Báo chí Trung ương có địa bàn, phạm vi tác động trong cả nước và một số nước trên thế giới, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quản lý

2.1.1.2 Báo chí Trung ương - khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò

* Khái niệm “báo chí Trung ương” Từ phân tích trên và khái niệm “báo chí”, có thể nêu khái niệm: Báo chí Trung ương là các báo và tạp chí trực thuộc các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, cơ quan khoa học được cấp phép hoạt động; là các sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội, thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng trong cả nước và một số người dân ở một số nước trên thế giới thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý

Báo chí Trung ương có số lượng khá lớn, đa dạng phong phú về các loại, lĩnh vực hoạt động và quy mô… Ngoài các báo, tạp chí lớn, như: Báo Nhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Cộng sản… ở các tổ chức CT-XH Trung ương; các bộ… thường có báo và một tạp chí Báo chí Trung ương đều có các loại hình như: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử

* Chức năng của báo chí Trung ương

Luật Báo chí chỉ rõ:

Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan

Trang 36

Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân [117]

Từ chỉ dẫn của Luật Báo chí có thể xác định chức năng của báo chí Trung

ương, gồm: Một là, chức năng thông tin: là phương tiện thông tin thiết yếu về

đời sống xã hội ở nước ta và các nước trên thế giới; hoạt động của Đảng, Nhà nước các tổ chức CT-XH, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các tổ chức CT-XH; tình hình chính trị thế giới, khu vực; hoạt động phá hoại Đảng, Nhà nước và chế độ ta của các thế lực thù địch… cho nhân dân cả nước và một số người dân ở một số nước trên thế

giới quan tâm đến những vấn đề này Hai là, chức năng ngôn luận: là cơ quan

ngôn luận chủ yếu, rất quan trọng của cơ quan đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức CT-XH, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp về những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, khu vực và thế giới; những vấn đề về

đời sống nhân dân, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng… Ba là, chức năng diễn đàn: là

diễn đàn của nhân dân cả nước về những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thế giới, khu vực và những vấn đề liên quan đến cuộc sống, quyền làm chủ của nhân dân Tạp chí khoa học là diễn đàn của giới khoa học

* Nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí Trung ương

Luật Báo chí xác định nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí nói chung, cũng là nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí Trung ương nhưng ở quy mô, tính chất, mức

độ cao hơn các báo chí khác Cụ thể là: Một là, thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân Hai là,

tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của CQBCTW; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ XHCN, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ

Trang 37

Tổ quốc Việt Nam XHCN Ba là, phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân Bốn là, phát hiện, nêu

gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội

Năm là, góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số ở nước ta Sáu là, mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước

và các dân tộc trên thế giới, tham gia vào sự nghiệp vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững của nhân dân thế giới [117]

* Vai trò của báo chí Trung ương: Một là, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Cương lĩnh chính trị,

đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từng bước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta

Hai là, góp phần to lớn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng,

xây dựng Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ CBĐV, công chức, viên chức; xây dựng Nhà nước, chính quyền, tổ chức CT-XH các cấp vững mạnh, thực hiện

tốt chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, chức trách, nhiệm vụ được giao Ba là, góp phần to lớn nâng cao trình độ mọi mặt của CBĐV và nhân dân; phát huy

truyền thống, những đức tính quý báu và những giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam về dựng nước và giữ nước trong công cuộc đổi mới hiện nay; nâng cao đời

sống tinh thần của nhân dân Bốn là, là một trong những lực lượng nòng cốt

chống lại những biểu hiện suy thoái, tiêu cực và hoạt động của các thế lực thù địch phá hoại Đảng, Nhà nước, chế độ ta; bảo vệ vững chắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước, bảo vệ Đảng, HTCT Năm là, là một trong những lực lượng chủ yếu

trong hoạt động thông tin đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến nhân dân ở các nước trên thế giới; góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Đảng, đất nước, chế độ và dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế

Trang 38

2.1.1.3 Cơ quan chủ quản, quản lý nhà nước về báo chí Trung ương

* Cơ quan chủ quản báo chí Trung ương

Theo Luật Báo chí: Cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật Báo chí, đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí [117] Cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 Luật Báo chí là cơ quan, tổ chức được thành lập cơ quan

báo chí Như vậy, có thể hiểu: Cơ quan chủ quản báo chí Trung ương là cơ quan tổ chức ở Trung ương được thành lập cơ quan báo chí theo quy định của Luật Báo chí đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí Trung ương, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí Trung ương

Nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí Trung ương: Một là, chỉ đạo cơ

quan báo chí Trung ương thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động; tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan

báo chí Trung ương Hai là, bảo đảm nguồn kinh phí ban đầu và điều kiện cần thiết cho hoạt động của cơ quan báo chí Trung ương Ba là, giải quyết khiếu nại,

tố cáo đối với cơ quan báo chí Trung ương, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật [117]

Quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí Trung ương: Một là, xác định

cụ thể loại hình báo chí, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của từng loại hình, từng loại sản phẩm báo chí Trung ương, nhiệm vụ, phương

hướng hoạt động của cơ quan báo chí Trung ương Hai là, bổ nhiệm người đứng

đầu cơ quan báo chí Trung ương sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản

của Bộ Thông tin và Truyền thông Ba là, miễn nhiệm, cách chức người đứng

đầu cơ quan báo chí Trung ương và gửi văn bản thông báo về việc miễn nhiệm,

cách chức người đó tới Bộ Thông tin và Truyền thông Bốn là, thanh tra, kiểm

tra hoạt động của cơ quan báo chí Trung ương; khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật [117]

* Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí Trung ương Theo Luật Báo chí, các cơ quan sau đây là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí Trung ương: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí Trung

Trang 39

ương; Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí Trung ương; các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí Trung ương [117]

Nội dung quản lý nhà nước về báo chí Trung ương: Một là, xây dựng, chỉ

đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí

Trung ương Hai là, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp

luật về báo chí Trung ương; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí Trung

ương Ba là, tổ chức thông tin cho báo chí Trung ương; quản lý thông tin của báo chí Trung ương Bốn là, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị,

nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo

chí Trung ương và cán bộ quản lý báo chí Trung ương Năm là, tổ chức quản lý

hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí của báo chí Trung ương

Sáu là, cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động báo chí và thẻ nhà báo thuộc báo chí Trung ương Bảy là, quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý

hoạt động của cơ quan báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động

của báo chí nước ngoài tại Việt Nam của báo chí Trung ương Tám là, kiểm tra báo chí lưu chiểu; quản lý hệ thống lưu chiểu báo chí quốc gia Chín là, chỉ đạo,

thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác khen thưởng, kỷ luật

trong hoạt động báo chí của báo chí Trung ương Mười là, thanh tra, kiểm tra và

xử lý vi phạm pháp luật về báo chí của báo chí Trung ương [117]

2.1.1.4 Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, vai trò của cơ quan báo chí Trung ương; các tổ chức chính trị - xã hội trong cơ quan báo chí Trung ương

* Khái niệm “cơ quan báo chí Trung ương”

Trước đây, cơ quan báo chí được gọi là toà soạn Tòa soạn chủ yếu làm công việc biên tập, chỉnh sửa bài báo; tòa soạn còn được dùng để chỉ các cơ quan thông tin đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình Cũng có thời gian cơ quan báo chí được gọi là toà báo, trụ sở báo chí, song nhiều người cho rằng, toà soạn, toà báo, trụ sở báo chí, cơ quan báo chí đều như nhau về phương thức

Trang 40

hoạt động, chỉ khác nhau về cách gọi, cách truyền tải thông tin Những ý kiến này có nhiều điểm hợp lý Theo Luật Báo chí hiện hành: “Cơ quan báo chí là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức được thành lập cơ quan báo chí theo quy định của Luật Báo chí, thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí, có một hoặc một số sản phẩm báo chí theo quy định của Luật Báo chí” [117]

Từ chỉ dẫn của Luật Báo chí, có thể hiểu: Cơ quan báo chí Trung ương là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương được thành lập cơ quan báo chí theo quy định của Luật Báo chí hiện hành, thực hiện một hoặc một số loại hình báo chí, có một hoặc một số sản phẩm báo chí theo quy định của Luật Báo chí

Các cơ quan, tổ chức ở Trung ương được thành lập cơ quan báo chí và

được gọi là CQBCTW theo quy định của Luật Báo chí, gồm: cơ quan của Đảng,

cơ quan nhà nước, tổ chức CT-XH, tổ chức CT-XH - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo cấp Trung ương, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam; cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học cấp Trung ương; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ cấp Trung ương; bệnh viện cấp Trung ương…

Như vậy, ở từng báo chí Trung ương đều có CQBCTW của báo chí đó

* Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí Trung ương

Cơ quan báo chí Trung ương của một báo, tạp chí Trung ương nào đó có chức năng, nhiệm vụ: tổ chức, điều hành các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí đó; bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đúng tôn chỉ, mục đích, nâng cao chất lượng sản phẩm của báo chí đó

* Tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan báo chí Trung ương

- Tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan báo chí (tòa soạn) báo in, gồm:

Ngày đăng: 03/09/2024, 09:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Hoàng Anh (2013), Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Ngô Hoàng Anh
Năm: 2013
2. Khương Hải Ba (2010), Yếu tố bất biến trong chủ nghĩa Mác, Tạp chí Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin (tiếng Trung), số 10-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố bất biến trong chủ nghĩa Mác
Tác giả: Khương Hải Ba
Năm: 2010
3. Báo Quân đội nhân dân - Hội đồng Giáo dục quốc phòng an ninh Trung ương (2011), Chiến lược “diễn biến hoà bình” - Nhận diện và đấu tranh, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược “diễn biến hoà bình” - Nhận diện và đấu tranh
Tác giả: Báo Quân đội nhân dân - Hội đồng Giáo dục quốc phòng an ninh Trung ương
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2011
4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2020), Tăng tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2020
5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2021), Báo chí với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2021
11. Hoàng Chí Bảo (Chủ biên) (2013), Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác
Tác giả: Hoàng Chí Bảo (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị - Hành chính
Năm: 2013
12. Lê Kim Bình, Đỗ Minh Hợp (2014), Tại sao chúng ta phải kiên định chủ nghĩa Mác, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tại sao chúng ta phải kiên định chủ nghĩa Mác
Tác giả: Lê Kim Bình, Đỗ Minh Hợp
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2014
13. Nguyễn Trọng Bình (2022), Kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng, bảo vệ nền tảng tư tưởng, Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị, số 3, tr.14-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về xây dựng, bảo vệ nền tảng tư tưởng
Tác giả: Nguyễn Trọng Bình
Năm: 2022
16. Bộ Chính trị (2013), Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12-12-2013 của “về Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12-12-2013 của "“về Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2013
22. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Báo chí với công tác tuyên truyền, đấu tranh chống các luận điệu sai trái, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí với công tác tuyên truyền, đấu tranh chống các luận điệu sai trái
Tác giả: Bộ Thông tin và Truyền thông
Nhà XB: Nxb Thông tin và Truyền thông
Năm: 2010
23. Trần Kiến Binh (2015), Tư tưởng xã hội hóa quyền sở hữu tài sản của Mác và giá trị đương đại, Nxb Khoa học xã hội Trung Quốc, Trung Quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng xã hội hóa quyền sở hữu tài sản của Mác và giá trị đương đại
Tác giả: Trần Kiến Binh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội Trung Quốc
Năm: 2015
24. Lê Thị Chiên (2021), Phê phán các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin từ sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12, tr.73-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê phán các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin từ sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu
Tác giả: Lê Thị Chiên
Năm: 2021
25. Lê Thị Chiên (2023), Phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên các tạp chí khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị, số 6- 2023, tr.10-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên các tạp chí khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Tác giả: Lê Thị Chiên
Năm: 2023
26. Dương Quốc Dũng (Chủ nhiệm) (2011), Quân đội nhân dân Việt Nam đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận trong tình hình mới, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quân đội nhân dân Việt Nam đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận trong tình hình mới
Tác giả: Dương Quốc Dũng (Chủ nhiệm)
Năm: 2011
27. Nguyễn Bá Dương (2010), Phòng chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
Tác giả: Nguyễn Bá Dương
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2010
28. Nguyễn Bá Dương (2018), Phòng, chống “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam - Mệnh lệnh của cuộc sống, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng, chống “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam - Mệnh lệnh của cuộc sống
Tác giả: Nguyễn Bá Dương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2018
29. Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Văn Quang (Chủ biên) (2015), Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Văn Quang (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2015
30. Nguyễn Bá Dương (2023), Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới
Tác giả: Nguyễn Bá Dương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2023
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1991

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN