1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

địa 11 ôn tập trắc nghiệm hk1

9 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn tập trắc nghiệm HK1
Trường học Trường THPT Võ Minh Đức
Chuyên ngành Địa lí
Thể loại Ôn tập trắc nghiệm
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 48,84 KB

Nội dung

Nhận định nào sau đây không đúng với Liên minh châu Âu.. Nhận định nào sau đây không đúng với liên kết vùng châu Âu.. Lĩnh vực nào sau đây không phải là mục đích của Liên minh châu ÂuA.

Trang 1

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) Câu 1 EU là tổ chức liên kết kinh tế của châu lục nào?

A Châu Á B Châu Phi C Châu Âu D Châu Mĩ

Câu 2 Chính thức có tên gọi Liên Minh Châu Âu (EU) từ năm

A 1951 B 1957 C 1967 D 1993

Câu 3 Hiệp ước nào được kí kết để đổi tên Cộng đồng châu Âu thành Liên minh châu Âu?

A Hiệp ước Vec-xay B Hiệp ước Ma-xtrich C Hiệp ước Lít-bon D Hiệp ước Rô-ma

Câu 4 Nước nào sau đây không phải là thành viên sáng lập EU?

A Anh B Đức C Pháp D Bỉ

Câu 5 Nước nào sau đây không phải là thành viên sáng lập EU ?

A I-ta-li-a B Bỉ C Hi Lạp D Hà Lan

Câu 6 Nước nào sau đây là thành viên sáng lập EU ?

A Anh B Thụy Điển C Lúc-xăm-bua D Tây Ban Nha

Câu 7 EU thiết lập Thị trường chung vào năm nào?

A 1991 B 1992 C 1993 D 1994

Câu 8 Năm 1951, 6 nước châu Âu liên kết, hợp tác với nhau, thành lập tổ chức nào sau đây?

A Cộng đồng Kinh tế châu Âu B Cộng đồng Than và thép châu Âu.C Cộng đồng Nguyên tử châu Âu D Cộng đồng Châu Âu

Câu 9 Điền vào chỗ trống: “Hiệp ước Ma-xtrich đã đổi tên ……… thành Liên minh châu Âu”.A Cộng đồng châu Âu B Cộng đồng Than và thép châu Âu

C Cộng đồng Kinh tế châu Âu D Cộng đồng nguyên tử châu Âu

Câu 10 Người dân các nước EU có thể mở tài khoản tại các nước thành viên khác là biểu hiện của tự do

A lưu thông dịch vụ B lưu thông tiền vốn C di chuyển D lưu thông hàng hóa

Câu 11 Một người Pháp có thể cư trú và làm việc ở Đức như một công dân Đức, là biểu hiện của tự do

A lưu thông dịch vụ B lưu thông tiền vốn C di chuyển D lưu thông hàng hóa

Câu 12 Người dân được tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc thể hiện nội dung nào

trong tự do lưu thông của EU?A Di chuyển B Lưu thông dịch vụ C Lưu thông hàng hóa D Lưu thông tiền vốn

Câu 13 Hãng xe hơi BMW (Đức) có thể bán sản phẩm ở tất cả các nước thành viên EU mà không

phải chịu thuế giá trị gia tăng, là biểu hiện của tự doA lưu thông dịch vụ B lưu thông tiền vốn C di chuyển D lưu thông hàng hóa

Câu 14 Trong tự do lưu thông của EU, lợi ích của tự do lưu thông tiền vốn là giúp người dân

A lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất B không phải làm thủ tục hành chính.C lựa chọn làm việc ở mọi nơi trong EU D không phải chịu thuế giá trị gia tăng

Câu 15 Trong tự do lưu thông, tự do di chuyển nghĩa là

A tự do đi lại, tự do cư trú, tự do chọn nơi làm việc B tự do đầu tư vốn ở các nước thành viên.C tự do mua bán hàng hóa mà không phải chịu thuế D tự do vận chuyển hàng hóa giữa các nước

Câu 16 EU thực hiện được tự do lưu thông là vì

A Tất cả thành viên đều dùng đồng tiền chung B Dân số đông, nguồn vốn lớn, hàng hóa dồi dào.C EU đã thiết lập được một thị trường chung D Các thành viên phát triển kinh tế khá đồng đều

Câu 17 Với hiệp ước Ma-xtrich, Cộng đồng châu Âu đổi tên thànhA Cộng đồng Kinh tế châu Âu B Cộng đồng Than và thép châu Âu.C Liên minh châu Âu D Cộng đồng nguyên tử châu Âu

Câu 18 Theo hiệp ước Max-trich, ngôi nhà chung châu Âu được xây dựng trên bao nhiêu trụ cột?

A 1 B 2 C 3 D 4

Trang 2

Câu 19 EU là tổ chức kinh tế khu vực có

A diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới B sự phát triển đồng đều giữa các thành viên.C tiềm lực quân sự hùng mạnh nhất thế giới D sự liên kết và hợp tác chặt chẽ nhất thế giới

Câu 20 Trung tâm thương mại lớn nhất thế giới hiện nay là

A EU B Hoa Kì C Nhật Bản D Trung Quốc

Câu 21 Tác dụng lớn nhất của việc sử dụng đồng Ơ-rô trong các nước EU là

A thủ tiêu những rủi ro trong việc chuyển đổi tiền tệ.B tạo thuận lợi cho quá trình chuyển giao vốn trong EU.C đơn giản hóa công tác kế toán của các công ty đa quốc gia.D nâng cao sức cạnh tranh của Thị trường chung châu Âu

Câu 22 Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển liên kết vùng trong EU là đảm bảo

A hợp tác, liên kết về kinh tế, văn hóa và xã hội B tạo thuận lợi cho việc đi lại của công dân EU.C thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước EU D tạo ra thị trường thống nhất trong toàn EU

Câu 23 Nhận định nào sau đây không đúng với Liên minh châu Âu ?

A Là một trong những liên kết khu vực thành công nhất thế giới.B Liên minh ra đời trên cơ sở liên kết về kinh tế và phát triển.C Số lượng thành viên của EU tính đến năm 2021 là 27.D Là một liên minh chủ yếu về an ninh, quân sự và chính trị

Câu 24 Nhận định nào sau đây không đúng với liên kết vùng châu Âu?

A Có thể có một phần nằm ngoài ranh giới EU B Dựa trên cơ sở tự nguyện, các bên cùng có lợi.C Chỉ nằm hoàn toàn ở bên trong ranh giới EU D Hợp tác, liên kết về kinh tế, văn hóa và xã hội

Câu 25 Việc sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô trong các nước EU không có tác dụng nào sau đây?

A Thủ tiêu những rủi ro trong việc chuyển đổi tiền tệ.B Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.C Đơn giản hóa công tác kế toán của các tập đoàn đa quốc gia.D Cân bằng trình độ phát triển kinh tế giữa các thành viên

Câu 26 Nhận định nào sau đây không đúng với EU?

A Là một liên kết kinh tế khu vực chặt chẽ ở châu Âu.B Liên minh ra đời trên cơ sở liên kết về kinh tế và phát triển.C Số lượng thành viên được duy trì ổn định trong nhiều năm.D Là một trung tâm thương mại lớn nhất trên thế giới

Câu 27 Liên minh châu Âu được thành lập không nhằm mục đích nào sau đây?

A Lưu thông hàng hóa B Lưu thông con người.C Lưu thông vũ khí D Lưu thông tiền vốn

Câu 28 Lĩnh vực nào sau đây không phải là mục đích của Liên minh châu Âu?

A Kinh tế B Luật pháp C Nội vụ D Chính trị

Câu 29 Hoạt động nào sau đây không thực hiện trong liên kết vùng châu Âu?

A Đi sang quốc gia láng giềng làm việc trong ngày.B Xuất bản ấn phẩm với nhiều thứ tiếng khác nhau.C Trường học phối hợp tổ chức khóa đào tạo chung D Tổ chức các hoạt động chính trị, an ninh biên giới

Câu 30 Đặc điểm nào sau đây không đúng với Liên minh châu Âu?

A Là tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn trên thế giới.B Là tổ chức phát triển kinh tế khá đều giữa các thành viên.C Là trung tâm xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất thế giới D Là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới

Trang 3

KHU VỰC ĐÔNG NAM ÁCâu 1 Khu vực Đông Nam Á gồm bao nhiêu quốc gia?

Câu 2 Khu vực Đông Nam Á nằm giữa hai đại dương nào sau đây ?

A Thái Bình Dương và Đại Tây Dương B Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương C Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương D Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương

Câu 3 Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?

A Xin-ga-po B Ma-lai-xi-a C Thái Lan D Phi-lip-pin

Câu 4 Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á hải đảo?

A Việt Nam B Cam-pu-chia C In-đô-nê-xi-a D Mi-an-ma

Câu 5 Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A Tập trung rất nhiều loại khoáng sản và khí hậu thuận lợi.B Là nơi đông dân nhất thế giới, nhiều thành phần dân tộc.C Nơi tiếp giáp giữa hai đại dương, vị trí cầu nối hai lục địa.D Nền kinh tế phát triển mạnh và nguồn tài nguyên giàu có

Câu 6 Quốc gia nào sau đây trong khu vực Đông Nam Á không giáp biển?

A Lào B Thái Lan C Cam-pu-chia D Mi-an-ma

Câu 7 Các nước khu vực Đông Nam Á không có kiểu khí hậu nào sau đây ?

A Ôn đới B Nhiệt đới C Cận xích đạo D Xích đạo

Câu 8 Hai loại đất chủ yếu ở các nước Đông Nam Á là

A phù sa và feralit B phù sa và pôtdôn C feralit và pôtdôn D pôtdôn và đài nguyên

Câu 9 Sông ngòi Đông Nam Á biển đảo thường có đặc điểm

A ngắn và dốc B ngắn và nhiều phù sa C dài và nhiều nước D dài và dốc

Câu 10 Các đồng bằng ở Đông Nam Á lục địa màu mỡ do

A có sản phẩm phong hóa từ dung nham núi lửa B có lớp phủ thực vật dày và phong phú.C được con người khai thác và cải tạo lâu đời D được phù sa của các con sông lớn bồi đắp

Câu 11 Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không đúng với khu vực Đông Nam Á?

A Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích B Tất cả các quốc gia đều có vùng biển rộng.C Các đồng bằng châu thổ sông rất màu mỡ D Rừng nhiệt đới ẩm lớn và đa dạng sinh học

Câu 12 Điểm nào sau đây không đúng với tài nguyên khu vực Đông Nam Á?

A Thảm thực vật phong phú B Sinh vật biển đa dạng.C Nguồn khoáng sản giàu có D Khí hậu mát mẻ, ôn hòa

Câu 13 Nét khác biệt về khí hậu của miền Bắc Mi-an-ma và miền Bắc Việt Nam so với các nước

Đông Nam Á làA nóng quanh năm B có lượng mưa lớn C có mùa đông lạnh D thường xuyên có bão

Câu 14 Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

A Có rất nhiều núi lửa đang hoạt động B Các dãy núi hướng tây bắc-đông nam.C Nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ D Một số sông dài, lưu lượng nước lớn

Câu 15 Rừng ở khu vực Đông Nam Á chủ yếu là

A rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm B rừng cận xích đạo và rừng nhiệt đới khô.C rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới khô D rừng nhiệt đới khô và rừng mưa nhiệt đới

Câu 16 Khó khăn về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á trong phát triển kinh tế là

A địa hình núi cao hiểm trở B khí hậu khô hạn, ít mưa.C không có đồng bằng lớn D thường xuyên có thiên tai

Trang 4

Câu 17 Tại sao khu vực Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào?

A Dân số đông, cơ cấu dân số già B Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.C Thu hút nhiều lao động nhập cư D Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng

Câu 18 Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư ở Đông Nam Á?

A Có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao B Dân số đông, mật độ dân số cao.C Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao D Tốc độ gia tăng dân số đang giảm

Câu 19 Ý nào dưới đây không đúng về dân cư của Đông Nam Á?

A Qui mô dân số đông và tăng nhanh B Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên rất cao.C Tỉ lệ người trong tuổi lao động rất lớn D Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật

Câu 20 Dân số khu vực Đông Nam Á tăng nhanh chủ yếu do

A thu hút dân cư từ các khu vực lân cận B tỉ lệ tử giảm nhanh, tuổi thọ trung bình tăng.C dân số đông, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao D cơ cấu dân số già, tuổi thọ được nâng cao

Câu 21 Dân số đông giúp cho Đông Nam Á có

A thị trường tiêu thụ rộng, dễ xuất khẩu lao động B nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn C nền văn hóa đa dạng, thu hút du khách quốc tế D thế mạnh trồng lúa nước và xuất khẩu gạo

Câu 22 Nước có dân số đông nhất khu vực Đông Nam Á là

A Việt Nam B In-đô-nê-xi-a C Phi-lip-pin D Thái Lan

Câu 23 Dân cư Đông Nam Á tập trung đông đúc ở

A các nước Đông Nam Á lục địa B các cao nguyên đất đỏ badan C vùng đồng bằng và ven biển D trung tâm của các đảo lớn

Câu 24 Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á?

A Dân đông, mật độ dân số cao B Có nguồn lao động dồi dào.C Phân bố dân cư không đều D Các nước đều có dân số già

Câu 25 Một trong những thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác và cùng phát triển là có sự tương

đồng vềA nguồn tài nguyên khoáng sản B trình độ phát triển kinh tế C dân số và lực lượng lao động D phong tục, tập quán văn hóa

Câu 26 Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo vì là nơi

A giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới B ra đời của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.C xuất hiện nền văn minh cổ đại lớn nhất thế giới D tiếp nhận người nhập cư lớn trên thế giới

Câu 27 Các nước Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc là do

A có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh nước sâu.B nằm ở nơi giao thoa giữa các nền văn minh lớn C nằm trong vùng nội chí tuyến có nền nhiệt độ cao.D vừa nằm trên lục địa vừa tiếp giáp đại dương lớn

Câu 28 Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á?

A Dân số đông, mật độ dân số cao và phân bố không đều.B Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng tăng nhanh.C Dân số trẻ, số người trong tuổi lao động chiếm trên 50%.D Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật còn hạn chế

Câu 29 Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp

A nhiệt đới B cận nhiệt C ôn đới D hàn đới

Câu 30 Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?

A Trồng cây ăn quả B Trồng lúa nước C Chăn nuôi gia súc D Đánh bắt thủy sản

Trang 5

Câu 31 Tại sao đánh bắt nuôi trồng thủy, hải sản là ngành kinh tế truyền thống của Đông Nam Á ?

A Đông Nam Á có lợi thế về biển B Người dân có nhiều kinh nghiệm.C Đông Nam Á có số dân đông D Có hệ thống sông hồ dày đặc

Câu 32 Nước có sản lượng đánh bắt cá hàng năm đứng đầu khu vực Đông Nam Á là

A.Việt Nam B In-đô-nê-xi-a C Phi-lip-pin D Thái Lan

Câu 33 Cây lương thực chính được trồng ở các nước Đông Nam Á là

A lúa mì B lúa gạo C ngô D lúa mạch

Câu 34 Nước có sản lượng lương thực đứng đầu khu vực Đông Nam Á là

A.Việt Nam B In-đô-nê-xi-a C Phi-lip-pin D Thái Lan

Câu 35 Các nước Đông Nam Á xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới là

A.Việt Nam và In-đô-nê-xi-a B Phi-lip-pin và In-đô-nê-xi-a

C Thái Lan và Phi-lip-pin D Thái Lan và Việt Nam.Câu 36 Do vị trí địa lí nên hầu hết các nước Đông Nam Á có thế mạnh để phát triển

A kinh tế biển B lâm nghiệp C thủy điện D chăn nuôi

Câu 37 Cây công nghiệp nào sau đây không phải là thế mạnh của các nước Đông Nam Á?

A Cao su B Hồ tiêu C Cà phê D Củ cải đường

Câu 38 Cây cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều ở Đông Nam Á là do

A địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào B khí hậu phân hóa đa dạng, nguồn nước dồi dào.C địa hình bằng phẳng, diện tích đất feralit lớn D có khí hậu nóng ẩm, diện tích đất feralit lớn

Câu 39 Cà phê, ca cao, hồ tiêu được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á do

A khí hậu nóng ẩm và đất badan màu mỡ B nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn.C công nghiệp chế biến rất phát triển D truyền thống trồng cây công nghiệp lâu đời

Câu 40 Nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển mạnh ở các nước Đông Nam Á, chủ yếu là do

A có thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng B nguồn lao động dồi dào và giàu kinh nghiệm.C đất trồng phong phú và nguồn nước dồi dào D khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo

Câu 41 Xây dựng quá nhiều đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Công, sẽ gây thiệt hại nặng nề

nhất cho ngành kinh tế nào của các nước ở vùng hạ lưu sông?A Nông nghiệp B Công nghiệp C Thương mại D Du lịch

Câu 42 Khu vực Đông Nam Á có ngành khai khoáng phát triển do

A diện tích rừng rộng lớn B nguồn khoáng sản dồi dào.C vùng biển nhiều thủy sản D phần lớn lãnh thổ là đồi núi

Câu 43 Phát biểu nào sau đây không đúng về cây trồng ở Đông Nam Á

A Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng.B Cây công nghiệp lâu năm hiện nay được phát triển mạnh C Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực.D Các đồng bằng là nơi phân bố cây công nghiệp lâu năm

Câu 44 Nhiều nước Đông Nam Á hiện nay phát triển mạnh đánh bắt xa bờ, chủ yếu là nhờ vào

A lao động có nhiều kinh nghiệm B vùng biển rộng có nhiều tôm, cá.C tàu thuyền, ngư cụ được hiện đại D có nhiều đảo và quần đảo xa bờ

Câu 45 Vấn đề cấp thiết nhất hiện nay trong đánh bắt hải sản ở các nước Đông Nam Á là

A khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi sinh vật B gắn đánh bắt với công nghiệp chế biến hải sản.C tăng cường đánh bắt nhiều loài sinh vật biển D mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đánh bắt

Câu 46 Hướng phát triển của công nghiệp Đông Nam Á không phải là

A tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài B hiện đại hoá thiết bị, chuyển giao công nghệ.C tăng cường đào tạo kĩ thuật cho người lao động D sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước

Trang 6

Câu 47 Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

A chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu nội địa.B phát triển các ngành công nghiệp hàm lượng khoa học kĩ thuật cao.C phát triển các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và nguyên vật liệu.D ưu tiên phát triển các ngành truyền thống và các làng nghề cổ truyền

Câu 48 Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á hiện nay?

A Hệ thống giao thông mở rộng và tăng thêm B Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.C Hệ thống ngân hàng, tín dụng được hiện đại D Hệ thống viễn thông còn rất chậm phát triển

Câu 49 Hầu hết các nước Đông Nam Á đều quan tâm đến phát triển giao thông vận tải đường biển, do

A có vị trí giáp biển B phát triển nội thương C vận tải đường bộ yếu D có nhiều vũng, vịnh

Câu 50 Nguyên nhân chính làm cho ngành khai thác hải sản ở các nước Đông Nam Á chưa phát huy

hết tiềm năng làA các nước chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.B thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão.C nguồn hải sản suy giảm, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.D phương tiện khai thác còn lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ

Câu 51 Công nghiệp chế biến thực phẩm của Đông Nam Á phát triển dựa trên các

nào sau đây?A Nguồn lao động rất dồi dào và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.B Nguồn lao động dồi dào và cơ sở hạ tầng khá hiện đại.C Nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụ rộng

D Nguồn vốn đầu tư nhiều và thị trường tiêu thụ rộng lớn.Câu 52 Quốc gia nào sau đây chưa tham gia tổ chức ASEAN?

A Bru-nây B Cam-pu-chia C Mi-an-ma D Ti-mo Lét-xtê

Câu 53 Mục tiêu tổng quát của ASEAN là

A đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.B phát triển kinh tế, giáo dục và tiến bộ xã hội của các quốc gia thành viên.C xây dựng ASEAN thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất.D giải quyết sự khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ từng nước

Câu 54 Ý nào sau đây không phải là thách thức đối với ASEAN hiện nay?

A Trình độ phát triển còn chênh lệch B Vẫn còn tình trạng đói nghèo.C Khai thác tài nguyên chưa hợp lí D Đời sống nhân dân được cải thiện

Câu 55 Mục tiêu chính của ASEAN là

A giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân B tăng cường hợp tác, thúc đẩy cạnh tranh giữa các nước

C đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế D xây dựng khu vực hòa bình, ổn định và cùng phát triển

Câu 56 Nhận định nào sau đây không đúng về thành tựu của ASEAN?

A 11/11 nước trở thành thành viên của ASEAN B Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.C Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện D Xây dựng được môi trường hòa bình, ổn định

Câu 57 Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN vào năm nào?

A 1967 B 1995 C 1997 D 1999

Câu 58 Thành tựu có ý nghĩa chính trị quan trọng đối với ASEAN là

A xây dựng được môi trường hòa bình và ổn định B tốc độ phát triển kinh tế cao và duy trì ổn định.C hệ thống cơ sở hạ tầng đang được hiện đại hóa

Trang 7

D Chỉ số HDI tăng, đời sống nhân dân nâng cao

Câu 59 Cơ chế hợp tác của ASEAN không có biểu hiện nào sau đây?

A Thông qua các diễn đàn B Tổ chức sản xuất vũ khí.C Tổ chức các hội nghị D Các dự án, chương trình

Câu 60 Phát biểu nào sau đây đúng về thành tựu của ASEAN hiện nay?A Nhiều quốc gia thuộc vào nhóm nước phát triển.

B Tốc độ tăng GDP của một số quốc gia khá cao.C Các quốc gia có trình độ phát triển ngang nhau.D Tình trạng đói nghèo đã hoàn toàn được xóa bỏ.Câu 61 Phát biểu nào sau đây không đúng với ASEAN hiện nay?

A Mở rộng liên kết với các nước bên ngoài B Là một tổ chức lớn mạnh hàng đầu thế giới.C Trình độ phát triển khác nhau giữa các nước D Quan tâm đến việc nâng cao trình độ lao động

Câu 62 Phát biểu nào sau đây không đúng với các quốc gia trong ASEAN hiện

nay?A Chú trọng bảo vệ tài nguyên, môi trường B Có trình độ phát triển kinh tế ngang nhau

C Phong tục, tập quán có sự tương đồng D Tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia

Câu 2 Kinh tế của nhiều quốc gia Tây Nam Á phụ thuộc vào loại khoáng sản nào sau đây?

A dầu mỏ B vàng C kim cương D than đá

Câu 3 Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở ven

A vịnh Pec-xich B vịnh Ô-man C biển Ca-xpi D biển Đỏ

Câu 4 Địa hình Tây Nam Á chủ yếu là

A núi và cao nguyên B cao nguyên và đồng bằng C đồi và đồng bằng D đồng bằng và núi

Câu 5 Cảnh quan điển hình ở Tây Nam Á là

A rừng thưa rụng lá và rừng rậm B hoang mạc và bán hoang mạc.C đồng cỏ và các xavan cây bụi D cây bụi lá cứng và thảo nguyên

Câu 6 Tây Nam Á nằm án ngữ con đường biển nối hai đại dương nào sau đây?

A Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương B Nam Đại Dương và Đại Tây Dương.C Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương D Thái Bình Dương và Nam Đại Dương

Câu 7 Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nào sau đây?

A Nằm ở vĩ độ cao, hệ động thực vật phong phú.B Khí hậu khô hạn, nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên.C Sông ngòi dày đặc, rừng mưa nhiệt đới rộng lớn D Nguồn nhiệt ẩm dồi dào, nhiều đồng bằng rộng

Câu 8 Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Tây Nam Á?

A Nằm ở vị trí trung gian giữa 3 châu Âu-Á-Phi.B Án ngữ trên tuyến đường biển quốc tế quan trọng C Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc.D Nằm ở trung tâm châu Á, giáp nhiều cường quốc

Trang 8

Câu 9 Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến Tây Nam Á trở thành “điểm nóng” của thế

giới?A Xuất hiện nhiều nền văn minh cổ đại B Có nhiều tổ chức tôn giáo cực đoan C Trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới D Vị trí địa lí và chính trị quan trọng

Câu 10 Nhận định nào sau đây không đúng về Tây Nam Á?

A Là nguồn cung cấp dầu mỏ cho thế giới B Tài nguyên phong phú và đa dạng C Là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn D Xung đột tranh giành tài nguyên

Câu 11 Điều kiện tự nhiên Tây Nam Á rất thuận lợi cho phát triển

A trồng cây lương thực B chăn nuôi gia súc C khai thác dầu mỏ D nông-lâm kết hợp

Câu 12 Để phát triển trồng trọt ở Tây Nam Á cần quan tâm đến vấn đề nào sau đây?

A Giải quyết vấn đề nước tưới B Lai tạo giống năng suất cao.C Cải tạo đất đai, tăng độ phì D Cơ giới hóa nông nghiệp

Câu 13 Điểm nào sau đây đúng với tài nguyên khu vực Tây Nam Á?

A Thảm thực vật phong phú B Mạng lưới sông dày đặc.C Nguồn khoáng sản giàu có D Khí hậu mát mẻ, ôn hòa

Câu 14 Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm khu vực Tây Nam Á?

A Có nhiều bất ổn, xung đột tôn giáo, sắc tộc.B Có vị trí địa-chính trị mang tính chiến lược.C Giàu có về khoáng sản, đặc biệt là dầu khí.D Tự nhiên thuận lợi phát triển nông nghiệp

Câu 15 Dân cư, xã hội của khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A Qui mô dân số đông, phân bố đều, tuổi thọ tăng nhanh.B Nguồn lao động dồi dào, tập trung chủ yếu ở nông thôn.C Có nền văn minh cổ đại, phần lớn dân cư theo đạo Hồi D Đạo Phật có ảnh hưởng sâu rộng, nền văn minh lúa nước

Câu 16 Ở khu vực Tây Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự biến động theo từng giai đoạn do nguyên

nhân chủ yếu nào sau đây?A Giá dầu biến động, xung đột vũ trang và dịch bệnh.B Thiên tai tự nhiên, động đất và cháy rừng nhiều nơi.C Xung đột sắc tộc, khủng hoảng kinh tế và thiên tai.D Đại dịch Covid-19, động đất nhiều nơi, chiến tranh

Câu 17 Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Tây Nam Á là

A Hồi giáo B Phật giáo C Thiên chúa giáo D Do thái giáo

Câu 18 Tây Nam Á là khu vực có

A dân số đang suy giảm B dân số đô thị đông C rất ít người nhập cư D cơ cấu dân số già

Câu 19 Dân cư Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?

A Mật độ dân số khá thấp B Phân bố rất không đều C Tập trung ở nông thôn D Phần lớn là người Ả-rập

Câu 20 Nguyên nhân sâu xa làm cho Tây Nam Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường

quốc là gì?A Nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào và vị trí địa – chính trị chiến lược.B Nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, nhất là dầu mỏ và khí đốt.C Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và có con đường tơ lụa đi qua.D Tiếp giáp với nhiều cường quốc ở cả châu Á, châu Âu và châu Phi

Câu 21 Phát biểu nào sau đây không đúng về Tây Nam Á?

A Đã từng xuất hiện nền văn minh Lưỡng Hà B Dân cư thưa thớt nhưng phân bố không đều C Người theo đạo Hồi chiếm phần lớn dân số D Khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển

Trang 9

Câu 22 Tình trạng đói nghèo còn xảy ra ở khu vực Tây Nam Á do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A Thiếu hụt nguồn lao động B Chiến tranh, xung đột.C Dịch bệnh tràn lan D Thiên tai thường xuyên

HẾT

Ngày đăng: 01/09/2024, 08:02

w