1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giá trị lịch sử và nhân văn trong bản di chúc của chủ tịch hồ chí minh tiểu luận cuối kỳ

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 5,38 MB

Nội dung

Lido chon dé tai “Như thế, Người đi, phút cuối cùng Nhẹ nhàng thanh tịnh rất ung dung Lời Di chúc gửi êm bên gối Quên nỗi mình đau đề nhớ chung ” Tô Hữu Giây phút lâm chung, vẫn nguyên

Trang 1

Bai thu hoach mon hoc

TU TUONG HO CHI MINH

DE TAI 2: GIA TRI LICH SU VA NHAN VAN TRONG BAN DI

CHUC CUA CHU TICH HO CHI MINH

Thu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tifa Nội - 222

Trang 2

Bài thu hoạch môn học

TU TUONG HO CHI MINH

DE TAI 2: GIA TRI LICH SU VA NHAN VAN TRONG BAN DI

CHUC CUA CHU TICH HO CHI MINH

Ma sinh vién : 1457010007 Lớp : TA 14-01 Khóa ;:KI4

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Đăng Thu

Hà Nội - 2022

Trang 3

LOI MO DAU

1 Lido chon dé tai

“Như thế, Người đi, phút cuối cùng Nhẹ nhàng thanh tịnh rất ung dung

Lời Di chúc gửi êm bên gối Quên nỗi mình đau đề nhớ chung ”

(Tô Hữu)

Giây phút lâm chung, vẫn nguyên vẹn sự minh man của bậc vĩ nhân và cốt cách

hiền triết Á Đông, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam anh hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh

cầm tay Thủ tướng Phạm Văn Đồng mà thường ngày Người vẫn gọi trìu mến là “chú Tô”

và hỏi: “hai Giáp có phải không chú?” Đấy là Người nhớ rằng, lễ mừng Quốc khánh lần

thứ 24 là năm chăn, hãy đốt pháo hoa cho dân chúng mừng Mọi năm vào ngày lễ trọng đại này - Mùa thu Tháng Tám, đồng bảo Hà Nội vẫn hân hoan chào đón Người, lắng nghe tiếng nói ấm áp của Người Trong nắng sớm mùa thu và rợp trời cờ đỏ sao vàng, tập trung giữa quảng trường Ba Dinh lịch sử, đồng bào Hà Nội ai cũng ngước nhìn lên lễ đài dé được nhìn rõ ánh mắt, nụ cười của Người, để nhận từ đó, sự ấm áp, niềm tin yêu và hy

vọng Ây vậy mà, Quốc khánh lần thứ 24, đó là lần đầu tiên, người dân Thủ đô không

được nhìn thấy Người cha già kính yêu đó trên lễ đài như bao năm trước Nào có ai hay, Bác đã ra đi vĩnh viễn, trở về với thế giới người Hiền, sau những cơn đau quặn thắt tâm can Từ 9 giờ 47 phút sáng ngày 02/9/1969, thời gian như ngừng trôi Suốt những ngày tang lễ, “người tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”, Hà Nội và cả nước dường như vỡ òa trong tiếng khóc, niềm đau xót tiếc thương bao phủ trong nắng màu ảm đạm của sắc trời thu Hà Nội Bạn bè khắp năm châu bốn biển cùng đau nỗi đau không gì có thể bù đấp cùng dân

tộc và nhân dân Việt Nam Vì dân tộc độc lập mà Người đã trọn đời tranh đầu, vì nhân

dân phải được tự do và sống trong hạnh phúc mà Người đã hy sinh, dâng hiến và hóa thân Đó là những gì chúng tôi được nghe qua lời kê ngọt ngào truyền cảm của cô Nguyễn

Thu Hiền, hướng dẫn viên du lịch của bảo tàng Hồ Chí Minh Lại nói, ngày hôm nay thật vinh dự và phần khởi cho lớp Tiếng Anh 14 — 01, trường đại học Đại Nam chúng tôi đã

được tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi lưu trữ những tư liệu lịch sử quý giá của

1

Trang 4

người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam — Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại Dạo một vòng

quanh bảo tàng, ngắm nhìn những tư liệu lịch sử tạo cảm giác giống như chúng tôi đang được quay trở lại những ngày tháng hào hùng của dân tộc, những tháng ngày khó khăn, chứa đầy mô hôi, máu và nước mắt mà Bác hi sinh cho nền hòa bình tự do cho dân tộc, giống như tận mắt chứng kiến thời khắc đau buồn của lịch sử dân tộc, chứng kiến hàng chục vạn đồng bảo tụ họp trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, cùng hàng chục triệu người Việt Nam từ mọi phương trời, miền Bắc và miền Nam, trong và ngoài nước, khóc lặng, cùng thành kính đón nhận từng dòng, từng chữ trong Di Chúc Người gửi lại "Cuối cùng,

tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các

cháu thanh niên và nhi đồng Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phân đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế

giới" Đó là những lời cuối cùng trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu

Di chúc là một tư liệu chính trị - lịch sử vô cùng quý giá của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta Bác đã để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn Đảng, toàn dân, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng, cùng bầu bạn quốc tế

(Bao tang Hé Chi Minh) Sau 42 năm ra đời, ngày nay đọc lại bản Di chúc bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngâm nghĩ những lời Bác căn dặn, ta càng xúc động, thấm thía công ơn trời biển của Bác đối với đất nước và dân tộc, càng vững tin đi theo đường lối cách mạng đúng đắn và sáng

2

Trang 5

suốt của Người Di sản mà Người đề lại trong Di chúc không phải là của cải, tiền bạc, sự

kế thừa địa vị mà là những lời đặn dò tâm huyết, những bài học được đúc kết từ thực tế

cuộc đời hoạt động cách mạng của Người và từ kết quả của tiến trình lịch sử cách mạng

Việt Nam đã trải qua gần một nửa thế kỷ Chính vì vậy, Di chúc của Người không những có ý nghĩa thiêng liêng với hiện tại mà còn nguyên giá trị to lớn đối với tương lai “Tìm hiểu về gia tri lịch sử và giá trị nhân văn của DI chúc”, nghiên cứu, lời căn dặn của Bác trước lúc đi xa, tiến bộ, xứng đáng với những kì vọng mà Bác đã giao phó

2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Giá trị lịch sử và giá trị nhân văn của bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là

văn kiện lịch sử vô giá kết tỉnh những tỉnh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội

dung cơ bản, những quan điểm cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai Những lời căn dặn,

những điều mong muốn của Bác luôn hiện điện và là kim chỉ nam trên mỗi chặng đường

phát triển của dân tộc Bản di chúc đó mãi mãi vẫn là tắm gương chiếu rọi cho các lớp hậu thế trên mỗi đoạn thác ghènh của lịch sử Ta sâu sắc hơn, những phẩm chất cao quý của Người, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại

3 Kết cầu của đề tài

Đề tài gồm 3 phần:

- Phan mo dau

- _ Phần nội dung: gồm 3 chương: + Chương l: Nội dung và giá trị trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh + Chương 2: Thực hiện ý nguyện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai

đoạn hiện nay

+ Chương 3: Nhận thức việc học tập theo di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh và liên hệ bản thân

- Phần kết luận

Trang 6

B NOI DUNG

CHUONG 1: NOI DUNG VA GIA TRI CUA DI CHUC

1 Vài nét về Di chúc Ngôi nhà sản don so, gian di

Người đã ở, trọn một đời giường đơn chiếu mộc, cũng trọn một đời không

một giấc ngủ yên Gần đó, “Nhà 67”,

Người đã ở những ngày cuối cùng và tại nơi đây, trên giường bệnh, giữa những cơn đau, Người vẫn hằng mong tin chiên thăng báo về từ miện

Nam — miễn Nam luôn ở trong trái tim Người (Ban làm việc của Bác tại Phủ Chủ tịch)

Nghe tin đê vỡ, lũ lụt tràn về, Người hỏi

trong hơi thở gấp: Đê vỡ ở đâu? Có kịp sơ tán dân đi chưa? Người còn hỏi, sắp đến ngày khai trường rôi, các chú chuân bị trường, lớp, sách vở cho các cháu đên đâu rôi?

Trong Di chúc, Người đã dặn lại chúng ta, nêu như khi tôi đã qua đời mà miền

Nam vẫn chưa được giải phóng thì xin gửi lại một ít tro xương cho đồng bào miền Nam Ta thấu hiểu nỗi đau của Người, biết rõ nỗi đau ấy trên từng nét chữ Trong lần cuối cùng

^~, é

sửa DI chúc giữa ngày tháng năm sinh nhật, nét bút đỏ của Người gạch chữ “xương” đi,

để lại chữ “tro” và dặn lại: tro thì chia vào ba hộp sành, cho miền Bắc một hộp, miền

Trung một hộp, miền Nam một hộp, tìm đồi cao mà chôn xuống cho đỡ tốn đất ruộng Người nghĩ tới dân, thương nông dân, để đất ruộng cho nông dân, dặn miễn thuế nông nghiệp cho bà con trong các hợp tác xã, ngay sau ngày giải phóng miền Nam Trước lúc

ra đi, Người muốn nghe một câu hò Huế, một làn điệu dân ca xứ Nghệ và muốn được

uống một ngụm nước dừa Ở đời, không ai có thê sống mãi và “sinh có hạn, tử bất kỳ”, đó là lẽ thường, cũng là điều nghiệt ngã của số phận - cái hữu hạn của sự sống cá thể Vậy

4

Trang 7

mà, với Hồ Chí Minh, Người không chí vượt lên nỗi đau, “quên nỗi mình đau để nhớ

chung”, không chỉ có chờ đợi đến ngày toàn thắng, giải phóng miền Nam, thông nhất dat nước - dù không thể chờ được - mà Người còn cô chờ đến ngày Quốc khánh với một nỗi niềm, ra với đồng bảo, dù chỉ nói đăm câu, gặp dân dăm phút Nỗi niềm ấy của Người, không chỉ đồng bào Thủ đô mà đồng bào cả nước, kế cả đồng bảo ta ở nước ngoài thấu hiểu linh thiêng và cao cả đến nhường nào Với Hà Nội và người dân ở Hà Nội, nỗi đau chịu tang Người da diết khôn cùng, bởi được trực tiếp đến với Người, “ta đi qua đau khổ trước di hài” “Bác ơi!” là tiếng gọi, tiếng khóc của tất cả mọi người, từ em nhỏ thơ ngây đến những người già từng trải, những giọt nước mắt này thay cho cả những người vắng mặt do hoàn cảnh đất nước còn chia cắt Hà Nội đã đón Người trong Lễ Độc lập đầu tiên, lắng nghe Tuyên ngôn độc lập do Người đích thân soạn thảo và tuyên đọc Hà Nội đã được nghe trực tiếp tiếng Người “Đồng bào nghe tôi nói có rõ không?” Có lãnh tụ nào

trên đời gần gũi, thân thương với dân và hòa vào lòng dân đến như vậy? Hà Nội lại vinh

dự thay mặt cả nước đón Người cùng Trung ương Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc trở về sau chín năm kháng chiến thắng lợi với kỳ tích Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu chấn động địa cầu Hai mươi tư năm sau kê từ ngày Người đọc Tuyên ngôn độc lập, Hà Nội đau đớn vĩnh biệt Người Hà Nội và cả nước, bạn bè quốc tế trong giờ phút tiễn đưa Người về với tô tiên và thế giới người Hiền, có vạn người, triệu người lắng nghe đọc Di chúc của Người - Bản Di chúc 1.000 từ mà Người dồn tâm sức để viết và sửa chữa hàng năm, sửa lần cuối cùng vào địp sinh nhật (5/1969), bốn tháng sau, Người vĩnh biệt chúng

ta Bản DI chúc ay là một đại tổng kết lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam, lắng

đọng và kết tinh những tư tưởng, đạo đức, tâm hồn và tình cảm cao quý của Người - con người Việt Nam đẹp nhất, Con Người viết hoa Chân - Thiện - Mỹ mà lịch sử đã tạo nên, đã làm rạng rỡ Việt Nam, đã tỏa sáng trong Nhân loại Người khiêm nhường chỉ gọi đó là

một bức thư, là may loi đề lại cho đồng bào đồng chí Văn kiện lịch sử vô giá này, Người

đã ấp ủ và viết ra từ Hà Nội - trái tìm Tổ quốc Người sửa chữa từng câu từng chữ Người đề lại cho chúng ta muôn vàn tình thân yêu, ký thác vào ta bao dự định tốt lành, tràn ngập niềm tin và tỉnh thần lạc quan đề cô vũ đồng bào đồng chí, còn nỗi đau đời, nỗi đau nhân thể, Người nén chặt trong lòng Người ra đi không có điều gì phải ân hận, Người chỉ có một niềm nuối tiếc, “chỉ tiếc là tiếc rằng, không được phục vụ Cách mạng, Tổ quốc và

5

Trang 8

đồng bào lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” Khi Tổng Bí thư Lê Duân (lúc đó gọi là Bí thư thứ nhất) đọc đến đoạn này thì cả quảng trường Ba Đình lịch sử và khắp mọi nơi - dưới các loa phóng thanh trong phút đau thương vĩnh biệt - cả một biển người đã khóc, đã đông cảm cùng nhau bởi nỗi đau lớn nhất, đã kết thành sức mạnh của đồng tâm, đồng chí, đồng

lòng đề đồng hành, thề quyết biễn đau thương thành hành động, giải phóng miền Nam dé

thỏa lòng mong ước của Người, thể đưa lá cờ quyết chiến, quyết thắng của Người mà Người ký thác, trao gửi cho đồng bào đồng chí tới đích cuỗi cùng

2 Nội dung cốt lõi của bản di chúc Bác Hồ

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã dau

tranh không mệt mỏi và hiến dâng cá đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng

sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, vì hòa bình và công lý trên thế

gid

Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp

quốc UNESCO ra nghị quyết về ký niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chi Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hoa lon” (HO CHI MINH

VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF

CULTURE) vao nam 1990 Trước khi Người ra đi, Người đã để lai cho Dang ta, nhân dân ta một di sản lớn, đó

chính là những lời cuối cùng trong bản Di chúc của Người Như một bài học lớn cho bao

lớp lớp thế hệ con cháu Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng,

tầm chiến lược to lớn và có ý nghĩa thời đại sâu sắc như PGS.TS Phạm Xanh (Khoa Lịch

sử — Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phân

tích: “Tinh thần của Di chúc xuyên suốt 40 năm và còn đi theo chúng ta nhiều năm nữa Đó là mục tiêu phần đầu để xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh, sánh vai với các nước khác trên thể giới này Và công việc đó là công việc một đời người không làm được, hai đời người không làm được mà có thê nhiều đời, toàn Đảng, toàn dân

Trang 9

có thể làm được Đó là tầm nhìn hết sức lớn và tôi cho rằng ý nghĩa thời đại chính là ở

chỗ đó, một tầm nhìn xuyên thé ky” Đọc bản di chúc của Người, đối với mỗi vấn

để liên quan, bản thân tôi lại rút ra được rất nhiều bài

học bổ ích Trong bán di chúc, Người không quên nhắc đến tất các tổ chức, tầng lớp nhận dân Người

nói về Dang: “TRUOC HET NOI VE DANG — Nho

cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí

công vô tư Phải giữ gìn Dảng ta thật trong sạch, phải xứng đảng là người lãnh đạo, là người đây tớ thật trung thành của nhân dân.”

Người nói về Đoàn viên thanh niên, về Nhân dân lao động, vé cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về phong trào cộng sản thế giới tất cả đều là những lời ngợi khen nhưng không kém phần động viên, chỉ bảo, nhắc nhở mọi người cũng cô gắng nỗ lực bảo vệ và phát huy những gì chúng ta đã đạt được trong cuộc chiến tranh hết sức gian khô

Bản Di chúc của Người là lời tiên tri, là đi sản lớn mà đến cuối cuộc đời Bác đã đề lại cho

nhân dân ta, cho dân tộc ta và cho toàn thế IỚI

Trang 10

Ban Di chic da cho thay sự hi sinh của một con người vĩ đại,

một vĩ nhân Đến cuối đời, Người vẫn một lòng lo cho vận mệnh của dân tộc, về việc riêng của bản thân, Người chỉ có mong cầu đơn giản: “ Về việc riêng - Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tô chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt di, noi chit la “ hoả tảng “ Tôi mong rằng cách “

hoá táng “ dân dân sẽ được phô biến Vì như thể đối với người sống

đã tốt về mặt vệ sinh, lại không ton dat Bao gid ta co nhiều điện, thi “ dién tang “ cang

tốt hơn Tro xương thì tìm một quả đôi mà chôn Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có

nhiều đôi tốt Trên mộ, nên xây một cải nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẽ đề

những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi Nên có kế hoạch trồng cây trên đổi Ai đến thăm thì trồng một cây làm ki niệm Trông cây nào phải tốt cây ấy Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp Nếu tôi qua đời trước ngày mước ta được thống nhất, thì nên gửi một it tro xương cho đồng bào Miễn Nam

Cuối cùng, tôi đề lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ

đội, cho các chu thanh niên và nhì đồng Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, cdc bau ban va cae chau thanh niên, nhỉ đồng quốc tế Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mang thé giới `

Một vị lãnh tụ của dân tộc mà chỉ có những mong cầu giản đơn sau khi qua đời, vấn dành phân lớn suy nghĩ, trăn trở của mình cho nhân dân, cho đất nước Quả thật tôi vô cùng xúc động và nghẹn ngào khi đọc những dòng Di chúc của Người Như những câu

thơ mà nhà thơ Tổ Hữu đã thốt lên:

* Bác ơi tìm Bác mênh mông thế Om ca non séng mét kiệp người”

Trang 11

3 Giá trị lịch sử va gid trị nhân văn trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.1 Giả trị lịch sứ Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá của nhân dân Việt

Nam

Đồng chí Nguyễn Văn Công, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho biết, theo đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc bẩy giờ kẻ lại,

Bác bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc vào 9 giờ sáng thứ hai ngày 10-5-

1965 Và cứ đến dịp sinh nhật Bác hằng năm, đồng chí Vũ Kỳ lại đặt bản Di chúc lên bàn

làm việc của Người; sau đó Bác bồ sung và giao lại cho đồng chí Vũ Kỳ cất giữ Ngày 19- 5-1969, Bác sửa lần cuối Di chúc được công bồ trong ngày tô chức lễ truy điệu Bác Hỗ (ngày 09-9-1969) Như vậy có thể thấy, bán Di chúc quan trọng này được Người khởi thảo từ năm 1965, khi đồng bào, cán bộ và chiến sĩ cả nước sôi nôi thi đua lập thành tích chảo mừng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 của Người và được Người bồ sung qua các năm 1968, 1969

Bán Di chúc lịch sử ấy đơn giản chỉ là “„áy lời đề lại”, “tóm tắt vài việc”, như

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, nhưng chứa đựng sự tông kết lớn lao, vĩ đại của người Anh

hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất, thể hiện trí tuệ mẫn tiệp, tầm

nhìn xa, trông rộng của Người đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân

dân ta Bản Di chúc đó không chỉ là những lời căn dặn thiết tha, chứa đựng biết bao tình cảm, hoài bão và khí phách, thể hiện trong từng lời nhắc nhở, dặn dò trước lúc Người đi xa mà nó đã trở thành một tác phẩm “đặc biệt” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tài sản vô

cùng quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa lịch sử,

giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc

Theo GS, TS Vũ Văn Hiền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội

đồng Lý luận Trung ương, nhìn vào lịch sử nhân loại, ngay cả những nhà lãnh đạo tài ba nhất, thông thái nhất cũng không có bản di chúc nào có giá trị đích thực thiêng liêng và thực chất như vậy Bác luôn quan niệm sự nghiệp cách mạng của chúng ta nhất định sẽ

thành công, nhất định thắng lợi, nhất định sẽ đi đến độc lập, tự do, hạnh phúc cho đất

nước, cho nhân dân Bác đã dành nhiều thời gian, tập trung suy nghĩ, chỉnh sửa nhiều lần nhất cho văn bản quan trọng này Điều đó càng thê hiện tĩnh thần trách nhiệm, tấm lòng

9

Trang 12

của Bác đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và đối với tương lai của đất TƯỚC

Khang dinh gia tri lich sử trường tồn của bán Di chúc, đồng chí Phạm Dinh Dang,

Phó Tông Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là biêu hiện rực rỡ nhất, sâu thăm nhất về đức khiêm tốn của người Việt Nam, của một người Cộng sản Tất

cả điều đó đã hội tụ, kết tỉnh và chỉ đạo sự nghiệp của chúng ta từ khi Người còn sống Và

đặc biệt 50 năm vừa qua, chúng ta đã đi qua chặng đường lịch sử hết sức vinh quang trong toàn bộ lịch sử dân tộc chúng ta Cũng đó cũng là nguyện vọng của đông đảo nhân

dân Cũng chính vì điều đó mà Đảng ta đã xếp Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một

trong năm quốc bảo Việt Nam

3.2 Giả trị nhân văn Là người lãnh đạo và dẫn dắt dân tộc Việt Nam trên con đường cách mạng giải

phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành hết cuộc đời

mình để chăm lo cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại đó của dân tộc Việt Nam Suốt đời,

Người luôn quan tâm đến việc làm sao cho dân tộc Việt Nam được độc lập, tự do, nhân

dân Việt Nam a1 cũng có cơm ăn, áo mặc và được học hành Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có

một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân

ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Ngay cả khi

biết mình sắp đi vào cõi vinh hang, 42 nam truéc day, trong Di chiic dé lai cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, Người vẫn không quén can dan “Dang can phai co ké hoach that tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngimg ndng cao đời sống của nhân đâm” Có thể nói, ở Hồ Chí Minh, trọng tâm của mọi vấn đề đều hướng đến con người và giải phóng con người Người không chỉ chú trọng đến việc mang lại tự do, độc lập và

hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam, mà còn cho cả nhân dân toàn thế giới Chính điều đó

đã làm nên giá ứrj nhân văn trong tư tưởng Hỗ chí Minh và sức sống trường tồn của tư tưởng ấy

Dù ở thời đại nào, vân đê về con người, về tự do, hạnh phúc và lẽ sông của con

người đều được quan tâm nhiêu nhật, thậm chí còn là van dé ma các nhà triệt học, nhà tư

tưởng đã bỏ không ít công sức để luận giải, bởi đó là vấn đề thiết thực nhất đối với cuộc

10

Trang 13

Nam cũng rất chú niệm 42 năm thực nghiên cứu gia tri nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh và trong Di chúc của Người, có thể nói, mang một ý nghĩa thực tiễn thiết thực đối với việc phát triển con người Việt Nam trong bồi cảnh hiện tại và tương lai Bởi lẽ, qua đây, chúng ta có thể tiếp thu và vận dụng những tư tưởng căn bản nhất từ quan niệm của Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người, về quyên con người, sự tự do và hạnh phúc của con người

(Bản viết tay di chúc của Bác) Nói đến giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, không thể không nói đến tư tưởng về giải phóng con người Với Bác, con người không thê hưởng đầy đủ những quyền làm một con người, nếu họ không có tự do; và chỉ khi nào con người có được quyền căn bản và đương nhiên đó thì mới có thể bàn đến những quyền khác Với quan niệm này, trong Tuyén ngon độc lập, khi trích dẫn câu nói bất hủ trong 7iyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ - “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khăng định: “Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đăng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” Bản thân Người cũng nói: “Người ta sinh ra và mãi mãi tự do và bình đẳng về quyền Các quyền ấy là: tự do, tư hữu, an ninh và chống áp bức” Do vậy, khi nói đến tự do của con người, Hồ Chí Minh không chỉ nói đến sự tự do của con người về mặt thể xác, mà còn nói đến sự tự do về tư tưởng,

tự do về tĩnh thần Người khẳng định: “7 đo # tưởng - Chê độ ta là chế độ dân chủ, tư

tưởng phải được tự do Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bay tỏ ý

kiến của mình, góp phân tìm ra chân lý Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người Khi mọi người đã phát biêu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyên tự do phục tùng chân iý” Coi tự do như là lẽ sống không chỉ của cá nhân, mà còn của cả toàn dân tộc, Người kiên quyết đầu tranh giành tự do cho nhân dân

lãi

Trang 14

Việt Nam Với Người, “dù phải kháng chiến 5 năm, 10 năm, hay là lâu hơn nữa, để giữ

gìn thông nhất và độc lập cho Tổ quốc, đề tranh lấy tự do và hạnh phúc cho giống nòi, chúng ta cũng quyết kháng chiến cho đến thắng lợi cuối cùng” Và, trước lúc đi xa, khi

đất nước ta còn chưa thống nhất, độc lập cho Tổ quốc còn chưa trọn vẹn, đồng bào ta còn

đang “phải hy sinh nhiều của nhiều người”, nhân dân ta chưa có được cuộc sông ấm no, tự do, hạnh phúc, Người vẫn tin tưởng sắt đá rằng, “dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân

dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thăng lợi Tô quốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bảo

Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

Điều đó cho thấy, tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn gắn liền với độc lập của

dân tộc Với Người, chỉ khi nào dân tộc giành được độc lập thì mọi người mới có tự do:

“Tổ quốc là Tô quốc chung Tô quốc độc lập, thì ai cũng được tự do Nếu mắt nước, thì ai cũng phải làm nô lệ” Có thể nói, trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự do

không phải là cái tự nhiên mà có, tự do luôn gắn với quá trình đấu tranh giành độc lập và

thống nhất của dân tộc và do vậy, không thê có tự do nếu không có độc lập dân tộc, có

độc lập mà không có tự do thi sự độc lập ay cũng vô nghĩa: “Nếu nước độc lập mà dân

không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chăng có nghĩa lý gì” Ở đây, Hồ Chí Minh đã đồng nhất tự do của cá nhân với tự do của dân tộc và coi sự nghiệp giải phóng cá nhân cũng chính là sự nghiệp giải phóng dân tộc Người nói: “Dù cá nhân có ăn no mặc

âm cũng là thân nô lệ vỉ dân tộc còn bị nô lệ Bây giờ đuôi thực dân rồi, đánh bẹp phong

kiến rồi, có người dù ăn chưa được no, mặc chưa được ấm, nhưng thân phận mình là chủ đất nước, là tự do Mọi người góp phần vào xây dựng đất nước giàu mạnh Đó là xây dựng tiền đồ Tiền đồ của mọi người không tách ra ngoài tiền đồ chung của dân tộc được” Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn ra sức kêu gọi quần chúng nhân dân làm cách mang đề giành độc lập cho dân tộc và coi “mục đích của cách mạng là xây dựng một

nước Việt Nam độc lập, thong nhất, tự do, giàu mạnh Làm cho nhân dân được hưởng

hạnh phúc và xây dựng một xã hội sung sướng, vẻ vang” Với mục đích này, Người đã

dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam và những dân

tộc bị áp bức trên toàn thế giới, “kiên quyết cùng đồng bào chịu cực chịu khổ, quyết cùng đồng bào kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, quyết cùng đồng bào tranh lai thong

12

Ngày đăng: 30/08/2024, 15:38

w