MỞ ĐẦULực lượng sản xuất là một trong những phạm trù cơ bản của chủ nghĩaMác – Lênin, là tổng thể những yếu tố vật chất và tinh thần của con người thamgia vào quá trình sản xuất vật chất
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
GV Trương Phi Long Phạm Văn B
Mã sinh viên: Lớp học phần:
HồChíMinh,tháng11năm2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Họ và tên sinh viên:
………
Mã số sinh viên:
………
Mã lớp học phần:
………
ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU LUẬN Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1
Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2 Ghi bằng số Ghi bằng chữ
Tp,HCM,Ngày……tháng……
năm2022
Sinh viên nộp bài
Ký tên
( Kýtên
bằngbútmựcxanh)
Trang 3Nguyễn Văn A
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1 LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT 2
1.1 Khái niệm lực lượng sản xuất 2
1.2 Các nhân tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất 2
1.3 Mối quan hệ giữa nhân tố lao động và lực lượng sản xuất 4
2 LIÊN HỆ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP 7
2.1 Nguồn nhân lực 7
2.2 Ngành Thiết kế công nghiệp 7
2.3 Giải pháp giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành thiết kế công nghiệp 10
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
NHẬN XÉT VÀ HƯỚNG DẪN CỦA GIẢNG VIÊN 15
Trang 4MỞ ĐẦU
Lực lượng sản xuất là một trong những phạm trù cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, là tổng thể những yếu tố vật chất và tinh thần của con người tham gia vào quá trình sản xuất vật chất, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất bao gồm: người lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động Trong đó, người lao động là nhân tố quyết định trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất vì người lao động là người trực tiếp tác động vào đối tượng lao động bằng tư liệu lao động
để tạo ra sản phẩm
Thiết kế công nghiệp là một ngành nghề thiết yếu trong nền kinh tế hiện đại, có vai trò to lớn trong việc tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường và xu hướng phát triển của khoa học, kỹ thuật Để phát huy vai trò của người lao động trong ngành thiết kế công nghiệp, cần tập trung vào phát triển nguồn nhân lực
Do nhận thức được lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất trong ngành thiết kế công nghiệp nên tôi đã nghiên cứu đề tài:
“LýluậncủachủnghĩaMác-Lêninvềvaitròcủangườilaođộngtronglực lượngsảnxuấtvàliênhệvấnđềpháttriểnnguồnnhânlựctrongngànhthiết kếcôngnghiệp”
Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất không phải một đề tài
xa lạ Nó xuất hiện rất nhiều trong những cuốn giáo trình Triết học Mác - Lênin, trên những trang mạng xã hội, tràn lan trên mạng internet, Nguồn tham khảo nhiều vừa là lợi thế đồng thời cũng là khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài Nhưng vì mục đích hiểu sâu, hiểu kỹ, mong muốn giúp không chỉ bản thân mà còn cả người đọc hiểu rõ đề tài và biến đề tài trở nên dễ tiếp thu, tôi đã nỗ lực hết sức mình để biên soạn đề tài này
Phương pháp tôi dùng để nghiên cứu đề tài này là phương pháp phân tích -tổng hợp lý thuyết, kết hợp với phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và phương pháp giả thuyết
Trong quá trình biên soạn và nghiên cứu, tôi đã tham khảo nghiêm túc các giáo trình Triết học Mác - Lênin của các cơ sở đào tạo trong nước và các công
1
Trang 5trình nghiên cứu trên mạng internet Tôi đã cố gắng tiếp thu kinh nghiệm của các nhóm tác giả đi trước đồng thời nỗ lực tạo ra bản sắc khoa học riêng của mình
NỘI DUNG
1 LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
1.1 Khái niệm lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất sản xuất ra của cải vật chất và đáp ứng nhu cầu của con người và là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Đây là tiêu chí cơ bản để nhận định sự phát triển của xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C Mác đã viết: “Chúng ta thấy rằng … nhất định; rằng bản thân phương thức hợp tác ấy là một "sức sản xuất";
và cũng do đó mà thấy rằng tổng thể những lực lượng sản xuất mà con người đã đạt được, quyết định trạng thái xã hội; và vì vậy người ta luôn luôn phải nghiên cứu và viết "lịch sử loài người" gắn liền với lịch sử của công nghiệp và của trao đổi.”1
Khi bàn về lực lượng sản xuất, C Mác có chỉ ra đây là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất để tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội Như vậy, nếu xét theo quan điểm của C Mác để sản xuất vật chất thì cần có mối liên hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất Mối quan hệ ấy được triết học khái quát là lực lượng sản xuất
Vậy lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành năng lực thực tiễn của con người Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy nên con người tác động vào tự nhiên nhằm cải biến giới tự nhiên để thỏa mãn nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người
1.2 Các nhân tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất
1.2.1.Ngườilaođộng
Nhân tố người lao động là một trong hai nhân tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất Người lao động là người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội Vai trò của nhân tố người lao động được thể hiện ở những điểm sau:
1C Mác và Ph Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.42
2
Trang 6- Người lao động là người trực tiếp tác động vào đối tượng lao động bằng tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm Năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng, sức khỏe và tinh thần của người lao động
- Người lao động là người sáng tạo ra khoa học, kỹ thuật, là người vận dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật là nhân tố quyết định đến sự phát triển của lực lượng sản xuất Người lao động là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo ra khoa học,
kỹ thuật, đồng thời cũng là những người vận dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất Do đó, người lao động là nhân tố quyết định gián tiếp đến sự phát triển của lực lượng sản xuất
- Người lao động là chủ thể của quá trình sản xuất Người lao động là những người trực tiếp thực hiện quá trình sản xuất, tác động vào đối tượng lao động bằng tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm Họ dùng tri thức, kinh nghiệm đúc kết từ quá trình sản xuất hoặc thông qua học tập, kỹ năng lao động và đặc biệt là năng lực sáng tạo vô biên trong quá trình sản xuất vật chất
Trong nền sản xuất xã hội, tỷ trọng lao động cơ bắp đang có xu thế giảm, trong đó lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ ngày càng tăng lên Hiện nay, khi các nước trên thế giới đang dịch chuyển dần sang nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 phát triển rất mạnh mẽ, thì năng lực sáng tạo trong quá trình sản xuất càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Để thích ứng với những thay đổi này, các doanh nghiệp cần đổi mới, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân lực có năng lực sáng tạo để có thể phát triển, ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất Như vậy, năng lực sáng tạo trong quá trình sản xuất là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Để phát huy vai trò của năng lực sáng tạo trong quá trình sản xuất, cần tập trung phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, có năng lực sáng tạo
1.2.2.Tưliệusảnxuất
Tư liệu sản xuất là những điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất
Tư liệu sản xuất gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động:
- Tư liệu lao động: là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi những vật chất ấy theo
3
Trang 7mục đích sử dụng của con người Tư liệu lao động gồm công cụ lao động
và phương tiện lao động
Phương tiện lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất, cùng với công cụ lao động mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất vật chất
Công cụ lao động là những phương tiện vật chất mà con người trực tiếp sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng, tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu của con người và xã hội
- Đối tượng lao động: là những vật chất mà lao động của con người có thể tác động vào nhằm biến đổi những vật chất ấy theo mục đích sử dụng của con người Đối tượng lao động có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo
Đối tượng lao động tự nhiên là những vật chất được con người tìm thấy sẵn trong tự nhiên, như đất, đá, gỗ, khoáng sản,
Đối tượng lao động nhân tạo là những vật chất được con người tạo
ra, như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,
Vai trò của nhân tố tư liệu sản xuất được thể hiện ở những điểm sau:
- Tư liệu sản xuất là nhân tố quyết định gián tiếp đến sự phát triển của lực lượng sản xuất, phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con người Sự phát triển của tư liệu sản xuất sẽ tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng của mình
- Tư liệu sản xuất là điều kiện để người lao động tác động vào đối tượng lao động Tư liệu sản xuất có tác động trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất
- Tư liệu sản xuất là phương tiện để con người thực hiện quá trình sản xuất
Tư liệu sản xuất giúp con người giảm bớt sức lao động, nâng cao năng suất lao động và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao
Trong quá trình sản xuất, đối tượng lao động và tư liệu lao động luôn tác động qua lại với nhau, tạo thành một thể thống nhất Sự phát triển của đối tượng lao động sẽ thúc đẩy sự phát triển của tư liệu lao động và ngược lại
1.3 Mối quan hệ giữa nhân tố lao động và lực lượng sản xuất
Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa người lao động và công cụ lao động Trong lực lượng sản xuất, người lao động là nhân tố
4
Trang 8hàng đầu giữ vai trò quyết định vì người lao động là chủ thể sáng tạo và sử dụng công cụ lao động
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, lực lượng sản xuất là tổng thể các yếu tố vật chất và tinh thần được sử dụng trong quá trình sản xuất, bao gồm nhân tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động Trong đó, nhân tố lao động là nhân tố quyết định hàng đầu và trực tiếp của lực lượng sản xuất Lao động của con người là nguồn gốc của mọi của cải vật chất và tinh thần Lao động của con người không chỉ là hoạt động vật chất mà còn là hoạt động sáng tạo, có trí tuệ và mang tính xã hội Kế thừa tư tưởng của C Mác, Lênin cũng đã khẳng định vai trò quyết định của con người: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là người công nhân, người lao động”.2
Mối quan hệ giữa nhân tố lao động và lực lượng sản xuất được thể hiện ở những điểm sau:
- Nhân tố lao động là nhân tố quyết định hàng đầu và trực tiếp của lực lượng sản xuất, là nguồn gốc của mọi của cải vật chất và tinh thần đồng thời cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của lực lượng sản xuất
- Nhân tố lao động là điều kiện để phát huy tác dụng của tư liệu lao động và đối tượng lao động, là yếu tố quyết định việc sử dụng tư liệu lao động và đối tượng lao động như thế nào để tạo ra sản phẩm
- Nhân tố lao động là nhân tố biến đổi lực lượng sản xuất, tạo ra sự phát triển của lực lượng sản xuất thông qua việc đổi mới tư liệu lao động và đối tượng lao động
Cụ thể, trong quá trình sản xuất, nhân tố lao động là yếu tố tác động trực tiếp vào đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động Sự tác động của nhân tố lao động lên đối tượng lao động sẽ tạo ra sản phẩm Lao động của con người không chỉ là hoạt động vật chất mà còn là hoạt động sáng tạo, có trí tuệ và mang tính xã hội Chính vì vậy, nhân tố lao động có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất
Các tư liệu sản xuất là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị
và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào việc người lao động sử dụng chúng như thế nào Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, công cụ lao động
có thể bị hao phí nên người lao động không chỉ có nhiệm vụ sáng tạo ra giá trị để
2Lênin toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, 1977, tr 130
5
Trang 9bù đắp hao phí lao động mà còn phải sáng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bỏ ra ban đầu
Công cụ lao động là yếu tố cơ bản, quan trọng, không thể thiếu trong quá trình sản xuất vì trình độ phát triển của công cụ lao động là nhân tố quyết định năng suất lao động xã hội Lực lượng sản xuất là kết quả năng lực thực tiễn của con người, nhưng bản thân năng lực thực tiễn này bị quy định bởi những điều kiện khách quan mà trong đó con người sống và hoạt động nên lực lượng sản xuất luôn có tính khách quan
Sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự thay đổi, phát triển của tổng thể các yếu tố vật chất và tinh thần được sử dụng trong quá trình sản xuất Sự phát triển của lực lượng sản xuất là cơ sở của sự phát triển của sản xuất, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội Sự phát triển của lực lượng sản xuất bao gồm
sự phát triển cả ở tính chất và trình độ
Tính chất của lực lượng sản xuất nói lên tính chất cá nhân hoặc tính chất
xã hội hóa trong việc sử dụng tư liệu sản xuất Tính chất của lực lượng sản xuất được thể hiện ở tính chất cá nhân khi tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của cá nhân, người lao động trực tiếp sử dụng tư liệu sản xuất để lao động hoặc mang tính chất xã hội hóa khi tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của xã hội, người lao động sử dụng tư liệu sản xuất trong quá trình lao động theo sự phân công lao động xã hội Trình độ của lực lượng sản xuất là sự phát triển của người lao động và công cụ lao động Trình độ của lực lượng sản xuất được thể hiện ở
- Trình độ của công cụ lao động: Trình độ của công cụ lao động được thể hiện ở mức độ phức tạp, hiện đại của công cụ lao động, khả năng ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất
- Trình độ tổ chức lao động xã hội: Trình độ tổ chức lao động xã hội được thể hiện ở mức độ hợp lý trong phân công lao động, quản lý sản xuất, sử dụng các nguồn lực
- Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất: Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất được thể hiện ở mức độ sử dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
- Trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động: Trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động được thể hiện ở khả năng tiếp thu, vận dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
6
Trang 10- Trình độ phân công lao động xã hội: Trình độ phân công lao động xã hội được thể hiện ở mức độ chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong lao động, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
Trong thực tế, tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất không tách rời nhau Tính chất của lực lượng sản xuất quyết định trình độ của lực lượng sản xuất Tính chất cá nhân của lực lượng sản xuất sẽ hạn chế trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, ngược lại tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa, tư liệu sản xuất chủ yếu là máy móc, thiết bị hiện đại, người lao động là công nhân, kỹ sư Tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến năng suất lao động cao, sản lượng sản phẩm nhiều Như vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự phát triển cả ở tính chất và trình độ Tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau
Để phát triển lực lượng sản xuất, chúng ta cần chú trọng phát triển nhân tố lao động thông qua việc đẩy mạnh giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng của người lao động Bên cạnh đó chúng ta cũng nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thể chất, trí tuệ của người lao động ví dụ như việc tăng lương cho người lao động để động viên, khuyến khích tinh thần lao động của họ Song song với đó là việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất
2 LIÊN HỆ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH THIẾT KẾ CÔNG NGHIỆP
2.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và là tổng thể tất cả những người có khả năng lao động, bao gồm cả những người chưa đến tuổi lao động và những người cao tuổi vẫn còn khả năng lao động
Nguồn nhân lực là một thành tố quan trọng quyết định sự phát triển của một quốc gia, một doanh nghiệp Một nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân
7