Trình độ sơ cấp tiếng Anh là gì? Trình độ tiếng Anh sơ cấp là bậc 1, bậc 2 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Tiếng Anh sơ cấp tương đương với A1, A2 theo khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR). Trình độ tiếng Anh sơ cấp được xem là khởi đầu cho việc học tiếng Anh. Những người có trình độ này thường đang học cách sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp cơ bản và làm quen với cấu trúc ngôn ngữ. Dưới đây là các yêu cầu về kỹ năng của trình độ tiếng Anh sơ cấp như sau: Kỹ năng nghe: Học viên có thể nghe hiểu các thông tin được diễn đạt chậm, liên quan đến cuộc sống hay công việc hàng ngày. Có thể nghe và nắm bắt được những ý chính trong các cuộc hội thoại liên qua đến công việc, trường học… Nghe hiểu được các bài nói ngắn hoặc đoạn quảng cáo về các chủ đề quen thuộc được diễn đạt chậm, rõ ràng. Kỹ năng nói: Có thể trao đổi và giao tiếp với người khác một cách đơn giản về các chủ đề quen thuộc hằng ngày liên quan đến công việc và thời gian rảnh rỗi. Có thể nói về quan điểm cá nhân, nhận định của mình trong các tình huống giao tiếp đơn giản. Có thể mô tả đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực quan tâm. Có thể trình bày một bài nhận xét về chủ đề nào đó được chuẩn bị từ trước Kỹ năng đọc: Có khả năng đọc hiểu các văn bản chứa đựng thông tin rõ ràng về các chủ đề quen thuộc hàng ngày. Có thể đọc và xác định các ý chính trong các văn bản nghị luận được viết với câu trúc và ngôn ngữ rõ ràng. Có thể hiểu các thông điệp ngắn, đơn giản trên bưu thiếp, thư mời… Có thể đọc hiểu được các hướng dẫn trên bản đồ, hướng dẫn sử dụng thuốc… Kỹ năng viết: Có thể viết những bài luận đơn giản ở các chủ đề quen thuộc. Biết sử dụng các mệnh đề, câu đơn giản và nối với nhau bằng các liên từ. Có thể viết bài miêu tả chi tiết về các hiện tượng, màu sắc, hình dáng…. chứng chỉ tiếng anh A1 VSTEP Bậc 1, 2 VSTEP là trình độ tiếng Anh sơ cấp Trung cấp tiếng Anh là gì? Trình độ tiếng Anh trung cấp là bậc 3, bậc 4 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. tiếng Anh trung cấp tương đương với trình độ B1, B2 theo khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR). Người đạt trình độ trung cấp tiếng Anh sẽ sẽ phải có khả năng sử dụng tiếng Anh, ở mức độ linh hoạt trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Những người đạt được trình độ này có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện phức tạp và sử dụng tiếng Anh để giao tiếp một cách hiệu quả trong nhiều ngữ cảnh, nhiều tình huống. Dưới đây là các yêu cầu về kỹ năng của trình độ tiếng Anh trung cấp: Kỹ năng nghe: Có thể xác định được ý chính trong các bài diễn thuyết không quá dài, không mang tính chuyên môn cao. Có thể nghe hiểu được hầu hết các đoạn hội thoại ở nhiều chủ đề khác nhau. Có thể nghe hiểu bài giảng được nói bằng tiếng Anh. Kỹ năng nói: Có sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh, có thể trả lời các câu hỏi được diễn đạt rõ ràng mạch lạc, nhanh chóng. Có thể trình bày quan điểm hoặc nhận xét về một vấn đề quan trọng. Có thể trao đổi và giải thích các vấn đề liên quan đến chuyên môn hay lĩnh vực đang học tập. Có thể kể về kinh nghiệm bản thân, trải nghiệm cá nhân trong các trường hợp nào đó như: du lịch, văn hóa… Kỹ năng đọc: Có thể đọc hiểu các văn bản, tài liệu chuyên ngành. Có thể đọc hiểu một số lượng lớn từ vựng, hiểu nhiều câu trúc câu thường sử dụng trong môi trường học thuật. Có thể đọc và xác định các thông tin chính, thông tin quan trọng trong đoạn văn bản. Kỹ năng viết: Có thể viết những bài đơn giản, có tính liên kết về các chủ đề quen thuộc hoặc mối quan tâm cá nhân. Có thể viết bài báo cáo, bài thu hoạch với định dạng chuẩn cung cấp được những thông tin cần thiết, quan trọng. Chứng chỉ tiếng anh B1 VSTEP đại học ngoại ngữ Bậc 3, 4 VSTEP là trình độ tiếng Anh trung cấp Trình độ tiếng Anh cao cấp là gì? Trình độ tiếng Anh cao cấp là bậc 5, bậc 6 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. tiếng Anh cao cấp tương đương với trình độ C1, C2 trong khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR). Trình độ tiếng anh cao cấp dành cho những người muốn sử dụng tiếng Anh ở mức độ chuyên sâu, đặc biệt là trong các ngữ cảnh học thuật, nghệ thuật và kinh doanh quốc tế… Người có trình độ tiếng Anh cao cấp sẽ có khả năng sử dụng tiếng Anh ở mọi tình huống. Dưới đây là các yêu cầu về kỹ năng của trình độ tiếng Anh cao cấp: Kỹ năng nghe: Có thể nghe hiểu cuộc trò chuyện ở mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực không phải chuyên môn. Nghe hiểu được mọi loại thông báo, hướng dẫn được truyền tải qua các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể nghe hiểu được người bản ngữ ngay cả khi họ nói nhanh. Có thể nghe hiểu các bài giảng, bài thuyết trình thuộc về lĩnh vực khoa học… Kỹ năng nói: Có thể diễn đạt một cách trôi chảy ở mọi vấn đề, có lượng lớn kiến thức về vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp câu nói. Có thể trình bày các bài diễn thuyết mà không cần chuẩn bị trước. Có thể giao tiếp độc lập về mọi chủ đề, có thể phản biện bằng các ý có sự liên kết cao. Kỹ năng đọc: Có thể đọc hiểu mọi loại văn bản dài với các chủ đề khó, mang tính học thuật chuyên môn cao. Có thể đọc hiểu được các loại văn bản mang tính trừu tượng, phức tạp về cấu trúc ngữ pháp… Kỹ năng viết: Có thể viết các bài luận, bài phân tích có bố cục rõ ràng, chi tiết, chặt chẽ về các chủ đề phức tạp. Biết sử dụng các cấu trúc để làm nổi bật những ý quan trọng, mở rộng lập luận và quan điểm. Có thể viết sách, viết nhạc với văn phong đa dạng, cấu trúc hợp lý… Chứng chỉ tiếng anh C1 Vstep bậc 5, 6 VSTEP là trình độ tiếng Anh cao cấp Cả 3 kỳ thi tiếng Anh sơ cấp, trung cấp và cao cấp đều được tổ chức tại các trường đại học đã được Bộ giáo dục cho phép thi và cấp chứng chỉ. Tiêu biết nhất đó là: Đại học Hà Nội, Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội, Đại học sư phạm Huế, Đại học công nghiệp thực phẩm TPHCM, Đại học Cần Thơ….Để xem thông tin của tất cả các trường, các bạn hãy xem tại bài viết: Các trường được cấp chứng chỉ tiếng Anh VSTEP. Trên đây là toàn bộ thông tin về trình độ tiếng Anh sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Các bạn hãy tham khảo để lựa chọn cho mình trình độ phù hợp. Chúc các bạn thành công
Trang 1Quy định và điều kiện bổ nhiệm trưởng phó phòng đơn
vị sự nghiệp
chungchitienganhtinhoc.net/tieu-chuan-bo-nhiem-truong-pho-phong
Các tiêu chuẩn bổ nhiệm trưởng phó phòng gồm:
Tiêu chuẩn chung gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức; Năng lực; Học vấn;
Kinh nghiệm công tác; Tuổi đời; Sức khỏe
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ gồm: Kiến thức, kỹ năng
Tiêu chuẩn bổ nhiệm trưởng phòng, phó phòng
Căn cứ theo Nghị định Số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, hiện nay Bộ Nội vụ mới đang xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý các
cấp (trong đó có chức danh lãnh đạo cấp phòng thuộc sở)
Trước khi Nghị định mới được ban hành, công tác xây dựng đề án vị trí việc làm, tiêu
chuẩn và điều kiện bổ nhiệm cán bộ sẽ được xây dựng và thực hiện theo Nghị định số
62/2020/NĐ-CP và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Trưởng phòng trong đơn vị sự nghiệp hành chính
Có khả năng đề xuất, xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch,
nhiệm vụ của phòng, đơn vị hay của các Sở
Có đầy đủ năng lực để triển khai nghiên cứu các hoạt động chuyên môn của
phòng, đơn vị Đề xuất triển khai các nhiệm vụ và hướng dẫn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được tập thể lãnh đạo Sở phân công
Có năng lực chỉ đạo các nhân viên cấp dưới, quản lý, điều hành các hoạt động của phòng, đơn vị; tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, quyết định của Ban
Giám đốc đối với lĩnh vực được giao đảm nhận, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo
Sở hướng giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn; xây dựng nội dung và chủ trì các buổi sinh hoạt của phòng, đơn vị
Có phương pháp chỉ đạo, động viên, đoàn kết công chức, viên chức, người lao
động của phòng, đơn vị phát huy tính năng động, chủ động sáng tạo trong việc
thực hiện nhiệm vụ, đề xuất các biện pháp công tác với tập thể lãnh đạo phòng đơn
vị đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác được phân công, đảm bảo thời
gian và chất lượng công việc
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Phó phòng trong đơn vị sự nghiệp hành chính
Trang 2Có khả năng tham mưu giúp Trưởng phòng giải quyết các công việc chung; tham
gia cùng Trưởng phòng trong việc cụ thể hóa triển khai hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, nhiệm vụ kế hoạch công tác của phòng, đơn vị theo
phân công của Trưởng phòng, đơn vị
Có năng lực nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, đề xuất và hướng dẫn nghiệp vụ
thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách
Có khả năng tham gia chỉ đạo, động viên cán bộ, viên chức trong phòng, đơn vị
thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
Điều kiện khi bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng
Để được bổ nhiệm vị trí trưởng, phó phòng công chức cần đáp ứng các điều kiện chung gồm:
Là đảng viên chính thức Đảng cộng sản Việt Nam
Đáp ứng đầy đủ các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Là công chức được quy hoạch vào vị trí trưởng, phó phòng
Có bằng tốt nghiệp Đại học với chuyên ngành phù hợp vị trí công tác
Đã tốt nghiệp khóa đào tạo, bồi dưỡng về chương trình quản lý Nhà nước ngạch
chuyên viên trở lên
Có khả năng sử dụng thành thạo máy tính và các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công tác
Có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí công
tác
Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 50 tuổi đối với nam và không quá 45 tuổi đối với nữ
Không vi phạm kỷ luật Đảng; không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức
vụ theo quy định của pháp luật
Công chức, viên chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật thì chưa được bổ nhiệm cho đến khi có kết quả xử lý của cấp có thẩm quyền
Ngoài những điều kiện, tiêu chuẩn chung điều kiện bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng còn có các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Người được bổ nhiệm vị trí trưởng phòng cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng hoặc tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị
Được quy hoạch vào chức danh dự kiến bổ nhiệm và được sự tín nhiệm của công chức, viên chức trong cơ quan Các trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định
Công chức, viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu phải đủ tuổi để công tác trọn một nhiệm kỳ trở lên (2.5 năm)
Có thời gian công tác từ đủ 5 năm trở lên (không tính thời gian tập sự, thử việc), đã đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng hoặc tương đương từ đủ 2 năm trở lên
Trang 3Có 3 năm liên tục trước thời điểm bổ nhiệm được đánh giá, phân loại hoàn thành
tốt nhiệm vụ trở lên
Có chứng chỉ tiếng anh, tin học
Người được bổ nhiệm vị trí phó phòng cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Có chứng nhận bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng hoặc tốt nghiệp Trung cấp lý luận
chính trị trở lên
Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm công tác về lĩnh vực chuyên môn được giao
Được sự tín nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, đơn vị
Được quy hoạch vào chức danh dự kiến bổ nhiệm, các trường hợp đặc biệt do cấp
có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định
Công chức, viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu phải đủ tuổi để công tác trọn một nhiệm kỳ trở lên (2,5 năm)
Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng là một trong những điều kiện để được bổ nhiệm vị trí
trưởng hoặc phó phòng.
Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng
Tại Phụ lục 2 của Quy định 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thủ tục bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ,
công chức, viên chức Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Tập thể lãnh đạo xây dựng và đề xuất chính sách bổ nhiệm lãnh đạo cấp
phòng
Bước 2: Thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến
hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín
Trang 4Bước 3: Lãnh đạo dựa trên những điều kiện và tiêu chí xác định cụ thể Bao gồm cơ cấu
nhân sự, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu, trách nhiệm và khả năng đáp ứng của cán bộ
Theo kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, với số lượng người tham gia tiếp theo trong
bước này
Bước 4: Lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về
nhân sự được tập thể lãnh đạo giới thiệu bằng phiếu kín
Thông báo danh sách nhân sự do tập thể lãnh đạo giới thiệu (ở bước 3), xác minh lý lịch, quá trình học tập, công tác Đánh giá ưu, khuyết điểm, năng lực trình độ vị trí phân công công tác
Bước 5: Thông qua phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị (bước 4) Tập thể lãnh
đạo tiếp tục thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín) và
chọn ra người có tỉ lệ bình chọn cao nhất
Trường hợp có từ 2 người trở lên có tỉ lệ bình chọn bằng nhau, việc bổ nhiệm sẽ do
người lãnh đạo đứng đầu đề nghị bổ nhiệm
Hỗ Trợ Ôn Luyện Thi Chứng Chỉ Lãnh Đạo Cấp Phòng Trong Thời Gian Ngắn Nhất –
Bằng Chuẩn Hồ Sơ Gốc Trên Website Nhà Trường
Nhận tư vấn từ giảng viên
Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình bổ nhiệm trưởng phó
phòng Hy vọng những thông tin này đã giải đáp mọi thắc mắc của học viên