1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỊA LÍ 12 GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÁNH DIỀU

139 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vị Trí Địa Lí Và Phạm Vi Lãnh Thổ
Tác giả Phạm Phú Quốc
Chuyên ngành Địa Lí
Thể loại Giáo Án Kế Hoạch Bài Dạy
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 3,43 MB

Nội dung

Ngày … tháng … năm 2024 Họ và tên giáo viên: PHẠM PHÚ QUỐC Tổ chuyên môn: SỬ - ĐỊA – GDKT&PL TÊN BÀI DẠY: BÀI 1 – VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ Môn học: ĐỊA LÍ; Lớp: 12 Thời gian thực hiện: 02 tiết [Từ tiết 01 đến tiết 02] I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ. - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. 2. Về năng lực - Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiê, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. - Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc xác định đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ. - Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những mặt còn hạn chế. - Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau. 3. Về phẩm chất - Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT Địa lí 12. - Máy tính, máy chiếu (tivi, bảng tương tác). - Video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Địa lí 12. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu [Dự kiến thời gian: 10 phút] a) Mục tiêu: - Tạo hứng thú học tập cho HS. - Định hướng nội dung chính mà HS được học. b) Nội dung: HS tham gia trò chơi kể tên các bài hát về đất nước Việt Nam do GV tổ chức. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên các bài hát gắn liền với hình ảnh đất nước. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS thành các đội thi, số lượng 2 bàn/đội. Mỗi đội được cấp một giấy note. - Trong thời gian 5 phút, các đội viết ra tên các bài hát về hình ảnh đất nước Việt Nam. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tổ chức thành các nhóm. - Các nhóm HS viết tên các bài hát trong thời gian quy định. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Sau khi hết thời gian, GV mời đại diện các nhóm HS cung cấp kết quả. - GV thống kê và chỉ ra các kết quả đúng, công bố đội có nhiều đáp án nhất là đội chiến thắng. Bước 4: Kết luận, nhận định GV dẫn dắt HS vào bài học: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ không chỉ góp phần hình thành các đặc điểm tự nhiên mà còn có ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Vạy vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của nước ta có những đặc điểm gì nổi bật và có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới [Dự kiến thời gian: phút] Hoạt động 2.1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ [Dự kiến thời gian: 40 phút] a) Mục tiêu: - Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS dựa vào hình 1, nội dung SGK trang 4 và 6, thảo luận theo cặp đôi trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ. 2. Trình bày các đặc điểm về vị trí địa lí của nước ta. 3. Xác định và trình bày đặc điểm các bộ phận của phạm vi lãnh thổ nước ta. c) Sản phẩm học tập: HS xác định được trên bản đồ các đặc điểm chính về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta. DỰ KIẾN SẢN PHẨM I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ 1. Vị trí địa lí - Nằm ở đông nam châu Á. - Phần đất liền giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia. Trên biển giáp Biển Đông. - Giới hạn vĩ độ từ 8o34’B đến 23o23’B, giới hạn kinh độ từ 102o09’Đ đến 109o28’Đ. Nằm trong múi giờ số 7. - Đặc điểm nổi bật: + Nằm ở khu vực Đông Nam Á. + Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. + Gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng, nằm trên đường di cư của nhiều loài sinh vật. + Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. 2. Phạm vi lãnh thổ Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm ba bộ phận: a. Vùng đất: - Gồm đất liền và các hải đảo. - Tổng diện tích hơn 331 nghìn km2. - Có gần 5000km đường biên giới với 3 quốc gia. b. Vùng biển: - Gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyển kinh tế và thềm lục địa. - Tổng diện tích khoảng 1 triệu km2. - Có nhiều đảo, quần đảo. Hai quần đảo lớn xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. c. Vùng trời: - Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS dựa vào hình 1, nội dung SGK trang 4 và 6, thảo luận theo cặp đôi trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ. 2. Trình bày các đặc điểm về vị trí địa lí của nước ta. 3. Xác định và trình bày đặc điểm các bộ phận của phạm vi lãnh thổ nước ta. - Các cặp đôi của dãy lớp bên trái thực hiện câu hỏi 1 và 2. - Các cặp đôi của dãy lớp bên phải thực hiện câu hỏi 3. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các cặp đôi HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp, dựa vào nội dung hình 1 và nội dung SGK trang 4 và 6. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV chọn ngẫu nhiên một HS trình bày về vị trí địa lí nước ta trên bản đồ. - HS khác quan sát, theo dõi, bổ sung. - GV chọn ngẫu nhiên một HS trình bày về đặc điểm phạm vi lãnh thổ nước ta. - HS khác quan sát, theo dõi, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, kết quả thực hiện hoạt động của HS. - GV chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu ảnh hưởng đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng [Dự kiến thời gian: 30 phút] a) Mục tiêu: - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, căn cứ vào nội dung SGK trang 6 và 7 hoàn thành bảng sau: Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Đến tự nhiên Đến kinh tế - xã hội Đến an ninh quốc phòng c) Sản phẩm học tập: Bảng kiến thức của HS trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. DỰ KIẾN SẢN PHẨM II. ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG 1. Ảnh hưởng đến tự nhiên - Quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam. - Tự nhiên có sự phân hóa rõ rệt. - Tài nguyên khoáng sản và sinh vật nước ta rất phong phú. - Thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai. 2. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội - Về kinh tế: + Thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành kinh tế; mở rộng giao thương với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. + Cửa ngõ thông ra biển của một số quốc gia trong khu vực. - Về văn hóa – xã hội: Tạo điều kiện để nước ta xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị cùng phát triển, củng cố sự giao lưu, hợp tác về văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực. 3. Về an ninh quốc phòng - Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. - Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ luôn được đặt ra cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, phát phiếu học tập, căn cứ vào nội dung SGK trang 6 và 7 hoàn thành bảng sau: Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Đến tự nhiên Đến kinh tế - xã hội Đến an ninh quốc phòng + Nhóm 1 và 2: Ảnh hưởng đến tự nhiên; + Nhóm 3 và 4: Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội; + Nhóm 5 và 6: Ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. - GV giao thời gian hoàn thành phiếu học tập cho các nhóm là 6 phút. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm tổ chức, nhận phiếu học tập, căn cứ nội dung SGK và hoàn thành trong thời gian được giao. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV lần lượt mời 3 trong số 6 nhóm trình bày kết quả thảo luận trên bảng. - Các nhóm HS khác lần lượt theo dõi, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm học sinh. - GV chốt kiến thức và chuyển sang nội dung khác. 3. Hoạt động 3: Luyện tập [Dự kiến thời gian: 05 phút] a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã được học. b. Nội dung: GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai dưới hình thức cá nhân. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng, phát biểu nào sai về đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta? 1. Vùng đất của nước ta chỉ bao gồm phần đất liền. Sai 2. Vùng biển của nước ta bao gồm các bộ phận chính là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Đúng 3. Lãnh thổ nước ta chịu ảnh hưởng thường xuyên của gió mùa châu Á và gió Tín phong. Đúng 4. Nước ta nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai nhưng ít chịu tác động của biến đổi khí hậu. Sai Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng, phát biểu nào sau về ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng? 1. Lãnh thổ nước ta hằng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời nhỏ. Sai 2. Tài nguyên khoáng sản và sinh vật của nước ta rất đa dạng do nằm gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài sinh vật. Đúng 3. Nước ta có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về mặt an ninh quốc phòng. Đúng 4. Nước ta thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài do có vị trí địa lí thuận lợi. Đúng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV trình chiếu câu hỏi, HS trả lời cá nhân trong thời gian 4 phút. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV chọn 2 HS ngẫu nhiên lên ghi đáp án. - HS khác nhận xét, bổ sung, sữa chửa. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của HS. - GV chuyển sang hoạt động mới. 4. Hoạt động 4: Vận dụng [Dự kiến thời gian: 05 phút] a. Mục tiêu: Học sinh liên hệ thực tiễn về kiến thức đã học. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập 2 SGK trang 7. c. Sản phẩm học tập: Bài báo cáo của HS có chủ đề: Đặc điểm vị trí địa lí tỉnh Bình Định và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 2 SGK trang 7 ở nhà. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS tìm hiểu thông tin để hoàn thành báo cáo có chủ đề: Đặc điểm vị trí địa lí tỉnh Bình Định và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV thu thập báo cáo của HS bằng Zalo, gmail. Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học sinh trực tiếp trên bài làm mà HS gửi.

Trang 1

Ngày … tháng … năm 2024 Họ và tên giáo viên: PHẠM PHÚ QUỐC

ZALO: 0362751401

TÊN BÀI DẠY: BÀI 1 – VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

Môn học: ĐỊA LÍ; Lớp: 12Thời gian thực hiện: 02 tiết [Từ tiết 01 đến tiết 02]

I Mục tiêu

1 Về kiến thức

- Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ

Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế

-xã hội và an ninh quốc phòng

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc xác định và làm rõ thông tin,

ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau

3 Về phẩm chất

- Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc

II Thiết bị dạy học và học liệu

1 Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Địa lí 12

- Máy tính, máy chiếu (tivi, bảng tương tác)

- Video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học

2 Đối với học sinh

- SGK, SBT Địa lí 12

III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động 1: Mở đầu [Dự kiến thời gian: 10 phút]

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú học tập cho HS

- Định hướng nội dung chính mà HS được học

Trang 2

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thành các đội thi, số lượng 2 bàn/đội Mỗi đội được cấp mộtgiấy note

- Trong thời gian 5 phút, các đội viết ra tên các bài hát về hình ảnh đất nước ViệtNam

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tổ chức thành các nhóm

- Các nhóm HS viết tên các bài hát trong thời gian quy định

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Sau khi hết thời gian, GV mời đại diện các nhóm HS cung cấp kết quả

- GV thống kê và chỉ ra các kết quả đúng, công bố đội có nhiều đáp án nhất là độichiến thắng

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV dẫn dắt HS vào bài học: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ không chỉ góp phầnhình thành các đặc điểm tự nhiên mà còn có ảnh hưởng tới kinh tế, xã hội, an ninh quốcphòng của mỗi quốc gia Vạy vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của nước ta có những đặc điểm

gì nổi bật và có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốcphòng?

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới [Dự kiến thời gian: phút]

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

[Dự kiến thời gian: 40 phút]

1 Xác định vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ

2 Trình bày các đặc điểm về vị trí địa lí của nước ta

3 Xác định và trình bày đặc điểm các bộ phận của phạm vi lãnh thổ nước ta

c) Sản phẩm học tập:

HS xác định được trên bản đồ các đặc điểm chính về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổcủa nước ta

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Trang 3

I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

1 Vị trí địa lí

- Nằm ở đông nam châu Á

- Phần đất liền giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia Trên biển giáp Biển Đông

- Giới hạn vĩ độ từ 8o34’B đến 23o23’B, giới hạn kinh độ từ 102o09’Đ đến 109o28’Đ Nằmtrong múi giờ số 7

- Đặc điểm nổi bật:

+ Nằm ở khu vực Đông Nam Á

+ Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc

+ Gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng, nằm trên đường di cư của nhiều loàisinh vật

+ Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu

- Tổng diện tích khoảng 1 triệu km2

- Có nhiều đảo, quần đảo Hai quần đảo lớn xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa

c Vùng trời:

- Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS dựa vào hình 1, nội dung SGK trang 4 và 6, thảo luận theo cặpđôi trả lời các câu hỏi sau:

1 Xác định vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ

2 Trình bày các đặc điểm về vị trí địa lí của nước ta

3 Xác định và trình bày đặc điểm các bộ phận của phạm vi lãnh thổ nước ta

- Các cặp đôi của dãy lớp bên trái thực hiện câu hỏi 1 và 2

- Các cặp đôi của dãy lớp bên phải thực hiện câu hỏi 3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các cặp đôi HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp, dựa vào nội dung hình 1 và nội dungSGK trang 4 và 6

Trang 4

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV chọn ngẫu nhiên một HS trình bày về vị trí địa lí nước ta trên bản đồ

- HS khác quan sát, theo dõi, bổ sung

- GV chọn ngẫu nhiên một HS trình bày về đặc điểm phạm vi lãnh thổ nước ta

- HS khác quan sát, theo dõi, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, kết quả thực hiện hoạt động của HS

- GV chốt kiến thức và chuyển sang nội dung mới

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu ảnh hưởng đến tự nhiên, kinh tế - xã hội

và an ninh quốc phòng [Dự kiến thời gian: 30 phút]

a) Mục tiêu:

Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế

-xã hội và an ninh quốc phòng

- Quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam

- Tự nhiên có sự phân hóa rõ rệt

- Tài nguyên khoáng sản và sinh vật nước ta rất phong phú

- Thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai

2 Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội

Trang 5

- Về văn hóa – xã hội: Tạo điều kiện để nước ta xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghịcùng phát triển, củng cố sự giao lưu, hợp tác về văn hóa – xã hội với các quốc gia trongkhu vực.

3 Về an ninh quốc phòng

- Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á

- Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ luôn được đặt ra cùng với quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, phát phiếu học tập, căn cứ vào nội dung SGKtrang 6 và 7 hoàn thành bảng sau:

Ảnh hưởng của vị trí

địa lí và phạm vi lãnh

thổ

Đến tự nhiênĐến kinh tế - xã hộiĐến an ninh quốc phòng+ Nhóm 1 và 2: Ảnh hưởng đến tự nhiên;

+ Nhóm 3 và 4: Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội;

+ Nhóm 5 và 6: Ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng

- GV giao thời gian hoàn thành phiếu học tập cho các nhóm là 6 phút

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm tổ chức, nhận phiếu học tập, căn cứ nội dung SGK và hoàn thành trongthời gian được giao

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV lần lượt mời 3 trong số 6 nhóm trình bày kết quả thảo luận trên bảng

- Các nhóm HS khác lần lượt theo dõi, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm học sinh

- GV chốt kiến thức và chuyển sang nội dung khác

3 Hoạt động 3: Luyện tập [Dự kiến thời gian: 05 phút]

Trang 6

GV cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng, phát biểu nào sai về đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta?

1 Vùng đất của nước ta chỉ bao gồm phần đất liền Sai

2 Vùng biển của nước ta bao gồm các bộ phận chính là nội thủy, lãnh hải, vùng

tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa Đúng

3 Lãnh thổ nước ta chịu ảnh hưởng thường xuyên của gió mùa châu Á và gió Tín

4 Nước ta nằm trong vùng chịu nhiều thiên tai nhưng ít chịu tác động của biến

đổi khí hậu

Sai

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng, phát biểu nào sau về ảnh hưởng của vị trí địa lí

và phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng?

1 Lãnh thổ nước ta hằng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời nhỏ Sai

2 Tài nguyên khoáng sản và sinh vật của nước ta rất đa dạng do nằm gần nơi giao

nhau của các vành đai sinh khoáng lớn, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài

sinh vật

Đúng

3 Nước ta có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về mặt an ninh quốc phòng Đúng

4 Nước ta thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài do có vị trí địa lí thuận lợi Đúng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV trình chiếu câu hỏi, HS trả lời cá nhân trong thời gian 4 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV chọn 2 HS ngẫu nhiên lên ghi đáp án

- HS khác nhận xét, bổ sung, sữa chửa

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của HS

- GV chuyển sang hoạt động mới

4 Hoạt động 4: Vận dụng [Dự kiến thời gian: 05 phút]

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 2 SGK trang 7 ở nhà

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Trang 7

HS tìm hiểu thông tin để hoàn thành báo cáo có chủ đề: Đặc điểm vị trí địa lí tỉnhBình Định và ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

GV thu thập báo cáo của HS bằng Zalo, gmail

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học sinh trực tiếp trên bài làm mà HSgửi

Trang 8

Ngày … tháng … năm 2024 Họ và tên giáo viên: PHẠM PHÚ QUỐC

Tổ chuyên môn: SỬ - ĐỊA – GDKT&PL

TÊN BÀI DẠY: BÀI 2 – THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG

Môn học: ĐỊA LÍ; Lớp: 12Thời gian thực hiện: 03 tiết [Từ tiết 3 đến tiết 5]

- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng bản đồ, số liệu thống kê để trìnhbày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân

và các giá trị công dân

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc tiếp nhận được các văn bản về nhữngnội dung liên quan đến bài học, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các phương tiện phi ngônngữ đa dạng

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc phân tích tình huống học tập

và cuộc sống, suy nghĩ không theo lối mòn

3 Về phẩm chất

- Yêu thiên nhiên, đất nước Việt Nam

- Thấy được sự ảnh hưởng của thiên nhiên đến sản xuất và đời sống, từ đó có ý thứctrách nhiệm trong việc bảo vệ thiên nhiên

II Thiết bị dạy học và học liệu

1 Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Địa lí 12

- Máy tính, máy chiếu (tivi, bảng tương tác)

- Video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học

2 Đối với học sinh

- SGK, SBT Địa lí 12

Trang 9

III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động 1: Mở đầu [Dự kiến thời gian: 10 phút]

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS tìm cá nhân trong thời gian 5 phút, HS nào tìm được đúng 8 từ khóa sẽgiành được phần thưởng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Trang 10

HS quan sát ô chữ và tìm các từ được ẩn giấu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

HS tìm được 8 từ khóa

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV dẫn dắt vào bài học mới: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là đặc điểm cơ bản vànổi bật của tự nhiên Việt Nam Đặc điểm này không chỉ thể hiện trong tất cả các thành phần

tự nhiên với mức độ khác nhau, mà còn có ảnh hưởng đến các ngành sản xuất và đời sống

xã hội Vậy thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta biểu hiện trong các thành phần tựnhiên như thế nào? Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng như thế nào đến sảnxuất và đời sống?

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới [Dự kiến thời gian: 115 phút]

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu

[Dự kiến thời gian: 35 phút]

Gió mùa đôngGió mùa hạ

c) Sản phẩm học tập:

Phiếu học tập của các nhóm HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

I BIỂU HIỆN CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

1 Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu

a Tính chất nhiệt đới

- Tổng số giờ nắng trong năm phổ biến từ 1 400 tới 3 000 giờ

- Nhiệt độ không khí trung bình năm của cả nước thường lớn hơn 21oC

- Xu hướng tăng dần từ bắc vào nam

Trang 11

c Tính chất gió mùa

- Gió mùa đông:

+ Nguồn gốc: áp cao Xi-bia

+ Hướng chủ yếu: đông bắc

+ Thời gian hoạt động: tháng 11 đến tháng 4 năm sau

+ Tác động về thời tiết, khí hậu:

Nửa đầu mùa đông: Miền Bắc lạnh khô, ít mưa

Nửa sau mùa đông: gây ra thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở đồng bằng Bắc Bộ và venbiển Bắc Trung Bộ

Suy yếu khi di chuyển xuống phía nam

- Gió mùa hạ:

+ Nguồn gốc: Áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao chí tuyến bán cầu Nam

+ Hướng chủ yếu: tây nam

+ Thời gian hoạt động: từ tháng 5 đến tháng 10

+ Tác động về thời tiết, khí hậu:

Đầu mùa: gây mưa ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, mang đến thời tiết nóng khô ởđồng bằng ven biển miền Trung và phần phía nam của Tây Bắc

Vào giữa và cuối mùa: gây mưa nhiều nơi trên phạm vi cả nước

- Gió Tín phong:

Hoạt động đan xen giữa các đợt gió mùa Đông Bắc và chuyển tiếp giữa hai mùa gió Gâymùa khô kéo dài cho Tây Nguyên và Nam Bộ

- Dải hội tụ nhiệt đới:

Hoạt động vào mùa hạ, khả năng gây mưa lớn ở hai miền

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, dựa vào nội dung SGK trang 8-10, hình 2, bảng 2, hoànthành nội dung phiếu học tập dựa trên bảng sau:

Khí hậu

Tính chất nhiệt đớiTính chất ẩmTính chấtgió mùa

Gió mùa đôngGió mùa hạ

Trang 12

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm HS căn cứ nội dung SKG, hình 2 và bảng 2, hoàn thành nội dung phiếuhọc tập của nhóm

- GV theo dõi, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV tổ chức cho các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận

- HS khác theo dõi, nhận định, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS

- GV chốt kiến thức và chuyển sang hoạt động mới

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

của các thành phần tự nhiên khác [Dự kiến thời gian: 30 phút]

Sinh vật

c) Sản phẩm học tập:

Phiếu học tập của các nhóm HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

I BIỂU HIỆN CỦA THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

2 Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác

a Địa hình

- Quá trình ngoại lực diễn ra mạnh mẽ dựa vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao

- Miền núi: xâm thực diễn ra mạnh

+ Các sườn núi dốc xảy ra các hiện tượng đất trượt, đá lở, lũ quét…

+ Vùng đá vôi, quá trình cac-xtơ diễn ra mạnh mẽ tạo nên các dạng địa hình độc đáo

- Đồng bằng và dọc các thung lũng sông: diễn ra quá trình bồi tụ mạnh, tầng trầm tíchngày càng dày, diện tích đồng bằng liên tục mở rộng về phía biển

Trang 13

b Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi với mật độ lớn Cả nước có 2 360 con sông chiều dài trên 10km

- Tổng lượng dòng chảy khoảng 839 tỉ m3/năm Tổng lượng phù sa các sông vận chuyển

ra biển hằng năm khoảng 200 triệu tấn

- Chế độ dòng chảy phân mùa rõ rệt:

+ Mùa lũ kéo dài 4 – 5 tháng, trùng với mùa mưa

+ Mùa cạn kéo dài 7 – 8 tháng, trùng với mùa khô

+ Phần lớn lượng nước và phù sa tập trung vào mùa lũ

c Đất

- Quá trình fe-ra-lit là quá trình hình thành đất chủ đạo, hình thành các loại đất đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Nhóm đất fe-ra-lit có diện tích lớn nhất, phân bố rộng rãi

ở miền núi và các rìa đồng bằng

- Đất có độ dày lớn nhưng dễ bị xói mòn, rửa trôi, đặc biệt ở vùng đồi núi dốc Tốc độp phân hủy chất hữu cơ nhanh nên đất thường nghèo mùn

d Sinh vật

- Các loài sinh vật nhiệt đới chiếm tỉ lệ cao, thực vật chiếm gần 70%, động vật đa số là các loài nhiệt đới điển hình (chim, thú, bò sát, côn trùng)

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa là kiểu rừng đặc trưng nhất Có thành phần loài đa dạng, nhiều tầng tán, trữ lượng sinh khối lớn Diện tích đã bị suy giảm mạnh, hiện đang được bảo vệ và khoanh nuôi tự nhiên

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức lớp thành 4 nhóm HS, phát phiếu học tập và hướng dẫn HS dựa vào nội dung SGK trang 11, 12, hoàn thành nội dung trong thời gian 5 phút, cụ thể:

+ Nhóm 1: Địa hình

+ Nhóm 2: Sông ngòi

+ Nhóm 3: Đất

+ Nhóm 4: Sinh vật

- Nội dung phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 01

Địa hình

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 02 Thành phần tự nhiên Biểu hiện Sông ngòi

Trang 14

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 03 Thành phần tự nhiên Biểu hiện Đất

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 04 Thành phần tự nhiên Biểu hiện Sinh vật

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tổ chức theo nhóm, nhận phiếu học tập, phân công nhiệm vụ thành viên, hoàn thành nội dung trong thời gian quy định

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV tổ chức cho các nhóm HS lần lượt báo cáo kết quả thảo luận

- Các HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS

- GV chốt kiến thức và chuyển sang hoạt động mới

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống

[Dự kiến thời gian: 55 phút]

a) Mục tiêu:

– Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống

b) Nội dung:

GV hướng dẫn HS dựa vào nội dung SGK trang 12, 13 trình bày ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tới sản xuất và đời sống theo cặp đôi

c) Sản phẩm học tập:

Sơ đồ tư duy của các cặp HS trình bày được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Trang 15

II ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

1 Ảnh hưởng đến sản xuất

a Đối với nông nghiệp

- Thuận lợi:

+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, hoạt động nông nghiệp diễn ra quanh năm

+ Tạo điều kiện thâm canh, tăng vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi

+ Sông ngòi cung cấp nước tưới và cải tạo đất, môi trường đánh bắt, nuôi trồng thủy sản

- Khó khăn:

+ Sự thất thường của thời tiết, khí hậu, dòng chảy sông gây khó khăn cho sản xuất, điềuchỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ sản xuất

+ Nhiệt ẩm cao nguy cơ về thiên tai, dịch bệnh, khiến sản xuất bấp bênh, rủi ro

b Đối với các ngành kinh tế khác

- Thuận lợi:

+ Hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm

+ Sông ngòi tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải, thủy điện, cung cấp nước tưới.Mùa khô thuận lợi cho khai thác và xây dựng

+ Lượng mưa và dòng chảy lớn cung cấp nước sinh hoạt dồi dào

+ Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt có sự thay đổi thích ứng với sự phân mùa của khíhậu

- Khó khăn:

Thiên tai, thời tiết tác động xấu tới sức khỏe con người, gây tổn thất lớn về người và tàisản

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức HS cả lớp thành các cặp, yêu cầu HS chuẩn bị bút, bút màu, giấy A4 đểhoàn thành sơ đồ tư duy về ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất vàđời sống theo dàn ý sau:

1 Ảnh hưởng đến sản xuất

a Đối với nông nghiệp

- Thuận lợi

Trang 16

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tổ chức theo cặp, hoàn thành sơ đồ tư duy theo hướng dẫn của GV

- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV tổ chức cho các cặp HS trình bày sơ đồ trên bảng

- GV chọn ngẫu nhiên 1 cặp HS trình bày ảnh hưởng đến sản xuất, 1 cặp HS trìnhbày ảnh hưởng đến đời sống

- Các HS khác theo dõi, bổ sung, nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của các nhóm HS

- GV chốt kiến thức và chuyển sang hoạt động Luyện tập

3 Hoạt động 3: Luyện tập [Dự kiến thời gian: 5 phút]

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:

TRẮC NGHIỆM BÀI 2 – THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT, ĐỜI SỐNG

Câu 1: Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nào?

A Khí hậu ôn đới gió mùa

B Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa

C Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Trang 17

D Khí hậu lục địa.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

A Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 20°C

B Chế độ mưa tập trung theo mùa

C Lượng mưa trung bình năm cao, từ 1500mm đến 2000mm

D Có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.

Câu 3: Gió mùa mùa đông ở Việt Nam có nguồn gốc từ nơi nào sau đây?

A Khối khí lạnh lục địa cao áp Xi-bia di chuyển xuống

B Khối khí nóng ẩm từ đại dương di chuyển vào

C Khối khí lạnh khô từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống

D Khối khí nóng khô từ Châu Phi di chuyển sang

Câu 4: Sông ngòi ở Việt Nam có đặc điểm nào sau đây?

A Nước chảy theo hướng Tây - Đông

B Chế độ nước sông thất thường, có lũ lớn vào mùa mưa

C Mạng lưới sông ngòi thưa thớt

D Sông ngòi có lượng nước dồi dào, tập trung nhiều ở khu vực đồng bằng.

Câu 5: Vùng nào ở Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình nhất?

A Vùng núi phía Bắc

B Vùng ven biển miền Trung

C Đồng bằng sông Hồng

D Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 6: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng chủ yếu đến ngành sản xuất nào sau

đây ở Việt Nam?

A Ngành công nghiệp

B Ngành dịch vụ

C Ngành xây dựng

D Ngành nông nghiệp.

Câu 7: Rừng ở Việt Nam có vai trò nào sau đây?

A Cung cấp gỗ quý cho xuất khẩu

B Phát triển du lịch sinh thái

C Bảo vệ nguồn nước

D Tất cả các ý trên.

Câu 8: Biện pháp nào sau đây là không hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường ở Việt

Nam?

A Trồng nhiều cây xanh

B Sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

Trang 18

C Xử lý rác thải khoa học

D Khai thác rừng quá mức.

Câu 9: Hậu quả nào sau đây không phải là hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam?

A Nước biển dâng cao, xâm nhập mặn

B Mưa lũ, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn

C Gia tăng hiện tượng thiên tai, thời tiết cực đoan

D Diện tích rừng thu hẹp.

Câu 10: Giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới

ẩm gió mùa ở nước ta là

A khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên

B phát triển mạnh công nghiệp nặng

C kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

D hạn chế sử dụng năng lượng tái tạo

(Đáp án các câu hỏi được tô đậm)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV lần lượt cho HS trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm

- HS dựa vào nội dung đã học, hiểu biết của bản thân để trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời

- HS khác trả lời nếu một HS trả lời sai

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của HS

- GV chuyển sang hoạt động Vận dụng

4 Hoạt động 4: Vận dụng [Dự kiến thời gian: 5 phút]

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hiện bài 2 – SGK trang 13 dưới dạng báo cáo

- HS được chọn một ngành kinh tế để trình bày báo cáo

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Trang 19

- HS tham khảo thông tin trên internet, bài học, SGK để hoàn thành báo cáo.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS hoàn thành báo cáo gửi bài qua email, Zalo cho GV

- HS đọc báo cáo của HS khác về các chủ đề khác

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS qua Zalo, email

Ngày … tháng … năm 2024 Họ và tên giáo viên: PHẠM PHÚ QUỐC

Tổ chuyên môn: SỬ - ĐỊA – GDKT&PL

TÊN BÀI DẠY: BÀI 3 – SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA TỰ NHIÊN

Môn học: ĐỊA LÍ; Lớp: 12Thời gian thực hiện: 05 tiết [Từ tiết 6 đến tiết 10]

I Mục tiêu

1 Về kiến thức

– Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc - Nam,Đông - Tây, độ cao

– Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc

và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ

– Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hoá đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh

- Năng lực tìm hiểu địa lí thông qua việc sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệuthống kê để chứng minh sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta

- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc xác định nhiệm vụ học tập, đặt mục tiêuhọc tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những mặt còn hạn chế

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc việc chủ động giao tiếp; tự tin và biếtkiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc nêu được nhiều ý tưởngtrong học tập và đời sống

3 Về phẩm chất

- Yêu thiên nhiên, đất nước Việt Nam

Trang 20

- Thấy được sự ảnh hưởng của sự phân hóa thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xãhội, từ đó có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ thiên nhiên.

II Thiết bị dạy học và học liệu

1 Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Địa lí 12

- Máy tính, máy chiếu (tivi, bảng tương tác)

- Video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học

2 Đối với học sinh

- SGK, SBT Địa lí 12

III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động 1: Mở đầu [Dự kiến thời gian: 10 phút]

c) Sản phẩm:

Phát biểu cảm nhận của HS sau khi xem xong video

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS xem video theo địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=6yEdbpoOQgs&list=PLUwDarnir6HEbSwb399g5r8VFwjlPEYOO

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS theo dõi video

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV tổ chức cho HS nêu cảm nghĩ về thiên nhiên Việt Nam sau khi xem xong video

- HS khác nhận định, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của HS

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lãnh thổ Việt Nam phần đất liền có thiên nhiênrất đa dạng và có sự phân hóa Vậy thiên nhiên Việt Nam có sự phân hóa như thế nào và cóảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới [Dự kiến thời gian: 195 phút]

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên

[Dự kiến thời gian: 90 phút]

a) Mục tiêu:

Trang 21

– Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc - Nam,Đông - Tây, độ cao.

– Sử dụng được bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phânhoá đa dạng của thiên nhiên nước ta

I SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN

1 Phân hóa theo Bắc – Nam

Đặc điểm Phần lãnh thổ phía bắc Phần lãnh thổ phía nam

Khí hậu - Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió

mùa có mùa đông lạnh

- Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC(trừ vùng núi cao), trong năm có 2– 3 tháng nhiệt độ trung bình nămdưới 18oC Biên độ nhiệt độ trungbình năm lớn Tổng số giờ nắngdưới 2000 giờ

- Hai mùa: Mùa đông và mùa hạ

- Mang tính chất cận xích đạo giómùa

- Nhiệt độ trung bình năm trên

25oC Biên độ nhiệt độ trung bìnhnăm nhỏ Tổng số giờ nắng trên

2000 giờ

- Hai mùa: mùa mưa và mùa khô

Cảnh quan Đới rừng nhiệt đới gió mùa Đới rừng cận xích đạo gió mùa

Thành

phần loài

Sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế

- Thực vật phổ biến các loài họ đậu,dâu tằm

- Động vật là các loài công, khỉ,vượn,…

- Ngoài ra có các loài cây ôn đới,cây cận nhiệt, các loài thú có lôngdày

- Thực vật là các cây họ dầu, săng

lẻ, tếch,…

- Động vật là các loài thú lớn nhưvoi, hổ, báo, bò rừng,…

Cảnh sắc

thiên nhiên

Thay đổi theo mùa:

- Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, câycối xanh tốt

- Mùa đông tiết trời lạnh, ít mưa,xuất hiện cây rụng lá

Thay đổi theo mùa:

- Mùa mưa cây cối phát triển xanhtốt

- Mùa khô ít mưa, độ ẩm thấp,những nơi có mùa khô sâu sắc, kéodài xuất hiện cây chịu hạn, rụng lá

2 Phân hóa theo Đông – Tây

Trang 22

Vùng biển, đảo

và thềm lục địa - Vùng biển đảo thuộc vùng nhiệt đới, lượng nhiệt ẩm dồi dào, phânmùa rõ rệt của chế độ khí hậu và hải văn

- Vùng thềm lục địa: hình thái, độ sâu, chiều rộng khác nhau từ bắcvào nam và có mối quan hệ chặt chẽ với phần lãnh thổ đất liền Ởvùng ven biển hình thành các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn hoặc hỗnhợp

- Sinh vật phong phú, đa dạng, tiêu biểu cho sinh vật vùng biển nhiệtđới Các rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển vừa đặc trưng cho

hệ sinh thái vùng biển, vừa có tính đa dạng sinh học cao

Vùng đồng

bằng ven biển

- Nguồn gốc: hình thành do quá trình bồi tụ phù sa sông và biển, kéodài không liên tục từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (KiênGiang) Chế độ nhiệt - ẩm đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩmgió mùa

- Địa hình: thấp, khá bằng phẳng, thấp dần theo hướng tây bắc – đôngnam và theo hướng tây – đông, thường xuyên chịu ảnh hưởng trựctiếp của biển và vùng đồi núi liền kề

- Sinh vật: các hệ sinh thái khá phong phú, nhất là vùng cửa sông,đầm phá, đất ngập nước Các sinh vật tự nhiên còn lại không nhiều dotác động của con người

Vùng đồi núi - Chiếm phần lớn diện tích nước ta, phân bố ở phía tây và tây bắc, chủ

yếu là đồi núi thấp và bị chia cắt mạnh

- Thiên nhiên có sự phân hóa do tác động của gió mùa và hướng cácdãy núi:

+ Vùng núi Đông Bắc thể hiện tính chất cận nhiệt đới gió mùa

+ Vùng núi Tây Bắc thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa phổ biến ởvùng núi thấp phía nam, vùng núi cao cảnh quan thiên nhiên giốngvùng ôn đới

+ Giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chế độ mưa có sự đối lập:khi Đông Trường Sơn có mưa vào thu – đông thì Tây Nguyên khôhạn; đầu mùa hạ Tây Nguyên có mưa lớn thì nhiều nơi ở ĐôngTrường Sơn có thời tiết nóng, ít mưa

3 Phân hóa theo độ cao

Ôn đới gió mùa

trên núi

Từ độ cao trên2600m

Nhiệt độ trungbình năm dưới

15oC, độ ẩmcao, tốc độ giómạnh, có thểxuất hiện băngtuyết vào mùađông

Chủ yếu là đấtmùn thô

Chủ yếu cácloài cây ôn đớinhư đỗ quyên,lãnh sam, thiếtsam,…

Cận nhiệt đới

gió mùa trên

núi

Từ độ cao 600– 700m ở miềnBắc và 900 –

Mát mẻ, nhiệt

độ trung bìnhcác tháng trong

- Từ độ cao 600– 700m đến

1600 – 1700m

- Các kiểu thảmthực vật: từ độcao 600 –

Trang 23

1000m ở miềnNam đến độcao 2600m

năm dưới 25oC,lượng mưa và

độ ẩm tăng lên

hình thành đấtfe-ra-lit có mùnvới đặc tínhchủa, tầng đấtmỏng

- Từ độ caotrên 1600 –1700m xuấthiện đất mùn

700m đến 1600– 1700m hìnhthành hệ sinhthái rừng cậnnhiệt đới lárộng và lá kim.Xuất hiện loàichim, thú cậnnhiệt phươngBắc Từ độ caotrên 1600 –1700m thực vật

triển, thànhphần loài đơngiản, thường córêu, địa y trênthân và cànhcây Trongrừng xuất hiệncác loài cây ônđới

Nhiệt đới gió

mùa Độ cao trungbình dưới 600 –

700m ở miềnBắc và lên đến

độ cao 900 –1000m ở miềnNam

Tính nhiệt đớiđược biểu hiện

rõ rệt, nền nhiệt

độ cao, lượngmưa và độ ẩmthay đổi tùytheo thời gian

và không giancủa khu vực

Các nhóm đấtchủ yếu:

- Đất fe-ra-littrên vùng đồinúi thấp

- Đất phù sa

- Kiểu thảmthực vật chủyếu: rừng nhiệtđới ẩm; rừngrụng lá; trảng

cỏ, cây bụi;rừng ngập mặn,ngập nước,…

- Sinh vật nhiệtđới đa dạng,phong phú

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thành các nhóm, chuẩn bị nội dung trình bày theo nhóm sửdụng Canva hoặc PowerPoint, cụ thể như sau:

+ Nhóm 1: Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam

Hướng dẫn nội dung chính cần chuẩn bị:

Đặc điểm Phần lãnh thổ phía bắc Phần lãnh thổ phía nam

Khí hậu

Cảnh quan

Thành

phần loài

Trang 24

Cảnh sắc

thiên nhiên

+ Nhóm 2: Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây

Hướng dẫn nội dung chính cần chuẩn bị:

+ Nhóm 3: Thiên nhiên phân hóa theo độ cao

Hướng dẫn nội dung chính cần chuẩn bị:

Ôn đới gió mùa

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm HS tổ chức phân chia nhiệm vụ, chuẩn bị nội dung (dựa vào nội dungSGK, Atlat Địa lí Việt Nam, nguồn tư liệu trên Internet) để trình bày

- GV hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV tổ chức cho các nhóm HS trình bày nội dung đã chuẩn bị bằng PowerPoint hoặcCanva

- Các nhóm HS trình bày, các nhóm đặt câu hỏi cho nhóm trình bày, tối đa 02 câuhỏi

- Các nhóm tiến hành đánh giá theo phiếu sau:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI THẢO LUẬN Nội dung: Nhóm đánh giá: Nhóm được đánh giá:

Nội dung và hình

Trang 25

Phản biện câu hỏi

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS

- GV cùng HS chuyển sang hoạt động mới

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các miền địa lí tự nhiên

[Dự kiến thời gian: 90 phút]

a) Mục tiêu:

– Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc

và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ

2 Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

3 Miền Nam Trung

Bộ và Nam Bộ Phạm vi Ranh giới phía tây – tây

nam dọc theo hữu ngạnsông Hồng và rìa phíatây, tây nam đồng bằngBắc Bộ

Từ hữu ngạn sông Hồng

và rìa phía tây, tây namcủa đồng bằng Bắc Bộtới dãy núi Bạch Mã

Phía nam dãy núi Bạch

- Các dãy núi chủ yếuhướng vòng cung

- Địa hình cac-xtơ códiện tích lớn và độcđáo

- Đồng bằng Bắc Bộ địahình thấp, khá bằngphẳng Phía đông nam

là vịnh biển nông, thềmlục địa mở rộng, nhiềuvịnh biển, đảo ven bờ

- Địa hình cao nhất cảnước, nhiều đỉnh núicao trên 2000m

- Tây Bắc có dãy HoàngLiên Sơn kéo dài theohướng TB-ĐN, giápbiên giới Việt – Lào làcác dãy núi với độ caokhoảng 1800m; trungtâm là các dãy núi, caonguyên đá vôi xen kẽbồn địa, lòng chảo

- Bắc Trung Bộ vùngnúi Trường Sơn Bắc cócác dãy núi chạy song

- Gồm các khối núi cổ,các sơn nguyên bócmòn, các cao nguyênba-dan, đồng bằng châuthổ sông ở Nam Bộ vàcác đồng bằng nhỏ, hẹpven biển Nam TrungBộ

- Vùng biển, đảo rộnglớn, nhiều vịnh kín,nhiều đảo và quần đảo

Trang 26

và quần đảo Quảng

Ninh có địa hình bờ

biển mài mòn – bồi tụ,

cửa sông Hồng có địa

hình bồi tụ

song và so le nhauhướng TB-ĐN, mở rộng

về phía biển; dải đồngbằng nhỏ hẹp, nhiều đồinúi sót, nhiều cồn cát,đầm phá Ven biển cóđịa hình bồi tụ - màimòn Thềm lục địa càngvào nam càng thu hẹp

Có một số đảo

Khí hậu - Nền nhiệt độ thấp hơn

2 miền còn lại

- Mùa đông lạnh và kéo

dài nhất cả nước Mùa

hạ nóng ẩm, mưa nhiều

- So với MB và ĐBBB,nhiệt độ trung bình năm

và nhiệt độ trung bìnhtháng 1 cao hơn, mùađông đến muộn và kếtthúc sớm (riêng vùngnúi cao Tây Bắc khí hậulạnh)

- Chế độ mưa phân mùa

rõ rệt Tây Bắc mưanhiều vào mùa hạ BắcTrung Bộ mưa nhiềuvào thu – đông

- Mang tính chất cậnxích đạo gió mùa, nềnnhiệt độ cao, biên độnhiệt độ năm nhỏ, khíhậu có hai mùa mưa vàkhô rõ rệt

- Có sự tương phản giữasườn Đông và sườn Tâycủa dãy Trường SơnNam

- Mùa lũ chậm dần từTây Bắc xuống BắcTrung Bộ

- Khá dày đặc, nhất làđồng bằng Nam Bộ

- Chế độ dòng chảyphân mùa sâu sắc

Cảnh

quan

thiên

nhiên

- Tiêu biểu là rừng nhiệt

đới gió mùa

- Sự khác biệt về mùa

làm thay đổi cảnh sắc

thiên nhiên

- Thành phần loài nhiệt

đới chiếm ưu thế

- Vùng núi cao trên

600m xuất hiện đai rừng

cận nhiệt đới trên núi

- Tiêu biểu là rừng nhiệtđới gió mùa

- Thành phần loài nhiệtđới, các loài thực vậtphương Nam Vùng núicao phổ biến sinh vậtcận nhiệt và ôn đới

- Tiêu biểu là rừng cậnxích đạo gió mùa, phổbiến loài nhiệt đới, xíchđạo

- Trong rừng xuất hiệncây chịu hạn, rụng látheo mùa

- Ven biển có hệ sinhthái rừng ngập mặn

Trang 27

đông nam có dầu khí.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm, các nhóm dựa vào nội dung SGK, bản đồ, tư liệu thamkhảo từ Internet vẽ sơ đồ tư duy thể hiện được phạm vi, đặc điểm khí hậu, sông ngòi, địahình, cảnh quan, khoáng sản của 3 miền địa lí tự nhiên

- Các nhóm được giao nhiệm vụ như sau:

+ Nhóm 1 và 2: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

+ Nhóm 3 và 4: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

+ Nhóm 5 và 6: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm dựa vào nội dung SGK, hoàn thành sơ đồ tư duy

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV tổ chức cho các nhóm HS trình bày 6 sơ đồ tư duy lên bảng

- GV cùng HS chuyển sang hoạt động mới

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu ảnh hưởng của sự phân hóa thiên nhiên

đến phát triển kinh tế - xã hội [Dự kiến thời gian: 15 phút]

- Các vùng, miền của nước ta có thế mạnh khác nhau, là cơ sở để phân vùng kinh tế

Trang 28

- Tạo ra sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế mới cùng những sản phẩmđặc trưng.

- Tạo ra sự phân hóa về phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ

- Khó khăn:

+ Gây khó khăn cho sản xuất quy mô lớn

+ Mỗi vùng có thiên tai khác nhau gây tác hại lớn đến việc phát triển các ngành kinh tế vàđời sống người dân Đòi hỏi có kế hoạch để khắc phục nhịp điệu mùa của khí hậu và thiênnhiên nước ta

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp đôi, dựa vào nội dung SGK, trong thời gian 2phút trả lời câu hỏi: Sự phân hóa thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế -

xã hội của nước ta?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS dựa vào nội dung SGK, thảo luận và chuẩn bị trả lời câu hỏi

- GV cùng HS chuyển sang hoạt động Luyện tập

3 Hoạt động 3: Luyện tập [Dự kiến thời gian: 10 phút]

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS dựa vào nội dung đã được học trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV lần lượt cho HS trả lời các câu hỏi sau:

Trang 29

TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC BÀI 3 – SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA TỰ NHIÊN

HS chọn đáp án A, B, C hoặc D ở mỗi câu hỏi:

1 Đặc điểm nào sau đây KHÔNG PHẢI là đặc điểm của khí hậu phần lãnh thổ phía bắc Việt Nam?

A Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ vùng núi cao)

B Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ

C Hai mùa: mùa đông và mùa hạ

D Tổng số giờ nắng trên 2000 giờ

2 Cảnh quan nào sau đây là đặc trưng cho đới rừng cận xích đạo gió mùa ở Việt Nam?

A Rừng lá kim trên đất feralit

B Rừng thường xanh, rừng cận nhiệt đới lá rộng, rừng nửa rụng lá

C Rừng nửa rụng lá, rừng cận nhiệt đới lá kim, rừng thưa nhiệt đới khô

D Rừng thưa nhiệt đới khô, rừng cận nhiệt đới lá rộng, rừng nửa rụng lá

3 Loài nào sau đây KHÔNG PHẢI là đại diện tiêu biểu cho sinh vật vùng núi Đông Bắc Việt Nam?

B Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

C Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

5 Hệ sinh thái nào sau đây KHÔNG phân bố ở vùng đồng bằng ven biển Việt Nam?

B Hướng các dãy núi

C Cả gió mùa và hướng các dãy núi

D Vĩ độ

7 Đai cao nào sau đây có nhiệt độ trung bình năm dưới 15°C?

Trang 30

A Nhiệt đới gió mùa

B Cận nhiệt đới gió mùa trên núi

C Ôn đới gió mùa trên núi

D Nhiệt đới

8 Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng, cao ở tây bắc, thấp dần về phía đông nam

B Địa hình cao nhất cả nước, nhiều đỉnh núi cao trên 2000m

C Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên ba-dan, đồng bằngchâu thổ sông ở Nam Bộ và các đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển Nam Trung Bộ

9 Loại khoáng sản nào sau đây là chủ yếu ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A Sắt, crôm, ti-tan, thiếc, a-pa-tit, đá vôi

B Than, sắt, thiếc, von-phram, chì - kẽm, vật liệu xây dựng

D Có nhiều loài quý hiếm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

- HS khác trả lời nếu lượt đầu trả lời sau

- GV cùng HS chuyển sang hoạt động Vận dụng

4 Hoạt động 4: Vận dụng [Dự kiến thời gian: 10 phút]

Trang 31

HỌ VÀ TÊN: LỚP:

GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TỈNH BÌNH ĐỊNH

1 Miền tự nhiên

2 Đặc điểm khí hậu

3 Đặc điểm địa hình

4 Đặc điểm sông ngòi

5 Khoáng sản chủ yếu

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thực hiện bài 2 SGK trang 22

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà

- GV hỗ trợ, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS thực hiện hoàn chỉnh bài giới thiệu, gởi bài qua Zalo hoặc Gmail cho giáo viên

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS

Ngày … tháng … năm 2024 Họ và tên giáo viên: PHẠM PHÚ QUỐC

Tổ chuyên môn: SỬ - ĐỊA – GDKT&PL

TÊN BÀI DẠY: BÀI 4 – THỰC HÀNH TRÌNH BÀY BÁO CÁO VỀ SỰ PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VIỆT NAM

Môn học: ĐỊA LÍ; Lớp: 12Thời gian thực hiện: 01 tiết [Gồm tiết 11]

Trang 32

- Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.

- Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân

II Thiết bị dạy học và học liệu

1 Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Địa lí 12

- Máy tính, máy chiếu (tivi, bảng tương tác)

- Video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học

2 Đối với học sinh

- SGK, SBT Địa lí 12

- Tài liệu về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam

III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động 1: Mở đầu [Dự kiến thời gian: 05 phút]

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu liên quan đến bài thực hành cho HS chuẩn bịtrước ở nhà

Trang 33

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS chuẩn bị tài liệu ở nhà

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS mang tài liệu lên lớp

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của HS

- GV dẫn dắt vào nội dung bài thực hành

2 Hoạt động 2: Giải quyết vấn đề [Dự kiến thời gian: 30 phút]

SỰ PHÂN HÓA CỦA KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT

TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

NHÓM THỰC HIỆN: …

1 SỰ PHÂN HÓA CỦA KHÍ HẬU

2 TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

BÁO CÁO

SỰ PHÂN HÓA CỦA SINH VẬT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SINH VẬT ĐẾN PHÁT

Trang 34

TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

NHÓM THỰC HIỆN: …

1 SỰ PHÂN HÓA CỦA KHÍ HẬU

2 TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS dựa vào nội dung tài liệu đã chuẩn bị, mẫu báo cáo, hoàn thànhbáo cáo

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm HS thực hiện báo cáo

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV tổ chức cho các nhóm trình bày lần lượt

- HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS

- GV chốt kiến thức

- GV cùng HS chuyển sang hoạt động Luyện tập

3 Hoạt động 3: Luyện tập [Dự kiến thời gian: 5 phút]

Trang 35

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bằng cách điền các từ cần thiết vào chỗ trống

THIÊN NHIÊN VIỆT NAM Học sinh điền các từ gợi ý vào chỗ trống

Thiên nhiên Việt Nam có một động lực cao và một (1) mãnh liệt Sứcsống đó được biểu hiện rõ rệt nhất trong lớp vỏ (2) sâu và dày, có nơi đến hàngchục mét, trong lớp phủ thực vật rừng giàu (ước tính có 12 000 loài) bao phủ khoảng 30%diện tích đất nước, khối lượng tăng trưởng hằng năm đến 4-5 m3năm Không ở đâu tốc độtái sinh rừng lại nhanh hơn ở đây và mặt đất bao giờ cũng có một thảm cỏ hoặc cây bụiche chở: danh từ núi trọc, đồi trọc do đó chỉ mang một ý nghĩa tương đối Những khoảngrừng bị đốn trụi chỉ sau 5-10 năm là đã được phủ kín nếu không tiếp tục bị phá hoại, cònnhững rừng già thì mang tính chất của một rừng (3) thực sự

Không riêng gì thực vật hoang dại, (4) ở nước ta cũng rất giàu có, gồmđến hơn 200 trong số 270 loài thấy có mặt ở khu vực Đông Nam Á Cả về mặt này nữa,Việt Nam cũng là một trong ba cái nôi cây trồng quan trọng nhất ở trên thế giới

Giới (5) cũng tràn trề sức sống như thế, biểu hiện ở (6) cácloài

(7) hình thành thổ nhưỡng cũng nhanh Nhờ có lớp vỏ phong hóa sâu,tầng đất vụn bở bao giờ cũng dày, cây cỏ bám nhanh vào đấy mà sống Cành rơi lá rụngnhiều và được (8) quanh năm nên đất tơi, xốp, giữ nước tốt, càng lên các (9) cao thì tỉ lệ mùn đạm càng tăng Ngay các bãi cát ven sông được bồi sau mộtmùa mưa lũ cũng nhanh chóng được phủ kín thực vật, người ta có thể tranh thủ trồng lênđấy một vụ màu mùa cạn Chúng không còn là những thành tạo địa chất thuần túy nữa,đến một chừng mực nào đó, chúng đã biến thành đất trồng dù là trong (10) ngắnngủi

(Nguồn: Thiên nhiên Việt Nam, Lê Bá Thảo, NXB Giáo dục, 2008)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS căn cứ kiến thức cá nhân, trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV cho HS trả lời trong 3 phút

- 2 HS lên bảng ghi kết quả

- HS khác nhận xét

Trang 36

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS

- GV cùng HS chuyển sang hoạt động Vận dụng

4 Hoạt động 4: Vận dụng [Dự kiến thời gian: 5 phút]

Báo cáo của cá nhân HS về ảnh hưởng của sự phân hóa khí hậu đến phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS thực hiện báo cáo ở nhà

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện báo cáo ở nhà

- GV hỗ trợ HS

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS gửi báo cáo qua Zalo, Gmail

- GV tổng hợp báo cáo của HS

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS

Ngày … tháng … năm 2024 Họ và tên giáo viên: PHẠM PHÚ QUỐC

Tổ chuyên môn: SỬ - ĐỊA – GDKT&PL

TÊN BÀI DẠY: BÀI 5 – VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Môn học: ĐỊA LÍ; Lớp: 12Thời gian thực hiện: tiết [Từ tiết 12 đến tiết 13]

I Mục tiêu

1 Về kiến thức

– Trình bày và giải thích được sự suy giảm các loại tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.– Nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta

– Chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

– Nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường

Trang 37

– Viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng tham gia vàoviệc sử dụng hợp lí tài nguyên hoặc bảo vệ môi trường ở địa phương.

2 Về năng lực

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí thông qua việc trình bày và giải thích sự suygiảm các loại tài nguyên thiên nhiên ở nước ta, nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tàinguyên thiên nhiên ở nước ta, chứng minh và giải thích hiện trạng ô nhiễm môi trường ởViệt Nam

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc viết đoạn văn ngắntuyên truyền mọi người trong cộng đồng tham gia vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiênnhiên hoặc bảo vệ môi trường ở địa phương

- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc xác định nhiệm vụ học tập, đánh giá vàđiều chỉnh được kế hoạch học tập của bản thân

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ,tình cảm, thái độ của người khác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc nêu được nhiều ý tưởng mớitrong học tập và đời sống

II Thiết bị dạy học và học liệu

1 Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Địa lí 12

- Máy tính, máy chiếu (tivi, bảng tương tác)

- Video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học

2 Đối với học sinh

- SGK, SBT Địa lí 12

III Tiến trình dạy học

1 Hoạt động 1: Mở đầu [Dự kiến thời gian: 10 phút]

Trang 38

GV cho HS quan sát các hình ảnh sau, sau đó trả lời câu hỏi: Theo em, điều gì sẽ xảy

ra tiếp theo?

Hình 1: Đất trống đồi núi trọc Hình 2: Săn bắt động vật hoang dã

Hình 3: Đánh bắt cá bằng mìn Hình 4: Ô nhiễm môi trường nước

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lần lượt quan sát các hình ảnh, suy nghĩ và trả lời

- GV theo dõi sau đó đặt câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời các HS lần lượt trả lời câu hỏi tương ứng với 4 hình ảnh

- HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của HS

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường là một trong những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Hiện nay, ở nước ta, một số loại tài nguyên thiên nhiên đang bị suy giảm, ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia tăng Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Cần có những giải pháp gì để sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta?

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới [Dự kiến thời gian: 65 phút]

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

[Dự kiến thời gian: 35 phút]

Trang 39

I SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1 Suy giảm tài nguyên thiên nhiên

Biểu hiện - Về diện tích và chất lượng rừng tự

- Quá trình xói mòn đất diễn ra chủyếu ở miền núi Quá trình hoangmạc hóa xảy ra chủ yếu ở Duyênhải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

- Quá trình phèn hóa, mặn hóa diễn

ra chủ yếu ở các đồng bằng Độ phìcủa đất suy giảm

- Tình trạng ô nhiễm đất xảy ra ởcác thành phố lớn

- Ô nhiễm môi trường, biến đổi khíhậu, cháy rừng, hậu quả chiến tranhlàm giảm diện tích và chất lượngrừng

- Nguyên nhân gián tiếp: gia tăngdân số, di dân, phát triển các ngànhkinh tế; thiếu đồng bộ trong côngtác quản lí, bảo vệ và sử dụng

- Các biện pháp canh tác đất khônghợp lí, đặc biệt là trên vùng đất dốc

- Sự suy giảm tài nguyên rừng, biếnđổi khí hậu, sự bất thường của thiêntai

- Chất thải công nghiệp, các làngnghề, sinh hoạt, sử dụng phân bónhóa học, thuốc bảo vệ thực vậttrong nông nghiệp không hợp lí

2 Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu khaithác, sử dụng hợp lí, hiệu quả và bền vững tài nguyên

- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thiết lập cơ sở

dữ liệu các nguồn tài nguyên của đất nước Hoàn thiện hệ thống quy hoạch khai thác, sửdụng tài nguyên bảo đảm phân bố nguồn lực tài nguyên hợp lí cho phát triển kinh tế - xãhội

Trang 40

- Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăngtrưởng xanh.

- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế quản lí

sử dụng tài nguyên phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới

- Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện và cơ chế giám sát, đánh giá việc thực thư cácchiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật về quản lí tài nguyên

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm dựa vào nộidung SGK trang 24 – 27, các bảng số liệu liên quan, hoàn thành nội dung phiếu học tập

+ Nhóm 1 và 2: Suy giảm tài nguyên sinh vật

Biểu hiệnNguyênnhânGiải pháp+ Nhóm 3 và 4: Suy giảm tài nguyên đất

Biểu hiệnNguyênnhânGiải pháp

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm tổ chức phân công nhiệm vụ, hoàn thành nội dung phiếu học tập trongthời gian quy định

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận

- Các HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS

- GV chốt kiến thức

- GV cùng HS chuyển sang hoạt động mới

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về bảo vệ môi trường

[Dự kiến thời gian: 30 phút]

a) Mục tiêu:

– Chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

– Nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 26/08/2024, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w