1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài luận môn luật cạnh tranh các hành vi nhằm ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh và thực tiễn tại việt nam

18 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TE TP HO CHi MINH

KHOA LUAT 000

Các hành vi nhằm ngăn cản sự tham gia thị trường của các

đối thủ cạnh tranh và thực tiễn tại Việt Nam

Nhóm sinh viên thực hiện: 1 Phạm Thị Khánh Dương 2 Đỗ Thị Kim Phượng 3 Phạm Thu Hiền 4 Mai Thanh An

Giảng viên: Ts Trần Thăng Long

Trang 2

Lời mở đầu

Trong nên kinh tế thị trường, cạnh tranh chính là động lực phát triển của các thành phân, các chủ

thể kinh tế cùng tham gia kinh doanh Động lực cạnh tranh kích thích các doanh nghiệp cải tiến thiết bị, công nghệ, phương thức quản lý để ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phâm, hàng hoá và của doanh nghiệp của mình

Tuy nhiên, nếu cạnh tranh theo hướng tiêu cực, đặc biệt nếu doanh nghiệp cạnh tranh bằng việc

lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền đề hạn chế sản lượng, tăng giá bán thì sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng, làm cán trở cạnh tranh lành mạnh, giám động lực phát triển của nền kinh tế và

hạn chế tự do kinh doanh Một trong SỐ những hành vi lạm dụng vị trí thông lĩnh, vị trí độc

quyền đó là ngăn cán sự tham gia thị trường của đối thủ cạnh tranh mới Sự ra đời của Luật Cạnh tranh đã góp phân tạo lập một môi trường pháp lý lành mạnh và báo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Nhưng để báo vệ quyền tự do chính đáng của các doanh nghiệp, chồng lại các hành vi hạn chế cạnh tranh, cũng như tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng thì việc nghiên cứu Luật Cạnh Tranh là vô cùng cần thiết Bài viết tìm hiểu cơ sở lý thuyết của hành vi hạn chế cạnh tranh mà cụ thể là việc ngăn cản sự gia nhập thị trường của các đối thủ

cạnh tranh của các doanh nghiệp có vị trí thông lĩnh thị trường và doanh nghiệp có vi tri độc

quyền cũng như là thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh ở Việt Nam đê có thê có cái nhìn tổng quát

về pháp luật cạnh tranh và việc áp dụng trong đời sống hiện đại.

Trang 3

Cơ sở lý thuyết hành vi nhằm ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ

cạnh tranh

._ Khái nIiỆm ccc cen cen cence cen een ene cre ene nee nee sre nee nie neeneenen nie nnennnaneanneee Hinh thu thuc hién o.oo cee cence en sen sen sen ven ten een tne tnn tn vrn tna nny ees Đối tượng của haNh Vin ccc cee cece cevceeceeveceee vue teceievaesevueecuetevetevretevterensey

Phuong phap xac dinh hành vi ngăn cản việc gia nhập thị trường của đối thủ

Một sô bình luận từ thực tiên các vụ việc vê hành vi nhăm ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh

Trang 4

I Cơ sở lý thuyết hành vỉ nhằm ngăn can sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh

1 Khái niệm:

Hành vi Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới là một trong các

hành vi lạm dụng vị trí thông lĩnh thị trường, lạm dụng vi tri độc quyền bị cắm theo khoán 6

Điều 13 và khoản 1 Điều 14 Luật cạnh tranh 2004

Ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đôi thủ cạnh tranh mới là hành vi tạo ra những rào cản về giá hoặc về nguồn tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu trên thị trường liên quan

2 Hình thức thực hiện: Theo điều 31 Nghị định 116/2005

Ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đổi thủ cạnh tranh mới là hành vi tạo ra những rào can sau đây:

1 Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới

2 Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phối

những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới

3 Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thê gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP

3 Đối tượng của hành vi:

Đối tượng hướng đến của hành vi là những đối thủ cạnh tranh mới (DN tiềm năng) 4 Mục đích:

Hành vi được thực hiện nhằm mục đích ngăn cán các đôi thủ cạnh tranh tiềm năng gia nhập thị

trường Việc ngăn cản được thực hiện bằng thủ đoạn tạo ra các rào cản cho sự gia nhập thị

trường của đối thủ

5 Phương pháp xác định hành vi ngăn cản việc gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới:

Việc xác định hành vi ngăn cản cần phải làm rõ một số vẫn đề sau đây:

Thứ nhất, cần xác định rõ đối thủ cạnh tranh mới Đối thủ cạnh tranh mới là doanh

nghiệp đang tìm cách tham gia thi trường (có thể gọi là doanh nghiệp mới) Cần phân biệt thuật ngữ doanh nghiệp mới và doanh nghiệp mới thành lập Thuật ngữ doanh nghiệp mới trong Luật

Cạnh tranh mô tả những doanh nghiệp đang tìm cách tham gia vào một thị trường cụ thể, bao

gôm:

Trang 5

- Các doanh nghiệp tiềm năng, tức là chưa được thành lập theo pháp luật về doanh nghiệp;

- Đã được thành lập và hoạt động ở một thị trường khác, đang có ý định tham gia thi

trường tôn tại rào cán gia nhập

Thuật ngữ doanh nghiệp mới thành lập được sử dụng rộng rãi trong pháp luật về doanh nghiệp, đặc biệt là trong pháp luật về thủ tục pháp lý đăng ký kinh doanh, để diễn tá những doanh nghiệp vừa hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh cần thiết để được công quyền thừa nhận sự tồn tại và hoạt động hợp pháp Như vậy, việc làm rõ doanh nghiệp mới trong Luật Cạnh tranh

không phải là việc doanh nghiệp đó đã được thành lập hay chưa, mà phái làm rõ nhu cầu đầu tư

mới trên thị trường liên quan

Thứ hai, xác định các rào cản cho sự gia nhap Theo Black’s Law Dictionary, rao can gia nhập thị trường là những nhân tổ kinh tế gây khó khăn cho các nhà kinh doanh trong việc tham gia vào thị trường và trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường đó Trong kinh tế học, người ta chia rào cán ra làm hai loại:

- Rào cản cơ cấu là những nhân tô ngăn chặn sự nhập cuộc của các doanh nghiệp tiềm năng Những nhân tố này không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các doanh nghiệp trên thị trường đó, bao gồm: những điều kiện vôn có của thị trường, đòi hỏi những người muốn tham gia kinh doanh phái đáp ứng, ví dụ: điều kiện về tính kinh tế nhờ quy mô, lợi thê tuyệt đôi về chi phí v.v.; hoặc là những quy định của pháp luật dé chon lọc người tham gia thương trường, như: các quy định về điều kiện kinh doanh, quy định về bảo hộ trong những ngành thiết yếu của kinh tế

quốc dân Nếu sự phát triển cạnh tranh trên thị trường là cần thiết thì công cụ cần được áp

dụng để khắc chế khả năng hạn chế cạnh tranh của những nhân tổ trên sẽ là các chính sách kinh tế mà không thể sử dụng pháp luật cạnh tranh Trong trường hợp này, các rào cản không do hành vi của các nhà kinh doanh gây ra nên không thể sử dụng pháp luật cạnh tranh để giái quyết Các chính sách được sử dụng có thê là chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, xóa bỏ các rào cản pháp lý, cải cách thủ tục đầu tư, cấp phép

- Rào cán chiến lược là hành vi trong chiến lược của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường nhằm ngăn cản sự gia nhập của các doanh nghiệp tiềm năng, ví dụ như chiến lược định giá để ngăn chặn đối thủ; chiến lược thiết lập các rào cản theo chiều dọc Trong trường hợp này, do các rào cản do hành vi của các doanh nghiệp gây ra nên có thể sử dụng pháp 5

Trang 6

luật cạnh tranh để giải quyết Cơ quan có thâm quyền có thê sử dụng các chế định khác nhau để xử lý tùy từng vụ việc cụ thể Nếu các rào cản do một thỏa thuận của nhiều doanh nghiệp gây ra thì sử dụng chế định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh để giải quyết Nếu rào cán do doanh nghiệp có vị trí thông lĩnh, vị trí độc quyền thực hiện thì áp dụng các quy định về hành vi lạm dụng để xử lý

Theo Điều 31 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, các rào cản cho việc gia nhập thị trường có thể được hình thành bằng việc các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp độc quyền thực hiện một trong các hành vi sau day:

- Các doanh nghiệp thực hiện chiến lược tây chay bằng cách yêu cầu khách hàng của

mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới.Hành vị này được pháp luật của một số nước

gọi là hành vi thâu tóm khách hàng bởi nếu không có hành vi này, khách hàng có thể sẽ trở thành khách hàng của đối thủ cạnh tranh Bằng việc yêu cầu khách hàng của mình không giao

dịch với đối thủ cạnh tranh mới, các doanh nghiệp đã tạo ra những khó khăn trong việc tiêu thụ

sản phẩm hoặc làm tăng chỉ phí sản xuất, kinh doanh của đối thủ Nếu khách hàng là người tiêu thụ hoặc phân phối sán phẩm, thì hành vi này đã làm cho đối thủ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn đầu ra Ngược lại, nêu khách hàng là người cung cấp nguyên liệu đầu vào, hành vi này đã ngăn cản đối thủ mới tiếp cận các nguồn nguyên liệu quan trọng trên thị trường Trong mọi trường hợp, đối thủ cạnh tranh buộc phải tổ chức kế hoạch tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới hoặc nguôn tiêu thụ mới Việc thâu tóm các nguồn cung cấp nguyên liệu, nguồn tiêu thụ đã làm tăng chí phí của đối thủ, có thé làm cho đối thủ bị suy giảm sức cạnh tranh

- Các doanh nghiệp thực hiện chiến lược thiết lập rào cản chiều dọc bằng cách đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hành bán lẻ không chấp nhận phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới Với chiến lược này, doanh nghiệp có quyền lực thị trường đã hạn chế khả năng phân phối sán phâm của đối thủ mới bằng cách khống chế ý chí của những nhà phân phôi hoặc các cửa hàng bán lẻ, ép buộc họ không được phân phối sản phẩm của đối thủ Lúc này, để có thê tiêu thụ được sản phẩm, đối thủ mới buộc phải có chiến lược xây dựng và phát triên mạng lưới phân phối hoàn toàn mới (không phái là những nhà phân phối hoặc cửa hàng bán lẻ hiện đang tồn tại trên thị trường) Kế hoạch này sẽ là mạo hiêm bởi sẽ lam tang chi phí và tăng độ rủi ro khi tiêu thụ sản phẩm do người sản xuất và nhà phân phối đều là lính mới trên thị trường Một vấn đề cần lưu ý khi điều tra về hành vi này là phải chứng minh được doanh

6

Trang 7

nghiệp vi phạm đã dùng thủ đoạn đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phôi sán phẩm của đối thủ cạnh tranh mới Do đó, sự khác nhau giữa chiến lược tây chay và hành vi này không chỉ là đối tượng được yêu cầu không giao dịch với đối thủ mới mà còn là cách thức thực hiện hành vi Hành vi tây chay yêu cầu các khách hàng (bao gồm người tiêu thụ và người cung cấp nguyên liệu) không giao dịch với đối thủ cạnh tranh, trong khi hành vi này chủ yếu tác động đến các nhà phân phối, các nhà bán lẻ đang hoạt động trên thị trường Cách thức mà chiến lược tây chay sử dụng là yêu cầu khách hàng không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mà không là đe dọa hoặc cưỡng ép họ Yêu cầu có thê được thực hiện bằng các cách thức như dành cho khách hàng các khoản đầu tư, chiết khấu, giảm giá

- Các doanh nghiệp thực hiện chiến lược ngăn cản qua giá bằng cách bán hàng hoá với mức giá đủ để đôi thủ cạnh tranh không thể gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp

bán hàng hoá dưới giá thành toàn bộ để loại bỏ đối thủ Với lập luận tương tự như trường hợp

của hành vi định giá dưới giá thành toàn bộ, chiến lược ngăn cắn qua giá được thực hiện đề làm cho các nhà kinh doanh có ý định gia nhập phải cân nhắc khả năng có được lợi nhuận hay không với mức giá hiện tại (đã được hạ thấp) Đối với trường hợp này, Nghị định sô 116/2005/NĐ-CP

chưa đưa ra được căn cứ để xác định mức giá ngăn cản, các quy định mới chỉ dừng lại ở việc mô

tả chung là “không thuộc trường hợp bán hàng hoá dưới giá thành toàn bộ đề loại bỏ đối thủ Vì thê vấn đề tiếp theo mà pháp luật phải làm rõ là xác định ranh giới về giá của hai trường hợp

định giá dưới giá thành toàn bộ và định giá ngăn cản

Thứ ba, mặc dù một trong những căn cứ để xác định sự vi phạm là đã ngăn cản sự gia

nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới, nhưng cơ quan có thấm quyền chỉ cần xác định

được rằng doanh nghiệp có vi tri thông lĩnh, có vị trí độc quyền đã thực hiện một trong ba chiến

lược ngăn cán kể trên, không cần phải xác định chiến lược ngăn cản đã hoàn thành hay chưa Việc ngăn cán mà Luật Cạnh tranh nói đến tồn tại ở dạng tiềm năng của hành vi, tức là nêu các hành vi kế trên đã mang trong mình khả năng ngăn cán sự nhập cuộc của doanh nghiệp mới, là đủ để kết luận về sự vi phạm

Đối với các doanh nghiệp có vị trí độc quyền nhằm củng có vị trí độc quyên trên thị trường họ phái tìm mọi cách để giữ vững vị trí này, đây không phải là phương hướng kinh

doanh sản xuất, mà đây là hành vi mang tính chiến lược để nhằm củng cô dia vi độc quyền của

doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp không phải cạnh tranh với bắt cứ ai trên thị trường.

Trang 8

Thông thường các doanh nghiệp có vị trí độc quyền ngăn cán việc tham gia bằng cách

đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để được gia nhập thị trường hoặc hạ giá thành các sản phẩm, các

hành vi phân biệt đối xử thiết lập cạnh tranh không lành mạnh và thiết lập sự phân biệt đối xử về giá tức là một mặt hàng có công dụng như nhau nhưng được bán với giá thấp hơn hoặc khác

nhau cho người tiêu dùng Việc phân biệt giá còn được thể hiện ở việc các doanh nghiệp độc

quyền sử dụng hàng loạt các biện pháp khuyên mãi về giá đôi với những nhóm người mua cụ thể hoạt động trên địa bàn cụ thê nhằm đánh bật đối thủ hoặc cản trở đối thủ khi gia nhập thị

trường để tạo vị thế độc quyền

Ví dụ: theo thông tin từ Ông Đỗ Mai, Phó Giám đốc Sở Công Thương Vĩnh Phúc chia sẽ trên báo KH&ĐS vào ngày 2/7/2011 thì: “Năm vừa rồi, bên điện lực tuyên bố sẽ không nhận lưới điện do chúng tôi đầu tư bằng nguồn vốn của ngân hàng thế giới Rõ ràng, hiện nay họ đang ép bằng chính sách để các doanh nghiệp không tôn tại được nữa và phái bản giao.”

Tuy độc quyên của ngành điện được xếp vào độc quyền tự nhiên, tức là rất khó thiết lập một cơ chế cạnh tranh khi mạng lưới thống nhất, do một ngành quán lý Nhưng theo chủ trương của Luật điện lực theo khoản I điều 17 quy định “Bảo đám công khai, bình đăng, cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia thị trường điện lực.”

Như vậy ta có thể thấy hành vi của EVN đã có những hành vi vi phạm pháp luật cạnh

tranh quy định tại khoản 6 điều 13 Luật cạnh tranh: Ngăn cản việc tham gia thị trường của

những đối thủ cạnh tranh mới Hành vi mà EVN đưa ra đối với các bên muôn tham gia vào thi

trường điện đưa ra ở đây là không nhận lưới điện Một khi một bên tham gia không được hoà

vào lưới điện quốc gia thì cũng đồng nghĩa với việc không được đối xử một cách bình đăng, bên đó sẽ không thê tham gia vào thị trường

Hiện nay, Khoản 6, Điều § và Điều 13 Luật Cạnh Tranh số 27/2004/QH11 ban hành ngày 03 tháng 12 nam 2004 chỉ đưa ra qui định cấm hành vi thỏa thuận nhằm ngăn cán không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh một cách chung chung “Thođ thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển

kinh doanh” Trong Luật cạnh tranh sô 27/2004/QH11 không liệt kê và định nghĩa cụ thê các

hành vi được xem là hành vi nhằm ngăn cản sự tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh Nhưng Điều 31 Nghị định 116/2005/NĐ-CP qui định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh đã đưa ra cách giải thích “Ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới là hành vị tạo ra những rào can sau đây:

Trang 9

1 Yêu câu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới

2 De dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới.”

3 Bán hàng hóa với mức giá đủ đề đối thủ cạnh tranh mới không thê gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Nghị định này

Xét từ những qui định này, một doanh nghiệp đơn lẻ có thể khó thực hiện hiệu quả việc ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh Vì vậy, ta không loại trừ khá năng

các doanh nghiệp đã tạo ra các liên minh dé thực hiện các hành động hoặc một chuỗi các hoạt

động liên quan nhiều giai đoạn từ mua bán nguyên vật liệu đến khâu phân phối ra thị trường

Thỏa thuận, tạo ra các liên minh đề hạn chế cạnh tranh

Thỏa thuận dé ngăn cán không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh là việc thông nhất thực hiện những hành vi nhằm tạo nên các rào cán gây khó khăn cho

hoạt động gia nhập thị trường hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, làm giảm tính cạnh tranh của thị trường

Nói cách khác sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khá năng hành động một cách độc lập giữa những đối thủ cạnh tranh Thế nhưng luật cạnh tranh không đưa ra khái niệm mà sử dụng phương pháp liệt kê các

thỏa thuận bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Việc không đưa ra khái niệm mà chỉ liệt kê

các thỏa thuận cụ thể đã không gây nên những tranh luận cần thiết về hình thức và bản chất pháp lý của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Theo đó, chí những điều được liệt kê tại Điều § Luật cạnh

tranh mới bị xem là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Trên thực tế, thỏa thuận giữa các doanh nghiệp diễn ra ở nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối Do đó, có nhiều dạng biểu hiện khác nhau của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, không thê dự liệu một cách tuyệt đối và luôn có những biến hóa mới theo sự sáng tạo của người kinh doanh Các thỏa thuận ấy có thê hướng tới sự thông nhất về giá cả, dich vụ, phân chia thị trường nhằm ngăn cản hoặc tiêu diét sự tham gia thị trường của những tên tuôi mới trong ngành

Ta có thể phân tích những hành vi theo các khía cạnh sau

Về chủ thể

Ta phải chứng mình được:

- _ Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cùng trên thị trường liên quan;

Trang 10

- _ Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau, không phải là chung 1 tập đoàn hoặc là công ty mẹ, con

Hình thức thỏa thuận

Các doanh nghiệp có thê thông nhất cùng hành động một cách công khai hoặc không công khai Đê xác định các hành động của các doanh nghiệp là có thỏa thuận, cơ quan có thâm quyên phải

có đủ bằng chứng kết luận rằng giữa họ tồn tại một bản phi nhớ, hợp đồng, các cuộc gặp mặt có

cho thấy một thoá thuận công khai hoặc ngầm đồng ý về giá, về hạn chế phạm vi, phân chia thị trường Khi chưa có sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thì chưa

được xem là có sự tồn tại của sự thỏa thuận

Trong thực tế, các doanh nghiệp thường thỏa thuận ngầm và việc tìm ra các bằng chứng liên quan rất khó khăn, phức tạp, nên các cơ quan quản lý cạnh tranh thường dựa vào hai điều kiện sau đề xác định về sự thỏa thuận của các doanh nghiệp

- _ Có bằng chứng về sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp

- _ Các doanh ngiệp thỏa thuận cùng nhau thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh

Việc tận dung vi thế để tạo ra các thỏa thuận ngăn cán, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác

phát triển kinh doanh là việc thống nhất thực hiện những hành vi nhằm gây khó khăn cho hoạt

động kinh doanh hoặc cho việc tiêu thụ sản phâm hoặc cán trở việc mở rộng qui mô của các

doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận Hậu quả của các hành vi trên làm làm giảm, sai lệch

và cản trở cạnh tranh trên thị trường

6 Hậu quả pháp lý của hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới

Theo điều 21 NÑÐ 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ quy định:

1 Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi

phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thông lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới;

b) Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận phân phôi những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới;

e) Bán hàng hóa với mức giá đủ đê đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Khoản I Điều 16 của Nghị định này

10

Ngày đăng: 26/08/2024, 13:07

w