1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài 1 tạo lập thế giới

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Văn 10 bài 1 tạo lập thế giới chương trình mới cánh diều hay cho thầy cô và các em học sinh đầy đủ kiến thức

Trang 1

Bài 1Tạo lập thế giới

(Thần thoại)

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Trang 2

H?LỚP

10

NGỮ VĂN BÀI 1 TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)

THẦN

Trang 3

Myth – nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp, nghĩa đen là truyền

thuyết, truyền thoại Thường được hiểu đó là những truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như việc tạo lập những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hóa

THẦN THOẠI

LỚP10

NGỮ VĂN BÀI 1 TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)

Trang 4

Thần thoại là một thể loại văn học dân gian, một thể sáng tạo nghệ thuật ngôn từ truyền miệng đầu tiên và không tự giác ra đời vào giai đoạn xã hội nguyên thủy

đã phát triển từ hoang dã đến văn minh Đó là một tập

hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội thời kì thị tộc, bộ lạc, biểu hiện nhu cầu nhận thức và những khát vọng tự nhiên về một cuộc sống tốt đẹp và có tính nhân bản

(Giáo trình Văn học dân gian, NXB Giáo dục Việt Nam)

CHÂN TRỜI

THẦN THOẠI

Trang 5

CHÂN TRỜI

THẦN THOẠI

THẦN THOẠI SUY NGUYÊN

Kể về nguồn gốc của vũ trụ và

muôn loài

THẦN THOẠI SÁNG TẠO

Kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và

sáng tạo văn hóa

Trang 6

Là thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng

Trang 7

Cốt truyện

Nhân vật

Thường là thần, có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa

Trang 8

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

4 VỊ TRÍ CỦA

THỂ LOẠI

Thần thoại vừa  là  khoa  học  sơ  khai  hình 

thành và phát triển hoàn toàn tự phát nhằm giải thích thế giới; vừa là tôn giáo nguyên thủy phản ánh sự sùng bái tự nhiên của người xưa; vừa là nghệ  thuật  “vô  ý  thức” của người  cổ  đại. Trong thần  thoại còn  chứa  đựng  mầm mống của triết học, lịch sử, luật pháp…

Trang 9

II TÌM HIỂU CHI TIẾT

Hoạt động nhóm

1 Chỉ ra các chi tiết về không gian, thời gian trong truyện? Em có nhận xét gì về không gian, thời gian ấy?

2 Hãy tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ Trời, từ đó nhận xét về cốt truyện và đặc điểm của nhân vật thần trụ trời?

Trang 10

Không gian: vũ trụ đang trong quá trình tạo

lập: Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, 

lạnh lẽo.

Thời gian: cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng:

Thuở  ấy,  chưa  có  thế  gian,  cũng  như  có  muôn  vật  và  loài người.

 Quen thuộc trong các thần thoại giải thích về thế giới,

tuy nhiên vẫn có sức hấp dẫn riêng.

Trang 11

Cốt truyện

Xoay quanh việc thần Trụ trời trong quá trình tạo lập nên trời và đất.

Thần Trụ trời xuất hiện với sức mạnh và hình hài đặc biệt

Thần Trụ trời tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái vừa cao, vừa to để chống trời

Cột được đắp cao lên bao nhiêu thì trời được nâng lên dần chừng ấy  vòm trời được đẩy lên cao.

Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi  tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao

Chỗ thần đào đất, đào đá đắp cột  biển rộng

LỚP10NGỮ

VĂN

NGỮ VĂN BÀI 1 TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)

Trang 12

Thần Trụ Trời được phác họa bằng những nét đơn giản:

Chân thần dài không thể tả xiết nên bước một bước là có thể từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác

Thần đứng dậy, ngẩng đầu là có thể đội trời lên

Một vị thần có hình dáng khổng lồ, sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới.

Trang 13

*Dấu hiệu nhận biết “ Thần Trụ Trời” là truyện thần thoại:

Trang 14

Yếu tốDẫn chứngNhận xétKhông gian

Cốt truyện đơn giản, xoay quá trình tạo ra thế giới.

Thần Trụ Trời Vị thần có sức vóc phi thường

Trang 15

*Nhận xét cách giải thích về quá trình tạo lập thế giới của người xưa? Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?

- Đó là cách giải thích hồn nhiên, sơ khai, dựa trên trí tưởng tượng của tác giả dân gian

- Ngày nay, cách giải thích đó đã không còn phù hợp, vì nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, chúng ta đã có được sự hiểu biết chính xác hơn

Trang 16

PRÔ-MÊ-TÊ VÀ LOÀI NGƯỜI

(Thần thoại Hy Lạp)

Trang 17

1Tìm hiểu chunga Thần thoại Hi Lạp

- Là tập hợp của những huyền thoại, truyền thuyết lưu hành trong dân gian, được truyền miệng qua nhiều thế hệ và được ghi chép lại khi có chữ viết.

 Di sản văn hóa của người Hy Lạp cổ đại

Trang 18

-Nhân vật trong thần thoại Hy Lạp là các vị thần, các vị anh hùng có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường

- Nội dung của thần thoại Hy Lạp kể về chiến công của các vị thần hay người anh hùng, hoặc kể về nguồn gốc thế giới, mang ý nghĩa tín ngưỡng hay các lễ nghi tôn giáo

Trang 19

1 Thần thoại Hi Lạp

Thần thoại Hy Lạp cho chúng ta hiểu biết hơn về trí tuệ, trí tưởng tượng phong phú của người Hy Lạp thời cổ đại Nhiều lĩnh vực như triết học, hội hoạ, điện ảnh, kiến trúc, điêu khắc, văn học,… đã khai thác các đề tài, cốt

truyện, nhân vật, sự việc… của thần thoại Hi Lạp làm cho những câu chuyện luôn tươi mới trong đời sống hiện tại

Trang 20

b Tóm tắt văn bản “Prô-mê-tê và loài người”

Vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê là hai anh em được giao nhiệm vụ tạo ra thêm nhiều cái gì đó để thế gian thêm vui Ê-pi-mê-tê tranh ngay nhiệm vụ đó và tạo ra muôn loài cho thế gian Mỗi loài đều có những điểm mạnh riêng Khi Prô-mê-tê đến kiểm tra thì

phát hiện có một loài chẳng có điểm mạnh gì Và đó chính là con người Thần Prô-mê-tê lo lắng làm sao để con người sống sót được giữa thế gian Vì vậy đã nhào nặn con người có ngoại hình tinh tế như

những vị thần và ban cho con người ngọn lửa – thứ giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống

Trang 21

II Suy ngẫm và

phản hồi

II Suy ngẫm và

phản hồi

Trang 23

* Cách xây dựng cốt truyện và nhân vật:

Cốt truyện đơn

giản, xoay quanh việc các vị thần tạo ra muôn loài.

Cách xây dựng cốt

truyện

Nhân vật thần

thoại vừa khác lạ nhưng cũng vừa gần gũi với con người.

Cách xây dựng nhân

vật

Trang 24

Nêu nội dung bao quát của truyện Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện này là gì?

Trang 25

* Thông điệp người xưa gửi gắm:

- Lý giải đặc điểm của các giống vật và con người.- Lý giải nguồn gốc của lửa và khẳng định vai trò to lớn của lửa đối với việc tạo dựng một cuộc sống văn minh, hạnh phúc.

- Thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với thần linh, đặc biệt là người đã ban cho con người một dáng hình đẹp đẽ, khả năng đứng thẳng, ban cho con người ngọn lửa – thứ vũ khí mạnh mẽ nhất để sinh tồn.

Trang 26

Truyện Prô-mê-tê và loài người giúp bạn hiểu thêm gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa?

Trang 27

*Nhận thức và cách lí giải nguồn gốc con người và thế

giới của người Hy Lạp xưa:Qua “Prô-mê-tê và loài người”, ta thấy được người Hy Lạp xưa nhận thức rằng nguồn gốc của loài người và vạn vật là do các vị thần tạo ra Cách lý giải thể hiện sự nhận thức sơ khai, mang màu sắc thần kì Nó cũng cho thấy trí tưởng tượng phong phú, tâm hồn giàu nhân văn, trí tuệ sâu sắc của người Hy Lạp cổ.

Trang 28

*Dấu hiệu nhận biết “Prô- mê-tê và loài người” là truyện thần thoại:

Trang 29

Không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập

Thuở ấy thế gian mới chỉ có các vị thần

Thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằngtập trung nói về quá trình tạo

nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê.

Cốt truyện đơn giản, xoay quanh việc các vị thần tạo ra muôn loài

Thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-têLà các vị thần có sức mạnh

phi thường

Trang 31

* Điểm tương đồng và khác biệt giữa “Thần Trụ Trời” và “P rô-mê-tê và

loài người”- hai tác phẩm thuộc hai nền văn hóa khác nhau:

Cả hai truyện đều thuộc

thể loại truyện thần thoại.

1

Cả hai truyện đều lí giải bằng trực quan và bằng tưởng tượng.

2

Đều có những yếu tố tưởng tượng, hư cấu.

3

Đều nói về sự tạo lập thế

giới.

4

Trang 32

Thần trụ trời

• - Hình dung về

các vị thần gần gũi hơn, có nhiều nét tương tự con người hơn

Prô-mê-tê và loài người

Trang 33

ĐI SAN MẶT ĐẤT

(Truyện của người Lô Lô, trích Mẹ trời, Mẹ đất)

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

Trang 34

Người Lô Lô là một trong số 54 dân tộc ở Việt Nam Người Lô Lô cũng là một trong số các dân tộc thiểu số ở Thái Lan, Lào và Trung Quốc

NgNguyễn Thị Thu Hương / 0909634719/ THPT Nguyễn Khuyến- TP Vũng Tàu

Trang 35

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Lô Lô ở Việt Nam có dân số 4.541 người, cư trú tại 30 trên tổng số 63 tỉnh,

thành phố Người Lô Lô cư trú tập trung tại các tỉnh: Cao Bằng (2.373 người, chiếm 52,3% tổng số người Lô Lô tại Việt Nam), HàGiang (1.426 người),Lai Châu (617 người)

Trang 36

Văn hóa dân gian Lô Lô đa dạng, đặc sắc thể hiện qua các điệu nhảy múa, hát ca, truyện cổ

Trang 37

1 Đọc và tìm hiểu chung

Văn bản in trong Hợp tuyển thơ văn Việt

Nam, tập VI, Văn học dân tộc ít người, quyển

1, Nông Quốc Chấn (Chủ biên), Tràng Thị Giàng, Lê Trung Vũ sưu tầm, dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1979 (trang 432-438)

Văn bản là truyện thần thoại bằng thơ của dân tộc Lô Lô

Trang 38

2 Đọc hiểu văn bản

Trang 39

* Nội dung bao quát của văn bản “Đi san mặt đất”?

Văn bản nói về công cuộc san đất của con người thủa đầu khai thiên lập địa.

Sức mạnh của con người trước thiên nhiên.

Văn bản cho thấy công lao to lớn của con người cùng khát vọng chinh phục thiên nhiên to lớn của người xưa.

Trang 40

*Trong văn bản, người Lô Lô giải thích vì sao phải đi san bầu trời, đi san mặt đất? Công việc ấy do ai đảm nhiệm?

- "Bầu trời nhìn chưa phẳng", " Mặt đất còn nhấp

nhô''  Khó khăn cho việc sinh sống và đi lại.

- Người Lô Lô muốn khám phá thêm vùng trời cũng như vùng đất mới, đất còn nhấp nhô thì họ sẽ đi san đất để chinh phục, mở rộng vùng đất đó

- Và đây là công việc chung của mọi người, cần sự giúp sức của tất cả các loài "San đất là việc

chung"

Trang 41

*Theo em, Đi san mặt đất (trích mẹ Trời, Mẹ Đất) giúp em hiểu gì về quá trình tạo lập thế giới trong nhận thức của người Lô Lô xưa?

Văn bản “Đi san mặt đất” giúp chúng ta thấy được nhận thức sơ khai của người Lô Lô về quá trình tạo lập thế giới, đồng thời cho ta biết được rằng, trong nhận thức của người Lô Lô, công việc tạo lập thế giới, san trời san đất là do công lao của con người làm nên

Trang 42

*Về hình thức nghệ thuật thể hiện, điều gì làm em hấp dẫn?

- Thể thơ năm chữ, phù hợp với thể loại truyện thơ- Ngôn từ giản dị, dễ hiểu

- Hình ảnh mộc mạc, gần gũi với con người

Trang 43

Chỉ ra điểm giống và khác nhau về nội dung của văn bản “Đi san mặt đất” với hai truyện thần thoại “Thần Trụ trời” và “Prô-mê-tê và loài người”.

Trang 44

Giống nhau: Đều nói về nhận thức của người xưa về thế giới và quá trình tạo lập thế giới.

Trang 45

Văn bản truyện thần thoại “Thần Trụ trời” và “Prô-mê-tê và loài người”: chủ yếu kể về việc sáng

tạo thế giới và muôn loài của các vị thần, khi chưa có loài người.

Văn bản “Đi san mặt đất”: kể

về thế giới khi đã có con người, nói đến vai trò cải tạo thiên nhiên của con người nhiều hơn.

Khác nhauKhác

nhau

Ngày đăng: 24/08/2024, 21:51

w