1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nga Quốc Kỳ - Quốc Huy – Quốc Ca.pdf

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nga - Quốc Kỳ - Quốc Huy – Quốc Ca
Thể loại Document
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 5,55 MB

Nội dung

Khi nhìn thấy quốc kỳ của Nga chắc chắn người ta sẽ thường nhầm lẫn với quốc kỳ của Hà Lan, quốc kỳ của Nga là lá cờ ba màu, gồm ba dải màu chạy ngang bằng với nhau: đầu tiên là màu trắn

Trang 2

NGA Quốc Kỳ - Quốc Huy –

Quốc Ca

Trang 3

MỤC LỤC I.Tổng

Quan: 4

II.Lịch sử, Ý

nghĩa: 4

kỳ: 4

huy: 11

ca: 1 5

III Nhận

Xét: 16

Trang 4

IV Kết

Luận: 17 Phụ lục: Tài liệu tham

khảo

4.

Trang 5

I TỔNG QUAN

Văn hóa chính trị là một khía cạnh, một lĩnh vực của văn hóa, hoạt động chính trị được coi là văn hóa thì đều phải có một thể chế và niềm tin vào chính trị Tức văn hóa chính trị là tổng hợp những giá trị vật chất tinh thần được hình thành trong thực tiễn chính trị Nó là sự tương tác giữa văn hóa với tiến trình chính trị, là biểu hiện đặc sắc cho từng quốc gia, thể hiện trình độ của từng quốc gia Chúng là hợp phần đặc thù có tính dân tộc, có tính thời đại nhưng không chỉ dừng lại ở góc độ truyền thống mà đã có những thay đổi ở từng ngày Mà ở từng quốc gia chúng đều có những nét đặc trưng riêng, những phong phú riêng mà ở đó chúng ta có thể nhận dạng được, điều

đó thể hiện rõ nhất ở quốc kỳ, quốc ca, quốc huy Tất nhiên đó là những biểu tượng không chỉ thể hiện ở góc độ chính trị mà còn là những nét văn hóa tiêu biểu của quốc gia đó

Nga là một nước có bề dày lịch sử kiên cố và lâu đời, gắn liền với chế độ cộng hòa liên bang Trên thực tế, thuở ban đầu nước Nga vẫn chưa được xem là một quốc gia, sau khi trải qua nhiều trận chiến cũng như nhiều sự thay đổi thì nước Nga mới chính thức trở thành một quốc gia Quốc

kỳ, quốc ca, quốc hiệu cũng bắt đầu từ xuất hiện và trở thành biểu tượng văn hóa chính trị quốc gia Các biểu tượng văn hóa này chứa đựng cả một quá trình lịch sử của nước Nga, chúng thể hiện rõ văn hóa chính trị của Nga, vừa mang giá trị chính trị, vừa mang giá trị văn hóa Chính quốc kỳ, quốc huy và quốc ca ra đời đã giúp Nga vươn ra tầm cao thế giới, củng cố địa vị trên trường quốc tế

II LỊCH SỬ, Ý NGHĨA:

1 Quốc kỳ:

Chắc chắn quốc kỳ chính là biểu tượng đặc trưng của mỗi quốc gia Khi nhìn thấy quốc kỳ của Nga chắc chắn người ta sẽ thường nhầm lẫn với quốc kỳ của Hà Lan, quốc kỳ của Nga là lá cờ

ba màu, gồm ba dải màu chạy ngang bằng với nhau: đầu tiên là màu trắng ở trên cùng, tiếp đến

là xanh dương ở giữa, và cuối cùng là màu đỏ tươi tắn

Hình 1 Quốc kỳ nước Nga

Trang 6

Lá cờ được sử dụng lần đầu tiên để làm cờ hiệu cho các thương thuyền và tàu chiến của Nga, và chỉ được công nhận chính thức vào năm 1986 Dù cho mọi người có nói lá cờ này là một bản sao chép của Hà Lan nhưng lá cờ này vẫn được Chính phủ Lâm thời của Nga sử dụng sau khi Sa hoàng bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Tháng Hai (1917) và đến cuộc Cách mạng Tháng Mười cùng năm mới bị nhà nước của những người của nhà nước Bonshevik thay thế Bắt đầu từ thời

kỳ đó thì màu đỏ đã trở thành một màu sắc mang ý nghĩa biểu tượng cho Đảng Cộng Sản, được

áp dụng và sử dụng thay cho lá cờ ba màu Nhưng sau khi Liên bang Xô Viết bị đánh đổ vào năm

1991 thì lá cờ ba màu đã chính thức trở lại, trở thành quốc kỳ của nước Nga vững mạnh Nhưng trước đó, trước khi trở thành lá cờ chính thức, lá cờ Nga với nhiều thiết kế khác nhau đã xuất hiện ở nhiều thời đại khác nhau Chẳng hạn như ở thời của Ivan IV, khi ông chỉ huy quân đội Nga tấn công Kazan – kinh đô của Hãn quốc Kazan trong suốt từ 2/9/1552 đến 13/10/1552 dưới ngọn cờ “Đấng Cứu độ xót thương”, đây là lá cờ đầu tiên được biết đến tại Nga

Hình 2.

Cờ

“Đấng cứu độ xót thương”

Đến năm 1560 thì hiệu kỳ có thay đổi

Trang 7

Hình 3 Lá cờ được sử dụng vào năm 1560

Đến thời Peter đại đế (Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Nga), lá cờ lại có thêm nhiều sự thay đổi mới

Hình 4 Lá cờ đại bàng hai đầu trên nền đỏ thời Peter Đại đế

Trang 8

Hình 5 Hình ảnh người Nga cầu nguyện trước khi xuất chinh đánh quân Mông Cổ trước lá cờ

vẽ mặt chúa Jesus và lá cờ đại bàng hai đầu.

Sau đó là đến lá cờ Bạch Hải, một vùng biển rất quan trọng với nước Nga, đường đi ở vùng biển này rất hạn chế vì băng đóng quanh năm và chỉ đi được vào mùa hè Ngày 16/8/1693, trong một cuộc tập trận chống cướp biển ở Bạch Hải với các đội tàu chiến được xây dựng tại

Arkhangkhelsk Trên chiến hạm mang tên Saint Peter với 12 khẩu pháo, Peter Đại đế đã cho treo lên tàu một lá cờ khá giống với quốc kỳ Nga hiện tại với tên gọi là “Lá cờ của Hoàng đế

Moscow”

Hình 6 Lá cờ ở Bạch Hải năm 1693

chi tiết lá cờ ở Bạch Hải, cũng là lá cờ chính thức của nước Nga Sa Hoàng trong giai đoạn

1693-1700

Trang 9

Cờ Hải quân Nga là ngược lại với Quốc kỳ Scotland (chữ thập mỏng hơn), gồm một chữ thập chéo (hoặc dấu nhân) màu xanh lam trên nền trắng Lá cờ này đã ra đời từ năm 1699 thời Peter Đại đế và được gọi là “Thập giá của Thánh Andrew” Vào năm 1699 Peter Đại đế cảm thấy cần phải có một lá cờ chung cho tàu thuyền đi lại trên vùng sông nước trong nội địa Nga sau khi ông phát minh ra cách đi tàu ngược gió Và lá cờ Thập giá Andrew (những lá cờ có chữ thập tạo thành hình dấu nhân) của Hải quân Nga ra đời với ý nghĩa: Màu trắng là đất Nga, và chữ thập xanh của Thánh Andrew sẽ ban cho người Nga sức mạnh, ban phước lành và bảo vệ dân tộc Nga

Hình 8 Lá cờ Hải Quân Nga

Ngoài trắng – xanh – đỏ hoặc đỏ – vàng, thiết kế đen – vàng – trắng cũng thường xuất hiện trên các hiệu kỳ tại Nga bắt đầu từ thế kỷ XVII, dưới thời kỳ cai trị của triều Romanov Về sau lá cờ

thành Quốc

quốc

1858 – 1896:

Trang 10

Hình 10 Lá cờ gia tộc Romanov

Những lá cờ trong lịch sử Nga có nhiều thay đổi nhưng thiết kế chung là đại bàng đen trên nền vàng thì không đổi Lá cờ này trông gần giống với cờ Đế chế La Mã Thần Thánh ở Đức và Áo Sau khi Hoàng đế Nicholas II cùng toàn bộ gia đình bị những người Cộng sản Bolshevik hành quyết, thiết kế đen – vàng – trắng chấm dứt sự tồn tại ở Nga mở đường cho lá cờ trắng – xanh -

đỏ trở lại

Mặc cho đã trở thành quốc kỳ của một quốc gia, lá cờ ba màu này đến nay vẫn chưa được thống nhất về mặt ý nghĩa Có rất nhiều cuộc tranh luận về ý nghĩa của lá cờ này nhưng đến nay vẫn chưa một ai dám khẳng định mệnh đề của mình là đúng Chẳng hạn như có người cho rằng lai lịch của lá cờ ba màu này bắt nguồn từ huy hiệu Đại công quốc Moscow Trên chiếc huy hiệu có hình thánh Geogre mặc giáp trắng ( giáp bạc ), cưỡi ngựa trắng, khoác áo choàng xanh dương và tay cầm khiên cũng huy hiệu màu xanh dương trên nền huy hiệu màu đỏ Nhưng có một số người lại cho rằng ba màu sắc này gắn liền với chiếc áo thụng của Đức mẹ đồng trinh Mary – vị thánh bảo hộ cho nước Nga

Trang 11

Hình 11 Huy hiệu màu đỏ có hình thánh Geogre

Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến cho rằng: màu trắng trên cờ chính là biểu trưng cho Chúa, màu xanh biểu trưng cho Sa hoàng , còn màu đỏ là biểu trưng cho người nông dân Trong khi có những tranh luận về ý nghĩa nhiều đến vậy thì ý kiến mà được mọi người tán thành rộng rãi nhất

là gắn các màu này với những vùng chính của đất nước Nga hùng vĩ: màu trắng thể hiện cho Beralus (Bạch Nga), màu xanh là Ukraine (Tiểu Nga), và màu đỏ là Đại Nga

Cũng có ý kiến khác nói rằng: Quốc kỳ Nga là tấm vải với ba sọc ngang bằng nhau: màu trắng, màu xanh, và màu đỏ Trắng có nghĩa là sự cao thượng, sự cao quý, sự rộng lượng, lòng khoan dung Màu xanh biểu thị cho sự nhân từ, thanh sạch, và hoàn thiện và bầu trời xanh có thể thấy trên lãnh thổ rộng lớn Và màu đỏ tượng trưng cho lòng can đảm, đó là màu phổ biến trên các quốc kỳ Nga thuở xa xưa, xuất phát từ màu đỏ của Đế chế Byzantine, ngoài ra còn tượng trưng cho máu của tiền nhân, máu của những người đã hi sinh vì Tổ quốc Sự xuất hiện của ba màu sắc này trong tổ hợp biểu tượng quốc gia truyền thống là gắn với các qui định của Sa hoàng Pytor I Không dừng lại ở đó vẫn còn cách diễn giải khác cho rằng: màu trắng biểu thị cho tương lai rạng

rỡ (bản thân màu trắng gắn với sự sáng ngời, rạng rỡ; mặt khác nó được đặt ở vị trí trên cùng – tức là tương lai, màu xanh là hiện tại u ám, và cuối cùng màu đỏ là quá khứ đẫm máu trong những lần chinh chiến máu nhuộm sa trường

Ngoài ra, còn có một thuyết liên quan tới lịch sử đó chính là ở vùng nói tiếng Thụy Điển của Phần Lan, ba màu trắng, xanh, và đỏ trên cờ Nga hiện nay được hiểu là gắn với sự kiện năm

1809 khi Phần Lan trở thành thuộc quốc của Nga Trong tiếng Thụy Điển, trắng là Vit, xanh là

Bla và đỏ là Rod, được hiểu là Vi Blev Ryssar (Chúng ta là người Nga).

Ngày Quốc kỳ được kỷ niệm chính thức ở Nga từ năm 1994, khi lần đầu tiên Tổng thống Nga ký Sắc lệnh tương ứng Quốc kỳ nước Nga trở thành biểu tượng của nền dân chủ và tự do lá cờ khơi dậy niềm tự hào và ngưỡng mộ trong 52% cư dân đất nước, 29% người Nga cảm thấy yêu mến lá cờ ba màu, số ít là không phản hồi

2 Quốc huy:

Nếu quốc kỳ của Nga đến nay vẫn chưa thống nhất về mặt ý nghĩa thì quốc huy của Nga lại khác, đằng sau của quốc hiệu Nga là cả một bề dày lịch sử kèm theo những câu chuyện khác Quốc huy của nước Nga là hình con đại bàng hai đầu bằng vàng sải rộng đôi cánh của mình trên một tấm khiên màu đỏ, trên đầu hai con đại bàng có ba vương miệng được bao quanh bằng dải ruy băng mà chính ba vương miệng này đã đại diện cho ba quyền lực khác nhau, trên chân phải

và chân trái của đại bàng lần lượt là một cây gậy và một quả cầu – tượng trưng cho quyền lực của người đại diện và cường quốc, trên ngực đại bàng là tấm khiên màu đỏ mang hình quốc huy Nga có hình ảnh của một kỵ sĩ thân mang giáp bạc cưỡi bạch mã đang giết chết con rồng đen bằng chiếc giáo bạc

Trang 12

Hình 12 Quốc huy của Nga

Và tại sao quốc huy của nước Nga lại có hình con đại bàng hai đầu và mang ba vương miệng, có

cả thêm chiếc khiên đỏ trước ngực nữa thì đó là cả một quá trình bao gồm nhiều hình thức trước khi nó được chính thức trở thành quốc hiệu của một quốc gia hùng vĩ Đầu tiên vào năm 1452, biểu tượng chú đại bàng đeo vương miệng đã có mặt tại nước Nga và sau đó trở thành quốc huy của nước này Và điều bất ngờ hơn ở đây chính là con đại bàng hai đầu xuất hiện còn mang theo

cả một cuộc hôn nhân mang tính chính trị sâu sắc

Nguyên mẫu của quốc huy này đã được khẳng định tại Nga năm trăm năm trước sau cuộc chiến chống ách Mông Cổ-Tatar, đã được Đại công tước Ivan đệ tam thông qua tước vị "Người đứng đầu nhà nước Tòan Nga" và sau khi tuyên bố Matxcova là kế thừa của Vizanti - Byzantine Ivan

Đệ tam, người cưới Sofia Palaiologina, cháu của hoàng đế vùng Constantinopol – Hoàng đế Đông La Mã, đã tiếp nhận với tư cách là quốc huy con đại bàng hai đầu màu đen trên dầu có hai vương miện, trên nền vàng Sau đó hình ban đầu đã thay đổi nhiều lần về hình thức

Thiên Chúa Giáo có một thời kỳ gần như là khủng hoảng, phải đối mặt với rất nhiều khó khăn Quân đội Hồi Giáo tấn công các đường biên giới phía Đông Châu Âu Thổ Nhĩ Kỳ đem quân tấn công đế chế Byzantine và chiếm giữ thành phố Constantinople, sau đó thành phố này đã được đổi tên thành Istanbul Sau đó, họ đã chuyển mục tiêu đến Hy Lạp, Hy Lạp đã trở thành một địa điểm bị chinh phục tiếp theo Và cuối cùng, không hề bất ngờ khi binh đoàn của vị vua khét tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Mohamed II đã đến Italy và Vatican

Ở thời điểm ấy vì để bảo vệ cho lãnh thổ và ngai vàng của mình, Giáo hoàng chỉ còn cách hi sinh gia đình bất hạnh của Thomas Palaeologus, em trai hoàng đế Byzantine, người đã tháo chạy tới

Trang 13

Rome Thomas có một cô em gái, Công nương Sophia Giáo hoàng đã bảo vệ cô và muốn tìm cho cô một người chồng để có thể củng cố vị trí của Rome để có thể vượt qua khó khăn đó Cuối cùng, Ivan III đã lọt vào tầm ngắm của ông, một người vừa mất vợ Ông là một vị vua vĩ đại nhất trước thời Peter Đại đế Nói trắng ra, ông là người duy nhất ở thời điểm đó có thể đối chọi với Thổ Nhĩ Kỳ về binh lực lẫn trí tuệ Mặc dù ông đã từng kết hôn và có một đứa con trai nhưng lúc ấy ông chỉ mới 20 tuổi, Giáo hoàng muốn gã công nương Sophia nghèo khó cho ông với mong muốn ông sẽ đứng lên đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ giành lại thành phố Constantinople cho người vợ của mình Tiếp đó, những người sứ giả được phái đến để mang bức chân dung của vị công nương xinh đẹp cho Ivan III, và dù cho cô gái được đưa đến không đẹp thì cuộc hôn nhân này vẫn sẽ được cử hành vì đây thực chất là một cuộc hôn nhân mang tính chính trị, đôi bên ai cũng có thể thấy rõ được lợi ích của lần liên hôn này, những lợi ích to lớn đối với người thừa kế hợp pháp ngai vàng Byzantine Đám cưới này được diễn ra đồng nghĩa Ivan III cũng phút chốc trở thành một bá chủ của một vương quốc với lãnh thổ rộng lớn và là người thừa kế vĩ đại từng đem ánh sáng của đạo Cơ đốc đến Nga

Bà lần lượt hạ sinh 3 người con gái và 6 người con trai cho Ivan III, con trai lớn nhất đã thừa kế ngai vàng, bà đã đem tinh thần của nền văn hóa Italy đến Moscow Nhưng quan trọng hơn thế nữa bà là người đã mang đến cho nước Nga huy hiệu của Byzantine – một con đại bàng hai đầu trên cái triện của vị hoàng đế Byzantine cuối cùng

Nhưng đến thời của Ivan IV, ông đã ra lệnh cho

đúc thêm một tấm khiên vào trước ngực con đại

bàng, đó là hình thánh Geogre cưỡi ngựa bạc giết

một con rắn bằng chính mũi giáo của mình Sự

thay đổi này đã khiến cho quốc huy của Nga trở

nên đáng sợ bao giờ hết, hai đầu đại bàng đã

được bổ sung thêm bởi 3 cái đầu khác - đầu của

chiến binh, đầu ngựa và đầu rắn Sau đó đến thời

của Romanov cũng đã liên tục thay đổi, hai cánh

của đại bàng giang rộng một cách tự hào như thể

nó chuẩn bị bay Hai mỏ đại bàng mở rộng cho

thấy hai cái lưỡi giống hình con rắn và móng

vuốt đại bàng vô cùng vĩ đại trong đó nắm giữ

cây gậy quyền lực và một quả cầu Quốc huy tuy

đã tượng trưng cho sự hiếu chiến nhưng đâu đó

Peter Đại đế vẫn thấy chưa đủ, ông đã quyết định

trang trí thêm một dây chuyền vàng – món trang

sức của Thánh Andrew the First Called lên ngực

đại bàng Không chỉ thế, ông còn cho sơn thêm

màu đen – màu của sự can đảm cho con đại bàng vì ông nghĩ trước đây con đại bàng chỉ đơn thuần là bảo vệ chiếc tổ của mình chứ chưa tấn công kẻ địch Con hắc ưng này của Peter đã một bước đánh dấu chính sách mở rộng của Nga Tuy nhiên vào đầu thế kỷ XIX, Hoàng đế Alexander

I đã quyết định đế chế của ông – vốn chiếm 1/3 diện tích Bắc bán cầu, đã ra lệnh phục hồi lại

Hình 13 Quốc hiệu thời Romanov

Trang 14

màu sắc vốn có của con đại bàng là màu vàng, ông cũng thay thế cây gậy, quả cầu bằng những tia chớp, một ngọn đuốc và vòng nguyệt quế Ở thời kỳ này, quốc huy của Nga đã mang đến sự

ấm áp vốn có cho người dân, đảm bảo sự hòa bình và ngọn nến của sự khai sáng, cho họ thấy được sức mạnh tựa như ngọn lửa nếu kẻ thù dám tấn công vào chiếc tổ của mình

Song đến thời Alexander II, Nikolai I và Alexander III, Nga lại tiếp tục mở rộng đế chế Nga chiếm Dagestan và Azerbaijan ở vùng Caucasus, gây chiến với Thổ Nhĩ Kỳ sau đó sáp nhập

Bessarabia và cuối cùng giải phóng Hy Lạp, Serbia, Moldova, trao cho những vùng này quyền tự trị

Vị hoàng đế cuối cùng của Nga, Nikolai II nhận thấy cần phải tuyên bố thêm một lần nữa rằng Nga đã chạm đến điểm dừng và ông đã ra lệnh trang trí thêm vào quốc huy những biểu tượng của hoà bình Hai cánh của đại bàng lập tức được vẽ thêm quốc huy của những nước mới sáp nhập như Kazan, Astrakhan, Siberia, Ba Lan, Phần Lam và bán đảo Tauric

Chưa dừng lại ở đó, đúng như quốc huy mang đến sự hòa bình và người dân sẽ không bao giờ vướng vào bầu trời chiến tranh Nhưng lịch sử nước Nga phải trải qua một bước ngoặt Sau Cách mạng Tháng mười năm 1917, quốc huy cũ bị xóa và quốc huy mới lại xuất hiện, nó là mô phỏng hình trái đất với vầng mặt trời đang mọc phía trên

Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, quốc huy một lần nữa lại được thay đổi Quốc huy cũ được phục hồi song bỏ hết vương miện và biểu tượng quyền lực, hai mỏ đại bàng cũng khép lại Có nhiều người bình luận rằng con đại bàng này đã trở thành con gà mái xoàng xĩnh nhưng không lâu sau một họa sĩ Yevgeny Ukhnalev đã phục hồi gần

như tất cả những chi tiết bị bỏ trước đây

Vào tháng 12/2000 quốc huy mới của nước Nga

chính thức được thông qua, nó là biểu tượng của một

chế độ cộng hòa liên bang Chú đại bàng với chiếc

khiên màu đỏ với chiếc mũi hướng xuống dưới,

mang trên đầu hai vương miệng nhỏ và một vương

miệng lớn Cả ba vương miệng này được bao quanh

bởi một dải ruy băng, móng phải đại bàng là cây gậy

và móng trái là quả cầu Trên ngực đại bàng có mang

một chiếc khiên mang hình hài là chiếc quốc huy

Nga – một kỹ sĩ thân mang giáp bạc trong chiếc áo

choàng xanh ngồi trên lưng con ngựa trắng tay cầm

mũi giáo giết chết con rồng đen

Trải qua cả một bề dày lịch sử, thăng trầm của một

chiếc quốc huy đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên đến

cuối cùng để có được chiếc quốc huy của ngày hôm

nay đã phải có rất nhiều biến cố cũng như những ý kiến trái chiều về chiếc quốc huy này Tuy nhiên để hiểu rõ tường tận ý nghĩa thì không phải ai cũng có thể hiểu rõ được

Hình 14 Quốc huy chính thức được thông qua

Ngày đăng: 22/08/2024, 15:04