1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG SAO MAI

77 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG

SAO MAI

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:

1.1.1 Giới thiệu về công ty:+ Tên Công ty: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG SAO MAI

+ Địa chỉ trụ sở chính: 43B/J45 Đường 30/4, Phường 9, TP Vũng Tàu, tỉnh BRVT+ Điện thoại: 064.359.77.99

+ Fax: 064.359.77.19

+ Mã số thuế: 3500-874-361+ Tài khoản:760-10-000-227-845+ Tại: Ngân hàng Đầu tư & Phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.+ Email: diendaian@yahoo.com hoặc diendaian@gmail.com

+ Vốn điều lệ: 1.200.000.000 (Một tỷ hai trăm triệu đồng)+ Mệnh giá cổ phần: 10.000 (Mười ngàn đồng)

- CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG SAO MAI được thành lập và đi vào

hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3500874361 do Sở kếhoạch & Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp ngày 21/11/2008 Giám Đốc là ÔngNguyễn Xuân Sang; thực hiện đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 05 tháng 08 năm2009, lúc này Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông: Nguyễn Xuân Sang, Giám đốc:Nguyễn Thành Chung

- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu số 2660/ĐKMD do phòng cảnh sát PC13 –Công an Bà Rịa Vũng Tàu cấp ngày 26/11/2008

Trang 2

- Giấy chứng nhận đăng ký thuế do Sở kế hoạch Đầu tư cấp 21/11/2008- Giấy phép hoạt động điện lực số: 141/GP do Sở Công Thương Bà Rịa Vũng Tàucấp ngày 31/12/2008

Công ty được hình thành từ sự thống nhất hợp tác của các chuyên gia nhiều kinhnghiệm, một đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư trẻ, nhiệt huyết và tận tâm với nghề Ngoàira Công ty còn có một đội ngũ cộng tác viên đông đảo nhiều kinh nghiệm hợp tácmật thiết với công ty

1.1.2 Mục đích hoạt động của Công ty:

- Mục đích hoạt động của công ty chuyên sâu về lĩnh vực Thiết kế, giám sát, thicông và nguồn lực đối với các lĩnh vực tự quy hoạch thiết kế, quản lý dự án và giámsát thi công hoạt động trong và ngoài nước

- Công ty sẽ phát huy tối đa thế mạnh và tiềm năng của mình, đó là sáng tạo năngđộng trong công tác thiết kế, giám sát, thi công để tạo ra những sản phẩm có tínhkhả thi cao nhất thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng

- Mặt khác công ty bổ sung lực lượng giám sát, thi công, máy móc thiết bị tiến đếnđầu tư các dự án có hiệu quả trong thành phố hoặc các tỉnh lân cận Bà Rịa – VũngTàu

- Tất cả các ý kiến xây dựng của khách hàng cũng như của đối tác đều là nhữngđóng góp quý báu và sẽ được Công ty nghiên cứu tổ chức hoàn thiện

- Với phương thức hoạt động của Công ty, với bộ máy quản lý điều hành năng động

cùng với kinh nghiệm của đội ngũ kỹ thuật và nguồn năng lực hiện có CÔNG

TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG SAO MAI sẽ phát triển và không ngừng vươn lên.

Công ty sẽ củng cố vững chắc đội ngũ cán bộ và phát triển không ngừng trên cáclĩnh vực hoạt động về thiết kế, quản lý và giám sát Trên tinh thần đảm bảo tiến độ,chất lượng công trình, thỏa mãn tối đa yêu cầu và mong đợi của khách hàng, lấy

chữ “Tín” làm mục tiêu cho mọi hoạt động của Công ty.

Trang 3

1.2 Nhiệm vụ và quy mô sản xuất:

1.2.1 Chức năng:CÔNG TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG SAO MAI có tư cách pháp nhânhoạt động trong các lĩnh vực sau:

 Thiết kế hệ thống công trình dân dụng & công nghiệp; Giám sát lắp đặt phần điện và thiết bị điện công trình; Quản lý dự án;

 Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, công trình điện đến110KVA;

 Bán buôn máy móc thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơđiện, dây điện và các thiết bị khác dùng trong mạch điện);

 Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử viễn thông; Thi công bảo dưỡng cột Anten, trạm viễn thông BTS và máy phát điện; Thi công, bảo dưỡng đường dây thông tin, truyền hình cáp và tổng đài

điện thoại; Dịch vụ đầu tư và cho thuê hạ tầng trạm viễn thông BTS.Phạm vi hoạt động: Trên toàn quốc

1.2.2: Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh:

Công ty chỉ mới được thành lập, tuy kinh nghiệm chưa có nhiều nhưng côngty đã giử được một vị trí quan trọng trên thị trường nhờ vào chữ tín trong công việc,hoàn thành công việc xuất sắcvà bàn giao đảm bảo chất lượng công trình

Công ty có đội ngủ kỹ thuật lành nghề gồm chức năng thiết kế công trình vàgiám sát công trình Ngoài ra còn có một đội ngủ chuyên thi công lắp đặt đường dâyvà hệ thống điện từ nhỏ đến lớn

Bên cạnh sự thành công đó có sự góp mặt của bộ phận kinh doanh có nhữngchiến lược để giử vững thương hiệu và ký hợp đồng với đối tác bên ngoài Phòngkinh doanh chịu sự chỉ đạo của Ban giám đốc, đồng thời có thể đóng góp ý kiến đểcông việc được tiến hành trôi chảy hơn

Trang 4

Phòng kế toán và nhân sự cũng chiếm một vị trí rất quan trọng để thu thập vàdự báo với Ban giám đốc nhu cầu tài chính trong công ty, giám sát tài chính côngtrình để công ty có thể phát triển vững mạnh hơn.

1.3.Danh sách cổ đông sáng lập Công ty và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

1.3.1 Danh sách cổ đông sáng lập Công ty:

Bàng 1.1 DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP CÔNG TY

STTTên cổ đông

Nơi đăng ký hộ khẩuthường trú đối với cánhân hoặc địa chỉ trụsở chính đối với tổ

chức

Số cổphần /Loại cổ

phần

Giá trịcổphần(triệuđồng)

Tỷ lệgópvốn

Số giấyCMND / Số

giấy chứngnhậnĐKKD

1 Nguyễn Xuân Sang Đội 2, xã Tự Nhiên,

huyện Thường Tín,tỉnh Hà Tây

60.000/Phổthông

2 Nguyễn Hữu Tưởng Xóm Mới, xã Tự

Nhiên, huyện ThườngTín, tỉnh Hà Tây

30.000/Phổthông

12.000/Phổthông

4 Nguyễn Văn Tráng M19 Khu Đại An,

Phường 9, TPVT, tỉnhBà Rịa Vũng Tàu

6.000/Phổ thông

5 Nguyễn Hữu Tuấn Đội 12, xã Thanh

Hưng, huyện ThanhChương, tỉnh Nghệ An

6.000/Phổ thông

6 Phạm Lộc Thiên Vũ Số 29/2 Tân Tiến, xã

Xuân Thới Đông,huyện Hóc Môn, TPHồ Chí Minh

6.000/Phổ thông

Trang 5

Trong đó:

Chủ tịch hội đồng quản trị: Nguyễn Xuân SangGiám đốc: Nguyễn Thành Chung

Trưởng phòng giám sát: Phạm Lộc Thiên Vũ

Các thành viên còn lại là cổ đông của công ty

1.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

1.3.2.1: Cơ cấu tổ chức: (điều 95 luật doanh nghiệp năm 2005)

Cơ cấu tổ chức quản lý CÔNG TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG SAO MAI

gồm có: đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và giám đốc; khi công ty có trên 11cổ đông là cá nhân hoặc có tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công typhải có ban kiểm soát của công ty

Trang 6

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG SAO MAI

QUẢN TRỊ CÔNG TY

Đội Xây lắp

Phòng chủ trì thiết kế

Phòng quản lý kỹ thuật & kiểm tra chất

lượng

Phòng tổ chức hành

chính

Phòng kế toán

Phòng lập dự toánPhòng

quản lý hồ sơ

Trang 7

1.3.3.Nhiệm vụ, chức năng quản lý trong từng bộ phận1.3.3.1 Nhiệm vụ, chức năng các phòng ban:

1.3.3.1.1 Chủ tịch Hội đồng quản trị (Điều 108 luật doanh nghiệp năm 2005):

* Khái niệm: Hội đồng quản trị là cơ quan pháp lý của công ty, có toàn

quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ củacông ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông

* Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàngnăm của công ty;

- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợpđồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám

đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác của CÔNG TNHH TƯ

VẤN XÂY DỰNG SAO MAI (có thể quy định thêm các chức danh này vào);

quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đạidiện theo ủy quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công tykhác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;

- Giám sát, chỉ đạo giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý khác trong côngty điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty;

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lậpcông ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phần củadoanh nghiệp khác;

- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội đồng cổ đông, triệu tậphọp đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyếtđịnh;

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông;

Trang 8

- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.

1.3.3.1.2 Hội đồng cổ đông (điều 96 luật doanh nghiệp 2005)

Hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết

định cao nhất của CÔNG TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG SAO MAI Hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ sau đây:

a Thông qua định hướng phát triển công ty;b Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần từng loại được quyền chàobán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;

c Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên bankiểm soát;

d Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốnđiều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chàobán quy định tại điều lệ công ty;

e Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;f Xem xét và xử lý các vi phạm của hội đồng quản trị, ban kiểm soát gây thiệt hạicho công ty và cổ đông công ty;

g Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty

1.3.3.1.3 Giám đốc Công ty (Điều 116 Luật doanh nghiệp năm 2005)

o Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc người khác làmGiám đốc hoặc Tổng giám đốc Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giámđốc hoặc Tổng giám đốc;

o Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanhhàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu tráchnhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiên cácquyền và nhiệm vụ được giao;

o Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốchoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác

Trang 9

* Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau:

+ Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công tymà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ cácchức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

+ Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty, kểcả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;+ Kiến nghị phương án và cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải hoàn thành công việc kinh doanh hàng ngàycủa công ty theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty, hợp đồng lao độngký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị Nếu điều hành trái với quy địnhnày mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty

a) Đội khảo sát:

- Chuyên đi khảo sát các công trình được giao;- Tiến hành lập phương án và trình lên Phó giám đốc kỹ thuật, bảo vệ luận điểmtrong phương án mà mình đã đưa ra;

- Tiến hành khảo sát lại nếu chưa chuẩn, chưa được duyệt hoặc thực tế khó có thểthi công

Trang 10

+ Nếu chủ đầu tư yêu cầu thiết kế lại theo hiện trường xây dựng của đội thi công thìphải có biên bản thay đổi thiết kế được Ban giám đốc duyệt và Sở Điện Lực chấpthuận Sau đó kỹ thuật viên lại tiến hành thiết kế bản vẽ bổ sung.

d) Phòng quản lý kỹ thuật và kiểm tra chất lượng:

- Có nhiệm vụ giám sát các công trình mà công ty nhận thầu, quản lý chặt chẽ thểhiện khả năng làm việc có trách nhiệm của công ty;

- Các công trình sau khi đã hoàn thành đều được đánh giá để xem xét mức độ hoànthành, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình có đảm bảo hay không;

- Đây là bộ phận khá quan trọng của công ty vì nó còn thực hiện chức năng giámsát

1.3.3.1.5 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh:

+ Trực tiếp liên lạc với quý khách hàng để tìm hợp đồng, tìm hiểu nhu cầu củakhách hàng để tìm cách đáp ứng thật nhanh, gọn và hiệu quả;

+ Giao lưu, quan hệ tốt với khách hàng, tránh tạo mối quan hệ xấu và phải đảm bảoquản lý tốt các bộ phận trong chuyên môn quản lý kinh doanh của mình

a)Phòng tổ chức- hành chính:

Trang 11

- Điều phối công việc và quản lý lao động về giờ giấc làm việc, chế độ laođộng…

- Theo dõi, dự báo nhu cầu lao động của công ty để phù hợp với quy mô kinhdoanh của công ty nhằm có kế hoạch bổ sung hoặc giảm biên chế Bên cạnh đócòn phải bồi dưỡng nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của côngty;

- Tổ chức các cuộc họp, tiếp khách bên ngoài công ty khi Ban giám đốc khôngcó thời gian

- Cân đối các nguồn thu chi, quản lý TSCĐ, thu hồi nợ và lập báo cao để thực hiệnnghĩa vụ nộp thuế với Nhà Nước;

- Lưu trử hồ sơ kế toán và chứng từ gốc một cách thật cẩn thận

c) Phòng quản lý hồ sơ

+ Để quản lý tốt các công trình đã và đang thực hiện thì cần phải có bộ phận quản lýhồ sơ, lưu trử hồ sơ để đảm bảo hồ sơ được đầy đủ và chứng minh năng lực làmviệc có quy mô

d) Phòng lập dự toán:

- Phòng bao gồm các kỹ thuật nhận thuyết mình báo cáo tài chính từ nhân viên thiếtkế, sau đó tiến hành lập dự toán theo khối lượng trên bản vẽ mà nhân viên thiết kếđã cung cấp

Trang 12

- Chịu trách nhiệm về số liệu dự toán mà mình đã lập ra vì đây là giá trị Hợp đồngcủa công trình

- Việc công ty lãi hay lỗ cũng phụ thuộc khá quan trọng ở khâu lập dự toán Dự toánkhông nên quá cao mà cũng không nên thấp, phải được thỏa thuận cùng trưởngphòng kinh doanh

1.4 Giới thiệu về bộ phận kế toán tại Công ty:1.4.1 Quá trình hình thành bộ máy kế toán:

Đồng hành với sự ra đời của các phòng ban trong công ty, Phòng kế toánđược thành lập ngay sau khi thành lập công ty và có nhiệm vụ tổ chức, quản lýtài chính sao cho việc sừ dụng vốn đạt được hiệu quả tối đa

1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:

CHI PHÍ

KẾTOÁNTHUẾKẾ

TOÁNVẬT TƯ

KHOKẾ

TOÁNCÔNG

NỢ

Trang 13

1.4.3 Chức năng, nhiệm vụ của các nhân viên phòng kế toán

Phòng kế toán được tổ chức đứng đầu là Kế Toán Trưởng và các kế toán viênđảm nhiệm các thành phần khác nhau

Kế toán trưởng:- Là người phụ trách công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán

trong doanh nghiệp theo chế độ quản lý kinh tế, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soátviên kinh tế tài chính tại công ty

- Phân công và chỉ đạo trực tiếp nhân viên kế toán- Có quyền yêu cầu các bộ phận trong doanh nghiệp cung cấp đầy đủ, kịp thời

những tài liệu, giấy tờ cần thiết cho công tác kế toán

- Các báo cáo kế toán, thống kê, các hợp đồng kinh tế, các chứng từ tín dụng,

thu chi tiền….đều phải có chữ ký kế toán trưởng thì mới có giá trị pháp lý

- Tổ chức công tác kế toán thống kê và bộ máy kế toán tại công ty- Tổ chức tổng hợp các thông tin, tài liệu, phản ánh chính xác, trung thực, kịp

thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích tình hình kinh tế của công ty báo cáo trựctiếp với ban giám đốc

- Kiểm tra việc xử lý các thiếu hụt, mất mát các khoản công nợ, tài sản và các

khoản thiệt hại khác, đồng thời, đề xuất các biện pháp cần thiết để giải quyết các tàisản thiếu hụt, mất mát, hư hỏng….sau kiểm tra

- Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số

liệu kế toán

- Kiểm tra việc chấp hành quản lý, kỹ thuật lao động, các chính sách chế độ

đối với người lao động, việc thực hiện các kế hoạch sản xuất tài chính, đầu tư, cácchế độ thanh toán tiền mặt, vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế

Trang 14

Kế toán tổng hợp :- Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu của các kế toán phần hành.- Xử lý số liệu và tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành

sản phẩm Thực hiện kế toán thuế và các phần hành còn lại Trên cơ sở số liệu ghichép, tổng hợp từng phần hành của kế toán viên, kế toán tổng hợp có nhiệm vụkiểm tra, ghi sổ tổng hợp, lập báo cáo tài chình của công ty, xác định kết quả kinhdoanh của

Kế toán công nợ :- Có trách nhiệm theo dõi các khoản thu, chi của công ty với khách hàng, các

khoản tạm ứng và tình hình thanh toán của đơn vị Đồng thời theo dõi cáckhoản phải thu nội bộ và phải thu khác

Kế toán vật tư kho :- Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: tình hình xuất nhập vật tư, nguyên

vật liệu hàng ngày về số lượng, chủng loại, giá trị…ở từng phân xưởng; đồng thờilưu trữ, tổng hợp chứng từ ghi sổ kế toán

- Cuối tháng kiểm kê thực tế các kho, đối chiếu, so sánh với các kế toán khác

trên văn phòng

Kế toán thuế:- Tập hợp và tính các loại thuế mà công ty phải nộp và được khấu trừ đúng

theo từng tháng, quý, năm

- Kiểm soát chứng từ sổ sách tại đơn vị theo đúng chế độ, chính sách quy định

hiện hành

- Lập các loại báo cáo thuế phù hợp với quy định nhà nước đang hiện hành

theo đúng thời hạn quy định. Kế toán chi phí:

Trang 15

- Kiểm soát tính hơp lý của tất cả các chi phí phát sinh tại đơn vị, kịp thời phát

hiện những chi phí vượt mức, bất thường và đề xuất các phương án tiết kiệm chi phíhoạt động

1.4.4 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:

 Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 kết thúc 31/12 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc phương pháp

chuyển đổi đồng tiền khác: tiền Việt Nam đồng Chế độ kế toán áp dụng:Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo QĐ số

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá

gốc Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

 Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ (áp dụng phần mềm kế toán ViệtNam phiên bản 9.08)

 Phương pháp kế toán TSCĐ:i Nguyên tắc đánh giá tài sản: theo giá thực tếii Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: khấu hao theo

đường thẳng Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ thuế

GTGT Hệ thống chứng từ kế toán tại công ty được thực hiện theo đúng quyết

định của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanhnghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006

 Nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí đi vay: chi phí đi vay được ghinhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh Chi phí đi vay liênquan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng tài sản dở dang được tính vào giá trị

Trang 16

của Tài sản đó (được vốn hóa), bao gồm các khoản lãi tiền vay, phân bổ cáckhoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành vay.

1.4.5 Các chứng từ, sổ sách áp dụng, hình thức sổ kế toán:

Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán: Phần mềm kế toán Việt Namtrên máy tính phiên bản 9.08 (Chứng từ ghi sổ); mọi công việc hạch toán, trích khấuhao, … đều được thực hiện đúng theo chế độ kế toán Việt Nam, trình tự ghi sổ kếtoán theo hình thức Chứng từ ghi sổ của Công ty

* Công ty sử dụng các loại chứng từ:

 Phiếu thu tiền mặt Phiếu chi tiền mặt  Phiếu đề nghị cung cấp nguyên vật liệu  Phiếu tạm ứng

 Giấy đề nghị thanh toán Phiếu nhập kho

 Phiếu xuất kho Phiếu xuất kho giá bán Hóa đơn đầu ra

 Phiếu chuyển kho Bảng kê phát sinh của chứng từ ghi sổ Bảng kê chi tiết phát sinh theo thời gian

* Công ty sử dụng các loại sổ trên máy:

 Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ  Sổ cái các tài khoản

 Sổ chi tiết của một tài khoản hoặc chi tiết (cấp tùy chọn) Sổ chi tiết của các tài khoản cấp trực tiếp

 Sổ chi tiết của các chi tiết cấp 1 thuộc 1 tài khoản

Trang 17

Hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

TRÌNH TỰ GHI CHÉP SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC

Bảng tổng hợpchi tiếtSổ đăng ký chứng

từ ghi

Bảng cân đối số phát

sinh

Trang 18

Ghi hằng ngày:Ghi cuối tháng:Đối chiếu kiểm tra:

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trải qua hơn 5 năm hình thành, phát triển và hoạt động kinh doanh trongnghề sản xuất và gia công hàng may mặc , Công ty TNHH Tư vấn xây dựng SaoMai đã đạt được những kết quả nhất định, với những kết quả đó công ty đã dầnkhẳng định vị trí và thương hiệu của mình ở địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ngaytừ khi thành lập công ty đã phát huy quyền làm chủ trong hoạt động tư vấn xâydựng Đến nay công ty vẫn không ngừng lớn mạnh, đã và đang phát huy sức mạnhcủa mình Công ty cũng chú trọng đến việc phát triển đội ngũ cán bộ, công nhânviên giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, thực hiện đúng chính sách và nghĩavụ theo qui định của nhà nước Bên cạnh những thành công thì công ty cũng gặpnhiều khó khăn, thị trường cạnh tranh ngày cao trong nền kinh tế thị trường vớinhững biến động khó lường Nhưng dù gặp phải khó khăn nào thì ban giám đốccùng với các phòng ban trong công ty luôn phối hợp với nhau để tìm ra hướng giảiquyết, vượt qua những thử thách để không ngừng lớn mạnh trên thị trường

Trang 19

CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM2.1 Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong cácdoanh nghiệp sản xuất

2.1.1 Chi phí sản xuất

2.1.1.1 Khái niệm

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống, laođộng vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong suốtquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tính cho từng thời kì nhất định (tháng,quý, năm)

2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

-Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau,chúng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, dưới những hình thái khác nhau.Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất chặt chẽ, và có hệ thống thì yêu cầu đặt ralà phải phân loại chi phí sản xuất

-Tùy theo việc xem xét chi phí sản xuất ở các góc độ khác nhau và mục đíchquản lý chi phí mà chi phí sản xuất được phân loại theo những hình thức thích hợp.Tuy nhiên, về mặt hạch toán chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thứcsau:

Trang 20

a,Phân loại theo yếu tố chi phí

Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để sắp xếp những chi phí có nội dungkinh tế ban đầu giống nhau vào cùng một nhóm chi phí Cách phân loại này khôngphân biệt nơi chi phí phát sinh và mục đích sử dụng của chi phí Mục đích của cáchphân loại này là nhằm biết được chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm những loạinào, số lượng, giá trị của từng loại chi phí là bao nhiêu

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia làm 6 yếu tố sau: -Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệuchính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế… sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp cho sảnxuất sản phẩm

-Yếu tố nhân công: Chi phí về việc sử dụng lao động trực tiếp hoặc gián tiếptham gia vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, dịch vụ

-Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trongthời kỳ của tất cả các TSCĐ sử dụng cho sản xuất trong phạm vi phân xưởng như:nhà kho, nhà xưởng, máy móc thiết bị…

-Yếu tố chi phí công cụ dụng cụ: Bao gồm những chi phí liên quan đến việc sửdụng các công cụ dụng cụ, các trang thiết bị về an toàn lao động

-Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Là những chi phí về dịch vụ mua ngoài phảitrả trong kỳ phục vụ cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng như:chi phí điện, nước,thuê ngoài sửa chữa TSCĐ…

-Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Những chi phí phát sinh bằng tiền phục vụ chohoạt động sản xuất ở phân xưởng chưa được kể đến ở các loại trên

b, Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm

Cách phân loại này dựa trên công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất sảnphẩm Mục đích của cách phân loại này là để tìm ra các nguyên nhân làm thay đổigiá thành so với định mức và đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm

Trang 21

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất có các loại sau:

-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên

quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ (cóthể bao gồm cả giá thành sản xuất của bán thành phẩm)

-Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp

mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩmhay thực hiện các lao vụ, dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỉ lệ quy địnhchocác quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (phần trích tính vào chi phí)

-Chi phí sản xuất chung: Gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm

vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên vật liệu và chiphí nhân công trực tiếp nói trên

c, Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoànthành

Cách phân loại này chia chi phí ra làm 2 loại:

-Định phí (chi phí cố định): Là những chi phí mang tính chất tương đối ổn

định không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất trong một mức sản lượngnhất định Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại thay đổi nếu sốlượng sản phẩm thay đổi

-Biến phí (chi phí biến đổi): Là những chi phí thay đổi phụ thuộc vào số lượng

sản phẩm sản xuất như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp…Nhưng các chi phí biến đổi nếu tính trên một đôn vị sản phẩm thì lại mang tính ổnđịnh

Cách phân loại này rất thuận lợi cho việc phân tích điểm hòa vốn, lập kế hoạchvà kiểm tra chi phí phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh

d, Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí:

Theo cách thức kết chuyển chi phí, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh đượcchia thành:

-Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán, bao gồm những chi

phí lưu thông trong kỳ hạch toán và chi phí quản lý hành chính

Trang 22

-Chi phí sản phẩm: Là khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hoặc

2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Để đáp ứng yêu cầu của quản lý, hạch toán giá thành cũng như yêu cầu xâydựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tínhtoán khác nhau Về lý luận cũng như trên thực tế, giá thành được phân theo hai cáchchủ yếu sau:

a, Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành

Theo cách phân loại này chỉ tiêu giá thành được chia thành 3 loại:

- Giá thành kế hoạch: Là loại giá được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ

kế hoạch dựa trên cơ sở giá thành kì trước và các định mức, các dự toán chi phí củakỳ kế hoạch Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứđể so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanhnghiệp

- Giá thành định mức: Được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm trên cơ

sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạchnên giá thành định mức luôn biến động phù hợp với sự biến động của các định mứcchi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành Giá thành định mứclà thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trongsản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanhnghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh

Trang 23

- Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá

trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trìnhsản xuất sản phẩm Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiếtkiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh

b, Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí

Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia làm 2 loại:

- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi

phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phânxưởng sản xuất (chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC) Giá thành sảnxuất là căn cứ để hạch toán thành phẩm nhập kho, giá vốn hàng bán và mức lãi gộpcủa doanh nghiệp trong kỳ

- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Những chi phí tính cho sản phẩm tiêu thụ

tại thời điểm sản phẩm được tiêu thụ Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:

2.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm về bản chất là hai mặt của quá trìnhsản xuất Nếu như chi phí sản xuất biểu hiện mặt hao phí của quá trình sản xuất (cácyếu tố chi phí đầu vào) thì giá thành sản phẩm lại biểu hiện mặt kết quả của quátrình sản xuất đó (kết quả đầu ra)

* Sự giống nhau: Chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệ mật thiết với

nhau và giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao động sống và lao độngvật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm Chiphí sản xuất là cơ sở, là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoànthành

* Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

+ Chi phí bán hàngGiá thành toàn

bộ của sản phẩm tiêu thụ =

Giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ + Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 24

- Chi phí sản xuất không gắn liền với số lượng chủng loại sản phẩm hoànthành, còn giá thành sản phẩm lại liên quan đến khối lượng sản phẩm công việchoàn thành.

- Chi phí sản xuất chỉ tính đến những chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ,không tính đến chi phí đó có liên quan đến số sản phẩm hoàn thành hay chưa Giáthành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩmcông việc đã hoàn thành

- Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể giống hay khác nhau khi cóhay không có chi phí sản xuất dở dang

Khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ bằng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳhoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng chi phí sản xuất bằngtổng giá thành sản phẩm

Trong trường hợp có chi phí chờ phân bổ, chi phí phải trả thì chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm trong kỳ là khác nhau Nếu trong kỳ có chi phí phát sinh chiphí chờ phân bổ thì chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí đó, còn giá thành sảnphẩm chỉ bao gồm phần chi phí được phân bổ cho kỳ này Nếu trong kỳ có phátsinh chi phí phải trả, đây là các khoản chi phí chưa phát sinh nhưng được trích trướcđể tính vào giá thành, nên chi phí sản xuất trong kỳ không bao gồm khoản này, còngiá thành sản phẩm lại có bao gồm Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm qua sơ đồ sau :

Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳA B

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành

C DChi phí sản xuất dở dang cuối kỳQua sơ đồ trên ta thấy: AC = AB + BD – CD

Tổng giá thành sản

Giá trị SPDD đầu kỳ

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Giá trị SPDD cuối kỳ

Trang 25

-2.1.4 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm

Trên cơ sở tập hợp đầy đủ và chính xác chi phí sản xuất sẽ giúp cho cácdoanh nghiệp phản ánh đúng đắn kết quả sản xuất, từ đó có biện pháp cải tiến côngtác quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi phí sản xuất nói riêng, cho nên yêu cầuđặt ra với doanh nghiệp là phải thực hiện nhiệm vụ sau:

Phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất, phân loại giá thành sản phẩm mộtcách đúng đắn, phù hợp

Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sảnphẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành, phương pháp tínhthích hợp

Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với đặc điểm củadoanh nghiệp và đúng với chế độ hiện hành

Vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp đánh giá sảnphẩm dở dang và phương pháp tính giá thành cho phù hợp

Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất, kế hoạch giá thànhsản phẩm, đề xuất những ý kiến để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sảnphẩm

Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho nhà quản trị

2.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm2.2.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác định giới hạn vềmặt phạm vi mà chi phí cần được tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí vàtính giá thành sản phẩm

- Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:+ Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất: Tuỳ theo việc bố trí nhiệm vụ sảnxuất cho các bộ phận, tổ, đội để xác định

Trang 26

Căn cứ đặc điểm quy trình sản xuất: Tuỳ theo đặc điểm quy trình công nghệlà quy trình phức tạp hay giản đơn, phức tạp kiểu liên tục, song song hay hỗn hợp.

+ Căn cứ vào trình độ và yêu cầu về thông tin quản lý.Mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là: Loại sản phẩm, nhóm sảnphẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn sản xuất, phân xưởng sản xuất

Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở cho việc mởcác tài khoản chi tiết (cấp II, cấp III) và các sổ kế toán chi tiết, phục vụ cho công táchạch toán chi tiết chi phí sản xuất cho từng đối tượng và giúp tăng cường công tácquản lý đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

2.2.2 Đối tượng kế toán tính giá thành sản phẩm

Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chấtđược doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất được kết tinh trong đó nhằm định lượng haophí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh

- Căn cứ xác định: + Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.+ Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ là giản đơn hay phức tạp, phức tạpkiểu liên tục, song song hay hỗn hợp

+ Căn cứ vào trình độ và yêu cầu của quản lý.+ Căn cứ vào việc sử dụng nửa thành phẩm.Mà đối tượng tính giá thành có thể là: Chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm, đơnđặt hàng, hạng mục công trình

2.3 Kế toán chi phí sản xuất2.3.1 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

2.3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 27

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vậtliệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hoặc thựchiện lao vụ, dịch vụ.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp vào các đối tượng chịu chi phí nhưsau:

Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đốitượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loạisản phẩm, lao vụ) thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó

Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chiphí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì áp dụng phương pháp phân bổ giántiếp để phân bổ chi phí cho từng đối tượng có liên quan Tiêu thức phân bổ thườngđược sử dụng là: Định mức tiêu hao cho từng sản phẩm, hệ số phân bổ được quyđịnh, theo trọng lượng sản phẩm hay số lượng sản phẩm sản xuất ra

* Tài khoản sử dụng

Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt độngsản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh, kế toán sử dụngtài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

trực tiếp vào giá thành – TK154

TK621

+ Tập hợp chi phí nguyên vật liệutrực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ

Trang 28

* Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ

sau:

Sơ đồ 2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp KKTX

Ghi chú: (1) Xuất kho NVL dùng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ.(2) Mua NVL dùng ngay vào sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ.(3) Thuế GTGT được khấu trừ

(4) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.(5) Phế liệu thu hồi nhập kho

Trang 29

(6) NVL sử dụng không hết nhập lại kho.(7) Phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường.

2.3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản phải trả cho lao động trực tiếp sảnxuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiền lương chính, lươngphụ, các khoản phụ cấp (phụ cấp khu vực, độc hại, làm thêm giờ, làm đêm)

Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản bảo hiểm xãhội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và được tính vào chi phí kinh doanh theo mộttỷ lệ nhất định trên số tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp sản xuất

Đối với những khoản chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến từng đốitượng kế toán tập hợp chi phí, kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp theo từng đốitượng chi phí cụ thể

Đối với những khoản chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đốitượng mà không hạch toán trực tiếp được thì được tập hợp chung rồi chọn tiêu thứcphân bổ thích hợp cho các đối tượng chịu chi phí liên quan Tiêu thức phân bổ chiphí nhân công trực tiếp có thể là chi phí tiền công định mức, giờ công định mức, giờcông thực tế, khối lượng sản phẩm

Trên cơ sở tiền lương được phân bổ sẽ tiến hành trích BHXH, BHYT ,BHTNvà KPCĐ theo tỷ lệ quy định lần lượt là 16%, 3%, 1%,2% trên tổng quỹ lương tínhvào chi phí

+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành

TK 622

Trang 31

* Nội dung hạch toán chi phí nhân công trực tiếp thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp KKTX

Ghi chú:

(1): Lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ.(2): Tính BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất, thực hiện dịch vụ.(3): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất

(4): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành.(5): Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường

2.3.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sảnphẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Đây lànhững chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanhnghiệp.Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản sau:

+ Chi phí nhân viên phân xưởng.+ Chi phí công cụ dụng cụ

Trang 32

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định.+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.

+ Chi phí bằng tiền khác

* Tài khoản sử dụng

- Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627- Chiphí sản xuất chung, mở chi tiết cho từng đối tượng, bộ phận sản xuất

- Kết cấu tài khoản 627:

TK627 không có số dư cuối kỳ

TK627 còn có các TK cấp 2 để theo dõi chi tiết đối tượng.+ TK6271: Chi phí nhân viên phân xưởng

+ TK6272: Chi phí vật liệu.+ TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.+ TK6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định.+ TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.+ TK6278: Chi phí bằng tiền khác.+ Tập hợp chi phí sản xuất chung

thực tế pháp sinh trong kỳ + Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung

+ Chí phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản xuất sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường

+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính giá thành

CóTK 627

Nợ

Trang 33

Do chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ dịch vụnên khi phát sinh chi phí sản xuất chung, kế toán căn cứ vào yếu tố chi phí tập hợpbên Nợ TK627 rồi tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp Trong thực tế, một sốtiêu thức thường được sử dụng là: Phân bổ chi phí sản xuất chung theo đinh mức,theo giờ công làm việc, theo số giờ máy làm việc.

* Nội dung hạch toán chi phí sản xuất chung được thể hiện theo sơ đồ sau

Sơ đồ 2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp KKTX

TK111,112,335,142,242

(7)

Trang 34

2.3.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dởdang

a, Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Sau khi tập hợp các chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm vào bên Nợ cácTK621, TK622, TK627 cần tổng hợp các chi phí đó để tính giá thành sản phẩm.Để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm theo phươngpháp KKTX, kế toán sử dụng tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.Kết cấu TK154:

+ Kết chuyển chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ

+ Các khoản giảm chi phí sản xuất trong kỳ

+Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ hoàn thành

154

Trang 35

Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX

Ghi chú:

(1): Phân bổ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

(2): Phân bổ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (3): Phân bổ, kết chuyển chi phí sản xuất chung (4): Hàng hoá, vật liệu gia công chế biến hoàn thành nhập kho (5): Sản phẩm hoàn thành nhập kho

(6): Hàng gửi bán (7): Sản phẩm, dịch vụ hoàn thành tiêu thụ ngay (8): Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành

TK 154

TK 155(2)

TK 621

TK 627TK 622

(1)

(3)

(8)

Trang 36

b, Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn

đang nằm trong quá trình sản xuất hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biếnnhưng cong phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm

Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá sản phẩm dở dang, việc sử dụngphương pháp nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất, quy trình sản xuất và tính chấtcủa sản phẩm của mỗi doanh nghiệp Sau đây là một số phương pháp đánh giá sảnphẩm dở dang:

* Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm vìvậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính

Giá trị SPdở dang

cuối kỳ

=Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Chi phíNVLTT phát sinh trong kỳ

-Số lượng SP dởdang cuối kỳSố lượng SP dở dang cuối kỳ

Số lượng SP hoàn thành

Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà giá thành sảnphẩm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sảnphẩm (thường là > 70 %), có ít sản phẩm dở dang và số lượng sản phẩm dở danggiữa các tháng là tương đối đồng đều

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính cung cấp thông tin kịp thờicho nhà quản lý, song mức độ chính xác lại không cao

* Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương

Theo phương pháp này dựa vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang sovới thành phẩm để quy đổi số lượng sản phẩm dở dang ra số lượng sản phẩm tươngđương

Để bảo đảm tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên ápdụng để tính các chi phí chế biến (chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất

Trang 37

chung), còn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải xác định theo số thực tế đã dùng.Công thức tính như sau:

Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn, sản phẩm dở dang có sự biến động giữa cáckỳ, khối lượng sản phẩm dở dang nhiều và có thể ước lượng được (%) mức độ hoànthành của những sản phẩm làm dở Vì vậy nhược điểm của phương pháp này là cònmang tính chủ quan

* Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến

Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dangtheo sản lượng hoàn thành tương đương Trong phương pháp này người ta coi mứcđộ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 50% so với thành phẩm Việc xác định giá

Số lượng SPDD cuối kỳ (không

quy đổi)Chi phí NVL

trực tiếp nằm trong

SPDD

Giá trị NVL đầu kỳ

Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ

+

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Số lượng SPDD cuối kỳ (không quy đổi)

+

Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi ra SP hoàn

thànhChi phí

chế biến nằm trong SPDD

Chi phí chế biến đầu kỳ

Chi phí chế biến phát sinh trong kỳ

+

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi ra SP hoàn thành

Trang 38

trị sản phẩm dở dang được thực hiện tương tự như phương pháp ước tính sản lượngtương đương.

Chi phí nguyên vật liệu chính được tính theo mức tiêu thụ thực tế Các chiphí chế biến được tính bằng 50% chi phí chế biến phân bổ cho sản phẩm và đượcxác định theo công thức sau:

Chi phí chế biến

SPDD

=Giá trị SPDD của chi phí chếbiến ĐK + Chi phí chế biến phát

sinh trong kỳ

xSố lượngSPDD cuốikỳ

x 50%Số lượng SP hoàn thành + Số

lượng SPDD cuối kỳ x 50%

Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có chi phí chế biến chiếmtỷ lệ nhỏ trong giá thành sản phẩm do độ chính xác thấp

* Đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức chi phí

Theo phương pháp này, chi phí sản phẩm dở dang được xác định trên cơ sởchi phí sản xuất định mức của từng đơn vị sản phẩm, của từng công đoạn và khốilượng sản phẩm làm dở

Các chi phí nguyên vật liệu chính cho sản phẩm dở dang được xác định theochi phí thực tế như đối với thành phẩm Các chi phí chế biến khác được phân bổ chosản phẩm dở đang dựa trên tiêu thức phân bổ thích hợp

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp đã xây dựng đượcđịnh mức chi phí hợp lý hoặc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức

Ngày đăng: 21/08/2024, 08:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w