Trong hoàn cảnh đó, để đáp ứng những điều kiện thực tiễn của sản xuất đòi hỏi những người kỹ sư Tự động hoá tương lai phải được trang bị những kiến thức chuyên ngành một cách sâu rộng.Nh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
VIỆN KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC II
THIẾT KẾ THI CÔNG MÔ HÌNH PHÂN LOẠI SẢN PHẨM SỬ DỤNG LOADCELL VÀ CƠ
CẤU XOAY SỬ DỤNG PLC S7-1200
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
VIỆN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC II
THIẾT KẾ THI CÔNG MÔ HÌNH PHÂN LOẠI SẢN PHẨM SỬ DỤNG LOADCELL VÀ CƠ
CẤU XOAY SỬ DỤNG PLC S7-1200
Ngành: KỸ THUẬT ĐIỆN
Giảng viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN PHƯƠNG TRÀ
Sinh viên thực hiện: BÙI TRỰC NHÂN Lớp: D20KTDI02
MSSV: 2025202010025 ĐINH XUÂN BÁCH Lớp:D20KTDI01
MSSV: 2025202010029
Bình Dương, Tháng 5 năm 2024
Trang 3VIỆN KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHƯƠNG TRÌNH: KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN MÔN HỌC II
1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài:
Bùi Trực Nhân MSSV: 2025202010025 Lớp: D20KTDI02
Đinh Xuân Bách MSSV: 2025202010029 Lớp: D20KTDI01
Ngành : Kỹ Thuật Điện -Điện Tử
Chuyên Ngành : Kỹ Thuật Điện
2 Tên đề tài: Thiết kế thi công mô hình phân loại sản phẩm sử dụng loadcell và cơ cấu
xoay sử dụng PLC S7-1200
3 Các dữ liệu ban đầu: Tài Liệu PLC S7 1200, Thu thập dữ liệu liên quan
4 Các yêu cầu chủ yếu:
- Sử dụng được động cơ bước STEP MOTOR trong PLC S7-1200
- Đảm bảo mô hình chạy ổn định, phân loại đúng sản phẩm
- Đảm bảo mô hình chạy ổn định, phân loại đúng sản phẩm
5 Kết quả tối thiểu phải có:
1) Hoàn chỉnh quyển đồ án theo mẫu
2) Thiết kế và hoàn thiện mô hình phần cứng
Ngày giao đề tài: 28/08/2024 Ngày nộp báo cáo: 6/5/2024
GĐ chương trình
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bình Dương, ngày 06, tháng 05, năm 2024
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Phương Trà
Trang 4VIỆN KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHƯƠNG TRÌNH: KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Bình Dương, ngày tháng năm 202…
PHIẾU NHẬN XÉT
(Dành cho giảng viên hướng dẫn)
I Thông tin chung
1 Họ và tên sinh viên: MSSV: Lớp:
2 Tên đề tài:
II Nội dung nhận xét Tiêu chí 1: Hình thức
Tiêu chí 2: Nội dung (Tổng quan tình hình NC; PP nghiên cứu; kết quả nghiên cứu…)
Tiêu chí 3: Tính ứng dụng và triển vọng của đề tài
Tiêu chí 4: Đánh giá về thái độ và ý thức làm việc của sinh viên
III Kết luận - Đáp ứng / không đáp ứng chuẩn đầu ra CTĐT:
- Đồng ý cho bảo vệ
- Không đồng ý cho bảo vệ
NGƯỜI NHẬN XÉT
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Phương Trà
Trang 5VIỆN KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHƯƠNG TRÌNH: KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Bình Dương, ngày tháng năm 202… PHIẾU NHẬN XÉT
(Dành cho phản biện)
I Thông tin chung
1 Họ và tên sinh viên: MSSV: Lớp:
2 Tên đề tài:
II Nội dung nhận xét Tiêu chí 1: Hình thức
Tiêu chí 2: Nội dung (Tổng quan tình hình NC; PP nghiên cứu; kết quả nghiên cứu…)
Tiêu chí 3: Tính ứng dụng và triển vọng của đề tài
Tiêu chí 4: Đánh giá về kỹ năng thuyết trình, trình bày của sinh viên
III Kết luận - Đáp ứng / không đáp ứng chuẩn đầu ra CTĐT:
NGƯỜI NHẬN XÉT
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi cam đoan:
Đề tài “Thiết Kế Thi Công Mô Hình Phân Loại Sản Phẩm Sử Dụng Loadcell Và Cơ Cấu Xoay Sử Dụng Plc S7-1200
1 Là công trình nghiên cứu của chúng tôi được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Phương Trà
2 Nội dung đề tài chúng tôi không sao chép của nơi khác mà không trích dẫn nguồn tham khảo
3 Số liệu và kết quả trong đề tài nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Chúng tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc
Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về đề tài của mình
Bình Dương, tháng … / 2024 Học viên thực hiện (ký và ghi rõ họ tên)
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nói chung và trong lĩnh vực điện-điện tử nói riêng làm cho bộ mặt xã hội thay đổi từng ngày Trong hoàn cảnh đó, để đáp ứng những điều kiện thực tiễn của sản xuất đòi hỏi những người kỹ sư
Tự động hoá tương lai phải được trang bị những kiến thức chuyên ngành một cách sâu rộng.Nhận thức được tầm quan trọng đó chúng em làm đề tài:
THIẾT KẾ THI CÔNG MÔ HÌNH PHÂN LOẠI SẢN PHẨM SỬ DỤNG
LOADCELL VÀ CƠ CẤU XOAY SỬ DỤNG PLC S7-1200
Do kiến thức còn hạn chế, trong phạm vi thời gian có hạn, lượng kiến thức lớn
nên bản đồ án môn học không khỏi có những sai sót Chúng em mong nhận được sự đóng góp xây dựng của thầy NGUYỄN PHƯƠNG TRÀ, cũng như bạn bè để bản đề tài thực tập được hoàn thiện hơn Trong quá trình làm đồ án môn học chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo của thầy NGUYỄN PHƯƠNG TRÀ
CHÚNG EM XIN CẢM ƠN
Trang 8MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Error! Bookmark not defined CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Error! Bookmark not defined.
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Nội dung chính 3
CHƯƠNG II KHẢO SÁT ĐỀ TÀI LIÊN QUAN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined 2.1 Tài liệu trong nước Error! Bookmark not defined. 2.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu 3
CHƯƠNG III.TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ Error! Bookmark not defined 3.1 Khái niệm chung về PLC S7-1200 Error! Bookmark not defined 3.2 Giới thiệu về bộ điều khiển motion control Error! Bookmark not defined 3.4 Khái niệm về hệ thống SCADA Error! Bookmark not defined 3.5 Thiết kế phần cứng hệ thống Error! Bookmark not defined 3.6 Thiết kế phần mềm Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG IV MÔ PHỎNG và ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 31
4.1 Cài đặt thông số và kết quả của mô hình 31
4.2 Đánh giá kết quả 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 9CHƯƠNG I TỔNG QUAN
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật điện-điện tử mà trong đó điều khiển tự động đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, quản lý, công nghiệp tự động hóa, cung cấp thông tin
Do đó chúng ta phải nắm bắt và vận dụng nó một cách có hiệu quả nhằm góp phần vào sự phát triển nền khoa học kỹ thuật nói chung và trong sự phát triển kỹ thuật điều khiển tự động nói riêng Xuất phát từ những nhà máy các khu công nghiệp và tham quan các doanh nghiệp sản xuất, chúng em đã được thấy nhiều khâu được tự động hóa trong quá trình sản xuất
Một trong những khâu tự động trong dây chuyền sản xuất tự động hóa đó là số lượng sản phẩm sản xuất ra được các băng tải vận chuyển và sử dụng hệ thống phân loại sản phẩm Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc tự động hóa hoàn toàn chưa được áp dụng trong những khâu phân loại mà vẫn còn sử dụng nhân công, chính vì vậy nhiều khi cho ra năng suất thấp chưa đạt hiệu quả Từ những điều đã được nhìn thấy trong thực tế cuộc sống và những kiến thức mà em đã học được ở trường muốn tạo ra hiệu suất lao động lên gấp nhiều lần, đồng thời vẫn đảm bảo được độ chính xác cao Nên em đã quyết định thiết kế và thi công “ THIẾT KẾ THI CÔNG MÔ HÌNH PHÂN LOẠI SẢN PHẨM
SỬ DỤNG LOADCELL VÀ CƠ CẤU XOAY SỬ DỤNG PLC S7-1200” vì nó rất gần gũi với thực tế, vì trong thực tế có nhiều sản phẩm được sản xuất ra đòi hỏi phải có trọng lượng tương đối chính xác và nó thật sự có ý nghĩa đối với chúng em, góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển mạnh hơn, để xứng tầm với sự phát triển của thế giới
Trang 101.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
➢ Với tên đề tài “THIẾT KẾ THI CÔNG MÔ HÌNH PHÂN LOẠI SẢN PHẨM
SỬ DỤNG LOADCELL VÀ CƠ CẤU XOAY SỬ DỤNG PLC S7-1200” mục tiêu là nghiên cứu cách vận hành những băng chuyền vận chuyển bằng cơ cấu xoay motor step , được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp Nhóm nghiên cứu đề tài đề ra định hướng nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống phân loại hàng tự động
➢ Tạo ra một băng chuyền phân loại có thể đáp ứng cho việc sản xuất hàng loạt có đầy đủ các khâu từ lắp ráp, bắt vít, phân loại sản phẩm với mỗi cân nặng khác nhau
➢ Sử dụng mô hình băng chuyền phân loại phục vụ cho việc đào tạo kiến thức về mảng tự động hóa PLC cho mỗi sinh viên
➢ Thực hiện mô hình phân loại cân nặng và cơ cấu xoay sử dụng PLC S7-1200
➢ Thực hiện điều khiển hệ thống trên màn hình PC system (HMI_RT)
➢ Tạo ra hệ thống ứng dụng được cho phân loại những hàng hóa cân nặng trong thực tế
➢ Theo dõi qua màn hình PC system (HMI_RT)
1.3 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Cách tiếp cận
Xuất phát từ những lần tham quan nhà máy công nghiệp chúng tôi đã được quan sát nhiều cơ cấu khác nhau như lắp ráp hàng hóa, bắt vít tự động, phân loại sản phẩm lỗi và xếp hàng vào thùng tự động, Từ đó nhóm nghiên cứu nhận định được việc ứng dụng các giải pháp tự động hóa để làm ra một sản phẩm hoàn thiện là vô cùng cần thiết Nghiên cứu các đề tài đã được thực hiện trước đây, từ đó tìm ra điểm mới có thể cải tiến để ứng dụng cụ thể cho đề tài : “mô hình phân loại cân nặng và cơ cấu xoay sử dụng s7-1200”
Trang 111.3.2 Phương pháp nghiên cứu
➢ Nghiên cứu về PLC S7-1200
➢ Tìm kiếm tài liệu về phân loại cân nặng và cơ cấu xoay bằng PLC S7-1200
➢ Tìm và đánh giá thông qua các lần chạy thực tế trên mô hình
➢ Tìm hiểu và điều khiển động cơ bước Step Motor và cân Load Cell
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
➢ Nghiên cứu phương pháp phân loại sản phẩm lỗi
➢ Nghiên cứu cách vận hành các thiết bị công nghiệp dùng cho mô hình
➢ Nghiên cứu hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu SCADA
➢ Nghiên cứu các thiết bị cần dùng trong hệ thống
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
➢ Nghiên cứu từ những công ty xí nghiệp tỉnh Bình Dương
➢ Phạm vi được thu hẹp bởi các chức năng về băng tải cân nặng loadcell và động cơ step (cơ câu xoay) để phân loại hàng
1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.5.1 Nghiên cứu CPU Siemen S7_1200
- Sử dụng bộ điều khiển logic khả trình (PLC) S7 1200 CPU 1214C DC/DC/DC Bằng tính linh hoạt và sức mạnh để điều khiển nhiều thiết bị đa dạng hỗ trợ các yêu cầu về điều khiển tự động Kết hợp một bộ vi xử lý, một bộ nguồn tích hợp, các mạch ngõ vào
và mạch ngõ ra trong một kết cấu thu gọn, CPU trong S7-1200 đã tạo ra một PLC mạnh
mẽ đã khiến cho S7-1200 trở thành một giải pháp hoàn hảo dành cho việc điều khiển nhiều ứng dụng đa dạng khác nhau
- Để phù hợp với yêu cầu cần một bộ điều khiển với độ chính xác cao nhóm nghiên cứu quyết định chọn model CPU: 6ES7214-1AE30-0XB0, có I/O tích hợp: 14 DI 24 V DC; 10 DO 24 V DC; 2 AI 0-10 V DC, nguồn điện: DC 20,4-28,8V DC, Bộ nhớ chương trình / dữ liệu 50 KB
Trang 12- Với số lượng lớn ngõ Input/Output của đề tài(cần 42 Input Digital, 27 Output Digital), chọn sử dụng 3 CPU 1214C sẽ giúp mở rộng phạm vi thu thập và điều khiển
đa thiết bị
- Sử dụng Module chuyển mạch nhỏ gọn CSM 1277, mode: 0AA0, để kết nối SIMATIC S7-1200 và tối đa 3 nút tiếp theo với Ethernet công nghiệp với 10/100 Mbit / s; gồm 4 cổng RJ45 Chẩn đoán LED, nguồn cung cấp điện 24 V DC Với các tính năng nổi bật đó chọn CSM 1277 để truyền thông 3 PLC chính là lựa chọn tối ưu
6GK7277-1AA10-1.5.2 Sử dụng truyền thông công nghiệp cho bộ xử lý trung tâm PLC
Do đặc thù của các ngành công nghiệp mà đã tạo ra nhiều loại mạng truyền thông công nghiệp khác nhau Mặt khác mạng truyền thông trong công nghiệp cũng có những đặc thù riêng, có thể phân biệt chúng với mạng thông tin quảng đại thông qua một số khía cạnh sau: Phạm vi hoạt động, yêu cầu về độ tin cậy khi truyền
- Ưu điểm của sử dụng mạng truyền thông trong công nghiệp:
• Thay thế được hoàn toàn các hệ thống truyền cũ như: 20mA, 10V,…v.v
0-• Cho phép làm việc với các sản phẩm của nhiều nhà sản xuất khác nhau
• Là hệ thống mở, đồng thời cho phép hiệu chình từ khu điều khiển trung tâm
• Hệ thống hoạt động với độ tin cậy cao hơn
• Lượng thông tin truyền tải lớn
1.5.3 Nghiên cứu các loại băng tải thường dùng trong các băng chuyền lắp ráp, sản xuất hàng loạt
- Thiết bị vận chuyển cho băng chuyền lắp ráp tự động Có thể kể đến các thiết bị công nghiệp phổ biến nhất hiện nay là hệ thống băng tải, băng chuyền Bao gồm băng tải belt, PVC, băng tải con lăn, băng tải treo, băng tải xích để vận chuyển các linh phụ kiện, phụ tùng, thành phần, bán thành phẩm Từ chi tiết tới bán thành phẩm rồi sản phẩm hoàn thiện sẽ đi qua các công đoạn (các trạm đảm nhiệm một khâu nào đó như lắp ráp,
đo kiểm, kiểm tra chất lượng…)
Trang 131.5.4 Thực hiện chế tạo và thi công lắp ráp mô hình
- Thực hiện chế tạo phôi sản phẩm, đât gia công một số chi tiết phụ trợ lắp ráp, cơ cấu nâng đỡ phần thiết bị chính, các bát gắn cảm biến hoặc cố định dây, khung bàn mô hình và mặt bàn mô hình,…vv
- Sau khi gia công hoàn thiệt tất cả chi tiết, nhóm nghiên cứu thực hiện lắp ráp mô hình băng chuyền hoàn thiện
1.6 BỐ CỤC
Chương 1: Tổng quan
Chương này trình bày vấn đề dẫn nhập, lý do chọn đề tài, mục tiêu, nội dung nghiên cứu, các giới hạn và bố cục đồ án
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Giới thiệu chung về hệ thống, mô tả hệ thống, thiết kế và thi công hệ thống
Chương 3: Kết quả thực nghiệm
Đưa ra các kết quả đạt được sau thời gian nghiên cứu, một số hình ảnh hệ thống, đưa ra những nhận xét, đánh giá về kết quả đạt được của hệ thống
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
Trình bày kết luận về hệ thống những điều đã đạt được và chưa đạt được, sau đó nêu lên hướng phát triển của hệ thống
Trang 14CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG
Nền công nghiệp nước ta nói riêng và các nước trên thế giới nói chung đang phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng Sự hiện đại và tự động hóa trong quá trình sản xuất là lựa chọn hàng đầu mang lại hiệu quả to lớn về tiết kiệm được nguồn nhân lực, nâng cao hiệu suất công việc, độ chính xác cao… trong công nghiệp hiện nay Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay nhu cầu về hàng hóa ngày càng gia tăng dẫn đến sản xuất tăng nhanh để đáp ứng được nhu cầu của xã hội Từ đó yêu cầu các quá trình sản xuất phải đạt hiệu suất cao trong cả chất lượng và sản lượng hàng hóa
Hệ thống mô hình phân loại cân nặng và cơ cấu xoay đóng một vai trò then chốt trong quy trình sản xuất ngày nay Được xây dựng trên cơ sở của công nghệ tiên tiến và
sự tự động hóa, hệ thống này không chỉ tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn đảm bảo chất lượng cao và khả năng đáp ứng linh hoạt với nhu cầu thị trường
Quá trình cân hàng và phân loại trên bàn cân đươc thực hiện một cách nhanh chóng
và với độ chính xác cao Các thiết bị tự động đảm bảo tính chính xác và ổn định đặc biệt trong việc cân nặng và phân loại sản phẩm
Trong nganh nông nghiệp : Giúp phân loại cân nặng các loại rau củ quả một cách nhanh chóng và chính xác
Trong ngành sản xuất thực phẩm : Hệ thống có thể giữ vai trò cân nặng các loại thực phẩm và vận tải tới nơi yêu cầu
Trang 152.2 KHẢO SÁT ĐỀ TÀI LIÊN QUAN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.1 tài liệu trong nước
• Tài liệu 1
- Đề tài tốt nghiệp: Đồ án PLC Thiết kế phân loại sản phẩm theo cân nặng
- Nội dung: Tác giả đã sử dụng PLC S7-200 để Xử lý bất kỳ yêu cầu truyền thông nào: S7-200 thi hành bất kỳ nhiệm vụ được yêu cầu cho truyền thông Trong giai đoạn xử lý thông tin của chu kỳ quét, S7-200 xử lý bất kỳ thông tin nào nhận được từ cổng truyền thông hoặc từ module truyền thông
- (Đồ Án Plc Thiết Kế Phân Loại Sản Phẩm Theo Cân Nặng, n.d.)
• Tài liệu 2
- Đề tài tốt nghiệp: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc[1]
- Nội dung: Tác giả đã thực hiện thi công mô hình đếm và phân loại sản phẩm theo cân nặng, màu sắc” là nắm rõ nguyên lí hoạt động của cảm biến cân nặng, camera
• Tài liệu 3
- Đề tài tốt nghiệp: Mô hình đóng gói và phân loại sản phẩm gạo theo khối lượng
- Nội dung: Tác giả đã thực hiện thi công mô hình đếm và phân loại sản phẩm theo cân nặng, màu sắc” là nắm rõ nguyên lí hoạt động của cảm biến cân nặng, camera
Tác giả : (Đỗ Văn, 2017)
2.2.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Từ những đề tài trên, tôi nhận thấy tầm quan trọng của tự động quá trình lưu trữ và truy xuất hang hóa trong cuộc sống Nhận thấy điều đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu cách vận hành, thi công mô hình phân loại sản phẩm cân nặng PLC S7-1200
Sử dụng PLC điều khiển động cơ bước kết hợp với các linh kiện khác như cảm biến, băng tải cho ra mô hình phân loại sản phẩm
Trang 16Sản phẩm ứng dụng:
- Tạo ra một băng chuyền phân loại sản phẩm hàng loạt với số lượng lớn trong thời gian ngắn, đáp ứng đủ các khâu từ lắp ráp, phân loại cân nặng sản phẩm và xếp hàng tự động vào thùng
- Băng chuyền phân loại tự động được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất hàng hóa, thực phẩm, tự sản xuất Băng chuyền phân loại này phù hợp để ứng dụng cho quy trình sản xuất sản phẩm hoàn thiện, nhu cầu thị trường lớn, nhiều quy trình phân loại như : linh kiện điện tử, thiết bị điện,…v.v
- Bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng mô hình của đề tài “MÔ HÌNH PHÂN LOẠI SẢN PHẨM SỬ DỤNG CƠ CẤU XOAY S7-1200”, là tư liệu phục vụ cho đào tạo ở các chương trình như: Kỹ thuật điện, Kỹ thuật cơ điện tử, Tự động hóa Giúp cho sinh viên
có cái nhìn tổng quan về quy trình của một dự án tự động hóa
▪ Giúp cho sinh viên tiếp cận nhiều loại thiết bị công nghiệp và cách vận hành chúng
▪ Là cơ sở phần cứng hỗ trợ cho việc đào tạo phần đấu nối thiết bị trong hệ thống điện tự động hóa
▪ Là cơ sở phần cứng hỗ trợ cho việc đào tạo về lập trình PLC S7-1200 trên phần mềm TIA Portal
▪ Là cơ sở hỗ trợ cho việc truyền thông công nghiệp và nhiều phương thức điều khiển khác trong chương trình giảng dạy môn PLC
Khi được thực hành trên phân loại của đề tài, các phương pháp và quy trình lý thuyết sẽ được sinh viên nắm rõ hơn Từ đó quan tâm và yêu thích nhiều hơn của sinh viên đối với môn học PLC và các khối ngành tự động Bên cạnh đó còn giúp sinh viên rèn luyện những kỹ năng, phát triển năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp để có đầy đủ kinh nghiệm khi bước vào công việc thực tế Với việc được thực hành trên các thiết bị hiện đại, sinh viên sẽ được trao dồi thêm về: Vận hành các thiết bị tự động của băng chuyền phân loại, theo dõi hệ thống điều khiển, phát hiện sai sót để khắc phục kịp thời, bảo trì hệ thống điện tự động, bảo dưỡng
2.3 Các phần mềm được sử dụng trong đề tài
Trang 172.3.1 Phần mềm Tia Portal
TIA Portal (Total Intergrated Automation Portal) là phần mềm cơ sở tích hợp tất
cả các phần mềm lập trình cho các hệ tự động hóa và truyền động điện: PLC, HMI, Inverter của Siemens
Được thiết kế với giao diện thân thiện người sử dụng, lần đầu làm quen thì rất rối mắt bởi rất nhiều tính năng và tác vụ của nó, nhưng khi làm quen nhiều rồi thí đúng là rất tiện, tất cả trong một Tất cả các bộ điều khiển PLC, HMI, Inverter đều được cấu hình trên TIA Portal V16.0, tạo ra sự nhất quán trong việc lập trình, cấu hình sản phẩm
Hình 0.1 Giao diện của phần mềm TIA Portal V16
Trang 18CHƯƠNG III THIẾT KẾ THI CÔNG MÔ HÌNH PHÂN LOẠI CÂN NẶNG VÀ
CƠ CẤU XOAY SỬ DỤNG PLC S7-12002 3.1 Thiết kế phần mềm
Trang 193.1.3 Lưu đồ thuật toán
Hình 3.3
3.1.4 Tổng quan phần mềm TIA PORTAL
TIA Portal viết tắt của Totally Integrated Automation Portal là một phần mềm
tổng hợp của nhiều phần mềm điều hành quản lý tự động hóa, vận hành điện của hệ
thống Có thể hiểu, TIA Portal là phần mềm tự động hóa đầu tiên, có sử dụng chung
1 môi trường/ nền tảng để thực hiện các tác vụ, điều khiển hệ thống
TIA Portal được phát triển vào năm 1996 bởi các kỹ sư của Siemens, nó cho phép người dùng phát triển và viết các phần mềm quản lý riêng lẻ một cách nhanh chóng, trên
1 nền tảng thống nhất Giải pháp giảm thiểu thời gian tích hợp các ứng dụng riêng biệt
để thống nhất tạo hệ thống
Tay gạt
Trang 20TIA Portal - Tích hợp tự động toàn diện là phần mềm cơ sở cho tất cả các phần mềm
khác phát triển: Lập trình, tích hợp cấu hình thiết bị trong dải sản phẩm Đặc điểm TIA
Portal cho phép các phần mềm chia sẻ cùng 1 cơ sở dữ liệu, tạo nên tính thống nhất,
toàn vẹn cho hệ thống ứng dụng quản lý, vận hành
Hiện tại phần mềm TIA Portal có nhiều phiên bản như TIA Portal V14,TIA Portal V15, TIA Portal V16 và mới nhất là TIA Portal V17 Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người dùng sẽ lựa chọn cài đặt TIA portal phiên bản tương ứng
TIA Portal tạo môi trường dễ dàng để lập trình thực hiện các thao tác:
1 Thiết kế giao diện kéo nhã thông tin dễ dàng, với ngôn ngữ hỗ trợ đa dạng
2 Quản lý phân quyền User, Code, Project tổng quát
3 Thực hiện go online và Diagnostic cho tất cả các thiết bị trong project để xác định bệnh, lỗi hệ thống
4 Tích hợp mô phỏng hệ thống
5 Dễ dàng thiết lập cấu hình và liên kết giữa các thiết bị Siemens
Hiện tại phần mềm TIA Portal có nhiều phiên bản như TIA Portal V14,TIA Portal V15, TIA Portal V16 và mới nhất là TIA Portal V17 Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người dùng sẽ lựa chọn cài đặt TIA portal phiên bản tương ứng
Ưu điểm
1 Tích hợp tất cả các phần mềm trong 1 nền tảng, chia sẻ cơ sở dữ liệu chung dễ dàng quản lý, thống nhất cấu hình Giải pháp vận hành thiết bị nhanh chóng, hiệu quả, tìm kiếm khắc phục sự cố trong thời gian ngắn
2 Tất cả các yếu tố: bộ lập trình PLC, màn hình HMI được lập trình và cấu hình trên TIA Portal, cho phép các chuyên viên tiết kiệm thời gian thao tác, thiết lập truyền thông giữa các thiết bị Chỉ với 1 biến số của bộ lập trình PLC được thả vào màn hình HMI, kết nối được thiết lập mà không cần bất ký thao tác lập trình nào
Trang 21Hạn chế
Do tích hợp nhiều phần mềm, cơ sở dữ liệu hệ thống lớn nên dung lượng bộ nhớ khổng
lồ Yêu cầu kỹ thuật cao của người lập trình, quản lý, tốn nhiều thời gian để làm quen