1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

[ VẬT LÝ- VŨ NGỌC ANH ] TOP 5 ĐỀ KIỂM TRA TOÀN DIỆN CHƯƠNG 1 - CHƯƠNG TRÌNH SGK MỚI 12

20 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TOP 5 ĐỀ KIỂM TRA TOÀN DIỆN CHƯƠNG 1 - CHƯƠNG TRÌNH SGK MỚI 12
Tác giả Vũ Ngọc Anh
Chuyên ngành Vật Lý
Thể loại Đề thi
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Tài liệu vật lý Vũ Ngọc Anh khóa IMOE 2025- top 5 đề kiểm tra toàn diện chương 1 chương trình 12 mới

Trang 1

Đề số 1

ĐỀ THI KHẢO SÁT TOÀN DIỆN CHƯƠNG 1 THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC

Môn thi thành phần: VẬT LÍ 12

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên thí sinh: .

PHẦN 1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: [VNA]Theo mô hình động học phân tử thì các chất

A.được cấu tạo từ các hạt riêng biệt vô cùng nhỏ bé là nguyên tử, phân tử

B.liền một khối

C.không được cấu tạo từ các hạt riêng biệt

D.liền một khối không được cấu tạo từ các hạt riêng biệt

Câu 2: [VNA] Phát biểu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?

A.Lực tương tác phân tử đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau

B.Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử

C.Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử

D.Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử

Câu 3: [VNA]Những đặc điểm nào sau đây là của chất rắn?

A.Có khối lượng, hình dạng xác định, không có thể tích xác định

B.Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định

C.Có khối lượng, hình dạng, thể tích xác định

D.Có khối lượng và thể tích xác định, hình dạng không xác định

Câu 4: [VNA]Sự nóng chảy là sự chuyển từ

A. thể rắn sang thể lỏng B. thể rắn sang thể khí

C. thể lỏng sang thể rắn D.thể lỏng sang thể khí

Câu 5: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự nóng chảy?

A.Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của một chất

B.Mỗi chất khác nhau thường có nhiệt độ nóng chảy khác nhau

C.Nhiệt độ mà tại đó chất rắn bắt đầu nóng chảy được gọi là nhiệt độ nóng chảy

D.Trong suốt quá trình nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy luôn luôn thay đổi

Câu 6: [VNA]Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng B. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng

C. Khối lượng riêng của chất lỏng D.Khối lượng của chất lỏng

Câu 7: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?

A.Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng

B.Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ Sự ngưng tụ luôn xảy

ra kèm theo sự bay hơi

C.Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng

D.Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì

Câu 8: [VNA]Người ta truyền cho một lượng khí trong xilanh nhiệt lượng100 J Khí nở ra thực hiện công60 J đẩy pittông dịch chuyển Độ biến thiên nội năng của khí là

Trang 2

Câu 9: [VNA]Một vận động viên nhảy cầu có khối lượng60 kgbắt đầu nhảy từ cầu nhảy Tính từ

vị trí cao nhất, người này dịch chuyển được5 mxuống dưới thì dừng lại trong bể bơi Tính độ biến thiên nội năng của vận động viên này Bỏ qua tất cả các quá trình truyền nhiệt Lấyg = 10 m/s2

Câu 10: [VNA]Thang nhiệt độ Celsius có nhiệt độ âm là nhiệt độ

A. thấp hơn0◦C B. cao hơn0◦C C. từ35◦Cđến42◦C D.từ0◦Cđến100◦C

Câu 11: [VNA]Giả sử có một thang nhiệt độ kí hiệu là Z Ở điều kiện tiêu chuẩn, nhiệt độ sôi của nước theo thang này là60Z, nhiệt độ đóng băng của nước là−15Z Nhiệt độ của vật theo thang Fahrenheit là bao nhiêu nếu thangZlà−96Z?

A. −62, 4◦F B. 162, 4◦F C. −162, 4◦F D.62, 4◦F

Câu 12: [VNA]Một người lắc một bình cà phê nóng bịt kín trong vài phút Nhiệt độ của cà phê trong bình sẽ thay đổi như thế nào?

A. Giảm mạnh B. Giảm nhẹ C. Không thay đổi D.Tăng nhẹ

Câu 13: [VNA]Thả đồng xu bằng kim loại có nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng vào một cốc nước nóng thì

A. nội năng của đồng xu tăng B. nội năng của đồng xu giảm

C. nhiệt độ của đồng xu không thay đổi D.nhiệt độ của đồng xu giảm

Câu 14: [VNA]Cho nhiệt dung riêng của nước xấp xỉ là4, 18.103J/kg.K.Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi1 kgnước ở20◦Clà

A. 8.104J B. 105J C. 33, 44.104J D.32.103J

Câu 15: [VNA]Người ta cọ xát hai vật với nhau, nhiệt dung của hai vật bằng nhau và bằng

800 J/K Sau 1 phút người ta thấy nhiệt độ của mỗi vật tăng thêm30 K Công suất trung bình của việc cọ xát bằng

Câu 16: [VNA] Khi vật rắn tinh thể đang nóng chảy thì đại lượng nào của vật không thay

đổi?

A. Thể tích của vật B. Nội năng của vật

C. Nhiệt độ của vật D.Hình dạng của vật

Câu 17: [VNA]Một viên đạn làm bằng chì nặng3 gở nhiệt độ30◦Cđược bắn ra với tốc độ240 m/s đến một phiến băng rất lớn ở0◦Ctạo ra một vết lõm Biết nhiệt dung riêng của chì là 128 J/kg.K

và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá3, 33.105J/kg Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường Khối lượng băng bị tan là

A. 0, 294 g B. 0, 255 g C. 0, 356 g D.0, 157 g

Câu 18: [VNA]Sau khi đun nóng nước đến100◦C, tiếp tục đun thêm thì 0,70 kg nước đã chuyển thành hơi Cho nhiệt hoá hơi riêng của nước làL = 2,3.106 J/kg Nhiệt lượng đã cung cấp để làm 0,70 kg nước ở100◦Choá hơi hết là

A. 1, 6.103J B. 1, 6.104 J C. 1, 6.105J D.1, 6.106J

PHẦN 2 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: [VNA]Theo mô hình động học phân tử thì

a) giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách Đ S b) lực tương tác giữa các phân tử của vật ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các

phân tử của vật ở thể lỏng, thể khí Đ S c) các nguyên tử, phân tử chất rắn dao động xung quanh các vị trí cân bằng

Trang 3

Câu 2: [VNA]Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng

a) không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng Đ S b) càng lớn nếu nhiệt độ chất lỏng càng cao Đ S c) càng lớn nếu diện tích bề mặt chất lỏng càng lớn Đ S d) phụ thuộc vào áp suất của khí (hay hơi) trên bề mặt chất lỏng Đ S

Câu 3: [VNA]Đun sôi nước vừa đến 100◦C ở áp suất tiêu chuẩn trong một ấm nhôm có khối lượng300 gchứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ25◦C Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt

làc1= 880 J/kg.K, c 2 = 4200 J/kg.K, khối lượng riêng của nước làρ = 1000 kg/m3

a) Khối lượng của nước trong ấm là 0,5 kg Đ S b) Nhiệt lượng cung cấp cho riêng ấm nhôm lên đến100◦Clà 6600 J Đ S c) Nhiệt lượng cung cấp cho riêng phần nước trong ấm lên đến100◦Clà 157,5 kJ Đ S d) Nhiệt lượng cung cấp để đun sôi ấm nước là 177,3 kJ Đ S

Câu 4: [VNA]Một học sinh làm thí nghiệm như sau Cho 1 kgnước ở 10◦Crồi đặt lên bếp điện

để đun đến khi nước sôi ở100 ◦ C Theo dõi thời gian đun học sinh đó ghi chép được các số liệu sau đây:

Í Để đun nước từ10◦Cđến100◦Ccần 18 phút

Í Kể từ lúc nước sôi thì sau 22 phút thì lượng nước còn lại trong ấm là0, 8 kg

Biết nhiệt dung riêng của nước là4180 J/kg K và công suất của bếp điện là không đổi trong quá trình đun, bỏ qua nhiệt dung của ấm và mất mát nhiệt ra môi trường

a) Nhiệt lượng cần để làm1 kgnước trong thí nghiệm trên sôi là376200 J Đ S b) Nhiệt lượng cần để làm bay hơi1 kgnước ở100◦Clà2299000 J Đ S c) Sau khi đun 62 phút kể từ lúc đun lượng nước còn lại trong ấm là0, 6 kg Đ S d) Để đun cạn hoàn toàn nước trong ấm cần tổng thời gian đun là 110 phút Đ S

PHẦN 3 CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN

Câu 1: [VNA]Một lượng khí nhận nhiệt lượng 450 kJ do được đun nóng, đồng thời nhận công

50 kJdo bị nén Độ tăng nội năng của lượng khí bằng bao nhiêu kJ?

Câu 2: [VNA]

Một vật khối lượng 1 kg trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh

xuống chân một mặt phẳng dài21 m, nghiêng 30◦ so với mặt

phẳng ngang Tốc độ của vật ở chân mặt phẳng nghiêng là

4, 1 m/s Lấy g = 9,8 m/s2 Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với mặt

phẳng nghiêng Độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình

chuyển động trên bằng bao nhiêu J? (Kết quả làm tròn đến 3

chữ số có nghĩa)

30◦ 21

m

v = 4,1 m/s

v0= 0 m/s

Câu 3: [VNA]Thế giới từng ghi nhận sự thay đổi nhiệt độ rất lớn diễn ra ở Spearfish, South Dakota vào ngày 22/01/1943 Lúc7h30sáng, nhiệt độ ngoài trời là−20◦C Hai phút sau, nhiệt độ ngoài trời tăng lên đến7, 2◦C Xác định tốc độ tăng nhiệt độ trung bình trong 2 phút đó theo đơn

vị Kelvin/giây (Kết quả làm tròn đến 2 chữ số có nghĩa)

Trang 4

Câu 4: [VNA]

Chiều dài của phần thủy ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 0◦Cvà 22 cm ở

100◦C Chiều dài của phần thủy ngân sẽ là bao nhiêu cm nếu nhiệt độ là

40 ◦ C?

Câu 5: [VNA]Người ta cọ xát hai vật bằng đồng và bằng nhôm cùng khối lượng 300 g với nhau, nhiệt dung riêng của đồng và nhôm trương ứng bằng 380 J/kg.K và 880 J/kg.K Sau 3 phút người

ta thấy nhiệt độ hai vật tăng lên 15 K Công suất trung bình của việc cọ xát bằng bao nhiêu W?

Câu 6: [VNA]Một xe máy chạy với vận tốc không đổi trên suốt đoạn đường với lực phát động cơ

làF = 500N Hiệu suất của động cơ xe làH = 30% Biết rằng năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là 46.106 J/kg Lượng nhiên liệu cần thiết cho quãng đường dài10 kmlà bao nhiêu g? (Kết quả làm tròn đến 3 chữ số có nghĩa)

Trang 5

Đề số 2

ĐỀ THI KHẢO SÁT TOÀN DIỆN CHƯƠNG 1 THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC

Môn thi thành phần: VẬT LÍ 12

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên thí sinh: .

PHẦN 1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: [VNA]Chất rắn vô định hình là chất rắn

A. có cấu trúc tinh thể B. không có cấu trúc tinh thể

C. có cấu trúc mạng lập phương D.có cấu trúc mạng lục giác

Câu 2: [VNA] Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của các phân tử khí?

A.Có vận tốc trung bình phụ thuộc vào nhiệt độ

B.Gây áp suất lên thành bình

C.Chuyển động xung quanh vị trí cân bằng

D.Chuyển động nhiệt hỗn loạn

Câu 3: [VNA]Các chất có thể tồn tại ở những thể cơ bản nào?

C. Thể khí D.Thể rắn, thể lỏng, thể khí

Câu 4: [VNA]Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.Chất rắn vô định hình là các chất có cấu trúc tinh thể

B.Chất rắn vô định hình là các chất rắn có dạng hình học xác định

C.Khi bị nung nóng, chất rắn vô định hình sẽ chuyển sang thể khí

D.Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định

Câu 5: [VNA]Sự bay hơi

A. xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng B. chỉ xảy ra ở trong lòng chất lỏng

C. xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ D.chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng

Câu 6: [VNA] Phát biểu nào sau đây là sai?

A.Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất khí phía trên bề mặt chất lỏng

B.Áp suất khí càng cao thì nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao

C.Áp suất khí càng nhỏ thì nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao

D.Ở một áp suất nhất định, mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không đổi

Câu 7: [VNA]Nội năng của một vật là

A.tổng động năng và thế năng của các vật

B.tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

C.tổng nhiệt năng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công

D.nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt

Câu 8: [VNA]Người ta thực hiện công 40 J lên khối khí trong xi lanh làm cho nội năng khối khí tăng thêm 20 J thì khối khí

A. tỏa nhiệt 20 J B. nhận nhiệt 20 J C. tỏa nhiệt 40 J D.nhận nhiệt 40 J

Câu 9: [VNA] Chọn phát biểu sai.

A.Trong quá trình thực hiện công có sự chuyển hóa từ một dạng năng lượng khác sang nội năng

B.Quá trình truyền nhiệt là quá trình làm thay đổi nội năng không có sự thực hiện công

C.Quá trình truyền nhiệt chỉ có sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác

D.Trong quá trình thực hiện công chỉ có sự chuyển hóa từ động năng sang nội năng

Trang 6

Câu 10: [VNA]Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì

A. rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn100◦C B. rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn100◦C

C. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn100◦C D.rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn0◦C

Câu 11: [VNA]Nhiệt độ trung bình của nước ở thang nhiệt độ Celsius là 27 ◦ C Nhiệt độ này trong thang nhiệt độ Kelvin là

Câu 12: [VNA]Công thức tính nhiệt lượng cần để thay đổi nhiệt độ của vật là

A. Q = m∆t B. Q = mc∆t C. Q = c∆t D.Q = mc

Câu 13: [VNA] Thiết bị nào sau đây không được sử dụng để đo nhiệt dung riêng của nước?

A. Nhiệt lượng kế B. Nhiệt kế C. Cân điện tử D.Biến trở

Câu 14: [VNA]Người ta bỏ100 gnước đá ở0◦Cvào300 gnước có nhiệt độ 30◦C Cho biết nhiệt nóng chảy của nước đáλ = 3,4.105 J/kgvà nhiệt dung riêng của nước làc = 4200 J/kg.K Lượng nước

đá còn lại chưa tan hết là

Câu 15: [VNA]Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng 5 kg nước từ 25 ◦ C đến 80 ◦ C Biết nhiệt dung riêng của nước là4180 J/kg.K

A. 552, 5 kJ B. 1149, 5.103J C. 1672 kJ D.3, 3.106J

Câu 16: [VNA]Trong thí nghiệm đo nhiệt hoá hơi riêng của nước, nhiệt hoá hơi riêng của nước

được xác định bằng công thức:L =P.τ

∆m Giá trị∆mlà khối lượng

A. nước ban đầu trong ấm đun B. nước trong ấm đun tại thời điểmτ

C. nước bị bay hơi sau thời gianτ D.nước và ấm đun

Câu 17: [VNA]Xác định nhiệt lượng cần cung cấp để nung nóng chảy hoàn toàn 1 tấn đồng từ

25◦C Biết nhiệt dung riêng và nhiệt nóng chảy riêng của đồng lần lượt làcCu= 380 J/kg.K; λCu = 180.103J/kg; nhiệt độ nóng chảy của đồng là1084◦C

A. 582, 42.106 J B. 582, 42.105J C. 582, 42.104J D.582, 42.103 J

Câu 18: [VNA]Bạn Tuấn đun một ấm nước đầy có dung tích 1,8 lít bằng bếp ga Do sơ suất nên bạn quên không tắt bếp khi nước sôi Tính nhiệt lượng cần thiết để làm hoá hơi hoàn toàn nước trong ấm kể từ lúc nước sôi Khối lượng riêng của nước là1000 kg/m3Biết nhiệt hoá hơi riêng của nước là2, 3.106J/kg

A. 3450 kJ B. 4140 kJ C. 4041 kJ D.3540 kJ

PHẦN 2 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI

Câu 1: [VNA]Xét cấu trúc của chất lỏng thì

a) khoảng cách trung bình giữa các phân tử trong chất lỏng lớn hơn khoảng cách

trung bình giữa các phân tử trong chất rắn và nhỏ hơn khoảng cách trung bình

b) các phân tử chất lỏng dao động xung quanh vị trí cân bằng cố định Đ S c) chất lỏng có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định mà hình dạng

của nó phụ thuộc vào hình dạng của phần bình chứa nó Đ S d) lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các

Trang 7

Câu 2: [VNA]

Khi kéo đi kéo lại sợi dây cuốn quanh một ống nhôm đựng nước nút kín,

người ta thấy nước trong ống nóng lên rồi sôi, hơi nước đẩy nút bật ra

cùng với một lớp hơi nước trắng do các hạt nước rất nhỏ tạo thành

a) Có sự chuyển hóa từ cơ năng sang nhiệt năng khi kéo đi kéo lại sợi dây Đ S b) Có sự truyền nhiệt năng từ ống nhôm vào nước làm nước nóng lên Đ S c) Có sự chuyển hóa từ nội năng sang cơ năng nên hơi nước làm nút bật ra Đ S d) Có sự truyền nhiệt năng từ hơi nước ra môi trường bên ngoài và làm hơi nước

lạnh đi ngưng tụ thành hạt nước nhỏ Đ S

Câu 3: [VNA]Một cái cốc nhôm có khối lượng100 gchứa500 gnước ở nhiệt độ80◦Cđang ở trạng thái cân bằng nhiệt Biết cốc và nước được làm mát để nhiệt độ giảm xuống15◦Cmỗi phút Nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là 4200 J/kg.K và 880 J/kg.K

a) Nhiệt lượng của nước tỏa ra trong mỗi phút là 136500 J Đ S b) Nhiệt lượng cốc tỏa ra trong mỗi giây là 22 J Đ S c) Tốc độ tỏa ra nhiệt lượng của cốc và nước là 547 J/s Đ S d) Nhiệt lượng tỏa ra trong 3 phút là 1641 J Đ S

Câu 4: [VNA]Một khối băng có khối lượngm = 800 gở−10◦C Biết nhiệt dung riêng của nước đá

làcđ= 2090 J/kg.K; nhiệt dung riêng của nước làcH2O= 4190 J/kg.Kvà nhiệt nóng chảy riêng của nướcλ = 3,33.105 J/kg

a) Để nóng chảy hoàn toàn, khối băng cần nhận được một năng lượng xấp xỉ16720 J Đ S b) Khi ở0◦C, nếu truyền một nhiệt lượng 3352 J thì khối băng tan hoàn toàn

c) Khi băng bắt đầu nóng chảy, nếu nhận được nhiệt lượng83, 25 kJthì khối

d) Cần một năng lượng366, 92 kJtruyền cho khối băng để nó chuyển hoàn toàn sang

PHẦN 3 CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN

Câu 1: [VNA]Người ta thực hiện công 400 J để nén khí trong một xi-lanh Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 140 J Độ biến thiên nội năng của khí là bao nhiêu J?

Câu 2: [VNA]Một khối khí được đặt trong một xilanh nằm ngang, được đậy kín bằng một pit-tông Người ta cung cấp cho khối khí một nhiệt lượng5 J Lúc này khối khí nở ra và đẩy pit-tông dịch chuyển (coi là chuyển động đều) một đoạn10 cm Biết rằng lực ma sát giữa pit-tông và xilanh

có độ lớnFms= 10 N Tính độ biến thiên nội năng của khối khí theo đơn vị J

Câu 3: [VNA]30◦Cứng với bao nhiêu◦ F?

Câu 4: [VNA]Tính nhiệt lượng cần cung cấp (theo đơn vị kJ) để đun 2 lít nước từ nhiệt độ25◦C lên100◦C, biết khối lượng riêng của nước là1000 kg/m3và nhiệt dung riêng của nước là4180 J/kg.K

Trang 8

Câu 5: [VNA]Một bình đun nước nóng bằng điện có công suất 9, 0 kW Nước ở 15◦Cđược làm nóng khi đi qua buồng đốt của bình Nước chảy qua buồng đốt với lưu lượng 0, 59 kg/s Nhiệt độ của nước khi đi vào buồng đốt là15◦C Cho nhiệt dung riêng của nước là4180 J/kg.K Nhiệt độ của nước khi ra khỏi buồng đốt bằng bao nhiêu độC? (Kết quả làm tròn đến 2 chữ số có nghĩa)

Câu 6: [VNA]Một người cọ xát một miếng sắt dẹt có khối lượng150 gtrên một tấm đá mài Sau một khoảng thời gian, miếng sắt nóng thêm12◦C Giả sử rằng40%công đó được dùng để làm nóng miếng sắt Biết nhiệt dung riêng của sắt là 460 J/kg.K Công mà người này đã thực hiện là bao nhiêu Jun?

Trang 9

Đề số 3

ĐỀ THI KHẢO SÁT TOÀN DIỆN CHƯƠNG 1 THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC

Môn thi thành phần: VẬT LÍ 12

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

Họ và tên thí sinh: .

PHẦN 1 CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: [VNA] Phát biểu nào sau đây nói về chuyển động của phân tử là không đúng?

A.Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra

B.Các phân tử chuyển động không ngừng

C.Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao

D.Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng về mọi hướng

Câu 2: [VNA]Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử

A.có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút

B.có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút

C.chỉ có lực đẩy

D.chỉ có lực hút

Câu 3: [VNA]Vị trí của các nguyên tử, phân tử trong chất rắn có đặc điểm nào sau đây?

A.Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí cân bằng xác định và chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí này

B.Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí xác định và không dao động

C.Các nguyên tử, phân tử không có vị trí cân bằng cố định mà luôn thay đổi

D.Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí cố định, sau một thời gian nào đó, chúng lại chuyển sang một vị trí cố định khác

Câu 4: [VNA]Sự bay hơi là sự chuyển từ

A. thể rắn sang thể hơi B. thể lỏng sang thể hơi

C. thể khí sang thể lỏng D.thể lỏng sang thể rắn

Câu 5: [VNA]Ở áp suất tiêu chuẩn, chất rắn kết tinh nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy là

0◦C

A. Thiếc B. Nước đá C. Chì D.Nhôm

Câu 6: [VNA]

Đồ thị hình bên biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của

một lượng nước đun sôi đến khi chuyển thể hoàn

toàn thành hơi Phát biểu nào sau đây đúng?

A.Trong 4 phút đầu tiên nước sôi và tăng nhiệt

độ đến100◦C

B.Nước bắt đầu hoá hơi từ phút thứ 14 đến phút

thứ 16

C.Nước bắt đầu sôi từ phút thứ 4

D.Trong 14 phút đầu tiên, nhiệt độ của nước tăng

Thời gian (phút)

Nhiệt độ (◦C)

20

100 120

2 4 14 16 A

B

C D

Câu 7: [VNA]Ở những ngày rất lạnh, nhiều khu vực ở nước ta như Sapa, Mẫu Sơn nước có thể

bị đóng băng Hiện tượng này thể hiện sự chuyển thể nào của chất?

A. Sự nóng chảy B. Sự đông đặc C. Sự hóa hơi D.Sự ngưng tụ

Trang 10

Câu 8: [VNA]Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xi-lanh Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng40 J

Câu 9: [VNA]Người ta cung cấp nhiệt lượng 25 J cho một lượng khí trong xi-lanh đặt nằm ngang Lượng khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động thẳng đều trong xi-lanh được10 cm Bỏ qua áp suất không khí bên ngoài xi lanh Tính độ biến thiên nội năng của lượng khí biết lực ma sát giữa pit-tông và xi-lanh có độ lớn20 N

A. 20 J B. 27 J C. 23 J D.25 J

Câu 10: [VNA]Cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius là?

A.Lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng(10◦C)và nhiệt độ sôi của nước(100◦C)làm chuẩn

B.Lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng(100◦C)và nhiệt độ sôi của nước(0◦C)làm chuẩn

C.Lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng(0◦C)và nhiệt độ sôi của nước(100◦C)làm chuẩn

D.Lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng(100◦C)và nhiệt độ sôi của nước(10◦C)làm chuẩn

Câu 11: [VNA]Sắp xếp đúng thứ tự các bước đo nhiệt độ bằng nhiệt kế điện tử

(1) Tắt nút khởi động

(2) Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế

(3) Bấm nút khởi động

(4) Chờ khi có tín hiệu bíp, rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ

(5) Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi

A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (2), (3), (5), (4), (1) C. (2), (1), (3), (4), (5) D.(1), (2), (5),(4), (3)

Câu 12: [VNA] Phát biểu nào sau đây là sai? Nhiệt dung riêng của một chất

A.cho biết nhiệt lượng cần truyền để1 kgchất đó tăng thêm1◦C

B.phụ thuộc vào khối lượng riêng của chất đó

C.phụ thuộc vào bản chất của chất đó

D.có đơn vị là J/kg.K

Câu 13: [VNA]Nhiệt dung riêng của đồng là380 J/kg.K, điều này cho biết

A.nhiệt lượng cần thiết để làm cho1 gđồng nóng lên thêm1◦Clà380 J

B.nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 khối đồng nóng lên thêm1◦Clà380 J

C.nhiệt lượng cần thiết để làm cho1 kgđồng nóng lên thêm1◦Clà380 J

D.nhiệt lượng cần thiết để làm cho1 kgđồng nóng lên là380 J

Câu 14: [VNA]Tính nhiệt lượng cần thiết để tăng nhiệt độ của một miếng nhôm có khối lượng

810 gtừ20◦Cđến75◦C Biết nhiệt dung riêng của nhôm là880 J/kg.K

A. 39804 J B. 39204 J C. 36204 J D.38704 J

Câu 15: [VNA]Trong một thí nghiệm, người ta thả rơi tự do một mảnh thép từ độ cao500 m, khi tới mặt đất nó có tốc độ50 m/s Cho biết nhiệt dung riêng của thépc = 460 J/kg.Kvà lấyg = 10 m/s2 Mảnh thép đã nóng thêm bao nhiêu độ ngay trước khi chạm đất, nếu cho rằng toàn bộ công cản của không khí chỉ dùng để làm nóng mảnh thép?

Câu 16: [VNA]Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng?

A.Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy 1 kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy

B.Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/kg)

C.Các chất khác nhau thì nhiệt nóng chảy riêng của chúng khác nhau

D.Cả A, B, C đều đúng

Ngày đăng: 17/08/2024, 18:45

w