ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------ BÙI VĂN TƯỞNG KIỂM KÊ KHÍ THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI GIA SÚC CỦA CÁC TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA Ngành
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
- -
BÙI VĂN TƯỞNG
KIỂM KÊ KHÍ THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI GIA SÚC CỦA CÁC TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
- -
BÙI VĂN TƯỞNG
KIỂM KÊ KHÍ THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI GIA SÚC CỦA CÁC TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 8.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Hải
Thái Nguyên, 2023
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng bài luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự trợ giúp từ các thầy cô giảng viên, đồng nghiệp và các đơn vị cho việc hoàn tất công trình nghiên cứu khoa học đã được cám ơn, tất cả các thông tin trích dẫn trong bài luận văn này đều đã được dẫn nguồn một cách minh bạch
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Bùi Văn Tưởng
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp tôi hoàn thành luận văn này
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS Nguyễn Thanh Hải, người đã dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo, Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, Trung tâm Quan trắc
và Bảo vệ môi trường Thanh Hóa, Công ty cổ phần đầu tư KGZ, Đoàn Mỏ - Đại chất Thanh Hóa, phòng Tài nguyên môi trường huyện Thọ Xuân đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn cha mẹ, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã đồng hành, ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ về mọi mặt mọi mặt, động viên khích
lệ tôi hoàn thành luận văn./
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023
Tác giả
Bùi Văn Tưởng
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Ý nghĩa của đề tài 2
3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2 Cơ sở pháp lý 5
1.3 Cơ sở thực tiễn thực hiện đề tài 6
1.3.2 Tổng quan về phát thải khí nhà kính trong hoạt động chăn nuôi 10
1.3.3 Tổng quan về phương pháp kiểm kê khí thải 13
1.3.4 Tổng quan tính toán phát thải khí từ hoạt động chăn nuôi 18
1.3.5 Tổng quan về phương pháp kiểm kê khí thải ở Việt Nam 20
1.4 Tình hình chăn nuôi gia súc và hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và huyện Thọ Xuân 22
1.4.1 Tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 22
1.4.2 Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện Thọ Xuân 25
CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 28
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 28
Trang 6iv
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
2.3 Nội dung nghiên cứu 28
2.4 Phương pháp nghiên cứu 28
2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 28
2.4.2 Phương pháp kiểm kê khí thải 32
2.4.3 Phương pháp so sánh 36
2.4.4 Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu 37
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 38 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 38
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 34
3.2 Kiểm kê các khí thải CH4 và N2O từ hoạt động chăn nuôi gia súc của các trang trại trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 40
3.2.1 Tình hình chăn nuôi gia súc và thực trạng quản lý chất thải chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Thọ Xuân 40
3.2.2 Lượng phát thải khí CH4 từ hoạt động chăn nuôi gia súc tại các trang trại trên địa bàn huyện Thọ Xuân 43
3.2.3 Lượng phát thải khí N2O từ hoạt động chăn nuôi gia súc tại các trang trại trên địa bàn huyện Thọ Xuân 45
3.2.4 Dự báo lượng phát thải khí CH4 và N2O từ các trang trại chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Thọ Xuân đến năm 2025 47
3.3 Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu các khí thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc góp phần bảo vệ môi trường 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
1 Kết luận 53
2 Kiến nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 1 57
Trang 7v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Mỗi xã một sản phẩm) PCTT Phòng chống thiên tai
Trang 8vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân tích nguồn phát thải/hấp thụ KNK chính trong các lĩnh vực 20
Bảng 1.2 Phát thải khí nhà kính của Việt Nam giai đoạn 1994 - 2016 22
Bảng 1.3 Số lượng gia súc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 22
Bảng 1.4 Ước tính lượng CTR của gia súc 24
Bảng 2.1 Hệ số phát thải CH4 từ tiêu hóa thức ăn 33
Bảng 2.2 Hệ số phát thải CH4 từ hoạt động quản lý chất thải 34
Bảng 2.3: Hệ số phát thải N2O từ hoạt động quản lý chất thải 36
Bảng 3.1 Dữ liệu khí hậu của trạm Bái Thượng (Thọ Xuân) 32
Bảng 3.2 Tổng hợp các trang trại chăn nuôi gia súc 40
trên địa bàn huyện Thọ Xuân 40
Bảng 3.3 Ước tính lượng chất thải rắn từ các trang trại chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Thọ Xuân 41
Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lượng nước thải và lưu lượng nước thải của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Thọ Xuân 42
Bảng 3.5 Lượng phát thải khí CH4 từ hoạt động chăn nuôi gia súc tại các trang trại trên địa bàn huyện Thọ Xuân 43
Bảng 3.6 Lượng phát thải khí N2O từ hoạt động chăn nuôi gia súc tại các trang trại trên địa bàn huyện Thọ Xuân 46
Bảng 3.7 Cơ cấu phát triển các nhóm chăn nuôi gia súc 48
trên địa bàn huyện Thọ Xuân 48
Bảng 3.8 Dự báo khối lượng phát thải khí CH4 từ hoạt động chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Thọ Xuân đến năm 2025 48
Bảng 3.9 Dự báo khối lượng phát thải khí N2O từ hoạt động chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Thọ Xuân đến năm 2025 50
Trang 9vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Thọ Xuân 38 Hình 3.2 Cơ cấu khối lượng phát thải CH4 từ hoạt động chăn nuôi gia súc tại các trang trại trên địa bàn huyện Thọ Xuân 45 Hình 3.3 Cơ cấu khối lượng phát thải N2O từ hoạt động chăn nuôi gia súc tại các trang trại trên địa bàn huyện Thọ Xuân 47 Hình 3.4 Dự báo cơ cấu khối lượng phát thải CH4 từ hoạt động chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Thọ Xuân đến năm 2025 49 Hình 3.5 Dự báo cơ cấu khối lượng phát thải N2O từ hoạt động chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Thọ Xuân đến năm 2025 50
Trang 10ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài: “Kiểm kê khí thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc của các trang
trại trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa” được thực hiện với mục
đích:
- Xác định, kiểm kê, tính toán các nguồn phát thải khí CH4 và N2O và so sánh thải lượng phát thải của từng chất ô nhiễm trong hoạt động chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
- Đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ giảm phát thải khí và giải pháp xử lý khí trong hoạt động chăn nuôi
Phương pháp nghiên cứu của luận văn gồm:
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp;
- Phương pháp điều tra, thống kê;
- Phương pháp kiểm kê khí thải;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu ;
Chăn nuôi tại huyện Thọ Xuân tiếp tục phát triển ổn định, các trang trại, gia trại vẫn duy trì và phát triển được tổng đàn; thực hiện theo Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường thì trên địa bàn có 86,8% hộ chăn nuôi cóchuồng trại hợp vệ sinh Theo kế hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của huyện Thọ Xuân đến năm 2025 và định hướng cho đến năm 2030, việc phát triển đàn lợn sẽ được thực hiện theo mô hình trang trại và gia trại có quy mô lớn, tập trung bên ngoài khu dân cư theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp Đồng thời, việc giảm quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ cũng sẽ được tiến hành từng bước.
Trang 11x
Việc tăng cường nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao kỹ thuật xử lí chất thải chăn nuôi thích hợp với quy mô, đặc điểm của mỗi đối tượng chăn nuôi là quan trọng và cấp thiết, nhằm hạn chế tác hại do chăn nuôi đối với môi
Nghiên cứu chỉ ra được nguồn phát thải chính của các khí thải CH4 và N2O cho từng đối tượng và từng loại vật nuôi Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cần thực hiện đồng bộ 3 giải pháp sau: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về công nghệ chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh Giải pháp này giúp người chăn nuôi nâng cao nhận thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh; Xây dựng các hầm biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi Giải pháp này giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón, nhiên liệu; Kiểm soát chặt chẽ việc du nhập giống vật nuôi ngoại lai Giải pháp này giúp bảo vệ giống vật nuôi bản địa, tránh lây lan dịch bệnh
Trang 12xi
THESIS ABSTRACT
Topic: “Inventory of emissions from livestock raising activities of
farms in Tho Xuan district, Thanh Hoa province” was carried out with the purpose of:
- Identify, inventory, calculate sources of CH4 and N2O emissions and compare the emissions of each pollutant in livestock farming activities in Tho Xuan district, Thanh Hoa province
- Propose measures to minimize environmental pollution from reducing gas emissions and gas treatment solutions in livestock activities
The research methods of the thesis include:
- Investigation methods to collect documents and secondary data;
- Investigation and statistical methods
- Emission inventory method
- Comparative method
- Methods of synthesizing, analyzing and processing data
Livestocking in Tho Xuan district continues to develop stably, farms and ranches still maintain and develop total herds; Following Directive No.25/CT-TTg dated August 31, 2016 of the Prime Minister on a number of urgent tasks and solutions for environmental protection, in the area, 86.8% of livestock households have hygienic barns According to the master plan for agricultural development in Tho Xuan district to 2025 and orientation to 2030, develop pig herds in the direction of replicating the model of farms and concentrated livestock farms outside residential areas in an industrial manner, semi-industrial, gradually reducing small-scale livestock farming
Promoting research, application and transfer of livestock waste treatment technology appropriate to the scale and nature of each type of livestock farming
Trang 141
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi gia súc gia cầm ở Việt Nam nói chung, ở Thanh Hóa nói riêng đang đối mặt với nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Nguyên nhân chính của tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi là do các trang trại, hộ gia đình chỉ tập trung vào việc nâng cao năng suất và chất lượng của vật nuôi, mà bỏ qua công tác kiểm soát và quản lý chất thải
Tình trạng này đã dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng, bao gồm: Phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng: Chất thải chăn nuôi là môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, gây ra các dịch bệnh nguy hiểm cho vật nuôi và con người; Ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi: Ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân: Chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân
Các biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi bao gồm: Tăng cường kiểm soát và quản lý chất thải chăn nuôi: Xây dựng
hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi tập trung, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải tiên tiến; Thay đổi phương thức chăn nuôi: Áp dụng các phương thức chăn nuôi tiên tiến, giảm thiểu lượng chất thải phát sinh…
Giảm nhẹ khí nhà kính theo định hướng nhằm giảm phát thải khí Metal, góp phần giảm khí nhà kính đến năm 2030 đạt tối thiểu 129,8 triệu tấn (Nghị định 06/2022/NĐ-CP về Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozon) so với hiện tại nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp xanh theo hướng an toàn, ít phát thải, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần giảm nghèo và ứng phó có hiệu quả với BĐKH, nhằm đem
Trang 15tài: “Kiểm kê khí thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc của các trang trại trên
địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa” để thực hiện luận văn thạc sĩ, với
mục đích thống kê, tính toán lượng phát thải khí thải và đánh giá các vấn đề tồn tại nhằm đề xuất các biện pháp, giảm phát thải khí, hướng tới nền nông nghiệp cacbon thấp, thân thiện với môi trường
2 Mục tiêu của đề tài
- Kiểm kê được các khí thải CH4 và N2O từ hoạt động chăn nuôi gia súc của các trang trại trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
- Đề xuất được một số biện pháp giảm thiểu các khí thải từ hoạt động chăn nuôi góp phần bảo vệ môi trường
3 Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ công tác sau này
- Các kiến thức đã học được vận dụng và phát huy vào việc học tập và nghiên cứu
- Đóng góp cho việc xác định lượng khí thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi, thống qua việc cung cấp số liệu liên quan
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được nguồn phát thải, lượng phát thải các khí thải (CH4, N2O) từ hoạt động chăn nuôi gia súc của các trang trại trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Trang 174
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
- Môi trường: Theo khoản 1 Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường 2020
“Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống, kinh
tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”
- Ô nhiễm môi trường: Theo khoản 12 Điều 3 của Luật Bảo vệ môi
trường 2020 “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến đến con người, sinh vật và tự nhiên”
- Khí thải chăn nuôi: loại khí hình thành từ quá trình hô hấp của vật nuôi
và thải ra các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, các vi sinh vật có thể gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái như: E.coli, Salmonella, Streptococcus fecalis, Enterobacteriae…
- Khí nhà kính: Theo khoản 29 Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường 2020
“Khí nhà kính là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.”
Ngoài ra khí nhà kính còn được định nghĩa là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4,
N2O, O3, các khí CFC
+ CH4 sinh ra từ quá trình quá trình lên men hay còn gọi là quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí (chất thải hữu cơ, trong bùn/đất); + N2O chủ yếu sinh ra từ các nguồn: Từ quá trình nitrat và khử nitrat trong nông nghiệp; Từ quá trình đốt năng lượng hóa thạch; Ngành sản xuất axit nitric;
Trang 185
- Kiểm kê khí thải: là một bản báo cáo về lượng các khí thải phát thải ra
hoặc hấp thụ từ bầu khí quyển
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Theo khoản 10 Điều 3 của Luật Bảo
vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”
- Tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 11 Điều 3 của Luật Bảo vệ môi
trường 2020 số 72/2020/QH14: “Tiêu chuẩn môi trường là quy định tự nguyện
áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”
1.2 Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020
- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
- Nghị định 14/2021/NĐ-CP ngày 01/03/2021 của Chính phủ về quy định
xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi;
- Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn
Trang 196
- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi và hoạt động chăn nuôi;
- Thông tư 02/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
1.3 Cơ sở thực tiễn thực hiện đề tài
1.3.1 Tình hình hoạt động kiểm kê khí thải trong và ngoài nước
1.3.1.1 tình hình hoạt động kiểm kể tại nước ngoài
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC)
Phương pháp kiểm kê
Phiên bản hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính quốc gia mới nhất được IPCC phát hành vào năm 2006 Đây là tài liệu hướng dẫn được nhiều khu vực, quốc
Trang 20cụ thể như sau:
Quyển 1: Hướng dẫn và báo cáo chung
Quyển 2: Năng lượng
Quyển 3: Quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm
Quyển 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất
AD: Dữ liệu hoạt động 9
EF: Hệ số phát thải Theo hướng dẫn của IPCC, có 3 cách tiếp cận để tính
hệ số phát thải, tuỳ từng mức độ sẵn có của số liệu đầu vào mà lựa chọn bậc tiếp cận (các tier) khác nhau, gồm:
- Cấp 1 (Tier 1): Đây là phương pháp cơ bản và đơn giản nhất, sử dụng
hệ số phát thải mặc định của IPCC;
- Cấp 2 (Tier 2): sử dụng hệ số hệ số phát thải của vùng, quốc gia;
- Cấp 3 (Tier 3): đây là phương pháp có độ chính xác cao nhất, sử dụng hệ
số phát thải được xây dựng riêng cho vùng được kiểm kê phát thải khí nhà kính
Các báo cáo đánh giá về biến đổi khí hậu toàn cầu của IPCC đã thực hiện bao gồm: báo cáo đánh giá đầu tiên vào năm 1990, báo cáo đánh giá lần thứ 2 vào năm 1995, báo cáo đánh giá lần thứ 3 vào năm 2001, báo cáo đánh giá lần
Trang 21về giảm thiểu biến đổi khí hậu đang được ban hành Hàm lượng CO2, CH4 và N2O trong khí quyển do hoạt động củ
Hoa Kỳ
Phương pháp kiểm kê
Các ước tính sử dụng phương pháp được quốc tế chấp nhận và được cung cấp bởi IPCC Ngoài ra, lượng khí thải và bể chứa được tính toán trong một năm cho Hoa Kỳ được thể hiện một cách thông thường phù hợp với các hướng dẫn báo cáo UNFCCC về báo cáo kiểm kê theo thỏa thuận quốc tế này Phát thải và
bể chứa của Hoa Kỳ được trình bày trong báo cáo kiểm kê này cũng được so sánh với báo cáo phát thải và bể chứa của các nước khác Báo cáo được thực hiện theo định dạng chuẩn này và trong báo cáo có sự giải thích các phương pháp IPCC sử dụng để tính toán phát thải và bể chứa cũng như cách thức tính toán được tiến hành
Kết quả kiểm kê Tổng lượng phát thải KNK của Hoa Kỳ năm 2018 là 6.677 triệu tấn CO2 tương đương (không bao gồm lĩnh vực thay đổi mục đích sử dụng đất và lâm nghiệp) Trong đó, 74,5% Kết quả kiểm kê
Tổng lượng phát thải KNK của Hoa Kỳ năm 2018 là 6.677 triệu tấn CO2 tương đương (không bao gồm lĩnh vực thay đổi mục đích sử dụng đất và lâm nghiệp) Trong đó, 74,5%
Nhật Bản
Phương pháp kiểm kê
Phương pháp ước tính trong kiểm kê khí nhà kính của Nhật Bản phù hợp với Hướng dẫn IPCC năm 2006 cho kiểm kê khí nhà kính quốc gia (gọi tắt là
Trang 229
Hướng dẫn IPCC năm2006) được đưa ra bởi Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) Ngoài ra, các Hướng dẫn thực hành tốt dành cho sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và Lâm nghiệp (sau đây gọi tắt là GPG-LULUCF) và phương pháp thực hành tốt được đưa ra từ Nghị định thư Kyoto được áp dụng nâng cao tính minh bạch, nhất quán, so sánh, đầy đủ và chính xác của sự kiểm kê
Báo cáo kiểm kê phát thải KNK quốc gia của Nhật Bản được báo cáo theo Hướng dẫn báo cáo của UNFCCC về kiểm kê hàng năm (Quyết định 24 / CP.19 Phụ lục I, sau đây gọi là Hướng dẫn báo cáo kiểm kê của UNFCCC) do Hội nghị các Bên quyết định
Kết quả kiểm kê
Theo Báo cáo kiểm kê khí nhà kính do Bộ Môi trường của Nhật thực hiện vào tháng 04 năm 2020 lượng phát thải nhà kính của Nhật vào năm 2018 không bao gồm lĩnh vực thay đổi mục đích sử dụng đất và lâm nghiệp là 1.240 triệu tấn CO2 tương đương, tổng phát thải KNK đã bao gồm cả phát thải CO2 gián tiếp Tổng lượng phát thải KNK năm 2018 giảm 2,8% so với năm 1990 Trong đó, chủ yếu phát thải từ lĩnh vực năng lượng (không bao gồm CO2 gián tiếp) chiếm khoảng 78,5% tổng lượng phát thải, tiếp theo là quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm (không bao gồm CO2 gián tiếp) khoảng 8,1%, nông nghiệp khoảng 2,7%, chất thải khoảng 1,6% và CO2 gián tiếp khoảng 0,2% Lượng phát thải của LULUCF trong năm 2018 tương đương với 4,6% tổng lượng phát thải KNK
1.3.1.2 tình hình hoạt động kiểm kể tại trong nước
* Thành phố Hồ Chính Minh:
Phát thải KNK được tính toán bằng công thức cơ bản sau:
Phát thải = Số liệu hoạt động x Hệ số phát thải Trong đó:
- Số liệu hoạt động là số lượng các hoạt động của con người gây ra phát thải KNK như tiêu thụ xăng, tiêu thụ điện, thải bỏ chất thải, phá rừng…
Trang 23* Tỉnh Bình Dương:
Sử dụng phương pháp kiểm kê khí nhà kính theo Ủy ban liên chính phủ
về biến đổi khí hậu (IPCC) để tiến hành kiểm kê cho bốn lĩnh vực phát thải khí nhà kính chính của tỉnh
Kết quả kiểm kê Năm 2018: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương đã thực hiện công tác kiểm kê KNK trên địa bàn tỉnh Kết quả tính toán cho thấy tổng lượng phát thải KNK trên địa bàn tỉnh khoảng 9,1 triệu tấn CO2
tương đương/năm Trong đó, lĩnh vực phát thải từ công nghiệp chiếm 83% thông qua các hoạt động sử dụng nhiên liệu và phát thải từ quá trình sản xuất; lĩnh vực phát thải từ dịch vụ, giao thông chiếm 12%; phát thải từ sinh hoạt hộ gia đình thông qua các hoạt động phát thải từ sử dụng năng lượng, sử dụng sản phẩm chiếm 3% và phần còn lại được phát thải từ lĩnh vực nông nghiệp thông qua các hoạt động sử dụng nhiên liệu, đốt phụ phẩm, đất ngập nước và chăn nuôi
1.3.2 Tổng quan về phát thải khí nhà kính trong hoạt động chăn nuôi
1.3.2.1 Biến đổi khí hậu và phát thải khí nhà kính
Trang 24- Nhiệt độ Trái đất đang tăng lên;
- Mực nước biển đang dâng cao.;
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan đang xảy ra thường xuyên hơn và dữ dội hơn
Để ứng phó với BĐKH, cần có sự chung tay của toàn nhân loại Các quốc gia cần thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường
và thích ứng với BĐKH
- Theo báo cáo lần thứ 5 của Ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), BĐKH được định nghĩa như sau: “BĐKH là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và/hoặc sự biến động của các thuộc tính của nó; duy trì trong một khoảng thời gian dài, điển hình là vài thập
kỷ hoặc dài hơn”
Sốc nhiệt là một vấn đề nghiêm trọng trong chăn nuôi, đặc biệt là trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra mạnh mẽ Sốc nhiệt có thể gây ra nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi, bao gồm: Giảm khả năng sinh trưởng - sinh sản của vật nuôi: Sốc nhiệt có thể khiến vật nuôi bị suy giảm sức đề kháng, giảm khả năng
ăn uống, dẫn đến chậm lớn, giảm tỷ lệ thụ thai, sinh sản; Tăng chi phí sản xuất: Để giảm thiểu tác động của sốc nhiệt, người chăn nuôi cần đầu tư lắp đặt các trang thiết bị chuồng trại như hệ thống thông gió, làm mát, dẫn đến tăng chi phí sản xuất
1.3.2.2 Phát thải khí từ hoạt động chăn nuôi
Trang 2512
Chăn nuôi gia súc là một trong các nguồn phát thải khí nhà kính chủ yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam Theo tài liệu hướng dẫn của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, khí nhà kính từ hoạt động chăn nuôi gia súc bao gồm khí CH4 và N2O được phát thải thông qua quá trình lên men tiêu hóa thức ăn; sự phân hủy và bốc hơi của chất thải vật nuôi; quản lý chất thải (phân và nước tiểu) bao gồm quá trình thu gom, xử lý chất thải (IPCC, 2006)
+ Khí mêtan là một loại khí nhà kính gây ra hiệu ứng nhà kính, được sản sinh ra từ quá trình lên men kỵ khí trong đường ruột của gia súc Quá trình lên men kỵ khí này xảy ra khi thức ăn được tiêu hóa bởi các vi sinh vật trong đường ruột của gia súc;
+ Khí mê-tan trong ruột là sản phẩm phụ tự nhiên từ quá trình tiêu hóa thức
ăn của gia súc trong dạ cỏ hoặc ruột và được thải ra ngoài qua miệng và mũi của
bò Có tới 95% khí metan tạo ra thông qua quá trình lên men trong ruột được thải ra ngoài qua đường ợ hơi
+ Quá trình quản lý chất thải chăn nuôi heo có thể phát sinh hai loại khí nhà kính chính là khí mêtan (CH4) và khí đinitơ oxit (N2O) Khí mêtan được sinh ra
từ quá trình phân hủy kỵ khí phân heo, trong đó các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong phân mà không cần oxy Khí mêtan là một loại khí nhà kính mạnh,
có khả năng giữ nhiệt gấp 25 lần so với khí CO2 Quá trình bay hơi xảy ra khi
Trang 2613
nước thải chăn nuôi bốc hơi, còn nitơ tổn thất xảy ra khi phân heo được ủ hoặc
xử lý không đúng cách Khí đinitơ oxit là một loại khí nhà kính yếu hơn khí mêtan, nhưng nó có thời gian tồn tại lâu hơn trong khí quyển
Ngành chăn nuôi Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm qua, cả về số lượng lẫn quy mô Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch vẫn là một vấn đề đáng lo ngại, gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng Mỗi năm chăn nuôi phát thải 18,5 triệu tấn
CO2 nhưng việc xử lí chất thải chăn nuôi còn chưa hiệu quả Phát thải khí nhà kính từ hoạt động chăn nuôi có hai nguồn chính: Khí mêtan được tạo ra từ quá trình lên men kỵ khí trong dạ cỏ của động vật nhai lại Khí mêtan là một loại khí nhà kính mạnh, có khả năng giữ nhiệt gấp 25 lần so với khí CO2; Khí CH4 và
N2O được tạo ra từ quá trình phân hủy kỵ khí phân động vật Khí CH4 là một loại khí nhà kính mạnh, còn khí N2O là một loại khí nhà kính yếu hơn, nhưng có thời gian tồn tại lâu hơn trong khí quyển
Ví dụ với quy mô đàn gia súc 28 triệu con lợn, xấp xỉ 9 triệu con trâu, bò
và hơn 520 triệu con gia cầm, hiện mỗi năm ngành chăn nuôi thải ra môi trường khoảng 73 triệu tấn thải rắn; 25-30 triệu khối chất thải lỏng…
Theo nghiên cứu, các loài động vật nhai lại như trâu, bò, cừu, chiếm đến 80% tổng lượng khí thải nhà kính trong chăn nuôi (Nguồn: https://thiennhienmoitruong.vn/giam-phat-thai-khi-nha-kinh-trong-hoat-dong-chan-nuoi.html) Để giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động đến môi trường, ngành chăn nuôi cần tích cực triển khai nhiều giải pháp
1.3.3 Tổng quan về phương pháp kiểm kê khí thải
1.3.3.1 Phương pháp kiểm kê khí thải
Kiểm kê khí thải là quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin, dữ liệu
từ các nguồn phát thải khí để xác định lượng khí thải và hấp thụ khí trong một phạm vi xác định
Trang 27- Phương pháp “Bottom-up” là phương pháp tính toán tổng lượng phát thải dựa trên các thông tin đầu ra của quá trình phát thải Phương pháp này đòi hỏi nhiều nguồn lực để thu thập thông tin chi tiết từ từng cơ sở sản xuất, bao gồm thông tin về công nghệ, quy trình sản xuất, hệ thống xử lý khí thải,… Do đó, phương pháp này tốn kém, khó khăn và phức tạp hơn phương pháp “Top-down” Tuy nhiên, phương pháp này đạt được độ chính xác cao hơn, đặc biệt khi ước tính phát thải cho các ngành cụ thể
Trong cả hai phương pháp kiểm kê phát thải, nguyên tắc chung là dựa vào
hệ số phát thải để tính toán tải lượng phát thải chất ô nhiễm Hệ số phát thải là giá trị thể hiện lượng chất ô nhiễm phát thải ra môi trường từ một đơn vị hoạt
Trang 28A là hoạt động gây ra phát thải;
EF là hệ số phát thải của thông số i;
ER hệ số giảm thiểu phát thải đối với thông số i (%), trường hợp không có biện pháp giảm thiểu thì ER = 0
1.3.3.2 Tổng quan chung về hệ thống kiểm kê khí nhà kính
a Định nghĩa hệ thống kiểm kê KNK
Hệ thống kiểm kê KNK quốc gia là “một hệ thống quốc gia bao gồm các sắp xếp thể chế, luật pháp và các thủ tục được hình thành ở mỗi nước để tính toán lượng phát thải KNK phát sinh bởi các nguồn do hoạt động của con người
và lượng KNK nằm ngoài Nghị định thư Montreal được hấp thụ bởi các nguồn hấp thụ để báo cáo và lưu trữ thông tin kiểm kê” (UNFCCC, 2001) Bao gồm:
- Sắp xếp thể chế và chức năng nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan
- Phương pháp tính toán và biểu mẫu báo cáo kiểm kê KNK
- Quá trình QA/QC hoạt động kiểm kê KNK
- Lưu trữ thông tin và cải thiện chu trình kiểm kê KNK
- Mục tiêu quan trọng của hệ thống kiểm kê KNK quốc gia là nhằm tăng cường chất lượng cũng như đảm bảo tính minh bạch, thống nhất, so sánh được, tính hoàn thiện và tính chính xác trong công tác kiểm kê (UNFCCC, 2001) UNFCCC yêu cầu các nước thuộc phụ lục I (các nước đang phát triển) thiết lập một hệ thống quốc gia về ước tính phát thải KNK và có hướng dẫn chung về
Trang 29+ Việt Nam thực hiện kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần và xây dựng các Báo cáo quốc gia về biến đổi khí hậu để gửi cho Ban thư ký Công ước khí hậu Đây là trách nhiệm của một nước thành viên tham gia Công ước khí hậu + Kiểm kê khí nhà kính phục vụ các mục đích sau:
Xây dựng các kịch bản phát thải thông thường: Kiểm kê khí nhà kính giúp đánh giá lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường trong quá khứ, hiện tại và tương lai Đây là cơ sở để xây dựng các kịch bản phát thải thông thường, từ đó
đề ra các biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính
Giám sát các nguồn phát thải, bể hấp thụ khí nhà kính góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Kiểm kê khí nhà kính giúp xác định các nguồn phát thải và bể hấp thụ khí nhà kính Đây là cơ sở để đề ra các biện pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính và tăng cường hấp thụ khí nhà kính, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh tại Việt Nam
Phục vụ đo đạc, báo cáo và thẩm định các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia và các mục tiêu giảm nhẹ khí nhà kính trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam cho Công ước khí hậu: Kiểm kê khí nhà kính là cơ sở để đo đạc, báo cáo và thẩm định các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính Điều này giúp đảm bảo các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện hiệu quả và phù hợp với điều kiện quốc gia và các mục tiêu giảm nhẹ khí nhà kính trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam cho Công ước khí hậu
Trang 3017
1.3.3.3 Tổng quan về phương pháp kiểm kê khí thải
a Tổng quan về phương pháp kiểm kê CH 4 từ nhu động ruột gia súc
Phát thải N2O từ chất thải gia súc phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tỷ lệ C/N: Tỷ lệ C/N càng cao thì lượng N2O phát thải càng thấp
- Khối lượng chất thải: Chất thải càng nhiều thì lượng N2O phát thải càng cao
- Thời gian cất giữ và xử lý: Thời gian cất giữ và xử lý càng dài thì lượng
và sản phẩm của vật nuôi
b Tổng quan về phương pháp kiểm kê CH 4 từ hệ thống quản lý chất thải
Hệ số chuyển đổi CH4 (MCF) là một chỉ số quan trọng phản ánh khả năng phát thải CH4 của chất thải vật nuôi MCF phụ thuộc vào các yếu tố sau: Hệ thống quản lý phân: Phân được xử lý dưới dạng lỏng trong điều kiện nhiệt độ cao và thời gian dài sẽ phát thải nhiều CH4 hơn phân được xử lý khô trong điều kiện nhiệt độ thấp; Kỹ thuật ủ phân: Kỹ thuật ủ phân tốt sẽ giúp giảm thiểu lượng CH4 phát thải; Điều kiện nhiệt độ: Nhiệt độ càng cao thì MCF càng cao; Thời gian ủ phân: Thời gian ủ phân càng dài thì MCF càng cao
Giá trị MCF của phân gia súc có thể thay đổi từ 0 đến 100% Phân xử lý khô trong điều kiện nhiệt độ thấp có MCF chỉ khoảng 1%
c Tổng quan về phương pháp kiểm kê N 2 O từ quản lý chất thải và nước thải
Phát thải N2O từ chất thải gia súc phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tỷ lệ C/N: Tỷ lệ C/N càng cao thì lượng N2O phát thải càng thấp
Trang 3118
- Khối lượng chất thải: Chất thải càng nhiều thì lượng N2O phát thải càng cao
- Thời gian cất giữ và xử lý: Thời gian cất giữ và xử lý càng dài thì lượng
N2O phát thải càng cao
- Phương pháp xử lý: Các phương pháp xử lý có thể giúp giảm thiểu lượng
N2O phát thải
Quá trình này chuyển hóa nitrat (NO3-) thành N2O và N2
Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ N2O/N2 tăng khi độ chua tăng, sự tập trung của nitrate tăng và độ ẩm giảm
Chất thải của gia súc, gia cầm là một nguồn phát thải N2O đáng kể N2O được tạo ra trong quá trình phân hủy chất thải, thông qua hai quá trình nitơrat hóa và phản nitơrat hóa
Nitơrat hóa là quá trình chuyển đổi amoniac (NH3) thành nitrat (NO3-) Quá trình này được thực hiện bởi vi khuẩn nitrát, có trong đất và nước
Phản nitơrat hóa là quá trình chuyển đổi nitrat (NO3-) thành khí N2O và N2 Quá trình này được thực hiện bởi vi khuẩn phản nitơrat, cũng có trong đất và nước
1.3.4 Tổng quan tính toán phát thải khí từ hoạt động chăn nuôi
1.3.4.1 Tính toán phát thải KNK theo PP Bilan Cacbon
ADEME đã phát triển một công cụ tính toán phát thải khí nhà kính, được gọi là “Bilan Carbone ®” Công cụ này gồm các công thức xây dựng dựa trên phần mềm Excel của Microsoft Office, phương pháp tính toán phát thải khí nhà kính cho bất kỳ tổ chức, công ty, nhà máy sản xuất công nghiệp, trường đại học,
cơ quan hành chính công, cộng đồng hoặc vùng lãnh thổ Theo phương pháp Bilan Carbon, quá trình tính toán cân bằng phát thải xét đến các chất khí nhà kính, không phải riêng các chất khí quy định theo nghị định thư Kyoto Các hệ
số phát thải được trích dẫn từ các số liệu thống kê, nghiên cứu của các cơ quan
có uy tín trên thế giới, chẳng hạn như Cơ quan Năng lượng Thế giới, Cục Bảo
Trang 3219
vệ Môi trường Hoa Kỳ, Ngân hàng Thế giới,…
1.3.4.2 Tính toán phát thải KNK theo tài liệu hướng dẫn của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC)
IPCC là một cơ quan khoa học thuộc tổ chức Liên hợp quốc, chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro về thay đổi khí hậu do hoạt động con người gây ra Ủy ban này đã được thành lập năm 1988 bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới (World MeteorologicalOrganization) và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme) IPCC tập hợp các nhà khoa học từ
195 nước thành viên Liên Hợp Quốc, do nhà khoa học Ấn Độ Rajendra Pachauri làm Chủ tịch từ năm 2002, trụ sở chính của IPCC đặt tại Geneva, Thụy Sĩ, nằm trong các văn phòng của Tổ chức Khí tượng Thế giới, một cơ quan về thời tiết thuộc Liên hợp quốc IPCC đã phát hành các tài liệu hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính quốc gia vào năm 1996 (được hiệu chỉnh lại năm 2006), gồm có 5 tập: Tập
1 - Hướng dẫn tổng quát; Tập 2 - Năng lượng; Tập 3 - Sản xuất công nghiệp và sản phẩm; Tập 4 - Nông nghiệp, Lâm nghiệp và sử dụng đất với mục đích khác; Tập 5 - Chất thải
Phương pháp tính toán phát thải khí nhà kính của IPCC là một công cụ quan trọng được sử dụng bởi các tổ chức trên toàn thế giới để đối phó với biến đổi khí hậu Phương pháp này cung cấp một khung thống nhất để tính toán lượng khí nhà kính phát thải từ các nguồn khác nhau, giúp các tổ chức đánh giá tác động của hoạt động của họ đối với môi trường
Phương pháp này đặc biệt hữu ích đối với các nước đang phát triển, nơi có nguồn lực hạn chế để tính toán phát thải khí nhà kính Phương pháp này cung cấp các công cụ và hướng dẫn cần thiết để các nước này xây dựng hệ thống tính toán phát thải khí nhà kính của riêng mình
Tín dụng cacbon là một loại chứng chỉ cho phép một tổ chức phát thải khí nhà kính vượt quá mức giới hạn Việc sử dụng phương pháp tính toán phát thải
Trang 3320
khí nhà kính của IPCC giúp đảm bảo tính minh bạch và tính chính xác của các giao dịch mua bán tín dụng cacbon
1.3.5 Tổng quan về phương pháp kiểm kê khí thải ở Việt Nam
Trong kiểm kê khí nhà kính (KNK) quốc gia cho năm 2010, kết quả phân tích nguồn phát thải chính trong các lĩnh vực chính được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.1 Phân tích nguồn phát thải/hấp thụ KNK chính trong các lĩnh vực
Lĩnh vực thải/hấp thụ Tiểu lĩnh vực Phát thải/hấp thụ
Vật liệu xây dựng và khoáng sản IE
Sản xuất Halocác-bon và SF6 NE Tiêu thụ Halocác-bon và SF6 NE
Nông nghiệp
Trang 34NE: Không ước tính
IE: Đã bao gồm trong nguồn khác
N/O: Không xảy ra
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2016-2020, phát thải khí nhà kính của Việt Nam được thể hiện trong bảng sau:
Trang 3522
Bảng 1.2 Phát thải khí nhà kính của Việt Nam giai đoạn 1994 - 2016
Đơn vị: nghìn tấn CO 2 tương đương
Lĩnh vực
Năm
Năng lượng
Quá trình công nghiệp
Nông nghiệp LULUCF Chất thải Tổng
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2016-2020)
1.4 Tình hình chăn nuôi gia súc và hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và huyện Thọ Xuân
1.4.1 Tình hình chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chủ yếu là chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ và chăn nuôi quy mô trang trại, có xu hướng chuyển dịch từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi tập trung và thâm canh quy mô lớn
Theo kết quả điều tra đến tháng 4/2020, toàn tỉnh có 1.605 số trang trại chăn nuôi tập trung (trong đó có 1.227 trang trại chăn nuôi lợn và 369 trang trại chăn nuôi gia cầm và 9 trang trại chăn nuôi trâu bò) (Chi cục Chăn nuôi và thú
Trang 3623
2 Bò Con 239.026 253.804 237.882 249.522 257.000
3 Lợn Con 945.304 1.085.120 1.187.358 955.383 1.147.068
(Nguồn: Sở NN&PTNT Thanh Hóa, năm 2020)
- Số lượng trâu có xu hướng giảm từ năm 2016-2019, đến tháng 4 năm
2020 có tăng nhẹ lên 198.000 con
- Số lượng bò biến động nhẹ giữa các năm tuy nhiên nhìn chung có xu hướng tăng từ năm 2016-2020
- Số lượng lợn có sự giao động nhẹ giữa các năm tuy nhiên nhìn chung có
xu hướng tăng từ năm 2016-2020, đến tháng 4 năm 2020 là 1.147.068 con
Quá trình chăn nuôi phát sinh một lượng lớn chất thải chuồng trại trong đó
có phân thải của gia súc, gia cầm Theo tính toán dựa trên cơ sở khoa học sinh lý vật nuôi và số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính lượng CTR là phân thải thải từ quá trình chăn nuôi như sau:
Với tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi thời gian qua, có thể ước tính được khối lượng phát sinh phân thải do hoạt động chăn nuôi gia súc tại thời điểm cao nhất trong năm 2020 lên đến 8.031,60 tấn/ngày Đây là nguồn thải lớn
và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nếu không có giải pháp
xử lý phù hợp và kịp thời
Qua điều tra, thống kê cho thấy, hầu hết các trang trại đã có giải pháp thu gom phân thải và tận dụng làm phân bón cho cây trồng; đồng thời, xây dựng công trình xử lý nước thải chăn nuôi được đầu tư thông thường trên địa bàn tỉnh
là bể biogas, bể lắng hoặc ao sinh học; tuy nhiên, hầu hết dung tích các bể biogas, bể lắng không đạt tiêu chuẩn, hiệu suất xử lý chưa cao, bùn cặn thải bể biogas phát sinh lớn và chưa có giải pháp xử lý hiệu quả Nguyên nhân, chủ yếu
là do thiếu kinh phí xây dựng, thiếu quỹ đất, các hộ chăn nuôi chưa nắm được kỹ thuật xây dựng hệ thống đạt chuẩn và sử dụng không đúng quy trình
Trang 37Ước tính lượng phân thải (tấn/ngày) Năm
(Nguồn: Số liệu tính toán từ kết quả điều tra năm 2020)
Tại các vùng miền núi do tập quán sinh kế của đồng bào nên còn tồn tại chăn thả rông, phương thức chăn nuôi này không kiểm soát được dịch bệnh Đến thời vụ sản xuất nông nghiệp gia súc được đưa về nhà để phục vụ cày kéo, do không có chuồng trại, nên trâu bò thả quanh nhà, chất thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm môi trường sống đến từng hộ gia đình và thôn bản Điều tra cho thấy, hình thức chăn nuôi không có chuồng trại chiếm đến 58%, chất thải chăn nuôi không được xử lý chiếm đến 78,5% Do đó, chất thải chăn nuôi hầu hết không được thu gom gây mất vệ sinh môi trường nông thôn
Với tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi thời gian qua, tính đến tháng 04/2020 khối lượng phát sinh phân thải do hoạt động chăn nuôi gia súc lên đến 8.031,60 tấn/ngày Trong đó, các loại khí phát sinh trong chất thải của gia súc, gia cầm gồm: Khí CO2 thải ra chiếm 9%, khí CH4 chiếm 37%, khí NOx chiếm 65% và các khí khác: H2S, NH3… Thông thường nồng độ khí H2S và NH3 trong chất thải chăn nuôi cao hơn khoảng 30 - 40 lần mức cho phép (Chi cục Bảo vệ môi trường, 2022)
Trang 3825
1.4.2 Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện Thọ Xuân
Trong năm 2022, UBND huyện Thọ Xuân đã phối hợp với các ngành, các cấp kiểm tra và xử phạt 05 trường hợp vi phạm pháp luật về xả thải gây ô nhiễm môi trường (02 trường hợp xử lý trực tiếp; 03 trường hợp phối hợp với phòng PC05 và Sở Tài nguyên và Môi trường), với tổng số tiền xử phạt là 399.000.000 đồng
- Tình hình thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;
Kế hoạch hành động số 135/KH-UBND ngày 15/9/2016 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (đặc biệt là kết
quả thực hiện các chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 05-NQ/TU):
+ Đạt 86,8% hộ chăn nuôi ở nông thôn có chuồng trại hợp vệ sinh
+ Đạt 91,4 % hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh
+ Đạt 91,8% chất thải rắn được thu gom, xử lý
+ Đạt 100% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh
+ Đạt 100% số xã, thị trấn có bãi chôn lấp, xử lý rác thải sinh hoạt
- Tình hình xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:
Trên địa bàn huyện không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Tình hình sử dụng 1% kinh phí nguồn sự nghiệp môi trường ở địa phương: Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường được sử dụng để hỗ trợ các xã, thị trấn thực hiện công tác vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải
Những khó khăn, vướng mắc:
- Nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường của một bộ phận cán
bộ, đảng viên, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh còn hạn chế
Trang 3926
Cụ thể, một số cán bộ, đảng viên chưa nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường Họ chưa hiểu được tầm quan trọng của bảo
vệ môi trường đối với sự phát triển bền vững của đất nước
Một bộ phận cộng đồng dân cư chưa có ý thức bảo vệ môi trường, còn xả rác bừa bãi, sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng
Một số doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh chưa quan tâm đến bảo vệ môi trường, còn gây ô nhiễm môi trường Họ chưa đầu tư các công nghệ thân thiện với môi trường, chưa có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ý thức chấp hành cũng như trình độ hiểu biết về các quy định về chất thải nguy hại của một bộ phận người dân còn chưa cao
- Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn còn chưa hiệu quả
Cụ thể, công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt là ở những khu vực tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường Điều này dẫn đến việc không phát hiện kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường, gây khó khăn cho việc xử lý
Ngoài ra, việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường còn chưa nghiêm minh, chưa có tính răn đe Nhiều trường hợp vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Cơ bản chưa xử lý được các hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường chủ yếu mới ở hình thức vận động tuyên truyền, thiếu tính răn đe
- Nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp Bảo vệ môi trường, nhất là đầu tư cho lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải nguy hại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ như: Tổ chức các lớp tập huấn về phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đầu tư xây dựng, quản lý, bảo quản, sữa
Trang 40sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng, gây ô nhiễm môi trường
Đồng thời, cần có các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ người dân thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn còn chưa hiệu quả Điều này dẫn đến việc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao
- Việc đo lường các chỉ số chất thải vượt quy chuẩn để kịp thời xử phạt vi phạm hành chính gặp khó khăn do chưa có đội ngũ và máy móc thiết bị để chủ động thực hiện
- Chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách lĩnh vực môi trường cần được nâng cao Hiện nay, đội ngũ cán bộ này còn thiếu về số lượng, chưa đồng đều về trình
độ chuyên môn và năng lực thực tiễn