1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới - Chợ Chu, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Nguyễn Thế Huỳnh
Người hướng dẫn PGS.TS. Đàm Xuân Vận
Trường học Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất.. Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá về quá trình giải

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THẾ HUỲNH

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN CHỢ MỚI – CHỢ CHU, TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Quản lý đất đai

Mã số ngành: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Xuân Vận

Thái Nguyên – 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn/đề án là trung thực, khác quan

và chưa từng dùng để bảo vệ lất bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn/ đề án này đều được chỉ

rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn/đề án

Nguyễn Thế Huỳnh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hưỡng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính

trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đàm Xuân Vận (người hướng dẫn khoa

học) đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Quản lý Tài Nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Định Hóa, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cùng tất cả các bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện hoàn thành đề tài này

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./

Tác giả

Nguyễn Thế Huỳnh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC CÁC BẢNG 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ 8

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ 9

THESIS ABSTRACT 11

MỞ ĐẦU 13

1 Tính cấp thiết của đề tài 13

2 Mục tiêu nghiên cứu 14

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 14

3.1 Ý nghĩa khoa học 14

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 14

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 15

1.1 Cơ sở lý luận của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 15

1.1.1 Khái niệm và thuật ngữ cơ bản 15

1.1.2 Đặc điểm của công tác bồi thường GPMB 16

1.1.3 Một số yếu tố tác động đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 16

1.1.4 Quy trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 18

1.2 Cơ sở pháp lý của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 19

1.2.1 Các văn bản pháp quy của Nhà nước 19

1.2.2 Các văn bản pháp quy của tỉnh Thái Nguyên 20

1.3 Cơ sở thực tiễn công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng 22

1.3.1 Một số nước trên thế giới 22

1.3.2 Một số tỉnh ở Việt Nam 24

1.3.3 Một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài 27

Chương 2: 30

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30

Trang 5

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 30

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 30

2.3 Nội dung nghiên cứu 30

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Định Hóa 30

2.3.2 Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới - Chợ Chu 30

2.3.3 Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất 30

2.3.4 Đề xuất và kiến nghị giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 31

2.4 Phương pháp nghiên cứu 31

2.4.1 Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu, tài liệu đã có (số liệu thứ cấp) 31

2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu từ người dân thông qua phiếu điều tra (số liệu sơ cấp) 31

2.4.3 Phương pháp thống kê, tổng hợp 32

CHƯƠNG 3: 33

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Định Hóa 33

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 33

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 36

3.1.3 Thực trạng sử dụng đất tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 40

3.2 Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới - Chợ Chu, tỉnh Thái Nguyên 43

3.2.1 Giới thiệu khái quát dự án 43

3.2.2 Đánh giá kết quả bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án 45

3.2.3 Đánh giá kết quả bồi thường về tài sản gắn liền với đất của dự án 51

3.2.4 Đánh giá kết quả hỗ trợ của dự án 55

3.3 Đánh giá ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất 58

3.3.1 Đánh giá công tác bồi thường GPMB tới kinh tế 58

Trang 6

3.3.2 Đánh giá công tác bồi thường GPMB tới xã hội 61

3.3.3 Đánh giá công tác bồi thường GPMB tới môi trường 65

3.4 Đề xuất và kiến nghị giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 68

3.4.1 Giải pháp về chính sách bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất 68

3.4.2 Giải pháp về tổ chức thực hiện 68

3.4.3 Các giải pháp cụ thể 69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

1 Kết luận 70

2 Kiến nghị 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Định Hóa năm 2022 40Bảng 3 2: Diện tích các loại đất thu hồi tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn, tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang 46Bảng 3 3: Đơn giá bồi thường các loại đất thu hồi tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 49Bảng 3 4: Giá trị bồi thường về đất của dự án tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 49Bảng 3 5: Kết quả bồi thường về tài sản trên đất của dự án tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 52Bảng 3 6: Kết quả hỗ trợ của dự án tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 55Bảng 3 7: Ý kiến của người dân có đất bị thu hồi trong việc thực hiện bồi thường

và các chính sách hỗ trợ của dự án tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 58Bảng 3 8: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất của dự án tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 60Bảng 3 9: Thu nhập bình quân của người dân tại dự án tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 60Bảng 3 10: Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất tại dự án đường

Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 62Bảng 3 11: Tình hình an ninh trật tự, xã hội của người dân sau khi thu hồi đất tại dự

án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 63Bảng 3 12: Tình hình phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của các hộ dân sau khi thu hồi đất tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 64Bảng 3 13: Đánh giá tình hình môi trường của các hộ dân sau khi thu hồi đất tại dự

án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 65Bảng 3 14: Yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ Giải phóng mặt bằng tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 66

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 3 1 Bản đồ hành chính huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 33Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất chưa sử dụng năm 2022 42Hình 3 3: Hình ảnh hướng tuyến dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã

ba Trung Sơn, tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang 45Hình 3 4: Cơ cấu thu hồi đất dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn, tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang 47Hình 3 5: Cơ cấu Kết quả bồi thường về tài sản trên đất của dự án tại dự án đường

Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 53Hình 3 6: Cơ cấu các nguyên nhân làm chậm bồi thường về tài sản trên đất của dự

án tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 54Hình 3 7: Cơ cấu các khoản hỗ trợ tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 57Hình 3 8: Biểu đồ số lượng lao động với các ngành nghề khác nhau sau khi thu hồi đất 62Hình 3 9: Mức độ quan trọng các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ GPMB thực hiện

dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn 67

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ

1 Thông tin chung

1.1 Họ tên tác giả luận văn: Nguyễn Thế Huỳnh

1.2 Tên luận văn: Đánh giá công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới - Chợ Chu, tỉnh Thái Nguyên

1.3 Ngành khoa học của luận văn: Quản lý đất đai; Mã số:

8.85.01.03

1.4 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Xuân Vận

1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm –Đại học Thái Nguyên

2 Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá về quá trình giải phóng mặt bằng

(GPMB), bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư của Dự án Đường Hồ Chí Minh từ Chợ Mới đến Chợ Chu, thuộc tỉnh Thái Nguyên Phân tích tác động của việc thu hồi đất đến cuộc sống, nguồn việc làm, và thu nhập của những người dân

bị thu hồi đất trong phạm vi của dự án Đề xuất ý kiến và đóng góp giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh công tác bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu, tài liệu đã có (số liệu thứ cấp); Phương pháp điều tra thu thập số liệu từ người dân thông qua phiếu điều tra (số liệu sơ cấp); Phương pháp thống kê, tổng hợp

4 Kết quả nghiên cứu và kết luận

Đánh giá sơ bộ được điều kiện tự nhiên kinh tế và xã hội tại địa huyện Định Hóa, địa bàn có dự án được triển khai Cho thấy trên địa bàn có

Đánh giá kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bao gồm việc bồi thường và hỗ trợ Tổng số tiền đền bù về các loại đất là 21.583 triệu đồng, với tổng diện tích thu hồi là 258.508,6 m2 trong đó đất bị thu hồi giải phóng

Trang 11

thuộc thuộc 9 loại đất Dự án tiền hành bồi thường tài sản trên đất cho các hộ dân với tổng kinh phí là 22,4 tỷ đồng, trong đó kinh phí dánh cho bồi thường tài sản, vật kiến trúc là hơn 21,7 tỷ đồng chiếm 97,01% kinh phí bồi thường tài sản và kinh phí cho bồi thường cây cối hoa màu là gần 0,7 tỷ đồng chiềm 2,99% kinh phí bồi thường tài sản Tổng 6 hình thức hỗ trợ với tổng kinh phí

là hơn 11.455 triệu đồng, Kinh phí hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, thưởng bàn giao mặt bằng cao nhất là hơn 8,9 tỷ đổng chiếm 78,29% tổng kinh phí hỗ trợ Kinh phí hỗ trợ di chuyển tái định cư, di chuyển chỗ ở cao thứ hai là hơn 1,4 tỷ chiếm 12,67% tổng kinh phí hỗ trợ

Đánh giá sự ảnh hưởng của dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới - Chợ Chu, tỉnh Thái Nguyên đối với kinh tế, xã hội và môi trường Các dự án phát triển kinh tế xã hội khác cũng đã thực hiện, ảnh hưởng đến thu nhập bình quân người/tháng tăng từ 2.532.143 đồng lên 3.250.619 đồng Thay đổi trong

cơ cấu ngành nghề của người lao động, với giảm số người lao động nông nghiệp và tăng số người buôn bán và dịch vụ Đánh giá môi trường sống, trong đó có 32% cho rằng môi trường tốt hơn, 52% cho rằng không thay đổi,

và 18% cho rằng môi trường sống kém hơn

Đề xuất nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng, bao gồm các giải pháp về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định

cư, giải pháp tổ chức thực hiện, cũng như các giải pháp cụ thể khác

Trang 12

THESIS ABSTRACT

1 General information:

1.1 Author’s full name: Nguyen The Huynh

1.2 Project title: Evaluation of Land Acquisition, Compensation, Support, and Resettlement in the Ho Chi Minh Road Project from Cho Moi

to Cho Chu, Thai Nguyen Province

1.3 Major: Land Management Code: 8.85.01.03

1.4 Scientific instrutor: Associate Professor Dr Dam Xuan Van

1.5 Tranining facility: Nong Lam University – Thai Nguyen

University

2 Research purposes

To assess the process of land acquisition (GPMB), compensation, support, and resettlement for the Ho Chi Minh Road Project from Cho Moi to Cho Chu in Thai Nguyen Province To analyze the impact of land expropriation on the lives, employment, and income of the people whose land has been expropriated within the project area To propose opinions and contribute solutions aimed at improving and enhancing the work of compensation, support, and resettlement when the State carries out land expropriation

3 Research Methods

The research methods include: Data collection and inheritance method for existing data (secondary data); Survey method for collecting data from the people through questionnaires (primary data); Statistical and synthesis method

4 Research results và conclude

The preliminary assessment of the natural, economic, and social conditions in Dinh Hoa district, where the project is implemented, has been

Trang 13

conducted It evaluates the results of the land acquisition work, including compensation and support The total compensation amount for different types

of land is 21,583 million VND, with a total reclaimed area of 258,508.6 m2 comprising 9 types of land The project has compensated for properties on the land to households with a total budget of 22.4 billion VND, of which 21.7 billion VND, accounting for 97.01% of the property compensation budget, was for compensating structures, and nearly 0.7 billion VND, accounting for 2.99% of the property compensation budget, was for compensating crops and plants A total of six forms of support have been provided, with a total budget

of over 11,455 million VND The highest support budget was for vocational training and conversion, amounting to over 8.9 billion VND, accounting for 78.29% of the total support budget The second highest was for relocation and resettlement support, amounting to over 1.4 billion VND, accounting for 12.67% of the total support budget

The impact of the Ho Chi Minh Road project segment from Cho Moi to Cho Chu, Thai Nguyen Province, on the economy, society, and environment was evaluated Other socio-economic development projects were also implemented, affecting the average income per person/month from 2,532,143 VND to 3,250,619 VND Changes in the employment structure were noted, with a decrease in agricultural workers and an increase in traders and service providers The living environment was evaluated, with 32% stating that the environment had improved, 52% stating no change, and 18% stating that the living environment had worsened

Proposals for solutions to improve the effectiveness of land acquisition include policy solutions for compensation, support, and resettlement, organizational implementation solutions, as well as other specific solutions

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai giữ một vị trí trung tâm trong nguồn lực quốc gia, không chỉ phục vụ làm phương tiện sản xuất mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống của các gia đình và cá nhân Nó là yếu tố cốt lõi của môi trường sống, đóng góp vào việc tái tạo sản xuất và đảm nhận một vai trò chủ yếu trong việc phát triển khu vực dân cư, xây dựng các công trình hạ tầng thuộc lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như an ninh và bảo vệ quốc gia Trong kỷ nguyên hiện đại, vai trò của đất đai không giới hạn ở các chức năng truyền thống mà còn quan trọng trong việc tạo ra vốn và khuyến khích sự phát triển thông qua đầu tư

Do sự phát triển nhanh chóng của đô thị hóa và công nghiệp hóa trong nước,

đã có những biến đổi lớn trong cách thức sử dụng đất và chuyển đổi các nguồn lực khác thành sản phẩm thương mại Sự chuyển đổi này là một phần không thể tránh của quá trình phát triển kinh tế, và đất đai cũng chịu ảnh hưởng của quy luật chung này Việc quản lý quyền lợi của những người sử dụng đất, trong bối cảnh đất ngày càng khan hiếm và giá trị tăng cao, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường,

đã trở thành một vấn đề cấp thiết và đầy thách thức Các vấn đề liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng, và tái định cư ngày càng trở nên nhạy cảm và phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm và giải quyết từ mọi phía, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của xã hội

Gần đây, huyện Định Hóa đã trở thành điểm nóng cho sự chú ý của các nhà đầu tư, nhấn mạnh vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải Sự cải thiện này đã mở ra nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư từ các công ty trong nước và quốc tế Việc giải phóng mặt bằng (GPMB) cho các dự án khu vực đã được cấp huyện và tỉnh đặc biệt chú trọng Dẫu vậy, quá trình này vẫn gặp nhiều trở ngại và thách thức, ảnh hưởng đến lịch trình và chi phí của dự án Các khó khăn này thường phức tạp và biến đổi theo từng dự án cụ thể

Trang 15

Trong vài năm trở lại đây, việc bồi thường và giải phóng mặt bằng tại Định Hóa đã gặp phải nhiều rắc rối và trở ngại, từ sự biến động của giá đất đến thái độ không tích cực của cộng đồng Một trong những dự án nổi bật tại huyện là dự án mở rộng Đường Hồ Chí Minh từ Chợ Mới đến Chợ Chu Mặc dù đã đạt được tiến triển trong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi đất nước thu hồi đất, phản ánh mong muốn của đa số cư dân, nhưng quá trình triển khai vẫn đối diện với nhiều trở ngại

do các yếu tố khác nhau

Do đó, việc tiến hành thực hiện đề tai:“Đánh giá công tác GPMB, bồi

thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới - Chợ Chu, tỉnh Thái Nguyên” nhằm điều tra, khảo sát thực tế, phân tích, và đánh giá một cách

khoa học là cần thiết nhằm tăng cường hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá về quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB), bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư của Dự án Đường Hồ Chí Minh từ Chợ Mới đến Chợ Chu, thuộc tỉnh Thái Nguyên

- Phân tích tác động của việc thu hồi đất đến cuộc sống, nguồn việc làm, và thu nhập của những người dân bị thu hồi đất trong phạm vi của dự án

- Đề xuất ý kiến và đóng góp giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh công tác bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu thực hiện giúp cập nhật thông tin, tích lũy kinh nghiệm thực tế,

và hiểu rõ về công tác quản lý nhà nước đối với đất đai, đặc biệt là trong lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã định rõ những ưu điểm và thách thức của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) Những thông tin này đã giúp chúng tôi đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những khó khăn, đồng thời đóng góp vào việc thúc đẩy tiến độ của công tác bồi thường GPMB

Trang 16

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

1.1.1 Khái niệm và thuật ngữ cơ bản

1.1.1.1 Thu hồi đất

Thu hồi đất là quy trình do Nhà nước thực hiện, qua việc ra Quyết định hành chính nhằm mục đích lấy lại quyền sử dụng đất hoặc thu hồi đất đã cấp cho các tổ chức, gia đình và cá nhân theo điều kiện được đề cập trong Luật Đất đai 2013 Quy định về các tình huống thu hồi đất được nêu cụ thể trong Điều 61, 62, 64, và 65 của Luật này

Việc thu hồi đất được thực hiện với mục tiêu chính là đảm bảo việc sử dụng đất đai một cách phù hợp, hiệu quả, và để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc

sử dụng đất không đúng mục đích hoặc vi phạm pháp luật về đất đai

1.1.1.2 Bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất, bồi thường là quy trình mà Nhà nước thực hiện để bù đắp giá trị quyền sử dụng đất cho người bị ảnh hưởng, đồng thời thực hiện giải phóng mặt bằng, tức là chuyển dân cư để chuẩn bị khu vực cho các

dự án xây dựng Quy trình này thường không dựa trên sự tự nguyện và có thể được thực hiện một cách cưỡng chế Bồi thường phải tuân thủ các nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch, đúng hạn và phải theo quy định của luật pháp như được nêu trong Điều 74 của Luật Đất đai 2013

Bồi thường cho diện tích đất bị thu hồi cũng bao gồm việc hoàn trả giá trị các tài sản và chi phí đầu tư đã bỏ ra trên đất đó Hỗ trợ từ Nhà nước bao gồm cung cấp đào tạo nghề mới, hỗ trợ kinh phí di chuyển, cải thiện đời sống và sản xuất, cũng như giúp đỡ trong việc tìm kiếm công ăn việc làm mới cho những người bị ảnh hưởng

Những người không đủ điều kiện nhận bồi thường có thể được xem xét cho các hình thức hỗ trợ khác về đất đai hoặc tài sản

Tái định cư là bước di chuyển đến một nơi mới để sinh sống và làm việc sau khi đất đã được thu hồi, với việc đảm bảo rằng các khu tái định cư có cơ sở hạ tầng

Trang 17

đầy đủ và phù hợp, nhằm mục tiêu cung cấp một chất lượng sống tương đương hoặc tốt hơn so với điều kiện trước đó

1.1.2 Đặc điểm của công tác bồi thường GPMB

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cho việc xây dựng các công trình đòi hỏi phải xem xét sự đa dạng và phức tạp của từng dự án cụ thể, vì chúng liên quan mật thiết đến quyền lợi của các bên liên quan cũng như lợi ích cộng đồng Quy định chung của Nhà nước về bồi thường và hỗ trợ được áp dụng cho mọi dự án thu hồi đất

Mỗi dự án thu hồi đất và giải phóng mặt bằng có những yếu tố riêng biệt tùy thuộc vào đặc thù của từng khu vực và từng tỉnh, cũng như điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng địa phương Điều này đòi hỏi cách tiếp cận linh hoạt và phù hợp cho việc thu hồi đất và bồi thường tại các khu vực khác nhau: từ đô thị với giá đất cao và giá trị tài sản lớn, đến các khu vực bán đô thị với đa dạng hoạt động sản xuất, và khu vực nông thôn chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Ngọc Anh, 2021)

Vấn đề đất đai đặc biệt phức tạp do giá trị cao và vai trò quan trọng của nó trong phát triển kinh tế-xã hội Đối với đất nông nghiệp, việc thu hồi không chỉ ảnh hưởng đến tư liệu sản xuất mà còn yêu cầu sự hỗ trợ trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, nhằm bảo đảm sinh kế cho người dân (Nguyễn Hữu Bắc, 2020) Khi thu hồi đất ở và đất không phải nông nghiệp, các yếu tố như tâm lý và phong tục của cộng đồng làm cho quá trình thu hồi và bồi thường trở nên thách thức Theo Trần Việt Hải (2020), một số cư dân trong khu vực chủ yếu phụ thuộc vào kinh doanh nhỏ lẻ

có thể không muốn chuyển đi do sự thay đổi trong điều kiện kinh tế và cách thức kiếm sống của họ

1.1.3 Một số yếu tố tác động đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Mỗi dự án được triển khai trên khu vực đất cụ thể, phản ánh những đặc thù kinh tế, xã hội và trình độ nhận thức của cộng đồng Vì lý do này, quá trình bồi thường và giải phóng mặt bằng (GPMB) cần phải được thiết kế và thực hiện một cách riêng biệt cho từng dự án, như Đinh Thị Thu Hương đã nêu vào năm 2020 Mặc dù đất đai có giá trị cao và đóng một vai trò không thể thiếu trong đời sống

Trang 18

kinh tế-xã hội, quản lý đất đai ở một số khu vực vẫn đối mặt với nhiều thách thức

và rắc rối (Dương Thị Thu Hiền, 2021)

Trong thực tế, việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất từ giai đoạn khởi đầu của dự án cho đến giai đoạn giải phóng mặt bằng và tái định cư đều có ảnh hưởng đáng kể Tuy nhiên, theo Dương Thị Thu Hiền (2021), có những chính sách thường xuyên vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất và chưa được chỉ đạo một cách toàn diện Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được coi là biện pháp pháp lý quan trọng trong việc xác định quyền sử dụng đất, nhưng, như Bùi Thị Thanh Hiền đã chỉ ra vào năm 2021, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong việc quản lý

và cung cấp hướng dẫn đầy đủ

Các vấn đề khác như giao đất, cho thuê đất chưa thực hiện hiệu quả theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất và định giá đất không được đánh giá đầy đủ Việc bồi thường GPMB liên quan chặt chẽ đến quyền lợi tài chính, dẫn đến rủi ro vi phạm pháp luật, đặc biệt trong việc thu hồi bất chính Chính quyền cấp trên cần kiểm tra và xử lý các vi phạm để tạo niềm tin cho người dân (Dương Thị Thúy Hồng, 2018)

Các yếu tố ảnh hưởng tới Giải phóng mặt bằng

Các yếu tố ảnh hưởng đến Giải phóng mặt bằng (GPMB) nói chung trong các

dự án phát triển đô thị và xây dựng có thể bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, phản ánh sự phức tạp của quá trình này Dưới đây là một số yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến GPMB:

- Pháp luật và quy định: Các quy định pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình GPMB

Sự rõ ràng và công bằng trong pháp luật giúp tạo dựng niềm tin và sự hợp tác từ người dân

- Tài chính: Ngân sách dành cho GPMB, bao gồm cả bồi thường và tái định

cư, ảnh hưởng lớn đến khả năng thực hiện và tiến độ của dự án Sự thiếu hụt tài chính có thể gây trì hoãn hoặc thậm chí đình chỉ dự án

Trang 19

- Sự đồng thuận của cộng đồng: Việc thu hút sự đồng thuận và hợp tác từ cộng đồng bị ảnh hưởng là rất quan trọng Cần có sự tham vấn, thông tin đầy đủ và minh bạch để giảm thiểu sự phản đối và tranh chấp

- Giá trị đất đai: Giá trị của đất đai trong khu vực dự án có thể ảnh hưởng đến chi phí GPMB Khu vực có giá trị cao thường đòi hỏi ngân sách bồi thường lớn hơn

- Hạ tầng và tái định cư: Việc cung cấp hạ tầng và điều kiện sống cho các hộ gia đình cần được tái định cư cũng là một yếu tố quan trọng Sự thiếu hụt về hạ tầng

và dịch vụ cơ bản có thể gây ra sự không hài lòng và khó khăn trong việc tái định

- Môi trường và di sản văn hóa: Các yếu tố môi trường và bảo tồn di sản văn hóa cũng cần được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình GPMB, đặc biệt là trong các khu vực có giá trị môi trường hoặc văn hóa đặc biệt

- Giao tiếp và quan hệ cộng đồng: Kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng là yếu tố then chốt để giải quyết các vấn đề và mâu thuẫn có thể phát sinh

- Quản lý dự án: Kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ quản lý dự án trong việc điều phối và giải quyết các vấn đề phát sinh cũng là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của quá trình GPMB

- Việc nhận biết và quản lý hiệu quả các yếu tố này có thể giúp tối ưu hóa quá trình GPMB, giảm thiểu xung đột và tăng cường sự hợp tác từ các bên liên quan, từ

đó đảm bảo tiến độ và thành công của dự án

1.1.4 Quy trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Quy trình thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở tỉnh Thái Nguyên tuân theo các bước quy định trong Nghị định 69/2009/NĐ-CP, bao gồm:

- Đồng thuận về việc thực hiện công tác bồi thường

- Xác lập và công bố kế hoạch thu hồi đất

- Chuẩn bị hồ sơ liên quan đến khu đất được thu hồi

- Đăng ký và đánh giá tài sản bị ảnh hưởng, cũng như xác định lịch sử sử dụng đất

Trang 20

- Phát triển kế hoạch cho bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Công bố công khai giá trị bồi thường và hỗ trợ

- Duyệt và ban hành quyết định thu hồi đất dành cho các hộ gia đình cụ thể

- Xử lý các khiếu nại liên quan đến quyết định thu hồi đất

- Ra quyết định thu hồi đất cho toàn bộ dự án

- Công bố và thông báo công khai quyết định về bồi thường, hỗ trợ và chi trả

- Giải quyết các tranh chấp và khiếu nại phát sinh sau khi phương án được phê duyệt

- Thực hiện biên bản bàn giao mặt bằng cho bên đầu tư

- Tiến hành cưỡng chế thu hồi đất nếu cần

- Tiến hành thanh toán và quyết toán các khoản chi phí liên quan

Quy trình này nhằm mục đích đảm bảo rằng tất cả các hoạt động bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư được thực hiện một cách minh bạch, công bằng và hiệu quả

1.2 Cơ sở pháp lý của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

1.2.1 Các văn bản pháp quy của Nhà nước

Dưới đây là cách viết lại các câu và đoạn văn để tránh lỗi trùng lặp và đạo văn:

Được ban hành vào ngày 29/11/2013, Luật Đất đai mang số hiệu 45/2013/QH13

Chính phủ đã phát hành Nghị định số 43/2014/NĐ-CP vào ngày 15/05/2014, quy định cụ thể cách thực hiện một số điều của Luật Đất đai

Vào ngày 06/01/2017, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP đã được Chính phủ công

bố, nhằm sửa đổi và bổ sung một số điều cho các nghị định liên quan đến Luật Đất đai

Quy định về giá đất được Chính phủ đề ra trong Nghị định số

44/2014/NĐ-CP, ngày 15/05/2014

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 47/2014/NĐ-CP vào ngày 15/05/2014, đề cập đến quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi đất được Nhà nước thu hồi

Trang 21

Quy định về thẩm định giá được chi tiết trong Nghị định số 89/2013/NĐ-CP, được Chính phủ công bố ngày 06/08/2013

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hành Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014, với nội dung quy định về quy trình giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng và thu hồi đất

Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT, được ban hành vào ngày 30/06/2014, đưa

ra quy định cụ thể về các phương pháp định giá đất, cùng với việc xây dựng và điều chỉnh bảng giá đất

Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi đất được thu hồi bởi Nhà nước được chi tiết trong Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT, ngày 30/06/2014

Hướng dẫn về việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí cho các hoạt động bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được trình bày trong Thông tư 74/TT-BTNMT, ngày 15/05/2015

Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, được công bố ngày 29/09/2017, quy định chi tiết cho Nghị định số 01/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai

1.2.2 Các văn bản pháp quy của tỉnh Thái Nguyên

Ngày 10 tháng 9 năm 2014, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phát hành Quyết định 11/2014/QĐ-UBND, thiết lập các quy định chi tiết liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng như đơn giá cho việc bồi thường các cấu trúc kiến trúc và cây trên địa bàn tỉnh

Vào ngày 14 tháng 9 năm 2015, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định 12/2015/QĐ-UBND, điều chỉnh và bổ sung các điều khoản trong Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng với đơn giá cho việc bồi thường kiến trúc và thực vật

Ngày 29 tháng 12 năm 2014, chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã công bố Quyết định 24/2014/QĐ-UBND, quy định về bảng giá đất cho giai đoạn 2015 đến 2019 trên khu vực tỉnh

Quyết định 12/2014/QĐ-UBND được UBND tỉnh Thái Nguyên công bố vào ngày 10 tháng 9 năm 2014, đề ra các quy định cụ thể về quản lý và sử dụng đất

Trang 22

Ngày 20 tháng 10 năm 2014, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra Quyết định 2483/QĐ-UBND, công bố giá trung bình của các sản phẩm nông nghiệp cho quý IV của năm 2014

Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên đã phát hành Thông báo số 04/TB-STC vào ngày 12 tháng 1 năm 2016, và Thông báo số 01/TB-STC vào ngày 4 tháng 1 năm

2017, cả hai đều thông báo về giá trung bình của nông sản trong tỉnh

Vào ngày 22 tháng 8 năm 2014, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định 31/QĐ-UBND, quy định về các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư liên quan đến việc thu hồi đất

Quyết định 57/QĐ-UBND, phát hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 bởi UBND tỉnh Thái Nguyên, phê duyệt bảng giá đất cho kỳ 2015-2019

Ngày 15 tháng 6 năm 2015, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chính thức ban hành Quyết định 13/QĐ-UBND, quy định các bước và thủ tục để xác định và đánh giá giá đất

Quyết định 06/QĐ-UBND ngày 21 tháng 1 năm 2016, từ UBND tỉnh Thái Nguyên, đặt ra quy định về đơn giá bồi thường cho cây trồng và thủy sản sau khi đất được thu hồi

Ngày 6 tháng 7 năm 2016, Quyết định 20/2016/QĐ-UBND đã được UBND tỉnh Thái Nguyên công bố, sửa đổi và bổ sung các điều trong quy định bồi thường,

Quyết định 32/2017/QĐ-UBND và 3513/QĐ-UBND, cùng với Quyết định 39/2017/QĐ-UBND và 08/2018/QĐ-UBND, tất cả đều từ UBND tỉnh Thái Nguyên, đề ra các quy định mới và cập nhật về giá đất, bồi thường và tái định cư

Trang 23

Nghị quyết 25/NQ-HĐND, được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên thông qua ngày 8 tháng 12 năm 2018, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cho năm 2018 và

2019

1.3 Cơ sở thực tiễn công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng

1.3.1 Một số nước trên thế giới

* Tại Trung Quốc

Thu thập kinh nghiệm từ các chính sách sử dụng đất tại Trung Quốc, Luật sử dụng đất 1998 đưa ra các quy định đa dạng về cách thức phân bổ đất, bao gồm việc cấp đất mà không thu phí sử dụng, cấp đất với việc thu phí, và việc cho thuê đất Ngoài ra, luật này cũng đề cập đến quyền lực của nhà nước trong việc thu hồi đất, nghĩa vụ về việc bồi thường và các khoản phí hỗ trợ sinh kế cho các cá nhân mất đất (Phạm Thị Bích Liên, 2020)

Nghĩa vụ bồi thường liên quan đến việc sử dụng đất phụ thuộc vào người sử dụng, bao gồm cả chi phí liên quan đến việc sử dụng đất và thanh toán cho những người mất quyền sử dụng đất Các quy định cụ thể về khoản trợ cấp sinh kế cho người bị ảnh hưởng, đặc biệt là các nông dân lớn tuổi không thể chuyển đổi sang nghề mới, cũng được thiết lập rõ ràng (Tạp chí Cộng sản, 2009)

Các nguyên tắc bồi thường nhấn mạnh rằng, những người bị thu hồi đất cần phải có được chỗ ở mới tương đương hoặc tốt hơn so với trước khi bị thu hồi, và các chính sách ưu đãi mua nhà của Nhà nước thường được cung cấp cho những cá nhân được di dời

Tính đa dạng và phức tạp của các dự án đất đai tại từng vùng được thể hiện thông qua việc điều chỉnh giá trị bồi thường dựa trên đặc điểm cụ thể của từng dự

án, khu vực, và loại đất Người sử dụng đất chịu trách nhiệm chủ yếu trong quá trình này, với việc thanh toán các khoản lệ phí và chi phí liên quan

Việc thực hiện và quản lý việc giải tỏa mặt bằng chủ yếu được giao cho Cục Quản lý Tài nguyên và Đất đai ở mỗi địa bàn Thường thì, chủ nhân của khu đất được thu hồi sẽ tìm đến các công ty xây dựng chuyên nghiệp để tiến hành việc giải tỏa đất đai

Trang 24

Quy định pháp luật về việc bồi thường và tái định cư tại Trung Quốc được thiết kế để đảm bảo quyền lợi của các cá nhân có thể chịu ảnh hưởng từ quá trình thu hồi đất Nghiên cứu của World Bank chỉ ra rằng pháp luật này đã đáp ứng đầy

đủ các tiêu chuẩn được đề ra trong tài liệu hướng dẫn của World Bank về thực hiện tái định cư (Hà Thanh Sơn, 2020)

* Tại Indonesia

Quá trình tái định cư (TĐC) và đền bù thiệt hại ở Indonesia lâu nay được xem như một sự "hy sinh" mà người dân phải chấp nhận vì lợi ích cộng đồng Các chương trình đền bù TĐC tập trung chủ yếu vào đất bị chiếm dụng và một số trường hợp thu hồi đất để xây dựng khu vực TĐC Tuy nhiên, nhận thức về hậu quả xấu đối với kinh tế, xã hội và môi trường đang thay đổi (Chu Tất Lợi, 2020)

Trong bối cảnh Tiến độ công nghiệp hóa trở thành chương trình phát triển quan trọng, những người đưa ra chính sách nhận thức rõ rằng chi phí thiếu quan tâm

và đầu tư trong quá trình thực hiện chính sách TĐC có thể cao hơn nhiều so với chi phí thực tế Nguy cơ làm bần cùng và ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia không thể phủ nhận Do đó, việc giảm thiểu tác động tiêu cực của di dân TĐC và khôi phục cho những người bị ảnh hưởng trở thành ưu tiên quan trọng (Tạp chí Cộng sản, 2009)

Chính sách TĐC tại Indonesia được xây dựng dựa trên ba yếu tố quan trọng:

1 Đền bù cho tài sản, nghề nghiệp và thu nhập bị mất

2 Hỗ trợ di dời thông qua trợ cấp và cung cấp nơi ở mới với dịch vụ và phương tiện phù hợp

3 Cung cấp trợ cấp khôi phục để duy trì mức sống của người bị ảnh hưởng Nguyên tắc lập kế hoạch và thiết kế di dời được đặc trưng bởi việc thực hiện nghiên cứu cẩn trọng, đảm bảo đền bù và hỗ trợ linh hoạt, và tập trung vào sự tham gia của người bị ảnh hưởng Chính phủ Indonesia đã ban hành chính sách đền bù TĐC rõ ràng, nhấn mạnh việc hỗ trợ đối tượng nghèo nhất và thực hiện thông báo đầy đủ cho các bên liên quan (Hà Thanh Sơn, 2020)

* Tại Pháp

Trang 25

Pháp được biết đến là một trong những quốc gia với quy trình thu hồi tài sản cực kỳ chi tiết và toàn diện, được phân chia thành hai bước chính: quá trình hành chính và quá trình pháp lý Quá trình này khởi đầu từ khi một bên đề xuất dự án gửi đơn đến cho Tỉnh trưởng Tiếp theo, một điều tra viên hoặc một hội đồng điều tra sẽ được chỉ định để thực hiện khảo sát đầu tiên, đồng thời tổ chức thông báo công khai

và thu thập ý kiến từ người dân

Sau khi hoàn thành quá trình điều tra, Tỉnh trưởng sẽ đưa ra phán quyết về việc liệu tài sản có thể được chuyển giao hay không, và sau đó, quyết định này sẽ được gửi đến tòa án Theo quyết định của tòa án, chủ sở hữu tài sản sẽ không được phép bán hoặc cầm cố tài sản đó Chủ dự án thông báo mức bồi thường dự kiến và mời bên bị trưng thu đưa ra yêu cầu của họ Nếu không đạt thỏa thuận, tòa án quyết định mức bồi thường, bao gồm chi phí chính và phụ như việc làm, di chuyển, hoa màu, kinh doanh (Tạp chí Cộng sản, 2009)

Trong trường hợp sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia hoặc lợi ích công cộng, chính quyền có quyền ưu tiên mua đất thông qua thương lượng giá cả Nếu không thỏa thuận được, chính quyền có quyền trưng thu đất và bồi thường chủ sở hữu theo quy định của tòa án (Hà Thanh Sơn, 2020)

* Hàn Quốc

Mặc dù đất đai thường thuộc sở hữu tư nhân, Nhà nước ở Pháp có quyền thu hồi đất từ người dân trong nhiều tình huống, bao gồm quốc phòng - an ninh, dự án giao thông, xây dựng công trình quan trọng, và cơ sở hạ tầng đô thị Bồi thường cho việc thu hồi đất có thể thông qua thương lượng và cưỡng chế, với 85% trường hợp ở Hàn Quốc được giải quyết thông qua thương lượng (Hà Thanh Sơn, 2020)

Ở Hàn Quốc, Tổ chức Nhà ở Quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thu hồi đất để xây dựng nhà ở đô thị Quy trình bồi thường đặt ra các nguyên tắc chính, đảm bảo chủ dự án chịu trách nhiệm và chủ đầu tư bồi thường đầy đủ cho chủ đất

và cá nhân liên quan Thời điểm xác định giá bồi thường được quyết định thông qua thương lượng hoặc cưỡng chế, với quy trình minh bạch và độc lập

1.3.2 Một số tỉnh ở Việt Nam

Trang 26

Năm 2018 cũng chứng kiến sự hoàn thành của nhiều dự án trọng điểm kéo dài như đường vành đai 3, đường 32, khu liên cơ Vân Hồ, đường Láng Hòa Lạc, và các tuyến đường cao tốc nối Hà Nội với Hải Phòng và Lào Cai Trong giai đoạn 5 năm

từ 2014-2019, Hà Nội đã GPMB tổng cộng 5.967 ha đất cho 1.317 dự án, với chi phí trên 19.679 tỷ đồng, hỗ trợ gần 181 nghìn tổ chức và hộ gia đình Ngoài ra, 12.722 hộ dân đã được tái định cư

Tuy nhiên, vẫn còn chín dự án trong danh mục các công trình trọng điểm chưa được triển khai thu hồi đất GPMB Thành phố Hà Nội cam kết tiếp tục nỗ lực, coi GPMB là tiêu chí quan trọng trong đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và đánh giá cán bộ vào năm 2019

* Tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Trong vài năm gần đây, thị xã Quảng Yên đã nổi bật với việc thu hút đầu tư và thành công trong việc giải phóng mặt bằng cho nhiều dự án Các cơ quan lãnh đạo

và chính quyền địa phương đã chú trọng vào việc thực hiện các biện pháp bồi thường và giải phóng mặt bằng, nhằm mục đích tạo ra quỹ đất sạch thu hút đầu tư mạnh mẽ Trong năm 2018, thị xã đã tiến hành giải phóng mặt bằng cho 24 dự án, đạt diện tích bồi thường lớn nhất từ trước tới nay với 1.094,8 hecta, ảnh hưởng tới 4.036 gia đình

Quá trình triển khai còn đối mặt với nhiều khó khăn, bao gồm sự thay đổi thường xuyên trong chính sách đền bù, sự hạn chế về hiểu biết của một số người dân, và sự phản kháng từ một số hộ gia đình Thị xã đã tạo các Ban Chỉ đạo để phối hợp với chủ đầu tư, đồng thời tổ chức các hội nghị và đối thoại, tuyên truyền và vận

Trang 27

động cộng đồng Kết quả là, đã chi trả gần 313 tỷ đồng hỗ trợ cho các hộ dân, đặc biệt là trong dự án đường nối TP Hạ Long với đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng Nhằm đảm bảo tiếp tục thành công, thị xã Quảng Yên tiếp tục tập trung vào công tác công bố quy hoạch, vận động và tuyên truyền để đạt được sự đồng thuận cao từ cộng đồng đối với các dự án sắp triển khai vào các năm tiếp theo

* Tại Thái Nguyên

Trong những năm gần đây, Thái Nguyên, một khu vực thuộc vùng trung du và miền núi, đã chứng kiến sự phát triển cân đối qua việc mở rộng với 9 đơn vị hành chính Cụ thể, bao gồm thành phố Thái Nguyên, hai thị xã là Sông Công và Phổ Yên, cùng sáu huyện gồm Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình, Định Hóa và Đại Từ Tỉnh này đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, với mức GDP bình quân hàng năm từ 9 - 11%

Thái Nguyên được biết đến với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội, đánh dấu bởi sự đa dạng trong nguồn lực và cơ hội thu hút đầu tư Tuy nhiên, việc thu hồi đền bù và tái định cư trong quá trình giải phóng mặt bằng đang là hoạt động chính

mà cấp chính quyền và cộng đồng dân cư tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm Trong giai đoạn 2016-2019, diện tích đất thu hồi đạt 28.975.871,7 m2 cho tổng cộng 672 dự án, với 469 phương án dự toán đã được thẩm định và số tiền bồi thường, hỗ trợ lên đến 894.858,671 triệu đồng Các dự án trọng điểm như mở rộng sản xuất Công ty Gang Thép Thái Nguyên, xây dựng Nhà máy xi măng Thái Nguyên, và khu công nghiệp Sông Công, đã gặp phải những thách thức và vướng mắc trong quá trình giải phóng mặt bằng và tái định cư

Dự án mở rộng sản xuất Công ty Gang Thép Thái Nguyên, mặc dù đã hoàn thành 3/4 khu tái định cư, nhưng tiến độ hiện vẫn chậm so với kế hoạch và dự kiến hoàn thành vào năm 2019 Dự án xây dựng Nhà máy xi măng Thái Nguyên cũng đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và hiện đang tiến hành các công đoạn còn lại để đi vào sản xuất

Khu công nghiệp Sông Công đã đạt được tiến độ ưng đối với 59/74ha, và các vấn đề về giải phóng mặt bằng đã được giải quyết kịp thời, nhờ sự nỗ lực của UBND thị xã Sông Công và các ngành chức năng

Trang 28

Dự án Trung Tâm Thương mại Thái Nguyên đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, tuy nhiên, tiến độ thực hiện vẫn chậm so với kế hoạch, do chính sách bồi thường GPMB có nhiều thay đổi

Dự án nâng cấp và cải tạo ĐT 268 đã tiến hành giai đoạn I mà không gặp vướng mắc lớn, nhưng vẫn còn thiếu kinh phí để thực hiện đoạn từ thị trấn Chợ Chu đến Đèo So

Dự án Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo - Đại Từ đã hoàn thành bồi thường GPMB các khu tái định cư và cải thiện đường sắt, đường bộ Tuy nhiên, tiến

độ không đạt đúng kế hoạch do thay đổi chính sách bồi thường GPMB và khó khăn trong việc thoả hiệp tái định cư cho cộng đồng dân cư

Mặc dù đã có những thành công, quá trình giải phóng mặt bằng và tái định cư tại Thái Nguyên vẫn còn đối mặt với những thách thức và bất cập cần được giải quyết

1.3.3 Một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài

Nghiên cứu "Phân tích ảnh hưởng của việc giải phóng mặt bằng đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tại một số dự án ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ" chủ yếu tập trung vào hai dự án lớn tại địa bàn: dự án xây dựng đường Vũ Thê Lang và cơ sở hạ tầng xung quanh, cùng với dự án quy hoạch khu đất ở, bao gồm việc phân lô và đấu giá Quyền Sử Dụng Đất ở khu vực Đồi Măng Đây là những dự

án được tỉnh và thành phố quan tâm cao, và quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) đã được thực hiện theo đúng chính sách và áp giá quy định

Tác động của công tác bồi thường và GPMB đến kinh tế của cộng đồng đã tạo cơ hội tăng thu nhập cho lao động phi nông nghiệp Nghiên cứu cho thấy rằng 18,18% số hộ được phỏng vấn tại hai dự án này cho biết thu nhập của họ đã tăng sau khi đất của họ bị thu hồi Ngoài ra, công tác bồi thường cũng tạo điều kiện cho lao động tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp, đóng góp vào sự phát triển

xã hội của cộng đồng, như được mô tả trong nghiên cứu của (Mai Chiến Thắng, 2017)

Nghiên cứu "Phân tích về việc bồi thường và giải phóng mặt bằng cho các dự

án ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn vào năm 2016" đã làm sáng tỏ việc thực

Trang 29

hiện công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng tại thành phố Lạng Sơn, cụ thể là thông qua Dự án Tái định cư khối 2, phường Vĩnh Trại, tuân theo các tiêu chuẩn pháp lý và các quy định của UBND tỉnh (Dương Thị Thu Thủy, 2016) Nghiên cứu cũng nêu bật tác động tích cực của dự án, bao gồm việc giảm tỷ lệ người lao động trong ngành nông nghiệp và tăng tỷ lệ lao động trong các ngành ngoài nông nghiệp Bên cạnh đó, đã có sự tăng về tỷ lệ người thất nghiệp sau khi đất của họ bị thu hồi Nghiên cứu cũng ghi nhận xu hướng tăng thu nhập của các hộ gia đình sau một năm đất của họ bị thu hồi, theo báo cáo của Dương Thị Thu Thủy vào năm 2016

- Thực hiện nghiên cứu "Đánh giá việc thực hiện bồi thường và giải phóng mặt bằng dự án Khu dân cư số 1, tại thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên" cho thấy rằng quy trình Bồi thường và Giải phóng mặt bằng (BT-GPMB) của dự án đã diễn ra tuân thủ các điều khoản pháp lý về đất đai Đa số chủ đất bị ảnh hưởng đã đồng thuận với phương án bồi thường, và việc thực hiện đã hiệu quả Giá bồi thường đã được xác định gần với giá trị thị trường hiện hành Quá trình hỗ trợ và tái định cư diễn ra một cách suôn sẻ, giúp đảm bảo đời sống và sinh kế ổn định cho những người bị ảnh hưởng Tổng cộng 90 hộ gia đình, với tổng diện tích đất nông nghiệp 65.881,9 m2, đã được bồi thường với số tiền là 15.782.247.968 đồng Công ty TNHH Tiến Hoa đã nhận được mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng theo kế hoạch Việc BT-GPMB không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cộng đồng, kinh tế, an ninh, trật tự hay môi trường Các biện pháp liên quan đến BT-GPMB đã góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và triển khai các dự án xây dựng trong tương lai, đồng thời giữ vững cuộc sống, sản xuất và kinh doanh cho những người bị thu hồi đất (Bùi Thị Thanh Hiền, 2019)

Nghiên cứu "Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư cho dự án Khu nhà ở Thăng Long, Thành phố Thái Nguyên từ năm 2017 đến 2019" đã cho thấy quá trình tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật Tổng diện tích đất thu hồi là 198.002,03 m2, với diện tích đất trồng lúa chiếm đa số Tổng kinh phí cho bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lên tới 138,2 tỷ đồng, trong đó phần lớn là tiền bồi thường đất Khảo sát cho thấy, cuộc sống của những hộ dân bị ảnh hưởng

Trang 30

đã cải thiện, với sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các ngành dịch vụ và thu nhập trung bình của họ tăng từ 5,3 triệu đồng/khẩu/tháng lên 7,1 triệu đồng/khẩu/tháng Điều này chứng tỏ sự hiệu quả của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Đảng và Nhà nước Nghiên cứu đã phân loại ra 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến công việc bồi thường và giải phóng mặt bằng, trong đó yếu tố tài chính là quan trọng nhất, tiếp theo là chính sách và pháp luật đất đai, chức năng thực thi, liên quan đến thửa đất và người sử dụng đất (Trần Việt Hải, 2020)

Trang 31

Chương 2:

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng được áp dụng trên địa bàn nghiên cứu;

- Các hộ dân có đất bị thu hồi và cán bộ trên địa bàn nghiên cứu

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Định Hóa

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế xã hội

- Hiện trạng sử dụng đất

2.3.2 Đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự

án Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới - Chợ Chu

- Đánh giá kết quả bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

- Đánh giá kết quả bồi thường tài sản trên đất

- Đánh giá công tác hỗ trợ

- Đánh giá chung công tác thu hồi đất

2.3.3 Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất

- Đánh giá công tác bồi thường GPMB tới kinh tế

- Đánh giá công tác bồi thường GPMB tới xã hội

- Đánh giá công tác bồi thường GPMB tới môi trường

Trang 32

2.3.4 Đề xuất và kiến nghị giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu, tài liệu đã có (số liệu thứ cấp)

Thu thập thông tin và số liệu từ các cơ quan chức năng liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, bao gồm Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thống

kê, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và Trung tâm phát triển quỹ đất

Đối chiếu và sử dụng tài liệu, số liệu từ các báo cáo và đánh giá về công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ giải phóng mặt bằng của các dự án trên địa bàn huyện Định Hóa qua nhiều năm

Tham khảo báo cáo về kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong suốt các năm

2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu từ người dân thông qua phiếu điều tra (số liệu sơ cấp)

Trong khuôn khổ dự án mở rộng Đường Hồ Chí Minh đoạn từ Chợ Mới đến Chợ Chu thuộc tỉnh Thái Nguyên, dự định thực hiện một cuộc điều tra để đánh giá ảnh hưởng và quá trình bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Cụ thể, cuộc điều tra sẽ bao gồm việc chọn lọc một cách ngẫu nhiên 100 hộ dân có đất bị thu hồi để tham gia Bên cạnh đó, sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp với 20 cán bộ đã tham gia vào quá trình thu hồi đất và bồi thường, để thu thập thông tin chi tiết qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn

Phạm vi phỏng vấn không chỉ giới hạn ở cán bộ tham gia lập kế hoạch bồi thường và hỗ trợ Giải phóng mặt bằng (GPMB), mà còn mở rộng ra các cán bộ có nhiệm vụ thống kê, kiểm đếm các nhà ở, công trình, vật kiến trúc, cũng như các cây trồng, hoa màu trên các khu đất bị ảnh hưởng Đồng thời, cuộc điều tra cũng nhắm đến các cán bộ địa chính tại những khu vực có đất bị thu hồi, bao gồm cả các hộ dân được hưởng lợi từ quá trình GPMB và những hộ dân khác bị ảnh hưởng gián tiếp

mà không thuộc diện được bồi thường

* Yêu cầu: Người được điều tra phải rải đều khu vực cần nghiên cứu

* Nội dung điều tra:

Trang 33

- Thực hiện cuộc điều tra thông tin liên quan đến các hộ gia đình và cá nhân được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ trong quá trình Nhà nước thu hồi đất

- Tiến hành điều tra các thông tin thuộc tính về đối tượng được bồi thường,

hỗ trợ, bao gồm tên chủ hộ, địa chỉ, số nhân khẩu

- Các đặc điểm tự nhiên của thửa đất bị thu hồi, như vị trí, hình thể, và diện tích

- Thu thập ý kiến khách quan của các hộ gia đình về chính sách bồi thường,

hỗ trợ, bao gồm giá bồi thường đất, bồi thường hoa mầu, công trình trên đất, và các chính sách hỗ trợ khác

2.4.3 Phương pháp thống kê, tổng hợp

- Tổng hợp các mẫu điều tra

- Thống kê các phản ánh trong phiếu điều tra

- Thống kê các trường hợp bị thu hồi toàn bộ diện tích đất đang sử dụng

- Thống kê các trường hợp bị thu hồi một phần diện tích đất

Trên cơ sở số liệu tổng hợp, thống kê phân tích đánh giá các trường hợp đặc trưng cho dự án

Trang 35

Huyện Định Hóa, nằm ở phía bắc của Thành phố Thái Nguyên, cách khoảng

50 km theo hướng quốc lộ 3 và quốc lộ 3C, có vị trí địa lý được mô tả như sau (Theo UBND huyện Định Hóa, 2020):

Phía bắc giáp với huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Phía nam giáp với huyện Đại Từ và huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Phía đông giáp với huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Phía tây giáp với huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

3.1.1.2 Địa hình

Dựa vào Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đại huyện Định Hóa thời kỳ

2021-2030, huyện Định Hóa ở tỉnh Thái Nguyên có đặc điểm địa hình phức tạp với chủ yếu là vùng núi cao, có độ dốc lớn và địa hình hiểm trở, có độ chia cắt mạnh Khu vực Định Hóa có các địa hình chủ yếu là đất bằng phẳng, phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp, nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ và rải rác dọc theo các con khe, bên bờ sông và suối hoặc các thung lũng đá vôi Huyện Định Hóa được phân thành

ba khu vực nhỏ dựa trên đặc thù địa hình và hoạt động sản xuất:

Tiểu vùng 1 (khu vực phía Bắc bao gồm bảy xã): Các xã bao gồm Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Bảo Linh, Kim Phượng và Tân Dương Khu vực này nổi bật với địa hình núi cao, đất chủ yếu dành cho lâm nghiệp, làm cho diện tích đất nông nghiệp bị chia cắt và phân tán

Tiểu vùng 2 (khu vực trung tâm bao gồm bảy xã): Gồm các xã Phúc Chu, Thị trấn Chợ Chu, Định Biên, Đồng Thịnh, Bảo Cường, Phượng Tiến và Trung Hội Khu vực này có địa hình tương đối bằng phẳng với đất đai màu mỡ, được xác định

là khu vực sản xuất lúa chính của huyện, cùng với sự hiện diện của núi đá vôi Tiểu vùng 3 (khu vực phía Nam bao gồm chín xã): Bao gồm Thanh Định, Bình Yên, Trung Lương, Điềm Mặc, Phú Tiến, Phú Đình, Sơn Phú, Bộc Nhiêu và Bình Thành Đây chủ yếu là khu vực đất đồi, nổi bật với sự phát triển của các loại cây công nghiệp, đánh dấu là khu vực trọng điểm trong phát triển nông nghiệp công nghiệp của huyện

3.1.1.3 Điều kiện khí hậu

Trang 36

Định Hóa, với khí hậu nhiệt đới, phân chia thành hai mùa rõ rệt Mùa hè bắt đầu từ tháng Tư đến tháng Mười, trong đó tháng Tám là thời gian nóng nhất, nhiệt

độ trung bình có thể đạt tới 28°C Mùa đông từ tháng Mười Một đến tháng Ba năm sau, với tháng Một là lạnh nhất, nhiệt độ trung bình khoảng 15°C Trong mùa hè, nhiệt độ có thể tăng cao đến 41°C, trong khi mùa đông, nhiệt độ có thể giảm xuống còn 10°C

Định Hóa cũng ghi nhận độ ẩm rất cao, với độ ẩm trên 80% trong hầu hết các tháng, trừ tháng Giêng Tháng Ba, Tháng Tư và Tháng Tám thường chứng kiến độ

ẩm cao nhất, trên 85%, do ảnh hưởng của mưa phùn và mưa ngâu

Về gió, huyện này chịu ảnh hưởng bởi hai loại gió mùa chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Gió mùa Đông Bắc mang theo thời tiết lạnh và khô, đôi khi kèm theo sương muối, ảnh hưởng đến sức khỏe và nông nghiệp Ngược lại, gió mùa Đông Nam mang hơi ẩm từ biển Đông, gây ra mưa nặng hạt Lượng mưa trung bình hàng năm ở Định Hóa là khoảng 1.655 mm, với mùa mưa chủ yếu trong mùa

hè, chiếm từ 85% đến 90% tổng lượng mưa, trong khi mùa khô diễn ra trong mùa đông, chỉ chiếm khoảng 10% đến 15% tổng lượng mưa Đầu mùa khô thường khô cằn và thiếu mưa, dẫn đến tình trạng hạn hán

3.1.1.4 Điều kiện đất đai huyện Định Hóa

Các loại đất chính tại Định Hóa được chia thành 5 nhóm:

- Đất Mác mưa chua (Grnid): Có diện tích 19,97 km², tầng đất dầy trung bình, chủ yếu tập trung ở các xã vùng 3

- Đất Zeralid nâu đỏ: Có diện tích khoảng 2,8 km², tầng đất dầy trung bình và

tỷ lệ xét hoá học biến đổi từ 52 đến 73%, phân bố rải rác trong huyện

- Đất dốc tụ: Có tổng diện tích khoảng 27,68 km², phân bố rộng khắp trong huyện, với địa hình phức tạp

- Đất phù sa suối: Có khoảng 17,73 km², tập trung hai bên các sông và suối trong huyện, tạo thành những cánh đồng vừa và nhỏ

Trang 37

- Đất dốc tụ có ảnh hưởng CaCO3: Có diện tích khoảng 1,82 km², phân bố tập trung xung quanh khu vực có những dãy núi đá vôi Đất này có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm (UBND huyện Định Hóa, 2020)

Huyện Định Hóa có nhiều tài nguyên đặc biệt, đặc trưng trong lĩnh vực du lịch văn hóa và lịch sử, chẳng hạn như khu vực ATK Định Hóa với 128 điểm di tích lịch

sử cách mạng quan trọng, gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam, và nhiều di tích khác có giá trị lịch sử và văn hóa

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Dựa theo báo cáo tổng hợp về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -

xã hội năm 2022 và định hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2023 của UBND huyện Định Hóa, tổng kết tình hình kinh tế xã hội như sau:

3.1.2.1 Dân số và lao động

Trong năm 2022, huyện Định Hóa ghi nhận dân số trung bình là 91.480 người, với 45.475 người là dân số nữ Trong đó, thị trấn Chợ Chu có trung bình 6.760 người, và các xã khác trên địa bàn có trung bình 84.720 người Tỷ suất sinh thô trong năm 2022 giảm 0,2%, đạt 200% so với kế hoạch (KH), và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm 0,4%, đạt 100% so với KH (theo UBND huyện Định Hóa, 2022)

Công tác lao động, việc làm, bình đẳng giới, và việc thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ, cùng với công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em tiếp tục được thực hiện theo quy định Trong năm 2022, huyện đã giải quyết việc làm cho 2.236 lao động, đạt 101,6% so với kế hoạch Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 70,35%, vượt 203,91% so với kế hoạch, trong đó tỷ lệ lao động được cấp văn bằng chứng chỉ đạt 30,1%, vượt 100,4% Đề nghị Tòa án nhân dân huyện áp dụng biện pháp xử lý hành chính và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với 19 người nghiện ma túy

3.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành sản xuất

Chính quyền huyện Định Hóa đã hướng dẫn các xã và thị trấn thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả bằng việc chuẩn bị đầy đủ giống cây

Trang 38

lúa, ngô, cây màu và các tài nguyên khác phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp Đồng thời, họ cũng đã chỉ đạo kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống hồ, đập, và kênh mương để đảm bảo tích trữ đủ nước để hỗ trợ sản xuất

Kết quả của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản năm 2022 là 1.154,1 tỷ đồng, tương đương 100,44% so với kế hoạch, và tăng 4,08% so với năm

2021 Trong đó, sản lượng trong nông nghiệp là 1.007,4 tỷ đồng, bao gồm 529 tỷ đồng từ trồng trọt, 376,7 tỷ đồng từ chăn nuôi, và 101,7 tỷ đồng từ dịch vụ nông nghiệp Lâm nghiệp đạt 107 tỷ đồng và thủy sản đạt 39,7 tỷ đồng

Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt là 105,1 triệu đồng/ha, tương đương 101,06% so với kế hoạch, và tăng 4,5 triệu đồng so với năm 2021 Có

5 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên được đạt, bằng 100% so với kế hoạch Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2022 đạt 805 ha, tương đương 107,3% so với kế hoạch, và sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 1.443 tấn, tương đương 103,1% so với kế hoạch, tăng 85 tấn và 6,26% so với năm 2021 Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%, tương đương 100% so với kế hoạch, và tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 80%, tương đương 106,7% so với kế hoạch (UBND huyện Định Hóa, 2022)

* Đánh giá chung điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội

- Ưu điểm:

Dựa trên mô tả của bạn về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Định Hóa, Thái Nguyên, dưới đây là một số ưu điểm của khu vực này:

Địa lý và điều kiện tự nhiên:

- Vị trí Chiến Lược: Định Hóa có vị trí địa lý chiến lược, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, gần quốc lộ 3 và quốc lộ 3C, thuận tiện cho giao thông và kết nối với các vùng lân cận

- Đa dạng địa hình: Định Hóa có địa hình đa dạng, từ vùng núi cao đến đất đồi

và đồng bằng, tạo điều kiện cho sự phát triển đa ngành và đa dạng trong sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp

Trang 39

- Điều kiện khí hậu: Với khí hậu nhiệt đới và sự phân bố mưa tốt, Định Hóa có điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

- Điều kiện đất đai: Có đất lâm nghiệp chất lượng cao, tại vùng núi cao thường

có đất lâm nghiệp chất lượng cao, đặc biệt là đất Mác mưa chua, làm cho việc trồng cây lúa và cây trồng khác rất hiệu quả

- Sự đa dạng của đât: Sự đa dạng về loại đất như đất dốc tụ, đất phù sa suối, và đất đồi gò cung cấp cơ hội cho sự phát triển đa ngành nông nghiệp và công nghiệp

- Phong cảnh và du lịch: Với nhiều điểm du lịch lịch sử và văn hóa như khu vực ATK Định Hóa và các di tích khác, huyện có tiềm năng lớn trong việc phát triển ngành du lịch, giúp tạo nguồn thu nhập thêm cho cộng đồng và địa phương

- Sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp: Kết quả của sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp cho thấy năng suất và giá trị sản phẩm tăng cao, đặc biệt là trong các mô hình trồng trọt và nuôi trồng thủy sản

- Thực trạng kinh tế - xã hội: Với sự đa dạng trong các ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, và thủy sản, Định Hóa có cơ sở kinh tế - xã hội ổn định và

đa chiều

- Công tác lao động và đào tạo: Sự chú trọng vào công tác lao động, đào tạo,

và tạo việc làm đã đạt được kết quả tích cực, giúp cải thiện đời sống và thu nhập cho cộng đồng

- Những ưu điểm này có thể làm cho Định Hóa trở thành một địa điểm hấp dẫn cho sự phát triển kinh tế và du lịch, đồng thời cung cấp môi trường sống tốt cho cộng đồng địa phương Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng có thể có những thách thức

và cơ hội khác cần được quản lý để bảo vệ và phát huy tối đa tiềm năng

- Một số khó khăn, hạn chế, nguyên nhân

Dựa vào mô tả về huyện Định Hóa, Thái Nguyên, cũng có một số khó khăn và thách thức mà khu vực này có thể đối mặt:

Địa hình phức tạp: Địa hình núi cao và độ dốc lớn gây khó khăn trong giao thông, đặc biệt là trong việc vận chuyển hàng hóa và phát triển các dự án kinh tế

Trang 40

Khí hậu khắc nghiệt: thiên tai và biến đổi khí hậu các sự kiện thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, và biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của cộng đồng

Thiếu cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng giao thông, điện lực, và nước sạch còn hạn chế, gây khó khăn trong việc thuận tiện sinh hoạt hàng ngày và phát triển kinh tế Thách thức trong nông nghiệp: Các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu có thể gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp Các khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư có thể gặp do điều kiện kinh tế khó khăn và cạnh tranh với các vùng lân cận

Thách thức xã hội và giáo dục: Cần cải thiện hệ thống giáo dục và đào tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và xã hội Sự phát triển kinh tế có thể gây áp lực lớn cho môi trường, đặt ra thách thức về bảo vệ và bảo tồn tài nguyên tự nhiên

Các khó khăn trên yêu cầu sự đổi mới, quản lý hiệu quả và hợp tác chặt chẽ từ cộng đồng và chính quyền địa phương để giải quyết và tận dụng tối đa tiềm năng phát triển của khu vực

Dịch bệnh Covid-19: Trong những tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã diễn biến phức tạp tại huyện, với sự gia tăng mạnh mẽ của số ca nhiễm (trên 26.000 người) Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, giáo dục, đào tạo, văn hoá, thể dục thể thao và nhiều lĩnh vực khác

Giải quyết đơn thư, khiếu nại và tranh chấp về đất đai: Mặc dù đã có sự quan tâm và nỗ lực trong việc giải quyết các vụ việc này, nhưng vẫn còn một số trường hợp kéo dài, thậm chí sau nhiều lần giải quyết, vẫn chưa đạt được sự hoàn toàn giải quyết Nguyên nhân là do sự kiên nhẫn và đơn phương của một số công dân, khi họ tiếp tục gửi đơn khiếu nại ở nhiều cấp, tạo ra tình trạng đơn thư kéo dài

Ứng dụng công nghệ thông tin: Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giải quyết các thủ tục hành chính và quản lý văn bản vẫn chưa đồng đều trong một

số cơ quan và địa phương Nguyên nhân là trình độ và năng lực về công nghệ thông

Ngày đăng: 15/08/2024, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Anh (2021), Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư tại Dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 179 đoạn từ dốc lời tới ngã tư đường 181 trên địa bàn huyện Gia Lâm, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư tại Dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ 179 đoạn từ dốc lời tới ngã tư đường 181 trên địa bàn huyện Gia Lâm
Tác giả: Nguyễn Ngọc Anh
Năm: 2021
2. Nguyễn Hữu Bắc (2020), Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án đường Bắc Sơn kéo dài, địa phận phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ quản lý đất đai, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án đường Bắc Sơn kéo dài, địa phận phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Hữu Bắc
Năm: 2020
3. Nguyễn Văn Cường (2020), Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số dự án trên địa bàn xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, Luận văn thạc sỹ quản lý đất đai, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số dự án trên địa bàn xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
Tác giả: Nguyễn Văn Cường
Năm: 2020
4. Trần Việt Hải (2020), Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất dự án xây dựng khu nhà ở Thăng Long, thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2019. Luận văn thạc sỹ quản lý đất đai, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất dự án xây dựng khu nhà ở Thăng Long, thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2019
Tác giả: Trần Việt Hải
Năm: 2020
5. Đinh Thị Thu Hường (2020), Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án xây dựng tuyến đường trục trung tâm phía Nam thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sỹ quản lý đất đai, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án xây dựng tuyến đường trục trung tâm phía Nam thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Tác giả: Đinh Thị Thu Hường
Năm: 2020
6. Dương Thị Thu Hiền (2021), Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư tại dự án xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư phường Ngọc Thụy, Quận Long Biên, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư tại dự án xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư phường Ngọc Thụy, Quận Long Biên
Tác giả: Dương Thị Thu Hiền
Năm: 2021
7. Bùi Thị Thanh Hiền (2019), Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án Khu dân cư số 1, thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án Khu dân cư số 1, thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Bùi Thị Thanh Hiền
Năm: 2019
8. Hội Khoa học kỹ thuật Xây dựng Việt Nam - Bộ Xây dựng (2002), Kỷ yếu hội thảo đền bù và Giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo đền bù và Giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam
Tác giả: Hội Khoa học kỹ thuật Xây dựng Việt Nam - Bộ Xây dựng
Năm: 2002
9. Dương Thị Thúy Hống (2018), Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án khu tái định cư xã Hồng Tiến trên địa bàn xã Hồng Tiến - thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ quản lý đất đai, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án khu tái định cư xã Hồng Tiến trên địa bàn xã Hồng Tiến - thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Dương Thị Thúy Hống
Năm: 2018
10. Lê Trung Kiên (2019), Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư một số dự án trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sỹ quản lý đất đai, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư một số dự án trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Tác giả: Lê Trung Kiên
Năm: 2019
11. Phạm Thị Mai Lam (2019), Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện dự án cảng hàng không quốc tế Vân Đồn tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ quản lý đất đai, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện dự án cảng hàng không quốc tế Vân Đồn tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Tác giả: Phạm Thị Mai Lam
Năm: 2019
12. Phan Long (2019), Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện một số dự án thu hồi đất để quản lý theo quy hoạch tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sỹ quản lý đất đai, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện một số dự án thu hồi đất để quản lý theo quy hoạch tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Tác giả: Phan Long
Năm: 2019
13. Phạm Thị Bích Liên (2020), Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2019, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2019
Tác giả: Phạm Thị Bích Liên
Năm: 2020
14. Chu Tất Lợi (2020), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại Ủy ban Nhân dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại Ủy ban Nhân dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Chu Tất Lợi
Năm: 2020
20. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Hóa (2022), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Hóa (2022)
Tác giả: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Hóa
Năm: 2022
24. Dương Văn Thành (2021), Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án khu hành chính mới huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Dương Văn Thành
Năm: 2021
25. Đào Thị Tuyên (2021), Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi (Km 185 - Km 189) huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2019, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi (Km 185 - Km 189) huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2019
Tác giả: Đào Thị Tuyên
Năm: 2021
26. Dương Thị Thu Thủy (2016), Đánh giá ông tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn năm 2016, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá ông tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn năm 2016
Tác giả: Dương Thị Thu Thủy
Năm: 2016
27. Mai Chiến Thắng (2017), Đánh giá tác động của công tác giải phóng mặt bằng đến kinh tế, xã hội, môi trường ở một số dự án trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của công tác giải phóng mặt bằng đến kinh tế, xã hội, môi trường ở một số dự án trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Tác giả: Mai Chiến Thắng
Năm: 2017
28. Hà Thanh Sơn (2020), Giải quyết khiếu nại về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại Ủy ban Nhân dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết khiếu nại về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại Ủy ban Nhân dân huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Hà Thanh Sơn
Năm: 2020

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3. 1. Sơ đồ hành chính huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên
Hình 3. 1. Sơ đồ hành chính huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34)
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Định Hóa năm 2022 - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Định Hóa năm 2022 (Trang 41)
Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất chưa sử dụng năm 2022 - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên
Hình 3.2 Cơ cấu sử dụng đất chưa sử dụng năm 2022 (Trang 43)
Hình 3. 3: Hình ảnh hướng tuyến dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên
Hình 3. 3: Hình ảnh hướng tuyến dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – (Trang 46)
Bảng 3. 2: Diện tích các loại đất thu hồi tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn  Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn, tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên
Bảng 3. 2: Diện tích các loại đất thu hồi tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn, tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang (Trang 47)
Hình 3. 4: Cơ cấu thu hồi đất dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên
Hình 3. 4: Cơ cấu thu hồi đất dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã (Trang 48)
Bảng 3. 3: Đơn giá bồi thường các loại đất thu hồi tại dự án đường Hồ Chí - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên
Bảng 3. 3: Đơn giá bồi thường các loại đất thu hồi tại dự án đường Hồ Chí (Trang 50)
Bảng 3. 4: Giá trị bồi thường về đất của dự án tại dự án đường Hồ Chí Minh - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên
Bảng 3. 4: Giá trị bồi thường về đất của dự án tại dự án đường Hồ Chí Minh (Trang 50)
Bảng 3. 5: Kết quả bồi thường về tài sản trên đất của dự án tại dự án đường - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên
Bảng 3. 5: Kết quả bồi thường về tài sản trên đất của dự án tại dự án đường (Trang 53)
Hình 3. 5: Cơ cấu Kết quả bồi thường về tài sản trên đất của dự án tại dự án - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên
Hình 3. 5: Cơ cấu Kết quả bồi thường về tài sản trên đất của dự án tại dự án (Trang 54)
Hình 3. 6: Cơ cấu các nguyên nhân làm chậm bồi thường về tài sản trên đất  của dự án tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên
Hình 3. 6: Cơ cấu các nguyên nhân làm chậm bồi thường về tài sản trên đất của dự án tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn (Trang 55)
Hình 3. 7: Cơ cấu các khoản hỗ trợ tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên
Hình 3. 7: Cơ cấu các khoản hỗ trợ tại dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ (Trang 58)
Bảng 3. 8: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất của dự án tại - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên
Bảng 3. 8: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất của dự án tại (Trang 61)
Hình 3. 8: Biểu đồ số lượng lao động với các ngành nghề khác nhau sau khi thu - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên
Hình 3. 8: Biểu đồ số lượng lao động với các ngành nghề khác nhau sau khi thu (Trang 63)
Bảng 3. 10: Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất tại dự án - đánh giá công tác giải phóng mặt bằng bồi thường hỗ trợ tái định cư dự án đường hồ chí minh đoạn chợ mới chợ chu tỉnh thái nguyên
Bảng 3. 10: Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất tại dự án (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w