Trong Nghị định này, TMĐT được hiểu như sau “Hoạt động TMĐT là việctiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phươngtiện điện tử có kết nối với mạng Internet
Nội dung nghiên cứu
Đề án tập trung nghiên cứu các nội dung chính như các hình thức thanh toán điện tử; thực trạng, sự phát triển của công nghệ, điểm mạnh, điểm yếu của thanh toán điện tử Từ đó ta thấy được các cơ hội, thách thức để nâng cao công nghệ, nâng cao chất lượng thanh toán điện tử và phát triển Fintech trong thương mại điện tử ở Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.
Kết cấu của đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về thanh toán điện tử
Chương 2: Thanh toán điện tử ở doanh nghiệp
Chương 3: Xu hướng và cơ hội phát triển Fintech
Tổng quan về thanh toán điện tử
Các khái niệm
Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm và EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.
Một số khái niệm thương mại điện tử được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế giới như sau:
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet.” Theo luật mẫu về Thương mại điện tử (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996): “Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.”
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: “Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet.” Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại điện tử.
Theo Ủy ban châu Âu: “Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến) Thuật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công.”
Ngày 16/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 52⁄2013⁄NĐ-CP về TMĐT Trong Nghị định này, TMĐT được hiểu như sau “Hoạt động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”.
Khi kinh doanh trên mạng Internet doanh nghiệp và cá nhân có thể tiến hành và quản lý mọi giao dịch thông qua một hệ thống thanh toán mà chỉ cần một chiếc máy tính với một trình duyệt và kết nối mạng.
Theo báo cáo Quốc gia về kỹ thuật thương mại điện tử của Bộ thương mại: Thanh toán điện tử cần được hiểu theo nghĩa rộng được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt Theo nghĩa hẹp: thanh toán điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên mạng Internet.
Thanh toán điện tử (Electronic Payment) là hành động thực hiện thanh toán thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin mà trong đó các thông điệp điện tử,chứng từ điện tử liên quan được truyền đi nhờ hệ thống máy tính có kết nối mạng
Internet, giúp quá trình thanh toán mau lẹ hơn rất nhiều so với phương thức thanh toán truyền thống Như vậy, thanh toán điện tử là quá trình thanh toán bằng các thông điệp điện tử thay cho tiền mặt
Theo Hội đồng Kiểm tra Định chế Tài chính Liên bang (2010), thanh toán điện tử là một hình thức thanh toán mới thực hành cho bán lẻ trong đó người bán truy xuất thông tin thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ và đặt thông tin trong một mẫu điện tử tạo ra các tệp điện tử để xử lý qua mạng.
Sự hình thành và phát triển của thanh toán điện tử
Theo Sapsford (xuất bản năm 2004): “Một đồng tiền có thể sẽ là tất cả nếu con người muốn như thế” Thế kỷ thứ 10 trước công nguyên, thực phẩm thường được đem ra trao đổi với nhau Các đồng tiền bằng kim loại đã xuất hiện tại Hy lạp và Ấn độ khoảng giữa thế kỷ thứ 10 và 6 trước công nguyên và được dùng trong mua bán trong 2000 năm Vào thời Trung cổ, các thương nhân Ý đã dùng phương thức thanh toán bằng Séc Tại Mỹ, tiền giấy được phát hành tại bang Massachusetts vào năm 1960 Đến năm 1950, thẻ tín dụng được hãng Diners Club giới thiệu đến công chúng Đến tận bây giờ, tiền giấy đã được sử dụng phổ biến nhất, còn Séc thì phổ biến trong việc thanh toán phi tiền mặt.
Ngày nay, chúng ta đang ở giữa cuộc cách mạng thanh toán, với phương thức thanh toán bằng thẻ điện tử đang dần thay thế cho thanh toán bằng tiền mặt và Séc Năm 2003, việc sử dụng kết hợp giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trong nội bộ công ty lần đầu tiên đã chiếm lĩnh ưu thế hơn việc thanh toán bằng tiền mặt và Séc ( theo thống kê năm 2004 của Cục dự trữ liên bang Mỹ) Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng chiếm khoảng 52% thanh toán nội bộ, còn lại là tiền mặt Từ năm 1999 đến năm
2003, việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán đã tăng lên từ 21% đến 31%, trong khi thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống từ 39% còn 32% (theo thống kê năm 2004 của Cục dự trữ liên bang Mỹ).
Tại Việt Nam, thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của Internet, 3G, điện thoại thông minh, thẻ ngân hàng và các trang thương mại điện tử, cụ thể là từ khoảng 2015 Người tiêu dùng thời đại mới đề cao sự thuận tiện nên sự ra đời của những trang thương mại điện tử kéo theo sự ra đời của thanh toán điện tử giúp cho người dùng tiết kiệm được thời gian trong việc mua sắm (mua vé máy bay, mua hàng trực tuyến) cũng như thanh toán các hóa đơn mỗi ngày (dịch vụ điện, nước, Internet, điện thoại, truyền hình cáp, đóng phí bảo hiểm) một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Từ năm 2005 trở về trước, các website TMĐT Việt Nam chủ yếu chỉ cung cấp thông tin sản phẩm và dịch vụ Các giao dịch B2C và C2C tự phát triển theo nhu cầu của thị trường một cách nhỏ lẻ do thiếu sự bảo hộ về pháp luật Lúc đó, cơ sở hạ tầng cho thanh toán điện tử trong các giao dịch TMĐT chưa được xây dựng. Đến năm 2006, khung pháp lý về TMĐT cơ bản đa hình thành, thanh toán điện tử bắt đầu được nhắc đến, một số ngân hàng tiên phong triển khai thanh toán điện tử nhưng vẫn có tính chất đơn lẻ, manh mún với dịch vụ thanh toán hoá đơn qua ATM, dịch vụ ngân hàng trực tuyến chỉ dừng lại ở tiện ích cung cấp thông tin.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2007, thanh toán điện tử đã có bước phát triển mạnh với một số đặc điểm chính sau:
Mở rộng đối tượng triển khai và ứng dụng thanh toán trực tuyến: Tháng2/2007, Công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines và Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam (VCB) cùng triển khai dịch vụ bán vé máy bay qua mạng Internet, áp dụng giải pháp thanh toán điện tử qua thẻ tín dụng Tháng 4/2007, mạng thanh toán điện tử Công ty Mạng thanh toán Vina (PayNet) ra mắt, cung cấp các giao dịch thanh toán hoá đơn điện nước, Internet, điện thoại, bảo hiểm,v.v qua máy ATM, điểm chấp nhận thẻ (POS) và ePOS Dịch vụ F@st-Vietpay của Ngân hàng Kỹ Thương và thẻ đa năng Ngân hàng Đông Á cho phép chủ thẻ thanh toán tiền mua hàng trực tuyến tại một số website Tháng 10/2007, Công ty Giải pháp thanh toán Việt Nam chính thức cung cấp dịch vụ thanh toán VnTopUp qua điện thoại di động.
Kết nối sâu rộng của các liên minh thẻ: 27 ngân hàng liên kết tạo nên mạng thanh toán Smartlink cùng với việc kết nối thành công của 4 ngân hàng lớn trong Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) đã giúp thị trường thẻ phát triển mạnh và mang lại nhiều tiện ích hơn cho người tiêu dùng. Hai mạng thanh toán này chiếm khoảng 90% thị phần thẻ cả nước đã ký cam kết hợp tác và đang nỗ lực cho ra mắt loại thẻ thanh toán có thể thực hiện mọi giao dịch cần đến thanh toán điện tử.
Đa dạng hóa các loại hình thanh toán điện tử: các kênh thanh toán điện tử phổ biến bao gồm thanh toán thẻ qua hệ thống ATM/POS, thanh toán trực tuyến qua Internet.
Phân loại các hình thức thanh toán điện tử
1 Thanh toán bằng thẻ Đây là hình thức thanh toán đặc trưng nhất, chiếm tới 90% trong tổng số các giao dịch TMĐT Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một loại thẻ có khả năng thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại một vài địa điểm, kể cả website mua hàng trực tuyến nếu chấp nhận tiêu dùng bằng thẻ đó Hoặc có thể dùng để rút tiền mặt trực tiếp từ các ngân hàng hay các máy rút tiền tự động Hiện nay, các loại thẻ thanh toán được chia làm 2 loại, có thể được phát hành bởi các ngân hàng, các tổ chức tài chính Ví dụ như:
Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: Nếu khách hàng sở hữu các loại thẻ như Visa, Mastercard, American Express, JCB đều có thể thanh toán tại hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePay.
Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Loại hình này chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam nhưng khá phát triển ở nước ngoài Với cách thanh toán này các chủ thẻ tại Connect24 của ngân hàng Vietcombank hay chủ thẻ đa năng của ngân hàng Đông Á đã có thể thực hiện thanh toán điện tử tại các website đã kết nối với 2 ngân hàng này cũng như cổng thanh toán OnePay.
2 Thanh toán bằng séc trực tuyến
Phương thức thanh toán bằng séc hiện chiếm tới 11% tổng các giao dịch trực tuyến Tuy phương thức này khá phức tạp, sau khi giao dịch trực tuyến được thực hiện, người mua phải ra khỏi mạng và gửi séc qua thư đến cho người bán.
Séc điện tử thực chất là một loại “séc ảo”, cho phép người mua thanh toán bằng séc qua mạng Internet Người mua sẽ điền vào form (nó giống như một quyển séc được hiển thị trên màn hình) các thông tin về ngân hàng của họ, ngày giao dịch và trị giá của giao dịch; sau đó gửi thông tin đó tới một trung tâm giao dịch để xử lý và kết thúc giao dịch Có 2 cách để sử dụng séc điện tử:
Phương pháp “Print & Pay”, có nghĩa là “in và thanh toán”; để sử dụng phương thức này khách hàng phải mua một phần mềm cho phép mình in những tấm séc ra và chuyển séc đó đến ngân hàng của mình để nhận tiền Quá trình xử lý séc trực tuyến cũng giống như séc thông thường, khi phát sinh thanh toán séc được chuyển đến ngân hàng và phải được ngân hàng chứng nhận thì séc đó mới có giá trị Sử dụng tiện ích này giúp khách hàng giảm được nhiều chi phí giao dịch.
Phương pháp “Trung tâm giao dịch” giống như việc áp dụng phương pháp
“print and pay”, người sử dụng séc phải nhập tất cả các thông tin trên séc vào form tại cửa hàng ảo Những thông tin đó sẽ được mã hoá và chuyển trực tiếp tới ngân hàng và sẽ được xử lý trong vòng 48 giờ Sau đó, toàn bộ số tiền của giao dịch sẽ được chuyển từ tài khoản của người mua sang tài khoản của người bán Kèm theo đó, là một “báo có” trực tuyến vào tài khoản của người bán và một “báo nợ” được gửi bằng email cho người mua.
3 Thanh toán bằng ví điện tử
Khi sử dụng phương thức thanh toán bằng ví điện tử, người dùng bắt buộc phải tạo và sở hữu tài khoản trên các ví điện tử như: Mobivi, Payoo, VnMart, Momo,
Về ưu điểm, phương thức thanh toán bằng ví điện tử giúp người dùng có thể dễ dàng chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản ví điện tử, hoặc cũng có thể nạp tiền vào ví bằng cách nộp tiền mặt nếu muốn, để tiến hành giao dịch thanh toán Tuy nhiên, nhược điểm là: người dùng chỉ thực hiện thanh toán được trên các website chấp nhận ví điện tử này mà thôi.
Hiện nay, chi phí đăng ký tài khoản, dịch vụ tại các ví điện tử ở Việt Nam đa phần được miễn phí, mức phí khi sử dụng cũng tương đối thấp Do đó đây là một trong những phương thức thanh toán khá phổ biến tại Việt Nam.
4 Thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng
Hình thức thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng được thực hiện thông qua ATM hoặc thông qua giao dịch trực tiếp trên máy tính, điện thoại.
Với phương thức thanh toán điện tử này, người mua chỉ cần chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của người bán để thanh toán ngay khi thực hiện giao dịch Rất tiện lợi cho người sử dụng.
Cũng bởi tính dễ dàng, tiện lợi, có thể chuyển khoản thanh toán ở bất cứ nơi đâu , bất cứ thời điểm nào chỉ với một chiếc smartphone hoặc máy tính có kết nối mạng, nên phương thức thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng đã và đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam Hơn thế, phương thức thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng hiện đã được pháp luật Việt nam quy định là 1 trong 2 loại hình thức thanh toán được chấp nhận trên hóa đơn nói chung, hóa đơn điện tử nói riêng.
5 Thanh toán qua két điện tử
Hiện vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về “két tiền điện tử” và cũng chưa có một tiêu chuẩn chung về két tiền điện tử Tuy nhiên, có thể được hiểu “két tiền điện tử” là nơi lưu giữ các số thẻ tín dụng Két tiền điện tử là một két ảo nó có thể lưu giữ tất cả các thông tin của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, mật khẩu, thẻ hội viên, và tất cả các số thẻ hiện có của khách hàng Nó sẽ tạo thuận lợi hơn cho khách hàng khi mua hàng trực tuyến, bởi vì số thẻ tín dụng của khách hàng có thể được copy từ “két tiền điện tử” và "dán" vào trong đơn đặt hàng trực tuyến, mà không cần phải nhập từ bàn phím.
Lợi ích và rủi ro của thanh toán điện tử
1.1 Một số lợi ích chung
Hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử :
Xét trên nhiều phương diện, thanh tóan trực tuyến là nền tảng của các hệ thống thương mại điện tử, khả năng thanh toán trực tuyến đã tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa thương mại điện tử với các ứng dung khác cung cấp trên Internet Do vậy, việc phát triển thanh toán trực tuyến sẽ hoàn thiện hóa thương mại điện tử theo đúng nghĩa của nó: giao dịch hoàn toàn qua mạng một khi thanh toán trong thương mại điện tử an toàn, tiện lợi, việc phát triển thương mại trên toàn cầu là một điều tất yếu với dân số đông đảo và không ngừng tăng của mạng Internet.
Tăng quá trình lưu thông tiền tệ và hàng hóa:
Thanh toán địên tử giúp thực hiện thanh toán nhanh, an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, hạn chế rủi ro so với
Thanh toán bằng tiền mặt, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tạo lập thói quen mới trong dân chúng về thanh toán hiện đại.
Hiện đại hóa hệ thống thanh toán:
Thanh toán điện tử tạo ra một loại tiền mới - tiền số hóa - không chỉ thỏa mãn các tài khoản ngân hàng mà hoàn toàn có thể dùng để mua hàng hóa thông thường Quá trình giao dịch đơn giản và nhanh chóng, chi phí giao dịch giảm bớt đáng kể, và giao dịch sẽ trở nên an toàn hơn.
1.2 Một số lợi ích đối với ngân hàng và các doanh nghiệp
- Mở rộng hệ thống khách hàng và tăng khả năng tiếp cận với thị trường thế giới
- Tăng doanh số bán hàng từ những khách hàng hiện tại
- Tăng doanh số bán hàng từ các dịch vụ tạo ra giá trị khác
Giảm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh:
- Tiết kiệm chi phí kinh doanh.
- Tiết kiệm được chi phí bán hàng
- Tiết kiệm chi phí giao dịch
Giảm chi phí văn phòng : giao dịch qua mạng giúp rút ngắn thời gian tác nghiệp, chuẩn hóa các thủ tục, quy trình, nâng cao hiệu quả tìm kiếm và xử lý chứng từ.
Giảm chi phí nhân viên
Cung cấp dịch vụ thuận tiện cho khách hàng:
Thông qua Internet/Web, ngân hàng có khả năng cung cấp dịch vụ mới (Internet banking) và thu hút thêm nhiều khách hàng giao dịch thừơng xuyên hơn, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
Mở rộng thị trường thông qua Internet, ngân hàng thay vì mở nhiều chi nhánh ở các nước khác nhau có thể cung cấp dịch vụ Internet banking để mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ.
Đa dạng hóa dịch vụ và sản phẩm: Các ngân hàng có thể cung cấp thêm các dịch vụ mới cho khách hàng như: phone banking, home banking, internet banking, chuyển rút tiền, thanh toán tự động… khi các hình thức thanh toán trực tuyến phát triển thông qua Internet.
Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo nét riêng trong kinh doanh: “Ngân hàng điện tử” giúp các ngân hàng tạo và duy trì một hệ thống khách hàng rộng rãi và bền vững Thế mạnh về dịch vụ ngân hàng địên tử cũng là một đặc điểm để các ngân hàng tạo dựng nét riêng của mình.
Thực hiện chiến lược toàn cầu hóa : Một lợi ích quan trọng khác mà thương mại điện tử đem lại cho ngân hàng và các doanh nghiệp đó là họ có thể thực hiên chiến lược toàn cầu hóa mà không cần phải mở thêm chi nhánh, có thể vừa tiết kiệm chi phí đồng thời lại có thể vừa phục vụ được một lượng khách hàng lớn hơn nhiều.
Xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu toàn cầu: Thông qua
Internet,ngân hàng và các doanh nghiệp có thể đăng tải tất cả thông tin tài chính, tăng giá trị tài sản, các dịch vụ của mình để phục vụ cho các mục đích xúc tiến quảng cáo.
Có được thông tin phong phú:
- Tạo điều kiện thuận lợi về không gian và thời gian trong việc thiết lập và củng cố các mối quan hệ kinh doanh
- Tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể truyền bá, phổ biến hình ảnh, nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với các bạn hàng quốc tế
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
1.3 Một số lợi ích đối với khách hàng
Khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí: Phí giao dịch ngân hàng điện tử hiện được đánh giá là ở mức thấp nhất so với các phương tiện giao dịch khác.
Khách hàng tiết kiệm được thời gian: Không cần phải trực tiếp đến cửa hàng,chỉ với một thiết bị kết nối mạng và một tài khoản thanh toán trực tuyến khách hàng có thể thực hiện một giao dịch mua bán hàng hóa và thanh toán tiền hàng ở bất kỳ thời điểm nào, tại bất cứ nơi nào, và có nhiều sự chọn lựa hơn với các dòng sản phẩm đựơc các doanh nghiệp đăng tải lên
Khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất, bỏ qua khâu trung gian nên có thể mua hàng với giá rẻ hơn và nhanh hơn, đạt được hiệu quả cao hơn
Thanh toán điện tử ở các doanh nghiệp
Thực trạng thanh toán điện tử ở các doanh nghiệp
- Xu hướng thanh toán điện tử ngày càng phổ biến tại các nước Đại dịch COVID-19 bùng nổ và đặc biệt là ở Mỹ và Trung Quốc khiến nhiều người ở nhà và mua sắm với các sản phẩm y tế trên các trang TMĐT Nhờ vậy, TMĐT và thanh toán điện tử đã chứng kiến sự tăng trưởng và mở rộng trên các thị trường khác nhau Người mua hàng trực tuyến cũng sẵn sàng chuyển sang mua các sản phẩm họ cần ngay cả với các kênh phân phối dài hơn để tránh phải đi đến các cửa hàng nơi các mặt hàng hiện có cũng có thể bị hạn chế
Hình 2 1 Tỷ lệ thanh toán điện tử trong thương mại điện tử tại một số nước
Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), thanh toán điện tử đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến trong TMĐT tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hằng ngày Tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng 7,7% ở Mỹ và 10% ở khu vực đồng Euro vào năm 2016 Hầu hết các nước đã và đang triển khai công cuộc cải cách hệ thống thanh toán hiện đại, đáp ứng nhu cầu thanh toán điện tử ngày càng cao của người dân. Điển hình tại Thụy Điển cho thấy, tiền mặt chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng tiền trong nền kinh tế Con số này cho thấy Thụy Điển là quốc gia người dân rất ít giao dịch bằng tiền mặt trong khi con số tương tự của toàn thế giới là 75% Trên các sàn TMĐT, thanh toán bằng thẻ tín dụng là hình thức thanh toán phổ biến nhất ở Thụy Điển, với gần 2,4 tỷ giao dịch qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trong năm
2018, so với 213 triệu giao dịch trước đó 15 năm.
Hiện nay, ngày càng nhiều chính phủ trên toàn thế giới kêu gọi tiến tới chuyển đổi các giao dịch từ tiền mặt sang thanh toán điện tử Người dân sẽ không phải đến ngân hàng để rút tiền, giữ tiền và có thể thanh toán ở bất cứ đâu chỉ với một chiếc điện thoại Giao dịch trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, góp phần kích thích hoạt động TMĐT.
- Hình thức thanh toán bằng thẻ ngày càng đa dạng
Ngày càng có nhiều quốc gia sử dụng thanh toán điện tử trong lĩnh vựcTMĐT Ban đầu, thanh toán thẻ xuất hiện dưới hình thức là quẹt thẻ thanh toán,sau đó các hình thức thanh toán online, bao gồm cổng thanh toán và ví điện tử.Tiếp đó, các hình thức thanh toán trên nền tảng website được phát triển thêm nhưAlipay, Braintree, Paymentwall… Về thanh toán thông thường thì có các thiết bị chấp nhận thẻ (POS).
Hình 2 2 Tỷ lệ sử dụng các hình thức thanh toán bằng thẻ ở một số nước Ở khu vực châu Á, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tiến hành từ những năm 2003-
2004 Ở Đông Nam Á, Malaysia và Singapore là những quốc gia đầu tiên chuyển đổi hệ thống thanh toán thẻ sang chuẩn EMV từ năm 2005, tiếp sau đó là Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của cục TMĐT và CNTT Bộ Công Thương: Số người sử dụng Internet trong năm 2014 chiếm tới 30% dân số và con số này sẽ còn tăng lên trong tương lai, Việt Nam đang có những thuận lợi lớn trong việc phát triểnTMĐT trong đó có thanh toán điện tử Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán giảm xuống còn 14% (năm 2012 là 18%) Số lượng website TMĐT cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử có sự phát triển nhảy vọt Nếu năm 2012 chỉ có một vài website TMĐT cung cấp dịch vụ này thì năm 2014 đã có trên 50 website của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, hàng không, du lịch, siêu thị bán hàng tổng hợp triển khai thành công việc cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng Doanh thu mà doanh nghiệp thu được từ TMĐT cũng có chiều tích cực: 35,6% doanh nghiệp có doanh thu từ TMĐT chiếm dưới 5% trong tổng doanh thu, trong đó là có tới 38,07% doanh nghiệp có doanh thu từ TMĐT chiếm trên 15% trong tổng doanh thu của mình (số liệu năm 2014).
Theo dự báo, đến năm 2015 tổng sản lượng giao dịch hàng hóa điện tử tại Việt Nam ước tính đạt 6 tỷ USD, trong đó có 2 tỷ USD giao dịch được thanh toán trực tuyến
Hình 2 3 Giá trị giao dịch thanh toán điện tử trong TMĐT tại Việt Nam
Theo thống kê của Statista năm 2020, giá trị giao dịch thanh toán điện tử tại thị trường Việt Nam vào năm 2020 là hơn 7,8 tỷ USD và được dự báo sẽ tăng lên 12,3 tỷ USD vào năm 2022.
Mặc dù sở hữu những con số tăng trưởng ấn tượng như đã đề cập, giá trị thanh toán điện tử ở Việt Nam dường như còn rất khiêm tốn so với các nước láng giềng trong khu vực Theo số liệu khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), năm
2012, Việt Nam có số lượng giao dịch phi tiền mặt tương đối thấp (chỉ ở mức2.5%) trong khi con số này ở Malaysia là 89% và Thái Lan là 59.7% Với tốc độ phát triển thanh toán giai đoạn 2012 – 2015 của 3 quốc gia này tương ứng là 39%, 45% và 46%, Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ người sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thấp so với các nước trong khu vực Có thể thấy thói quen sử dụng tiền mặt trong một bộ phận người dân Việt Nam còn khá phổ biến.
Theo khảo sát, mỗi tháng, sàn Tiki có từ 4,5 - 5 triệu đơn hàng, nhưng thanh toán điện tử chỉ khoảng 40%, còn lại 60% là tiền mặt Theo báo cáo mới nhất do Google và Temasek công bố, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam nửa đầu năm
2020 đạt 5 tỷ USD và có thể cán mốc 13 tỷ USD trong cả năm.
Hình 2 4 Nguyên nhân khiến khách hàng chưa tham gia vào thị trường TMĐT
Theo kết quả khảo sát, 31% website TMĐT gặp khó khăn do cơ sở hạ tầng thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển TMĐT, 25% website đánh giá việc khách hàng lo ngại về vấn đề an toàn khi thanh toán trực tuyến; khó khăn trong việc tích hợp thanh toán điện tử gây trở ngại ít hơn, ảnh hưởng tới khoảng 10 -17% website TMĐT Những con số trên cho thấy, thị trường TMĐT Việt Nam đang có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, nhưng hạ tầng thanh toán điện tử lại không theo kịp sự phát triển đó.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố nhận xét: “Hiệu suất của Việt Nam về mặt thúc đẩy nền kinh tế số tương đương với các nước Đông Nam Á, ngoại trừ thanh toán” Có tới 82% dân số tại Việt Nam có thể truy cập Internet tốc độ cao, nhưng chỉ có 10% người dùng trả tiền trực tuyến để mua hàng trên các sàn TMĐT, mức này thấp hơn đáng kể so với Indonesia và Malaysia Có nghĩa rằng, 90% người tiêu dùng TMĐT ở Việt Nam sử dụng tiền mặt để mua trực tuyến. Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cũng cho biết, giao dịch bằng tiền mặt trong TMĐT vẫn chiếm tới 88%, thanh toán trực tuyến chỉ 12% Với tỷ lệ thanh toán trực tuyến thấp như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của TMĐT Nếu vấn đề này không được giải quyết thì khi thị trường hoặc nguồn vốn đầu tư thay đổi, doanh nghiệp và cả thị trường sẽ không mở rộng, không phát triển được Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất của Vụ Thanh toán, 7 tháng đầu năm 2020 số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt 240,9 triệu giao dịch với giá trị đạt 15,2 triệu tỷ đồng tăng 39,1% về giá trị so với cùng kỳ năm
2019 Nhất là số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt 574,4 triệu giao dịch với giá trị đạt 5,9 triệu tỷ đồng, tăng 184,2% về số lượng và 186,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019 Con số trên cho thấy hoạt động thanh toán điện tử trong nền kinh tế đang có sự tăng trưởng mạnh.
Phần lớn người mua hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt khi nhận hàng với 91% đối tượng khảo sát cho biết có sử dụng phương thức này, tiếp theo là 48% sử dụng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, 20% người tham gia khảo sát cho biết từng sử dụng các loại thẻ thanh toán.
Hình 2 5 Tỷ lệ nhu cầu sử dụng các hình thức thanh toán trên website TMĐT
Xu hướng và cơ hội phát triển Fintech
Ch ương I T ng quan vềầ thanh toán đi n tổ ệ ử
Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm và EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.
Một số khái niệm thương mại điện tử được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế giới như sau:
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet.” Theo luật mẫu về Thương mại điện tử (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996): “Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.”
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: “Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet.” Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại điện tử.
Theo Ủy ban châu Âu: “Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến) Thuật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công.”
Ngày 16/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 52⁄2013⁄NĐ-CP về TMĐT Trong Nghị định này, TMĐT được hiểu như sau “Hoạt động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác”.
Khi kinh doanh trên mạng Internet doanh nghiệp và cá nhân có thể tiến hành và quản lý mọi giao dịch thông qua một hệ thống thanh toán mà chỉ cần một chiếc máy tính với một trình duyệt và kết nối mạng.
Theo báo cáo Quốc gia về kỹ thuật thương mại điện tử của Bộ thương mại: Thanh toán điện tử cần được hiểu theo nghĩa rộng được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt Theo nghĩa hẹp: thanh toán điện tử có thể hiểu là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên mạng Internet.
Thanh toán điện tử (Electronic Payment) là hành động thực hiện thanh toán thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin mà trong đó các thông điệp điện tử,chứng từ điện tử liên quan được truyền đi nhờ hệ thống máy tính có kết nối mạng
Internet, giúp quá trình thanh toán mau lẹ hơn rất nhiều so với phương thức thanh toán truyền thống Như vậy, thanh toán điện tử là quá trình thanh toán bằng các thông điệp điện tử thay cho tiền mặt
Theo Hội đồng Kiểm tra Định chế Tài chính Liên bang (2010), thanh toán điện tử là một hình thức thanh toán mới thực hành cho bán lẻ trong đó người bán truy xuất thông tin thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ và đặt thông tin trong một mẫu điện tử tạo ra các tệp điện tử để xử lý qua mạng
II Sự hình thành và phát triển của thanh toán điện tử
Theo Sapsford (xuất bản năm 2004): “Một đồng tiền có thể sẽ là tất cả nếu con người muốn như thế” Thế kỷ thứ 10 trước công nguyên, thực phẩm thường được đem ra trao đổi với nhau Các đồng tiền bằng kim loại đã xuất hiện tại Hy lạp và Ấn độ khoảng giữa thế kỷ thứ 10 và 6 trước công nguyên và được dùng trong mua bán trong 2000 năm Vào thời Trung cổ, các thương nhân Ý đã dùng phương thức thanh toán bằng Séc Tại Mỹ, tiền giấy được phát hành tại bang Massachusetts vào năm 1960 Đến năm 1950, thẻ tín dụng được hãng Diners Club giới thiệu đến công chúng Đến tận bây giờ, tiền giấy đã được sử dụng phổ biến nhất, còn Séc thì phổ biến trong việc thanh toán phi tiền mặt.
Ngày nay, chúng ta đang ở giữa cuộc cách mạng thanh toán, với phương thức thanh toán bằng thẻ điện tử đang dần thay thế cho thanh toán bằng tiền mặt và Séc Năm 2003, việc sử dụng kết hợp giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trong nội bộ công ty lần đầu tiên đã chiếm lĩnh ưu thế hơn việc thanh toán bằng tiền mặt và Séc ( theo thống kê năm 2004 của Cục dự trữ liên bang Mỹ) Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng chiếm khoảng 52% thanh toán nội bộ, còn lại là tiền mặt Từ năm 1999 đến năm
2003, việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán đã tăng lên từ 21% đến 31%, trong khi thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống từ 39% còn 32% (theo thống kê năm 2004 của Cục dự trữ liên bang Mỹ).
Tại Việt Nam, thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của Internet, 3G, điện thoại thông minh, thẻ ngân hàng và các trang thương mại điện tử, cụ thể là từ khoảng 2015 Người tiêu dùng thời đại mới đề cao sự thuận tiện nên sự ra đời của những trang thương mại điện tử kéo theo sự ra đời của thanh toán điện tử giúp cho người dùng tiết kiệm được thời gian trong việc mua sắm (mua vé máy bay, mua hàng trực tuyến) cũng như thanh toán các hóa đơn mỗi ngày (dịch vụ điện, nước, Internet, điện thoại, truyền hình cáp, đóng phí bảo hiểm) một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Từ năm 2005 trở về trước, các website TMĐT Việt Nam chủ yếu chỉ cung cấp thông tin sản phẩm và dịch vụ Các giao dịch B2C và C2C tự phát triển theo nhu cầu của thị trường một cách nhỏ lẻ do thiếu sự bảo hộ về pháp luật Lúc đó, cơ sở hạ tầng cho thanh toán điện tử trong các giao dịch TMĐT chưa được xây dựng. Đến năm 2006, khung pháp lý về TMĐT cơ bản đa hình thành, thanh toán điện tử bắt đầu được nhắc đến, một số ngân hàng tiên phong triển khai thanh toán điện tử nhưng vẫn có tính chất đơn lẻ, manh mún với dịch vụ thanh toán hoá đơn qua ATM, dịch vụ ngân hàng trực tuyến chỉ dừng lại ở tiện ích cung cấp thông tin.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2007, thanh toán điện tử đã có bước phát triển mạnh với một số đặc điểm chính sau: