1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề bài trình bày các hệ thống bhxh của 1 số nước trên thế giới từ đó so sánh với hệ thống bhxh ở việt nam hiện nay so sánh bhtm và bhxh từ đó đánh giá vai trò của bhxh trong hệ thống asx

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày các hệ thống BHXH của 1 số nước trên thế giới. Từ đó so sánh với hệ thống BHXH ở Việt Nam hiện nay. So sánh BHTM và BHXH. Từ đó đánh giá vai trò của BHXH trong hệ thống ASXH.
Tác giả Nguyễn Mỹ Diệp, Nguyễn Thị Thanh Trà, Lưu Trần Huyền Ly, Nguyễn Mạnh Hùng
Người hướng dẫn TS. Tô Hồng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Bảo hiểm Xã hội
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Bảo hiểm Xã hội BHXH và Bảo hiểm Thất nghiệp BHTN là những yếu tố quan trọng trong hệ thống An sinh xã hội ASXH, góp phần đảm bảo cuộc sống ổn định và đáng tin cậy cho công dân.. Hệ thốn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

- ***

MÔN BẢO HIỂM XÃ HỘI

Đề bài: Trình bày các hệ thống BHXH của 1 số nước trên thế giới Từ đó so sánh với hệ thống BHXH ở Việt Nam hiện nay So sánh BHTM và BHXH.

Từ đó đánh giá vai trò của BHXH trong hệ thống ASXH.

Giảng viên hướng dẫn: TS Tô Hồng

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 01

Lớp tín chỉ: BHKT1106(123)_02

HÀ NỘI, 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: Trình bày các hệ thống BHXH của 1 số nước trên thế giới Từ đó so sánh với hệ thống BHXH ở Việt Nam hiện nay

1.1 Các hệ thống BHXH của 1 số nước trên thế giới

1.1.1 Hệ thống BHXH Đức 5

1.1.2 Hệ thống BHXH Mỹ 5

1.1.3 Hệ thống BHXH Pháp 5

1.1.4 Hệ thống BHXH Thụy Điển 6

1.1.5 Hệ thống BHXH Tây Ban Nha 7

1.1.6 Hệ thống BHXH Anh 7

1.1.7 Hệ thống BHXH Việt Nam 8

1.2 So sánh với hệ thống BHXH ở Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG 2: So sánh BHXH và BHTM Từ đó đánh giá vai trò của BHXH trong hệ thống ASXH

2.1 So sánh BHXH và BHTM

2.2 Đánh giá vai trò của BHXH trong hệ thống ASXH

2.2.1 Đối với người lao động

2.2.2 Đối với người sử dụng lao động

2.2.3 Đối với người xã hội

KẾT LUẬN

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế, việc đảm bảo an sinh

xã hội cho người lao động là một vấn đề quan trọng và cấp bách Bảo hiểm

Xã hội (BHXH) và Bảo hiểm Thất nghiệp (BHTN) là những yếu tố quan trọng trong hệ thống An sinh xã hội (ASXH), góp phần đảm bảo cuộc sống

ổn định và đáng tin cậy cho công dân Trong bài tiểu luận này, chúng em tiến hành nghiên cứu và so sánh các hệ thống BHXH của một số quốc gia trên thế giới và áp dụng phân tích so sánh để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hệ thống BHXH ở Việt Nam và các nước khác

Trang 5

I PHẦN 1: Trình bày các hệ thống BHXH của 1 số nước trên thế giới.

Từ đó so sánh với hệ thống BHXH ở Việt Nam hiện nay 1.1 Trình bày các hệ thống BHXH của 1 số nước trên thế giới.

1.1.1 Hệ thống BHXH Đức

Hệ thống bảo hiểm xã hội của Đức được coi là một trong những hệ thống hoàn chỉnh nhất trên thế giới, bao gồm các lĩnh vực bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, Bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm chăm sóc Người lao động và nhà tuyển dụng phải đóng các

khoản tiền vào hệ thống này thông qua lương tháng của họ Hệ thống này đảm bảo rằng mọi công dân Đức có quyền truy cập vào các trợ cấp và dịch vụ

y tế cơ bản

Được hình thành từ thế kỷ 19 với bốn loại bảo hiểm cơ bản là: BHYT (1883); Bảo hiểm tai nạn (1884); Bảo hiểm hưu trí (1889); Bảo hiểm thất nghiệp (1927) Từ năm 1994, nước Đức thực hiện đạo luật về bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ và loại bảo hiểm này trở thành một trong những bộ phận cơ bản của hệ thống BHXH Đức Bên cạnh hệ thống bảo hiểm, các hình thức bảo trợ

xã hội khác như: bảo trợ nuôi dưỡng trẻ em, bảo trợ dành cho người già… cũng được phát triển mạnh mẽ ở Đức

Do những áp lực lớn về cơ cấu tuổi thọ dân số cũng như gánh nặng hưu trí vào năm 2001 chính phủ Đức đã ban hành đạo luật cải cách hưu trí mới với mục tiêu là ổn định các tỷ lệ đóng góp trong quỹ hưu trí Vào năm 2004, cải cách hưu trí lại được tiến hành ở Đức với phương châm mang lại sự ổn định

về tài chính cho hệ thống BHXH với việc tăng độ tuổi nghỉ hưu chính thức từ

65 tuổi lên 67 tuổi vào năm 2035 và tiếp tục khẳng định tỷ lệ đóng góp vào hệ thống hưu trí công cộng ở mức 20% vào năm 2020 và 22% vào năm 2030

1.1.2 Hệ thống BHXH Mỹ

Mỹ không có hệ thống bảo hiểm xã hội toàn diện Thay vào đó, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội (Social Security) và bảo hiểm y tế

(Medicare) thông qua các khoản đóng từ lương tháng của họ Bảo hiểm xã hội bao gồm các chương trình hỗ trợ như trợ cấp công dân lớn tuổi, trợ cấp tàn tật và trợ cấp dưỡng già Hệ thống bảo hiểm y tế gắn liền với việc mua bảo hiểm sức khỏe từ các công ty bảo hiểm tư nhân hoặc qua các chương trình chính phủ như Medicaid và Medicare

1.1.3 Hệ thống BHXH Pháp

Vào cuối thập kỷ 1990 an sinh dành cho người về hưu mới bắt đầu được chú trọng nhiều, điều này thể hiện rất rõ trong luật quỹ an sinh xã hội Pháp (2002) Hệ thống BHXH của Pháp chủ yếu dựa trên các khoản đóng góp liên quan đến thu nhập, cộng với các khoản đóng góp xã hội chung (CSG) để giải

Trang 6

quyết các khoản nợ BHXH (CRDS) bao gồm: BHYT; bảo hiểm hưu trí và trợ cấp tuổi già; bảo hiểm thương tật khi làm việc; bảo hiểm thất nghiệp; Trợ cấp gia đình và mỗi chương trình này đều có luật riêng điều chỉnh

1.1.4 Hệ thống BHXH ở Thuỵ Điển

Mô hình an sinh xã hội xuất hiện từ những năm 1930 theo mô hình “xã hội dân chủ” An sinh xã hội Thuỵ Điển chủ yếu dựa vào thuế và sự đóng góp, đây là mô hình an sinh xã hội “thân thiện với việc làm”, có nghĩa là đảm bảo việc làm cho tất cả mọi người Vào năm 1999, chính phủ Thụy Điển đã thực hiện các chiến lược hiện đại hoá an sinh xã hội với 4 mục tiêu cơ bản, trong

đó có mục tiêu quan trọng là: “Tạo việc làm để nâng cao thu nhập, sau đó việc làm sẽ mang lại thu nhập an sinh”

Có thể nói hệ thống an sinh xã hội của Thuỵ Điển từ thập kỷ 90 trở lại đây gần như đã đi theo hướng “xã hội dân chủ” Nó chủ yếu được dựa trên nguyên tắc bồi thường sự mất mát thu nhập, đảm bảo thu nhập, nhằm khuyến khích năng suất lao động và việc làm tăng lên và thất nghiệp giảm xuống Ngày nay, hệ thống bảo hiểm xã hội của Thuỵ Điển có 3 trụ cột chính là:

 Chế độ bảo hiểm hưu trí Chế độ bảo hiểm hưu trí của Thụy Điển được hình thành vào năm 1947, sửa đổi năm 1960 và vận hành theo cơ chế đóng - hưởng (pay as you go) Chế độ bảo hiểm hưu trí là nguồn thu nhập cơ bản của người già và được nhà nước thanh toán qua hình thức trả lương hưu hàng tháng

 Bảo hiểm tai nạn lao động Thụy Điển là một quốc gia sớm áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động (được đưa vào luật lần đầu năm 1901) Theo đó, bồi thường tai nạn lao động là trách nhiệm của giới chủ Đến năm 1916, bảo hiểm tai nạn không còn là chế độ tự nguyện,

mà được quy định như một hình thức bảo hiểm bắt buộc Sau nhiều lần điều chỉnh (1962, 1976 và 1991) để theo kịp với sự phát triển của kinh

tế - xã hội, đến nay bảo hiểm tai nạn lao động trở thành một chế độ bảo hiểm bắt buộc nằm trong hệ thống bảo hiểm xã hội của Thụy Điển

 Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) Tại Thụy Điển, mặc dù ra đời muộn hơn với các chính sách bảo hiểm khác (Luật về BHTN được áp dụng năm 1934 và luật hiện hành được đưa vào thực hiện từ năm 1998), nhưng chế độ BHTN là một công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách thị trường lao động tích cực Với chính sách này, Thụy Điển xem việc đảm bảo việc làm còn quan trọng và có ý nghĩa hơn cả hỗ trợ tiền bạc cho người lao động(9) Chính vì vậy, sự hỗ trợ tài chính được thực hiện với điều kiện rất khắt khe Người thất nghiệp chỉ nhận được trợ cấp khi

họ không thể tìm được việc làm hoặc xã hội không tạo được việc làm cho họ và đáp ứng những điều kiện

Trang 7

1.1.5 Hệ thống BHXH Tây Ban Nha

BHXH ở Tây Ban Nha có 2 hệ thống dựa vào đóng góp:

Thứ nhất là một hệ thống chung bao phủ tất cả những NLĐ không nằm trong các hệ thống đặc biệt và một số loại công chức nhất định

Thứ hai là 3 hệ thống đặc biệt dành cho lao động tự do, thợ mỏ và người đi biển (bao gồm cả ngư dân) Ngoài ra còn có hệ thống BH riêng cho SV (Seguro Escolar) và một hệ thống BH dựa vào đóng góp cho công chức Tại Tây Ban Nha, khi bắt đầu vào làm việc, NLĐ phải đăng ký với hệ thống BHXH và trở thành thành viên của quỹ BHXH chuyên trách về nghề nghiệp hoặc công việc kinh doanh của họ Việc tham gia BHXH là bắt buộc và được

áp dụng trong suốt cuộc đời làm việc của NLĐ Khi đăng ký, NLĐ sẽ được cấp chứng nhận (documento de afiliación) trên đó nhập dữ liệu cá nhân, số

BH và thẻ này có giá trị trong toàn bộ cuộc đời nghề nghiệp của NLĐ và trong toàn bộ hệ thống BHXH Người tham gia BHXH tự nguyện có thể ký kết một thỏa thuận đặc biệt (Convenio Especial) với hệ thống BHXH nhằm duy trì quyền được hưởng trợ cấp và đồng thời hình thành nghĩa vụ đóng góp theo nhóm nghề nghiệp thuộc cơ quan BHXH quản lý

Bên cạnh quyền lợi dựa vào đóng góp, còn có những quyền lợi không phải đóng góp dành cho những người nghèo không đủ phương tiện để chăm lo bản thân, người chưa đóng góp hoặc đóng góp chưa đủ thời gian, bao gồm: Chăm sóc y tế; Trợ cấp tuổi già và người tàn tật; Hỗ trợ thất nghiệp (subsidio por desempleo); Trợ cấp gia đình; Trợ cấp thai sản không đóng góp (subsidio por maternidad de naturaleza no contribbutiva) và không kiểm tra điều kiện

1.1.6 Hệ thống BHXH Anh

Hệ thống bảo hiểm xã hội ở Anh được quản lý bởi Chính phủ và được coi

là một hệ thống trợ cấp rộng rãi Người lao động và nhà tuyển dụng đóng tiền vào hệ thống qua tiền lương

Ở Anh, cơ cấu đóng góp vào quỹ an sinh xã hội được chia làm 5 nhóm, cụ thể là: Nhóm 1: giới chủ doanh nghiệp và người lao động; Nhóm 2: đóng góp của người tự làm chủ; Nhóm 3: đóng góp của những người tình nguyện bảo vệ quyền lợi cho một số lợi ích; Nhóm 4: đóng góp của những người tự làm chủ trên lợi nhuận thuế của họ; Nhóm 5: đóng góp của người chủ cung cấp cho người lao động nhiên liệu xe hơi hoặc xe hơi sử dụng riêng Hệ thống an sinh

xã hội ở Anh bao gồm: bảo hiểm hưu trí; trợ cấp cho cha mẹ và trẻ em; trợ cấp ốm đau và mất sức lao động; bảo hiểm thất nghiệp; trợ cấp cho những người đang tìm kiếm việc làm

1.1.7 Hệ thống BHXH Trung Quốc

Trang 8

Từ khi giành được độc lập (1949) đến nay, hệ thống ASXH của Trung Quốc được chia làm hai thời kỳ chính:

(i) thời kỳ trước cải cách (từ năm 1949-1978), trong cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung, hệ thống ASXH có bốn hạn chế chủ yếu là phạm vi bao phủ hẹp; cấp độ bảo hiểm đơn nhất, thiếu sự chăm lo của toàn xã hội và các hạng mục bảo hiểm chưa đầy đủ;

(ii) thời kỳ cải cách (1978 đến nay) hệ thống ASXH Trung Quốc bắt đầu được cải cách để thích ứng với quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc Tuy chưa có một khái niệm thống nhất về ASXH, nhưng hệ thống ASXH chủ yếu của Trung Quốc bao gồm:

Hệ thống bảo hiểm xã hội: với 5 bộ phận cấu thành là: (1) Bảo hiểm hưu

trí; (2) Bảo hiểm thất nghiệp; (3) Bảo hiểm y tế; (4) Bảo hiểm tai nạn lao động; và (5) Bảo hiểm thai sản

Đến năm 1999, trong cả nước và ở các địa phương đã cụ thể hoá tất cả các chế độ trong những điều kiện kinh tế - xã hội trên mỗi địa bàn, trong đó có hai chế độ là nghỉ hưu (nay là dưỡng lão) và bảo hiểm thất nghiệp đã được xây dựng thành điều lệ Các chế độ khác về cơ bản còn là những quy định tạm thời (tuy nhiên hiệu lực thi hành cũng khá cao) Về nguyên tắc, mỗi chế

độ có một quỹ riêng Nguồn quỹ gồm hai khoản (một khoản do người sử dụng lao động - chủ doanh nghiệp nộp, một khoản do người lao động đóng) Riêng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và quỹ bảo hiểm sinh đẻ thì chủ doanh nghiệp phải đóng (người lao động không phải nộp) Chỉ khi nào mất cân đối thu chi do các nguyên nhân bất khả kháng thì nhà nước mới hỗ trợ từ ngân sách cho các quỹ

1.1.8 Hệ thống BHXH của Việt Nam

Bảo hiểm xã hội là bộ phận rất lớn trong hệ thống ASXH, nếu không

có BHXH thì không thể có một hệ thống ASXH vững mạnh Theo Luật BHXH năm 2014, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động (LĐ), bệnh nghề nghiệp, hết tuổi LĐ hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH BHXH được chia thành hai loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện (Luật BHXH, 2014):

- BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà NLĐ và NSDLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc gồm 5 chế độ: ốm đau; thai sản; TNLĐ-BNN; hưu trí và tử tuất

- BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất BHXH tự nguyện gồm 2 chế độ là hưu trí và

tử tuất

Trang 9

- Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội hỗ trợ người lao động trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động, hoặc người lao động bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

- Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật

Hệ thống bảo hiểm xã hội của Việt Nam đang trong quá trình phát triển

và cải tiến để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của người dân Các chính sách và quyền lợi bảo hiểm cụ thể có thể được điều chỉnh và thay đổi theo thời gian

Trang 10

1.2 So sánh với hệ thống BHXH ở Việt Nam hiện nay

Hệ thống bảo hiểm xã hội của Việt Nam có một số điểm khác biệt so với một số quốc gia trên thế giới Dưới đây là một số điểm so sánh:

1 Mức đóng tiền bảo hiểm: Trong các nước phát triển như Đức, Phần

Lan và Mỹ, mức đóng tiền bảo hiểm xã hội thường cao hơn so với Việt Nam Điều này phản ánh mức sống và thu nhập trung bình của các quốc gia này Trong khi đó, Việt Nam có mức đóng tiền bảo hiểm thấp hơn phù hợp với thu nhập trung bình của người dân

2 Quyền lợi và tiêu chuẩn: Các quốc gia phát triển thường cung cấp

các quyền lợi bảo hiểm xã hội rộng rãi và tiêu chuẩn cao hơn Ví dụ, bảo hiểm y tế ở các quốc gia này thường bao gồm các dịch vụ y tế chất lượng cao

và phạm vi bao phủ rộng hơn so với Việt Nam Tuy nhiên, Việt Nam đang cải thiện hệ thống bảo hiểm xã hội và mở rộng quyền lợi cho người dân

3 Quyền lợi cho người lao động: Trong một số quốc gia, quyền lợi bảo

hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động được đảm bảo tốt hơn so với Việt Nam Các quốc gia này thường cung cấp hỗ trợ tài chính và chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong trường hợp mất việc làm hoặc bị thương tật Tuy nhiên, Việt Nam đang nỗ lực để cung cấp quyền lợi tốt hơn cho người lao động thông qua việc cải thiện chính sách bảo hiểm xã hội

4 Quản lý và hỗ trợ: Hệ thống quản lý và hỗ trợ của các quốc gia phát

triển thường được tổ chức và quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính công bằng và hiệu quả Việt Nam cũng đang nỗ lực để nâng cao quản lý và hỗ trợ bảo hiểm

xã hội, nhưng vẫn còn một số thách thức trong việc đảm bảo tính đồng đều và hiệu quả của hệ thống

Tóm lại, hệ thống bảo hiểm xã hội của Việt Nam có một số khác biệt

so với các quốc gia phát triển Điểm khác biệt này có thể được giải thích bởi

sự khác biệt về điều kiện kinh tế, mức sống trung bình và tình hình phát triển của từng quốc gia Tuy nhiên, Việt Nam đang nỗ lực cải thiện hệ thống bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi và an sinh xã hội tốt hơn cho người dân Việc học hỏi và áp dụng những bài học từ các quốc gia khác có thể giúp nâng cao hiệu quả và tính bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội của Việt Nam

Trang 11

II PHẦN 2: So sánh BHXH và BHTM Từ đó đánh giá vai trò của BHXH trong hệ thống ASXH

II.1 So sánh bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại

Luật điều

chỉnh Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung

2009, 2019, 2020

Khái niệm là sự bảo đảm thay thế hoặc bù

đắp một phần thu nhập của

người lao động khi họ bị giảm

hoặc mất thu nhập do ốm đau,

thai sản, tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp, hết tuổi lao động

hoặc chết, trên cơ sở đóng vào

quỹ bảo hiểm xã hội.

là loại hình bảo hiểm được tạo ra bởi các doanh nghiệp bảo hiểm thông qua các hợp đồng bảo hiểm trong đó bên bảo hiểm (thường là tổ chức) phải cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho bên tham gia bảo hiểm (thường là

cá nhân) trong trường hợp có rủi ro xảy

ra Mức bồi thường sẽ căn cứ theo hợp đồng bảo hiểm

Mục đích Phi lợi nhuận và hướng đến an

sinh xã hội

Mục đích kinh doanh sinh lời

Đặc điểm Căn cứ theo công ước 102 của

ILO

Liên quan trực tiếp đến quan

hệ lao

Phụ thuộc vào điều kiện kinh

tế - xã hội

Trụ cột chính của chính sách

ASXH

Các loại

hình bảo

hiểm

5 chế độ gồm:

Chế độ tử tuất

Chế độ hưu trí

Chế độ tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp

Chế độ thai sản

Chế độ ốm đau

3 chế độ gồm:

Phi nhân thọ: BH tài sản, trách nhiệm dân sự,

Nhân thọ: bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật

Bảo hiểm sức khỏe:sinh kỳ, tử kỳ…

Đối tượng

tham gia

Các đối tượng được liệt kê tại

Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội

2014 như: người làm việc theo

hợp đồng, cán bộ, công chức,

viên chức, công nhân quốc

phòng,

Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể tham gia tùy theo cơ chế, quy định của từng sản phẩm bảo hiểm của mỗi doanh nghiệp phát hành bảo hiểm.

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w