**Phân tích tài liệuTùy thuộc vào mục đích và phạm vi của nghiên cứu, các phương pháp trên có thể được kết hợp và điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu cụ thể của đề tài.II.Nội dung bài học1
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG
BÀI TIỂU LUẬN
Chủ đề: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC
GVHD: Lê Thị Tú Trinh SVTH: Huỳnh Ngọc Tính MSSV: 2040230528
Trương Thị Thu Thảo MSSV: 2040230567
Hồ Nguyễn Duy Toàn MSSV: 2040230529
Nguyễn Tạ Quốc Việt MSSV: 2040230684
Trần Lê Thúy Vy MSSV: 2040230699
Nguyễn Đức Tài MSSV: 2040230504
Phạm Trần Linh Đan MSSV: 2040230095
Lê Danh Phú MSSV: 2040230444
Ngô Yến Nhi MSSV: 2044230154
Nguyễn Thanh Lam MSSV: 2040230230
Trang 2Mục Lục
I Mở đầu 2
II Nội dung bài học 3
1) Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1954-1964 3
2) Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1965-1975 7
III Ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ 9
1) Ý nghĩa: 9
2) Nguyên nhân thắng lợi: 9
3) Bài học kinh nghiệm: 9
IV Kết luận 10
1) Tính cấp thiết của nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: 10
2) Mục đích và đối tượng nghiên cứu: 11
3) Phạm vi nghiên cứu: 12
4) Phương pháp nghiên cứu: 12
5) Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1954-1964: 12
6) Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1965-1975: 12
7) Kết luận: 14
Link tham khảo: 15
Trang 3I Mở đầu
Tính cấp thiết của vấn đề này trong nghiên cứu có một số điểm quan trọng sau:
1 Tác động lịch sử và chính trị
2 Hậu quả nhân đạo
3 Phân tích chiến lược quân sự
4 Ảnh hưởng văn hóa và xã hội
5 Học hỏi từ quá khứ
Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Mục đích
Mục đích của việc nghiên cứu về cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm
lược tại Việt Nam có thể là:
1 Hiểu biết lịch sử
2 Phân tích chiến lược và chiến thuật
3 Tìm hiểu về tác động văn hóa và xã
hội
4 Phân tích hậu quả nhân đạo
Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài này có thể bao gồm:
1 Lịch sử sự kiện
2 Nhà quản lý chiến lược
3 Nhà nghiên cứu về văn hóa và xã hội
4 Các nhà hoạch định chính sách
Phạm vi nghiên cứu
1 Diễn biến lịch sử
2 Chiến lược và chiến thuật
3 Tác động văn hóa và xã hội
4 Hậu quả nhân đạo
5 Phản ứng quốc tế
6 Tính liên quan và ảnh hưởng hiện tại
7 Phản hồi và học hỏi
Phương pháp nghiên cứu
1 **Nghiên cứu lịch sử
Trang 42 **Phân tích tài liệu
Tùy thuộc vào mục đích và phạm vi của nghiên cứu, các phương pháp trên có thể được kết hợp và điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu cụ thể của đề tài
II Nội dung bài học
1) Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1954-1964 a) Hoàn cảnh lịch sử
- Quốc tế:
Hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển lớn mạnh, các phong trào giải phóng dân tộc cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ
Mỹ thực hiện âm mưu làm bá chủ thế giới với “Chiến lược toàn cầu”
Thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh và những cuộc chạy đua vũ trang giữa
Mỹ và Liên Xô
Năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO ra đời
Năm 1955, Liên Xô và các nước đồng minh trong phe CNXH thành lập khối hiệp ước Vascava
Các lĩnh vực khoa học như tên lửa liên lục địa, công nghệ vũ trụ (vệ tinh nhân tạo, khinh khí cầu gián điệp,…) là những lĩnh vực khơi mào cho cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử Đặc biệt là vũ khí hạt nhân được coi như mối đe dọa hàng đầu cũng như nguyên nhân chính gây căng thẳng trong cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc
- Việt Nam:
Năm 1954, quân ta đã giành được chiến thắng Điện Biên Phủ, nối tiếp chiến thắng
đó là sự thành công ở Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, công nhận chủ quyền độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Vĩ tuyến 17 được chọn làm ranh giới chia Việt Nam thành hai miền Nam Bắc, là giới tuyến quân sự tạm thời Ngày 22/5/1955, đội quân viễn chinh Pháp rút khỏi đảo Cát Bà, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng, chủ trương đưa miền Bắc quá độ lên CNXH Trong những năm 1954-1957, tại miền Bắc vào tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế Tại Hội nghị Trung Ương 7-8 (khóa II) năm 1955, Đảng ta hoàn thành cải cách ruộng đất (1953-1956), đưa miền Bắc tiến đần từng bước lên CNXH, củng cố Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất Vào tháng 12/1957, ta tổ chức Hội nghị Trung Ương 13, đánh giá thắng lợi, khôi phục
Trang 5kinh tế và đề ra nhiệm vụ soạn thảo đường lối cách mạng trong giai đoạn mới Hội nghị Trung Ương lần thứ 14 (11/1958), Đảng đề ra kế hoạch 3 năm phát triển kinh
tế - văn hóa và cải tạo XHCN đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh (1958-1960) Vào tháng 4/1959, Hội Nghị Trung Ương 16 đã thông qua hai nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp và vấn đề cải tạo nông thôn tư bản tư doanh theo con đường chủ nghĩa xã hội
Ở miền Nam, Mỹ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phá hoại việc thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, khủng bố và đàn áp cả dân thường, người yêu nước, đặt ra Luật 10-59, lê máy chém khắp miền Nam Mỹ âm mưu đè bẹp phong trào cách mạng của nhân dân ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, lập căn cứ quân sự làm bàn đạp tấn công miền Bắc và các nước XHCN, lập phòng tuyến ngăn chặn CNCS xuống vùng Đông Nam Á, thí điểm các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh,
“lên dây cót tinh thần” các đối thủ của Mỹ Thời kỳ 1954-1960, quân đội ta chuyển
từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công đánh bại cuộc chiến tranh đơn phương của Mỹ Từ 1959, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Tà Lốc, Tà Léc (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Gò Quảng Cung (Đồng Tháp), Trà Bông…
Ngày 22/7/1954, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đồng bào và cán bộ chiến sĩ cả nước: “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng” Tại Hội Nghị Trung Ương 6 (15-17/7/1954), ta xác định đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương Nghị quyết BCT (9/1954), ta chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị Tại Hội Nghị Xứ ủy Nam Bộ 1956, Đảng thảo luận “Đường lối cách mạng miền Nam” do Lê Duẩn soạn thảo Cuối cùng ở Hội Nghị Trung Ương 15 (1/1959), con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp đấu tranh vũ trang và chính trị, toàn miền Nam đã dấy lên phong trào Đồng Khởi mạnh mẽ, làm tan rã hệ thông chính quyền địch ở nhiều vùng nông thôn, làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Mỹ - Diệm, tạo nên bước nhảy vọt cho cách mạng miền Nam Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng Ngày 20/12/1960 tại Tây Ninh đại biểu các lực lượng họp Đại hội thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng miền Nam
b) Chủ trương của Đảng (1954 -1964)
Sau tháng 7 năm 1954, dưới tình hình cấp thiết, Đảng ta phải đề ra phương hướng giải quyết thích hợp trước tình hình ở các vùng miền và tình hình chung của cả nước
Trang 6Phương hướng, đường lối ở miền Bắc
Vào tháng 9 năm 1954, nhiệm vụ quan trọng được đề ra do Bộ chính trị xây dựng
là khắc phục các tổn thất, tiêu hao về quân sự và nền kinh tế quốc dân Đẩy mạnh vào phục hồi sản xuất nông nghiệp và bình ổn xã hội, chú trọng vào việc hợp tác quan hệ quốc tế Nghị quyết “Tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng” đã nêu rõ các điểm quan trọng trong cách mạng nước ta, đưa ra định hướng
kỹ càng về nhiệm vụ mới trong giai đoạn mới Trong đó 5 đặc điểm quan trọng nhất đã được đề cập: “Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình chiến để củng cố hoà bình, ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, đặng củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc” Trung ương Đảng đưa ra quyết định lập ra Đảng uỷ tiếp quản thành phố Hà Nội Lực lượng công an khẩn trương thực hiện nhiệm vụ an toàn xã hội, tiếp quản các
cơ quan mật thám, trại giam, ngăn chặn các thành phần phản động, tội phạm hình
sự Ngoài ra, Bộ Công an tích cực tập trung phát triển công tác Đảng viên và cải thiện các tổ chức Đảng, coi là nhiệm vụ quan trọng, cần kỹ càng thực hiện Thời gian đầu sau khi hoà bình lặp lại, Trung ương Đảng đã tập trung đầu tư vào đội ngũ lao động trí thức Trong các văn kiện được đề cập, thì văn kiện “Chính sách của Đảng lao động Việt Nam với trí thức” là văn kiện thể hiện rõ quan điểm của Đảng về việc xây dựng một tầng lớp trí thức mới, cũng là văn kiện thể hiện chính sách riêng và định hình trách nhiệm các cấp đối với chủ trương xây dựng tầng lớp lao động trí thức
Tại hội nghị lần thứ VI, Đảng đã xây dựng chủ trương và cụ thể hoá đường lối trong giai đoạn mới, đặc biệt là chú trọng hồi phục lại nền kinh tế và thực hiện các chính sách còn thiếu của các mạng dân tộc ở miền Bắc Song song với triển khai cải tiến ruộng đất, đẩy lùi quan hệ phong kiến cũ kĩ Trong quá trình thực hiện chủ trương mới , Đảng ta luôn rà soát, đánh giá tuỳ theo tình hình và thay đổi phù hợp
để kết quả công tác đạt hiệu quả, ổn định và tạo dựng niềm tin với quần chúng nhân dân
Tháng 11/ 1958, cuộc họp tại hội nghị Trung ương XIV đã thiết lập kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa và nâng cao lao động, văn hoá, xã hội Hướng đến các thành phần chủ chốt như nông dân, tiểu thương, thợ thủ công,… Nhờ đó, đã tạo bước thay đổi lớn vào xã hội, y tế, giáo dục,… đưa miền Bắc chuyển mình mới mẻ
Trang 7Quốc hội khoá đầu tiên đã thông qua Hiến pháp mới của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vào ngày 31/12/1959
Phương hướng, đường lối ở miền Nam
Phía Nam của đất nước, Đảng ta đã chỉ đạo nhân dân cùng đấu tranh yêu cầu chính quyền Sài Gòn nghiêm túc thực hiện các cam kết của hiệp định Giơ-ne-vơ và duy trì lực lượng trước sự tấn công và tàn bạo của kẻ địch
Tại hội nghị lần thứ VI của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá II, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra bản Báo cáo chính trị Báo cáo đã nêu rõ: “… đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống Mỹ” Đẩy mạnh cuộc chiến tranh chính trị cùng với chiến tranh vũ trang, tấn công địch trên cả phương diện chính trị và quân sự
Trên tình cảnh hiện tại, Bộ Chính trị đã đưa ra phương hướng mới dựa trên Nghị quyết tháng 9/1954 Đánh dấu bước ngoặt lớn khi tình hình: chuyển từ chiến tranh sang hoà bình, nước nhà chia làm hai miền, từ nông thôn chuyển sang thành thị, từ phân tán chuyển sang tập trung
Đảng ta đã đưa miền Bắc Việt Nam chuyển đổi thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, và trong hội nghị Trung ương đảng lần thứ 7 đã nêu rõ : “Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà; miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.”
Khu vực miền Nam, đồng chí Lê Duẩn đã định rõ hướng đi đúng đắn ngay lúc này
là thực hiện bạo lực cách mạng vì “Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác” dựa vào dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam vào tháng 8/1956 Giữa tình hình hành động trong cả hai chiến lược cách mạng, Đảng ta vẫn giữ quyết định hành động theo con đường hoà bình thống nhất theo hiệp định
Giơ-ne-vơ, luôn sẵn sàng tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, nhưng vẫn không lơ là trước các hành động của Mỹ, đặc biệt tiến công xâm lược vào miền Bắc
Tại hội nghị thứ 15, Đảng đã đưa ra nghị quyết ảnh hưởng lớn đến chiến lược của
Mỹ, tạo bước ngoặt quan trọng thúc đẩy cách mạng miền Nam tiến lên, tạo tiền đề cho cuộc khởi nghĩa Đồng Khởi rực lửa trên khắp các khu vực miền Nam từ giai đoạn 1959 đến 1960 Sau hội nghị này, Đảng ta đã thành lập Mặt trận Dân tộc Giải
Trang 8phóng miền Nam Việt Nam, dựa vào sự hình thành của lực lượng ba thứ quân và
bộ máy chỉ huy quân sự từng cấp
Vào ngày 5 đến ngày 9 tháng 9/1960, Đại hội lần thứ III đã được họp để đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ mới trong giai đoạn khó khăn hiện tại Đường lối mới chỉ đạo phải tăng cường, đấu tranh đoàn kết giữ vững hoà bình, tập trung định hướng miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa, cùng lúc đó thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ tại khu vực miền Nam, tạo tiền đề chắc chắn để thống nhất toàn vẹn đất nước
2) Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1965-1975 a) Hoàn cảnh lịch sử
Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược ‘Chiến tranh đặc biệt’, để cứu vãn
cơ đồ chủ nghĩa thực dân mới, đế quốc Mỹ tiếp tục thực hiện chiến lược ‘Chiến tranh cục bộ’ ở miền Nam ‘Chiến tranh cục bộ’ là một hình thức chiến tranh trong chiến lược toàn cầu ‘Phản ứng linh hoạt’ của đế quốc Mỹ với âm mưu là đưa quân chiến đấu Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ vào trực tiếp tham chiến, đóng vai trò chủ yếu trên chiến trường miền Nam; quân đội Sài Gòn đóng vai trò hỗ trợ quân Mỹ và thực hiện bình định Đồng thời, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc Việt Nam nhằm làm suy yếu miền Bắc và ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho cách mạng miền Nam Trước tình hình đó Hội nghị lần thứ 11 tháng 03 năm 1965 và Hội nghị lần thứ 12 12-1965 của ban chấp hành trung ương đảng đã phát động cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước trên phạm vi toàn quốc
Thuận lợi:
Khi bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cách mạng thế giới đang ở thế tiến công Ở miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mục tiêu đã
đề ra về kinh tế, văn hóa Sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc cho cách mạng miền Nam được đẩy mạnh cả theo đường bộ và đường biển Ở miền Nam , vượt qua những khó khăn trong những năm 1961-1962, năm 1963, cuộc đấu tranh của quân dân ta đã có bước phát triển mới Ba công cụ của chiến tranh đặc biệt (ngụy quân - ngụy quyền; ấp chiến lược và đô thị) đều bị quân dân ta tấn công liên tục Đến đầu năm 1965, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ được triển khai đến mức cao nhất đã bị phá sản
Khó khăn:
Trang 9Sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt không có lợi cho cách mạng Việt Nam Việc đế quốc Mỹ mở cuộc “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và chư hầu vào trực tiếp xâm lược miền Nam đã làm cho tương quan lực lượng trở nên bất lợi cho ta
Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề
ra đường lối kháng chiến nhằm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên cả nước, giải phóng miền Nam , thống nhất Tổ quốc
b) Chủ trương của Đảng (1965 -1975)
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (còn được gọi là Chiến tranh Việt Nam) giai đoạn 1965-1975, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã tiếp tục là một chiến lược tổng hợp với các mục tiêu chính sau:
Kháng chiến dân tộc toàn dân: Đảng Cộng sản Việt Nam đã thúc đẩy một chiến
lược dân tộc toàn dân, kêu gọi tất cả các tầng lớp và tầng lớp xã hội tham gia vào cuộc kháng chiến chống lại xâm lược Mỹ Điều này bao gồm việc tạo ra một phong trào dân tộc đồng lòng, sự đoàn kết của người dân và quân đội
Chiến lược đối kháng đa dạng: Đảng đã sử dụng một loạt các phương tiện chiến
lược và chiến thuật, bao gồm chiến đấu truyền thống trên chiến trường, chiến lược phục vụ dân và chiến tranh vùng miền
Chiến lược kháng chiến dân chủ, tự chủ: Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện
chiến lược tự chủ trong việc xây dựng và duy trì khả năng chiến đấu của mình Điều này bao gồm việc phát triển các nguồn lực nội địa, từ sự hỗ trợ của dân chúng đến việc xây dựng quân đội và công nghiệp trong nước
Chiến lược chống đối quân sự và chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam đã áp dụng
một loạt các chiến lược nhằm vào cả quân sự và chính trị của phe xâm lược Mỹ Điều này bao gồm việc chiến đấu trên chiến trường, đồng thời cũng chứng tỏ sự kiên định và sức mạnh chính trị trong việc chống lại nỗ lực đối phó từ phe xâm lược và các lực lượng ủng hộ của họ
Những chủ trương này đã phản ánh tinh thần đoàn kết và quyết tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống lại xâm lược Mỹ, và cuối cùng
đã dẫn đến sự thắng lợi của họ vào năm 1975
III Ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
1) Ý nghĩa:
Trang 10Thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, 117 năm chống đế quốc xâm lược, giành lại nền độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước
Thắng lợi này đã kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi
cả nước, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc: độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội, nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế
Làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc; đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất, dài nhất của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai; làm phá sản các chiến lược thực dân kiểu mới của Mỹ; làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ phòng tuyến của chúng ở Đông Nam Á; cổ vũ phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình thế giới
2) Nguyên nhân thắng lợi:
Nguyên nhân chính là do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp quân sự, chính trị, ngoại giao Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm
Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến
Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của 3 dân tộc Đông Dương
Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước CNXH khác
Nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam
3) Bài học kinh nghiệm:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị về lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng
Một là, đề ra và thực hiện đường lối nâng cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ Đường lối
đó thể hiện ý chí và nguyện vọng thiết tha của nhân dân miền Bắc, nhân dân miền Nam và của cả dân tộc Việt Nam, phù hợp với các trào lưu của cách mạng thế giới