1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài cách tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm và lãnh đạo theo kỹ năng của chủ tịch tập đoàn vingroup phạm nhật vượng

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cách tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm và lãnh đạo theo kỹ năng của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - Phạm Nhật Vượng
Tác giả Phan Ngọc Thành Cụng
Người hướng dẫn ThS. Trần Hà Triều Bửng
Trường học Đại Học UEH - Trường Kinh Doanh
Chuyên ngành Lãnh Đạo
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

Đề tài “Cách tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm và theo kỹ năng của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - Phạm Nhật Vượng” sẽ tập trung khai thác các đặc điểm nỗi bật và các kỹ năng của ông Phạm Nhậ

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

DAI HOC UEH — TRUONG KINH DOANH

KHOA QUAN TRI

UNIVERSITY

TIEU LUAN KET THUC HOC PHAN

MON LANH DAO

DE TAI: CACH TIEP CAN LANH DAO THEO DAC DIEM VA

LANH DAO THEO KY NANG CUA CHU TICH TAP DOAN

VINGROUP - PHẠM NHẬT VƯỢNG

Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Hà Triêu Bình

Sinh viên thực hiện : Phan Ngọc Thành Công

Trang 2

TOM TAT

Nhà lãnh đạo là người đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dat, định hình những bước

đi cho doanh nghiệp của mình Doanh nghiệp có phát triển được hay không một phần là

nhờ những nhà lãnh đạo, cách lãnh đạo để có được những chiến lược kinh doanh hiệu

quả, đem lại lợi nhuận về cho doanh nghiệp cũng như nhận được sự tin tưởng, trung

thành của khách hàng, đồng thời nhận được sự tôn trọng, tín nhiệm của nhân viên Đề

tài “Cách tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm và theo kỹ năng của Chủ tịch Tập đoàn

Vingroup - Phạm Nhật Vượng” sẽ tập trung khai thác các đặc điểm nỗi bật và các kỹ

năng của ông Phạm Nhật Vượng để làm rõ sự lãnh đạo hiệu quả của ông, dẫn đến sự

thành công của tập đoàn Vingroup hiện tại Thông qua đề tài này, các nhà lãnh đạo khác

có thê làm cơ sở, lý thuyết để cải thiện, học tập để có được sự lãnh đạo hiệu quả như

ông Phạm Nhật Vượng

Trang 4

MUC LUC

CHUONG 1: TONG QUAN DE TAINGHIEN CUU, w.ceccccccccsecesseeseseseseseseseteseteteeeees 1 1.1 Ly do thyre hign dé tab cece ceseceseecetecesseseeceseseeeeesusnesatssnceeatttettineneaseneeess 1

1.2 Tam quan trọng của đề tài nghiên cứu - + 2S: 22221 1112222212511 121511111111 se 1

1.3 Vận đề nghiên COU oo ccccccececcessscecsescseesscsesesstussesussssasaseteesatsnasatessesesitereasitensasesens 2

ID (OỂG 09-000 nnỪ7 2

1.5 Cau truic nièj (cạaaaaiỤDI 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYÊT 2-1 1 E112 52315 E321212151212111111121151 1E tre 3

2.1 Lan dao la Qi? oo cece “:äa.a 3

2.2 Cách tiép can lanh dao theo dae diGm oo cceccceececcecececesecescesesessesterescseteseetereatens 3 2.3 Cách tiếp cận lãnh đạo theo kỹ năng - 5: S21 12222 2121251815111 8115 xe 5 CHUGNG 3: GIGI THIEU VE PHAM NHAT VUONG VA TAP DOAN

VINGROUP 0 cece cccccccccecesseececesesessesessessesteseteteseresessitisitttetertreseatititnttitetetereseneseen 9 3.1 Giới thiệu về Phạm Nhật Vượng - S1 2S 21 211512151 121211111 1215112181811 sgk 9 3.2 Giới thiệu về Tập đoàn Vingroup .- 5-5: S: 22221 111 22515325 1515151 12181111 8xx 10 CHƯƠNG 4: PHAN TICH CACH TIEP CAN LANH DAO THEO DAC DIEM VA

LANH DAO THEO KY NANG CUA ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG 12

4.1 Phân tích cách tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm của ông Phạm Nhật Vượng 12

4.2 Phân tích cách tiếp cận lãnh đạo theo kỹ năng của ông Phạm Nhật Vượng 15

4.3 Thảo luận và rút ra bài học cho các lãnh đạo khác - . S SSSSSSSSSYkrez 17

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - 2L S1 2222112121 18111 111111111 1112151 1210101111112 22 081 rrvg 19

<1 19 5.2 Hạn chế của đề tài nghiên cứu . - ¿5:5 S1 12525 E512121218115 1115151111111 1E exe 19

5.3 Đề xuất hướng nghiên CU MOL eee cccseceecsseceesesceceeeeesteetssstesestieeseseereateteeess 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

CHUONG 1: TONG QUAN DE TAI NGHIEN CUU

1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu

Mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn trong thời kỳ đây

mạnh xu hướng toàn cầu hóa Trong bức tranh phát triển và thành công của các doanh

nghiệp với sự cạnh tranh cao này chắc chắn không thể bỏ qua mảnh ghép mang tên sự

lãnh đạo hiệu quả của những người đứng đầu

Trong bối cảnh mới của sự phát triển toàn cầu, trong đó Việt Nam đang cần hội

nhập đã đặt ra yêu cầu cơ bản đối với việc thay đối về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo và

đặc biệt là sự đổi mới và hợp thời trong công tác lãnh đạo — quản lý Những nhà lãnh

đạo của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp Họ phải là người có tổ chất riêng, có những đặc điểm riêng và những kỹ

năng phù hợp với cách lãnh đạo của mình Nhà lãnh đạo biết tận dụng tốt những nguồn

“vốn có” của bản thân một cách hiệu quả vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và thúc

đây tập thể của mình phát triển, ngày cảng lớn mạnh hơn

Mỗi nhà lãnh đạo đều có những đặc điểm và kỹ năng về cách quản trị khác nhau,

dẫn đến mức độ hiệu quả của việc lãnh đạo cũng khác nhau Nói đến một trong những

doanh nghiệp Việt Nam có những dấu ấn mạnh mẽ, những bước đi thành công trong

thập kỷ vừa qua không thể không nhắc đến tập đoàn Vingroup Người lãnh đạo của

Vingroup không ai khác đó chính là ông Phạm Nhật Vượng - tỷ phú đầu tiên được ghi

tên vào danh sách tỷ phú thế giới Để có được thành công đó không thẻ không nhắc đến

sự lãnh đạo tài ba của Phạm Nhật Vượng xây dựng lên công ty từ số 0 thành một tập

đoàn lớn như bây giờ

Dựa vào những hiểu biết cá nhân và những kiến thức đã học của môn học Lãnh

đạo, em quyết định chọn đề tài tiêu luận là “Cách tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm và

theo kỹ năng của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - Phạm Nhật Vượng”

1.2 Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu

* Ý nghĩa lý luận:

- Xác định được vai trò của lãnh đạo

Trang 6

-_ Đưa ra đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo qua cách tiếp cận lãnh đạo đặc theo điểm và lãnh đạo theo kỹ năng

” Y nghĩa thực tiễn:

- _ Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá được vai trò của nhà lãnh đạo đến mức

độ thành công của doanh nghiệp

- _ Kết quả nghiên cứu giúp phần nào cho định hướng trong việc cải thiện những kỹ năng của nhà lãnh đạo

1.3 Vẫn đề nghiên cứu

Cách tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm và lãnh đạo theo kỹ năng của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - Phạm Nhật Vượng

1.4 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu về những đặc điểm và kỹ năng của ông Phạm Nhật Vuong dé tir do

đánh giá mức độ lãnh đạo hiệu quả, từ đó đưa ra những siải pháp va bai hoc kinh nghiệm

tốt nhất dé nâng cao hiệu quả lãnh đạo cho các doanh nghiệp khác ở Việt Nam

1.5 Cấu trúc đề tài nghiên cứu

Kết cấu của đề tài gồm 5 chương:

Chương I: Tổng quan đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Giới thiệu về Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Vingroup

Chương 4: Phân tích cách tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm và lãnh đạo theo kỹ năng của

Phạm Nhật Vượng

Chương 5: Kết luận

Trang 7

CHUONG 2: CO SO LY THUYET

2.1 Lãnh dao la gi?

Đã có rất nhiều định nghĩa về lãnh đạo được ra đời và nó không ngừng phát triển liên tục qua nhiều thế kỷ cho đến ngày nay Có thê điểm qua một số định nghĩa của lãnh đạo như “lãnh đạo là khả năng gây ấn tượng với cấp dưới dé tạo sự thán phục, tôn trọng,

lòng trung thành và sự hợp tác ở họ” theo Moore (1927), hay theo Burns (1978), “lãnh

đạo là quá trình tương tác bởi những người có động cơ và giá trị, tài nguyên sinh thái,

chính trị và các nguồn lực khác, trong bối cảnh cạnh tranh xung đột, để thực hiện mục

tiêu độc lập hoặc hồ trợ được tô chức bởi cả lãnh đạo và nhân viên”

Nói đến khoa học lãnh đạo không thể không nhắc đến Warren Bemnis, ông đã

định nghĩa rằng “lãnh đạo là khả năng biến tầm nhìn thành hiện thực” Hay ông chủ của

Microsoft, Bill Gates cho rằng “các nhà lãnh đạo là người sẽ trao quyền cho những

người khác”

Cách định nghĩa về lãnh đạo là khác nhau bởi những yếu tố, bối cảnh thời gian

và không gian khác nhau Theo đó, Peter Northouse (2007) đã đưa ra nhận định chung

của mình về định nghĩa là “lãnh đạo là một quá trình theo đó một cá nhân ảnh hưởng

đên một nhóm các cá nhân khác dé đạt được một mục tiêu chung”

2.2 Cách tiếp cận lãnh đạo theo đặc điểm

2.2.1 Sự miêu tả

Các đặc điểm lãnh đạo bắt đầu được nghiên cứu để xác định điều gì đã làm nên

những người lãnh đạo tuyệt vời vào đầu thế kỉ 20 Các lý thuyết được phát triển gọi là

lý thuyết "vĩ nhân” vì chúng tập trung vào quan điểm “Một số người sinh ra đã có sẵn

những đặc điểm của một nhà lãnh đạo” Các nghiên cứu tập trung vào việc xác định các

đặc điểm tạo nên sự thành công của một nhà lãnh đạo

Đến những năm giữa thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển theo nền

tảng của thuyết “vĩ nhân” kết hợp với việc thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khoa học

khác, điển hình phải kế đến nghiên cứu của Stogdill (1948) Kết quả của nghiên cứu giai

đoạn này cho thấy rằng cá nhân đóng vai trò lãnh đạo sẽ khác với các thành viên khác ở

Trang 8

8 dac diém sau: thông minh, sự tỉnh táo, thấu hiểu, trách nhiệm, chủ động, kiên tri, tự

tin và giao tiếp

Sự phát triển tiếp theo của nghiên cứu về đặc điểm lãnh đạo là bài nghiên cứu

của Stogdill (1974) Ở lần nghiên cứu thứ hai này, Stogdill đã xác định rằng “Sự tác

động của những đặc điểm cá nhân phải tùy thuộc vào tình huống mà họ lãnh đạo thì mới

mang lại thành công”

Kết quả của hơn gần một thế kỷ nghiên cứu về đặc điểm lãnh đạo là một danh

sách mở rộng các đặc điểm mà các cá nhân có thê hy vọng sở hữu hoặc muốn rèn luyện

nếu họ muốn được những người khác coi là người lãnh đạo Một số đặc điểm là trọng

tâm của danh sách này bao gồm trí thông minh, sự tự tin, quyết tâm, tính chính trực và

khả năng ngoại giao tốt

2.2.2 Điểm mạnh và phê bình:

Cách tiếp cận đặc điểm có một điểm mạnh được nhận biết Thứ nhất, phương

pháp tiếp cận đặc điểm là trực quan hấp dẫn, phù hợp với quan niệm về đặc điểm của

các nhà lãnh đạo là dẫn đầu và khác biệt Thứ hai, phương pháp tiếp cận đặc điểm là

một thước đo đáng tin cậy dựa vào sức mạnh và thời gian dài của việc nghiên cứu nó

Các nghiên cứu về đặc điểm lãnh đạo có thế mạnh về chiều rộng lẫn chiều sâu Thứ ba,

phương pháp mang tính khái niệm hơn trong tự nhiên, làm nỗi bật thành phần lãnh đạo

trong quá trình lãnh đạo Cung cấp cho chúng ta một hiểu biết sâu sắc hơn vẻ việc nhà

lãnh đạo và đặc điểm của nhà lãnh đạo liên quan đén quá trình lãnh đạo như thế nào Và

cudi cung, cach tiép cận đặc điểm đã cho chúng ta một thước đo chuẩn về những đặc

điểm của một nhà lãnh đạo cần có và giúp xác định điểm mạnh - điểm yếu của nhà lãnh đạo và cách cải thiện hiệu quả lãnh đạo

Bên cạnh những điểm cạnh, tiếp cận đặc điểm còn có tồn tại những điểm

yếu Đầu tiên và quan trọng nhất của sự thất bại của cách tiếp cận đặc điểm trong phân

định một danh sách chính xác các đặc điểm lãnh đạo Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã

được tiến hành trong thế kỷ qua, nhưng những phát hiện từ những nghiên cứu này là

không rõ ràng và không chắc chăn Thứ hai, cách tiếp cận đặc điểm đã không tính đến

các tình huống và nó không giải thích được sự thành công của nhà lãnh đạo trong nhiều

Trang 9

tình huống khác nhau Thứ ba, cách tiếp cận này đã dẫn đến việc xác định chủ quan cao

về các đặc điểm lãnh đạo quan trọng nhất Bởi vì những phát hiện về các đặc điểm đã

được mở rộng và rộng rãi, đã có nhiều cách giải thích chủ quan và tính chủ quan này rõ

ràng trong nhiều cuốn sách tự học, tự định hướng về quản lý Thứ tư, nghiên cứu về các

đặc điểm không xem xét các đặc điểm trong mối quan hệ với các kết quả lãnh đạo Nó

chỉ nhân mạnh việc xác định các đặc điểm mà chưa giải quyết được các đặc tính lãnh

đạo ảnh hưởng như thế nào đến các thành viên nhóm và công việc của họ Cuối cùng về

cách tiếp cận đặc điểm là nó không phải là một cách tiếp cận hữu ích cho việc đảo tạo

và phát triển cho lãnh đạo

Không thể phủ nhận những điểm yếu còn tổn tại của các tiếp cận đặc điểm, tuy

nhiên nó vẫn có những ứng dụng nhất định trong lãnh đạo Cách tiếp cận đặc điểm cung

cấp thông tin có giá trị về lãnh đạo và hướng đi về những đặc điểm tốt cần có của một

nhà lãnh đạo để có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu liên quan đến khả năng lãnh

đạo Tiếp đến, nhà lãnh đạo đánh giá vị trí bản thân trong tổ chức và xác định những gì

họ cần làm đề củng cô vị trí trong tổ chức và thông tin về đặc điểm giúp gợi ý các lĩnh

vực mà đặc điểm cá nhân của họ có lợi cho công ty Nhà lãnh đạo có thể hiểu biết sâu

hơn về bản thân, xác định được giá trị bản thân và cách họ sẽ ảnh hưởng đến những

người khác trong tô chức

2.3 Cách tiếp cận theo kỹ năng

2.3.1 Sự miêu tả

Tiếp cận theo kỹ năng tập trung vào những kỹ năng có thể học và phát triển nâng cao được thay vì tập trung vào tính cách cá nhân người lãnh đạo — vốn là những thứ bảm

sinh và khó thay đôi, mà Tiếp cận theo kỹ năng nhằm thê hiện kiến thức và kĩ năng rất

quan trọng đối với người lãnh đạo

Đã có nhiều nghiên cứu về kỹ năng trong lãnh đạo trong quá khứ, tuy nhiên việc

nghiên cứu về khía cạnh này xuất phát từ một bài viết mang tên “kỹ năng quản lý hiệu

quả” trong tạp chí Harvard Business Review năm 1955 của Robert Katz Cách tiếp cận

của ông đã vượt qua các vấn đề của cách tiếp cận theo đặc điểm chân dung khi cho rằng

Trang 10

lãnh đạo là tập hợp những kỹ năng có thể học và phát triển được Đầu những năm 90,

hàng loạt các nghiên cứu cho răng tính hiệu quả của l người lãnh đạo phụ thuộc và khả

năng xử lý các vẫn đề phức tạp trong tô chức

Đầu tiên là những ý chính về các tiếp cận của Robert Katz, bao gồm 3 kỹ năng

quản lý kỹ năng chuyên môn, nhân sự và tư duy Tiếp theo là những nghiên cứu gần

nhất của Mumford và những đồng nghiệp cho mô hình tiếp cận theo kỹ năng cho nhà

lãnh đạo

4 Tiếp cận theo 3 kỹ năng: Robert Katz cho răng việc quản lý hiệu quả phụ thuộc

vào 3 kỹ năng chuyên môn, nhân sự vả tư duy

Kỹ năng chuyên môn là kiến thức về các kỹ năng và sự thành thạo của một công

việc nhất định, bao gồm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng phân tích và khả năng sử dụng

các công cụ và kỹ thuật Đối với các nhà lãnh đạo cấp trung và cáp thấp, kỹ năng chuyên

môn sẽ quan trọng hơn

Kỹ năng nhân sự là kiến thức và khả năng làm việc với con người, giúp nhà lãnh đạo làm việc với mọi tầng lớp nhân sự, cho phép nhà lãnh đạo hỗ trợ các thành viên làm

việc hiệu quả với nhau nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức Kỹ năng nảy đòi hỏi

người đứng đầu phải nhạy bén với những nhu cầu và động lực của nhân viên đề ra quyết định Kỹ năng này quan trọng với cả 3 cấp quản trị

Kỹ năng tư duy là khả năng làm việc với những ý tưởng và khái nệm Một nhà

lãnh đạo với kỹ năng tư duy là người có thể thoải mái nói về những ý tưởng làm nên tô

chức cũng như những rắc rối đi kèm Kỹ năng tư duy là tối quan trọng đối với nhà quản

trị cấp cao

% Mô hình kỹ năng: Mumford và những đồng nghiệp đã xác định ra một mô hình

kỹ năng lãnh đạo gồm 5 thành phần: năng lực, thuộc tính cá nhân, kết quả lãnh

đạo, kinh nghiệm làm việc và ảnh hưởng của môi trường

Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phán đoán xã hội và kiến thức là trọng tâm

của mô hình kỹ năng Ba năng lực này là những yếu tổ chính giải thích cho hiệu quả

hoạt động Kỹ năng giải quyết vẫn đề là khả năng sáng tạo của người lãnh đạo đề giải

quyết các vấn đề mới và bất thường của tô chức Kỹ năng đánh giá xã hội là khả năng

Trang 11

hiểu con người và hệ thống xã hội, bao gồm cả phản ứng linh hoạt với người khác Kiến

thức liên quan chặt chẽ đến việc áp dụng và thực hiện các kỹ năng giải quyết vấn đề

trong tô chức

Bến thuộc tính cá nhân có tác động đến kỹ năng lãnh đạo và kiến thức: khả năng

nhận thức chung, khả năng nhận thức kết tỉnh, động lực và tính cách Khả năng nhận

thức chung có thê được coi là trí thông minh của một người, bao gồm xử lý tri giác, xử

lý thông tin, kỹ năng lý luận chung, khả năng tư duy sáng tạo và khác biệt, và kỹ năng

bộ nhớ Khả năng nhận thức kết tinh là khả năng trí tuệ được học hoặc thu thập theo thời

gian Ba khía cạnh của động lực cần thiết để phát triển các kỹ năng lãnh đạo là săn lòng

giải quyết các vẫn đề phức tạp về tô chức, sẵn sàng thẻ hiện sự thống trị và cam kết với

lợi ích xã hội của tô chức Nhân cách, thuộc tính này nhắc nhở chúng ta rằng tính cách

có tác động đến sự phát triển các kỹ năng lãnh đạo của chúng ta

Kết quả lãnh đạo được thê hiện qua 2 yếu tố: khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả

và hiệu quả làm việc Giải quyết vấn đề hiệu quả là cốt lõi của cách tiếp cận theo kỹ

năng và được đánh giá dựa trên tính logic, tính độc đáo và mức độ hiệu quả của giải

pháp và khả năng sáng tạo Hiệu quả làm việc sẽ phản ánh khả năng lãnh đạo của người đứng đầu

Kinh nghiệm nghề nghiệp ảnh hưởng tích cực đến tính cách và năng lực của

người lãnh đạo, qua đó giúp các nhà lãnh đạo nâng cao kỹ năng và kiến thức Các kỹ

năng và kiến thức của nhà lãnh đạo được định hình bởi kinh nghiệm nghề nghiệp của

họ

Sự ảnh hưởng của môi trường thể hiện các yếu tổ năm ngoài năng lực, thuộc tính

cá nhân, kinh nghiệm của lãnh đạo Những sự ảnh hưởng của môi trường có thẻ là trong

nội bộ (công nghệ, cơ sở vật chất, chuyên môn của cấp dưới, và giao tiếp) và môi trường

bên ngoài (kinh tế, chính trị, và xã hội, cũng như thiên tai)

2.3.2 Điểm mạnh và phê bình:

Cách tiếp cận theo kỹ năng đã đóng góp những giá trị tích cực về lãnh đạo Thứ

nhất, cách tiếp cận này là một mô hình tập trung vào lãnh đạo, nhấn mạnh tầm quan

trọng của viée phat triển các kỹ năng lãnh đạo đặc biệt để khái niệm hóa và tạo ra một

Trang 12

cầu trúc của quá trình lãnh đạo xung quanh các kỹ năng Thứ hai, cách tiếp cận kỹ năng

là trực giác hấp dẫn để mô tả khả năng lãnh đạo về kỹ năng làm cho khả năng lãnh đạo

có săn cho tất cả mọi người Thứ ba, nó cung cấp một cái nhìn mở rộng về lãnh đạo kết

hợp nhiều thành phân, là một bức tranh vẻ sự lãnh đạo bao gồm nhiều yếu tố Cuối cùng,

nó cung cấp một cấu trúc rất phù hợp với chương trình giảng dạy của hầu hết các chương trình giáo dục lãnh đạo

Cách tiếp cận theo kỹ năng vẫn còn tồn tại những điểm yếu riêng như mọi cách

tiếp cận khác Đầu tiên, bề rộng của cách tiếp cận kỹ năng dường như mở rộng ra ngoài

ranh giới của lãnh đạo Thứ hai, mô hình kỹ năng là yếu trong giá trị tiên đoán vì nó

không giải thích cụ thê cách các kỹ năng phán đoán xã hội và kỹ năng giải quyết vấn đề

ảnh hưởng đến hiệu suất Thứ ba, cách tiếp cận này bị chỉ trích vì lời tuyên bố không

phải là một mô hình đặc điểm trong khi thực tế một thành phần chính trong mô hình bao

gồm các thuộc tính riêng lẻ, giỗng như đặc điểm Cuối cùng nó có thê không được áp

dụng phù hợp hoặc phù hợp với các bối cảnh lãnh đạo khác

Mặc dù không được sử dụng rộng rãi trong chương trình đào tạo chính quy, cách tiếp cận kỹ năng cũng cung cấp thông tin có giá trị về lãnh đạo Cách tiếp cận này cung

cấp một cách để phân định các kỹ năng của người lãnh đạo và các nhà lãnh đạo ở mọi

cấp trong một tô chức có thê sử dụng nó Ngoài ra, cách tiếp cận này giúp xác định điểm

mạnh và điểm yếu của nhà lãnh đạo Trong tương lai, cách tiếp cận kỹ năng có thê được

sử dụng như một khuôn mẫu cho việc thiết kế các chương trình phát triển lãnh đạo mở

rộng Cách tiếp cận này cung cấp bằng chứng cho các nhà lãnh đạo giảng dạy các khía

cạnh quan trọng khác như giải quyết vấn dé sáng tạo, kỹ năng giải quyết xung đột, và

nhiêu hơn nữa

Trang 13

CHUONG 3: GIOI THIEU VE PHAM NHAT VUONG VA TAP DOAN

VINGROUP

3.1 Giới thiệu về ông Phạm Nhật Vượng

Ông Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968 tại Hà Nội, là con cả trong gia đình

có 3 anh chị em Dù sinh sống, học tập tại Hà Nội, nhưng quê sốc của ông ở Lộc Hà,

Hà Tĩnh Bên cạnh cha mẹ, ông còn 2 người em, | gai la ba Pham Lan Anh (1970) va

em trai Phạm Nhật Vũ (1972)

Năm 1987, ông trúng tuyển và theo học tại trường Đại học Mỏ — Địa chất, nhờ

thành tích xuất sắc trong lĩnh vực toán học, ông nhận được học bông du học tại trường

Đại học Thăm dò địa chất Liên Bang Nga - Russian State Geological Prospecting

University (MGRI-RSGPU)

Năm 1993, khi tốt nghiệp Đại học MGRI-RSGPU, ông đã kết hôn với bà Phạm

Thu Hương và quyết định không trở về nước ngay Ông cùng vợ đã chuyên từ Nga sang

sinh sống tại thành phố Kharkov, Ukraina Tại đây, ông đã bắt đầu đi những bước đầu

tiên trong việc xây dựng sự nghiệp cho chính mình Ông và vợ quyết định vay 10 ngàn

đô la từ bạn bè để mở công ty Technocom chuyên kinh doanh sản xuất mì gói với tên

gọi “Mivina” (là tên gọi tắt của mì Việt Nam) Nhờ có nguồn nguyên liệu tươi ngon

nhập khẩu từ Việt Nam và công thức làm mỳ độc đáo nên Mivina nhanh chóng được

đón nhận và trở thành thương hiệu mì được ưa thích tại Ukraina (Nga)

Sau khi đã đưa tầm ảnh hưởng của thương hiệu Technocom ra khắp Châu Âu

bằng các sản phẩm thực phâm xuất khâu, năm 2010, sự nghiệp của ông rẽ sang trang

mới khi Nestle mua lại Technocom với mức giá 150 trigu USD

Sau đó, ông quyết định đầu tư về quê hương với việc tham gia thị trường du lịch

và bất động sản Phạm Nhật Vượng quay trở về Việt Nam đúng thời điểm kinh tế bắt

đầu bước vào thời kì bùng nỗ, ông nảy ra ý tưởng biến một số đảo hoang sơ tại Nha

Trang thành khu nghỉ đưỡng cao cấp, và kết quả là Vinpearl Resort Nha Trang ra đời

Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearl sáp nhập vào Công ty CP Vincom và chính

thức hoạt động dưới mồ hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật

Ngày đăng: 10/08/2024, 22:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w