1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Dự thi Đảng nhận diện, ngăn chặn những biểu hiện lệch chuẩn của hs thcs trên không gian mạng

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận diện, ngăn chặn những biểu hiện lệch chuẩn trong hành vi của học sinh THCS Thuỵ Lâm trên không gian mạng
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường THCS Thuỵ Lâm
Chuyên ngành An ninh mạng
Thể loại Tạp chí
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 504,11 KB

Nội dung

BÀI DỰ THI BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, LOẠI HÌNH TẠP CHÍ, CHỦ ĐỀ: NHẬN DIỆN, NGĂN CHẶN NHỮNG BIỂU HIỆN LỆCH CHUẨN TRONG HÀNH VI CỦA HỌC SINH THCS TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Trang 1

NHẬN DIỆN, NGĂN CHẶN NHỮNG BIỂU HIỆN LỆCH CHUẨN TRONG HÀNH VI CỦA HỌC SINH THCS THUỴ LÂM TRÊN

KHÔNG GIAN MẠNG

(Loại hình: Tạp chí)

Hiện nay, những biểu hiện lệch chuẩn trong hành vi của học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng rất đa dạng và phức tạp Kết quả điều tra ngẫu nhiên 100 học sinh ở trường THCS Thuỵ Lâm cho thấy, học sinh ngày càng hư không phải là nhận xét cảm tính khi số hành vi lệch chuẩn (HVLC) mà các em mắc phải khi dung mạng xã hội tăng cả về số lượng lẫn mức độ Bài viết dưới đây cho thấy thực tế những HVLC trên mạng xã hội của học sinh và những giải pháp ngăn chặn HVLC đó.

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Với tốc độ phát triển công nghệ cùng những tiện ích đi kèm, mạng xã hội ngày càng trở thành một công cụ, một kênh giao tiếp, kết nối quan trọng của con người hiện đại Từ một thế giới ảo thuần túy tồn tại song hành và tách biệt, mạng xã hội đang biến đổi rất nhanh, trở thành phương tiện tác động ngày càng trực tiếp, sâu và nhanh vào mọi mặt của đời sống xã hội Bên cạnh rất nhiều lợi

Trang 2

ích vượt trội, sự phát triển quá nhanh của mạng xã hội cũng kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó, văn hóa ứng xử trên không gian mạng đang là mối quan tâm lớn

II NỘI DUNG

1 Vậy, thế nào là những hành vi lệch chuẩn?

Bất kỳ hành vi nào không phù hợp với mong đợi của một nhóm hoặc của

xã hội là hành vi lệch chuẩn Nói cách khác, hành vi lệch chuẩn là hành vi lệch khỏi các quy tắc chuẩn mực của nhóm hay xã hội Nó là hậu quả của quá trình

xã hội hoá không hoàn toàn

2 Cụ Thể HVLC của học sinh THCS trên không gian mạng là gì?

Theo kết quả thống kê tự đánh giá của học sinh (HS), trong số 100 em tham gia khảo sát ngẫu nhiên năm 2018 có 30 em (chiếm 30% ) không vi phạm một chuẩn mực hành vi nào, 35 em (35%) có một HVLC Số còn lại đều mắc từ hai HVLC trở lên, thậm chí có em mắc tới 15, 19 HVLC Một năm trở lại đây,

số HS THCS vi phạm chuẩn mực hành vi nhiều hơn và hiện chỉ còn 15 HS trong diện khảo sát không có một HVLC nào Số HS có nhiều HVLC cũng tăng lên,

cả về số lượng HS lẫn số HVLC mà các em mắc phải, không phải là 19 HVLC nữa mà là 21

Những HVLC mà HS mắc phải rất đa dạng, nhưng nói dối vẫn là HVLC chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả hai lần điều tra (68% và 80%), hành vi có ít học sinh vi phạm nhất là bỏ nhà đi (1% và 3%) Đáng nói là những HVLC mà các

em thường hay mắc nhất đều tăng: ăn quà trong lớp tăng 30%; không học bài và làm bài đầy đủ khi lên lớp tăng 20%; nói dối tăng 20%; vứt rác không đúng nơi quy định tăng 10%; nói tục, chửi bậy tăng 10%; quấy rối, làm mất trật tự ở trường, lớp tăng 20% Đây là thực trạng đáng lo ngại

3 Tại sao lại có sự gia tăng những HVLC của HS trên mạng xã hội như vậy?

Trang 3

Ở thời điểm thống kê trước, năm 2018, lượng HS được sử dụng mạng XH chưa nhiều, thời gian các em được bố mẹ đồng ý cho sử dụng máy tính cũng như điện thoại thông minh còn bị hạn chế Sau năm 2019, sau đại dịch Co-vid xảy ra,

cụ thể là một năm trở lại đây, hầu như tất cả các em được phép dùng mạng xã hội, có tài khoản mạng xã hội Nguyên nhân là do khi có dịch Co-vid, tất cả đều thực hiện cách ly, các em không được đến trường, phải học trực tuyến, từ đó được tiếp xúc với mạng xã hội Thời gian đầu, các em sử dụng mạng xã hội để học tập, trao đổi thông tin với bạn bè Nhưng lâu dần, mục đích ban đầu đó thay đổi, đổi thành giải trí với nhiều trò chơi hấp dẫn luôn sẵn hiện trên các web tìm kiếm, hay lập các hội nhóm buôn chuyện, nói xấu bạn bè hoặc thầy cô, nghiêm trọng hơn có nhiều trường hợp xem các web đen xem phim người lớn, phim bạo lực…

Việc các em được tiếp xúc đến mạng xã hội cũng như những thông tin sai lệch trên mạng xã hội như vậy, lâu dần dẫn đến những HVLC của các em trên không gian mạng, thậm chí tệ hơn là HVLC đó còn xảy ra ở ngoài đời thực Một vài trường hợp, khi nói chuyện với nhau trên mạng, các em cãi nhau, chửi nhau đôi khi vì những lí do rất nhỏ như nghe nói bạn này nói xấu mình hay bạn này chê mình Cãi nhau trên mạng chưa đủ, các em lại cãi nhau, đánh nhau trong đời thực Hoặc khi các em chơi game, điện tử, được nhập vai vào các anh hùng, kiếm sĩ, khi chơi thường chơi theo nhóm, trong nhóm có 1 bạn nói tục chửi bậy thế là cả nhóm hùa nhau nói tục chửi bậy theo và nghĩ như vậy mới ngầu, mới oai dẫn đến tình trạng nói tục chửi bậy trong cuộc sống thực tế tăng mạnh

Là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm, tôi đã từng phải giải quyết không ít trường hợp cãi nhau, đánh nhau do mâu thuẫn khi dùng mạng xã hội, thậm chí

có trường hợp HS bỏ nhà đi theo lời dụ dỗ của người lạ quen trên mạng xã hội

Có nhiều em nghiện game, còn chống đối bố mẹ, trộm tiền của bố mẹ để nạp tiền vào game chơi thoả mãn sự “oai phong” ảo trên các trò chơi trực tuyến

Nhiều học sinh đã mất đi những kỹ năng cơ bản, như kỹ năng giao tiếp,

kỹ năng sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, kỹ năng ứng xử Nguy hiểm hơn,

Trang 4

là những hành vi xấu đã và đang ngày càng ăn sâu vào giới trẻ, khiến các em ngày càng lệ thuộc vào thế giới ảo, sống không có định hướng, không mục đích, thậm chí tỏ ra chán cuộc đời thực, không tin vào bản thân

Nhiều học sinh còn coi MXH là phương tiện, là không gian để chống đối lại bố mẹ, thầy cô khi mình mắc lỗi, bị bố mẹ và thầy cô nhắc nhở Có những học sinh đã lên trang facebook của mình để chửi thầy cô giáo Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng học tập sa sút, vi phạm nội quy, đạo đức bị xuống cấp nghiêm trọng

4 Nhà trường cần làm gì đề ngăn chặn những HVLC trên không gian mạng của học sinh?

Thứ nhất, thường xuyên cập nhật thông tin và phổ biến kiến thức về an ninh mạng cho không chỉ các em học sinh, mà còn tới cả phụ huynh, các thầy cô

và cán bộ nhân viên trong nhà trường Để làm được điều này đòi hỏi nhà trường phải không ngừng tự nâng cao và bồi dưỡng kiến thức về các quy định của pháp luật Việt Nam

Thứ hai, cần tăng cường mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường – phụ huynh học sinh để kịp thời nắm bắt tình hình, ngăn chặn, dập tắt những biểu hiện của hành vi vi phạm luật An ninh mạng luôn tiềm ẩn trong môi trường xung quanh học sinh

Thứ ba, cần xây dựng và phát triển một môi trường học đường lành mạnh, học sinh và giáo viên thân thiện để kịp thời nắm bắt tâm lí của học sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT quy định

về việc đưa nội dung an ninh mạng nói riêng và vấn đề giáo dục Luật An ninh mạng nói chung vào chương trình trung học phổ thông

Điều này có ý nghĩa trang bị cho học sinh kiến thức để tự bảo vệ mình trước thông tin xấu, độc, nguy hại; giúp học sinh bảo vệ bản thân, tránh việc sa

Trang 5

ngã vào con đường vi phạm pháp luật, phạm tội, giúp các em học tập, vui chơi, giải trí một cách lành mạnh, an toàn

Nhằm giúp học sinh trường THCS Thuỵ Lâm hiểu biết về an ninh mạng và luật an ninh mạng, ngày 06/05/2024, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật với mô hình “Phiên tòa giả định” về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” cho hơn 1.700 học sinh Trường THCS Thụy Lâm, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Tham gia chương trình, về phía Sở Tư pháp TP Hà Nội có bà Vũ Thị Thanh Tú, Trưởng phòng phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp TP Hà Nội; Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội; Luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cùng hơn 20 Luật

sư thành viên thuộc Cụm thi đua số 4, Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Về phía địa phương có bà Trần Hà, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện Đông Anh; ông Phạm Minh Huỳnh, Phó Chủ tịch UBND xã Thụy Lâm; ông Đào Xuân Sinh, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THCS Thụy Lâm

Phát biểu khai mạc Chương trình, Luật Sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhấn mạnh ý nghĩa của Chương trình khi được tổ chức tại Trường THCS Thụy Lâm Trường THCS Thụy Lâm được thành lập năm 1961 (đến nay đã có gần 65 năm hình thành và phát triển) với đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề, được tuyển chọn

từ những trường THCS có uy tín của Hà Nội, thầy và trò Trường THCS Thụy Lâm ngày càng khẳng định vị trí là trường tốp đầu của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp

lý, lập thành tích kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đoàn Luật sư TP Hà Nội

Trang 6

(24/11/1984 - 24/11/2024), Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã xây dựng kế hoạch, tổ chức các chương trình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật trong các trường THCS, THPT nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh Viêc xây dựng và tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật với mô hình “Phiên tòa giả định” là một trong những mô hình, sáng kiến hay, hiệu quả, thiết thực mà Đoàn Luật sư đã và đang triển khai trên địa bàn Thành phố

Tại phiên toà giả định sơ thẩm, bị cáo bị xét xử về tội tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” theo điểm d khoản 1 Điều 290 của Bộ luật Hình sự năm 2015 Phiên toà giả định được xây dựng dựa trên vụ án có thật các thông tin đã được mã hoá Phiên toà được xây dựng theo đúng trình tự thủ tục vụ án hình sự với HĐXX, VKS, Luật

sư Quá trình diễn biến phiên toà, việc tranh tụng được thực hiện khách quan

theo sự điều hành của chủ tọa phiên toà.

Sau khi kết thúc phiên tòa giả định, báo cáo viên Luật sư Phạm Thị Bích Hảo tuyên truyền Luật an ninh mạng và phần hỏi đáp các tình tiết diễn biến của phiên toà, hỏi về ước mơ của các em nếu trở thành Luật sư thì cần học tập thế nào để học sinh giao lưu, trả lời và nhận quà tặng, qua đó giúp các em chú ý theo dõi và nắm sâu hơn về các nội dung của phiên toà , tất cả đã tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi cho chương trình

Tham dự Chương trình, Thầy giáo Đào Xuân Sinh, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đây là lần đầu tiên các thầy cô giáo, các em học sinh nhà trường được tham dự một phiên tòa giả định Phiên tòa giúp các em học sinh hiểu về trách nhiệm khi vi vi phạm pháp luật, cách sử dụng mạng an toàn Phiên toà giả định góp phần tuyên truyền phổ biến pháp luật đến tất cả các em học sinh Mỗi chúng ta cùng cần chủ động tìm hiểu pháp luật, sống học tập và làm việc theo Pháp luật Các em học sinh cần hướng hứng thú vào học tập và các

Trang 7

hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, tích cực học tập và tu dưỡng đạo đức để trở thành người công dân có ích góp phần xây dựng một xã hội ổn định, văn minh

Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức “Phiên tòa giả định” cách làm sáng tạo trong tuyên truyền pháp luật.

Việc tổ chức phiên tòa giả định tại Trường THCS Thụy Lâm hôm nay, không chỉ là hình thức tuyên truyền sinh động mang ý nghĩa giáo dục, phổ biến pháp luật cho các em học sinh về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, mà còn góp phần tạo điều kiện cho các Luật sư được đóng vai trong một phiên toà giả định, góp phần tuyên truyền pháp luật

Trang 8

Có thể nói, đây là một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật hiệu quả, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho học sinh tham dự chương trình bởi tình huống thực tế

Đoàn Luật sư TP Hà Nội, sẽ tích cực phối hợp, tham gia cùng các cơ quan, nhà trường nhân rộng thêm mô hình này nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng đến học sinh, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền

Ngoài ra, ngày 17/6/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội gồm có 3 chương với 9 điều, áp dụng cho 3 nhóm đối tượng: Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội; tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội; nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam

Bộ Quy tắc có 4 quy tắc ứng xử chung và 8 Quy tắc ứng xử cho tổ chức,

cá nhân 8 Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân gồm có:

- Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch

vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội

- Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội

- Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản

tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn

xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

- Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy

Trang 9

- Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo

- Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức,

cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội

Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước -con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt

- Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh

5 Một số nội dung tuyên truyền về ứng xử văn minh trên không gian mạng:

* Điều NÊN làm:

- Lan tỏa thông tin, hình ảnh tốt đẹp về các hoạt động xã hội, hoạt động tình

nguyện vì cộng đồng, phê phán những cái xấu, biểu hiện lệch lạc, hướng tới thông điệp nhân văn, xây dựng văn hóa thanh lịch, văn minh

- Thể hiện sự tôn trọng cộng đồng trong giao tiếp, ứng xử trên môi trường mạng.

- Sử dụng ngôn ngữ đảm bảo giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không sử dụng ngôn ngữ lai căng, tục tĩu, cá biệt và mang xu hướng bạo lực

- Chỉ đăng, phát thông tin rõ nguồn gốc, thông tin đã được kiểm chứng, thông tin không vi phạm pháp luật

Trang 10

- Sử dụng chính danh khi tham gia môi trường mạng Hành vi mạo danh cá nhân, tổ chức để lập các tài khoản, đăng phát, chia sẻ, truyền đưa thông tin sai

sự thật nhằm bôi nhọ, hạ uy tín người khác và trục lợi là vi phạm pháp luật

- Người sử dụng thông tin trên môi trường mạng có trách nhiệm tìm hiểu, trau dồi, bổ sung kiến thức văn hóa, pháp luật, rèn luyện kỹ năng tực bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng

- Tự bảo vệ mật khẩu cá nhân tuyệt đối không chia sẻ cho người khác

- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ danh sách bạn bè Thận trọng, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi kết bạn hoặc tham gia các hội, nhóm trên mạng xã hội Hủy kết bạn với người khác, hủy tham gia nhóm khi cảm thấy thông tin của người, nhóm đó không phù hợp với lợi ích cộng đồng

- Chủ động nhận diện thông tin, khi phát hiện thông tin vi phạm trên môi trường mạng cần lưu lại chứng cứ, đồng thời thông báo với đơn vị cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chức năng để kịp thời giải quyết Người phát hiện thông tin vi phạm có thể liên hệ trực tiếp cho đơn vị cung cấp dịch vụ qua số điện thoại đường dây nóng (hotline), hộp thư (email)… đăng tải trên trang tin, hoặc sử dụng các tính năng báo cáo (report) sẵn có trên trang tin để thông báo cho quản trị trang tin những nội dung không phù hợp để kịp thời xử lý Đấu tranh, phản bác những thông tin xấu, độc ảnh hưởng đến lợi ích dân tộc, đất nước Phê phán, góp ý với những hành vi ứng xử thiếu văn hóa, hướng tới xây dựng cộng đồng lành mạnh, hữu ích

- Mọi người cần gương mẫu, chuẩn mực khi tham gia môi trường mạng Sử dụng mạng xã hội để thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của địa phương; giới thiệu, quảng bá hình ảnh, lịch sử, địa lý, sự phát triển kinh tế - xã hội của quê hương tới bạn bè trong nước

và ngoài nước; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt điển hình tiên tiến, xây dựng hình ảnh con người thanh lịch, văn minh; tuyên truyền, vận động nhân dân

Ngày đăng: 09/08/2024, 22:43

w