Chính vì thế, việc nắmrõ bản chất Tiếng Anh trở nên càng ngày càng quan trọng, bởi lẽ, nó là chìa khóavàng để hội nhập với bạn bè quốc tế và cũng giúp phát triển bản thân trở nên tốthơn.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU 5
NỘI DUNG 8
A PHÂN TÍCH 8
I Khái niệm, định nghĩa “từ” 8
II Các biến thể của từ 11
1 Biến thể từ vựng - hình thái học 11
2 Biến thể ngữ âm học – hình thái học 12
3 Biến thể từ vựng – ngữ nghĩa 12
III Đơn vị cấu tạo từ 13
1 Từ tố ( hình vị ) 13
2 Phân loại hình vị 13
IV Phân loại theo phương thức cấu tạo 15
1 Từ đơn 15
2 Từ phái sinh 15
3 Từ phức 15
4 Từ ghép 15
5 Từ láy 15
V Ngữ - đơn vị tương đương với từ 15
1 Tính cố định 15
2 Tính thành ngữ 15
B SO SÁNH 15
I Giống nhau 15
1 Hình vị 15
2 Từ 15
Trang 33 Cụm từ cố định 15
II Khác nhau 15
1 Các đặc điểm cơ bản 15
2 Các phương thức cấu tạo 15
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
LỜI NÓI ĐẦU
Trang 4Ngôn ngữ, từ trước đến nay, luôn là một đề tài chứa nhiều ẩn số, tốn không biếtbao nhiêu bút mực của các nhà nghiên cứu chỉ để tìm ra được nguồn gốc ban đầucủa nó Trong suốt chiều dài lịch sử, đã không biết có bao nhiêu giả thuyết chỉ ragốc gác của ngôn ngữ, điển hình là thuyết tượng thanh, khi cho rằng toàn bộ ngônngữ là sự bắt chước âm thanh để mô phỏng đặc điểm của sự vật khách quan, hay là
sự bắt nguồn từ những thanh âm bất chợt được phát ra trong lúc xúc động là sựkhởi nguồn của ngôn ngữ Có rất nhiều giả thuyết khác nhau được tìm thấy, tuynhiên, chúng đều có một đặc điểm chung, đó là đều phản ảnh cách thức giao tiếpcủa con người đối với cộng đồng
Cách thức giao tiếp của con người qua lại với nhau có hiệu quả và đa dạng haykhông đều dựa vào sự linh hoạt của ngôn ngữ, mà ngôn ngữ lại được xây dựng từ
vô số từ, cụm từ khác nhau Nói cách khác, từ chính là một trong những cái cốt lõicủa ngôn ngữ
Mỗi ngôn ngữ đều là một mảnh ghép không thể thiếu, đóng góp cho một nềnngôn ngữ chung trên toàn thế giới Đến với Tiếng Việt, một ngôn ngữ có nhiều đặcđiểm riêng biệt và độc đáo, hệ thống từ vựng và ngữ pháp đa dạng và phong phúlại càng cần được phát triển Vì vậy, việc nắm vững cấu trúc từ trở thành một trongnhững cái quan trọng hơn bao giờ hết, bởi lẽ, nắm vững cấu trúc từ Tiếng Việt, bêncạnh việc tăng hiệu quả trong giao tiếp, còn đa dạng hóa tư duy trong việc tiếpnhận nền văn hóa, văn học của nước nhà
Trang 5Đến với Tiếng Anh, một ngôn ngữ dòng Giéc-man, thuộc họ Ấn Âu, ngàynay trở thành một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi Theo thống kê của các nhàkhoa học, hiện nay có đến hơn 50 quốc gia sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ mẹ
đẻ, và hơn 80 quốc gia xem Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai Chính vì thế, việc nắm
rõ bản chất Tiếng Anh trở nên càng ngày càng quan trọng, bởi lẽ, nó là chìa khóavàng để hội nhập với bạn bè quốc tế và cũng giúp phát triển bản thân trở nên tốthơn
Việc so sánh tương quan giữa cấu trúc từ trong Tiếng Anh và Tiếng Việt sẽ
là tiền đề giúp người học hiểu rõ hơn về những ngôn ngữ mình đang học, từ đótăng khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “ Cấu trúc từ Tiếng Việt
và so sánh với Tiếng Anh” để làm đề tài tiểu luận cho việc nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trong đề tài tiểu luận nằm ở cấu trúc từ của Tiếng Việt
và Tiếng Anh
Tiểu luận này sẽ là một trong những nguồn tham khảo, phục vụ cho những công trình nghiên cứu khoa học sau này, hoặc dành cho những người có niềm quantâm nhất định đến đề tài này
Bài tiểu luận này có thể áp dụng vào các chương trình giảng dạy phục vụ cho mục đích học tập Bằng cách đọc tiểu luận này, học sinh sẽ hiểu rõ hơn các ngôn ngữ mình đang theo học, từ đó dễ dàng phát triển kĩ năng ngôn ngữ của bản
Trang 6thân Bên cạnh đó, việc so sánh tương quan giữa cấu tạo từ vựng của hai ngôn ngữ còn giúp học sinh nhận ra tầm quan trọng của việc học từ vựng mới.
NỘI DUNG
A PHÂN TÍCH
I Khái niệm, định nghĩa “từ”
Từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ, bao gồm từ
và các đơn vị tương đương với từ Từ được xem là đơn vị cơ bản nhất của từ vựng
Trang 7Nếu chiết tự, “vựng” là một yếu tố gốc Hán, có nghĩa là “sưu tập, tập hợp”, do đó,
“từ vựng” sẽ là “sưu tập, tập hợp các từ của ngôn ngữ” Trong thực tế, nội dungcủa khái niệm này rộng hơn Nó không chỉ bao gồm các từ mà còn bao gồm cả cácngữ, tức là những cụm từ sẵn có, tương đương với từ, chẳng hạn các thành ngữtiếng Việt như: Nước đổ lá khoai, mẹ tròn con vuông, xanh vỏ đỏ lòng, Tuynhiên trong các đơn vị từ vựng, từ là đơn vị cơ bản Ngữ không phải là đơn vị từvựng cơ bản vì nó d các từ cấu tạo nên, muốn có các ngữ, trước hết phải có các từ.Vậy từ là gì? Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ Do tínhchất hiển nhiên, sẵn có của từ mà ngôn ngữ loài người bao giờ cũng được gọi làngôn ngữ của các từ Chính tổng thể các từ là vật liệu xây dựng mà thiếu nó thìkhông thể hình dung được một ngôn ngữ Chính các từ đã biến đổi và kết hợp ởtrong câu theo quy luật ngữ pháp của ngôn ngữ Mặc dù từ luôn ám ảnh tư tưởngchúng ta như một đơn vị trung tâm trong toàn bộ cơ cấu của ngôn ngữ, nhưng kháiniệm này rất khó định nghĩa Cái khó nhất trong việc định nghĩa từ là sự khác nhau
về các định hình, về chức năng và những đặc điểm ý nghĩa của từ trong các ngônngữ khác nhau cũng như trong cùng một ngôn ngữ Có từ mang chức năng địnhdanh, có từ không mang chức năng định danh (số từ, thán từ, các từ phụ trợ); có từbiểu thị khái niệm, có từ chỉ là dấu hiệu của những cảm xúc nào đó (thán từ); có từliên hệ với những sự vật, hiện tượng ngoài thực tế (các thực từ), có từ lại chỉ biểuthị những kết cấu nội bộ, có từ không có kết cấu nội bộ, có từ tồn tại trong nhiều
Trang 8dạng thức ngữ pháp khác nhau, có từ chỉ tồn tại trong một dạng thức mà thôi, Vìvậy, không có sự thống nhất trong cách định nghĩa và miêu tả các từ Đó là lý do vìsao mà định nghĩa về từ rất phong phú Hiện nay có khoảng hơn 300 định nghĩa về
từ Các định nghĩa về từ đều bao hàm các đặc điểm sau của từ: từ là đơn vị tồn tạihiển nhiên, sẵn có; từ có hình thức ngữ âm và ý nghĩa; từ dùng để xây dựng câu vàxây dựng lời nói Nói chung không có định nghĩa nào về từ làm mọi người thỏamãn Với tư cách là định nghĩa sơ bộ, có tính chất giả thiết để làm việc, có thể chấp
nhận định nghĩa như sau: “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa
và hình thức” Đây được coi là định nghĩa đơn giản và đã nêu bật được những đặc
điểm cơ bản nhất của từ
Nó hàm chứa hai vấn đề cơ bản:
Thứ nhất là khả năng tách biệt của từ trong lời nói, tức là khả năng tách biệtkhỏi những từ bên cạnh là cần thiết để cho từ phân biệt được với những bộ phậntạo thành của từ (thành tố của từ ghép, thân từ, phụ tố, ) Đồng thời, tính hoànchỉnh trong nội bộ từ là cần thiết để cho nó, với tư cách một từ riêng biệt, phân biệtđược với cụm từ
Thứ hai là tính hoàn chỉnh và tính tách biệt về ý nghĩa là bắt buộc đối vớimỗi từ và cơ sở của tính hoàn chỉnh và tính tách biệt về hình thức, nhưng tự thânchúng chưa đầy đủ Như ta biết, “máy bay lên thẳng” trong tiếng Việt, “wreck of a ship” – nạn đắm tàu trong tiếng Anh, là những cụm từ, mặc dù chúng biểu thị
Trang 9những đối tượng riêng biệt của tư duy, tức là chúng cũng có tính hoàn chỉnh vàtính tách biệt về ý nghĩa Cho nên, bên cạnh tính hoàn chỉnh và tính tách biệt về ýnghĩa, cần phải bổ sung thêm những đặc trưng về hình thức: những đặc trưng ngữ
âm (thí dụ: trọng âm, những hiện tượng mở đầu và kết thúc từ một cách đặc biệt),những đặc trưng ngữ pháp (thí dụ: khả năng biến đổi hình thái và khả năng kết hợpcủa các từ) Những đặc trưng hình thức đó có thể tác động lẫn nhau, đồng thờichúng không có tính phổ quát Chúng khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau tùytheo đặc điểm của cơ cấu ngữ âm và ngữ pháp của các ngôn ngữ ấy Nhưng sựkhác biệt cũng có thể có cả trong phạm vi của một ngôn ngữ, giữa các phạm trùkhác nhau của các từ, đặc biệt giữa từ thực và từ hư Các từ hư, về mặt ngữ âmcũng như về mặt ý nghĩa, ít độc lập hơn các từ thực Chẳng hạn, trong tiếng Nga,trọng âm độc lập là đặc trưng ngữ âm của các từ thực, nhưng các giới từ đơn tiếtkhông có trọng âm độc lập Đôi khi, từ hư chỉ gồm một phụ âm, dựa hoàn toàn vào
từ thực Trong tiếng Việt, các từ hư không dùng độc lập mà luôn đi kèm theo các
từ thực (thí dụ: làm, sẽ với anh, ) Tuy nhiên, trong các ngôn ngữ khác nhau, tínhđộc lập tối thiểu về hình thức của từ đưa lại tính hoàn chỉnh và tính tách biệt của
từ Về mặt ngữ nghĩa, từ hư, mặc dù nó không được dùng độc lập, không gọi tên,nhưng dầu sao nó vẫn có ý nghĩa từ vựng tối thiểu là cái vốn có đối với các từ hư,phân biệt với từ tố (hình vị) Ngược lại, các từ tố, chẳng hạn, các đuôi chỉ từ cách -
ы, hoặc các đuôi động từ khác, không có ý nghĩa gì cả nếu nằm ngoài cái từ mà
Trang 10chúng là một bộ phận tạo thành Đối lập với từ tố, về phương diện hình thức, giới
từ có tính tách rời, đó là tính độc lập tối thiểu của từ Muốn có tính tách rời, từ phải
có tính hoàn chỉnh Người ta không thể thêm một từ khác vào trong thành phần củamột từ Trong khi các từ tố có thể chen vào giữa các hình vị khác Thí dụ, hìnhthức giảm nhẹ của từ Đức Kinchen “trẻ em” có dạng số nhiều là Kinderchen
II Các biến thể của từ
Nếu coi từ là một hằng thể thì những trường hợp sử dụng từ khác nhau của
nó là những biến thể Có các kiểu biến thể sau đây của từ:
1 Biến thể từ vựng - hình thái học
Biến thể từ vựng - hình thái học: là những hình thái ngữ pháp khác nhau của một từ, hay còn gọi là những từ hình (thường gặp ở ngôn ngữ Ấn Âu)
Ví dụ: cat – cats – cat’s – cats’s
Những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau của từ hình không phá vỡ hạt nhân ngữ nghĩa của từ, tức là ý nghĩa từ vựng tương ứng Cho nên các từ hình chỉ là những biến thể hình thái học của một từ duy nhất
2 Biến thể ngữ âm học – hình thái học
Biến thể ngữ âm – hình thái học: là những biến dạng của từ về mặt ngữ âm
và cấu tạo từ chứ ko phải là những hình thái ngữ pháp của nó Ở đây có hiện tượng
Trang 11cùng một ý nghĩa từ vựng được định hình một cách khác nhau Muốn những cách định hình đó là những biến thể của một từ cần phải:
-Trong khi khác nhau chúng phải có phần gốc từ chung, và do đó, có sự giống nhau về nghĩa được thể hiện cụ thể trong vỏ ngữ âm của chúng
-Sự khác nhau về vật chất ngữ âm không biểu hiện sự khác nhau nào về ý nghĩa Ví
dụ, trong Tiếng Việt có những cặp biến thể: về - zề, mẹ - mệ, (đi)vô - (đi)zô, sờ -
rờ, trời – giời, …Trong tiếng Anh, railway – railroad là hai biến thể của một từ có nghĩa là đường sắt nhưng chúng vẫn là hai từ khác nhau bởi vì một trong những cơ
sở của hai từ này hoàn toàn khác nhau về chất liệu
3 Biến thể từ vựng – ngữ nghĩa
Biến thể từ vựng – ngữ nghĩa: mỗi từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau Mỗi lần sử dụng, chỉ một trong những ý nghĩa của nó được hiện thực hóa Mỗi ý nghĩa được hiện thực hóa như vậy là một phần biến thể từ vựng - ngữ nghĩa
Ví dụ: Từ “ăn” có ý nghĩa khác nhau trong những trường hợp sử dụng sau:
“Chúc cả nhà ăn cơm ngon miệng”
“Tan học là chúng tớ đi ăn hàng”
“Cậu ăn ảnh thật đấy”
“Ăn hoa hồng”
“Ăn xăng/ than/ đạn”
Trang 12Qua phân tích, ta thấy từ vừa có mặt cụ thể vừa có mặt trừu tượng, vừa có mặt hiện thực, vừa có mặt tiềm tàng Để chỉ từ trong trạng thái trừu tượng, tiềm tàng, người ta dùng thuật ngữ từ vị Từ vị là một đơn vị trừu tượng trong hệ thống
từ vựng Nó là sự khái quát hóa những biểu hiện thực tế của những cách dùng một
từ nào đó trong một giai đoạn nhất định của ngôn ngữ
III Đơn vị cấu tạo từ
bộ phận chính của từ Ý nghĩa của chính tố: Một là cụ thể, có liên hệ logic với đốitượng; hai là hoàn toàn độc lập (tự nghĩa)
b Phụ tố
Phụ tố là những hình vị được ghép vào căn tố để tạo nên nghĩa mới và bằngcách mới tạo ra từ mới (tự tạo) Phụ tố mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa
Trang 13ngữ pháp Ý nghĩa phụ tố: Một là trừu tượng, có liên hệ logic với ngữ pháp; Hai làkhông độc lập (trợ nghĩa), chỉ được rõ ràng khi năm trong kết cấu của từ Ví dụ:Trong tiếng Nga, từ “domik” có nghĩa là ngôi nhà nhỏ - trong hình vị thì “dom” làcăn tố, vì nó mang nghĩa cơ bản từ từ này, tức ngôi nhà; còn “-ik” là phụ tố, vì khi
nó được ghép với căn tố “dom-” sẽ tạo nên nghĩa bổ sung cho căn tố: làm rõ tínhchất, đặc điểm của “ngôi nhà” Hay trong tiếng Việt, từ “hóa” trong “hợp pháp hóa” là phụ tố ghép với căn tố “hợp pháp” đã thay đổi từ loại từ loại của từ gốc từdanh từ thành động từ
Phụ tố gồm hai loại: phụ tố cấu tạo từ và biến tố Phụ tố cấu tạo từ: biểu thị ý
nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp Ví dụ: Trong tiếng Anh, phụ tố -er
mang ý nghĩa từ vựng bổ sung; phụ tố -able ở từ “comfortable” mang ý nghĩa từ
vựng bổ sung.
Biến tố: là phụ tố chỉ xuất hiện ở những từ có biến đổi hình thái Biểu thịmối quan hệ cú pháp của các từ trong câu Ví dụ : Trong tiếng Anh: book (sách),
books (số nhiều), book’s (sở hữu)
Phụ tố có thể được ghép với căn tố theo những cách thức khác nhau Tùythuộc vào cách kết hợp mà ta thường phân biệt các loại phụ tố chủ yếu sau: Tiền tố ( prefix): là phụ tố đặt trước chính tố
Ví dụ: un- trong từ “unhappy”, mé- trong “médire” (nói xấu) của tiếng Pháp, Hậu tố (sufix): là loại phụ tố được ghép sau căn tố
Trang 14Ví dụ: -iste trong “journaliste” (nhà báo) của tiếng Pháp hay -al trong
“refusal” (sự từ chối) của tiếng Anh,
Trung tố (infix): là hình vị được đặt xen vào giữa căn tố
Ví dụ: Từ “knout” (cái nút) của tiếng Khmer - trung tố -n- được đặt vào giữa căn
tố “kout” (buộc) Trung tố được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ Nam Á như
tiếng Tagalog ở Philippin hay tiếng Khmer
Liên tố (interfix): là yếu tố dùng để nối các căn tố với nhau nhằm tạo thành
từ mới, còn được gọi là hình vị nối hay yếu tố nối
Ví dụ: Liên tố -o- trong từ “parovoz” ( đầu máy hơi nước) trong tiếng Nga, Bao tố (circumfix): là hình vị có cấu tạo không liên tục, một phần của nóđược đặt phía trước căn tố còn một phần phía sau căn tố
Ví dụ: Trong tiếng Chickasaw ở Oklahoma, hình vị và ( có nghĩa phủ định)ik -o
được đặt phía trước vào sau căn tố để tạo ra từ mới Ta có: lakna [(nó) màu vàng]
và iklaknao [(nó) không màu vàng]
Bao tố được sử dụng phổ biến trong một số ngôn ngữ như tiếng Mã Lai,tiếng Hungary hay tiếng Đức
c Bán phụ tố
Trang 15Bán phụ tố: là những yếu tố không mất hoàn toàn ý nghĩa sự vật của mình,tuy nhiên lại được lặp lại trong nhiều từ, mang tính chất của những phụ tố cấu tạotừ.
Ví dụ: Trong tiếng Việt, từ “sĩ” có tính chất của bán phụ tố trong các từ “bác sĩ”,
“ca sĩ”, “chiến sĩ” “nhạc sĩ”, ,
IV Phân loại theo phương thức cấu tạo
Căn cứ vào cấu tạo của từ, có thể chia ra các kiểu từ sau:
1 Từ đơn
Từ đơn là từ chỉ có một hình vị chính tố Hay hiểu một cách đơn giản hơn, từ đơn chính là từ chỉ có một âm tiết, hoặc một tiếng tạo thành
Ví dụ: Tiếng Việt: bàn, ghế, xe, nhà, cây, hoa,
Tiếng Anh: school, home, book, pen,
2 Từ phái sinh
Từ phái sinh là từ gồm chính tố kết hợp với phụ tố cấu tạo từ
Ví dụ: home → homesick, homeless, homework,
3 Từ phức
Từ phức là sự kết hợp của hai hoặc hơn hai chính tố
Ví dụ: Tiếng Việt: xinh xắn, vui vẻ, câu lạc bộ,
Trang 164 Từ ghép
Từ ghép là những từ cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai từ độc lập
Ví dụ: Tiếng Anh:
class (lớp) + room (phòng) → classroom (phòng học)
book (sách) + case (giá) → bookcase (giá sách)
Tiếng Việt: quần áo, bàn ghế, con mèo, thịt bò,
Từ ghép rất phổ biến ở các ngôn ngữ Đông Nam Á Căn cứ vào quan hệ
Có thể phân ra từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận
Ví dụ về từ láy hoàn toàn: đo đỏ, trăng trắng, chuồn chuồn, ào ào,