1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận vai trò của đảng và chính phủ trong việc nâng cao đời sống nhân dân tỉnh lào cai theo tư tưởng hồ chí minh

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của Đảng và Chính phủ trong việc nâng cao đời sống nhân dân (Tỉnh Lào Cai) theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Thị Xuân, Nguyêễn Ngọc Phương Anh, Phạm Đức Anh, Trâần Thị Lan Anh, Nguyêễn Ngọc Ánh
Người hướng dẫn Trần Lê Thanh
Trường học Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Khoa học và Xã hội
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 4,75 MB

Nội dung

Bởi, theo Người, dân chỉ biết rõ giá trịcủa tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc ấm.Và hơn thế nfa, ngày nay, nhfng điều Người dặn, nhfng quyết sách mà Ngườicùng Đảng và Chính p

Trang 1

KHOA KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BỘ MÔN: Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2022

BÀI TIỂU LUẬN

VAI TRÒ CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN (TỈNH LÀO CAI) THEO

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: Trần Lê Thanh

Nhóm thực hiện: Lê Thị Xuân

Phần tự đánh giá điểm trong nhóm :

Trang 3

PHẦN I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

VÀ NHÀ NƯỚC DO DÂN, VÌ DÂN

1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ GÌ?

1.1 Hồ Chí Minh là ai?

1.2 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ

2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng cộng sản vàChính Phủ Việt Nam

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đảng cộng sản Việt Nam trong sạch,vfng mạnh

PHẦN II: VAI TRÒ CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC NÂNG CAO ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1 VAI TRÒ CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC NÂNG CAO ĐỜISỐNG CỦA NHÂN DÂN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.1.Về Chính trị

1.2 Về phương diện kinh tế - xã hội

2 TÌNH HÌNH THỰC TẾ TRONG VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍMINH VÀO CHĂM LO NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN HIỆN NAY(TỈNH LÀO CAI)

2.1Phương diện kinh tế - xã hội

2.2Phương diện văn hóa

Trang 4

Việt Nam mà còn góp sức vào sự nghiệp giải phóng nhân loại bị áp bức, bấtcông trên toàn thế giới Người để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá,

đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Trong đó, tư tưởng về chăm

lo đời sống nhân dân vẫn gif nguyên giá trị, soi đường cho cách mạng ViệtNam vfng bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh

Ngay từ khi Đảng vừa ra đời, trong Chương trình tóm tắt của Đảng, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã khẳng định không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giaicấp công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác Khi đất nước vừa giànhđược độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, Người cùng Chính phủ xác định rõ nhfng nhiệm vụ cấpbách cần tập trung giải quyết, trong đó việc chống nạn đói, nạn dốt và xóa các

tệ nạn xã hội; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; thực hiện quyền tự do, dân chủ,

là nhfng nội dung, biện pháp và bước đi quan trọng để từng bước chăm lo đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân Ngay từ nhfng ngày đầu đất nước mớigiành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện quan điểm nhất quán làChính phủ phải quan tâm đến đời sống của nhân dân Vì thế, trong cuộc họpđầu tiên của Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Người nhấn mạnh, chúng

ta phải thực hiện ngay 4 điều: Làm cho dân có ăn; làm cho dân có mặc; làm chodân có chỗ ở; làm cho dân có học hành Bởi, theo Người, dân chỉ biết rõ giá trịcủa tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc ấm

Và hơn thế nfa, ngày nay, nhfng điều Người dặn, nhfng quyết sách mà Ngườicùng Đảng và Chính phủ nỗ lực thực hiện đã góp phần chăm lo đời sống nhândân, thể hiện chiều sâu tư tưởng nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa

a) Thông tin cơ bản về Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học làNguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là

Trang 5

Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xãKim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội.

b) Tóm tắt cuộc đời hoạt động Cách mạng của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địaphương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm Sống trong hoàn cảnh đấtnước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên củamình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và nhfng phong tràođấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lậpcho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào

Với ý chí và quyết tâm đó, tháng 6/1911, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc đisang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc

Ngày 03/6/1911, Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên lên con tàu AmiranLatusơ Tơrêvin với cái tên là Văn Ba Hai ngày sau, 05/6/1911 con tàu rời cảngNhà Rồng đến Pháp

Từ năm 1912 - 1917, dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh đếnnhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dânlao động Qua thực tiễn, Hồ Chí Minh cảm thông sâu sắc cuộc sống khổ cực củanhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của

họ Hồ Chí Minh sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhândân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vàtích cực hoạt động nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh giànhđộc lập, tự do

Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong phongtrào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp

Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt nhfng người Việt Nam yêunước tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sáchđòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân cácnước thuộc địa

Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cươngcủa Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham

dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhậpQuốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong nhfng người sáng lập ĐảngCộng sản Pháp Từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, Hồ Chí

Trang 6

Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đườngnào khác con đường cách mạng vô sản”.

Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn

Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Tháng 4/1922, Hộixuất bản báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫnphong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Nhiều bài báo củaNguyễn Ái Quốc đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuấtbản tại Paris năm 1925 Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủnghĩa thực dân, góp phần thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên

tự giải phóng

Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc tại Quốc tếCộng sản Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn ÁiQuốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và là đại biểu duy nhất của nôngdân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng Tiếp đó tham dự Đại hộiQuốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc

tế Công hội đỏ Tại các đại hội, Nguyễn Ái Quốc kiên trì bảo vệ và phát triển sángtạo tư tưởng của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm củaQuốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc

Tháng 11/1924, với tư cách là Uỷ viên Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản

và Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu(Trung Quốc) Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc làm việc trong đoàn cố vấnBôrôđin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanhniên, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng, ra tuần báo “Thanhniên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Các bàigiảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập hợp in thành sách

“Đường Kách mệnh” - một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng chođường lối cách mạng Việt Nam

Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô),sau đó đi Béclin (Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của Đại hộiđồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về châu Á

Trang 7

Từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trongphong trào Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đờicủa Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại CửuLong, thuộc Hồng Kông (Trung Quốc) Hội nghị đã thông qua Chính cương vắntắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phongcủa giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam

Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại HồngKông Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc được trả tự do

Từ năm 1934 đến năm 1938, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu tại Viện Nghiêncứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva (Liên Xô) Kiên trì con đường đãxác định cho cách mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong tràocách mạng trong nước

Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô sang Trung Quốc, bắt liên lạc với tổchức Đảng chuẩn bị về nước

Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc.Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấphành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thànhlập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức xây dựng lực lượng vũ tranggiải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng

Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận ViệtMinh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang TrungQuốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiếntrường Thái Bình Dương Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạchbắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây Trong thời gian một năm 14 ngày

bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chf Hán Tháng9/1943, Hồ Chí Minh được trả tự do

Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng Tháng 12/1944, HồChí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thâncủa Quân đội nhân dân Việt Nam

Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) Tạiđây theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc

Trang 8

dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giảiphóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởinghĩa giành chính quyền thắng lợi Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (HàNội), Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt NamDân chủ Cộng hòa và ra mắt Chính phủ lâm thời do Người làm Chủ tịch kiêm Bộtrưởng Bộ Ngoại giao; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội

và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam

Ngày 01/01/1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập do Hồ ChíMinh làm Chủ tịch, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Tháng 01/1946, Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt NamDân chủ Cộng hòa

Ngày 02/3/1946, Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập do Hồ ChíMinh làm Chủ tịch

Ngày 3/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ thànhlập Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ (từ11/1946 đến 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (từ 11/1946 đến 1947).Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng,toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, gif vfng và củng cốchính quyền cách mạng

Ngày 19/12/1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Phápxâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển nhfng thành quảcủa Cách mạng Tháng Tám

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch BanChấp hành Trung ương Đảng Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu làChủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dânPháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đạiĐiện Biên Phủ (7/5/1954)

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng vàChủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam làtiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoànthành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước

Trang 9

Tháng 10/1956, tại Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ X (khóa II), Chủtịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, kiêm làm Tổng Bí thư của Đảng.Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ ChíMinh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa.

1.2 Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm của Người về nhfng vấn

đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Tư tưởng đó không phải hình thành ngay mộtlúc mà đã trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liềnvới quá trình phát triển, lớn mạnh của Đảng ta và cách mạng Việt Nam Quá trìnhhình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh có thể chia làm năm giai đoạn,gồm:

a Từ 1890 – 1911: Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cáchmạng của Hồ Chí Minh

Ở giai đoạn này, Hồ Chí Minh đã kế thừa nhfng truyền thống văn hoá tốtđẹp của gia đình, quê hương, đất nước, tiếp thu quốc ngf, Hán văn và Pháp văn.Người đã lớn lên và sống trong nỗi đau của người dân mất nước, chứng kiến nỗithống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng, nhfng tội ác ghê tởm mà thực dân Pháp

đã gây ra đối với đồng bào ta Từ đó hình thành nên ở Người tư tưởng yêu nước,thương dân sâu sắc, vốn văn hoá phong phú và chí hướng ra đi tìm con đường cứunước, cứu dân

b Từ 1911 – 1920: Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm đường lối cứu nước mới.Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước Đầu tiênNgười đến Pháp, tiếp đó, Người đến nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ và châu Âu,sống và hoạt động với nhfng người bị áp bức ở các thuộc địa, nhfng người làmthuê ở các nước phương Tây, khảo sát cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tham giaĐảng Xã hội Pháp, tìm hiểu về Cách mạng Tháng Mười Nga Tháng 7 năm 1920,Người được đọc Sơ thảo lần thứ nhất nhfng luận cương về vấn đề dân tộc và thuộcđịa của Lênin

Tác phẩm này đã giúp Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn chodân tộc - Con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản Tháng 12 năm

1920, tại Đại hội Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản

Trang 10

Pháp, tán thành việc Đảng Cộng sản Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản Sự kiện nàykhẳng định: Người đã lựa chọn dứt khoát con đường giải phóng dân tộc theo cáchmạng vô sản, Người đã từ thấm nhuần chủ nghĩa dân tộc tiến lên giác ngộ chủnghĩa Mác - Lênin, từ một chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân trở thành một chiến

Có thể tóm tắt nội dung chính của nhfng quan điểm đó như sau:

- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đườngcách mạng vô sản

- Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chínhquốc có mối quan hệ mật thiết với nhau Cách mạng thuộc địa không lệ thuộc vàocách mạng ở chính quốc mà có tính chủ động và có khả năng giành thắng lợi trướccách

- Phương pháp đấu tranh cách mạng là bằng bạo lực của quần chúng và cóthể bằng phương thức khởi nghĩa dân tộc

Trang 11

d Từ 1930 – 1945: Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xácđịnh cho cách mạng Việt Nam, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dântộc cơ bản.

Trên cơ sở tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam đã được hình thành

về cơ bản, Hồ Chí Minh đã thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng Cươnglĩnh chính trị, đề ra đường lối đúng đắn và tổ chức quần chúng đấu tranh Đáng tiếc

là trong nhfng năm đầu sau khi Đảng ta ra đời, nhiều quan điểm đúng đắn củaNgười đã không được thực hiện, bản thân Người đã phải trải qua nhfng thử tháchngiệt ngã

Dù vậy, Người vẫn kiên trì gif vfng quan điểm cách mạng của mình, vượtqua khó khăn, thử thách, phát triển chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, nêucao tư tưởng độc lập, tự do, dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Támnăm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời Bản Tuyên ngôn độc lập màNgười đã đọc vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 khẳng định tất cả các dân tộc trên thếgiới đều sinh ra có quyền độc lập, tự do, bình đẳng

e Từ 1945 – 1969: Giai đoạn phát triển và thắng lợi của tư tưởng Hồ ChíMinh

Đây là giai đoạn Hồ Chí Minh cùng Đảng ta lãnh đạo nhân dân vừa tiếnhành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhândân (1945 – 1954); tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước vàxây dựng CNXH ở miền Bắc Giai đoạn này tư tưởng Hồ Chí Minh có bước pháttriển mới, trong đó nổi bật là các nội dung lớn sau:

- Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc, tiến hành kháng chiến kếthợp với xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

- Tư tưởng tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, đó là cách mạngXHCN ở miền Bắc và cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam nhằm mục tiêuchung trước mắt là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, sau đó sẽ đưa cảnước quá độ lên CNXH

- Tư tưởng chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sứcmình là chính

- Tư tưởng dân chủ, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân

- Tư tưởng về xây dựng Đảng cầm quyền v.v…

Trang 12

Đây còn là giai đoạn mở ra nhfng thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh Nổibật là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tiếp đến là thắng lợi củacuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; ngày nay tư tưởng của Ngườitiếp tục dẫn dắt nhân dân ta thành công trong sự nghiệp đổi mới.

2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ

2.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của đảng cộng sản Việt Nam

a) Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Khi đề cập các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản, xuất phát từ hoàncảnh cụ thể của nước Nga và của phong trào công nhân Châu Âu, Lênin nêu lênhai yếu tố, đó là sự kết hợp chủ nghĩa Mac với phong trào công nhân cùng với ChủTịch Hồ Chí Minh nêu thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi nó là một trong bayếu tố kết hợp dẫn đến việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam

b) Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam

Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết vàđược lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng cộng sản Việt Nam Hồ Chí MInhkhẳng định: “lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn,

là vô cùng, vô tận Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắnglợi”, giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được

Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng cộng sản Việt Nam phù hợp với quyluật phát triển của xã hội, vì Đảng không có mục đích tự thân, ngoài lợi ích củagiai cấp công nhân, của nhân dân lao động, lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam, lợiích của nhân dân tiến bộ trên thế giới, Đảng không có lợi ích nào khác

Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tính quyết định hàng đầu từ

sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam đã được thực tế lịch sử chứngminh, không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được Mọi mưu toannhằm hạ thấp hoặc nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đềuxuyên tạc thực tế lịch sử cách mạng dân tộc ta, trái với lý luận lẫn thực tiễn, đều đingược lại xu thế phát triển của xã hội Việt Nam

c) Bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam

Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân

Trang 13

Hồ Chí Minh khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta dựa trên

cơ sở thấy rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam Còn các giai cấp,tâng lớp khác chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, trở thành đồng minh củagiai cấp công nhân Nội dung quy định bản chất giai cấp công nhân không phải chỉ

là số lượng đảng viên xuất thân từ công nhân mà còn ở nền tảng lý luận và tưtưởng của Đảng là chủ nghĩa Mac – Lênin; mục tiêu của Đảng cần đạt tới là chủnghĩa cộng sản; Đảng tuân thủ một cách nghiêm túc, chặt chẽ nhfng nguyên tắcxây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản Hồ Chí Minh phê phán nhfng quanđiểm không đúng như: không đánh giá đúng vai trò to lớn của giai cấp công nhân,cũng như nhfng quan điểm sai trái chỉ chú trọng công nông mà không thấy rõ vaitrò to lớn của các giai cấp, tâng lớp khác

Quan niệm Đảng không nhfng là Đảng của giai cấp công nhân mà còn làĐảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc có ý nghĩa to lớn đối với cáchmạng Việt Nam Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc cho nên nhân dân ViệtNam coi Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của chính mình

Trong thành phần, ngoài công nhân còn có nhfng người ưu tú thuộc giai cấpnông dân, trí thức và các thành phần khác Đảng ta cũng đã khẳng định rằng, đểbảo dảm và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, Đảng luôn luôn gắn bó mậtthiết với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong tất cả cácthời kỳ của cách mạng Trong quá trình rèn luyện Đảng, Hồ Chí Minh luôn luônchú trọng tính thống nhất gifa yếu tố giai cấp và yếu tốdân tộc Sức mạnh của Đảng không chỉ bắt nguồn từ giai cấp công nhân mà còn bắtnguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác

d) Quan niệm về Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền

* Đảng lnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền

Hồ Chí Minh nhất quán cho rằng: cách mạng Việt Nam muốn thành công phải đi theo chủ nghĩa Mac – Lênin.

Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cách mạng chân chính, mang bản chất củagiai cấp công nhân Đảng không bao giờ “hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân

và nông dân cho giai cấp khác” Đảng dìu dắt giai cấp vô sản, lãnh đạo giai cấp vôsản, lãnh đạo cách mạng Việt Nam là để đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc chotoàn thể dân tộc Đảng không phải là một tổ chức tự thân, và vì vậy, mục đích, tônchỉ của Đảng là “tận tâm”, “tận lực”, “phụng sự” và “trung thành” với lợi ích của

Trang 14

dân tộc Việt Nam.Chỉ có một Đảng như thế mới có thể dem lại độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúccho nhân dân, phồn vinh cho đất nước và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.Với đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, Đảng đã lãnh đạo toàn thể dântộc giành chính quyền, thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đó cũng

là thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền

* Quan niệm của Hồ Chí Minh về đảng cSm quyền

Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của tổ quốc, của nhân dân

Đó là mục đích, lý tưởng cao cả không bao giờ thay đổi trong suốt quá trình lãnhđạo cách mạng Việt Nam

Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành củanhân dân

Đảng phải thực hiện chế độ kiểm tra và phát huy vai trò tiên phong của độingũ đảng viên, cán bộ của Đảng

Đảng cầm quyền, dân là chủ.

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dYng đảng cộng sản Việt Nam trong sạch, v\ng mạnh

a) Xây dYng Đảng – Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng

Hồ Chí Minh bàn về xây dựng Đảng không phải là khi trong Đảng có gìđột biến hay trong Đảng “có vấn đề nổi cộm” mới cần đến một giải pháp tìnhthế Với Người, xây dựng Đảnglà một nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên để Đảnghoàn thành vai trò chiến sĩ tiên phong trước giai cấp, dân tộc và nhân dân Xâydựng Đảng được Hồ Chí Minh đặt ra như một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâudài Khi cách mạng gặp khó khăn, xây dựng Đảng để cán bộ, đảngviên củngcốlập trường, quan điểm, bình tĩnh, sáng suốt, không tỏ ra bị động, lúng túng,biquan Ngay cả khi cách mạng trên đà thắng lợi cũng cần đến xây dựng Đảng đểxây dựng nhfng quan điểm, tưtưởng cách mạng khoa học, ngăn ngừa chủ quan,

tự mãn, lạc quan tếu và rơi vào căn bệnh “kiêu ngạo cộng sản”

*Tính tất yếu khách quan của công tác xây dYng Đảng được Hồ Chí Minh lý giải hết sức thuyết phục theo các căn cứ sau đây:

Trang 15

- Xây dựng Đảng bị chế định bởi quá trình phát triển liên tục của sựnghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo Đảng lãnh đạo giai cấp và nhân dân đánh

đổ đế quốc, phong kiến, xây dựng chế độ dân chủ mới, tạo điều kiện tiến dầnlên chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóngcon người - Đối với toàn Đảng, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: Đảng sống trong xãhội, là một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã hội; mỗi cán bộ, đảng viên đềuchịu ảnh hưởng, tác động của môi trường xã hội, các quan hệ xã hội, cả cái tốt

va cái xấu, cái tích cực, lạc hậu Do đó, mỗi cán bộ,đảng viên phải thườngxuyên rèn luyện; Đảng phải chú ý đến việc xây dựng Đảng

- Xây dựng Đảng là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, giáo

b) Nội dung công tác xây dYng Đảng Cộng sản Việt Nam

* Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận

Để đạt mục tiêu cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải dựa vào lý luậncách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mac – Lênin

- Trong việc tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mac – Lênin, Hồ Chí Minh

điểm sau đây:

+ Việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền phải phù hợp với từng đối tượng.

+ Việc vận dụng phải luôn phù hợp với từng hoàn cảnh Theo Hồ Chí Minh,

vận dụng chủ nghĩa Mac – Lênin phải tránh giáo điều, đồng thời chống lại việc

xa rời các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin Điều này hoàn toànđúng với lời căn dặn của Mac, Ăngghen, Lênin: Nhfng quan điểm của các ôngchỉ là phương pháp chỉ dẫn hành động trong thực tế

+ Trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các đảng cộng sản khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết

Trang 16

kinh nghiệm của minh để bổ sung vào chủ nghĩa Mac – Lênin Chủ nghĩa Mac –Lênin là học thuyết nên lên nhfng vấn đề cơ bản nhất, trên cơ sở đó mỗi đảngvận dụng vào hoàn cảnh, điều kiện riêng của mình Trong quá trình vận dụng,mỗi đảng lại giải quyết thành công nhfng vấn đề mới, tổng kết thành nhfng vấn

đề lý luận bổ sung và làm giàu thêm nội dung lý luận Mac – Lênin Đây là thái

độ và trách nhiệm thường xuyên của Đảng

+ Đảng phải tăng cường đấu trang để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mac –Lênin Chú ý chống giái điều, cơ hội, xét lại chủ nghĩa Mac –

Lênin; chống lại nhfng luận điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mac –Lênin

*Xây dựng Đảng về chính trị

Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền có vai trò định hướng phát triển chotoàn xã hội Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính trị của mình chủ yếu bằngviệc đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế –

xã hội cũng như sách lược và quy định nhfng mục tiêu phát triển của xã hộitheo hướng lâu dài cũng như từng giai đoạn Đảng muốn xây dựng đường lốichính trị đúng đắn cần phải coi trọng nhfng vấn đề: đường lối chính trị phảidựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac – Lênin, vận dụng nó vào hoàn cảnh

cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ; trong xây dựng đường lối chính trị, phảihọc tập kinh nghiệm của các đảng cộng sản anh em, nhưng phải tính đến nhfngđiều kiện cụ thể của đất nước và của thời đại trong từng giai đoạn hoặc cả thời

kỳ dài; để có đường lối chính trị đúng, Đảng phải thật sự là đội tiên phong dũngcảm, là bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động

Hồ Chí Minh lưu ý cần phải giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, thông tinthời sự cho cán bộ, đảng viên để họ luôn luôn kiên định lập trường, gif vfngbản lĩnh chính trị trong mọi hoàn cảnh Đồng thời, Người cũng cảnh báo nguy

cơ sai lầm về đường lối chính trị sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với vận mệnh

tổ quốc, sinh mệnh chính trị của hàng triệu đảng viên cũng như của hàng triệunhân dân lao động

*Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ

Hệ thống tổ chức của Đảng: Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của

Đảng bắt nguồn từ tổ chức, một tổ chức tiên phong chiến đấu của giai cấp côngnhân Hệ thống tổ chức của Đảng từ trung ương đến cơ sở phải chặt chẽ, có tính

kỷ luật cao Mỗi cấp độ tổ chức có chức năng, nhiệm vụ riêng

Trang 17

- Các nguyên tắc sinh hoạt Đảng:

+ Tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng.Gifa “tập trung” và “dân chủ” có mối quan hệ khắng khít với nhau, đó là hai vếcủa một nguyên tắc Tập trung trên nền tảng dân chủ; dân chủ dưới sự chỉ đạotập trung

+ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách:

Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, nhiều kinh nghiệm đến đâu,cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề,không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề

Vì vậy, cần phải có nhiều người Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm Người thìthấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó

Hồ Chí Minh cho rằng, thang thuốc tốt nhất là tự phê bình và phê bình+ Kỷ luật nghiêm minh, tự giác:

Sức mạnh của một tổ chức cộng sản và của mỗi đảng viên bắt nguồn từ ýthức tổ chức kỷ luật nghiêm minh, tự giác Tính nghiêm minh của kỷ luật Đảngđòi hỏi tất cả các tổ chức Đảng, tất cả mọi đảng viên đều phải bình đẳng trướcđiều lệ Đảng, trước pháp luật của nhà nước, trước mọi quyết định của Đảng.Đồng thời, Đảng ta là một tổ chức gồm nhfng người tự nguyện phấn đấu cho lýtưởng cộng sản chủ nghĩa cho nên tính tự giác là một yêu cầu bắt buộc đói vớimọi tổ chức Đảng và đảng viên Tính nghiêm minh, tự giác đòi hỏi đảng viênphải gương mẫu trong cuộc sống, công tác Uy tín của Đảng bắt nguồn từ sựgương mẫu của mỗi đảng viên trong việc tự giác tuân thủ kỷ luật của Đảng, củanhà nước, của đoàn thể nhân dân

+ Đoàn kết, thống nhất trong Đảng:

Sự đoàn kết, thống nhất của Đảng phải dừa trên cơ sở lý luận của Đảng làchủ nghĩa Mac – Lênin; cương lĩnh, điều lệ Đảng; đường lối, quan điểm của

Ngày đăng: 09/08/2024, 19:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w