1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

địa lí kinh tế xã hội thế giới lục địa bắc mỹ

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Địa Lí Kinh Tế - Xã Hội Thế Giới
Tác giả Phạm Hiếu Nghĩa, Nguyễn Hồng Thắm, Phạm Hoàng Thành, Trương Anh Thư, Lê Cẩm Tú
Người hướng dẫn Th.S Phạm Hồng Mơ
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Địa Lí
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 4,51 MB

Nội dung

Sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ: đa dạng do sự ảnh hưởng của vĩ độ, địahình và dòng biển. Có nhiều đới khí hậu: Đới khí hậu cực và cận cực: Phân bố ở phía Bắc, quanh Bắc BăngDương.. Khí

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐỊA LÍ

ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

LỤC ĐỊA BẮC MỸ

GIẢNG VIÊN: TH.S PHẠM HỒNG MƠ

SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM HIẾU NGHĨA 48.01.616.099 NGUYỄN HỒNG THẮM 48.01.616.139 PHẠM HOÀNG THÀNH 48.01.616.141 TRƯƠNG ANH THƯ 48.01.616.153

LÊ CẨM TÚ 48.01.616.193

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐIỀU KIỆN TỰ

NHIÊN LỤC ĐỊA BẮC MỸ 3

I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – PHẠM VI LÃNH THỔ 3

II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3

CHƯƠNG 2 KINH TẾ LỤC ĐỊA BẮC MỸ 9

I KINH TẾ CHUNG 9

II CÁC NGÀNH KINH TẾ 10

CHƯƠNG 3 DÂN CƯ – XÃ HỘI BẮC MỸ 13

I QUY MÔ DÂN SỐ 13

II GIA TĂNG DÂN SỐ 14

III CƠ CẤU DÂN SỐ, HỌC VẤN, TUỔI THỌ, TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ 15 IV CHỦNG TỘC, NGÔN NGỮ VÀ VẤN ĐỀ NHẬP CƯ 17

V TÔN GIÁO 18

VI ĐÔ THỊ HÓA 19

Trang 3

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA BẮC MỸ

I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – PHẠM VI LÃNH THỔ

1 Nằm ở đâu ?

 Bắc Mỹ (Tiếng Anh: North America) là một lục địa nằm hoàn toàn trong Bắc Bán cầugần như hoàn toàn trong Tây Bán cầu của Trái Đất, có thể được miêu tả là tiểu lục địa phía Bắc của châu Mỹ

2 Diện tích, số quốc gia

 Diện tích: khoảng 20 triệu KM2

 Số quốc gia: 2 ( HOA KÌ, CANADA )

3 Tiếp giáp với ?

 Bắc Băng Dương về phía Bắc

 Đại Tây Dương về phía Đông

 Nam Mỹ và Biển Caribe về phía Đông Nam

 Thái Bình Dương về phía Tây và phía Nam

4 Tọa độ

 Kinh tuyến: khoảng 54 tới 170°T

 Vĩ tuyến: kéo dài từ khoảng 25- 83°B

II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Trang 5

1 Sự phân hóa địa hình, đất đai ở Bắc Mỹ:

a Địa hình

 Miền núi Coóc-đi-e ở phía tây: một trong những hệ thống núi lớn nhất thế giới, có độ cao trung bình 3000 - 4000 m, kéo dài 9000 km

theo chiều bắc - nam, gồm nhiều dãy chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên

Trang 6

 Miền đồng bằng ở giữa: gồm đồng bằng Ca-na-đa, đồng bằng Lớn, đồng

bằng Trung Tâm và đồng bằng Duyên Hải, độ cao từ 200 - 500 m, thấp dần từ bắc xuống nam

 Dãy núi A-pa-lat ở phía đông: hướng đông bắc - tây nam Độ cao ở phần

bắc từ 400 - 500 m, phần nam 1000 - 1500

b Đất đai: Phân bố đa dạng theo đới khí hậu và địa hình.

 Một số loại đất chính:

 Đất podzol: Phân bố ở đới ôn đới gió Tây, thích hợp cho rừng lá kim.

 Đất nâu đỏ: Phân bố ở đới ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, thích

hợp cho cây ôn đới

 Đất đen: Phân bố ở praire, thích hợp cho cây lương thực.

 Đất đỏ vàng: Phân bố ở miền nhiệt đới, thích hợp cho cây nhiệt đới.

2 Sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ: đa dạng do sự ảnh hưởng của vĩ độ, địa

hình và dòng biển

 Có nhiều đới khí hậu:

 Đới khí hậu cực và cận cực: Phân bố ở phía Bắc, quanh Bắc Băng

Dương Khí hậu lạnh giá, quanh năm có tuyết phủ

 Đới khí hậu ôn đới: Chiếm phần lớn diện tích, gồm:

 Khí hậu ôn đới gió Tây: Phân bố ở ven biển phía Tây, khí hậu ôn hòa,

mưa quanh năm

 Khí hậu ôn đới lục địa: Nằm sâu trong nội địa, khí hậu hanh khô, biên

độ nhiệt lớn

 Khí hậu ôn đới hải dương: Phân bố ở ven biển phía Đông, khí hậu ôn

hòa, mưa quanh năm

 Đới khí hậu cận nhiệt đới: Phân bố ở phía Nam, khí hậu ấm áp, mưa

nhiều

 Đới khí hậu nhiệt đới: Chỉ chiếm diện tích nhỏ ở ven biển cực Nam.

Trang 7

3 Đặc điểm sông, hồ ở Bắc Mỹ:

 Mạng lưới sông khá dày đặcphân bố tương đối đều trên toàn lục địa

 Phần lớn các sông hồ đổ ra Đại Tây Dương và các biển của nó

 Đa số các sông có nguồn cung cấp nước hỗn hợp, vừa do băng tuyết tan vừa do mưa

 Là lục địa có nhiều hồ nhất thế giới: hệ thống Ngũ Hồ, hồ Uy-ni-pếc, hồ Gấu Lớn, hồ Nô Lệ Lớn,

4 Sinh vật:

 Đới lạnh:

 Phía nam ấm hơn, có mùa hạ ngắn Thực vật chủ yếu là rêu, địa y, cỏ và cây bụi; động vật nghèo nàn, chỉ có một số loài chịu được lạnh tuần lộc, cáo Bắc cực, và một số loài chim

 Đới ôn hòa: Chiếm diện tích rộng và phân hóa đa dạng.

 Phía bắc có khí hậu ôn đới, rừng lá kim phát triển

 Phía đông nam có khí hậu cận nhiệt ấm, ấm hơn, phát triển rừng hỗn hợp và rừng lá rộng với thành phần loài phong phú

 Khu vực sâu trong lục địa mưa ít, hình thành thảo nguyên

 Khu vực trên các cao nguyên của miền núi Coóc-đi-e, khí hậu khô hạn hình thành hoang mạc, bán hoang mạc

 Động vật trong đới ôn hòa đa dạng, phong phú về số loài và số lượng mỗi loài

5 Khoáng sản

 Có nhiều là than đá, dầu mỏ, sắt, đồng, chỉ, vàng, bạc

 Than đá: phần lớn tập trung trong lãnh thổ Hoa Kì thuộc miền võng trước núi Apalat (bang Penxinvania).Bắc Mĩ chiếm 38% trữ lượng than thế giới, chủ yếu là Hoa Kì

Trang 8

 Dầu mỏ và khí đốt: là một trong những loại khoáng sản chủ yếu ở Bắc

Mĩ Gần như tất cả các bể than lớn nhất trong phạm vi nến bằng cũng là nơi phân bố các mỏ dầu và khí đốt

 Dầu mỏ còn có ở Alaxca, vùng duyên hải Tây Nam Hoa Kì Các mỏ khí đốt thường đi kèm với các mỏ dầu, nhiều nhất ở vùng tây nam đồng bằng Lớn và đồng bằng Trung tâm

 Sắt phân bố chủ yếu quanh vùng Hổ Lớn, phần lớn thuộc lãnh thổ Canada, một số ít nằm trên lãnh thổ Hoa Kì Một mỏ sắt lớn nằm ở phía nam Apalat (thuộc bang Alabama)

 Đồng và niken: có trữ lượng hết sứ lớn, tập trung nhiều nhất ở khiên Canađa, phần lớn thuộc lãnh thổ Canada Một mỏ đồng rất lớn có sản lượng tới 8 triệu tấn/năm ở Nevada (Hoa Ki) Canada là nước đứng đầu thế giới về sản xuất titan, niken và kẽm Quặng niken còn có ở Cuba, Haiti, Hamaica

 Vàng: có ở nhiều nơi Trong dây Coocđie, vàng thường gặp thấy trên suốt chiều dài từ Alaxca đến Mêhicô Canada là nước có trữ lượng vàng đứng thứ hai trên thế giới sau Nam Phi

 Ngoài ra, Bắc Mĩ còn nhiều khoáng sản khác: uranium, muối kali, lưu huỳnh, photphorit

6 Biển: Bắc Mỹ có đường bờ biển dài, tiếp giáp với 3 đại dương:

 Thái Bình Dương: Phía tây

 Đại Tây Dương: Phía đông

 Bắc Băng Dương: Phía bắc

 Điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành ngư nghiệp, giao thông hàng hải và du lịch.

CHƯƠNG 2 KINH TẾ LỤC ĐỊA BẮC MỸ

Trang 9

I KINH TẾ CHUNG

A Quy mô GDP

 Bắc Mỹ là khu vực có nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 25%

tổng GDP toàn cầu

 Tổng GDP của Bắc Mỹ trong năm 2022 đạt 25,8 nghìn tỷ USD, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

B Tăng trưởng kinh tế

 Tốc độ tăng trưởng GDP của Bắc Mỹ năm 2022 là 2,08% , giảm 3,81% so với năm 2021.

 Tốc độ tăng trưởng GDP của Bắc Mỹ năm 2021 là 5,89% , tăng 8,84% so với năm 2020

 Tốc độ tăng trưởng GDP của Bắc Mỹ năm 2020 là -2,95% , giảm 5,21%

so với năm 2019

 Tốc độ tăng trưởng GDP của Bắc Mỹ năm 2019 là 2,26% , giảm 0,66% so với năm 2018 ( Thống kê từ Ngân hàng Thế giới )

Tốc độ tăng trưởng GDP Bắc Mỹ 1960-2024

C Cơ cấu kinh tế

 Dịch vụ là ngành đóng vai trò chủ đạo của Bắc Mỹ, chiếm 70% tổng

GDP

Trang 10

 Công nghiệp xếp thứ hai về đóng góp cho GDP, chiếm 25% tổng GDP.

 Nông nghiệp đóng góp ít nhất cho GDP, chỉ chiếm 5% tổng GDP.

II CÁC NGÀNH KINH TẾ

A Nông nghiệp

1 Vai trò

 Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Bắc Mỹ, tuy chỉ

chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP nhưng lại cung cấp lương thực, thực phẩm cho khu vực và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

 Nông nghiệp Bắc Mỹ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

 Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may, da giày,

 Nông nghiệp tạo việc làm cho người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn

2 Điều kiện phát triển:

 Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Đồng bằng trung tâm diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, sông hồ lớn cung cấp nước phù sa

 Nhiều giống cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật

3 Tình hình phát triển:

 Nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao

 Phát triển được nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn

 Hoa Kì và Ca –na –da chiếm vị trí hàng đầu thế giới

4 Phân bố:

 Phân bố từ Bắc xuống Nam: trồng lúa mì; ngô, lúa mì chăn nuôi bò sữa và trồng cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả

Trang 11

 Phân bố từ Tây sang Đông: Trên núi cao chăn nuôi, phía Đông hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi

B Công nghiệp

1 Vai trò:

 Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới

 Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất Bắc Mỹ, đóng góp lớn cho GDP và tạo ra nhiều việc làm.

 Công nghiệp Bắc Mỹ cung cấp hàng hóa cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

 Công nghiệp thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác như nô

ng nghiệp, dịch vụ,

2 Điều kiện phát triển:

 Bắc Mỹ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như than đá, dầu

mỏ, khí đốt, quặng kim loại,

 Bắc Mỹ có nguồn nước dồi dào có hệ thống sông ngắn dốc ( Colorado,

miền Trung Hoa Kì, Fraser miền Tây Canada ) thuận lợi cho phát triển công nghiệp thủy điện.

 Bắc Mỹ có vị trí địa lý thuận lợi, gần các thị trường lớn như châu Âu, châu Á

3 Tình hình phát triển:

 Công nghiệp ở Bắc Mỹ có trình độ khoa học kỹ thuật cao, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến

 Sản phẩm công nghiệp của Bắc Mỹ có chất lượng cao, có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới

 Một số ngành công nghiệp chủ lực của Bắc Mỹ như: Công nghiệp chế tạo

ô tô; Công nghiệp hàng không vũ trụ; Công nghiệp điện tử; Công nghiệp hóa chất;

Trang 12

4 Phân bố:

 Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ: Đây là khu vực tập trung các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, đóng tàu, hóa chất

 Vùng Вiển Hồ: Đây là khu vực tập trung các ngành công nghiệp chế tạo máy móc, ô tô, máy bay

 Vùng ven biển phía tây Hoa Kỳ: Đây là khu vực tập trung các ngành công nghiệp công nghệ cao như điện tử, viễn thông, phần mềm

C Dịch vụ

1 Vai trò:

 Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế, là ngành phát triển mạnh nhất Bắc Mỹ, đóng góp lớn cho GDP và tạo ra nhiều việc làm

 Ngành dịch vụ bao gồm các hoạt động như: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, giao thông vận tải,du lịch, giải trí, giáo dục,

y tế, dịch vụ công

2 Điều kiện phát triển:

 Bắc Mỹ có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch hiện đại

 Khu vực cũng có nguồn nhân lực chất lượng cao và trình độ văn hóa cao.

3 Tình hình phát triển:

 Dịch vụ ở Bắc Mỹ có mức độ phát triển cao, đa dạng và phong phú

 Một số ngành dịch vụ phát triển mạnh ở Bắc Mỹ như: Dịch vụ tài chính; Dịch vụ du lịch; Dịch vụ giáo dục; Dịch vụ y tế;

4 Phân bố:

 Dịch vụ ở Bắc Mỹ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, nơi có nền kinh

tế phát triển, cơ sở hạ tầng hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao

Trang 13

 Một số thành phố có ngành dịch vụ phát triển mạnh ở Bắc Mỹ như: New York (Hoa Kỳ), Toronto (Canada),

CHƯƠNG 3 DÂN CƯ – XÃ HỘI BẮC MỸ

I QUY MÔ DÂN SỐ

A Quy mô dân số:

1 Dân số: Ước tính khoảng 380 triệu người (2023), là lục địa đông dân thứ

tư thế giới (sau châu Á, châu Phi và châu Âu).

2 Mật độ dân số: Trung bình 18 người/km², tương đối thấp so với các khu vực khác trên thế giới

3 Phân bố dân số:

 Không đều:

 Tập trung đông ở khu vực Nam và Đông Bắc Bắc Mỹ, đặc biệt là tại các thành phố lớn như New York, Los Angeles

 Thưa thớt ở phía Bắc (Canada), khu vực nội địa và miền Tây Hoa Kỳ

 Xu hướng đô thị hóa cao: Hơn 80% dân số sống ở khu vực thành thị.

4 Thành phần dân tộc: Đa dạng, bao gồm người da trắng (khoảng 60%), người gốc Latinh (khoảng 30%), người da đen (khoảng 13%), người châu Á (khoảng 6%), và các nhóm thiểu số khác

B Ảnh hưởng kinh tế xã hội:

1 Thuận lợi:

Lực lượng lao động dồi dào: Cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh tế,

thúc đẩy sản xuất và dịch vụ

Thị trường tiêu thụ rộng lớn: Kích thích sản xuất, kinh doanh nội địa và

xuất khẩu

Năng lực sáng tạo và đổi mới cao: Nhờ nguồn nhân lực có trình độ học

vấn cao, tập trung nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ

Trang 14

Nền tảng hạ tầng phát triển: Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, y tế,

giáo dục tiên tiến hỗ trợ cho hoạt động kinh tế xã hội

2 Khó khăn:

Áp lực lên nguồn tài nguyên: Nhu cầu tiêu dùng cao dẫn đến khai thác,

sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức, gây ô nhiễm môi trường

Vấn đề bất bình đẳng xã hội: Khoảng cách thu nhập giữa người giàu và

người nghèo lớn, tạo ra nhiều tệ nạn xã hội

Gánh nặng chi phí cho hệ thống an sinh xã hội: Do dân số già hóa và tỷ

lệ phụ thuộc cao

Thách thức trong việc hội nhập văn hóa: Do sự đa dạng về sắc tộc, văn

hóa, ngôn ngữ

II GIA TĂNG DÂN SỐ

A Gia tăng dân số

1 Tốc độ tăng trưởng:

 Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng dân số Bắc Mỹ đang chậm lại so với những thập kỷ trước

 Tuy nhiên, vẫn cao hơn mức trung bình toàn cầu

 Nguyên nhân: Tỷ lệ sinh cao, nhập cư, tuổi thọ trung bình tăng.

2 Dự báo:

 Dân số dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, nhưng với tốc độ chậm lại

 Ước tính đạt 493 triệu người vào năm 2050

B Ảnh hưởng kinh tế xã hội:

1 Thuận lợi:

Thị trường tiêu thụ rộng lớn: Kích thích sản xuất, kinh doanh nội địa và

xuất khẩu

Trang 15

Lực lượng lao động dồi dào: Cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh tế,

thúc đẩy sản xuất và dịch vụ

Tăng cường đa dạng văn hóa: Mang đến nguồn lực sáng tạo và đổi mới

mới

Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng: Nhu cầu về nhà ở, giao thông, y tế,

giáo dục, gia tăng dẫn đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

2 Khó khăn:

Áp lực lên nguồn tài nguyên: Nhu cầu tiêu dùng cao dẫn đến khai thác,

sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức, gây ô nhiễm môi trường

Vấn đề thất nghiệp: Nếu không tạo ra đủ việc làm cho người lao động, có

thể dẫn đến thất nghiệp, bất ổn xã hội

Gánh nặng chi phí cho hệ thống an sinh xã hội: Do dân số già hóa và tỷ

lệ phụ thuộc cao

Tăng nguy cơ dịch bệnh: Mật độ dân số cao tạo điều kiện cho dịch bệnh

lây lan nhanh chóng

III CƠ CẤU DÂN SỐ, HỌC VẤN, TUỔI THỌ, TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ

A Cơ cấu dân số, học vấn, tuổi thọ, tỉ lệ dân thành thị

1 Cơ cấu dân số:

Theo độ tuổi:

 Nhóm tuổi trẻ (0-14 tuổi): Chiếm khoảng 20%

 Nhóm tuổi lao động (15-64 tuổi): Chiếm khoảng 65%

 Nhóm tuổi già (trên 65 tuổi): Chiếm khoảng 15%

Theo giới tính: Tỷ lệ nam và nữ tương đối cân bằng.

Theo chủng tộc: Đa dạng, bao gồm người da trắng, người gốc Latinh,

người da đen, người châu Á, và các nhóm thiểu số khác

2 Học vấn:

Trang 16

Mức độ học vấn trung bình cao: Hầu hết người dân đều tốt nghiệp trung

học phổ thông và có bằng đại học hoặc cao đẳng

 Tỷ lệ người mù chữ thấp

Nhiều trường đại học và cơ sở giáo dục chất lượng cao.

3 Tuổi thọ:

 Trung bình 78,6 tuổi (2023), cao hơn mức trung bình toàn cầu

 Tuổi thọ trung bình cao nhờ sự phát triển của hệ thống y tế và điều kiện sống tốt

4 Tỷ lệ dân thành thị:

Rất cao, hơn 80% dân số sống ở khu vực thành thị.

 Xu hướng đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ

B Ảnh hưởng kinh tế xã hội:

1 Thuận lợi:

Lực lượng lao động có trình độ: Thúc đẩy năng suất lao động, phát triển

kinh tế

Nhu cầu tiêu dùng cao: Kích thích sản xuất, kinh doanh nội địa và xuất

khẩu

Thị trường tài chính phát triển: Thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho hoạt

động kinh tế

Nền tảng khoa học kỹ thuật tiên tiến: Nhờ nguồn nhân lực có trình độ

cao và tập trung nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học

2 Khó khăn:

Áp lực lên nguồn tài nguyên: Nhu cầu tiêu dùng cao dẫn đến khai thác,

sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức, gây ô nhiễm môi trường

Vấn đề bất bình đẳng xã hội: Khoảng cách thu nhập giữa người giàu và

người nghèo lớn, tạo ra nhiều tệ nạn xã hội

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w