1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

những thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức trường đại học cmc

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức trường đại học CMC
Tác giả Trần Thị Thu Uyên, Nguyễn Lê Thùy Dung, Đặng Thảo Chi, Nguyễn Hà My, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Công Trung
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Nguyệt Minh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản lý học
Thể loại Báo cáo bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Những thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức trường đại học CMC3.1 Chuyên môn hóa và tổng hợp hóa Với tính chất của các trường đại học, trường đại học CMC có tính chuyên môn hóa, được thể

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA BẢO HIỂM

BỘ MÔN QUẢN LÝ HỌC

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN QUẢN LÝ HỌC

LỚP: QLKT1101(123)

NGÀNH: BẢO HIỂM

KHÓA: 65

NHÓM SỐ 3

HỌ VÀ TÊN THÀNH VIÊN NHÓM:

1 Trần Thị Thu Uyên

2 Nguyễn Lê Thùy Dung

3 Đặng Thảo Chi

4 Nguyễn Hà My

5 Nguyễn Thị Ngọc Ánh

6 Nguyễn Công Trung

11234767 11234817 11236720 11234695 11235546 11234758

Giảng viên giảng dạy: ThS Nguyễn Nguyệt Minh

Hà Nội, tháng 11 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1 Tên tổ chức: Trường đại học CMC 4

1.1 Giới thiệu chung 4

1.2 Sứ mệnh 4

1.3 Các ngành đào tạo chính 4

1.4 Bộ máy quản lý tiêu biểu 4

2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường đại học CMC 4

3 Những thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức trường đại học CMC 5

3.1 Chuyên môn hóa và tổng hợp hóa 5

3.2 Sự hình thành các bộ phận, phân hệ của tổ chức 5

3.3 Mối quan hệ giữa tầm quản lý và cấp quản lý 6

3.4 Mối quan hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm 7

3.5 Mối quan hệ giữa tập trung và phi tập trung 7

3.6 Phối hợp các bộ phận trong tổ chức 8

3.7 Thiết kế cơ cấu tổ chức 9

4 Ưu điểm, nhược điểm và sáng kiến hoàn thiện cơ cấu tổ chức 10

4.1 Chuyên môn hóa và tổng hợp hóa 10

4.2 Sự hình thành các bộ phận, phân hệ của cơ cấu tổ chức 11

4.3 Mối quan hệ giữa tầm quản lý và cấp quản lý 11

4.4 Mối quan hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm 11

4.5 Mối quan hệ giữa tập trung và phi tập trung 12

4.6 Phối hợp các bộ phận trong tổ chức 13

Trang 3

1 Tên tổ chức: Trường đại học CMC

1.1 Giới thiệu chung

Là một thành viên thuộc Khối Giáo dục và Nghiên cứu của Tập đoàn Công nghệ CMC, Trường Đại học CMC được định hướng phát triển từ “Đại học thông minh, đổi mới sáng tạo” trong giai đoạn 2022 – 2032, tới “Đại học nghiên cứu” (World class university) sau năm 2032

1.2 Sứ mệnh

Sáng tạo tri thức, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho đất nước, góp phần xây dựng Việt Nam hùng cường, mang đến một không gian học tập suốt đời cho tất cả mọi người

1.3 Các ngành đào tạo chính

 Ngành Công nghệ Thông tin

 Ngành Quản trị Kinh doanh

 Ngành Thiết kế Đồ họa

 Ngành Ngôn ngữ Nhật

 Ngành Ngô ngữ Hàn Quốc

1.4 Bộ máy quản lý tiêu biểu

 GS.TS Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch danh dự Hội đồng trường

 Ông Nguyễn Trung Chính – Chủ tịch Hội đồng trường

 PGS.TS Nguyễn Ngọc Bích – Hiệu trưởng

 PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng – Phó hiệu trưởng

 PGS.TS Nguyễn Tường Vy – Phó hiệu trưởng

 Th.S Hồ Như Hải – Phó hiệu trưởng

2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường đại học CMC

Trang 4

3 Những thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức trường đại học CMC

3.1 Chuyên môn hóa và tổng hợp hóa

Với tính chất của các trường đại học, trường đại học CMC có tính chuyên môn hóa, được thể hiện ở:

 Phân chia các chương trình đào tạo thành các ngành học: trường đại học CMC phân chia các chương trình đào tạo thành các ngành học cụ thể, dựa trên các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội,…

 Tổ chức đào tạo các bộ môn chuyên ngành: mỗi chuyên ngành sẽ được

tổ chức thành một bộ môn chuyên ngành, chịu trách nhiệm đào tạo, nghiên cứu và phát triển chuyên ngành đó

3.2 Sự hình thành các bộ phận, phân hệ của tổ chức

Dựa theo tính chất của môi trường giáo dục nói chung và các thuộc tính cơ bản nói riêng của đại học CMC: tính chuyên môn hóa cao, tập trung nhiều, cơ cấu tổ chức của trường là mô hình tổ chức theo chức năng: Tổ chức được chia thành 3 khối riêng lẻ (Khối đào tạo và nghiên cứu, khối hỗ trợ đào tạo nghiên cứu, khối quản trị và trong các khối thì các khoa viện, phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng, đào tạo các lĩnh vực khác nhau)

3.3 Mối quan hệ giữa tầm quản lý và cấp quản lý

Trang 5

3.3.1 Xác định cấp quản lý

Nhìn theo chiều dọc của sơ đồ cơ cấu tổ chức của đại học CMC, ta thấy

có 5 cấp quản lý theo trình tự từ cao xuống thấp như sau:

 Cấp 1: Nhà đầu tư

 Cấp 2: Hội đồng trường (Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng)

 Cấp 3: Ban giám hiệu, Hội đồng khoa học và đào tạo

 Cấp 4: Trưởng các khoa viện, trưởng các phòng, ban chuyên môn

 Cấp 5: Các trưởng bộ môn, phó các phòng ban chuyên môn

3.3.2 Xác định tầm quản lý

 Năng lực của nhà quản lý: các nhà quản lý trường đại học CMC thường là các nguyên Hiệu trưởng trường đại học nổi tiếng, nguyên giảng viên cao cấp,…)

 Tính phức tạp của hoạt động quản lý: thông thường trong lĩnh vực giáo dục, các công việc quản lý thường có tính ổn định, không phức tạp

 Năng lực và ý thức tôn trọng, tuân thủ mệnh lệnh của cấp dưới: các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ trở thành giảng viên giảng dạy, chia sẻ kiến thức nên họ thường có ý thức trách nhiệm cao

 Năng lực của hệ thống thông tin: Nhà trường áp dụng quản trị số, giảng dạy, học tập số và cuộc sống số

Trang 6

 Dựa vào sơ đồ cơ cấu: Ban giám hiệu có 4 thầy cô bao gồm 1 thầy hiệu trưởng và 3 thầy cô phó hiệu trưởng, trong đó 3 thầy cô hiệu phó được phân công trực tiếp quản lý các khoa, viện, phòng ban chuyên môn (Mỗi người phụ trách 1 khối, và mỗi người là cấp trên trực tiếp của 5-6 trưởng khoa, viện trưởng các phòng chuyên môn)

 Dựa vào số cấp quản lý: 5 cấp, tổ chức có tính chuyên môn hóa cao, các bộ phận mang tính độc lập cao, ít liên quan đến chức năng nhiệm vụ khác, CMC đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, môi trường ổn định, ít biến động nên có thể xếp loại sơ đồ cơ cấu tổ chức này là cơ cấu tổ chức hình tháp

KẾT LUẬN: Tổ chức trường đại học CMC có tầm quản lý hẹp, cấp quản lý cao và cơ cấu hình tháp

3.4 Mối quan hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm

Nhìn vào sơ đồ của trường đại học CMC, ta thấy mỗi bộ phận đã nêu rõ được quyền hạn của mình Nhìn chung mỗi bộ phận trong sơ đồ đều thực hiện quyền hạn trực tuyến từ các Nhà đầu tư đến Hội đồng trường đến Ban giám hiệu và cuối cùng quản lý đến các khối đào tạo của trường đại học CMC

Qua sơ đồ, ta cũng dễ dàng nhìn thấy bộ phận Hội đồng đào tạo phụ trách quyền hạn tham mưu

3.5 Mối quan hệ giữa tập trung và phi tập trung

3.5.1 Tập trung

Quyết định và quản lý tại trường đại học CMC thường được tập trung vào một số cá nhân hoặc nhóm được ủy quyền cao trong việc đưa ra quyết định và giám sát hoạt động của trường đại học Điều này giúp tiết kiệm thời gian và giảm mức độ phức tạp trong việc đưa ra quyết định

Trong tổ chức CMC, những người đưa ra quyết định và giám sát hoạt động của trường bao gồm:

 Ban giám hiệu (Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng): Họ là người đứng đầu trường đại học và có thẩm quyền quyết định chính sách, quản lý và giám sát hoạt động của trường

 Hội đồng quản trị (Các thành viên được bầu hoặc được chỉ định): Đây là cơ quan quản trị cao nhất trong tổ chức CMC Họ giám sát

Trang 7

và đưa ra quyết định về chiến lược phát triển, tài chính và các vấn

đề quản trị quan trọng khác

 Ban chủ nhiệm khoa (Các giáo sư, tiến sĩ hoặc những người có vị trí quan trọng trong các khoa, viện): Họ có vai trò quan trọng trong việc định hình nội dung giảng dạy và quản lý khoa học

 Ban đại diện sinh viên: Đại diện cho ý kiến và quyền lợi của sinh viên trong quyết định và giám sát hoạt động của trường đại học 3.5.2 Phi tập trung

 Nghiên cứu và phát triển: Trường đại học CMC có thể thúc đẩy công việc nghiên cứu và phát triển bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm nghiên cứu hoạt động độc lập và tự quản lý Đây là sự trao quyền của trường đại học cho các nhóm nghiên cứu

 Học phí và quỹ học bổng: Phân tán quyền quyết định trong việc định lượng học phí và quỹ học bổng có thể giúp đáp ứng nhu cầu

đa dạng của sinh viên và đảm bảo tính công bằng trong việc cung cấp hỗ trợ tài chính Đây là sự ủy quyền của trường đại học cho nhiều bên tham gia khác nhau

 Đội ngũ giảng viên: Trường đại học CMC có thể tạo điều kiện cho giảng viên phát triển riêng và sự tự chủ trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu Điều này khuyến khích sự sáng tạo, đa dạng hóa và phát triển cá nhân của từng giảng viên Đây là sự trao quyền của trường đại học cho các giảng viên

KẾT LUẬN: Cơ cấu tổ chức chính là tập trung hóa

3.6 Phối hợp các bộ phận trong tổ chức

3.6.1 Công cụ phối hợp chính thức

Các bộ phận của trường được thành lập và quản lý theo cơ chế và quy trình chính thức bao gồm:

 Ban giám đốc: đứng đầu tổ chức, có trách nhiệm quản lý và lãnh đạo các bộ phận khác nhau trong trường

 Khoa và viện: đây là những bộ phận chuyên môn trong trường, chịu trách nhiệm đào tạo và nghiên cứu các lĩnh vực cụ thể

 Phòng ban quản lý: bao gồm các phòng ban như tài chính, hành chính, nhân sự, quản lý sinh viên, quan hệ công chúng, và các bộ phận hỗ trợ khác

Trang 8

KẾT LUẬN: Trường đại học CMC sử dụng công cụ phối hợp theo

mô hình chức năng

3.6.2 Công cụ phi chính thức

 Văn hóa và giá trị tổ chức: Thể hiện rõ trong sứ mệnh của tổ chức

 Mối quan hệ cá nhân giữa các thành viên trong tổ chức: một số bộ phận tự hình thành từ nhóm người hoặc những nhóm nhỏ thuộc tổ chức hoặc dự án đặc biệt bao gồm

o Câu lạc bộ sinh viên: Đây là những nhóm tự tổ chức của sinh viên cùng sở thích, mục tiêu hoặc hoạt động Câu lạc

bộ này có thể tập trung vào các hoạt động thể thao, văn hóa, xã hội, hoặc hỗ trợ sinh viên trong việc học tập và phát triển bản thân

o Nhóm nghiên cứu: Đối với các dự án nghiên cứu cụ thể, các nhóm phi chính thức có thể hình thành để khám phá và phát triển các lĩnh vực đặc biệt

o Tổ chức tình nguyện: Nhóm người phi chính thức có thể chủ động tổ chức các hoạt động tình nguyện trong và ngoài trường, góp phần vào phục vụ cộng đồng

Tổ chức trường Đại học CMC sử dụng sự phối hợp giữa các công

cụ chính thức và phi chính thức để đảm bảo hoạt động của trường hiệu quả và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của cộng đồng học sinh và sinh viên

3.7 Thiết kế cơ cấu tổ chức

Theo quan điểm tổng hợp, phân chia theo môi trường thì trường đại học CMC thuộc cơ cấu cơ học vì có:

 Tính chuyên hóa

 Tầm quản lý hẹp và cấp quản lý cao

 Tính tập trung hóa

 Cơ cấu hình tháp KẾT LUẬN: Tổ chức trường đại học CMC đang hoạt động khá phù hợp và hiệu quả trong một môi trường giáo dục mang tính ổn định và lâu dài

4 Ưu điểm, nhược điểm và sáng kiến hoàn thiện cơ cấu tổ chức

Trang 9

4.1 Chuyên môn hóa và tổng hợp hóa

Tạo môi trường nghiên cứu

chuyên sâu: Mỗi bộ phận

chỉ chịu trách nhiệm trong

lĩnh vực mình hoạt động, đi

sâu nghiên cứu vào các

chuyên môn do đó tăng

chất lượng giảng dạy và

hiệu quả hoạt động

Có thể dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các chuyên ngành: Khi các

chuyên ngành được đào tạo chuyên sâu, họ có thể cạnh tranh nhau về chất lượng đầu ra, nguồn lực, cơ hội việc làm Điều này có thể dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các chuyên ngành

Mở rộng phạm vi công việc

ở ngành học có chuyên ngành có tính tương đồng

Trường có nhiều chuyên

ngành với các chuyên môn

khác nhau tạo điều kiện

cho sinh viên có thể lựa

chọn những chuyên ngành

phù hợp với chính mình

Có thể dẫn đến sự thiếu gắn kết giữa các chuyên ngành: Khi các chuyên

ngành được đào tạo tách biệt nhau, họ có thể thiếu gắn kết, khó hợp tác với nhau trong thực tiễn Điều này có thể dẫn đến sự lãng phí nguồn lực, khó giải quyết các vấn đề phức tạp, yêu cầu tính liên ngành

Luân chuyển công tác dành cho giảng viên:

việc luân chuyển và thay đổi môi trường làm việc sẽ làm giảm sự nhàm chán phát sinh

Sử dụng triệt để nguồn lực:

Tận dụng tối đa được đội

ngũ giảng viên là chuyên

gia trong lĩnh vực của họ,

tránh gây lãng phí nguồn

lực

Có khả năng gây nhàm chán trong công việc

Tăng cường trao đổi, hợp tác giữa các bộ phận: các

bộ phận cần có sự trao đổi, hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề có tính liên ngành

Dễ dàng quản lý: Mỗi

phòng ban tập trung vào

một chuyên môn sẽ dễ

dàng cho nhà quản lý

4.2 Sự hình thành các bộ phận, phân hệ của cơ cấu tổ chức.

Đơn giản, rõ ràng, tính logic cao Phức tạp khi phối hợp: Nâng cao năng lực quản

Trang 10

môn cao, thường chỉ tập trung vào công việc của mình, không thường cập nhật thông tin từ các phòng ban, khoa viện khác sẽ khiến khó làm việc chung,…

cấp trung và cấp cơ sở bằng cách nhóm 1 số phòng ban, có nhiệm vụ tương đồng lại với nhau, vừa giúp dễ phối hợp, tăng năng lực tổng hợp của nhà quản lý

Thuận tiện trong đào tạo: Đào tạo

nhân lực dễ dàng, cùng thực hiện

một chức năng chung, hoạt động

trong cùng một lĩnh vực, sinh viên

cũng được học chuyên sâu các lĩnh

vực

Tư tưởng cục bộ: Do

một nhà quản lý dẫn dắt

Chuyên môn hóa công việc cao: có

các nhà quản lý giỏi trong từng

lĩnh vực

Thiếu hiểu biết tổng hợp.

Dễ dàng trong kiểm tra: Kết quả

thấp ở đâu thì khắc phục ở đó

4.3 Mối quan hệ giữa tầm quản lý và cấp quản lý

Các khoa, phòng ban chuyên môn hoạt động

độc lập nhằm đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu

về nhân lực cho lĩnh vực khoa học công nghệ

và kinh tế số trong môi trường giáo dục

Tốn kém chi phí quản trị

Nhà quản lý có thể giảm giá và kiểm soát chặt

chẽ tình hình hoạt động của thuộc cấp

Cấp trên dễ can thiệp sâu vào công việc của cấp dưới khiến tổ chức mất

đi một phần sáng tạo

Truyền đạt thông tin đến thuộc cấp nhanh

chóng theo dạng chỉ thị, mệnh lệnh từ trên

xuống dưới

4.4 Mối quan hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm

thiện Quyền

hạn trực

tuyến

Dễ phân công công việc và trách nhiệm từ Hội đồng quản trị đến các khối Đào tạo và nghiên cứu, khối hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu

Tạo nên một hệ thống nhà trường

có nhiều người người quản lý

Xây dựng thêm

bộ phận tham mưu ở bên phía các Nhà Đầu Tư,

Trang 11

và cuối cùng là khối quản trị, từ đó tạo nên một chuỗi thống nhất, dễ đưa các ngành học vào vận dụng

và quản lý từ xa

nhưng bộ phận tham mưu chỉ có một, song hành thiếu hụt sự vận dụng các chuyên gia giỏi

điều này sẽ giúp cho nhà trường có cái nhìn sâu hơn,

có sự cân nhắc hơn khi đưa ra quyết định

Các ngành học dễ dàng được quản

lý, thông tin được truyền đi nhanh chóng nhất

Các khoa đào tạo

là khá rộng nên có

sư giám sát quản

lý chặt chẽ hơn ở từng ngành, điều này sẽ giúp kết nối, quản lý tốt hơn từ trên xuống dưới

Giúp sinh viên nhận biết rõ về bộ máy quản lý, đi sâu vào quá trình đào tạo giảng dạy và học tập

Quyền

hạn tham

mưu

Bộ máy quản lý của nhà trường có

sự bao quát, đi sâu và tiếp cận đối với từng ngành học của sinh viên

Chưa có sự gắn kết sâu rộng giữa các ngành học với nhau vì mỗi mảng rất rộng nhưng mỗi bộ phận có sự quản

lý riêng nên bị tách rời, nguồn nhân lực giỏi chưa được khai thác sâu ở nhiều góc độ

Tạo nên một mạng lưới có sự liên kết để các chuyên gia giỏi có

sự liên kết và làm việc chặt chẽ hơn với nhau

Các bộ phận trong nhà trường có

sự thông hành và đạt được hiệu quả, kết nối từ bộ máy đầu não đến từng ngành học của sinh viên

Các ngành học có sự kết nối với nhau, bổ trợ lẫn nhau từ đó vận dụng được đa chiều nguồn nhân lực người tài và có cái nhìn đa chiều và tổng quát hơn

4.5 Mối quan hệ giữa tập trung và phi tập trung

Quyết định được đưa ra

nhanh chóng và dễ dàng

thực hiện

Khó khăn trong việc thích ứng với các thay đổi và môi trường thay đổi nhanh chóng

Xây dựng một cơ cấu tổ chức linh hoạt và có thể thích ứng thay đổi Điều này có thể đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra nhanh chóng và phù hợp với môi trường ngoại vi Giúp duy trì sự ổn định

và hướng dẫn rõ ràng

Gây ra sự mất cân đối trong phân phối quyền lực và

Tạo ra môi trường khuyến khích sự đa dạng và sáng tạo

Ngày đăng: 07/08/2024, 15:36

w