Dimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferencesDimensions of Entrepreneurship in Vietnam: Institutions, Economic growth, Education, and Risk preferences
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN THANH TRÚC
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CÁC KHÍA CẠNH CỦA TINH THẦN DOANH NHÂN
Ở VIỆT NAM: THỂ CHẾ, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ,
GIÁO DỤC VÀ ƯA THÍCH RỦI RO
TP Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2024
Trang 2Luận án này được hoàn thành tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Phạm Khánh Nam
TS Lê Vũ Quân
Phản biện 1: ………
……….
Phản biện 2 ………
………
Phản biện 3: ………
………
Luận án sẽ được bào vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại ………
Vào hồi ………
Có thể tìm hiểu luận án tại thự viện: ……….
Trang 3Chương 1 Giới thiệu1.1 Bối cảnh và khoảng trống nghiên cứu
Tinh thần doanh nhân (entrepreneurship) được xem là một trong những nhân tố quan trọng củatăng trưởng kinh tế (Nissan và cộng sự., 2011; Anokhin & Schulze, 2009; Acs và cộng sự., 2018) Nóthúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội thông qua cung cấp việc làm và hàng hóa, dịch vụ đa dạng cho ngườidân (Reynolds và cộng sự, 2001), đồng thời giúp giải quyết các vấn đề vĩ mô như tỷ lệ thất nghiệp cao vàlạm phát kèm suy thoái (Wennekers và Thurik, 1999) Dejardin (2000) cũng khẳng định rằng một nềnkinh tế càng có thêm nhiều doanh nhân thì nền kinh tế đó càng tăng trưởng nhanh Kinh nghiệm phát triểncủa nhiều quốc gia cho thấy nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tinh thần doanh nhân và khuyếnkhích các cá nhân khởi nghiệp chính là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng bền vững Vì vậy, thúc đẩytinh thần doanh nhân và khởi nghiệp trở thành chiến lược ưu tiên của chính phủ nhiều nước, đặc biệt ởnhững nước đang phát triển
Do phạm vi kinh doanh rộng lớn, các nghiên cứu đã theo đuổi nhiều mục đích và mục tiêu khácnhau, với các câu hỏi khác nhau và áp dụng các đơn vị phân tích, lý thuyết và phương pháp khác nhau.Low và McMillan (1988) cho rằng tinh thần doanh nhân có thể và nên được tiến hành ở nhiều cấp độphân tích, hơn là chỉ phân tích ở cấp độ cá nhân, nhóm, tổ chức hoặc ngành Lý do nghiên cứu tinh thầndoanh nhân ở nhiều cấp độ nằm ở đặc điểm của bản thân hiện tượng khởi nghiệp và tác động của nó đốivới các cấp độ xã hội khác nhau (Davidsson & Wiklund, 2001) Nhiều cấp độ phân tích như vậy mang lại
sự hiểu biết phong phú hơn nhiều về hiện tượng khởi nghiệp Hoskisson và cộng sự (2011) khuyến khíchcác nghiên cứu nên được thực hiện ở nhiều cấp độ để kết nối lĩnh vực vi mô và vĩ mô của tinh thần doanhnhân Ngày càng có nhiều nghiên cứu đa cấp độ về khởi nghiệp như nghiên cứu của Saeed et al (2014),Hörisch (2015), Yang và Wang (2020), và Crowley & Barlow (2022) Mặc dù đây là một chủ đề nghiêncứu thú vị nhưng vẫn chưa thật sự được quan tâm nhiều
Ở cấp độ vĩ mô, có báo cáo cho rằng năng lực kinh tế của các quốc gia có thể được giải thích bằng
sự thay đổi trong tỷ lệ khởi nghiệp (Urbano và Aparicio, 2016, Bjornskov và Foss, 2016; Erken và cộng
sự, 2018; Bosma và cộng sự, 2018; Urbano và cộng sự, 2020) Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằngtrong khi tinh thần doanh nhân kích thích tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển thì nó có thể cản trởtăng trưởng ở các nước thu nhập thấp (Van Stel và cộng sự, 2005; Saute và cộng sự, 2013) Các tác độngcũng có thể thay đổi theo các giai đoạn phát triển của hoạt động khởi nghiệp (Nikolaev và cộng sự, 2018)
Do đó, mối liên kết giữa thể chế, tinh thần kinh doanh và tăng trưởng khác nhau ở các giai đoạn phát triểnkinh tế khác nhau Trước đây, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào việc so sánh sự khác biệt về tinhthần doanh nhân giữa các nước phát triển và không thu hút nhiều sự chú ý ở các nền kinh tế đang chuyểnđổi, nơi tinh thần doanh nhân đóng vai trò then chốt (Bruton và cộng sự, 2010; Stenholm và cộng sự,2013) để thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách tạo ra khả năng cạnh tranh thị trường và hạn chế sức mạnhthị trường của doanh nghiệp nhà nước (Berkowitz & Dejong, 2001) Môi trường thuận lợi cho phát triểntinh thần kinh doanh ở các nước đang chuyển đổi khác biệt đáng kể so với môi trường ở các nền kinh tế
Trang 4phát triển (Smallbone & Welter, 2001; McMillan & Woodruff, 2002) Ở các nền kinh tế chuyển đổi, cácyếu tố đặc biệt như cam kết của chính phủ đối với cải cách thị trường, xóa bỏ các rào cản thể chế hoặc cảicách thể chế địa phương có thể là chìa khóa để phát triển tinh thần kinh doanh (He và cộng sự, 2018;Urbano và cộng sự, 2020) Các nghiên cứu về tinh thần doanh nhân ở các nền kinh tế phát triển có thểkhông tập trung vào những yếu tố này, nhưng chúng cần thiết được nghiên cứu trong bối cảnh chuyểnđổi Vì vậy, việc nghiên cứu tinh thần doanh nhân trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi hoặc các nềnkinh tế chuyển đổi trong đó tinh thần doanh nhân đóng vai trò then chốt cũng rất đáng được tiến hành(Bruton và cộng sự, 2010; Stenholm và cộng sự, 2013).
Trong 25 năm qua, một lượng lớn các ghiên cứu đã được thực hiện dựa trên lý thuyết thể chế đểgiải thích các yếu tố tác động đến tinh thần doanh nhân Theo lý thuyết tăng trưởng nội sinh, tinh thầndoanh nhân được coi là một trong những yếu tố nội sinh chịu sự tác động của thể chế Người ta cho rằngcác yếu tố thể chế có thể khuyến khích tinh thần doanh nhân để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế caohơn (Aparicio và cộng sự, 2016a) Mặc dù các yếu tố thể chế cũng đóng vai trò quan trọng trong tăngtrưởng kinh tế thông qua ảnh hưởng lên các hoạt động khởi nghiệp, nhưng hiểu biết về tác động của nóđối với chuỗi nghiên cứu từ thể chế và khởi nghiệp đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn hạn chế Các nghiêncứu trước đây ít chú ý đến tầm quan trọng của thể chế trong bối cảnh khởi nghiệp để đạt được tăng trưởngkinh tế cao hơn (Bruton và cộng sự, 2010) Tuy nhiên, cho đến nay, tác động của thể chế đến tinh thầndoanh nhân và tác động của tinh thần doanh nhân đến tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu riêng biệt(Bosma và cộng sự, 2018; Urbano và cộng sự, 2019) Urbano và cộng sự (2019) cho rằng cần phải xácđịnh đồng thời mối quan hệ giữa thể chế, tinh thần doanh nhân và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn vàdài hạn
Ở cấp độ vi mô, nghiên cứu về khởi nghiệp tập trung vào việc giải thích tác động của sự khác biệtlên các đặc điểm cá nhân, các yếu tố tâm lý như thái độ, kỹ năng, hành động đối với các quyết định khởinghiệp và các biến số văn hóa và hệ thống giáo dục thúc đẩy khởi nghiệp như thế nào Các nghiên cứutrước đây cũng chú ý nhiều đến việc khám phá các động lực khác nhau dẫn đến ý định kinh doanh hoặcquyết định khởi nghiệp của một cá nhân (Hsu và cộng sự, 2019; Camuffo và cộng sự, 2020; Tomy &Pardede, 2020; Chanda & Unel, 2021; de Blasio và cộng sự, 2021; Ilevbare và cộng sự, 2022)
Quyết định trở thành người có mức lương cố định hoặc dấn thân vào hoạt động tự kinh doanh cóthể được coi là sự lựa chọn nghề nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nguyện vọng
và thái độ cá nhân, khả năng, chi phí cơ hội và các yếu tố môi trường bên ngoài (Shepherd và cộng sự,2015; Nowiński và cộng sự 2020) Trong số các yếu tố này, ưa thích rủi ro nổi lên như động lực chínhcho quyết định khởi nghiệp (Li & Ahlstrom, 2020; Baluku và cộng sự, 2021) Do rủi ro cố hữu và sựkhông chắc chắn liên quan đến hoạt động kinh doanh, các cá nhân chọn công việc tự doanh thường cóthái độ tích cực đối với rủi ro khi họ xác định các cơ hội hoặc tạo ra một doanh nghiệp mới Trọng tâmchủ yếu trong các nghiên cứu về khởi nghiệp là xu hướng chấp nhận rủi ro, được đặc trưng là khuynhhướng hoặc định hướng chấp nhận rủi ro của một cá nhân (Antoncic et al., 2018) Nghiên cứu trước đây
đã được tiến hành để kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro và ý định hoặc quyết định kinh doanh Phần lớn chỉ
Trang 5so sánh mức độ ưa thích rủi ro của những người làm công ăn lương và doanh nhân (Barber, 2015;Hamböck và cộng sự, 2017; Chanda & Unel, 2021) Vai trò của ưa thích rủi ro tại thời điểm một cá nhânquyết định tự kinh doanh phần lớn vẫn chưa được kiểm chứng (Acharya và Berry, 2023).
Cùng với sở thích về rủi ro, giáo dục cũng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự pháttriển khởi nghiệp ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô Ở cấp độ cá nhân, giáo dục có thể ảnh hưởng đến quá trìnhnhận thức làm nền tảng cho việc ra quyết định kinh doanh theo nhiều cách (El Shoubaki và cộng sự,2020; Kerr và cộng sự, 2018; Unger và cộng sự, 2013) Đầu tiên, giáo dục có thể cung cấp cho các cánhân kiến thức và kỹ năng cần thiết để xác định và đánh giá các cơ hội kinh doanh Thứ hai, giáo dục cóthể định hình thái độ và niềm tin của cá nhân về tinh thần doanh nhân Và ở cấp tỉnh, Jafari et al (2023)cho thấy rằng có mối quan hệ tích cực giữa sự gia nhập của doanh nghiệp mới và trình độ học vấn củangười dân trong khu vực Điều đó có nghĩa là các công ty mới trong giai đoạn đầu thích đặt trụ sở ở khuvực nơi họ có thể tiếp cận lực lượng lao động được giáo dục tốt Đánh giá tác động của giáo dục đếnquyết định khởi nghiệp không phải là một chủ đề mới trong nghiên cứu khởi nghiệp Tuy nhiên, cácnghiên cứu trước đây được tiến hành riêng biệt ở cấp độ vi mô và vĩ mô Nghiên cứu theo cách tiếp cậnkép là cần thiết để tiến hành khám phá những hiểu biết sâu sắc hơn về tác động của giáo dục đến hoạtđộng kinh doanh
Tại Việt Nam, bối cảnh kinh doanh đã trải qua những chuyển biến đáng chú ý nhờ vào các cải cáchkinh tế ví dụ như chính sách Đổi mới năm 1986 Điều này đã dẫn đến việc gia tăng sự thành lập doanhnghiệp mới trong các ngành nghề (Dinh, 2014; OECD, 2021) Số lượng doanh nghiệp mới đã tăng với tốc
độ đáng kinh ngạc trong hơn hai thập niên qua Năm 2000, chỉ có 14.500 doanh nghiệp mới được thànhlập trong vòng chín năm kể từ ngày ban hành Luật Doanh nghiệp Tuy nhiên, đến năm 2017, hơn mộttriệu doanh nghiệp tư nhân đã được thành lập mới Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng ngoạn mục,chạm mức gần 140.000 doanh nghiệp trong năm 2019 (tăng 5,2% so với năm 2018), và giảm nhẹ năm
2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid19 Năm 2022, tổng cộng 148.533 doanh nghiệp đăng ký mới, tăng27,1% so với năm 202 Năm 2023, với sự dần phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch, số lượng doanhnghiệp với tiếp tục gia tăng và đạt mức cao nhất 159.294 doanh nghiệp Các tỉnh, thành phố lớn trở thànhcác trung tâm của các hoạt động khởi nghiệp với khối lượng đồ sộ các doanh nghiệp startups và cácdoanh nghiệp nhỏ Theo thống kê năm 2022, doanh nghiệp đăng ký mới tập trung chủ yếu tại Thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương, lần lượt chiếm 30,6%, 20% và 4,4% trong tổng số doanh nghiệpđăng ký mới
Khu vực tư nhân đóng góp quan trọng vào thành quả kinh tế của Việt Nam trong những năm gầnđây Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 6,5% trong giai đoạn 1987-2023, cao hơn tốc độtăng trưởng hàng năm của một số nước chuyển đổi khác Năm 2016, khu vực tư nhân chiếm 38,6% GDP
và được Đại hội XII của Đảng Cộng sản chính thức công nhận là động lực của nền kinh tế quốc dân vàonăm 2017 Kể từ đó, Chính phủ đã tập trung nhiều sự quan tâm để tăng cường hoạt động khởi nghiệp.Nhiều yếu tố của môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể nhằm tạo điều kiện cho khu vực tư nhân
Trang 6phát triển như giảm chi phí gia nhập thị trường, tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp hay cảithiện chất lượng lao động Tuy nhiên, so với các nước cùng trình độ phát triển kinh tế, hệ sinh thái khởinghiệp ở Việt Nam vẫn còn nhiều dấu hiệu yếu kém với 6/12 chỉ số điều kiện kinh doanh xếp dưới mứctrung bình (GEM, 2018) Vì vậy, câu hỏi liệu thể chế có ảnh hưởng đến tinh thần khởi nghiệp và tác độngcủa nó tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hay không là cần thiết phải được làm rõ.
Những năm gần đây, chính phủ ngày càng chú trọng và nỗ lực hơn trong việc thúc đẩy tinh thầndoanh nhân và khởi nghiệp Năm 2016, đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm2025” được phê duyệt theo quyết định số 844 của Thủ tướng chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi để
hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh Xác địnhtrường đại học là một thành tố quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp và hệ thống đổi mới sáng tạo quốcgia, năm 2017 chính phủ đã ban hành quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 về phê duyệt đề án “Hỗtrợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” Tuy nhiên, theo Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam2017/2018 do VCCI thực hiện, mặc dù tỷ lệ người trưởng thành có ý định khởi nghiệp đạt 25%, tỷ lệ cáchoạt động kinh doanh đang khởi sự chỉ chiếm 2,5% Ta có thể thấy rằng có sự hạn chế từ việc chuyển đổi
ý định thành quyết định khởi nghiệp Hơn nữa, tỷ lệ lo sợ thất bại trong kinh doanh còn khá cao (46,6%
so với trung bình các nước có cùng mức độ phát triển là 36,6%) Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ rarằng doanh nhân được nhận thức là những người ưa thích rủi ro hơn người khác Họ là những người sẵnsàng đối mặt với tình trạng không chắc chắn, chấp nhận rủi ro và có nhu cầu đạt được thành tựu(McClelland, 1961) Một cá nhân có thái độ ác cảm với rủi ro thấp thì nhiều khả năng sẽ khởi nghiệp hơn
là làm công ăn lương (Kihlstrom và Laffont, 1979; Kanbur, 1979; Blanchflower và Oswald, 1990) Báocáo này cũng chỉ ra “giáo dục sau phổ thông” là một trong ba yếu tố được xếp hạng thấp nhất trong hệsinh thái khởi nghiệp Việt Nam
Các nghiên cứu về khởi nghiệp tại Việt Nam tập trung và việc khám phá các nhân tố ảnh hưởngđến ý định khởi nghiệp của một cá nhân dựa lý thuyết nền tảng là TPB chứ không phải dựa trên các lýthuyết kinh tế Các nghiên cứu này cũng chỉ ra tác động tích cực của quy chuẩn chủ quan (subject norm),thái độ đối với hành vi kinh doanh (attitude toward behavior) và kiểm soát hành vi được nhận thức(perceived behavioral control) đến ý định khởi nghiệp (Maheshwari, 2022; Maheshwari & Kha, 2022; X
T Nguyen, 2020; X T Nguyen, 2020; Doanh & Bernat, 2020a; Hoang et al., 2021; T T H Doan &Cho, 2018) Mặc dù, thái độ đối với rủi ro của cá nhân được xem là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ýđịnh khởi nghiệp, hiện có ít nghiên cứu được thực hiện với mục đích khám phá mối quan hệ giữa nó và ýđịnh hay quyết định khởi nghiệp
Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu về khởi nghiệp sử dụng bảng câu hỏi để đo lường thái độ rủi ro
và ý định khởi nghiệp Dữ liệu về ý định khởi nghiệp được thu thập dựa trên Bảng câu hỏi ý định khởinghiệp (Entrepreneurial Intentions Questionnaire (EIQ) được thiết kế bời Linan và Chen (2009), trong khi
dữ liệu về rủi ro được đo lường bởi phương pháp tự đánh giá Mặc dù bảng câu hỏi có ưu điểm là đongiản và dễ tiếp cận để thu thập số liệu, nó thường thiếu các khuyến khích trực tiếp (direct incentization)
Trang 7để giúp bộc lộ hành vi thật của đối tượng được khảo sát Nếu không có sự khuyến khích phù hợp, các câutrả lời cho bảng câu hỏi khảo sát có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài hoặc sự mơ hồtrong thang đo, kết quả là có khả năng ảnh hưởng đến độ tin cậy và tính hợp lệ của dữ liệu được thu thập.
Do đó, có thể có sự sai lệch trong việc đánh giá tác động của ưa thích rủi ro đến việc ra quyết định khởinghiệp
Dân số trẻ và năng động của Việt Nam, đã đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triểncủa các doanh nghiệp mới thông qua các sáng kiến hỗ trợ của chính phủ như chính sách, cải cách pháp lý
và ưa đãi thuế (Vương và cộng sự, 2020) Để thiết lập các chính sách phù hợp hỗ trợ khởi nghiệp, điềucần thiết là phải hiểu rõ những người ra quyết định quyết định đầu tư vào các doanh nghiệp mới Ở cấp độ
vi mô, hầu hết các nghiên cứu về khởi nghiệp ở Việt Nam đều tập trung vào việc khám phá các yếu tố ảnhhưởng đến ý định hoặc quyết định khởi nghiệp của cá nhân Mặc dù thái độ chấp nhận rủi ro là một trongnhững yếu tố quan trọng thúc đẩy cá nhân trở thành doanh nhân nhưng các nghiên cứu về khởi nghiệp ởViệt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu tác động của nó đến ý định hoặc quyết định khởinghiệp “Thái độ rủi ro có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên Việt Nam haykhông?” là chủ đề thú vị cần được làm rõ trong bối cảnh Việt Nam
Ngoài ra, hệ thống giáo dục của Việt Nam đã có sự tăng trưởng và cải cách đáng kể trong nhữngnăm qua, được đánh dấu bằng khả năng tiếp cận giáo dục ngày càng tăng ở tất cả các cấp (T Doan vàcộng sự, 2018) Câu hỏi làm thế nào khoản đầu tư giáo dục này chuyển thành hệ sinh thái khởi nghiệpvẫn chưa được trả lời Hơn nữa, điều quan trọng về mặt chính sách là phải chứng minh liệu thành tíchgiáo dục, đặc biệt là ở cấp đại học, có đóng vai trò là chất xúc tác cho tinh thần kinh doanh, cả ở cấp hộgia đình và ở các tỉnh khác nhau hay không Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, cuộc điều tra này vẫnchưa có câu trả lời dứt khoát
Luận án này được thực hiện nhằm lấp đầy một số khoảng trống trong nghiên cứu về khởi nghiệp ởViệt Nam Đầu tiên, mặc dù nhiều học giả kêu gọi sự chú ý xem xét tinh thần kinh doanh ở cả góc độ vĩ
mô và vi mô, nhưng vẫn có rất ít phân tích đa cấp độ trong nghiên cứu thực nghiệm về khởi nghiệp Vìvậy, luận án này áp dụng cách tiếp cận hỗn hợp để khám phá tinh thần doanh nhân và các khía cạnh của
nó nhằm đạt được những hiểu biết sâu sắc hơn về khái niệm này ở các cấp độ khác nhau Thứ hai, cácnghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế, tinh thần doanh nhân và tác động của nó tới tăng trưởng kinh tếcòn hạn chế Luận án này sử dụng mô hình phương trình đồng thời nhằm mục đích khám phá vai trò quantrọng của thể chế trong việc khuyến khích tinh thần doanh nhân và phát triển kinh tế Thứ ba, bên cạnhcấp độ vĩ mô, luận án này còn nhằm mục đích phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân như ưa thíchrủi ro và yếu tố giáo dục đến quyết định khởi nghiệp Trong bối cảnh nghiên cứu về khởi nghiệp ở ViệtNam, tất cả các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp đều sử dụng thước đo theo kiểu khảo sát bảng câu hỏi
mà không có bất kỳ động cơ khuyến khích nào Nghiên cứu này áp dụng các phương pháp thực nghiệmvới khuyến khích bằng tiền để hiểu rõ hơn về hành vi thực tế của các cá nhân và dự đoán ảnh hưởng củathái độ rủi ro đến quyết định kinh doanh ở Việt Nam Cuối cùng, nghiên cứu này nỗ lực lấp đầy khoảng
Trang 8trống trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục và quyết định khởi nghiệp ở cả cấp hộ gia đình vàcấp tỉnh thay vì nghiên cứu riêng lẻ ở từng cấp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của luận án là tìm hiểu tinh thần doanh nhân ở Việt Nam ở cả cấp độ vĩ mô và cá nhân
Vì vậy, mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là:
(i) phân tích mối quan hệ giữa thể chế và tinh thần doanh nhân và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế(ii) điều tra mối quan hệ giữa ưa thích rủi ro và quyết định kinh doanh
(iii) phân tích tác động của giáo dục đối với hoạt động kinh doanh
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau:
• Mối quan hệ giữa thể chế, tinh thần doanh nhân và tăng trưởng kinh tế:
- Khung thể chế ở Việt Nam có ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp không?
- Môi trường pháp lý ảnh hưởng như thế nào đến tinh thần doanh nhân ở Việt Nam không?
- Tinh thần doanh nhân ở Việt Nam có tác động tới tăng trưởng kinh tế không?
• Mối quan hệ giữa ưa thích rủi ro và quyết định kinh doanh:
- Mức độ ưa thích rủi ro cá nhân được đo lường ở mức độ nào?
- Ưa thích rủi ro có ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của cá nhân tại Việt Nam không?
• Ảnh hưởng của giáo dục đến hoạt động đăng ký kinh doanh chính thức:
- Trình độ học vấn của hộ gia đình có tác động gì đến khả năng tham gia vào hoạt động kinh doanh chính thức ở Việt Nam?
- Giáo dục cấp tỉnh ảnh hưởng như thế nào đến tinh thần doanh nhân ở Việt Nam?
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung tìm hiểu các khía cạnh khởi nghiệp ở Việt Nam ở hai cấp độ: cấp tỉnh và cấp cá nhân
Ở cấp tỉnh, luận án đánh giá tác động của các yếu tố thể chế, giáo dục đến việc thành lập doanh nghiệp mới tại 63 tỉnh/thành phố ở Việt Nam sử dụng dữ liệu thứ cấp từ thống kê của TCTK và VHLSS Ở cấp
độ cá nhân, luận án tìm hiểu xem yếu tố ưa thích rủi ro và trình độ học vấn có tác động đến ý định khởi
Trang 9nghiệp của một cá nhân hay không bằng cách sử dụng dữ liệu thứ cấp và đặc biệt là dữ liệu sơ cấp được thu thập từ một thí nghiệm tiến hành trên 216 sinh viên UEH.
1.5 Đóng góp của luận án
Luận án có những đóng góp chính như sau:
Đầu tiên, nỗ lực lớn nhất của luận án này là tìm hiểu tinh thần doanh nhân ở Việt Nam ở cả cấp độ vĩ
mô và vi mô Phương pháp tiếp cận kép cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn để hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp mới của cá nhân cũng như tinh thần doanh nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như thế nào
Thứ hai, ở cấp độ vĩ mô, luận án lý giải tác động đồng thời của thể chế và tinh thần doanh nhân tới tăng trưởng kinh tế Đóng góp của luận án này nằm ở việc khám phá mối quan hệ đồng thời giữa các thể chế, tinh thần kinh doanh và tăng trưởng kinh tế, thay vì xem xét những tác động riêng biệt của chúng
Thứ ba, nghiên cứu này góp phần làm phong phú thêm tài liệu về khởi nghiệp ở Việt Nam ở cấp
độ vi mô Nó chứng tỏ vai trò quan trọng của ưa thích rủi ro và các yếu tố giáo dục trong quyết định bắt đầu kinh doanh mới
Thứ tư, nghiên cứu này áp dụng các phương pháp thí nghiệm khác nhau để đo lường thái độ rủi
ro của các cá nhân tại thời điểm họ đưa ra quyết định khởi nghiệp thay vì các bảng câu hỏi tự đánh giá truyền thống thường được sử dụng trong các nghiên cứu về khởi nghiệp Bằng cách sử dụng các “trò chơi” khác nhau để đo lường mức độ ưa thích rủi ro, kết quả làm tăng độ tin cậy trong việc đo lường tác động của mức độ ưa thích rủi ro và nâng cao tác động của thái độ rủi ro đối với các quyết định kinh doanh
Cuối cùng, luận án này đã làm rõ mối quan hệ giữa trình độ học vấn (đại học chính quy và giáo dục nghề nghiệp) tác động đến quyết định khởi nghiệp ở cả cấp hộ gia đình và cấp tỉnh Phân tích ở nhiềucấp độ khác nhau giúp tăng cường độ tin cậy và tính xác thực của kết quả nghiên cứu
1.6 Cấu trúc của luận án
Chương 1 Giới thiệu
Chương 2 Lý thuyết và tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chương 3 Mối quan hệ giữa thể chế, tinh thần doanh nhân và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Chương 4 Ưa thích rủi ro và quyết định khởi nghiệp: bằng chứng từ nghiên cứu thí nghiệm tại Việt Nam Chương 5 Mối quan hệ giữa giáo dục và tinh thần doanh nhân nhìn tứ góc độ hộ gia đình và tỉnh/thành Chương 6 Kết luận
Trang 10Chương 2 Lý thuyết và tổng quan tài liệu nghiên cứu 2.1 Lý thuyết nền tảng
2.1.2 Tinh thần doanh nhân và các cấp độ tiếp cận
Thurik và Wennekers (1999) định nghĩa tinh thần doanh nhân là khái niệm về khả năng và sự sẵnlòng của cá nhân trong việc: “nhận thức và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới (sản phẩm mới, phươngpháp sản xuất mới, kế hoạch tổ chức mới và sự kết hợp thị trường-sản phẩm mới) và giới thiệu ý tưởng rathị trường, trước sự không chắc chắn và những trở ngại khác, bằng cách đưa ra quyết định về địa điểm,hình thức và việc sử dụng các nguồn lực và thể chế”
Ở cấp độ cá nhân, một người cần một phương tiện để biến những tham vọng và phẩm chất cá nhâncủa họ thành hành động đưa họ lên tầm cao nhất Ở cấp độ doanh nghiệp, kết quả của các hoạt động kinhdoanh cá nhân thường liên quan đến tính mới Tính mới liên quan đến sản phẩm, quy trình và sự đổi mớicũng như việc thâm nhập vào các thị trường mới và khởi nghiệp
Ở cấp độ vĩ mô như các ngành, khu vực và nền kinh tế quốc gia, hành động kinh doanh cá nhân củanhững người riêng biệt đã tạo nên một bức tranh đa dạng về hoạt động kinh doanh Đã có một quá trìnhcạnh tranh giữa những ý tưởng và sáng kiến mới Quá trình này diễn ra liên tục và dẫn đến việc lựa chọncác công ty có khả năng tồn tại Các công ty lỗi thời sẽ được thay thế bởi các công ty có năng suất caohơn hoặc bởi các công ty hoạt động trong các lĩnh vực và ngành nghề mới Điều này giúp tăng cường sựcạnh tranh trong một nền kinh tế và do đó thúc đẩy khả năng cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế đó
Ở cấp độ doanh nghiệp, nghiên cứu trong tương lai nên cố gắng giải thích việc gia nhập thị trườngmới của các doanh nghiệp khởi nghiệp và hiệu quả hoạt động của họ thông qua sự đổi mới hoặc sự sốngcòn của doanh nghiệp
Và ở cấp độ vĩ mô, tác động của tinh thần khởi nghiệp tới phát triển kinh tế có thể là lĩnh vực chính
mở ra nhiều câu hỏi nghiên cứu như:
- Thể chế và chính sách đóng vai trò gì đối với sự khác biệt trong tỷ lệ khởi nghiệp giữa các quốcgia?
Trang 11- Tinh thần doanh nhân có thể ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia?Tinh thần doanh nhân được xem xét riêng biệt theo từng cấp độ trong số ba cấp độ Vì có sự liênkết của ba cấp độ nên nghiên cứu trong tương lai nên kết hợp được các cấp độ này với nhau để tăng hiệuquả nghiên cứu.
2.1.6 Mối liên hệ giữa thể chế và tinh thần doanh nhân, và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế
Thể chế được xem là động lực thúc đẩy tinh thần doanh nhân bằng cách định hình hành vi khởinghiệp và thúc đẩy các cá nhân thành lập doanh nghiệp mới dựa trên ý tưởng đổi mới của họ Đồng thời,tinh thần doanh nhân lại đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Thể chế đóng vai trò điều tiếttác động của tinh thần doanh nhân lên hiệu quả kinh tế Mặc dù các yếu tố thể chế cũng đóng vai trò quantrọng trong tăng trưởng kinh tế thông qua ảnh hưởng của các hoạt động khởi nghiệp, nhưng hiểu biết vềtác động của nó đối với chuỗi nghiên cứu từ thể chế và khởi nghiệp đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn hạnchế
Luận án đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1a: Chất lượng thể chế tốt hơn ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh
H1b: Hoạt động kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế chuyển đổi
2.1.7 Ưa thích rủi ro và tinh thần doanh nhân
Hoạt động kinh doanh liên quan đến sự không chắc chắn và phần thưởng của nó không chỉ là tiềnlương mà công việc mang đến (Shepherd và cộng sự 2015) Doanh nhân phải đưa ra những quyết địnhmạo hiểm để xác định và khai thác các cơ hội hoặc tạo ra một dự án kinh doanh mới trong một môitrường không chắc chắn Về mặt lý thuyết, những người sợ rủi ro càng ít có khả năng trở thành doanhnhân Ví dụ, trong mô hình lựa chọn nghề nghiệp, Kanbur (1979) và Kihlstrom và Laffont (1979) đưa ragiả thuyết rằng ưa thích rủi ro của cá nhân là một trong những yếu tố thiết yếu trong việc lựa chọn nghềnghiệp của họ để trở thành doanh nhân hoặc người làm công ăn lương
Các nghiên cứu gần đây nhấn mạnh vai trò quan trọng của sở thích rủi ro trong việc định hình cáclựa chọn nghề nghiệp Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng bảng câu hỏi khảo sát, sử dụngcác phương pháp phi thực nghiệm để khơi gợi ra sự ưa thích rủi ro của cá nhân
Theo các tài liệu hiện có, luận án đề xuất giả thuyết như sau:
H2: Những cá nhân có tâm lý sợ rủi ro cao hơn sẽ chọn trở thành người làm công ăn lương, trong khinhững người có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn sẽ chọn bắt đầu một công việc kinh doanh mới
2.1.8 Giáo dục và tinh thần doanh nhân
2.1.8.1 Ảnh hưởng của giáo dục đến tinh thần doanh nhân ở cấp độ hộ gia đình
Trang 12Giáo dục có thể ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, làm nền tảng cho việc ra quyết định khởi nghiệptheo nhiều cách (El Shoubaki và cộng sự, 2020; Kerr và cộng sự, 2018; Unger và cộng sự, 2013) Đầutiên, giáo dục có thể cung cấp cho các cá nhân kiến thức và kỹ năng cần thiết để xác định và đánh giá các
cơ hội kinh doanh Thứ hai, giáo dục có thể định hình thái độ và niềm tin của cá nhân về tinh thần khởinghiệp Các hệ thống giáo dục chính quy thường ưu tiên sự tuân thủ và phục tùng hơn là sự sáng tạo vàđổi mới, điều này có thể ngăn cản các cá nhân chấp nhận rủi ro và khởi nghiệp kinh doanh Tuy nhiên,các chương trình giáo dục khởi nghiệp có thể giúp chống lại những thái độ tiêu cực này bằng cách thúcđẩy văn hóa đổi mới và chấp nhận rủi ro Cuối cùng, giáo dục có thể cung cấp cho các cá nhân mạng lưới
xã hội và các nguồn lực cần thiết để bắt đầu và phát triển doanh nghiệp
Các nghiên cứu trước đây tiết lộ rằng giáo dục rất quan trọng để thúc đẩy tinh thần doanh nhân vì nócung cấp cho các cá nhân kiến thức, sự tự tin và nhận thức về lựa chọn nghề nghiệp và do đó khiến họnhận thấy cơ hội để bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới (Reynolds và cộng sự, 2001; Sánchez, 2013;Maroufkhani và cộng sự, 2018) Các học giả khác cũng xác nhận tác động của giáo dục trong nhữngtương tác như vậy vì các khóa học, chương trình và quá trình học tập trực tiếp thúc đẩy sinh viên và hoànthiện các tính cách đặc trưng cho khởi nghiệp của họ (Bae và cộng sự, 2014; Hahn và cộng sự, 2017).Trong số này, giáo dục chính quy được ghi nhận là liệu cá nhân đó có theo học đại học hay cao đẳng haykhông
Theo các tài liệu hiện có, luận án này đề xuất giả thuyết sau để giải thích mối quan hệ giữa giáo dục vàquyết định khởi nghiệp ở cấp độ cá nhân
H3 Những cá nhân có trình độ đại học sẽ có khả năng đưa ra quyết định đăng ký kinh doanh mới caohơn
2.1.8.2 Ảnh hưởng của giáo dục đến tinh thần doanh nhân ở cấp độ tỉnh/thành
Trình độ học vấn của dân số trong một khu vực có thể ảnh hưởng đến việc gia nhập và rời bỏ doanh nghiệp Xác suất để mọi người bắt đầu kinh doanh mới bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về trình độ học vấn.Người có trình độ học vấn càng cao thì khả năng thành lập một công ty mới càng cao Như đã đề cập trước đó, những người có trình độ học vấn cao được kỳ vọng sẽ khám phá và khai thác các cơ hội kinh doanh tốt hơn Jafari và cộng sự (2023) cho thấy rằng có mối quan hệ tích cực giữa sự gia nhập của doanh nghiệp mới và trình độ học vấn của người dân trong khu vực Điều đó có nghĩa là các công ty mới trong giai đoạn đầu thích đặt trụ sở ở khu vực nơi họ có thể tiếp cận lực lượng lao động được giáo dục tốt.H4 Tỷ lệ giáo dục chính quy sẽ có tác động tích cực đến tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập thị trường ròng ở một tỉnh
2.2 Khung phân tích
Tác giả đề xuất khung phân tích như trong hình 2.1
Hình 2.1 Khung phân tích của luận án
Trang 13tế phát triển và đang phát triển Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.Tương tự như các nền kinh tế chuyển đổi khác, Việt Nam được đánh giá là có những thay đổi đáng kể vềkinh tế và xã hội trong những năm gần đây Bài viết này nhằm làm rõ câu hỏi nghiên cứu “Có tồn tại tácđộng đồng thời giữa các yếu tố thể chế, tinh thần doanh nhân và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam hay không?”
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng hệ phương trình gồm phương trình kinh doanh và phương trình tăng trưởng để đánh giá tác động đồng thời giữa thể chế, tinh thần doanh nhân và tăng trưởng kinh tế
Phương trình kinh doanh:
ln ENTit= β0+ β1INSit+ β2Xit+ εit (3.1)
Trong đó, ENT it đại diện tinh thần doanh nhân; INS it bao gồm các yếu tố thể chế, X it là tập hợp các biến
kiểm soát, bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, gGDP it , và tỷ lệ thất nghiệp, ln(UEMP) it ; i đại diện các tỉnh/thành, và t thể hiện năm nghiên cứu Dữ liệu biến kiểm soát được thu thập từ Niên giám thống kê
Việt Nam qua các năm
Tinh thần doanh nhân
Tăng trưởng kinh tế
Giáo dục Giáo dục
H1b
H3H4
Trang 14Tinh thần doah nhân, ENT it, được tính toán bằng cách lấy tổng số doanh nghiệp mới thành lập trừ
đi số doanh nghiệp giải thể trong 1 năm tại 1 tỉnh/thành (đặt tên là doanh nghiệp gia nhập ròng), số liệuđược thu thập từ Cục quản lý đăng ký kinh doanh quốc gia Giai đoạn 2012-2019 Số liệu về các biến thểchế được thu thập từ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
Phương trình tăng trưởng được trình bày như sau:
gGDPit= α0+ α1ln ENTi , t+ α2ln INVit+ α3ln Laborit+ α4lnTECHit+ εit (3.2)
Trong đó, g GDPitđược định nghĩa là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội sử dụng giá so
sánh năm 2010 INV it là tỷ trọng đầu tư trong GDP TECH it là chi tiêu chính phủ cho khoa học công nghệ
Để giải quyết tính nội sinh và ước tính đồng thời, nghiên cứu này sử dụng cả hai công cụ ước tính3SLS và GMM 3SLS Tuy nhiên, kết quả kiểm định sau hồi quy 3SLS cho thấy sự tồn tại của phương saithay đổi và tự tương quan, cho thấy mô hình kém phù hợp Để vượt qua những thách thức này, nghiêncứu sử dụng công cụ ước tính GMM 3SLS, công cụ này giải quyết cả vấn đề phương sai thay đổi và tựtương quan (Wooldridge, 2010)
3.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phương trình kinh doanh cho thấy biến PCI tổng hợp có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đếnhoạt động khởi nghiệp Nghĩa là, chỉ số PCI tổng hợp tăng 1 điểm sẽ dẫn đến số doanh nghiệp gia nhậpròng tăng 5,6% Các biến thể chế khác như Minh bạch, Chi phí thời gian, chi phí không chính thức, Tínhchủ động, Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và Chất lượng lao động đều có tác động dương và có ý nghĩa thống
kê ở mức 1% Trong số các chỉ số này, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh có tác động cao nhất đến sự gia nhậpròng của doanh nghiệp
Nghiên cứu cho thấy chi phí gia nhập của các doanh nghiệp mới không có tác động đến sự gia nhậpròng của doanh nghiệp tại một tỉnh Kết quả này mâu thuẫn với các nghiên cứu trước đây cho thấy thủ tụcthành lập doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp Nghiên cứu đã thu được một kết quảthú vị liên quan đến tiếp cận đất đai (PCI2) Trong khi các nghiên cứu trước đây chủ yếu chứng minh mốiquan hệ tích cực giữa việc bảo vệ quyền sở hữu mạnh mẽ và hoạt động kinh doanh, việc tiếp cận đất đai
và quyền sử dụng đất trong nghiên cứu này (PCI2) lại có tác động tiêu cực và có ý nghĩa thống kê đếnhoạt động kinh doanh
Từ phương trình tăng trưởng, tác giả nhận thấy tác động tích cực có ý nghĩa thống kê của doanhnghiệp gia nhập ròng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, với mức ý nghĩa 1% Nghiên cứu này phù hợp vớinhững phát hiện của các nghiên cứu trước đây vốn cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tinh thần kinhdoanh và tăng trưởng, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động khởi nghiệp như một độnglực chính cho tăng trưởng ở các nền kinh tế hậu xã hội chủ nghĩa