1. Dục Thúy sơn là một bài thơ hay của Nguyễn Trãi và là bài được chọn đưa vào sách giáo khoa Văn học lớp 10 tập 1, để dạy cho học sinh. Trong đó có hai câu thơ mà cho đến bây giờ, qua quá trình dịch thuật, vẫn có những điều bất ổn gây ra những khó khăn trong quá trình phân tích, bình giảng, định hướng giảng dạy cho giáo viên. Chúng tôi thấy cần thiết phải đọc lại hai câu này cho mạch lạc hơn. Đó là hai câu trong cặp đối liên thứ hai (câu 5 và câu 6) của bài: Tháp ảnh trâm thanh ngọc (a) Ba quang kính thúy hoàn (b) Chúng ta có thể theo dõi quá trình dịch thuật hai câu này để vấn đề được rõ hơn. 2. Năm 1945 trong cuốn Ức Trai thi văn tập (Nhà in Lê Cường, 75 Hàng Bồ, Hà Nội), cụ Trúc Khê (Ngô Văn Triện) dịch là: Bóng tháp như cái trâm chuốt bằng ngọc xanh (a) Ánh sóng như tấm gương soi mái tóc biếc (b) (Tháp dựng cành trâm ngọc Dòng soi mái tóc huyền).
Trang 1VỀ HAI CÂU THƠ CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG BÀI DỤC
THÚY SƠN
NGUYỄN HÙNG VĨ
1 Dục Thúy sơn là một bài thơ hay của Nguyễn Trãi và là bài được chọn đưa vào sách giáo khoa Văn học lớp 10 tập 1, để dạy cho học sinh Trong đó có hai câu thơ mà cho đến bây giờ,
qua quá trình dịch thuật, vẫn có những điều bất ổn gây ra những khó khăn trong quá trình phân tích, bình giảng, định hướng giảng dạy cho giáo viên Chúng tôi thấy cần thiết phải đọc lại hai câu này cho mạch lạc hơn Đó là hai câu trong cặp đối liên thứ hai (câu 5 và câu 6) của bài:
Tháp ảnh trâm thanh ngọc (a)
Ba quang kính thúy hoàn (b)
Chúng ta có thể theo dõi quá trình dịch thuật hai câu này để vấn đề được rõ hơn
2 Năm 1945 trong cuốn Ức Trai thi văn tập (Nhà in Lê Cường, 75 Hàng Bồ, Hà Nội), cụ Trúc
Khê (Ngô Văn Triện) dịch là:
Bóng tháp như cái trâm chuốt bằng ngọc xanh (a) Ánh sóng như tấm gương soi mái tóc biếc (b)
(Tháp dựng cành trâm ngọc Dòng soi mái tóc huyền).
Trong cách đọc này, có những điều đáng chú ý, vì nó liên quan đến nhiều bản dịch sau này ở
câu (a), chữ trâm được hiểu thuần túy là danh từ (cái trâm) và hai chữ thanh ngọc được coi như
là định ngữ cho chữ trâm (cái trâm bằng ngọc xanh) Ở câu (b), chữ kính chủ yếu cũng được coi như danh từ (tấm gương) nhưng đồng thời ta thấy bắt đầu lộ diện tính chất động từ của
nó (soi), đồng thời hai chữ thúy hoàn được dịch là mái tóc biếc Ở câu (a), dịch giả đưa thêm chữ
chuốt vào văn bản để tạo thế đối ngẫu nhưng chữ này nằm ngoài nguyên bản, đưa vào cho có thế
mà thôi Qua hai câu dịch thơ, ta rõ ý của dịch giả hơn
Năm 1962, dường như nhận ra có chỗ bất ổn trong cách dịch của cụ Trúc Khê, các cụ Phan Võ,
Lê Thước, Đào Phương Bình khi làm sách Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi (Nxb Văn hóa, Hà Nội)
đưa vào hai yếu tố mới khi dịch như sau:
Bóng tháp (cài) cái trâm ngọc xanh (a) Ánh sáng của làn sóng soi mái tóc mầu thúy (b)
Yếu tố mới nằm ở chữ cài trong ngoặc đơn, các cụ đã nhìn nhận tính chất động từ trong chữ trâm
ở câu (a) và đưa thêm vào, đồng thời ở câu (b), gạt bỏ hoàn toàn tính chất từ của chữ kính Chữ kính lúc này chỉ còn hiểu là động từ soi nữa thôi Như chúng ta sẽ thấy, đây là một bước tiến
mới đến sự đúng đắn
Trang 2Năm 1969 và năm 1976, khi làm sách Ức Trai thi tập (Nxb KHXH, H 1969) và sau đó là tham gia làm sách Nguyễn Trãi toàn tập (Nxb KHXH, H 1976), cụ Đào Duy Anh tiếp thu cả hai cách
trên, thể hiện vào một cách đọc mới có phát triển:
Bóng tháp như hình trâm ngọc xanh cài vào (a) Ánh nước như gương chiếu búi tóc biếc (b)
(Bóng tháp cài trâm ngọc, Tóc mây chiếu kính sông)
Ở cách đọc này, hai chữ trâm và kính được cụ nhìn nhận cả về phương diện danh từ và về phương diện động từ Đồng thời hai chữ thúy hoàn đã được dịch đúng hơn là búi tóc biếc, chứ không phải là mái tóc như các cụ đi trước Tuy nhiên, cách dịch này tạo ra những bất ổn mới ở câu (a), động từ cài vào để cuối câu dường như đang ngơ ngác đòi hỏi một tân ngữ cho nó để
đặng đối xứng với câu (b): Cài vào đâu nhỉ ? Đồng thời, ở câu (b), ta thấy giữa dịch nghĩa và
dịch thơ, do sự câu thúc của thể thơ mà có sự bất tương hợp khi chuyển búi tóc thành tóc
mây Với sự cẩn trọng của nhà khảo cứu, chính cụ đã chú thích cho điểm này: "Tóc mây - chữ
Hán là "thúy hoàn", nghĩa là búi tóc xanh biếc như màu lông chim trả, chúng tôi thay bằng hình tượng "tóc mây" cho dễ hiểu" Sự chu đáo của cụ đáng cho chúng ta học tập Tất nhiên, hai
chữ tóc mây là rất khác với búi tóc và khổ nỗi là nó sẽ ảnh hưởng đến cách dịch thơ sau này và đặc biệt là những người dựa trên hai chữ tóc mây để bình giảng và hướng dẫn học sinh, giáo viên
hiểu ý thơ
Năm 1971, cụ Hoàng Khôi trong sách Ức Trai tập (Tập thượng) do ủy ban dịch thuật, Phủ Quốc
vụ khanh đặc trách Văn hóa Sài Gòn xuất bản, không dịch nghĩa mà chỉ dịch thơ hai câu này quá
ư thoáng đãng:
Trâm ngọc, tháp lồng lộng (a) Tóc xanh, sóng thướt tha (b)
Trường hợp này, chúng tôi không bàn đến vì nó khác với cái hệ mà chúng ta đang quan tâm
Năm 1980, trong cuốn Thơ văn Nguyễn Trãi (Nxb Giáo dục, Hà Nội), cụ Khương Hữu Dụng
trình bày cách dịch nghĩa và dịch thơ của mình Khi dịch nghĩa, cụ diễn dịch dài hơn hai câu này, nhưng ý tứ cũng không khác là bao, ngoại trừ như cụ Trúc Khê, cụ không chấp nhận ở câu (a), chữ trâm mang phẩm chất động từ:
Bóng ngọn tháp (trên núi trông giống như) cái trâm bằng ngọc xanh (a)
Ánh sáng (lấp lánh trên) sóng nước tựa như gương soi mái tóc xanh biếc (b)
(Bóng tháp hình trâm ngọc, Gương sông ánh tóc huyền)
Dĩ nhiên ở cả hai cách thể hiện (dịch nghĩa và dịch thơ), ở câu (b), cụ không phủ định phẩm chất
động từ của chữ kính (soi và ánh) Chính bản này, có lẽ do được diễn dịch dài hơn, tưởng như kĩ
Trang 3hơn, mà đã được chọn làm tài liệu soạn giáo khoa kèm theo những chú thích của người làm sách (mà ta sẽ lưu ý sau)
Năm 1994, cụ Bùi Văn Nguyên trong Ức Trai di tập bổ sung (Nxb KHXH, H., Nxb Mũi Cà
Mau) đã dịch ngắn gọn:
Bóng tháp như cài trâm ngọc xanh (a) Ánh sáng trên sóng soi mái tóc biếc (b)
Ta thấy ở đây, cách dịch câu (a) đầy kinh nghiệm Trong một kết cấu súc tích, người tiếp xúc văn
bản có thể hiểu trâm là động từ hay danh từ thì tùy (cài, cài trâm là động từ, t râm ngọc xanh là danh từ, về ngữ pháp, ngọc xanh là tân ngữ cho động từ cài trâm hay định ngữ cho danh
từ trâm đều được) Cái khéo của một người lão thực Còn ở câu (b), cụ vứt hẳn cái nghĩa danh từ của chữ kính, đồng thời chữ thúy hoàn lại được dịch là mái tóc biếc.
Gần đây, năm 2001, các ông Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khuê trong tập 1
bộ Nguyễn Trãi toàn tập tân niên (Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học) tham khảo
đủ các cách dịch trước và đưa ra phương án tựa hồ đủ vẻ hơn:
Bóng tháp cài cái trâm ngọc xanh (a) Ánh sáng của làn sóng nước soi gương búi tóc xanh biếc (b)
(Bóng tháp ngời trâm ngọc, Tóc mây dợn ánh huyền.
Huy Cận (dịch thơ)
Bóng tháp ngọc xanh giắt, Sóng trong tóc biếc in).
Nguyễn Khuê (dịch thơ)
Ở câu (a), các dịch giả đã cố gắng tận dụng cả nghĩa động từ và nghĩa tính từ của từ trâm, còn ở câu (b), chữ gương sau chữ soi, cũng cho ta một ý niệm về dấu tích nghĩa danh từ của
chữ kính Phần dịch thơ, Huy Cận lấy lại hai chữ tóc mây của cụ Đào Duy Anh, còn chữ dợn cho
thấy một trực cảm tài ba của thi sĩ mà sau này chúng tôi sẽ nhắc lại
Như vậy là kể từ khi Trúc Khê Ngô Văn Triện làm sách Nguyễn Trãi (Tân Dân, 1941 - Quyển
này hiện chúng tôi chưa có trong tay), đã hơn 60 năm dịch thuật thơ chữ Hán của Ức Trai Trong
đó, hai câu thơ chúng ta đang đề cập cũng trải 60 năm với nhiều cách hiểu, đọc và dịch, có
dị và đồng Nó nổi lên như một trong những hiện tượng đáng để tâm xem xét Chỉ có hai câu thôi
nhưng rất nhiều dịch giả băn khoăn về nó, cố tìm kiếm một cách dịch ổn thỏa, mong chuyển tải
hết ý nghĩa của nó đến người đọc Theo dõi quá trình dịch thuật, ta thấy về cơ bản là đại đồng
tiểu dị Nét đại đồng là, thứ nhất, ở câu (a), tất cả các học giả đều thống nhất cho rằng, hai
chữ thanh ngọc là làm định ngữ cho chữ trâm nên ba chữ trâm thanh ngọc đều được hiểu là cái
trâm bằng ngọc xanh Cách hiểu này khởi thủy ở cụ Trúc Khê và ảnh hưởng đến các dịch giả lần
xuất bản năm 2001 Thứ hai, ở câu (b), có 4 trên 6 ý kiến dịch hai chữ thúy hoàn là MÁI tóc biếc/
xanh, còn lại 2 ý kiến dịch là BÚI tóc biếc/xanh.
Trang 4Nét tiểu dị chủ yếu nằm ở việc từ chỗ chỉ khai thác hai chữ trâm và kính như là những danh từ,
đến chỗ phát hiện từng bước tính chất động từ của chúng, và dần dần phô diễn cả hai tính chất
này song song tồn tại trên bề mặt ngữ nghĩa hai câu thơ Nét tiểu dị khác như dịch thúy
hoàn là tóc mây thì do yêu cầu thể thơ mà thôi.
3 Tuy nhiên, ở tất cả mọi cách dịch đều có điều tỏ ra chưa ổn khi ta thấy rằng, dù có nhiều cố gắng, đã không ai tái lập được ở bản dịch tính chất đối của hai câu thơ vốn đối nhau chặt chẽ
này Điều này, khiến ta phải đọc lại, suy ngẫm lại và dịch lại hai câu thơ này Dục Thúy sơn là
bài luật thi ngũ ngôn bát cú, trong đó có bốn câu (các câu 3, 4, 5, 6) nhất thiết phải chia thành hai cặp đối nhau và trên thực tế là như vậy:
3 Liên hoa phù thủy thượng
4 Tiên cảnh trụy nhân gian
5 Tháp ảnh trâm thanh ngọc
6 Ba quang kính thúy hoàn
Bây giờ, chúng ta xét câu 6 trong thế đối với câu 5 Ở câu này, hai chữ thúy hoàn không thể làm định ngữ cho kính, nó là một tân ngữ Vậy chữ kính ở đây rõ ràng được Nguyễn Trãi sử dụng với
tư cách là một động từ (dù nó có thể có cội nguồn là danh từ) mà khi dịch sang tiếng Việt, chúng
ta có thể có các từ như chiếu, soi, rọi, ánh, soi gương, chiếu lên/xuống, soi lên/xuống, rọi
lên/xuống, ánh lên hay nói cách khác rõ hơn: kính là động từ vị ngữ, còn thúy hoàn là danh từ
tân ngữ Về ngữ pháp, câu thơ có cấu trúc:
Danh từ chủ ngữ + Động từ vị ngữ + Danh từ tân ngữ
Với yêu cầu của luật đối, ta thấy câu 5 cũng phải tuân thủ cấu trúc trên, nên ta có hệ quả:
- Tháp ảnh là danh từ chủ ngữ
- Trâm là động từ vị ngữ
- Thanh ngọc là danh từ tân ngữ
Đến đây, ta hiểu được rằng, chữ trâm đã được Nguyễn Trãi sử dụng, cũng như chữ kính, chủ yếu
ở tính chất động từ của nó và ta phải dịch là: cài (trâm), giắt (trâm), gài (trâm), cắm (trâm) vào (lên/xuống) một đối tượng nào đó của hành động này Đối tượng đó chính là hai chữ thanh
ngọc mà ta phải hiểu nó là danh từ: hòn (viên, cục, khối) ngọc xanh, chứ không thể hiểu nó như
một định ngữ cho trâm được Điểm xưa nay hay bị hiểu sai là ở chỗ này, khi bắt đầu từ cụ Trúc Khê dịch trâm thanh ngọc là cái trâm bằng ngọc xanh, mặc dù về ngữ pháp (dù trong thơ) quả là
nghe ra không ổn lắm Cái sai này có một quán tính mạnh đến nỗi các thế hệ tiếp theo dẫu băn khoăn lắm nhưng vẫn không thoát ra được, nên dẫn đến tình trạng như ta đã biết, cho dù các cụ rất am tường ngữ pháp Hán cổ và việc nhận ra cấu trúc của nó, các cụ có thể coi là trò trẻ con Sự
Trang 5đời nhiều khi vẫn vậy Niu-tơn còn đãng trí nữa là Đến đây, ta đã có thể yên tâm dịch bốn câu
thơ tả hòn Dục Thúy một cách “xông xênh” khi tự mình thoát khỏi cái trâm bằng ngọc xanh:
3 Là đóa sen nổi trên mặt nước,
4 Là cảnh tiên rớt xuống cõi người.
5 Là hòn ngọc xanh có bóng tháp như chiếc trâm cài vào
(trên chỏm),
6 Là búi tóc biếc có quáng sóng như ánh gương rọi lên (bên
vách).
Hoặc có thể diễn giải cho rõ ý hơn nữa:
3 Là đóa sen nổi trên mặt nước,
4 Là cảnh tiên rớt xuống cõi người.
5 Có bóng tháp cài trâm vào đỉnh núi như cài lên một hòn
ngọc xanh (kì vĩ).
6 Có ánh sóng rọi gương lên vách núi như rọi lên một búi
tóc biếc (khổng lồ).
Phải dài lời như vậy là do muốn chuyển tải được hết ý của Nguyễn Trãi, còn rút gọn lại cho súc tích thì, đến giờ, ta cũng đã có thể hiểu được:
3 Là đóa sen nổi trên mặt nước,
4 Là cảnh tiên rớt xuống cõi người.
5 Bóng tháp cài trâm vào hòn ngọc xanh,
6 Quáng sóng rọi gương lên búi tóc biếc.
Thế là đã ổn thỏa, sự ổn thỏa bởi chính từ thơ giản dị, ngữ pháp cơ bản, luật đối nghiêm chỉnh của hai câu thơ Ta thấy ở hai cặp đối liên này, bốn vế đều chứa đựng bốn hình ảnh ẩn dụ để mô
tả núi Dục Thúy: đóa sen, cảnh tiên, hòn ngọc xanh, búi tóc biếc (liên hoa, tiên cảnh, thanh
ngọc, thúy hoàn) Ở hai câu trước (câu 3 và câu 4), tác giả sau khi đã thiêng hóa hòn núi, đặt nó
trong sự tương tác với địa thế, tạo nên mọt cái phông có không gian rộng, điểm nhìn xa rất bao
quát Tiếp tục ở hai câu tiếp theo, sau khi đã mĩ hóa, tác giả xem nó trong tương tác nội tại của
những hình ảnh cơ hữu của Dục Thúy sơn, tạo nên những nét nhấn chi tiết, tinh tế với điểm nhìn cận cảnh, tăng tính tạo hình Thủ pháp di chuyển điểm nhìn đã tăng hiệu quả thẩm mĩ khi tác giả
xử lí không gian nghệ thuật Hòn núi hiện lên vừa thực vừa ảo, vẫn cụ thể mà huyền diệu lung linh Những nét cứng sắc, gẫy gọn của ngọn tháp cắm trên núi đối lập và hài hòa với những nét
Trang 6mềm, linh động, xôn xao của bóng sóng chiếu lung linh trên vách núi xanh biếc đá và cây Không hiểu tại sao khi đọc đến đây, tôi thường nhớ đến hình ảnh bóng nước dờn trên vách khi Nguyễn Khuyến tả cảnh lụt ở đồng quê chiêm trũng Dục Thúy sơn là vậy, với địa thế non nước,
suốt ngày hễ có ánh mặt trời là lúc nào cũng lung linh quáng sóng Tôi thú chữ dờn trong bản dịch của Huy Cận là vì cái lẽ ông cảm nhận tinh tế Dùng hòn ngọc hay ngọc xanh để ẩn dụ cho
những hòn núi đá vôi là việc Nguyễn Trãi ưa thích Đối với ta, việc một chiếc trâm cài (cắm) vào hòn ngọc chắc là điều khó hình dung Trong đầu mọi người, ngọc là những hòn tròn lóng lánh như hạt châu, làm đồ trang sức; chúng ta ít nghĩ đến những khối ngọc có thể tạo nên những pho
tượng lớn, chưa kể nó đã được thi vị hóa Trong bài Vọng doanh, Nguyễn Trãi cũng đã từng tả
Dục Thúy sơn:
Dục Thúy vũ tình phong tự ngọc
Nghĩa là: Mưa tạnh rồi, Dục Thúy sơn trông như hòn ngọc
(Các cách dịch khác như: Sau mưa, núi Dục Thúy xanh như ngọc hoặc Sau mưa, núi Dục Thúy
biếc như ngọc là dịch chưa hết ý chưa rõ Nguyễn Trãi đã dùng chữ phong để chỉ núi Dịch thế
được sắc mà chưa nói được dáng của núi Chú ý là văn hóa trùng điệp Trung Hoa để lại rất nhiều
từ vựng để chỉ núi: sơn, dĩ, sầm, hỗ, phong, tung, lĩnh chủ yếu tùy theo dáng núi mà gọi tên Tô Đông Pha có câu thơ hay: Hoành khan thành lĩnh, trắc thành phong (Trông ngang thấy
là lĩnh, trông nghiêng thấy là phong) ở một bài khác, khi tả núi đá vôi, chỗ dãy Tam Điệp ra đến Thần Phù, Nguyễn Trãi cũng dùng từ ngọc: Giáp ngạn thiên phong bài ngọc duẩn (Sát bờ nghìn ngọn núi bày ra như măng ngọc) Còn dùng búi tóc biếc để tả sắc vẻ và dáng hình núi đá vôi cũng có trong thơ Nguyễn Trãi Trong Ức Trai thi tập, hai lần chữ hoàn (búi tóc) xuất hiện thì cả hai lần đều kết hợp với chữ thúy, đồng thời, cả hai lần đều tả núi đá vôi Trong bài Vân Đồn, ông
viết:
Vạn hộc thanh nha đỏa thúy hoàn
(Muôn hộc xanh thắm chụm từng búi tóc biếc)
4 Như vậy, ta thấy cách dịch t râm thanh ngọc thành cái trâm bằng ngọc xanh và thúy
hoàn thành mái tóc biếc là thật sơ ý, dù được nhiều cụ ủng hộ Cái thiếu chính xác này sẽ dẫn
đến những bất ổn trong sách giáo khoa cũng như trong tài liệu hướng dẫn học văn cho học sinh Đây là điều chúng tôi muốn góp ý
Như chúng tôi đã nói, sách giáo khoa Văn học lớp 10 tập 1 (Nxb Giáo dục, Hà Nội 2001) đã
chọn bản dịch 1980 của cụ Khương Hữu Dụng làm tài liệu Ngoài những cái sai thuộc về quá trình dịch thơ, thêm một bước, những người biên soạn, do hiểu theo cách dịch (dịch nghĩa và dịch thơ) mà có những chú thích bất cập, hướng dẫn người đọc xa dần ý nghĩa của bài thơ Đó là
các chú thích (3) Trâm: Cái gài tóc của phụ nữ Trâm ngọc : Trâm quý (4) Tóc huyền: tóc đen của con gái Trong nguyên văn: thúy hoàn có nghĩa là tóc xanh biếc (thúy: xanh biếc) Phải nói ngay về cách chú thích này: Cái trâm không phải là cái cài đầu chỉ dành cho phụ nữ Trong Từ
điển Hán Việt của cụ Đào Duy Anh, quả có một nét nghĩa đó, nhưng theo dõi các kết hợp của
chữ trâm ta thấy khác Cũng chính ở từ điển này giải thích: Trâm anh: Trâm là cái gài tóc, anh là giải mũ Xưa, thi đậu Tiến sĩ trở lên mới được đội mũ gài trâm = Nhà quyền quý Trâm hốt:
Ngày xưa thi đậu Tiến sĩ hay là đến đường quan mới được có trâm hốt, thì trâm ở đây dứt khoát
Trang 7không phải là cái gài tóc của phụ nữ Nguyễn Du viết về gia thế Kim Trọng: Họ Kim tên Trọng
vốn nhà trâm anh, thì trong câu này, không có bóng dáng phụ nữ Đến như Đỗ Phủ thì không thể
viết sai chữ Hán được, trong bài thơ Xuân vọng rất nổi tiếng, ông viết về cái già và hèn yếu của
mình, có hai câu tuyệt bút:
Bạch đầu tao cánh đoản, Hồn dục bất thăng trâm.
(Tóc bạc rồi càng gãi càng rụng,
Cơ hồ không đỡ nổi cái trâm nữa!)
Đàn ông búi tóc và dùng trâm cài là một hiện thực Có lẽ từ việc dịch sai thúy hoàn thành mái
tóc xanh, tóc huyền nên những người làm sách đã hiểu hai câu thơ Nguyễn Trãi thành hình ảnh
phụ nữ trong bài mà đã chú thích sai như vậy Điều này dẫn đến hậu quả rõ ràng, trong
sách Giảng văn chọn lọc văn học Việt Nam (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2001), ta đọc thấy
cách bình giảng, xin trích: “Hình tượng ngọn tháp trong thơ Nguyễn Trãi là sự kế thừa nhưng nâng cao rất nhiều, đã thành một sáng tạo vô cùng độc đáo: Bóng tháp in trên dòng sông như chiếc trâm ngọc bích cài trên mái tóc dài xanh mướt của người thiếu nữ Một liên tưởng hết sức hợp lí nhưng cũng hết sức bất ngờ Cảnh vật không chỉ nên thơ nên họa mà còn mang cả hồn người Nguyễn Trãi đem cả tình đời tình yêu nhuốm vào cảnh vật Ức Trai đã cảm xúc vẻ đẹp của ngọn tháp, của dòng sông không phải như đứng trước một cảnh tượng hùng vĩ mà như đứng trước một thiếu nữ Chính chất phong tình này đã làm nên vẻ đẹp độc đáo và đầy tính chất nhân văn của thơ Nguyễn Trãi, đã làm nên cá tính sáng tạo của thi sĩ” Còn nữa nhưng mà thôi
Thế đấy ! ở đây không hề có chuyện là những cách đọc khác nhau trên cùng một văn bản theo lí thuyết tiếp nhận văn học mà chỉ có chuyện từ dịch sai đến sự lựa chọn thiếu thẩm định, đến chú
thích sai và đến việc bình giảng sai bài thơ Một trò chơi đô-mi-nô từ cái dĩ ngoa này sang cái truyền ngoa khác Theo chúng tôi, làm sách giáo khoa, chúng ta cần cẩn trọng hơn nữa.
5 Thế hệ các dịch giả Hán Nôm thế kỉ trước là một thế hệ vàng ròng sống trong một thời kì cả
dân tộc rũ bùn đứng dậy sáng lòa (Nguyễn Đình Thi) Công lao của họ với nhân dân, với đất
nước, cách mạng, học thuật cao như núi non rộng như biển cả Họ chuyển tải tri thức ngàn năm của dân tộc đến cho chúng ta Dẫu vậy, sơ sẩy như hạt bụi cũng là không thể tránh khỏi Nhiều khi đó cũng là chút phúc lộc các cụ dành cho cháu con Những băn khoăn đến từng chi tiết chữ nghĩa của vài ba thế hệ khiến chúng ta cảm động và muốn cho hoàn mĩ hơn, trả ơn cho các cụ
Mười chữ trên hai câu thơ Nguyễn Trãi thật là nhỏ bé, song nó đã vượt qua cả những đau thương
của một nhân cách văn hóa tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng (Tố Hữu), vượt qua hơn 500
năm để bồi dưỡng tâm hồn chúng ta Hiểu thêm nó một chút nữa là chúng ta thể hiện trách nhiệm
sự tri ân của mình với tiền bối Những ý kiến của tôi có thể có những vụng về khúc mắc nhưng tôi tin là đúng và rất muốn được mọi người chia sẻ bằng tấm lòng thành thực của mình
N.H.V