Gia đình có nhiều vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng như: Gia đình là tế bào của xã hội: Gia đình là tổ ấm, mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân mỗi thành viên;
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình"
Gia đình có nhiều vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng như: Gia đình là tế bào của xã hội: Gia đình là tổ ấm, mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân mỗi thành viên; Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội Chức năng đặc thù cảu gia đình gồm: Chức năng tái sản xuất ra con người; Chức năng nuôi dưỡng giáo dục; Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng; Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước Dưới sự lãnh đạo của Đảng ngoài việc chú trọng xây dưng gia đình văn hóa chúng ta đồng thời cũng chú trọng xây dựng gia đình hạnh phúc Gia đình hạnh phúc được hiểu là sự hài lòng của các thành viên gia đình về tổng hòa các yếu tố khách quan, chủ quan về đời sống vật chất, sức khỏe, đời sống tinh thần, mối quan hệ trong gia đình và mối quan hệ của gia đình với dòng họ, cộng đồng Gia đình hạnh phúc là tiền đề quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách và đảm bảo cho lao động sáng tạo đạt chất lượng tốt
Cùng với đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trên lĩnh vực hôn nhân và gia đình hiện nay cũng có nhiều tiến bộ tích cực như: ý thức xây dựng gia đình được nâng cao, các chức năng gia đình từng bước thực hiện đầy đủ; lợi ích gia đình dần
2 được đảm bảo Hoạt động kinh tế gia đình từng bước được phát triển, đời sống vật chất và tinh thần gia đình được cải thiện rõ rệt, trong đó có một bộ phận gia đình trở nên giàu có Các mối quan hệ trong gia đình ngày càng được tôn trọng, bình đẳng và dân chủ Quyền trẻ em, quyền tự do và bình đẳng trong hôn nhân của các thành viên được khẳng định và tôn trọng Kết cấu và quy mô gia đình ngày càng thu hẹp để hình thành các gia đình "hạt nhân" và sinh đẻ ít con hơn, tạo cơ hội chăm sóc và nuôi dạy con tốt hơn
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, gia đình ở nước ta hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục như: mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội, nhiều tệ nạn xã hội "tấn công" vào các gia đình, ảnh hưởng lớn đến lối sống, đến việc hình thành nhân cách của con người và các mối quan hệ trong gia đình; quan hệ vợ chồng, anh em, họ hàng, làng xóm bị phai mờ, giá trị tinh thần bị xem nhẹ; những thay đổi của xã hội đã kéo theo sự thay đổi của gia đình, khiến cho các quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo; nhiều gia đình có điều kiện, cha mẹ mải lo làm ăn, công tác, không có thời gian quan tâm giáo dục con cái dẫn đến con cái hư hỏng, sa vào tệ nạn xã hội
Tình trạng ly hôn, ly thân ngày càng gia tăng kéo theo những hệ lụy không nhỏ đối với từng gia đình và toàn xã hội: trẻ em hư hỏng, tiếp thu văn hóa phẩm tiêu cực, bỏ học lang thang kiếm sống, vi phạm pháp luật… Bạo lực gia đình có xu hướng tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em Một trong những nguyên nhân đó là: do sự tác động của mặt trái xu thế toàn cầu hoá, nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình chưa đầy đủ vì thế mà những giá trị của gia đình truyền thống chưa thật sự được quan tâm, chưa thấy hết và khai thác tốt tiềm lực kinh tế gia đình 1
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm chọn đề tài: “Gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình hạnh phúc ở nước ta hiện nay” để nghiên cứu
1 Thanh Lan (2021) Xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững thực trạng và giải pháp Truy cập từ: http://svhttdl.tiengiang.gov.vn/lich-lam-viec-cua-lanh-ao/-
/asset_publisher/LTKhIEQ3Qmto/content/xay-dung-gia-inh-hanh-phuc-ben-vung-thuc-trang-va-giai- phap
Thứ nhất, gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Thứ hai, thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình hạnh phúc ở nước ta hiện nay
3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình hạnh phúc ở nước ta hiện nay
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất, làm rõ lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; gia đình hạnh phúc
Thứ hai, đánh giá thực trạng xây dựng gia đình hạnh phúc ở nước ta thời gian qua Thứ ba, đề xuất giải pháp xây dựng gia đình hạnh phúc ở nước ta thời gian tới
5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp luận nghiên cứu khoa học
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Chương 2: Thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình hạnh phúc ở nước ta hiện nay
PHẦN NỘI DUNG
C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “Tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái” 1
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
Quan hệ hôn nhân là cơ sở, nền tảng hình thành nên các mối quan hệ khác trong gia đình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa người cùng một dòng máu, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân Dù hình thành từ hình thức nào, trong gia đình tất yếu nảy sinh quan hệ nuôi dưỡng, đó là sự quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình cả về mặt vật chất và tinh thần 2
1.1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội
1.1.2.1 Gia đình là tế bào của xã hội
Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội, không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được
Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và phụ thuộc vào chính bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử
1 C.Mác và Ph.Ăngghen (2005) Toàn tập, t.3 Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia, tr.41
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học Hà nội: NXB Chính trị quốc gia, tr.128.
GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình
C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “Tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái” 1
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
Quan hệ hôn nhân là cơ sở, nền tảng hình thành nên các mối quan hệ khác trong gia đình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa người cùng một dòng máu, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân Dù hình thành từ hình thức nào, trong gia đình tất yếu nảy sinh quan hệ nuôi dưỡng, đó là sự quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng giữa các thành viên trong gia đình cả về mặt vật chất và tinh thần 2
1.1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội
1.1.2.1 Gia đình là tế bào của xã hội
Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội, không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được
Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và phụ thuộc vào chính bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử
1 C.Mác và Ph.Ăngghen (2005) Toàn tập, t.3 Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia, tr.41
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học Hà nội: NXB Chính trị quốc gia, tr.128
5 Chính vì thế, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa 1
1.1.2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân mỗi thành viên
Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng chăm sóc, trưởng thành, phát triển Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã hội 2
Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, chốn về bình yên giữa những vất vả và gian lao, nơi luôn rộng mở khoan dung sau những sai lầm vấp ngã
1.1.2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người Chỉ trong gia đình, mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa các thành viên mà không cộng đồng nào có và thay thế được
Nhưng mỗi cá nhân còn có nhu cầu quan hệ xã hội, với những người khác và quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các thành viên của xã hội Nên gia đình chính là môi trường đầu tiên của mỗi cá nhân học được và thực hiện quan hệ xã hội
Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân Nhiều thông tin, hiện tượng của xã hội thông qua lăng kính gia đình mà tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách, Chính vì vậy, ở bất cứ xã hội nào, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêu cầu của mình, cũng đều coi trọng việc xây dựng và củng cố gia đình 3
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học Hà nội: NXB Chính trị quốc gia, tr.129
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học Hà nội: NXB Chính trị quốc gia, tr.130.
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học Hà nội: NXB Chính trị quốc gia, tr.130.
1.1.3 Chức năng cơ bản của gia đình
1.1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay thế Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội.
Tái sản xuất con người được coi là vấn đề của xã hội bởi chức năng này quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của một quốc gia và quốc tế, một yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội Thực hiện chức năng này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội Vì vậy, tùy theo từng nơi, phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội, chức năng này được thực hiện theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động mà gia đình cung cấp 1
1.1.3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội Gia đình có một ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người vì từ khi sinh ra mỗi người đều được giáo dục bởi cha mẹ cùng những người thân trong gia đình và những bài học này sẽ in sâu và đi theo con người cả đời
Tuy nhiên, giáo dục xã hội cũng nắm vai trò khá quan trọng nên cần tránh khuynh hướng coi trọng giáo dục gia đình mà hạ thấp giáo dục của xã hội hoặc ngược lại khuynh hướng coi trọng giáo dục xã hội hơn Bởi nếu theo một trong hai khuynh hướng ấy, mỗi cá nhân đều không phát triển toàn diện 2
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học Hà nội: NXB Chính trị quốc gia, tr.131.
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học Hà nội: NXB Chính trị quốc gia, tr.132.
1.1.3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội
Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới ấy là chế
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học Hà nội: NXB Chính trị quốc gia, tr.133.
8 độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất từng bước hình thành và củng cố thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Nguồn gốc sự áp bức bóc lột và bất bình đẳng trong xã hội và gia đình dần dần bị xóa bỏ, tạo cơ sở kinh tế cho việc xây dựng quan hệ bình đẳng trong gia đình và giải phóng phụ nữ trong xã hội
Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình trạng thống trị của người đàn ông trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, sự nô dịch đối với phụ nữ, xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đồng thời cũng là cơ sở để biến lao động tư nhân trong gia đình thành lao động xã hội trực tiếp Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng là cơ sở làm cho hôn nhân được thực hiện dựa trên cơ sở tình yêu chứ không phải vì lý do kinh tế, địa vị xã hội hay một tính toán nào khác 1
1.2.2 Cơ sở chính trị - xã hội
Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động được thực hiện quyền lực của mình không có sự phân biệt giữa nam và nữ Nhà nước cũng chính là công cụ xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, đè nặng lên vai người phụ nữ đồng thời thực hiện việc giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình
Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia đình trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của hệ thống pháp luật, trong đó có luật Hôn nhân và Gia đình cùng với hệ thống chính sách xã hội đảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự bình đẳng giới, chính sách dân số, việc làm, y tế, bảo hiểm xã hội,… Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa định hướng vừa thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội 2
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học Hà nội: NXB Chính trị quốc gia, tr.134.
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học Hà nội: NXB Chính trị quốc gia, tr.134.
Trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, cũng với những biến đổi căn bản trong đời sống chính trị, kinh tế, thì đời sống văn hóa, tinh thần cũng không ngừng biến đổi Những giá trị văn hóa được xây dựng trên nền tảng tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân từng bước hình thành và dần dần giữ vai trò chi phối nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội, đồng thời những yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, lối sống lạc hậu do xã hội cũ để lại từng bước bị loại bỏ
Sự phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ góp phần nâng cao trình độ dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ xã hội đồng thời cũng cung cấp cho các thành viên trong gia đình kiến thức, nhận thức mới, làm nền tảng cho sự hình thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các mối quan hệ gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Thiếu đi cơ sở văn hóa hoặc cơ sở văn hóa không đi liền với cơ sở kinh tế, chính trị, thì việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc, không đạt hiệu quả cao 1
1.2.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ
Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ Tình yêu là khát vọng của con người trong mọi thời đại Chừng nào, hôn nhân không được xây dựng trên cơ sở tình yêu thì chừng đó, trong hôn nhân, tình yêu, hạnh phúc gia đình sẽ bị hạn chế
Hôn nhân xuất phát từ tình yêu tất yếu dẫn đến hôn nhân tự nguyện Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có quyền lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ Tất nhiên, hôn nhân tự nguyện không bác bỏ việc cha mẹ quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ con cái có nhận thức đúng, có trách nhiệm trong việc kết hôn
Hôn nhân tiến bộ bao hàm cả quyền tự do ly hôn khi tình yêu giữa nam và nữ không còn nữa Tuy nhiên, hôn nhân tiến bộ không khuyến khích việc ly hôn, vì ly hôn
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học Hà nội: NXB Chính trị quốc gia, tr.135.
10 để lại hậu quả nhất định cho xã hội, cho cả vợ, chồng và đặc biệt là con cái Vì vậy, cần ngăn chặn những trường hợp nông nổi khi ly hôn, ngăn chặn hiện tượng lợi dụng quyền ly hôn và những lý do ích kỷ hoặc vì mục đích vụ lợi 1
1.2.4.2 Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
Hôn nhân một vợ một chồng là kết quả tất yếu của hôn nhân xuất phát từ tình yêu Thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là điều kiện để đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức của con người
Trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng Trong đó, vợ và chồng đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi vấn đề của cuộc sống gia đình Vợ và chồng được tự do lựa chọn những vấn đề riêng, chính đáng như nghề nghiệp, công tác xã hội, học tập và một số nhu cầu khác Đồng thời cũng có sự thống nhất trong việc giải quyết các vấn đề chung của gia đình như ăn, ở, nuôi dạy con cái… nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc
Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ với con cái và quan hệ giữa anh chị em với nhau Nếu như cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương con cái, ngược lại, con cái cũng có nghĩa vụ biết ơn, kính trọng, nghe lời dạy bảo của cha mẹ Tuy nhiên, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em sẽ có những mâu thuẫn không thể tránh khỏi do sự chênh lệch tuổi tác, nhu cầu, sở thích riêng của mỗi người Do vậy, giải quyết mâu thuẫn là vấn đề cần được mọi người quan tâm, chia sẻ 2
1.2.4.3 Hôn nhânđược đảm bảo về mặt pháp lý
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Gia đình hạnh phúc và những vấn đề liên quan đến gia đình hạnh phúc
2.1.1 Gia đình hạnh phúc Để hiểu như thế nào là gia đình hạnh phúc cần hiểu hạnh phúc là gì Theo từ điển Tiếng Việt, “hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện” 1 hay “hạnh phúc là khái niệm chỉ trạng thái con người thỏa mãn với cuộc sống đầy đủ và có ý nghĩa của mình”, theo Bách khoa thư Việt Nam 2
Vậy gia đình hạnh phúc là gia đình mà tại đó mỗi thành viên thỏa mãn với đời sống gia đình của mình và sung sướng vì nhận thức được ý nghĩa, vai trò của bản thân trong gia đình Hạnh phúc gia đình gắn liền với hạnh phúc của mỗi thành viên trong cuộc sống và các thành viên trong gia đình yêu thương nhau, cùng nhau cố gắng để khiến gia đình ngày càng tốt hơn mới có thể tạo nên gia đình hạnh phúc Các yếu tố khách quan bên ngoài cũng có vai trò quan trọng trong việc hình thành gia đình hạnh phúc
Có nhiều tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc khác nhau nhưng tựu chung đều liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của gia đình, do các thành viên trong gia đình tạo ra và chịu ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, … của đất nước
2.1.2 Những vấn đề liên quan đến gia đình hạnh phúc
2.1.2.1 Các nhân tố tạo nên gia đình hạnh phúc
Tiền đề tạo nên gia đình hạnh phúc là sự đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản của từng thành viên gồm thức ăn, nước sạch, nơi ở, quần áo, môi trường vệ sinh, an toàn, giáo dục, chăm sóc y tế 3 Đây là những nhu cầu mà mọi người đều nhận thức được tầm
1 Viện Ngôn ngữ học (2003) Từ điển Tiếng Việt Đà Nẵng: Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr.423
2 Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam Định nghĩa hạnh phúc Truy cập từ http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/Lists/GiaiNghia/View_Detail.aspx?TuKhoa=H%E 1%BA%A1nh%20ph%C3%BAc&ChuyenNganh=0&DiaLy=0&ItemID58
3 Wikipedia (chỉnh sửa lần cuối 7/8/2021) Basic needs (những nhu cầu cơ bản) Truy cập từ https://en.wikipedia.org/wiki/Basic_needs
13 quan trọng và cũng là những nhu cầu chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ môi trường bên ngoài mà Nhà nước và toàn xã hội luôn cố gắng để cải thiện từng ngày vì mục tiêu cung cấp đầy đủ cho mỗi gia đình Không phải chỉ nhân tố bên ngoài tác động mà các nhu cầu này còn đòi hỏi từng cá nhân có ý thức, phấn đấu, nỗ lực vì chính gia đình của bản thân
Bên cạnh những nhu cầu cơ bản về đời sống vật chất, cần thỏa mãn những nhu cầu về tâm lý để mỗi thành viên trong gia đình duy trì và thúc đẩy sự phát triển và hạnh phúc của cá nhân mà theo thuyết tự quyết gồm nhu cầu gắn kết, nhu cầu năng lực và nhu cầu tự chủ 1 Hiện nay ở nước ta, những nhu cầu này đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn nhưng nhìn chung vẫn chưa được nhận thức đúng về tầm quan trọng, vẫn còn bị xem nhẹ và chưa được nhìn nhận, xem xét khách quan, đầy đủ Giáo dục nhận thức của người dân là cần thiết, đặc biệt là ở phạm vi gia đình để nâng cao đời sống tinh thần của mỗi cá nhân, từ đó mỗi cá nhân càng góp sức xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội tốt đẹp
Như vậy, ngoài cung cấp những nhu cầu cơ bản phụ thuộc tình hình xã hội mà mọi gia đình đều nhận thức được sự cần thiết, gia đình còn cần thoả mãn các nhu cầu tâm lý để mọi thành viên trong gia đình được hạnh phúc dưới các hình thức sau
Thứ nhất, về nhu cầu gắn kết, mỗi gia đình cần có giao tiếp hai chiều giữa các thành viên trong gia đình, các hành động thể hiện tình yêu thương mà tại đó các thành viên trong gia đình cảm nhận được tình yêu thương và sự chấp nhận, sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau
Thứ hai, về nhu cầu năng lực, gia đình cần có tính nhất quán và công bằng và trở thành nơi mỗi thành viên được thể hiện năng lực bản thân, nhận sự đánh giá khách quan và công nhận năng lực của nhau
Thứ ba, về nhu cầu tự chủ, quyền tự chủ của mỗi cá nhân trong gia đình là vô cùng cần thiết, bên cạnh đó là sự tôn trọng quyết định của các cá nhân trong gia đình cũng như sự tiếp thu và sẵn sàng nhận sai của các thành viên cần được chú trọng
Ngoài những nhu cầu trên, các gia đình còn cần tuân thủ pháp luật, có nhận thức rõ ràng về cái sai, cái đúng, cái tốt, cái xấu, hướng về sự công bằng và tinh thần chính
1 Edward L Deci & Richard Ryan (1985) Intrinsic Motivation and Self-Determination in Human
Behavior (Động lực bản năng và tự chủ trong hành vi con người) Nhà xuất bản Springer US, tr.68
14 nghĩa, sẵn sàng đấu tranh bảo vệ cái thiện, chống lại cái ác Không chỉ vậy, các gia đình còn cần hiểu về lịch sử, không quên công lao dựng nước và giữ nước của cha ông, giá trị văn hóa dân tộc, luôn có ý thức chủ quyền dân tộc, lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu những cái tiến bộ mới của xã hội, sẵn sàng thay đổi cái sai, cái lạc hậu, luôn có tinh thần học tập phát triển cũng như suy xét, phân tích rõ ràng để hướng tới tương lai tiến bộ, tốt đẹp, tạo môi trường sống lành mạnh góp phần mang lại hạnh phúc cho mọi gia đình
Các nhu cầu trên có thể được làm rõ hơn thông qua các tiêu chí được định nghĩa khác nhau về hạnh phúc gia đình Các tiêu chí này khá đa dạng và thay đổi tùy theo môi trường sống của gia đình, thời kỳ, chế độ chính trị, xã hội, trình độ phát triển đất nước… Hiện thành phố Hồ Chí Minh cũng đang xây dựng một bộ các tiêu chí về gia đình hạnh phúc trong giai đoạn 2021-2030 1 Ta có thể tham khảo để hiểu rõ hơn các nhu cầu trên thông qua dự thảo của đề án nghiên cứu này
Dự thảo chia các tiêu chí thành các nội dung sau: tiêu chí về ứng xử trong gia đình, tiêu chí về điều kiện vật chất, tiêu chí về điều kiện tinh thần, tiêu chí về giáo dục, tiêu chí về y tế và chăm sóc sức khỏe
Thực trạng xây dựng gia đình hạnh phúc ở nước ta thời gian qua
2.2.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân
Thứ nhất, về ứng xử trong gia đình
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, mọi trẻ em đều được chỉ bảo thái độ ứng xử với những người xung quanh Khi mỗi người ngày càng phải đảm nhận nhiều vai trò xã hội hơn thì các chuẩn mực văn hóa ứng xử tích lũy được cũng dày hơn, đa dạng hơn, tương thích từng quan hệ cụ thể Để rồi, khi thành vợ hoặc chồng, họ lại có trách nhiệm lo toan gia đình, dạy dỗ con cái Do đó, họ không chỉ là người thực hành mà còn là người truyền bá các khuôn mẫu, chuẩn mực ứng xử
Quyền tự lựa chọn tình yêu, hôn nhân đã được xã hội khẳng định, việc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” dần còn là vang bóng Từ tình yêu đôi lứa đến kết hôn, đa số chàng trai, cô gái vẫn tham khảo ý kiến cha mẹ, người thân, nhưng yêu ai, yêu như thế nào, sau khi kết hôn gia đình sinh sống ở đâu thì họ lại là người quyết định
Thứ hai, về điều kiện vật chất
Thu nhập bình quân đầu người/tháng ở các gia đình Việt Nam hiện nay có xu hướng tăng Mức chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước cũng đang có xu hướng tăng
Tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt cũng như tỷ lệ hộ gia đình sống trong nhà kiên cố và bán kiên cố rất cao Ngoài việc đảm bảo chi tiêu cho đời sống hàng ngày, nhiều hộ gia
18 đình còn mua sắm và tích lũy tài sản, xây dựng nhà ở Điều này phản ánh rõ mức sống của cư dân và hộ gia đình đang dần được cải thiện và nâng cao 1
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông đại chúng, các gia đình có thể tiếp cận được những dịch vụ xã hội cơ bản như dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ nhà ở, nước sạch, các dịch vụ công cộng cũng như được tư vấn các chính sách xã hội, thủ tục trợ cấp một cách dễ dàng, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao
Thứ ba, về điều kiện tinh thần
Bình đẳng giới, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao Các giá trị chung thủy, yêu thương và chia sẻ trong hôn nhân luôn được coi trọng Các gia đình ngày càng nhận thức cao về tầm quan trọng của trách nhiệm, chia sẻ trong đời sống gia đình Đó là việc chia sẻ những mối quan tâm, lắng nghe tâm tư, suy nghĩ của các thành viên trong gia đình Các gia đình có mức độ hiện đại hóa càng cao thì các giá trị chia sẻ và trân trọng càng được các cặp vợ chồng thể hiện rõ 2
Các bậc phụ huynh ngày nay cũng đã chú ý hơn đến việc cho con đi tham quan các khu di tích, khu bảo tồn lịch sử, các địa điểm du lịch trong và ngoài nước Điều này không những giúp thắt chặt tình cảm gia đình giữa cha, mẹ với con cái, mà còn giúp con em được vui chơi, được trải nghiệm, được trau dồi thêm các kiến thức bổ ích bên ngoài xã hội
Thứ tư, về giáo dục
Giáo dục hiện nay phát triển theo xu hướng sự đầu tư tài chính của gia đình cho giáo dục con cái tăng lên Nội dung giáo dục gia đình hiện nay không chỉ nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử trong gia đình, dòng họ, làng xã, mà hướng đến giáo dục kiến thức khoa học hiện đại, trang bị công cụ để con cái hòa nhập với thế giới
1 Kinh tế và dự báo (26/05/2021) Tổng cục Thống kê công bố sơ bộ của Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 Truy cập từ https://kinhtevadubao.vn/tong-cuc-thong-ke-cong-bo-so-bo-cua-khao-sat-muc- song-dan-cu-nam-2020-16962.html
2 Trần Thị Minh Thi (10/06/2020) Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị chính sách Truy cập từ https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/- /2018/816737/nhung-bien-doi-cua-gia-dinh-viet-nam-hien-nay-va-mot-so-khuyen-nghi-chinh- sach.aspx
Tỷ lệ trẻ em đến trường cũng như ý thức của người dân về giáo dục trẻ em ngày một nâng cao
Giáo dục gia đình không chỉ gồm những ảnh hưởng từ phía cá nhân đối với cá nhân (giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà với cháu) mà còn gồm ảnh hưởng của cả tập thể gia đình liên kết với nhau tác động từng cá nhân lối sống, nếp sống, ở mỗi gia đình Phương pháp giáo dục, không chỉ bằng lý thuyết mà còn bằng thực tiễn Các thành viên của gia đình tiếp xúc rộng rãi với các mối quan hệ trong xã hội và có sự giáo dục lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình không phân biệt thế hệ, giới tính…
Thứ năm, về y tế và chăm sóc sức khỏe
Mọi người dân được bảo đảm hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số
Mức sinh thấp hợp lý được duy trì, tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh được khống chế, nhu cầu dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân được đáp ứng đầy đủ, khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng tăng
Người cao tuổi được hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các lớp học về tâm lý, các hoạt động sinh hoạt tại gia đình, địa phương, các chế độ dinh dưỡng nhằm hạn chế phần nào sự hụt hẫng của người già sau khi nghỉ hưu
2.2.1.2 Nguyên nhân của thực trạng
Thứ nhất, về ứng xử trong gia đình
Giải pháp xây dựng gia đình hạnh phúc ở nước ta thời gian tới
2.3.1 Tiếp tục phát huy những mặt đạt được trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc ở nước ta
Một gia đình hạnh phúc, hoà thuận sẽ tác động tới cộng đồng, thúc đẩy xã hội vận động tạo ra sự biến đổi và phát triển Gia đình hạnh phúc bền vững không chỉ có sự "no ấm, bình đẳng, tiến bộ" mà còn là nơi hội tụ tổng thể những nét đẹp văn hoá của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội Thực tiễn đã chứng minh, gia đình yên ấm hạnh phúc là điều kiện, tiền đề quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách và bảo đảm cho lao động sáng tạo đạt hiệu quả cao nhất Vì vậy xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, của các gia đình và của toàn xã hội Trong đó cần chú ý một số giải pháp sau:
Thứ nhất, các thành viên trong gia đình cần chăm lo, vun đắp, xây dựng, giữ gìn hạnh phúc gia đình Đồng thời Đảng và nhà nước cần luôn quan tâm, chú trọng, dành nhiều công sức, nguồn lực tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình, đề án quốc gia để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc Xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ gia đình và cộng đồng; tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được kiến thức pháp luật, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật và phúc lợi xã hội Xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phòng chống các tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình
Thứ hai, quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình, xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ có liên quan để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế gia đình; có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình chính sách, gia đình các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên gia đình về vị trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình; giúp các gia đình có kiến thức và kỹ năng sống, chủ động phòng chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về bình đẳng giới Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ phụ nữ tự thoát khỏi các định kiến xã hội từ cộng đồng và từ chính bản thân, hướng phụ nữ tới những giá trị được tôn trọng, được hạnh phúc, được thể hiện bản thân, đồng thời đóng góp tốt cho xã hội Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, có hệ thống dịch vụ hỗ trợ (ví dụ như hệ thống nhà trẻ chăm sóc ban ngày…), giúp phụ nữ sẵn sàng và thuận lợi hơn trong tham gia xã hội Cần bảo lưu các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Chú trọng giáo dục gia đình Tránh sự phân biệt giới trong việc dạy dỗ con cái Cần thay đổi định kiến hay khuôn mẫu giới bắt đầu từ chính các công việc nhà hằng ngày trong gia đình, từ sự dạy dỗ hay phân công công việc của cha mẹ dành cho con cái Bố mẹ cần xác định tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức và lối sống trong gia đình, quan tâm tạo dựng môi trường gia đình, xây dựng nền nếp, truyền thống đạo đức gia đình, lối sống lành mạnh, tình cảm yêu thương, chia sẻ, quan tâm, lắng nghe và tôn trọng con cái Một môi trường gia đình tốt sẽ giúp trẻ em có nền tảng đạo đức, lối sống tốt
Thứ tư, cần coi trọng, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong gia đình Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em, như về việc bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em, tư pháp thân thiện với trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi, trẻ em trong các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em di cư và trong các gia đình công nhân tại các khu công nghiệp, trẻ em bị ảnh hưởng thiên tai, thảm họa; hỗ trợ khám
28 bệnh, chữa bệnh, cung cấp thẻ bảo hiểm y tế cho từng độ tuổi trẻ em Không ngừng đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng, hoạt động về thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em cho mọi thành viên trong gia đình, nhà trường và cho chính trẻ em Giải quyết đồng bộ các chính sách tăng trưởng, phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội nhằm đảm bảo và cải thiện thu nhập của người cao tuổi có được từ lao động và hưu trí
Thứ năm, cải thiện và nâng cao các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe Phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; tăng cường đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới Ban hành danh mục dịch vụ kỹ thuật các tuyến phải có đủ năng lực thực hiện, tiến tới bảo đảm chất lượng từng dịch vụ kỹ thuật đồng đều giữa các tuyến Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện và hướng tới thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh; triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế dân số, công tác dự phòng và y tế cơ sở hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế; Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các công trình y tế theo quy hoạch mạng lưới của ngành
2.3.2 Giải quyết những hạn chế trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc ở nước ta
Bên cạnh những giải pháp phát huy những mặt đạt được trong quá trình xây dựng gia đình hạnh phúc thì khắc phục những hạn chế làm cho gia đình trở nên không hạnh phúc cũng quan trọng không kém
Với thời đại ngày càng phát triển như hiện nay, việc duy trì tình cảm và cải thiện các mối quan hệ trong gia đình là hết sức cần thiết Các thành viên trong gia đình hãy dành một ít thời gian để trò chuyện với nhau thường xuyên hơn Trò chuyện là cách hiệu quả để tìm hiểu mọi người xung quanh, đặc biệt là người thân của bạn Khi cùng nhau trò chuyện, mỗi thành viên sẽ biết được những chuyện vui buồn trong ngày của những thành viên khác Ba mẹ sẽ biết được mong muốn, ước mơ của các con Con cái thì sẽ thấu hiểu những khó khăn mà ba mẹ hoặc ông bà phải đối mặt trong cuộc sống Sum họp gia đình trong bữa ăn chung sẽ giúp cả nhà có nhiều thời gian ở bên nhau và hiểu nhau hơn Dành thời gian cho từng thành viên trong gia đình, thể hiện tình cảm với người thân, tôn trọng lẫn nhau
Bên cạnh đó, giảm bạo lực gia đình cũng là biện pháp giúp gia đình trở nên hạnh phúc Các tổ chức xã hội cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh Xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng quy định của Nghị định số 110/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình Đồng thời, việc nâng cao quyền bình đẳng giới trong gia đình cũng quan trọng không kém để giúp gia đình hạnh phúc Nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các vấn đề giới, bình đẳng giới trong gia đình được quy định trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu vươn lên, tự giải phóng mình; không ngừng cố gắng học tập nâng cao kiến thức để khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội Nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng giới Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý về bình đẳng giới Kiên quyết đấu tranh loại bỏ các hành vi bạo lực gia đình Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi thành viên trong gia đình được bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau thì xã hội sẽ công bằng và văn minh Để từng gia đình là hạt nhân tốt của xã hội, bên cạnh sự chăm lo của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội thì vai trò của từng gia đình và các thành viên trong gia đình là hết sức quan trọng và có tính quyết định Dù gia đình truyền thống hay hiện đại, dù có những biến đổi nhất định qua thời gian thì sự đùm bọc, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau vẫn là vĩnh cửu, vẫn là những truyền thống tốt đẹp có sức sống lâu bền Các giá trị đạo đức gia đình, giá trị phát triển con người, giá trị văn hóa cộng đồng, xã hội… luôn là hành trang quý giá cho các thế hệ con người Việt Nam, phải được gìn giữ và phát huy
Gia đình hạnh phúc là gia đình mà tại đó mỗi thành viên thỏa mãn với đời sống gia đình của mình và sung sướng vì nhận thức được ý nghĩa, vai trò của bản thân trong gia đình Hạnh phúc gia đình gắn liền với hạnh phúc của mỗi thành viên trong cuộc sống và
30 các thành viên trong gia đình yêu thương nhau, cùng nhau cố gắng để khiến gia đình ngày càng tốt hơn mới có thể tạo nên gia đình hạnh phúc
Tiền đề tạo nên gia đình hạnh phúc là sự đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản của từng thành viên, bên cạnh những nhu cầu cơ bản về đời sống vật chất, cần thỏa mãn những nhu cầu về tâm lý để mỗi thành viên trong gia đình duy trì và thúc đẩy sự phát triển và hạnh phúc của cá nhân Để hiểu rõ hơn các nhu cầu trên ta chia thành các tiêu chí sau: tiêu chí về ứng xử trong gia đình, tiêu chí về điều kiện vật chất, tiêu chí về điều kiện tinh thần, tiêu chí về giáo dục, tiêu chí về y tế và chăm sóc sức khỏe Bên cạnh đó, hạnh phúc gia đình còn chịu tác động của các nguyên nhân chủ quan và khách quan cần được xã hội quan tâm và cải thiện
Gia đình hạnh phúc tạo nên các cá nhân hạnh phúc, phát triển đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần, có khát cầu kiến thức, đạo đức tốt, biết thấu hiểu, có hiểu biết phải trái đúng sai, có tinh thần chính nghĩa Những cá nhân này có đóng góp quan trọng cho các cá nhân khác, cho cộng đồng của họ và cho xã hội
Gia đình mới xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại về gia đình: Gạt bỏ và hạn chế những yếu tố tiêu cực; dựa trên cơ sở "Hôn nhân tiến bộ" coi tình yêu chân chính là cơ sở tinh thần chủ yếu; đồng thời phải xây dựng mối quan hệ bình đẳng, thương yêu, tôn trọng và có trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình; xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và cộng đồng
KẾT LUẬN
Vai trò của gia đình đối với sự vận động và phát triển của toàn xã hội là vô cùng to lớn Đối với xã hội gia đình là tế bào, gia đình là tổ ấm, mang lại giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân mỗi thành viên và là cầu nối giữa cá nhân với xã hội Chính vì thế việc nghiên cứu về những biến đổi khi thực hiện các chức năng của gia đình trong từng giai đoạn và đặc biệt là thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là vô cùng cần thiết Trải qua từng thời kì lịch sử khác nhau, song song với sự phát triển của nhân loại, các chức năng của gia đình đã có những sự thay đổi đáng kể nhưng các chức năng quan trọng nhất vẫn được giữ nguyên
Yếu tố cơ bản để tạo nên một gia đình hạnh phúc chính là cần thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của con người, cả về vật chất, nhận thức và tâm lí Bên cạnh đó giáo dục là phương thức quan trọng nhất trong việc xây dựng một gia đình hạnh phúc Hiện tại xã hội đã tạo điều kiện giúp chúng ta tiếp cận được với các dịch vụ cơ bản về giáo dục cả học thức và giá trị đạo đức và lối sống, về kinh tế, y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, về bình đẳng giới, về công nghệ kĩ thuật hiện đại Chăm lo, vun đắp, xây dựng, giữ gìn hạnh phúc gia đình là giá trị cao đẹp mà mỗi người Việt Nam luôn quan tâm thực hiện và hướng tới Mối liên hệ giữa gia đình và xã hội là liên hệ hai chiều Gia đình hạnh phúc tạo nên các cá nhân hạnh phúc, phát triển đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần Những cá nhân này có đóng góp quan trọng cho các cá nhân khác, cho cộng đồng của họ và cho xã hội Nhờ đó, xã hội sẽ ngày càng phát triển, công bằng, nhân đạo và đáng sống hơn
Chúng ta cũng không thể phủ nhận được những mặt tích cực mà nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại cho xã hội nói chung nhưng sự thay đổi nhanh chóng và rõ rệt khi thực hiện các chức năng của gia đình đối với xã hội cũng còn nhiều mặt hạn chế mà chúng ta cần phải quan tâm khắc phục Xã hội hiện nay không thể nào tránh khỏi những tệ nạn bùng phát, việc nâng cao chất lượng giáo dục trong gia đình góp một phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và đẩy lùi các tệ nạn còn tồn tại trong xã hội Ngoài ra việc đẩy mạnh nghiên cứu các vấn đề của gia đình trong thời kì mới giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về sự thay đổi của gia đình và nhìn nhận khái
33 quát nhất để có thể đưa ra những giải pháp nhằm phát huy được những truyền thống tốt đẹp vốn có của gia đình
Tác động của quá trình công nghiệp hóa, tác động của mặt trái cơ chế thị trường, tác động của một số chính sách đã làm cho giáo dục gia đình bị ảnh hưởng nhiều Do vậy cần xây dựng tinh thần tự tin, tự trọng và tự chủ cho thế hệ trẻ Đây là mục tiêu quan trọng trong giáo dục đạo đức lối sống của gia đình Việt Nam Việc giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình giúp các thành viên trong gia đình hiểu được đạo lý, trung hiếu, tiết nghĩa, hòa thuận, thương yêu nhau Mỗi thành viên biết hướng thiện, cảm thông và sống vị tha, cư xử đúng mực, có lối sống lành mạnh; giáo dục nề nếp gia phong, có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của gia đình, con cháu hiếu thảo, kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ; ông bà sống gương mẫu, chăm lo, dạy bảo con, cháu trở thành người có ích cho xã hội
Do đó, để xóa bỏ những khó khăn và thách thức đang làm suy yếu gia đình, suy yếu động lực của sự phát triển, chúng ta cần giải quyết tốt các vấn đề của gia đình, cũng chính là giải quyết tốt các vấn đề xã hội, là cơ sở, điều kiện để mỗi gia đình - một tế bào bền vững và cũng là "tổ ấm" thật sự của mỗi thành viên và là môi trường chắc chắn tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước để có được những đóng góp, nỗ lực cao nhất cho mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" Chính vì thế, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhằm sớm đưa nước ta trở thành một nước phát triển thì việc xây dựng gia đình cần có được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm, cũng như có chính sách phù hợp cho sự phát triển tiến bộ, công bằng và thịnh vượng của gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Vũ Thị Kim Anh-Lê Thị Thúy (01/06/2021) Công tác bảo vệ trẻ em- một số định hướng trong thời gian tới https://tuyengiao.vn/dan-so-va-phat-trien/cong- tac-bao-ve-tre-em-mot-so-dinh-huong-trong-thoi-gian-toi-132591
2 Trần Tuyết Ánh (07/01/2020) Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề gia đình và gia đình hạnh phúc từ Đổi mới đến nay Truy cập từ https://www.vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/quan-diem- cua-dang-chinh-sach-cua-nha-nuoc-ve-van-de-gia-dinh-va-gia-dinh-hanh-phuc- tu-doi-moi-den-nay-53
3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019) Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học Hà nội: NXB Chính trị quốc gia
4 Bộ y tế - Cục quản lý khám và chữa bệnh (29/06/2015) Quyết định số
122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Truy cập từ https://kcb.vn/vanban/quyet-dinh- so-122qd-ttg-ngay-10012013-cua-thu-tuong-chinh-phu-ve-phe-duyet-chien- luoc-quoc-gia-bao-ve-cham-soc-va-nang-cao-suc-khoe-nhan-dan-giai-doan- 2011-2020-tam-nhin-den-nam-2030
5 Jessica Cerretani (25/9/2021) The Contagion of Happiness (Sự dễ lan tỏa của hạnh phúc) Truy cập từ https://hms.harvard.edu/magazine/science- emotion/contagion-happiness
6 Edward L Deci & Richard Ryan (1985) Intrinsic Motivation and Self-
Determination in Human Behavior (Động lực bản năng và tự chủ trong hành vi con người) Nhà xuất bản Springer US
7 Đoàn Minh Đạt (20/9/2019) Thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình bền vững http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sovhttdl/Pages/Quy-dinh-chi- tiet-hoat-dong-ho-tro-xay-dung-gia-dinh-hanh-phuc,-phat-trien-ben-vung-tai- cong- dong.aspx?fbclid=IwAR0GQ21nGRukptQc9gF_K5yPYUgSAuefVL9Xz5ucW D35ffaAqMCoI-GUllA
8 Sigmund Freud (Phạm Nguyên Trường dịch) (2018) Tâm Lý Đám Đông Và
Phân Tích Cái Tôi Nhà xuất bản Hội Nhà văn
9 Châu Hảo (14/08/2013) Bình đẳng giới - thực trạng và giải pháp http://baoapbac.vn/xa-hoi/201308/binh-dang-gioi-thuc-trang-va-giai-phap- 331643/
10 Hoàng Thị Hoa (11/10/2021) Tiến tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân: Vẫn còn nhiều thách thức Truy cập từ https://www.vietnamplus.vn/tien-toi-muc- tieu-bao-hiem-y-te-toan-dan-van-con-nhieu-thach-thuc/746047.vnp
11 Kinh tế và dự báo (26/05/2021) Tổng cục Thống kê công bố sơ bộ của Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 Truy cập từ https://kinhtevadubao.vn/tong-cuc- thong-ke-cong-bo-so-bo-cua-khao-sat-muc-song-dan-cu-nam-2020-16962.html
12 Thanh Lan (2021) Xây dựng gia đình hạnh phúc thực trạng và giải pháp http://svhttdl.tiengiang.gov.vn/lich-lam-viec-cua-lanh-ao/-
/asset_publisher/LTKhIEQ3Qmto/content/xay-dung-gia-inh-hanh-phuc-ben- vung-thuc-trang-va-giai- phap?fbclid=IwAR2zErzWHfdq0ZHsmMGLI6xAU8GYuanqPqcyis0t8m9RZC jWQN-_jqHQYjc
13 Tara Parker-Pope (10/7/2018) The Power of Positive People (Sức mạnh của người tích cực) Truy cập từ https://www.nytimes.com/2018/07/10/well/the- power-of-positive-people.html
14 Trương Thị Thanh Qúy (23/03/2018) Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách an sinh xã hội bảo đảm tiến độ và cân bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay http://mattran.org.vn/hoat-dong-mat-tran-dia-phuong/day-manh-viec-thuc-hien- chinh-sach-an-sinh-xa-hoi-bao-dam-tien-bo-va-cong-bang-xa-hoi-o-viet-nam- hien-nay-11762.html
15 Thanh Thảo (13/11/2020) Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho người cao tuổi Truy cập từ https://tphcm.dangcongsan.vn/do-thi-thong-minh/day-manh- cac-hoat-dong-cham-lo-cho-nguoi-cao-tuoi-564655.html
16 Nguyễn Mạnh Thân (16/04/2020) Bạo lực gia đình và một số giải pháp phòng tránh bạo lực gia đình https://phunu.khanhhoa.gov.vn/article/goc-tu-van/bao- luc-gia-dinh-va-mot-so-giai-phap-phong-tranh-bao-luc-gia-dinh.html
17 Trần Thị Minh Thi (10/06/2020) Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị chính sách Truy cập từ https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-
/2018/816737/nhung-bien-doi-cua-gia-dinh-viet-nam-hien-nay-va-mot-so- khuyen-nghi-chinh-sach.aspx
18 Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (13/04/2021).Gia đình và vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức, lối sống thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế (vass.gov.vn) Truy cập từ https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa- hoc-xa-hoi-va-nhan-van/gia-dinh-va-vai-tro-cua-gia-dinh-trong-viec-giao-duc- dao-duc-loi-song-thoi-ky-cong-nghiep-hoa-va-hoi-nhap-quoc-te-144
19 Viện Ngôn ngữ học (2003) Từ điển Tiếng Việt Nhà xuất bản Đà Nẵng
20 Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam Định nghĩa hạnh phúc Truy cập từ http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/Lists/GiaiNghia/View_Deta il.aspx?TuKhoa=H%E1%BA%A1nh%20ph%C3%BAc&ChuyenNganh=0&Di aLy=0&ItemID58