1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Tác giả Trần Phạm Phong Phú, Nguyễn Việt Khanh
Người hướng dẫn Th.S Trương Tiến Sĩ
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại Bài tập lớn
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 29,28 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ĐI TRƯỚC 1.1 Tổng quan về FDI 1.1.1 Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI – Foreign Direct Investment là hoạt động di chuyển v

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA KINH TẾ LUẬT MÔN : KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

TẠI VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN BỘ MÔN: Th.S Trương Tiến Sĩ

Họ và tên sinh viên: Trần Phạm Phong Phú,MSSV 2221000255

Nguyễn Việt Khanh, MSSV 2221000234 Lớp học phần: 2421101057002

Trang 2

Lời mở đầu

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của bất kỳ quốc gia hoặc địa phương nào Việt Nam chúng ta – một đất nước đang phát triển thì việc thu hút vốn từ bên ngoài, đặc biệt vốn FDI là một tất yếu khách quan Đây được coi là “cú huých” nhằm giúp đất nước thoát khỏi “cái vòng luẩn quẩn” về kinh

tế Thực tế sau 30 năm mở cửa và hội nhập kinh tế, vốn FDI là một kênh bổ sung vốn rất quan trọng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển và tăng trưởng kinh tế Việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, thu hút nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam là rất quan trọng cho sự phát triển của quê nhà Do vậy, chúng em chọn đề tài “Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” với hi vọng có thể giúp người đọc hiểu thêm được khái niệm về FDI và những lợi ích mà FDI mang lại cho Việt Nam, từ đó rút

ra được bài học và đề xuất được những giải pháp nhằm tối ưu hóa quá trình đó

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ĐI TRƯỚC

1.1 Tổng quan về FDI

1.1.1 Khái niệm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) là hoạt động di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó nhà đầu tư nước này mang vốn bằng tiền hoặc bất

kì tài sản nào sang các nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư và trực tiếp nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh tại nước đó

1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (hình thức truyền thống và phổ biến của FDI)

- Doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài (hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ trước tới nay)

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm

mà không thành lập pháp nhân Hình thức đầu tư này bao gồm cung cấp thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, kỹ năng, quy trình)

- Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT là hình thức đầu tư được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài

- Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp

1.1.3 Vai trò của nguồn vốn FDI đối với nước đầu tư và nước nhận đầu tư

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cho phép chủ đầu tư tăng cường sức mạnh kinh tế,tăng cường ảnh hưởng trên thị trường quốc tế nhờ mở rô 'ng thị trường tiêu thụ sản phẩm,tránh được các hàng rào bảo hô ' thương mại của nước chủ nhà, nhờ đó mà giảm giá thànhsản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nước chủ nhà Tuy nhiên bên cạnh các tácđô 'ng tích cực trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng có một số tác động tiêu cực đối với nước đầu tư Hiện tượng các công ty đầu tư vốn ra bên ngoài nhiều khiến cho tình hình thất nghiệp trong nước gia tăng, tăng trưởng kinh tế trong nước có thể bị ảnh hưởng.Hơn nữa, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài FDI có nhiều rủi ro hơn đầu tư trong

Trang 4

nước, nhất là các rủi ro về chính trị Vì vâỵ, các doanh nghiệp thường đầu tư phân tán ở nhiều nước để hạn chế rủi ro

- Đối với nước nhận đầu tư

Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn luôn là trọng tâm trong chính sách phát triển của các nước, nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam do những tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế Cụ thể là:

Thứ nhất, FDI giúp giải quyết nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển Ở thời kỳ đầu mới phát triển, trong khi nhu cầu vốn đầu tư để phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp phát triển là rất lớn thì khả năng tích luỹ vốn trong nôị bộ nền kinh tếlại rất hạn chế do trình đô' kinh tế của các nước đang phát triển còn thấp Bên cạnh đó, tâmlý chung của người dân là vẫn chưa yên tâm bỏ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh do cơ chếhuy đô 'ng vốn chưa rõ ràng, chưa phù hợp Do đó, đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn FDI với vai trò là một nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài, giúp các nước kể trên giải được bàitoán thiếu vốn đầu tư và dần thoát khỏi vòng luẩn quẩn FDI chiếm một tỷ trọng đáng

kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của các nước đang và kém phát triển

Thứ hai, cùng với việc cung cấp vốn thông qua hoạt động đầu tư, các công ty đầu tư

đã chuyển giao công nghệ từ nước mình sang các nước nhận đầu tư Chính nhờ sự chuyển giao này, các nước nhận đầu tư có điều kiện tiếp nhận kỹ thuật và công nghệ tiên tiến,hiện đại và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các công ty nước ngoài, đội ngũ lao động được đào tạo, rèn luyện về nhiều mặt như trình độ kỹ thuật, phương pháp làm việc,

kỷ luật lao động

Thứ ba, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế có lợi cho nền kinh tế theo hướng

mở, hội nhập kinh tế quốc tế do FDI kích thích các hoạt động đầu tư trong nước phát triển, tăng tính năng động và khả năng cạnh tranh của sản xuất trong nước, khai thác các tiềm năng cho phát triển kinh tế - xã hội Cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm, lao động, cơ cấu lãnh thổ thay đổi theo chiều hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với xu thế chung của thời đại,của thế giới

Trang 5

Thứ tư, FDI giúp mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường thế giới Thông qua các công ty liên doanh với nước ngoài, cơ hội tiếp cận với thị trường bên ngoài cũng được mở rộng hơn Không những thế, sự xuất hiện của các dự án FDI đi kèm với công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại giúp nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu Các dự án FDI tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

Thứ năm, FDI giúp tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, tăng GDP, từ đó góp phần nâng cao đời sống của người dân Khu vực có vốn FDI tạo ra số lượng việc làm lớn cho người lao động đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo Bên cạnh đó, FDI còn góp phần vào việc đào tạo và nâng cao trìnhđô ' cho người lao động Năng suất lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI thườngcao hơn trong các doanh nghiệp trong nước Đặc biệt, FDI làm thay đổi tác phong, thói quen làm việc của lao động ở các nước nông nghiệp

Ngoài những mặt tích cực do FDI mang lại thì vẫn hiện diện một vài tiêu cực có thể

kể đến như sau:

Môi trường chính trị và kinh tế nước sở tại tác động trực tiếp đến dòng vốn FDI Nếu không có một quy hoạch đầu tư tổng thể, chi tiết và khoa học thì sẽ xảy ra tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên bị khai thác bừa bãi và sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Trình độ của các đối tác nước tiếp nhận sẽ quyết định hiệu quả của hợp tác đầu tư Nếu không thẩm định kỹ về công nghệ sẽ có thể nhận chuyển giao từ các nước đi đầu tư các công nghệ lạc hậu hoặc không phù hợp với nền kinh tế trong nước, dễ

bị thua thiệt do giá chuyển nhượng nội bộ từ các công ty quốc tế gây ra (công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia) dẫn đến Các lĩnh vực và địa bàn được đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều khi không theo ý muốn của nước tiếp nhận Điều đó gây khó khăn cho nước tiếp nhận khó chủ động trong bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ Cuối cùng đó là việc giảm số lượng doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới cán cân thanh toán của nước nhận

Trang 6

1.2 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

1.2.1 Khái niệm

Thu hút vốn đầu tư là những hoạt động, chính sách của chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư nhằm quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện mục đích đầu tư phát triển Thực chất thu hút vốn đầu tư là gia tăng sự chú

ý, quan tâm của các nhà đầu tư để từ đó dịch chuyển dòng vốn đầu tư vào địa phương hoặc ngành

1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh

tế của Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và chuyển giao công nghệ Tuy nhiên, việc thu hút FDI phụ thuộc vào nhiều yếu tố Trước tiên, các chính sách ưu đãi đầu tư, khung pháp lý minh bạch và sự ổn định chính trị là những yếu tố quan trọng giúp tạo niềm tin cho các nhà đầu tư Hạ tầng giao thông, logistics và công nghệ thông tin cũng là những yếu tố quyết định, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp

Chi phí lao động thấp và chất lượng nguồn nhân lực là các điểm mạnh của Việt Nam, giúp thu hút các nhà đầu tư trong ngành sản xuất và công nghệ cao Thị trường nội địa rộng lớn, với dân số hơn 96 triệu người và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh

Vị trí địa lý chiến lược của Việt Nam tại Đông Nam Á cũng là một lợi thế quan trọng Tuy nhiên, Việt Nam cần cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Philippines, đồng thời đối mặt với rủi ro kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu Để tiếp tục thu hút FDI, Việt Nam cần duy trì và cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ cao và thúc đẩy phát triển bền vững

1.2.3 Kinh nghiệm thu hút FDI của Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những nước thành công trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư của nước ngoài Từ một quốc gia bại trận ở Thế chiến II, Nhật Bản vươn mình trở thành một

Trang 7

trong những nền kinh tế hàng đầu của châu Á nói riêng và thế giới nói chung Chính phủ Nhật Bản đã thành công thu hút vốn đầu tư từ các đồng minh thân cận như Mỹ, Châu Âu

và các nước lân cận như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc Nhật Bản có một loạt các chính sách và biện pháp để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa công nghệ

Một trong những biện pháp quan trọng là giảm thuế doanh nghiệp, từ mức cao nhất 40% xuống còn khoảng 30%, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài Chính phủ Nhật Bản cũng cung cấp các gói hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, bao gồm các khoản vay ưu đãi, trợ cấp và hỗ trợ về nghiên cứu và phát triển (R&D) Để cải thiện môi trường kinh doanh, Nhật Bản đã tiến hành cải cách quy trình hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, cấp phép và các quy định liên quan đến FDI

Ngoài ra, Nhật Bản còn thành lập các khu vực kinh tế đặc biệt (Special Economic Zones - SEZs) với các ưu đãi đặc biệt về thuế và thủ tục hành chính để thu hút đầu tư vào các khu vực cụ thể Chính phủ Nhật Bản cũng nới lỏng các quy định về visa và lao động

để thu hút chuyên gia nước ngoài và kỹ sư công nghệ cao, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp FDI trong việc tuyển dụng và quản lý nhân sự Để thúc đẩy liên kết công nghệ, Nhật Bản khuyến khích các doanh nghiệp FDI tham gia vào các liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp nội địa nhằm tăng cường đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ Hơn nữa, Nhật Bản đã thực hiện nhiều cải cách thị trường lao động để làm cho thị trường linh hoạt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI trong việc thuê mướn và quản lý lao động Chính phủ cũng thường xuyên ký kết các hiệp định đối tác chiến lược và thương mại tự do với các quốc gia khác để mở rộng thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho FDI Nhờ những chính sách và biện pháp này, Nhật Bản đã tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn và thu hút được nhiều nguồn vốn FDI từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất và dịch vụ

Trang 8

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI TẠI VIỆT NAM

Ngày 29/12/1987, Quốc hội đã ký quyết định thông qua Luật Đầu tư nước ngoài sau những quá trình đổi mới và những chính sách mở cửa của nền kinh tế Sự kiện đó đã đánhdấu một bước ngoặt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đã đánhdấu một bước chuyển biến lịch sử trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam.Kể từ đó thì những khu vực có vốn FDI đã và đang đóng góp một phần to lớn vào sự pháttriển kinh tế và xã hội của đất nước

2.1 Về vốn đầu tư, số lượng và quy mô đầu tư dự án

Sau khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997 – 1999), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tăng Đặc biệt tăng mạnh vào năm 2008 sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2007), vốn FDI đăng ký đã đạt mức kỷ lục trong 20 năm là 71,7 tỷ USD, tăng 25,9 lần so với năm 2000 và gần 6 lần so với năm2006 Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như hạn chế về khả năng hấp thụ của dòng vốn từ bên ngoài đổ vào ồ ạt, vốn FDI Việt Nam

đã bị sụt giảm đáng kể vào những năm 2008 – 2009

Những năm sau đó, trong giai đoạn từ 2011 – 2015, FDI tăng không đáng kể, chủ yếu do sự suy giảm của kinh tế toàn cầu Hơn nữa, đối với Việt Nam, lạm phát và chi phí đầu vào tăng, việc giải phóng mặt bằng nhiều dự án gặp nhiều khó khăn cũng là nguyên nhân tác động tiêu cực đến việc thu hút FDI trong giai đoạn này Cho đến những năm gần đây, một loạt các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, cùng với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, duy trì ổn định an ninh, chính trị và phát triển kinh tế, kết quả thu hút vốn FDI khả quan hơn, trở thành một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2016 – 2019: trong giai đoạn này, quy mô dự án tăng đều qua các năm, cụthể số lượng dự án tăng từ 5% đến 23%, số vốn đăng ký tăng từ 5% đến 38% và số vốnthực hiện tăng từ 7% đến 11 % Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới, mặc dù, chưa cónhững cải thiện đáng kể về mức tăng trưởng, dao động từ 3,1% đến 3,7%, nhưng

Trang 9

với việcViệt Nam tăng cường hội nhập với thế giới sâu và có những cải thiện về chính sách liên quan đến đầu tư, một số sự kiện điển hình như sau:

-Năm 2015: Việt Nam kết thúc đàm phán 4 hiệp định tự do thương mại (FTA) vớiLiên minh Kinh tế Á – Âu, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và các đối tác xuyênThái Bình Dương (TPP), đưa tổng số các FTA mà Việt Nam tham gia lên 14 Bêncạnh đó, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành từ ngày 31/12/2015 lànền tảng để giúp Việt Nam có nhiều thuận lợi trong tiến trình hội nhập; Luật Đầutư 2014 có hiệu lực

- Năm 2016: Việt Nam đăng cai tổ chức thành công các hội nghị cấp cao ACMECS– 7, CLMV – 8, WEF Mekong, tích cực tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế.- Năm 2017: Việt Nam tổ chức thành công Tuần lễ APEC 2017, đưa Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của thế giới

- Năm 2018: Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên TháiBình Dương (CPTPP), là Hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba trên thế giới

-Năm 2019: Việt Nam và EU ký Hiệp động thương mại tự do (EVFTA) và Hiệpđịnh Bảo hộ đầu tư (IPA); Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày20/8/2019 về Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng,hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030

-Năm 2023: Việt Nam liên tục thu hút hàng chục tỷ USD FDI mỗi năm, với dòng vốn FDI đăng ký mới năm 2023 đạt khoảng 20,5 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2022 Các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Hoa Kỳ là những đối tác chính đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất chế tạo, bất động sản, bán lẻ và năng lượng tái tạo Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA và RCEP, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế và thu hút thêm FDI

2.2 Về đối tác đầu tư

Các đối tác đầu tư FDI vào Việt Nam đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, với những đối tác chính bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, Trung Quốc và các quốc gia châu Âu

Trang 10

Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư lớn nhất, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, công nghệ cao và hạ tầng, với các doanh nghiệp như Toyota, Honda và Panasonic

Hàn Quốc cũng đóng góp đáng kể, với các tập đoàn lớn như Samsung, LG và Hyundai đầu tư mạnh mẽ vào các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và sản xuất ô tô Singapore tập trung vào bất động sản, hạ tầng và dịch vụ, với các dự án từ Keppel Land, CapitaLand và Mapletree

Hoa Kỳ đầu tư vào công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính và năng lượng, với các công ty như Intel, Coca-Cola và Chevron

Trung Quốc là đối tác quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất và chế biến, với nhiều

dự án hạ tầng và khu công nghiệp

Các quốc gia châu Âu như Đức, Pháp và Hà Lan cũng góp phần đáng kể, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất và năng lượng tái tạo, với các công ty như Siemens, Bosch và Total

Sự đa dạng và quy mô của các đối tác FDI này đã và đang đóng góp quan trọng vào

sự phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam

2.3 Về lĩnh vực đầu tư

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ và tạo việc làm Các lĩnh vực mà nguồn vốn FDI thường được đầu tư bao gồm

Sản xuất và chế biến, với công nghiệp sản xuất như ô tô, điện tử, hàng tiêu dùng, dệt may và chế biến thực phẩm, chiếm tỉ lệ lớn trong các nguồn vốn FDI với khoảng hơn 50%

Lĩnh vực công nghệ và viễn thông cũng thu hút nhiều vốn đầu tư, bao gồm công nghệ thông tin, viễn thông và các công ty khởi nghiệp công nghệ Hạ tầng cơ sở là một lĩnh vực quan trọng khác, với các dự án xây dựng đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay và năng lượng tái tạo

Ngày đăng: 06/08/2024, 09:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w