TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ =====000===== TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ N
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=====000=====
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ
NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
Hà Nội - 11/2022
Trang 2MỤC LỤC.
A LỜI MỞ ĐẦU
B PHẦN NỘI DUNG
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm phương thức sản xuất
1.2 Những vấn đề cơ bản về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất
1.2.1 Lực lượng sản xuất
1.2.2 Quan hệ sản xuất
1.3 Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
1.3.1 Tính chất và trình độ của Lực lượng sản xuất
1.3.2 Lực lượng sản xuất quyết định Quan hệ sản xuất
1.3.3 Sự tác động trở lại của Quan hệ sản xuất đối với Lực lượng sản xuất
1.4 Ý nghĩa của phương pháp luận
2 THỰC TIỄN VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
3 GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ.
C LỜI KẾT.
D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3A LỜI MỞ ĐẦU.
Trên hành trình xây dựng và phát triển, Việt Nam nói riêng và rất nhiểu các quốc gia khác trong khu vực nói chung đã và đang gặp rất nhiều bất cập cùng những khó khăn để đưa ra những giải pháp tốt nhất cho công cuộc phát triển đất nước, trong đó
có nền kinh tế Sự phát triển của một nền kinh tế bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan Vì vậy việc vận dụng chủ động và
sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lênin mà điển hình nhất chính là “Quy luật quan hệ của sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” trong công
cuộc xây dựng đất nước là điều vô cùng cần thiết, các mâu thuẫn hay sựu hòa hợp trong mối quan hệ đều có một tác động không nhỏ đến nền kinh tế, giữa chúng tồn tại mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau
Cách thức sản xuất là đặc điểm dùng để phân biệt sự khác nhau giữa những thời đại kinh tế và cũng là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng Do vậy, quy luật quan hệ của sản xuất phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất không những là quy luật kinh tế mà còn là quy luật cơ bản nhất của toàn bộ đời sống xã hội lịch sử nhân loại Sự xuất hiện và tác động của quy luật này dẫn tới sự thay đổi các phương thức sản xuất và kéo theo sự thay đổi của toàn bộ đời sống xã hội
Mặc dù quy luật này có một ý nghĩa vô cùng to lớn và dễ thấy nhất đó là trong việc Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối, chính sách đúng đắn để đưa nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu phát triển thành một nước sản xuất nông nghiệp tiên tiến như hiện nay, góp phần đưa Việt Nam lên bản đồ kinh tế thế giới Tuy nhiên,
để có thể nắm bắt và hiểu rõ quy luật này là điều không hề dễ dàng và đơn giản vì vậy trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài tiểu luận, với trình độ nhận thức còn
có giới hạn, em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em xin phép gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên giảng dạy, ThS Trần Huy Quang đã tạo điều kiện, giúp đỡ
em qua những tiết học để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này
Trang 4Em rất mong sẽ nhận được lời góp ý và đánh giá từ thầy ạ!
B PHẦN NỘI DUNG.
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1 Khái niệm phương thức sản xuất.
Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người Trong quá trình phát triển, phương thức sản xuất là một thể thống nhất giữa trình độ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng tạo nên hình thức sản xuất mà con người thực hiện để tạo ra của cải, vật chất
Phương thức sản xuất bao gồm hai mối quan hệ nền tảng đó là con người với giới tự nhiên được gọi là lực lượng sản xuất và con người quan hệ với nhau được gọi là quan hệ sản xuất
1.2 Những vấn đề cơ bản về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
1.2.1 Lực lượng sản xuất.
Để tiến hành quá trình sản xuất và tạo nên vật chất thì con người phải sử dụng kết hợp các yếu tố vật chất - nguyên vật liệu cùng các kỹ thuật phụ thuộc vào các giai đoạn lịch sử nhất định Lực lượng xã hội là mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên và C.Mác cho rằng lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình cải biên giới tự nhiên Trong quá trình sản xuất, con người đã tác động vào giới tự nhiên bằng những công cụ lao động với mục tiêu tạo ra của cải, vật chất phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất:
- Người lao động: Là các cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra của cải, vật chất bằng sức lao động, kinh nghiệm, trí tuệ và trí sáng tạo của mình LêNin
Trang 5viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, người lao động”
- Tư liệu sản xuất: Trong kinh tế học và xã hội học, tư liệu sản xuất là các đầu vào như nguyên liệu, lực lượng lao động, công cụ lao động, vốn nhà nước, tài nguyên thiên nhiên dùng để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị kinh tế
Đối tượng lao động là một khái niệm trong kinh tế chính trị Mác-Lênin chỉ một
bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi
nó theo mục đích của mình Đối tượng lao động được chia làm 2 loại: loại có sẵn trong tự nhiên (khoáng sản, đất đai, ) và loại nhân tạo
Tư liệu lao động là khái niệm đặc trưng trong Kinh tế chính trị Mác – Lênin Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người Tư liệu lao động là sự kết hợp giữa công cụ lao động, Kết cấu hạ tầng và Hệ thống bình chứa
Trong tất cả yếu tố của lực lượng sản xuất, người lao động đóng vai trò then chốt, đóng vai trò không thể thiếu Họ là nhân tố quyết định trong việc chế tạo và vận dụng công cụ lao động vào quá trình sản xuất Và từ quá trình sản xuất, con người cũng dần can thiệp sâu hơn vào giới tự nhiên, bằng kiến thức cùng nhận thức phong phú, con người đã khai thác thiên nhiên trở thành một “ngôi nhà chung” của không chỉ xã hội loài người mà của toàn bộ các loài động, thực vật khác
1.2.2 Quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất và là một trong những biểu hoeenj của quan hệ xã hội, giữ vai trò xuyên suốt trong quan hệ xã hội vì quan hệ sản xuất là quan hệ đầu tiên, quan hệ nền tảng quyết định những quan hệ khác Nó có tính khách quan và tồn tại độc
Trang 6lập với ý muốn chủ quan của con người, thể hiện sự đặc trưng của mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhât định
Quan hệ sản xuất bao gồm ba mặt sau đây:
- Quan hệ giữa người và người trong việc chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu (quan hệ sở hữu)
- Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức, quản lý xã hội và trao đổi hoạt động cho nhau (quan hệ tổ chức, quản lý)
- Quan hệ giữa người với người trong phân phối, lưu thông sản phẩm làm ra (quan hệ phân phối lưu thông)
Quan hệ sản xuất giữ vai trò xuyên suốt trong quan hệ xã hội vì quan hệ sản xuất là quan hệ đầu tiên, quyết định những quan hệ khác Ba mặt của quan hệ sản xuất bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau hoặc kìm hãm qua lại, trong đó quan hệ sở hữu về
tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với những quan hệ khác
Trong quá trình hình thành và phát triển trong lịch sử nhân loại, đối với qaun
hệ sở hữu, tồn tại hai loại hình sở hữu cơ bản và phổ biến nhất về tư liệu sản xuất:
sở hữu riêng và sở hữu công cộng
- Sở hữu riêng: Theo Bộ luật dân sự 2015, đây là hình thức sở hữu của một cá nhân nào đó hay một pháp nhân đối với tài sản của mình Tuy nhân loại hình sở hữu này còn thể hiện mối quan hệ thống trị và bóc lột giữa người và người trong sản xuất và đời sống xã hội khi mà tư liệu sản xuất chỉ tập trung vào một số ít người
- Sở hữu công cộng: Là loại hình sở hữu mà tư liệu sản xuất thuộc về cộng đồng,
nó khiến cho quan hệ xã hội trở nên bình đẳng và công bằng
Quan hệ tổ chức và quản lý có vai trò quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả nền sản xuất; điều khiển quá trình sản xuất; có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất của nền kinh tế
Trang 7Quan hệ phân phối lưu thông có vai trò quan trọng trong việc kích thích trực tiếp lợi ích con người, là nhân tố thúc đẩy nền kinh tế, nhịp điệu sản xuất, làm năng động hóa toàn bộ đời sống kinh tế xã hội Hoặc ngượi lại, nó có thể làm trì trệ, kìm hãm quá trình sản xuất
1.3 Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Trong tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế - chính trị năm 1859, C.Mác viết “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người ta có những quan
hệ nhất định, tất yếu không phụ thuộc ý muốn của họ, tức những quan hệ sản xuất Những quy luật này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất Những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ…”
Khái niệm “phù hợp” ở đây được hiểu theo nghĩa chỉ phù hợp mới tốt, nó là sự cân bằng và thống nhất giữa các mặt đối lập hay “sự yên tĩnh” giữa các mặt, ngược lại, không phù hợp tức là không tốt, trái với quy luật
Quy luật quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tồn tại một mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, phụ thuộc và tác động lẫn nhau tạo thành quy luật xã hội cơ bản của lịch sử nhân loại
1.3.1 Tính chất và trình độ của Lực lượng sản xuất.
Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và lao động Khi nền sản xuất được thực hiện với những công cụ ở trình độ phổ thông, lực lượng sản xuất chủ yếu mang tính chất cá nhân Khi trình độ sản xuất đạt tới trình
độ cơ khí hóa, lực lượng sản xuất đòi hỏi sự thay đổi, chuyên môn hóa sao cho phù hợp với bước tiến của nhân loại
Trình độ của lực lượng sản xuất được thể hiện qua trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động của con người, sự phát triển của các công cụ lao động, trình độ phân công lao động và tổ chứ quản lý lao động xã hội, quy mô của nền sản xuất
Trang 8Trình độ của lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn của lịch sử loài người thể hiện trình độ chinh phục tự nhuê của loài người trong giai đoạn đó
Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất không tách rời nhau, quyết định sự
ra đời và phát triển của quan hệ sản xuất, hình thành quan hệ chặt chẽ giữa người lao động với nhau
1.3.2 Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất được hình thành, biến đổi và phát triển dều do lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định
Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi các quan hệ sản xuất sao cho phù hợp với nó Khi một phương thức sản xuất mới
ra đời thì quan hệ sản xuất sẽ phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đó
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định sẽ làm cho quan hệ sản xuất từ phù hợp trở thành không phù hợ với sự phát triển này Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu này dẫn đến sự thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một quan hệ sản xuất mới sao cho phù hợp với trình
độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới thì phương thức sản xuất mới ra đời thay thế cho cái cũ
1.3.3 Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối lực lượng sản xuất.
Sự hình thành, biến đổi, phát triển của quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất sẽ có quyết định quan hệ sản xuất Nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động ngược trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất
Trang 9Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì
nó trở thành động lực cơ bản thúc đẩy mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, bộc lộ mâu thuẫn gay gắt với lực lượng sản xuất thì trở thành chướng ngại kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Song sự tác dụng kìm hãm đó chỉ là tạm thời, theo tính chất tất yếu khách quan thì nó sẽ
bị thay thế bằng kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
1.4 Ý nghĩa của phương pháp luận.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có ý nghĩa vô cùng to lớn trong hành trình phát triển đất nước Việc nhận thức đúng đắn quy định này giúp ta có thể có một cái nhìn tổng quát, biết nắm bắt quan điểm và lập ra các đường lối, chính sách kinh tế một cách hợp lý và lâu dài Đây cũng chính là cơ sở khoa học để thấy rõ được sự đổi mới trong tư duy kinh tế của Đảng và Nhà nước ta
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát, là sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Khi có sự xuất hiện mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự lạc hậu của quan hệ sản xuất thì cần phải có những cuộc cải cách, đổi mới mà cao hơn là một cuộc cách mạng chính trị để có thể giải quyết được mâu thuẫn, từ
đó từng bước khôi phục, tạo lập sự phù hợp giữa chúng
2 THỰC TIỄN VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM:
Sự tác động lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hình thành nên các quy luật về phù hợp, đây được xem là quy luật nền tảng nhất, phổ biến
Trang 10nhất chi phối sự vận động và phát triển của lịch sử nhân loại, không những thế còn
có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của mỗi đất nước trên thế giới Để có thể phát triển đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng thì chúng ta cần một quá trình cải cách song song với việc giải quyết những lý luận đã và đang được đặt ra Hơn thế, ta cần nhận thức đúng đắn để hành động phù hợp, đẩy nhanh tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Quá trình nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lựng lượng sản xuất của Đảng ta vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta
là quá trình bao gồm nhiều thời kỳ khác nhau Có thể phân chia làm 2 giai đoạn trước và sau đổi mới 1986
Thời kì trước năm 1986:
Đây được coi là thời kì tiền cải cách, ngay sau khi giành độc lập và tự do từ đế quốc Mỹ và giành được chính quyền, nước ta quá độ đi lên xây dựng Chủ nghĩa
xã hội, lúc bấy giờ Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp với lực lượng sản xuất và lực lượng lao động phát triển chưa đồng bộ, tư liệu lao động còn thô sơ, lạc hậu Mặc dù giai đoạn này chính phủ ta vẫn chưa phân định rõ ràng các thành phân fkinh tế nhưng đây chính là tư tưởng về nền kinh tế nhiều thành phần, song, trong chỉ đạo thực hiện lại không nhất quán thực hiện tư tưởng này trong thực tiễn cải tạo quan hệ sản xuất sau khi giải phóng
Trước thực trạng nêu trên, ở một số địa phương đã tự phát tìm kiếm con đường, lối thoát để giải bài toán tư duy kinh tế, hình thức khoán hộ bắt đầu xuất hiện từ
Đồ Sơn (Hải Phòng), Vĩnh Lạc (Vĩnh Phú)…, rồi lan dần sang nhiều địa phương khác
Về bản chất, việc chúng ta muốn có ngay Chủ nghĩa xã hội đã đẩy quan hệ sản xuất lên quá cao, trong khi lực lượng sản xuất còn chưa có kinh nghiệm, chúng ta chỉ chủ trương phát triển quan hệ sở hữu, bao gồm sở hữu nhà nước và tập thể, xóa bỏ nhanh chế độ tư hữu, bao gồm sở hữu nhà nước và tập thể, xóa bỏ nhanh chế độ tư hữu Mặc khác, với việc xác lập hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể