Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn H
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-*** -TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Hà Nội, năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
1 QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1 Quy luật giá trị 3
1.1.1 Khái niệm quy luật giá trị 3
1.1.2 Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị 3
1.1.3 Cơ chế hoạt động 4
1.2 Nền kinh tế thị trường 4
1.2.1 Cơ chế thị trường 4
1.2.2 Nền kinh tế thị trường 5
1.3 Tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường 7
2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG TỐT HƠN QUY LUẬT GIÁ TRỊ Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI 10
2.1 Thực trạng vận dụng cũng như tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ở nước ta 10
2.2 Những giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn quy luật giá trị ở nước ta trong thời gian tới 12
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho tới năm 1986 đã chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN,…Kinh tế Việt Nam dưới sự điều hành của chính phủ còn nhiều vấn
đề tồn tại cần giải quyết, các vấn đề tồn tại gắn liền với gốc rễ của bất ổn kinh
tế vĩ mô đã ăn sâu, bám chặt vào cơ cấu nội tại của nền kinh tế nước này, cộng với việc điều hành kém hiệu quả, liệu dẫn đến liên tục gặp lạm phát cũng như nguy cơ đình đốn nền kinh tế
Chúng ta đã biết được Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa, quy định bản chất của sản xuất hàng hóa Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự xuất hiện của quy luật giá trị Mọi hoạt động của chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa đều chịu sự tác động của quy luật này Chính vì thế, chúng ta cần nghiên cứu về quy luật giá trị, tìm hiểu vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể vận dụng nó khắc phục những nhược điểm của nền
kinh tế và phát triển đất nước Vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Quy
luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường”.
Trang 4NỘI DUNG
1 QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 Quy luật giá trị
1.1.1 Khái niệm quy luật giá trị
Quy luật giá trị trong kinh tế chính trị Marx-Lennin là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở
đó có sự hoạt động của quy luật giá trị Quy luật giá trị quy định bản chất và là
cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa, nó quy định mặt chất
và sự vận động về mặt lượng của giá trị hàng hóa
1.1.2 Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
Quy luật giá trị đòi hỏi việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ
sở hao phí lao động xã hội cần thiết
Trong sản xuất, quy luật giá trị đòi hỏi người sản xuất phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết để điều chỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp nhận được Mức hao phí càng thấp thì họ càng có khả năng phát triển kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận, ngược lại sẽ bị thua lỗ, phá sản
Trong lưu thông hay trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên hao phí lao động
xã hội cần thiết, nghĩa là trao đổi hàng hóa phải theo nguyên tắc ngang giá Thị trường trao đổi hàng hóa có vô số người mua, người bán và quá trình trao đổi chỉ diễn ra khi thuận mua vừa bán (giá cả hàng hóa bằng giá trị hàng hóa) Khi có sự mất cân đối giữa giá cả và giá trị sẽ dẫn đến trao đổi không ngang giá
Trang 5Như vậy, đòi hỏi trên của quy luật giá trị là khách quan, đảm bảo sự công bằng, hợp lí, bình đẳng giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.
1.1.3 Cơ chế hoạt động
Quy luật giá trị là trừu tượng, nó thể hiện sự vận động thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa trên thị trường Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị Giá trị là nội dung, cơ sở của giá cả Do đó, giá cả phụ thuộc vào giá trị Tuy nhiên, trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: cạnh tranh, quy luật cung cầu, sức mua của đồng tiền,… Sự tác động của các yếu tố đó làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường tách rời với giá trị nhưng vẫn lên xuống xoay quanh trục giá trị, đó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị
Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị và giá trị như cái trục của giá cả Đối với một hàng hóa, giá cả có thể chênh lệch với giá trị nhưng đối với toàn bộ hàng hóa, tổng giá cả bằng tổng giá trị của chúng
1.2 Nền kinh tế thị trường
1.2.1 Cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường là tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cùng các mối quan hệ cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận
Cơ chế thị trường là một bộ máy tinh vi để phối hợp một cách không tự giác hoạt động của người tiêu dùng với các nhà sản xuất Cơ chế thị trường tự phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có thị trường và do đó có cơ chế thị trường hoạt động
Trang 6Cơ chế thị trường có những ưu điểm và tác dụng mà không có cơ chế nào hoàn toàn thay thế được Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của chủ thể kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ, do đó làm cho nền kinh tế phát triển năng động, có hiệu quả Ngoài ra, cơ chế thị trường còn kích thích đổi mới kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất Sức ép của cạnh tranh buộc những người sản xuất phải giảm chi phí sản xuất cá biệt đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng những phương pháp sản xuất tốt nhất như không ngừng đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức sản xuất
và quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả
Tuy nhiên, cơ chế thị trường không những chỉ có những ưu điểm mà còn có
cả những khuyết tật không thể tránh khỏi Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi ích tối đa, vì vậy họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội gây ô nhiễm môi trường sống của con người, thậm chí còn xuất hiện các hiện tượng như buôn gian, bán lận, đầu cơ, làm hàng giả,… Thêm vào đó, sự tác động của cơ chế thị trường sẽ dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo, phân cực về của cải, tác động của cơ chế thị trường sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó không tự động mang lại những giá trị mà xã hội muốn vươn tới Edgar Morin
đã nhận xét chua chát: “Trong các nền văn minh được gọi là phát triển của
chúng ta, tồn tại một tình trạng kém phát triển thảm hại về văn hoá, trí não, tình người.”
1.2.2 Nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường
Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường
Trang 7Kinh tế thị trường đã phát triển qua nhiều giai đoạn với nhiều mô hình khác nhau, các nền kinh tế thị trường có những đặc điểm chung bao gồm:
Thứ nhất, đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thủ kinh tế, nhiều hình thức sở hữu
Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội
Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh vừa
là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển Động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh tế xã hội; Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các quan hệ kinh tế
Thứ tư, là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế
Nền kinh tế thị trường có những tác dụng, vai trò vô cùng to lớn Trước hết, nền kinh tế thị trường tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự hình thành ý tưởng mới của các chủ thể kinh tế Nền kinh tế thị trường là phương thức hữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ, qua đó tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất, làm cho nền kinh tế năng động, hiệu quả Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường thực hiện phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới Cuối cùng, nền kinh tế thị trường tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội Nền kinh tế thị trường với sự tác động của các quy luật thị trường luôn tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng,
cơ cấu sản xuất với khối lượng, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng của xã hội
Trang 8Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế, nền kinh tế thị trường cũng tồn tại những khuyết tật Kinh tế thị trường phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh tế phát triển, lúc đó vai trò của kinh tế nhà nước bị giảm sút và chịu sức ép mạnh mẽ từ các thành phần kinh tế khác Trong nền kinh tế thị trường
có sự cạnh tranh gắt gao giữa các nhà sản xuất, các nhà phân phối dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng cao, hoạt động xã hội bị giảm sút Phần lớn các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên gây ra hậu quả về môi trường sinh thái, làm giảm tốc độ tăng trưởng bền vững của quốc gia Nền kinh tế thị trường làm nổi cộm lên sự phân biệt giàu nghèo Có sự phân chia giữa những người đã giàu thì lại càng nhanh chóng giàu hơn, người nghèo thì vẫn nghèo nên có ranh giới rất rõ rệt Tóm lại, nền kinh tế thị trường với bản chất của nó là lợi nhận tối đa thì việc cần định hướng cho các thành phần kinh tế là rất quan trọng, nếu không
sẽ có nguy cơ đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa đối lập với bản chất của nhà nước ta
1.3 Tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường
Trên thị trường, quy luật giá trị có ba tác động chính:
Thứ nhất là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Đối với sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị giúp điều hòa, phân bổ các yếu
tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt
Trang 9hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy
mô sản xuất càng được mở rộng Ngược lại, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này
Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt
Như vây, sự biến động của giá cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động kinh tế mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hóa
Thứ hai là kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tang năng suất lao động và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết Người sản xuất nào có điều kiện sản xuất tốt hơn sẽ có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết và có nhiều lợi nhuận hơn Để thu được nhiều lãi và tránh thua lỗ, người sản xuất phải liên tục cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất để hạ thấp hao phí lao động cá biệt, tối thiểu là bằng hao phí lao động xã hội cần thiết Sự cạnh tranh giữa những người sản xuất luôn xảy ra và mang tính xã hội, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ
Trang 10Như vậy, quy luật giá trị có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hóa nhiểu, nhanh, tốt, rẻ hơn
Thứ ba là thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu và người nghèo.
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là những người có điều kiện sản xuất tốt hơn, năng suất lao động cao hơn, hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên nhanh chóng, có thể tự mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ
Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê
Như vậy, quy luật giá trị sẽ chọn lọc và giữ lại những người sản xuất có năng suất lao động cao, hao phí lao động cá biệt thấp và đào thải người sản xuất có năng suất lao động thấp, hao phí lao động cá biệt cao
Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn hết sức to lớn: chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đảm bảo sự bình đẳng của người sản xuất, giúp xã hội loại bỏ các nhân tố yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực, phát triển nền sản xuất xã hội Tuy nhiên cũng đồng thời bộc lộ mặt tiêu cực: phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội
Trang 112 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG TỐT HƠN QUY LUẬT GIÁ TRỊ Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1 Thực trạng vận dụng cũng như tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
Theo văn kiện đại hội đảng IX”Đảngvà nhà nước tachủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường , có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa”
V ới các đặc trưng của mô hình này như đã nói ở trên, các quy luật kinh tế được
phép phát huy tác dụng của nó trong đó quy luật giá trị đóng vai trò là quy luật
kinh tế căn bản chi phối toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế
Như đã phân tích ở trên, quy luật giá trị có vai trò lớn trong nền sản xuất hàng
hoá Chúng ta đã vận dụng quy luật giá trị vào
Theo văn kiện đại hội đảng IX”Đảngvà nhà nước tachủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường , có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa”
V ới các đặc trưng của mô hình này như đã nói ở trên, các quy luật kinh tế được
phép phát huy tác dụng của nó trong đó quy luật giá trị đóng vai trò là quy luật
kinh tế căn bản chi phối toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế
Như đã phân tích ở trên, quy luật giá trị có vai trò lớn trong nền sản xuất hàng
hoá Chúng ta đã vận dụng quy luật giá trị vào
Trước giai đoạn đổi mới (1986), Chính sách điều chỉnh giá của Chính phủ
đã phủ nhận vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế Trong giai đoạn này, hầu hết các hàng hóa và dịch vụ lưu thông trong nền kinh tế đều theo giá chỉ