1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học trong môn công nghệ 8

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học trong môn công nghệ 8

Chương I: TỔNG QUANI CƠ SỞ LÝ LUẬN

-Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão, do vậy nó đòi hỏi nội dung chương trình môn học và phương pháp giảng dạy các môn học nói chung và môn Công nghệ nói riêng phải được lựa chọn hợplý, sát với thực tiễn các nhà trường của Việt Nam Đặc biệt, hiện nay với sự pháttriển không ngừng của các ngành công nghiệp, đòi hỏi một đội ngũ công nhân lành nghề lớn để đáp ứng nhu cầu của xã hội

-Bên cạnh đó, nhiệm vụ của ngành giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết, để các em định hướng nghềnghiệp của mình trong tương lai cho phù hợp với khả năng và năng lực của mình, từ đó các em được sống và lao động trong một xã hội văn minh hiện đại - Bởi vậy, trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ thuật và công nghệ phổ biến đồng thời hình thành cho các em một số kỹ năng và kiến thức cần thiết để tiếp tục học lên hoặc có thể vào đời lao động đang là một vấn đề cấp thiết - Việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giảng dạy môn công nghệ cũng góp phần lớn vào việc đào tạo những học sinh có kiến thức kỹ thuật cơ bản, sẵn sàng đáp ứng cho việc lao động trong nền kinh tế công nghiệp hoặc học tập tiếp - Hiện nay, bộ môn công nghệ ở trường trung học cơ sở nói chung và môn công nghệ 8 nói riêng vẫn còn xem là môn phụ, ít có sự ràng buộc như các môn khác như toán, văn, lý Mặt khác, nó là môn học với các phần kiến thức quá khô khan, không hấp dẫn cho nên học sinh không có lòng đam mê, hứng thú với môn học Nhưng thực tế, bộ môn công nghệ mang tính thực tế cao, kiến thức gần gũi với cuộc sống, học sinh có thể vận dụng ngay vào cuộc sống sau khi đã được học Đặt biệt, môn công nghệ 8 sẽ giúp các em thực hiện việc hướng nghiệp tốt, từ đó giúp các em có hướng đi đúng ở lớp 9

- Do đó, là giáo viên giảng dạy môn công nghệ, tôi nhận thấy phải khai thác tối đa môn học này, phải làm cho học sinh cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sinh động của cuộc sống Chínhvì các lý do trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học môn công nghệ 8” sao cho phát huy tính tích cực, sáng

Trang 2

tạo của học sinh, trong đó chú trọng đến việc sử dụng các thiết bị dạy học trực quan, hiện đại như: máy vi tính, máy chiếu, tranh vẽ, các mô hình, các video và một số phần mềm hỗ trợ như: PowerPoint, Violet, Corodile kết hợp một cách có hiệu quả vào giảng dạy bộ môn Công nghệ lớp 8

II PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TẠO RA SÁNG KIẾN

-Thông qua giảng dạy và tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn từ quá trìnhgiảng dạy bộ môn công nghệ ở trường THCS, nhận thấy việc Sử dụng hiệu quảđồ dùng trực quan học giúp học sinh hứng thú, nhớ lâu, dễ nắm bắt kiến thứchơn Vì vậy, tôi đã áp dụng biện pháp này trong dạy và học môn công nghệ đểgóp phần nâng cao chất lượng việc dạy và học của bộ môn.

III Mục tiêu của đề tài

- Sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học Góp phần hướng dẫn và đẩy mạnh hoạt động nhận thức của HS, giúp HS nhận thức bài học nhanh hơn để nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng cải cách

- Hợp lý hóa quá trình hoạt động của GV và HS

- Kích thích sự hứng thú học tập của HS Phát triển trí tuệ và rèn luyện kỹ năng sáng tạo hoạt động cho HS.Tổng kết, đánh giá kết quả thử nghiệm ở một số lớp, rút ra bài học kinh nghiệm

IV ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Dụng cụ trực quan trong dạy học môn công nghệ

V THỜI GIAN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1 Thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ đầu năm học 2022 – 2023 2 Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp

VI KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI:

1 Kết quả thăm dò thái độ HS với các phương pháp mới thông qua các tiết trực tiếp giảng dạy của GV và ban cán sự lớp

Tháng 9/2022

hào hứng

Số HS có thái độ bình thường

Số HS ít quan tâm

Trang 3

Chương II: MÔ TẢ SÁNG KIẾNI NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN:

1 Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến “Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học môn công nghệ 8” 11.Thuận lợi:

Nhà trường có phòng bộ môn được trang bị tương đối đầy đủ các đồ dùng phục vụ việc dạy và học Phần lớn giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong các giờ học Một bộ phận học sinhhào hứng, nhiệt tình, chủ động sáng tạo, phối hợp tốt với thầy cô trong các giờ học sử dụng đồ dùng trực quan

1.2 Khó khăn

Đa số học sinh là con em các gia đình làm nông nghiệp nên việc học của các em chưa được quan tâm Chủ yếu phụ huynh và học sinh chưa chú trọng đếnmôn học, vẫn còn quan niệm môn chính, môn phụ trong học tập Bên cạnh đó, bản thân của các em cũng chưa thật sự yêu thích môn học này Các em chỉ học theo nghĩa vụ chứ chưa thật sự say mê dẫn đến, kết quả học tập của các em đối với môn học chưa cao Phương pháp dạy học truyền thống giáo viên chỉ truyền tải hết kiến thức, hết nội dung của mục tiêu đề bài chứ chưa chú trọng khai thác đồ dùng dạy học vào bài dạy nên tiết học trở nên buồn tẻ, đơn điệu, học sinh thiếu linh hoạt Nhiều HS chưa quen với phương pháp dạy học tích cực Trong khi đó, môn Công nghệ 8 có đối tượng nghiên cứu rộng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (Vẽ kĩ thuật, cơ khí, kix thuật điện, động cơ điện ) Là môn học ứng dụng, bên cạnh nội dung lý thuyết (về khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt

động, ) còn có nội dung thực hành đòi hỏi giáo viên phải biết

sử dụng vật tư, thiết bị, dụng cụ, phương tiện dạy học, các mô hình điều khiển hoạt động, tương ứng

2 Tồn tại, hạn chế

Trường là một vùng nông thôn, các phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học còn nhiều khó khăn Học sinh con em nhà làm nông, nên gia đình chưa quan tâmđến việc học của các em.Có quan tâm chăng thì người ta chưa chú trong đến môn học vẫn còn quan niệm môn chính - phụ trong học tập Bên cạnh đó bản thân của các em cũng chưa thật sự yêu thích môn học Các em chỉ học theo nghĩa vụ chứ chưa say mê dẫn đến kết quả học tập của các em đối với môn chưacao.

3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

a Đối với giáo viên:

- Việc tổ chức dạy học gặp rất nhiều khó khăn do phải lập kế hoạch dạyhọc cho từng tiết học độc lập mà trong đó nội dung bài học cần có sự liên thôngtheo quy trình công nghệ.

Trang 4

- Từ khâu tổ chức dạy học chưa khoa học dẫn đến việc đánh giá kết quảhọc tập của học sinh còn hời hợt, đơn điệu GV chưa đánh giá được từng mặt,từng phần đạt được của HS.

b Đối với học sinh:

Đa số các em học sinh chỉ coi môn công nghệ là môn phụ vì vậy mà các em ít quan tâm đầu tư cho môn học này Mục đích học tập của các em đơn thuầnchỉ là có điểm số Các em chưa thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng thực sự củamôn học đối với sự hình thành, phát triển nhân cách và kĩ năng của mình Các em chưa tự giác học tập, ít tham khảo sách vở, mải chơi Các em chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ cụ thể.

4 Tính cấp thiết cần tạo ra Sáng kiến

-Trong thời đại của công nghệ, hội nhập và phát triển, nhân loại đều hướng đến chân trời tri thức mà hạt nhân là giáo dục Thước đo quan trọngcho năng lực sáng tạo của mỗi người trong nền kinh tế tri thức chính là tốcđộ tư duy,khả năng biến đổi thông tin thành kiến thức, và từ kiến thức tạo ra giá trị

“Trong xu thế đó, sản phẩm đào tạo phải là những con người năngđộng, sáng tạo, có khả năng học thường xuyên, học suốt đời nhằm thích ứng với những thayđổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ và yêu cầu thị trường lao động.”

-Môn công nghệ ở trung học phổ thông hiện nay đang được phần lớn học sinh học một cách miễn cưỡng và xem đó là “môn phụ” Giáo viên Công nghệ cũng dần mất đi sự yêu thích trong giảng dạy Vì vậy, tôi nhận thấy cần áp dụng

biện pháp “Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học môn công

nghệ 8”” vào giảng dạy để khơi gợi niềm yêu thích môn học của học sinh, góp

phần nâng cao chất lượng bộ môn

II GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

1 Một số khái niệm về phương pháp dạy học * Quan niệm về phương pháp dạy học:

Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động cuả giáo viên trong việc chỉđạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp HS chủ động đạt các mục tiêu dạy học

* Khái niệm về phương pháp tích cực:

Phương pháp dạy học tích cực là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động Để nhấn mạnh điều này có tác giả dùng” Phương pháp tích cực” đòi hỏi phát huy tính tích cực của cả người dạy và người học Thực chất phương pháp tích cực đòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực chủ động của người học

* Dạy học định hướng phát triển năng lực:

Trang 5

Năng lực là khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trênnhiều nguồn lực, năng lực là khả năng thực hiện, là phải biết làm chứ không chỉ dừng lại ở biết và hiểu

2 Một số phương pháp dạy học môn công nghệ 8 2.1 Phương pháp quan sát tìm tòi:

Là phương pháp tổ chức cho học sinh tự quan sát, mô tả, phân tích đối tượng, thu hập thông tin, các số liệu sau đó tự thực hiện các bài tập để xử lý thông tin đã thu được (Đối chiếu, so sánh, phân tích, nhận xét, khái quát hoá ) nhằm rút ra các đặc tính chung và riêng, các đặc điểm bản chất của đối tượng, hiện tượng đã quan sát

* quan sát tìm tòi qua tranh ảnh và mô hình.

* quan sát tìm tòi qua đồ dùng thực nghiệm, qua các đoạn video, đoạn phim, các công thông tin nhờ kết nối internet

2.2 Phương pháp dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề”

Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức, con đường mà giáo viên áp dụng trong việc dạy học để làm phát triển khả năng tìm tòi khám phá độc lập của học sinh bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của HS nhắm giải quyết các vấn đề

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề” gồm 4 bước: + Bước 1: Đưa ra vấn đề

+ Bước 2: Nghiên cứu vấn đề + Bước 3: Giải quyết vấn đề + Bước 4 : Vận dụng

2.3 Phương pháp dạy học định hướng hoạt động

Dạy học định hướng hoạt động là tổ chức học sinh hoạt động mang tính trọn vẹn, mà trong đó học sinh độc lập thiết kế kế hoạch qui trình, thực hiện hoạtđộng theo kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động theo cách thức riêng của HS Học qua các hoạt động cụ thể mà kết quả của hoạt động đó không nhất thiết tuyệt đối mà có tính chất mở (các kết quả hoạt động có thể khácnhau).Tổ chức tiến hành giờ học hướng đến mục tiêu hình thành ở học sinh kỹ năng giải quyết nhiệm vụ

2.4 Phương pháp dạy học trực quan:

- Dạy học trực quan là phương pháp dạy học sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm kiến thức mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo Phương pháp dạy học trực quan được thể hiện dưới hình thức minh họa và trình bày cụ thể :

- Minh họa bằng hình ảnh và mô hình - Trình bày bằng đồ dùng thực nghiệm, những thiết bị kĩ thuật, đoạn video

Trang 6

3 Một số giải pháp nhằm “Sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan trong dạy học Công nghệ 8 ở trường THCS Vân Đồn”

3.1 Giải pháp 1: Sử dụng hiệu quả mô hình, tranh ảnh -Tác dụng của mô hình, tranh ảnh

+ Mô hình là một phương tiện dạy học được mô phỏng từ các hiện tượng, sự vật giúp cho học sinh nhận diện hình ảnh, hình dạng một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất của sự vật hiện tượng Là một thiết bị được làm từ một số chất liệu khác nhau như nhựa, giấy, sắt,

+Tranh ảnh được giáo viên sử dụng làm nguồn phát thông tin cho học sinhgiúp các em có những biểu tượng cụ thể, sinh động

+Thực tế không phải lúc nào cũng có các vật thật phục vụ dạy học, tranh ảnh, mô hình là phương tiện thay thế có giá trị dạy học tương ứng Nó có thể rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát Gây hứng thú học tập, phát triển năng lực học tập, phát triển tư duy cho học sinh Giúp học sinh ghi nhớ nội dung bài học sâu sắc, bền vững

- Phương pháp sử dụng mô hình, tranh ảnh + Đối với tranh ảnh

+ Thứ nhất, cần sử dụng đúng lúc, sử dụng đến đâu đưa ra đến đó, khi nào không sử dụng cần tháo đem xuống để nơi khuất tránh học sinh bị chi phối Tranh ảnh phải đủ lớn, đủ rõ, biểu diễn tranh theo trình tự nhất định để học sinh dễ quan sát, kịp theo dõi Các tranh ảnh có kích thước nhỏ cần đem đến gần chohọc sinh dễ quan sát.

+ Thứ hai, khi giới thiệu tranh ảnh dạy học, giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn và nêu vấn đề Cần hướng dẫn học sinh quan sát triệt để tranh ảnh Sau đó, học sinh có thể dùng tranh ảnh để tự học

+Thứ ba, khái quát về phương pháp quan sát, quan sát là sự tri giác các vật thể và quá trình của thực tế trong thời gian tương đối dài có mục đích và kế hoạch cụ thể Từ việc quan sát các hiện tượng riêng rẽ, đơn nhất nhiều lần ta đi đến cái chung, cái khái quát

- Đối với mô hình

+Thứ nhất, đảm bảo tính khoa học: Mô hình khi sử dụng phải phù hợp với nội dung bài giảng và đảm bảo được mục tiêu bài học đã xây dựng Đồng thời thể hiện được tính thống nhất giữa mô hình với các loại phương tiện dạy học khác cùng được sử dụng trong tiết dạy

+ Thứ hai, đảm bảo tính thẩm mỹ: Đây là một trong những yêu cầu quan trọng khi sử dụng mô hình, các mô hình ảnh phải sáng sủa, rõ nét, màu sắc hài hoà, phải đảm bảo đúng kích thước, hình dáng của các vật thật được mô phỏng Mô hình phải tạo được sự thích thú cho học sinh khi sử dụng, kích thích tính tò mò, tính sáng tạo của học sinh và phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi

Trang 7

+Thứ ba, đảm bảo tính sư phạm: Yêu cầu này nhằm đảm bảo các mô hình phải phù hợp với tiến trình bài giảng, phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức vàkỹ năng, kỹ xảo của học sinh, giúp cho giáo viên có thể truyền đạt cho học sinh các kiến thức, kỹ xảo tay nghề phức tạp một cách thuận lợi, làm cho học sinh phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic Các nội dung cần thiết phải thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, tránh trùng lặp, nhắc lại nhiều gây sự nhàm chán cho học sinh Đồng thời, các mô hình phải phù hợp với sự phát triển trí lực và tâm lý cũng như sự chuẩn bị học tập của học sinh không quá lạm dụng và tuyệt đối hoá các mô hình được sử dụng trong dạy học

+Khi trình bày một hình ảnh hay một mô hình cần đứng quay mặt xuống cạnh bên thiết bị sao cho không bị che khuất làm cho học sinh không quan sát được thiết bị Cần dùng cây chỉ chuyên dùng để tránh che khuất thiết bị đồng thời chỉ từ từ và chính xác vị trí đối tượng để tránh học sinh hiểu nhầm đối tượng

Ví dụ minh họa

VÍ DỤ 1

Khi dạy học bài “ HÌNH CHIẾU” ở nội dung các hình chiếu vuông góc giáo viên sử dụng tranh hình 2.4 – SGK và mô hình các mặt phẳng chiếu để học sinh hoạt động nhóm quan sát nhận biết được vị trí các mặt phẳng chiếu và hìnhchiếu của các vật thể

Hoạt động : Các hình chiếu vuông góc

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS quan sát tranh vẽ các mặt phẳng chiếu và mô hình ba mặt phẳng chiếu nêu rõ vị trí của các mặt ph ng chiếu, tên gọi của chúng và tên gọi các hình chiếu tương ứng

- GV đưa ra câu hỏi yêu cầu HS hoạt động nhóm sử dụng KT khăn trải bàn trả lời - Ba mặt ph ng đứng, bằng, cạnh có mối quan hệ gì với nhau?

- Các mặt ph ng chiếu có vị trí như thế nào so với vật thể? - Các mặt ph ng chiếu được đặt như thế nào với người quan sát - GV cho hs quan sát H2.4 SGK hoạt động cặp đôi 2 phút trả lời

Trang 8

- Các hình chiếu đứng, chiếu bằng và chiếu cạnh thuộc các mặt ph ng chiếu nào và có hướng chiếu như thế nào

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Nêu rõ vị trí của các mặt ph ng chiếu, tên gọi của chúng và tên gọi các hình chiếu tương ứng

- Thảo luận nhóm - Thảo luận cặp đôi

- GV nói rõ vì sao phải mở các mặt ph ng chiểu ( vì hình chiếu phải được vẽ trên cùng 1 bản vẽ)

Bước 3: Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Đại diện cặp đôi trả lời , bạn khác nhận xét, bổ sung Tổng hợp ý kiến đưa ra kết luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Giáo viên cho HS đánh giá chéo

- Giáo viên nhận xét mức độ hoàn thành và chốt kiến thức

3.2Giải pháp 2: Sử dụng hiệu quả đồ dùng thực nghiệm

-Tác dụng của việc sử dụng đồ dùng thực nghiệm trong dạy học

+ Đồ dùng thực nghiệm có tác dụng giúp cho người giáo viên làm dụng cụtrực quan để hình thành kiến thức mới cho học sinh hay thực hành những nội dung đã học

Đồng thời giúp cho học sinh có cách nhìn chuẩn mực, chính xác nhất khi lĩnh hội kiến thức hay rèn luyện các kỹ năng từ phía thầy, cô giáo cung cấp

+ Đồ dung thực nghiệm giúp cho giáo viên giới thiệu nội dung nào đó mộtcách trọn vẹn Củng cố kiến thức đã học

+ Đồ dùng thực nghiệm giúp cho học sinh nhớ chuẩn, nhớ lâu những nội dung cơ bản của bài dạy, kích thích tính tò mò, sáng tạo, độc lập cho học sinh đồng thời gây được sự hứng thú, tạo không khí vui tươi, thoải mái trong quá trình học tập.

+ Đồ dùng thực nghiệm giúp cho học sinh có kỹ năng rèn luyện, phát triển năng lực tư duy, trí tưởng tượng cao Kích thích tính làm việc độc lập, tự chủ, xây dựng kế hoạch làm việc theo quy trình

- Phương pháp sử dụng đồ dùng thực nghiệm

+ Giáo viên cần nắm chắc kiến thức cần giảng, kiến thức cần truyền đạt Các đồ dùng thực nghiệm có cấu tạo như thế nào, từ cấu tạo phải chỉ ra được nguyên lý làm việc, hoạt động của thiết bị, cuối cùng là đồ dùng đó vận dụng vào việc gì ở đâu

+ Phải khai thác hết tính năng của đồ dùng dạy học, có sự sáng tạo thêm đồ dùng thích hợp

Trang 9

+ Chuẩn bị kĩ đồ dùng trực quan trước khi vào lớp, những thiết bị nào bị hư hỏng, sai số cần thông báo cho học sinh biết trước về tình trạng của nó để tránh hiểu nhầm vấn đề Như vậy khi vào lớp sẽ không bị động thời gian, kết quả thực hành hoặc thí nghiệm sẽ thuyết phục học sinh hơn

+ Khi nào cần sử dụng mới trình bày thiết bị, Khi vận hành thử thiết bị thì cũng vận hành từ để học sinh dễ quan sát và tránh làm hư hỏng thiết bị

+ Tận dụng tối đa các hình ảnh trong SGK, khai thác triệt để các tranh ảnh và thiết bị hiện có của nhà trường và tự tạo một số đồ dùng trực quan mới (nếu có thể) nhưng phải có kích thước phù hợp để học sinh dễ quan sát.

+ Ở các tiết thực hành, giáo viên cần giáo dục tư tưởng để hình thành tác phong công nghiệp, luôn làm việc theo qui trình, những học sinh của nhóm nào không thực hiện đúng theo qui trình thực hành thì không những bị trừ điểm nhóm mà còn bị phạt

+ Khi sử dụng đồ dùng trực quan cần kết hợp với các phương pháp dạy họctích cực khác như dạy học vấn đề, sử dụng các câu hỏi gợi mở, Theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, kích thích óc tò mò, phát triển năng lực nhận thức Từ đó làm cho các em khám phá kiến thức của bài học

+Tuy nhiên cũng cần chú ý tránh tình trạng sử dụng quá nhiều đồ dùng trực quan Nếu lạm dụng sẽ làm cho tiết học kém hiệu quả vì chỉ giống nhưmột tiết tham quan học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm của bài học và việc sử dụng các hiệu ứng không phù hợp cũng dễ gây mất sự chú ý, tập trung của học sinh vào kiến thức cần đạt

Ví dụ minh họa :

VÍ DỤ 2

Khi dạy học bài “ CƯA VÀ ĐỤC KIM LOẠI “, giáo viên sử dụng đồ

dùng thực nghiệm là chiếc cưa tay để cưa kim loại Giáo viên thao tác tháo, lắp cưa và tư thế đứng cưa để học sinh quan sát từ đó làm theo đúng kĩ thuật

Hoạt động: Kỹ thuật cưa kim loại

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh quan sát GV thực hiện mẫu cách lắp lưỡi cưa vào khungcưa và cách chọn chiều cao eto

-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành các nội dung: Trước khi cưa cần chuẩn bị những gì

? Vì sao khi lắp lưỡi cưa vào khung cưa phải để các răng của lưỡi cưa hướng ra khỏi phía tay nắm

? Vì sao phải chọn eto theo tầm vóc của người cưa

Trong quá trình cưa, thao tác nào là thao tác có tác dụng cắt kim loại Để đảm bảo an toàn khi cưa cần thực hiện những quy định gì - Yêu cầu 2 HS lên thực hiện dưới sự giám sát của giáo viên

Trang 10

*Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh :

+ Quan sát giáo viên thực hiện mẫu cách lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho đúng kĩ thuật, cách chọn eto phù hợp với chiều cao người dùng

+ Thực hiện thảo luận nhóm

+ Học sinh lên thực hiện các kỹ thuật cưa kim loại - Dự kiến sản phẩm:

+ Nội dung thảo luận nhóm + Sản phẩm thực hành của HS

* Báo cáo kết quả:

Một học sinh đại diện cho nhóm báo cáo nội dung thảo luận * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên cho HS đánh giá chéo

- Giáo viên nhận xét mức độ hoàn thành và chốt kiến thức

3.3Giải pháp 3: Sử dụng hiệu quả các video thực tế mạng internet:

-Tác dụng của việc sử dụng video thực tế và mạng internet:

- Làm tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh: Các video thực tế và mạng internet góp phần nâng cao tính trực quan trong quá trình dạy học Giúp học sinh tiếp cận với các sự vật hiện tượng trong thực tế có liên quan đến nội dung kiến thức bài học Đồng thời nó là phương tiện chứa đựng và truyền tải thông tin.

- Giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kĩ năng thực hành

- Kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo động cơ học tập cho học sinh,rèn thái độ tích cực học tập.

- Giúp phát triển trí tuệ cho HS Đồng thời giáo dục nhân cách cho HS - Phương pháp sử dụng các đoạn video thực tế và mạng internet:

- Các đoạn vi deo phải đảm bảo có hình ảnh rõ nét, âm thanh đầy đủ và dễ nghe Vì vậy phải chuẩn bị trước màn chiếu và loa

- Các đoạn video có thể chúng ta tự quay trong thực tế hoặc sưu tầm qua mạng internet nên cần có thiết bị quay hoặc phòng học có kết nối mạng internet - Nội dung đoạn video phải có thời gian vừa đủ, không quá dài, không quá ngắn làm học sinh chán không nghe hoặc chưa đủ để HS tiếp thu và hiểu các kiến thức liên quan Đặc biệt đoạn video không nói lại các kiến thức SGK, mà phải mở rộng hơn liên quan đến tính ứng dụng và vận dụng của kiến thức, từ đó HS bước đầu hiểu được kiến thức bắt nguồn từ thực tế và cũng được vận dụng vào tực tế

- Slide để video phải phù hợp, thời điểm sử dụng thích hợp trong giờ lên lớp để hạn chế tính tò mò hiếu kỳ của học sinh làm phân tán tư duy.

- Cần xây dựng các trò chơi trực tuyến như trò chơi sử dung phần mềm Quizziz

Ngày đăng: 01/08/2024, 15:03

w