Ngànhcông nghiệp chiếm khoảng 38-40% trong cơ cấu kinh tế vùng.Để thực hiện được các mục tiêu trên, giai đoạn đến năm 2025: Quy hoạch địnhhướng phát triển công nghiệp Vùng Đồng bằng sông
Trang 2Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Địa lí vùng kinh tế Việt Nam là phần kiến thức trọng tâm có dung lượng kiếnthứ lớn và thời lượng giảng dạy nhiều trong chương trình Địa lí 12 Tuy không khónắm bắt nhưng để hiểu sâu được bức tranh kinh tế xã hội của từng vùng thì đòi hỏingười học phải có kĩ năng tổng hợp các phần địa lí tự nhiên, dân cư và ngành kinh tế
đã học ở các chương trước đó Ngoài ra, học sinh phải biết so sánh, đối chiếu nhữngvấn đề phát triển kinh tế - xã hội nổi bật giữa các vùng với nhau cũng như hiểu đượcvai trò của từng vùng trong sự phân công lao động theo lãnh thổ của cả nước
Trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 môn Địa lí từ năm 2009 trởlại đây, vùng kinh tế luôn chiếm 3/20 điểm với những câu hỏi có nội dung tương đốikhó, tập trung vào tìm hiểu nguồn lực phát triển kinh tế nói chung cũng như từngngành nói riêng và cơ cấu kinh tế của các vùng Đặc biệt, các câu hỏi liên quan đếnvùng Đồng bằng sông Hồng cũng thường xuyên xuất hiện trong các đề thi học sinhgiỏi cấp tỉnh ở cả lớp 9 và lớp 12 và đề thi học sinh giỏi quốc gia trong những năm gầnđây
Đối với học sinh và giáo viên các trường chuyên, ngoài việc trang bị được cáckiến thức cơ bản còn yêu cầu hiểu sâu sắc và rèn luyện các kỹ năng có liên quan, giảicác dạng bài tập Tuy nhiên, trong chương trình sách giáo khoa hiện nay, nội dungchuyên đề chỉ được trình bày ngắn gọn trong một bài học đã không đáp ứng được choviệc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh các trường chuyên Bên cạnh đó,các tài liệu nghiên cứu về nội dung này lại chưa gắn kết với hoạt động dạy học mà chủyếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, tham khảo
Xuất phát từ thực tế giảng dạy chuyên sâu, chương trình bồi dưỡng cho họcsinh giỏi Địa lí ở các trường THPT chuyên, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu thamkhảo, tác giả đã hệ thống hoá một số nội dung kiến thức và bài tập Việc hệ thống nộidung lý thuyết và các dạng bài tập liên quan đến vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ giúpcác giáo viên và học sinh có được nguồn tài liệu đầy đủ, phong phú, logic nhất về vấn
đề phát triển kinh tế xã hội nổi bật của vùng, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc dạy
và học ở các trường chuyên, ôn luyện thi học sinh giỏi các cấp
Để đáp ứng các yêu cầu trên, tôi xây dựng chuyên đề “Đồng bằng sông Hồng
và các dạng câu hỏi, bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi và thi tốt nghiệp THPT” Đề tài
hướng tới đối tượng chính là giáo viên và học sinh các trường chuyên (nhất là trongquá trình ôn luyện thi học sinh giỏi Quốc gia) và ôn thi tốt nghiệp THPT Tuy nhiên,các giáo viên và học sinh phổ thông không chuyên cũng sẽ có được nguồn tài liệu hữuích phục vụ kì thi THPT quốc gia, các kì thi học sinh giỏi tỉnh
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Biên soạn “Đồng bằng sông Hồng và các dạng câu hỏi, bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi và thi tốt nghiệp THPT” nhằm mục đích làm tư liệu trong việc giảng
dạy môn địa lí ở trường phổ thông nói chung, trường chuyên nói riêng và đặc biệt là
Trang 3trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia cũng như ôn thi tốt nghiệp THPT chohọc sinh 12.
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết 2 nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tìm hiểu lí thuyết vùng đồng bằng sông Hồng
- Các phương pháp và phương tiện dạy học
- Đưa ra một số câu hỏi tự luận phục vụ thi học sinh giỏi cấp THPT có liênquan đến một số vấn đề của vùng đồng bằng sông Hồng kèm theo hướng dẫn trả lời vàcác câu hỏi trắc nghiệm có kèm theo đáp án
IV ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu một số khía cạnh của đồng bằng sông Hồng: vị tríđịa lí, phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhânvăn, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, bộ khung lãnh thổ, định hướng phát triển vàvấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
V.1 Phương pháp thu thập tài liệu
Do thời gian nghiên cứu có hạn, đối tượng nghiên cứu rộng nên đây là phươngpháp chủ đạo được sử dụng trong quá trình thực hiện chuyên đề
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đề tài tiến hành thu thập các số liệu và tàiliệu liên quan đến nội dung của đề tài gồm:
- Các tài liệu tham khảo liên quan đến Đồng bằng sông Hồng
- Các trang web viết về Đồng bằng sông Hồng
V.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh số liệu thống kê.
Sau khi thu thập tài liệu, tôi tiến hành tổng hợp, phân tích và so sánh tài liệu đểphù hợp với mục đích nghiên cứu Việc sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp có
ý nghĩa quan trọng trước hết với việc “làm sạch” tài liệu đặc biệt là số liệu Các số liệuthu từ nhiều nguồn khác nhau chắc chắn có độ “vênh” nhất định, cần được xử lí chophù hợp với thực tế khách quan Sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra bản chất củađối tượng giúp người nghiên cứu có cơ sở để phát hiện ra tính quy luật về phát triển vàphân bố công nghiệp theo thời gian và không gian
V.3 Phương pháp sử dụng bản đồ, sơ đồ, hình ảnh minh họa.
Tất cả các quá trình nghiên cứu địa lí đều bắt đầu bằng bản đồ và kết thúc bằngbản đồ Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng một số bản đồ, các sơ đồ và đặc biệt là cáchình ảnh minh họa sinh động để giúp người đọc có cái nhìn trực quan về đối tượngnghiên cứu
VI NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã hệ thống hóa được những kiến thức khái quát về đồng bằng sôngHồng Đưa ra được các phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp; hệ thống hóacác dạng câu hỏi liên quan đến vùng
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề, tôi đã có nhiều cố gắng,
Trang 4song không tránh được những sai sót ngoài mong muốn Vì vậy tôi rất mong nhậnđược sự đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và các em học sinh.
Trang 5Phần thứ hai: NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Trong cuốn Thiên nhiên Việt Nam giáo sư Lê Bá Thảo đã viết: “Đó là miền đất được giành giật từ biển do sức lao động bồi đắp cần cù và nhẫn nại của sông Hồng qua hàng triệu năm, được con người chinh phục cách đây hàng nghìn năm khi đang còn ngổn ngang đầm lầy và lòng sông cũ Bây giờ nó đã trở thành một châu thổ hình tam giác cân rộng rãi và đường bệ.
Nhiều sự tích và truyền thuyết được gắn liền với miền đất có bề mặt bằng phẳng
và đẹp đẽ ấy Dù có hoang đường đến mức nào, chúng cũng chỉ nói lên một cách hình tượng hơn và có hương vị hơn về cuộc đấu tranh hàng thế kỉ giữa người dân sống ở đấy với các lực lượng hung bạo của tự nhiên và các thế lực kẻ thù xâm lược Đấy là cuộc đấu tranh không nhân nhượng giữa người và nước lũ, biển cả và bão tố, úng, hạn và nhiều biến cố khác nữa.” Đoạn văn trên miêu tả về một vùng đất anh hùng – Vùng Đồng bằng
sông Hồng
I.1 Vị trí địa lí và lãnh thổ
Hình 1: Bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng
I.1.1 Vị trí địa lí:
- Đồng bằng sông Hồng có nhiều tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc;
có Hà Nội và Hải Phòng là 2/3 đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng– Quảng Ninh
- Nằm ở hạ lưu của 2 hệ thống sông lớn: sông Hồng, Thái Bình nên có tiềm nănglớn về sản xuất nông nghiệp
- Tiếp giáp:
Trang 6+ Trung du và miền núi Bắc Bộ - vùng giàu tài nguyên khoáng sản và thuỷ điện nhấtnước ta; Bắc Trung Bộ - vùng có tiềm năng lớn về lâm nghiệp và thủy sản; thuận lợi chovùng mở rộng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
+ Phía Đông và Đông Nam giáp biển thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển
và giao lưu với thế giới, cảng Hải Phòng được coi như cửa ngõ vào ra cho toàn bộ BắcBộ
Đồng bằng sông Hồng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa trung du, miền núi phía Bắc
và Tây Bắc với vùng biển phía Đông, Đồng bằng sông Hồng có vai trò quan trọng trong
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
I.1.2 Lãnh thổ:
Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, VĩnhPhúc, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.Năm 2021, diện tích của vùng là 21.278,46 km2 (6,4% diện tích cả nước), dân số là23.224.840 người (23,6% dân số cả nước) Có thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chínhtrị, văn hóa, khoa học - kĩ thuật quan trọng của vùng và cả nước
Đồng bằng sông Hồng có hình dạng như một tam giác châu, đỉnh là Việt Trì, đáy
là đoạn bờ biển kéo dài từ Hải Phòng đến Ninh Bình
Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìatrung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềmnăng với các đảo Cát Bà, Bạch Long Vỹ …
I.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
I.2.1 Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam;trong vùng có nhiều ô trũng (Hà - Nam - Ninh) Có hệ thống đê điều khiến bề mặt đồngbằng bị chia cắt thành nhiều ô Vùng ngoài đê được phù sa bồi đắp hàng năm màu mỡ;vùng trong đê dễ thoái hóa, bạc màu gồm nhiều khu ruộng bậc cao và các ô trũng ngậpnước
Hình 2 Cánh đồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng
Trang 7I.2.2 Đất
Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu của vùng
Về hiện trạng sử dụng đất: Với tổng diện tích tự nhiên là 21.255 km2 Cơ cấu sửdụng đất của vùng và các địa phương trong vùng thể hiện trong bảng số liệu sau:
Bảng 1 Cơ cấu sử dụng đất của vùng đồng bằng sông Hồng năm 2020
Vùng
Tổng diện tích (nghìn ha)
Trong đó Nông
nghiệp
Lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất ở
Chưa sử dụng
I.2.3 Khí hậu
Đồngbằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh,nhiệt độ không khí trung bình năm 22,5- 23,50C, lượng mưa trung bình năm 1400 -2000mm Lượng mưa biến đổi qua nhiều năm không lớn, năm mưa nhiều gấp 2- 3 lầnnăm mưa ít
Trang 8Hình 3 Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội
Đặc trưng khí hậu của vùng là có một mùa đông lạnh (tháng 10 đến tháng 4), mùađông cũng là mùa khô nhưng có mưa phùn Vì vậy, phần lớn diện tích đất đồng bằng, đấtbãi ven sông được sử dụng trồng các loại rau vụ đông (đây cũng là thế mạnh độc đáo củavùng)
I.2.4 Nguồn nước
Nằm ở hạ lưu của sông Hồng - Thái Bình với nhiều chi lưu, nên mạng lưới sôngngòi rất dày đặc; cùng với lịch sử khai thác lãnh thổ sớm, dân cư quá đông đúc, người dân
đã xây dựng hệ thống đê sông, đê biển ngăn lũ, ngăn mặn, phát triển hệ thống tưới tiêu,
mở rộng diện tích đất canh tác; kết hợp với hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đườngthủy rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng có vùngbiển khá rộng, đường bờ biển khá dài 400 km từ Thủy Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn
- Ninh Bình, thềm lục địa mở rộng ra phía biển 500 km, có nhiều bãi triều rộng, phù sadày là cơ sở để phát triển ngành thủy - hải sản (tôm, rong câu)…
Ở vùng cửa sông ven biển khi triều dâng các dòng nước chảy ngược sông, nếu lũlớn mà gặp triều dâng gây hiện tượng dồn ứ nước trên sông, dòng chảy ngược mang theonước mặn lấn sâu vào đất liền (sông Hồng là 20 km, sông Thái Bình là 40 km) Vào mùacạn, mực nước sông chỉ còn bằng 20 - 30% lượng nước cả năm gây tình trạng thiếu nước
Hình 4 Biển Đồ Sơn, Hải Phòng
I.2.5 Sinh vật
Tài nguyên sinh vật: vùng có tài nguyên sinh vật khá phong phú với nhiều độngthực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam Mặc dù trong vùng có các
Trang 9khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườnquốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.
Hình 5 Vườn quốc gia Cúc Phương
I.2.6 Khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản không nhiều, đã phát hiện khoảng 307 mỏ và điểm quặng,chủ yếu là đất sét trắng (Hải Dương); đá vôi (Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Ninh Bình)chiếm 25,4% cả nước dùng trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và sành sứ.Trong lòng đất có khí đốt (Tiền Hải), có dầu mỏ ở bể trầm tích sông Hồng (800 triệu tấn);than nâu (ở độ sâu quá lớn 200 - 2000 m), trữ lượng vài chục tỉ tấn (80% tập trung ở tỉnhThái Bình) chưa có điều kiện khai thác
I.3 Tài nguyên nhân văn
Là vùng có lịch sử hình thành sớm, là cái nôi của nền văn minh lúa nước; dân cưđông đúc; có truyền thống thâm canh và các ngành nghề thủ công mỹ nghệ Năm 2021dân số của vùng 23,2 triệu người Mật độ dân số trung bình 1.091 người/km2, gấp khoảng3,5 lần mật độ dân số trung bình cả nước Trong đó, nơi có mật độ cao nhất là Hà Nội2.480 người/km2; cao thứ 2 là Bắc Ninh 1778 người/km2, thấp nhất là Ninh Bình 714người/km2
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên còn cao, khoảng 1,07% cao hơn mức trung bình cảnước là 0,93% (năm 2020) Trong đó, cao nhất là Bắc Ninh (1,79%) và thấp nhất là NamĐịnh (0,8%)
Cơ cấu dân số của vùng đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng với tỉ lệ người từ 15
- 64 tuổi chiếm trên 65%, nhưng tỷ trọng dân số trên 65 tuổi đang tăng với tốc độ nhanhtrên 7% Tỉ số giới tính năm 2020 là 98,5%, hiện nay đang có sự thay đổi về cơ cấu giớitính cũng như tỉ lệ nữ trong các nhóm tuổi Về thành phần dân tộc: Đa số dân số là ngườiKinh, một bộ phận nhỏ thuộc Ba Vì (Hà Nội) và Nho Quan (Ninh Bình) có thêm dân tộcMường
Bảng 2 Dân số của các vùng thời kỳ 1995 - 2021 (Đơn vị: nghìn người)
Trang 10xã tập trung thành những điểm trên dải đất cao xen kẽ trong vùng và phân bố dọc hai bờsông Hồng, Thái Bình (phù hợp với việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong vùnggắn với nông ngư nghiệp)
Tỉ lệ dân đô thị năm 2021 là 36,0%, thấp hơn tỉ lệ này của cả nước (37,1%), thấphơn nhiều so với Đông Nam Bộ (66,4%) Trình độ học vấn và dân trí của vùng cao hơnhẳn các vùng khác Năm 2021, tỉ lệ người chưa biết chữ chỉ 1,3% (cả nước 4,3%); laođộng có chuyên môn kĩ thuật là 37% (cả nước 26,1%); số cán bộ có trình độ cao đẳng –đại học chiếm 35,5% tổng số cán bộ cao đẳng – đại học của cả nước (Đông Nam Bộ là20,6%) Sự phát triển kinh tế - xã hội lâu đời đã hình thành trên vùng nhiều điểm, cụmkinh tế - xã hội, thị trấn, thị xã, thành phố (đặc biệt là hai trung tâm kinh tế rất lớn HàNội, Hải Phòng được coi là 2 cực phát triển của vùng); các làng nghề truyền thống nhưlàng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), chạmbạc (Thái Bình)… Tài nguyên văn hóa, lịch sử, những công trình kiến trúc cổ,…có mật
độ tập trung cao hơn nhiều so với các vùng khác
Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ hơn 1000 năm, là một trongnhững cái nôi của nền văn minh nhân loại, hình thành nên văn minh sông Hồng; thuận lợi
để phát triển hoạt động du lịch Tuy nhiên, lịch sử khai thác sớm đã để lại một địa hình ôtrũng lớn, rất tốn kém khi cải tạo; khí hậu 2 mùa đã gây mất cân đối nguồn tài nguyênnước, một mùa dư thừa nước lại kèm theo bão lũ dễ bị ngập úng; một mùa khô (thiếunước) Các sông lớn bắt nguồn từ Trung Quốc qua vùng miền núi trung du rồi vào đồngbằng ra biển, vì vậy mọi tác động của vùng thượng và trung lưu như phá rừng, phù sa bồilấp cửa sông, nước thải của các khu công nghiệp, nước thải của đô thị đều có ảnh hưởnglớn đến đồng bằng Gia tăng dân số vẫn còn cao; di dân tự do vào các thành phố lớn đãgây sức ép lớn đối với nền kinh tế; thất nghiệp ở thành phố, thiếu việc làm ở nông thônđang là vấn đề lớn cần giải quyết Mặt khác, việc điều tra cơ bản, xây dựng qui hoạch, kếhoạch khai thác tiềm năng trong vùng còn chắp vá, chưa đầy đủ, gây tình trạng lãng phí,
sử dụng không hợp lý đều ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội củavùng
I.4 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
I.4.1 Tình hình chung:
Vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân cả nước, giai đoạn
2005-2020 bình quân đạt 7,94%/năm (cả nước là 6,36%) Quy mô kinh tế năm 2005-2020 gấp 7,75lần so năm 2005, chiếm 29,4% GDP cả nước (đứng thứ 2, sau Vùng Đông Nam Bộ);
Trang 11GRDP bình quân đầu người đạt 103,6 triệu đồng/năm, gấp 1,3 lần bình quân cả nước (sauVùng Đông Nam Bộ là 141,3 triệu đồng/năm).
Cơ cấu chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp - xâydựng, dịch vụ (năm 2020 lần lượt là 40,62% và 40,64%); các ngành công nghiệp mũinhọn phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn, ít thâm dụng lao động, hàm lượng côngnghệ cao Kinh tế biển phát triển khá, đặc biệt Hải Phòng, Quảng Ninh dần trở thànhtrung tâm kinh tế biển, dịch vụ cảng biển lớn của cả nước
Thu ngân sách tăng nhanh, tổng thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2005 - 2020chiếm 32,7% (đến năm 2020 chiếm 34,5%) tổng thu ngân sách nhà nước cả nước (sauvùng Đông Nam Bộ); vùng có 7/11 địa phương có điều tiết về Trung ương
I.4.2 Về sản xuất nông nghiệp:
Từ nền nông nghiệp lúa nước độc canh, đến nay cơ cấu nông nghiệp của vùng đã
có những thay đổi đáng kể, nhưng vẫn mang sắc thái của nền nông nghiệp nhỏ bé, lạchậu, độc canh Năm 2020, diện tích đất nông nghiệp của vùng là 776,5 nghìn ha; chiếm36,5% diện tích đất tự nhiên của vùng Trong đó, năm 2020:
Cây lương thực 1,03 triệu ha (12,7% diện tích cây lương thực có hạt của cả nước),sản lượng lương thực 6,3 triệu tấn (13,0% cả nước); đất trồng lúa là 0,97 triệu ha (13,4%
cả nước), sản lượng là 6,02 triệu tấn (13,7% cả nước) Cây hoa màu chỉ chiếm 5% chủyếu là ngô (diện tích 60500 ha, sản lượng 314,3 nghìn tấn), còn lại là khoai, sắn trên cácvùng đất bãi ven sông hoặc vùng đất cao luân canh với các cây ngắn ngày khác
Cây công nghiệp hàng năm nhiều nhất là đay (55,1%) và cói (41,28%) cả nước.Ngoài ra còn có đỗ tương, lạc, mía, thuốc lá, dâu tằm,
Đồng bằng sông Hồng có những vùng thâm canh, chuyên canh rau quả xuất khẩulớn nhất cả nước trong vụ đông xuân (đây là thế mạnh độc đáo của vùng với 3 tháng mùađông lạnh), phân bố tập trung ở hầu hết các tỉnh trong vùng Diện tích rau đậu các loạikhoảng trên 80,0 vạn ha Về chăn nuôi, đàn lợn gắn với vùng sản xuất lương thực
Chăn nuôi: Đàn lợn 4,8 triệu con (2020) chiếm 20,4% cả nước; gia cầm lớn nhất
cả nước127.966 nghìn con (24,3%); đàn trâu có xu hướng giảm (1985 là 330,0 nghìn con,
2008 còn 107,5 nghìn con, 2020 còn 121,7 nghìn con); đàn bò tăng từ 176,0 năm 1985nghìn lên 498,1 nghìn con, bò sữa phát triển mạnh ở ngoại thành Hà Nội; chăn nuôi gàcông nghiệp đang phát triển mạnh dưới hình thức trang trại
Thủy sản: diện tích nuôi thủy sản năm 2021 của vùng 141,9 nghìn ha (chiếm12,6% cả nước); sản lượng thủy sản nuôi trồng là 845310 nghìn tấn (chiếm 17,4 % cảnước); chủ yếu là nuôi cá và nuôi tôm Hoạt động đánh bắt hải sản tương đối phát triển ởcác tỉnh giáp biển: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định
I.4.3 Về công nghiệp:
Đồng bằng sông Hồng là vùng công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất ở nước ta,tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp hàng đầu cả nước Tổng giá trị sản xuất côngnghiệp năm 2010 cả vùng ước đạt 251 nghìn tỷ đồng; đến năm 2015, giá trị sản xuất công
Trang 12nghiệp toàn vùng đạt 319,18 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 4,9%/năm giai đoạn 2011
-2015 và đến năm 2020 đạt 551,77 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 11,75%/năm trong giaiđoạn 2016 - 2020 Trong đó, thành phố Hà Nội đạt giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất,tiếp đến là Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh…
Tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ trong GRDP đến năm 2020của vùng đạt 94,6% (không bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp), trong đó công nghiệpxây dựng là 44,76%, dịch vụ 49,33% So với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hai khu vựccông nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã đạt 99,6% mục tiêu đến năm 2020 (mục tiêu đượcphê duyệt là 94,5%)
Ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục duy trì vai trò trụ cột tăng trưởng của vùng(tập trung tại một số tỉnh, thành phố của Vùng như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng), tỷtrọng GDP ngành công nghiệp - xây dựng của vùng Đồng bằng sông Hồng so với cả nước
đã tăng từ 28,6% năm 2016 lên 30,7% GDP năm 2020, tăng trưởng chủ yếu từ các ngànhcông nghiệp mũi nhọn như: điện, điện tử, lắp ráp ô tô, đóng tàu, dệt may, công nghiệpphụ trợ
Những ngành quan trọng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP là công nghiệp chếbiến lương thực, thực phẩm (20,9%), công nghiệp nhẹ (dệt, may, da) 19,3%, công nghiệpsản xuất vật liệu xây dựng (17,9%), cơ khí (thiết bị máy móc, điện tử, điện) 15,6%, hóachất - phân bón - cao su (8,1%) Sản phẩm công nghiệp cung cấp cho nhu cầu của vùng,cho các tỉnh phía Bắc và cả nước Một số khu, cụm công nghiệp được hình thành có ýnghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng như Hà Nội, Hải Phòng, HảiDương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc hay khu công nghệ cao Hòa Lạc - Xuân Mai
I.4.4 Các ngành dịch vụ, thương mại
Các ngành công nghiệp, dịch vụ của vùng thực chất mới đang phát triển
+ Về giao thông vận tải: Kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải phát triển nhanh, đồng
bộ, hiện đại, tốt so với các vùng trên cả nước, hội tụ đủ 5 phương thức vận tải Đến năm
2020, toàn vùng có 496 km đường cao tốc, 2.133 km quốc lộ, có mật độ đường cao tốc vàquốc lộ cao nhất cả nước Trong đó, mật độ đường cao tốc là 2,33 km/100 km2 (cả nướctrung bình là 0,37 km/100 km2) và mật độ quốc lộ là 10,1 km/100 km2 (cả nước trungbình là 7,4 km/100 km2) Phát triển đô thị tăng nhanh, tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2021 đạttrên 41% (đứng thứ 2/6 vùng kinh tế, sau Đông Nam Bộ)
+ Là vùng có hoạt động thương mại lớn của cả nước, Đồng bằng sông Hồng đảmnhận phân phối hàng hóa cho các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung Tổng mức bán lẻhàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 là 1.133.379,9 tỷ đồng; chiếm 23,4%
cả nước (2020) Đây là nơi có ngành tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch, thôngtin, tư vấn, chuyển giao công nghệ lớn của cả nước Là vùng nổi trội hơn hẳn các vùngkhác về dịch vụ bưu điện và kinh doanh tiền tế (tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, kho bạc,
xổ số) Về dịch vụ bưu điện, thì trên 70% là cung cấp cho ngoài vùng
Thu hút FDI tăng khá nhanh Đến năm 2020, đứng thứ 2 trong các vùng kinh tế(chiếm khoảng 31,4% tổng vốn cả nước) Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh luônthuộc nhóm 10 địa phương có tổng số vốn FDI dẫn đầu cả nước
Trang 13Như vậy, cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theohưởng tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng củakhu vực nông - lâm - ngư nghiệp Trong nội bộ của từng ngành cũng có sự chuyển dịchtheo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
I.5 Bộ khung lãnh thổ của vùng
I.5.1 Hệ thống đô thị
- Là vùng phát triển sớm nên có mạng lưới đô thị khá dày đặc; năm 2021 vùng có
1 đô thị đặc biệt (thủ đô Hà Nội), 1 đô thị loại 1 (thành phố Hải Phòng), 14 thành phố trựcthuộc tỉnh (Nam Định, Phủ Lý, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Thái Bình,Ninh Bình, Tam Điệp, Chí Linh, Phúc Yên, Từ Sơn, Mỹ Hào và Sơn Tây); khoảng cáchgiữa các đô thị này chỉ vài chục km; điều này rất thuận lợi cho việc trao đổi thông tin - laođộng - hàng hóa giữa các khu vực với nhau
- Các đô thị lớn của vùng:
+ Hà Nội là thủ đô, đô thị hạt nhân của vùng
+ Phía bắc là các đô thị vệ tinh như Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Xuân Mai, + Phía đông của vùng có thành phố Hải Phòng là trung tâm lớn, có sân bayquốc tế cùng tên, bên cạnh Hải Phòng có Hải Dương, Hưng Yên trên QL5, QL 39,QL18
+ Phía nam có thành phố Nam Định cùng với cụm đô thị kề bên như thị xã TamĐiệp, thành phố Ninh Bình, thành phố Phủ Lý, thành phố Thái Bình, cùng hàng loạt cácthị trấn dọc theo QL 10 và QL 1A
I.5.2 Hệ thống trục tuyến giao thông
- Hệ thống đường sắt đều qui tụ ở Hà Nội, chiếm khoảng 1/3 tổng chiều dài cảnước Quan trọng nhất là tuyến đường sắt Thống Nhất Đoạn Hà Nội - Đồng Đăng dài
167 km, có 21 ga, đi qua vựa lúa lớn của vùng, qua các thành phố, thị xã quan trọng, lưulượng hàng hóa và hành khách qua lại rất lớn Tuyến Hà Nội - Hải Phòng (102 km), chạysong song với QL5 là cửa ngõ xuất nhập khẩu lớn nhất của miền Bắc, tuyến này hợp với
Hà Nội - Lào Cải tạo thành tuyến Hải Phòng - Côn Minh xuyên dọc thung lũng sôngHồng, đi qua các vùng giàu tài nguyên khoáng sản, cây công nghiệp, các trung tâm côngnghiệp lớn Đây sẽ là tuyến huyết mạch trong hệ thống đường sắt của vùng
- Mạng lưới đường ô tô cũng đều qui tụ về trung tâm Hà Nội và tỏa đi các hướngvới các trục chạy song song với hệ thống đường sắt, hoặc men theo đường bờ biển Cảmạng lưới và phương tiện vận tải đều chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước; khoảng cách mỗiđầu mút cách trung tâm không quá 400 km Các tuyến quan trọng: QL1A từ Bắc Ninh -
Hà Nội - Ninh Bình; QL5 (Hà Nội - Hải Phòng); QL6 (Hà Nội - Hà Đông - Tây Bắc);QL10 chạy song song với cạnh đáy của châu thổ (Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định);đường 17 (Hải Dương - Ninh Giang); đường 39 (Thái Bình - Hưng Yên; đường 39B (ChợGạo, Thành phố Hưng Yên - Hải Dương),
- Mạng lưới đường sông gần như đều đi qua các thành phố lớn từ duyên hải lêntrung du miền núi như: Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên, Bắc
Trang 14Giang , mớm nước sâu (ví dụ, cửa Nam Triệu có chỗ sâu trên 9 m, đến Việt Trì còn 2,5m), hàng hóa theo đường sông có thể đến nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.
- Các luồng chở khách: Hà Nội - Thái Bình (118km), bến chính Hưng Yên (cách
Hà Nội 75km), Nam Định (108km) Hải Dương - Chũ (93 km), bến chính Phả Lại (28km), Lục Nam (61 km) và Chũ Sơn Tây - Chợ Bờ (113 km), bến chính Việt Trì, HòaBình, Chợ Bờ Hải Phòng - Bắc Giang (107 km), các bến Đông Triều, Chí Linh, Phả Lại,Bắc Giang Hải Phòng - Cẩm Phả (90 km) - Móng Cái (196 km), 3/5 chiều dài đi venbiển, các bến Quảng Yên, Cát Hải, Hòn Gai, Cẩm Phả Mũi ngọc, Móng Cái Hải Phòng -Nam Định (153 km) từ sông Cấm sang sông Luộc về sông Hồng đến Bến Lữ (Tiên Lữ -Hưng Yên) tách 2 luồng: luồng Hưng Yên-Dốc Lã (140 km), luồng Hưng Yên-Nam Định(153 km)
- Các luồng chở hàng hóa: Hải Phòng - Việt Trì (300 km): than, phân bón, vật liệuxây dựng, lương thực thực phẩm Hải Phòng - Bắc Giang - Thái Nguyên (217km): ximăng, sắt thép, sản phẩm công nghiệp tiêu dùng Hải Phòng - Hòn Gai - Cẩm Phả - MóngCái (196 km): than, xi măng, lương thực thực phẩm Văn Lý - Ninh Cơ - Nam Định:muối, lương thực Hà Nội - Việt Trì - Hòa Bình (nông - lâm, công nghệ, vật liệu, lươngthực thực phẩm )
- Các cảng biển: Trong vùng có những cảng quan trọng: Hải Phòng, Cửa Lục, CửaÔng, Hòn Gai Quan trọng nhất là cảng Hải Phòng, cảng nằm ở bên bờ sông Cấm, thôngvới sông Bạch Đằng để đi ra cửa Nam Triệu, mớm nước trên 7 m, tàu 1,0 vạn tấn ra vàothuận lợi, là đầu mối nối với Hà Nội bằng nhiều tuyến đường sắt, bộ, sông, hàng không,ống Cảng có thể tiếp nhận > 2,0 triệu tấn hàng/năm Từ cảng này xuất ra ngoài (quặngkim loại, nông sản, lâm sản, hàng công nghệ ), nhập vào (nhiên liệu lỏng, thiết bị máymóc, hàng tiêu dùng, lương thực – thực phẩm, phương tiện vận tải)
- Đường hàng không: trong vùng có 2 sân bay quốc tế Nội Bài, Cát Bi với nhiềutuyến đường bay trong và ngoài nước (sân bay Nội Bài được trang bị kĩ thuật rất hiệnđại)
I.6 Định hướng phát triển
I.6.1 Định hướng chung
Theo Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng ĐBSH đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển vùng bảo đảm phùhợp với tiềm năng, thế mạnh Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021
- 2030 đạt 9%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 274 triệu đồng/người/năm;kinh tế số đạt khoảng 35% GRDP; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 55% Tầm nhìn đến năm
2045, ĐBSH là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái; là trung tâm kinh tế, tàichính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáodục, đào tạo, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộiđồng bộ, hiện đại, thông minh
Đối với công nghiệp: Mục tiêu đến 2025, ngành công nghiệp chiếm khoảng 40 42% trong cơ cấu kinh tế vùng, sản phẩm của vùng có chất lượng cao, thân thiện với môitrường; có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu Đến năm
Trang 15-2035, công nghiệp Vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển với công nghệ tiên tiến, chấtlượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; đội ngũlao động chuyên nghiệp, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo Ngànhcông nghiệp chiếm khoảng 38-40% trong cơ cấu kinh tế vùng.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, giai đoạn đến năm 2025: Quy hoạch địnhhướng phát triển công nghiệp Vùng Đồng bằng sông Hồng phù hợp với chuyển dịch cơcấu kinh tế, hướng vào những ngành có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh như: côngnghiệp điện tử, cơ khí chính xác, ô tô, xe máy, sản xuất dụng cụ y tế, công nghiệp dược,hóa mỹ phẩm; tiếp tục phát triển một số ngành công nghiệp hóa chất, khai thác than, vậtliệu xây dựng, dệt may, da giày và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; liên kết nộivùng, ngoại vùng để hình thành mạng lưới sản xuất công nghiệp và phân phối hàng hóamột cách đồng bộ nhằm sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao chấtlượng, khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp; khuyến khích phát triển công nghiệp
hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như: cơ khí chế tạo, dệt may, sản xuất ô tô ô xemáy, điện tử, tạo ra mạng lưới vệ tinh cho các công ty lớn; phát triển công nghiệp bềnvững, cơ sở hạ tầng đồng bộ, chú trọng đến xây dựng các công trình bảo vệ môi trường
Giai đoạn đến năm 2035: tập trung vào các ngành sản xuất có công nghệ và thiết bịtiên tiến, các sản phẩm của công nghiệp có thương hiệu uy tín, có chất lượng và giá trịcao, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng được tiêu chuẩn cao của các nước phát triển
Về phân bố không gian phát triển công nghiệp, quy hoạch bố trí không gian côngnghiệp theo vị trí các khu công nghiệp và các hành lang công nghiệp
+ Về phát triển các khu công nghiệp: tiếp tục đầu tư hoàn thiện các khu côngnghiệp hiện có trên địa bàn các tỉnh trong vùng; hình thành có chọn lọc một số khu dựatrên các cơ sở công nghiệp đã có sẵn nhằm giải quyết tốt vấn đề đảm bảo hạ tầng cho pháttriển công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp; phát triển các khu côngnghiệp dọc theo các tuyến hành lang Quốc lộ 18, Quốc lộ 5, Quốc lộ 1; các khu vực cóđiều kiện thuận lợi về hạ tầng, có dự trữ đất xung quang Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng,Quảng Ninh và trên địa bàn các tỉnh khác trong vùng; hình thành một số khu công nghiệpgắn với trục quốc lộ 10, đường ven biển đi qua các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam,Ninh Bình; khai thác quỹ đất phèn chua không thích hợp cho trồng lúa
+ Về phát triển các hành lang công nghiệp: Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế
Hà Nội - Hải Phòng; hành lang kinh tế Hà Nội - Nội Bài - Hạ Long; hành lang kinh tế HàNội - Việt Trì qua thành phố Vĩnh Yên (theo cao tốc mới); hành lang kinh tế ven biển(Quảng Ninh - Hải Phòng- Thái Bình- Nam Định - Ninh Bình) và hành lang kinh tế HàNội - Lạng Sơn (theo tuyến Quốc lộ 1)
- Trong nông nghiệp:
Vùng định hướng phát triển nông nghiệp hiệu quả cao, bền vững, sinh thái, thíchứng với biến đổi khí hậu theo hướng nông nghiệp dựa trên ứng dụng công nghệ cao, sảnxuất an toàn, hữu cơ, sản xuất sản phẩm có giá trị cao theo chuỗi giá trị, tuần hoàn gắnvới xây dựng nông thôn mới hiện đại, nông dân văn minh Tập trung phát triển các vùngchuyên canh hàng hóa lớn, chất lượng cao như: lúa, rau, hoa, quả đặc sản, cây cảnh; chú
Trang 16trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc hữu cho vùng, địa phương;tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào trong chăn nuôi công nghiệp, theo mô hình trangtrại, trong đó tập trung vào các sản phẩm chủ lực như lợn, bò, gia cầm; đẩy mạnh nuôitrồng thủy sản, khai thác hải sản gắn với xây dựng, phát triển thương hiệu Tập trung đầu
tư hoàn thành Trung tâm hậu cần nghề cá lớn tại thành phố Hải Phòng Phát triển kinh tếlâm nghiệp kết hợp với bảo vệ chặt chẽ, nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ ven biển và khu bảo tồn thiên nhiên
Phải sử dụng tiết kiệm đất, thực hiện thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất;phát triển lương thực ở mức tối đa (đảm bảo an toàn lương thực quốc gia); tăng nhanhđàn lợn và các vùng chuyên canh rau quả; mở rộng có mức độ các cây đay, cói, mía, đậutương, phát triển cây dâu tằm; trồng và bảo vệ rừng phòng hộ kết hợp lấy gỗ củi Chú ý tổchức tốt khâu chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ (hướng mạnh vào thị trường ngoàinước); khai thác có hiệu quả 1,0 vạn ha mặt nước chưa được sử dụng và vùng nước lợ -mặn ven biển từ Hải Phòng - Ninh Bình để phát triển nghề nuôi trồng thủy, hải sản như
cá, tôm, rong câu, Đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ để tăng nguồn thực phẩm phục vụ nhucầu trong vùng và xuất khẩu
I.6.2 Về không gian lãnh thổ: hình thành 3 cụm đô thị gắn với phát triển công nghiệp,
dịch vụ
- Cụm phía Tây Bắc - trung tâm chính là Hà Nội
Theo qui hoạch của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Hà Nội là trung tâm kinh tế, chínhtrị, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, giáo dục – đào tạo, y tế lớn của cả nước Thành phố pháttriển theo trục lộ chính, dạng hình sao, xen kẽ cây xanh, hồ nước kết hợp với sông đi sâuvào trung tâm, tạo nên cảnh quan môi trường xanh - sạch Hà Nội có nhiệm vụ cung cấpđội ngũ lao động có trình độ khoa học – kĩ thuật – công nghệ, thông tin; kinh nghiệmquản lý, kinh doanh, chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các tỉnh (đặc biệt là phía bắc)
- Các thành phố vệ tinh của Hà Nội sẽ là:
+ Nội Bài, đô thị vệ tinh ở phía Bắc với sân bay cùng tên Các khu công nghiệp tậptrung sẽ hình thành là Sóc Sơn - Đông Anh, diện tích ~ 3.000 ha, dân số 15,0 vạn - 25,0vạn
+ Hòa Lạc là đô thị vệ tinh phía Tây Bắc, ở đây sẽ hình thành "làng khoa học", cáckhu công nghiệp tập trung là Sơn Tây - Xuân Mai; khu du lịch Đồng Mô - Ngải Sơn, SuốiHai, Ao Vua Diện tích 3.500 - 4.000 ha, dân số 30,0 - 50,0 vạn người
+ Ngoài ra, một số đô thị sẽ được nâng cấp, hoặc xây dựng mới cùng với các khucông nghiệp sẽ được hình thành theo nó như thị xã Sơn Tây, thị xã Xuân Mai, thị xã VĩnhYên nằm trên trục QL 21A kéo dài; thành phố Bắc Ninh trên QL 1A, Thị trấn Đông Anhtrên QL 3 Các thị xã, thị trấn này sẽ cung cấp nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp
sẽ hình thành tại đây
- Cụm phía Đông với trung tâm là thành phố Hải Phòng
Hải Phòng sẽ giữ vai trò đầu mối giao lưu liên vùng, cửa ngõ mở ra biển với quốc tế củavùng và các tỉnh phía Bắc Thành phố phát triển dựa vào lợi thế về giao thông vận tảibiển, công nghiệp cảng, hàng hải và dịch vụ cảng Thành phố sẽ mở rộng theo các hướng
Trang 17chính: Hướng nam - đông nam theo QL14 ra phía Đồ Sơn Phía bắc sẽ hình thành khuphố mới ở phía bắc sông Cấm (thuộc Tân Dương, Vũ Yên của huyện Thủy Nguyên), tiếptục mở rộng về phía tây dọc QL5 để tạo thành các đô thị vệ tinh Vật Cách, An Hải Còn ởtrung tâm thành phố sẽ được mở rộng thêm về phía Kiến An, Đình Vũ.
Ngoài ra, thành phố Hải Dương và thành phố Hưng Yên cũng được mở rộng vàphát triển trở thành thành phố vệ tinh, giữ vai trò nòng cốt của tiểu khu vực
- Cụm đô thị phía Nam với trung tâm là thành phố Nam Định
+ Thành phố Nam Định sẽ phát triển thành thành phố công nghiệp nhẹ và côngnghiệp chế biến
+ Thị xã Tam Điệp sẽ được mở rộng với diện tích 1.000 ha và dân số 20,0 vạnngười Các ngành công nghiệp sẽ đầu tư phát triển là xi măng và vật liệu xây dựng dựavào thế mạnh về nguồn đá vôi tại chỗ
+ Thành phố Ninh Bình sẽ phát triển thành đô thị du lịch, và công nghiệp chế biếnnông sản Qui mô cũng mở rộng 1.000 ha với số dân 20,0 vạn người
+ Thị xã Phủ Lý sẽ phát triển thành đô thị vệ tinh của Hà Nội ở phía Nam Tại đây
sẽ nâng cấp QL 21A nối với QL6 ở Xuân Mai đi Tây Bắc Như vậy Phủ Lý sẽ là cửa ngõ
ra biển của Tây Bắc và cả Đông Bắc của Lào Theo qui hoạch, diện tích là 1.000 ha, dân
Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp
+ Tăng nhanh tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ
=> Sự chuyển dịch cơ cấu của vùng theo hướng tích cực, tuy nhiên sự chuyển dịchcòn chậm
Trong nội bộ từng ngành kinh tế có sự chuyển dịch : cơ cấu cây trồng, vật nuôitrong nông nghiệp đa dạng hơn, ngành chăn nuôi phát triển mạnh, dịch vụ nông nghiệp cónhiều chuyển biến Các ngành công nghiệp trọng điểm được chú trọng phát triển, cácngành công nghiệp có trình độ khoa học công nghệ cao đang được xây dựng và phát triển.Dịch vụ có nhiều chuyển biến, năng lực phục vụ ngày càng tốt hơn
I.7.2 Các định hướng chính
- Xu hướng chung là phải tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp)
và tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ)trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giảiquyết các vấn đề xã hội và môi trường
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọngtâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác vàdịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá
Trang 18+ Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngànhchăn nuôi và thuỷ sản Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực
và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả
+ Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch lại gắn với việc hình thành các ngànhcông nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con ngườicủa vùng Đó là các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt - may và da giày,ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử
+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng Đồng bằng sông Hồng cónhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt ở Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hải Phòng.Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng Các dịch vụ tàichính, ngân hàng, giáo dục và đào tạo cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độchuyển dịch kinh tế
Trang 19CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
II.1 Phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học là một tất yếu khách quan nhằm hướng đến ngườihọc làm trung tâm Hiện nay nhất là đối với trường chuyên, vấn đề đổi mới phương phápdạy học đang là đòi hỏi cấp thiết để tạo ra các thế hệ học sinh chủ động chiếm lĩnh trithức và giải quyết các vấn đề có liên quan Vì vậy, với các nội dung Địa lí nói chung vàphần vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng đặc biệt dành cho đối tượng học sinh giỏi, cầnvận dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách triệt để và hiệu quả
Bên cạnh các phương pháp truyền thống, chúng tôi mạnh dạn đưa vào các phươngpháp mới, nhằm giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn khi học, theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh Một mặt, củng cố kiến thức cho các em, mặt khác cũng hy vọng hìnhthành những năng lực chuyên biệt cho học sinh chuyên
II.1.1 Phương pháp đàm thoại gợi mở
Đây là phương pháp, trong đó giáo viên soạn ra câu hỏi lớn cho HS Sau đó, chiacâu hỏi lớn ra thành một số câu hỏi nhỏ hơn, có quan hệ lôgic với nhau, tạo ra những cáimốc trên con đường thực hiện câu hỏi lớn Đàm thoại gợi mở là một phương pháp truyềnthống, sử dụng tương đối phổ biến trong các trường, các cấp học GV dựa vào nhữngphản hồi thường xuyên của HS để liên tiếp đưa ra những gợi ý hoặc tái hiện kiến thứcnhằm đưa HS tới nội dung cần đạt Đối tượng học sinh giỏi là đối tượng có kiến thức chắcchắn, vững vàng nên phương pháp này đem lại hiệu quả rất lớn
Trong khi giảng dạy về chuyên đề địa lí vùng Đồng bằng sông Hồng, phương phápđàm thoại gợi mở có thể sử dụng và đạt hiệu quả cao khi hướng dẫn học sinh trình bàynhững nét khái quát chung về vùng bao gồm vị trí giới hạn, thế mạnh và hạn chế nổi bậtcủa vùng
Ví dụ: Khi giảng vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Hồng, GV có thể sử dụng
hệ thống câu hỏi gợi mở để hướng dẫn HS tìm hiểu vấn đề này
- Bước 1: GV đưa ra câu hỏi lớn “Dựa vào Atlat và SGK em hãy: Phân tích ýnghĩa của vị trí địa lí với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng”
- Bước 2: GV đưa ra các câu hỏi gợi ý
Câu 1: Dựa vào Atlat, cho biết vùng Đồng bằng sông Hồng liền kề với những vùngkinh tế nào? Điều đó thuận lợi gì với việc phát triển nền kinh tế mở?
Câu 2: Dựa vào Atlat cho biết vùng Đồng bằng sông Hồng giáp với những nướcnào, các cửa khẩu quốc tế tiêu biểu?
Câu 3: Dựa Atlat cho biết vùng Đồng bằng sông Hồng giáp biển ở tỉnh nào? Thuậnlợi để phát triển những ngành gì?
Câu 4: Dựa Atlat cho biết vùng đồng bằng sông Hồng có tỉnh nào nằm trong vùngkinh tế trọng điểm hay không? Thuận lợi gì để phát triển kinh tế?
- Bước 3: HS dựa vào hệ thống câu hỏi trên để tìm ra đáp án phù hợp, trên cơ sởtrả lời các câu hỏi gợi mở, học sinh sẽ hoàn thành được câu hỏi lớn Sau đó GV chuẩnkiến thức
Trang 20II.1.2 Phương pháp đóng vai
Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học địa lí sẽ khuyến khích HS nhậpmình vào thực tế cuộc sống và thử đặt mình vào vị trí của những người có địa vị khácnhau trong xã hội giải quyết các tình huống cụ thể của cuộc sống Phương pháp này giúp
HS tìm hiểu quá trình liên quan đến việc ra quyết định và tiếp cận quan điểm của ngườikhác Mặt khác khi tham gia đóng vai HS phải thể hiện diễn xuất của mình, xuất phát từthực tế cộng với ý nghĩa, óc tưởng tượng, sáng tạo của HS đã tạo cho người học cảm xúc
Đó là cơ sở HS quan tâm đến những vấn đề thực tế, đặc biệt đối với môn địa lí là mônkhoa học xã hội, gắn liền với thực tế cuộc sống, trình bày nhiều vấn đề gần gũi với HS thì
sử dụng phương pháp đóng vai sẽ mang lại hiệu quả cao
Trong chuyên đề vùng Đồng bằng sông Hồng, phương pháp này phù hợp khi ápdụng cho các em học sinh đứng ở vị trí là lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Hồng sẽ đưa
ra cách thức khai thác có hiệu quả các thế mạnh của tỉnh và từng bước khắc phục nhữnghạn chế Phương pháp đạt hiệu quả cao nhất khi được kết hợp với phương pháp làm việcnhóm và tranh luận Ở bài này nên áp dụng phương pháp này trong phần tổng kết và củngcố
Ví dụ: Từ vị trí người đứng đầu quản lí tỉnh Bắc Giang, Hải Dương , em sẽ tập
trung phát triển những ngành kinh tế nào là thế mạnh của địa phương?
(Mỗi nhóm học sinh được chỉ định một địa phương và được yêu cầu thuyết phục về dự áncủa mình sẽ đầu tư vào những ngành đó.)
Để củng cố kiến thức, giúp các em nắm chắc vấn đề thì đây là phương pháp rấthiệu quả, và hấp dẫn Tùy theo mục đích của giáo viên muốn tái hiện kiến thức, muốn làm
rõ, khắc sâu vấn đề học sinh còn mơ hồ hay muốn thêm các kĩ các kĩ năng sống khác màvấn đề đưa ra có thể khác nhau, nhưng cần kèm thêm luật tranh luận được thống nhấtngay từ đầu
II.1.3 Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đặt HS vào môi trường học tập(nghiên cứu, thảo luận ) theo các nhóm HS Một trong những lí do chính để sử dụngphương pháp này nhằm khuyến kích HS trao đổi và biết cách làm hợp tác với người khác
để học hỏi lẫn nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong học tập Phương pháp này giúp các
em có khả năng tương tác với người học khác, là một cách để học tập cách định hướngbài làm, sử dụng phương tiện để giải quyết vấn đề Tuy nhiên nó đòi hỏi thời gian nhấtđịnh để các nhóm làm việc, thảo luận và trình bày
Ở phần địa lí vùng Đồng bằng sông Hồng, khi giảng dạy các nội dung vấn đề khaithác thế mạnh tự nhiên của vùng thì phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp có hiệuquả nhất Trong đó GV có thể chia lớp thành 5 nhóm cùng tìm hiểu về các thế mạnh nổibật của vùng và trao đổi theo 3 tiêu chí: khả năng, hiện trạng và phương hướng khai thác
có hiệu quả:
Trang 21II.1.4 Phương pháp động não
Phương pháp động não là một phương pháp dùng để giải quyết nhiều loại vấn đềkhác nhau, giúp cho người học trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiềugiả định về một vấn đề nào đó
Cách sử dụng phương pháp động não như sau: GV đưa chủ đề cần tìm hiểu lênbảng Khích lệ HS phát biểu và đưa ra ý kiến của mình để tìm ra các ý nhỏ bổ sung chochủ đề chính Đối với mỗi ý kiến của HS, GV có thể ghi lại trên bảng thành sơ đồ
Phương pháp này có thể sử dụng ở hầu hết các nội dung trong phần địa lí vùngĐồng bằng sông Hồng, đặc biệt là khi ôn tập, kiểm tra
Ví dụ:
Khi ôn tập về thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển GV có thể hỏi
- Bước 1: GV có thể đưa ra câu hỏi: Dựa vào SGK và Atlat Địa lí Việt Nam vàkiến thức của bản thân, trong thời gian 1 phút em hãy đưa ra những thách thức nổi bậthiện nay của vùng Đồng bằng sông Hồng
- Bước 2: GV gọi HS trả lời nhanh, mỗi HS đưa ra một đáp án, GV ghi lại tất cảcác đáp án đúng, đáp án sai
- Bước 3: Khi thời gian kết thúc, GV tổng kết kiến thức, đưa ra đáp án câu hỏi
II.1.5 Phương pháp sơ đồ tư duy
“ Địa lí là môn học thật nhàm chán với quá nhiều số liệu và câu chữ dài dòng” Đây hẳn là suy nghĩ của rất nhiều em học sinh khi trải nghiệm những giờ học và cách ghibài truyền thống của môn địa lí trong suốt thời gian qua Làm thế nào để học tập môn địa
-lí có hiệu quả nhất trong điều kiện thầy cô đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học,
bộ giáo dục đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá? Sau khi tìm hiểu một số học sinhgiỏi môn địa lí, tôi phát hiện ra một kỹ năng chung mà các em sử dụng trong học tập Đó
là việc các em luôn ghi bài theo nhiều cách phù hợp với từng cá nhân bằng các sơ đồ tưduy Điều đó giúp cho các em sắp xếp kiến thức theo một cách riêng dễ hiểu, dễ nhớ hơngiảm thời gian ôn bài
a Thiết lập nội dung của sơ đồ tư duy Đây là bước đầu tiên và cũng thể coi là
quan trọng nhất để có được 1 sơ đồ tư duy chính xác, dễ học Đọc kĩ nội dung SGK, chiatách ý, theo cùng cấp độ, gạch chân những “từ chìa khóa”
- Căn cứ để chia tách ý:
+ Chia tách ý theo bài giảng của giáo viên ở trên lớp
+ Chia tách ý theo nội dung SGK
- Căn cứ để tìm ra từ chìa khóa: dựa vào nội dung và bài học để tìm ra từng phầnkiến thức quan trọng
b Vẽ sơ đồ tư duy.
+ Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên giấy (đặt nằm ngang) Vẽ chủ đề ở trung tâmbằng chữ in hoa để làm nổi bật từ đó phát triển ra các ý khác Có thể tự do sử dụng tất cảmàu sắc mà em yêu thích Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vìchủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đềkhông rõ ràng
Trang 22+ Bước 2: Vẽ các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm Tiêu đề phụ nên vẽ gắn liềnvới trung tâm Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc (chứ không nằm ngang) để nhiều nhánhphụ khác có thể được vẽ toả ra một cách dễ dàng.
+ Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ Chỉnên tận dụng các từ khóa và hình ảnh Bất cứ lúc nào có thể, các em hãy dùng những biểutượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian Mọi người ai cũng có cáchviết tắt riêng cho những từ thông dụng Các em hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cáchviết tắt cho riêng các em Mỗi từ khóa hay hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúcriêng trên nhánh Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa Việc này giúp cho nhiều
từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng(bằng cách vẽ nối ra từ một khúc) Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm Tất
cả các nhánh tỏa ra từ 1điểm (thuộc 1 ý) nên có cùng 1 màu.Thay đổi màu sắc khi đi từmột ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn
+ Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ Các em có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ýquan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của các em tốt hơn
Hình 6 Sơ đồ tư duy II.2 Phương tiện dạy học
Phương tiện thường được sử dụng để dạy và học trong chuyên đề địa lí vùng Đồngbằng sông Hồng là các bản đồ (atlat, bản đồ giáo khoa, bản đồ treo tường), tranh ảnh,video, bảng số liệu, biểu đồ…Sau đây là một số phương tiện chính thường được sử dụng
II.2.1 Atlat địa lí Việt Nam
Atlat địa lí Việt Nam là một phương tiện dạy và học không thể thiếu của môn địa lítrong nhà trường phổ thông, đặc biệt là trong thi học sinh giỏi quốc gia Có rất nhiều dạngbài tập liên quan đến Atlat địa lí Việt Nam Khi giảng dạy chuyên đề ngành vùng Đồngbằng sông Hồng có thể trực tiếp sử dụng trang bản đồ 26, nhóm bản đồ địa lí tự nhiên,nhóm bản đồ các ngành kinh tế
Trang 23a) Bản đồ Đồng bằng sông Hồng (trang 26)
Đối với mỗi vùng đều có 2 bản đồ: Tự nhiên và Kinh tế (năm 2007)
+ Bản đồ Tự nhiên thể hiện các thành phần của tự nhiên trong đó chủ yếu là địahình, thủy văn, sinh vật (các bãi cá) và khoáng sản
+ Bản đồ Kinh tế (năm 2007) phản ánh hiện trạng sử dụng đất (nền bản đồ) vàcác ngành kinh tế chủ yếu Ngoài ra còn có nội dung phụ: Cơ cấu GDP phân theo khu vựckinh tế của từng vùng (biểu đồ tròn) thể hiện GDP của mỗi vùng so với cả nước ở thờiđiểm năm 2007 (biểu đồ cột chồng)
- Sử dụng bản đồ Tự nhiên
thường ở dạng phân tích kiến
thức, so sánh, mô tả từng thành
phần tự nhiên của vùng hoặc tổng
hợp kiến thức địa lí tự nhiên trên
quan điểm đánh giá về ý nghĩa
kinh tế và như vậy thường có liên
quan đến các trang bản đồ kinh tế
và khó khăn đối với phát triển kinh tế
- Sử dụng bản đồ Tự nhiên vùng có thể kết hợp với bản đồ Kinh tế để khai thác,đánh giá đặc điểm tự nhiên và tài nguyên tự nhiên trên quan điểm kinh tế
- Sử dụng bản đồ Kinh tế vùng để khai thác hiện trạng sử dụng đất qua nền màu,
sự phân bố các trung tâm
kinh tế, cơ cấu các ngành
công nghiệp và các cây
qua đó phản ánh vai trò của
vùng đối với nền kinh tế
đất nước Kết hợp với sự
phân vùng các cơ sở kinh
Hình 7 Bản đồ tự nhiên
Hình 8 Bản đồ kinh tế
Trang 24tế, cơ cấu ngành và bản đồ Tự nhiên để thấy được khả năng khai thác và sử dụng tàinguyên của từng vùng.
b) Các bản đồ địa lí tự nhiên (trang 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14).
Các bản đồ địa lí tự nhiên bao gồm bản đồ hình thể, khí hậu, sông ngòi, sinh vật,đất, các miền tự nhiên (từ trang 6 đến trang 14) Các bản đồ này thể hiện đặc điểm và sựphân hóa của các thành phần tự nhiên Có thể sử dụng các bản đồ này khi làm các dạngbài nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng
c) Bản đồ hành chính (4-5) , bản đồ dân cư (15- 16), bản đồ các ngành kinh tế
(trang 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25)
Các bản đồ trên sẽ cho thấy: Vị trí địa lí Quy mô (lãnh thổ, dân số) Nguồn lựcphát triển (dân cư và lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng, đường lối chínhsách phát triển) Các ngành kinh tế chủ yếu trong vùng Hướng chuyên môn hóa và cácsản phẩm hàng hóa
Ngoài ra giáo viên và học sinh có thể sử dụng các bảng số liệu thống kê và hình ảnh đã có ở phần lí thuyết về vùng đồng bằng sông Hồng.
Trang 25CHƯƠNG III: CÁC DẠNG CÂU HỎI VỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
TRONG THI HỌC SINH GIỎI III.1 Dạng giải thích
III.1.1 Yêu cầu
Dạng câu hỏi giải thích thường xuyên xuất hiện trong các đề thi HSG quốc gia Đây
là một dạng câu hỏi khó, đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản, mà cònphải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí (tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội)của vùng đồng bằng sông Hồng
Muốn trả lời được câu hỏi này, yêu cầu thí sinh phải:
- Nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình và SGK
- Tìm mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí theo yêu cầu câu hỏi
- Biết cách khái quát các kiến thức liên quan đến câu hỏi và mối liên hệ của chúng
để tìm ra nguyên nhân
III.1.2 Phân loại và cách giải
Mỗi loại câu hỏi thuộc dạng giải thích,về nguyên tắc, có một cách giải riêng Căn cứvào cách phân loại trên, xin hướng dẫn cách giải đối với từng loại câu hỏi cụ thể
- Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu nguồn lực:
Về lí thuyết, nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồngbao gồm những thành phần chủ yếu sau đây:
+ Vị trí địa lí
+ Nguồn lực tự nhiên: địa hình, đất, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật, khoáng sản
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: dân cư, lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩthuật, thị trường, đường lối, chính sách, vốn đầu tư, lịch sử khai thác lãnh thổ
Trên đây là mẫu tối đa về nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội Việc vận dụngmẫu này như thế nào lại phụ thuộc vào yêu cầu của từng câu hỏi Không phải bất cứ câuhỏi nào cũng đều được trình bày theo trình tự như vậy Về nguyên tắc, việc giải thích nêntiến hành tuần tự theo mức độ quan trọng của từng nguồn lực Trên cái nền chung về vị tríđịa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội, dựa vào yêu cầu của câu hỏi thấy thành phần nào quantrọng nhất thì được trình bày đầu tiên và cứ như thế cho đến thành phần cuối cùng Nhữngthành phần nào của nguồn lực không liên quan đến câu hỏi thì không phải trình bày
Ví dụ liên quan đến lí do về nguồn lực tự nhiên để phát triển nông nghiệp của Đồngbằng sông Hồng thì nên đưa tài nguyên đất lên đầu tiên, rồi sau đó mới đến các thànhphần khác
Một điểm nữa cần lưu ý, khi đề cập đến nguồn lực là bao hàm cả thế mạnh (thuậnlợi) lẫn hạn chế (khó khăn) Tuỳ theo yêu cầu câu hỏi, có thể cần (hoặc không cần) nêu hạnchế (khó khăn) Vấn đề then chốt là ở chỗ phải nhạy cảm và linh hoạt trong khi định hướngtrả lời, vì phân tích thiếu thì bị mất điểm, nhưng thừa lại mất thời gian và không có điểmcho phần thừa đó
- Loại câu hỏi có cách giải không theo một mẫu cố định:
Loại câu hỏi này thường xuyên gặp trong các đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa
lí Cái khó nhất của câu hỏi là ở chỗ cách giải không theo một mẫu nào cả Tuỳ theo yêu
Trang 26cầu của câu hỏi phải tìm ra cách lí giải sao cho thích hợp Do cách giải không có mẫu cốđịnh nên không thể hướng dẫn cụ thể như các loại câu hỏi có mẫu Ở đây chỉ xin gợi ý quytrình giải loại câu hỏi này, gồm 3 bước sau đây:
+ Bước thứ nhất: Đọc kĩ câu hỏi để xem câu hỏi yêu cầu phải giải thích nội dung gì.Việc đọc kĩ câu hỏi là tiền đề giúp cho thí sinh có được định hướng trả lời
+ Bước thứ hai: Tái hiện kiến thức có liên quan đến yêu cầu câu hỏi, sắp xếp và tìmmối liên hệ giữa chúng với nhau Đây là bước rất quan trọng nhằm giúp thí sinh có đượcmột dàn bài hợp lí với các ý chính phải trả lời:
+ Bước thứ ba: Đưa ra các lí do để giải thích theo yêu cầu câu hỏi
Để thực hiện 3 bước nói trên cần nắm vững kiến thức cơ bản, đồng thời lại phải có
sự linh hoạt
III.1.3 Câu hỏi áp dụng
Câu 1: Tại sao Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất so với các vùng khác trong cả nước?
Hướng dẫn
Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước (dẫn chứng) Do đồng bằng cónhiều thuận lợi cho cư trú của dân cư:
* Nguyên nhân kinh tế - xã hội:
- Nền nông nghiệp trồng lúa nước ở Đồng bằng sông Hồng đã có từ xa xưa Hiện tại trình
độ thâm canh lúa nước đạt mức cao nhất trong cả nước Điều đó đòi hỏi phải có số dânđông, nguồn lao động lớn
- Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển với trình độ cao và đã hình thànhđược một mạng lưới đô thị dày đặc ( đồng thời cũng là các trung tâm công nghiệp quantrọng, như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định)
* Nguyên nhân về tự nhiên:
- Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ rộng thứ hai sau đồng bằng sông Cửu Long,với diện tích tự nhiên khoảng 1,5 triệu ha Đây là điều kiện thuận lợi cho việc cư trú và sảnxuất
- Nguồn nước trương đối phong phú (với hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình) cùng khíhậu nhiệt đới gió mùa, là những yếu tố quan trọng để thu hút dân cư sinh sống từ lâu đới
* Nguyên nhân về lịch sử khai thác lãnh thổ
- Đồng bằng sông Hồng là vùng được khai phá định cư lâu đời nhất ở nước ta, nhờ sự thuậnlợi về địa hình và khí hậu
- Do việc khai thác từ lâu đời cộng với các yếu tố khác làm cho dân cư Đồng bằng sôngHồng trở lên đông đúc
* Các nguyên nhân khác: tạo được việc làm; mức sống tốt;…
Câu 2: Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?
Hướng dẫn
Phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng vì:
- Vai trò đặc biệt của Đồng bằng sông Hồng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củađất nước:
Trang 27+ Một bộ phận nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
+ Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm của cả nước,đứng thứ hai sau vùng đồng bằng sông Cửu Long
+ Đồng bằng sông Hồng là địa bàn phát triển công nghiệp và dịch vụ Riêng giá trịsản lượng công nghiệp năm 2020 chiếm 30,7% sản lượng công nghiệp của cả nước, chỉđứng sau Đông Nam Bộ
- Cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng trước đây có nhiều hạn chế, chưa phù hợp vớitình hình phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai
+ Trong cơ cấu ngành, nông nghiệp nổi lên hàng đầu trong đó lúa chiếm vị trí chủđạo, các ngành nông nghiệp khác kém phát triển
+ Trong công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn+ Các ngành dịch vụ chậm phát triển
+ Trong khi đó lại chịu sức ép của vấn đề dân số đông, gia tăng tự nhiên còn nhanh.Việc phát triển kinh tế theo cơ cấu kinh tế cũ không đáp ứng được nhu cầu sản xuất và cảithiện đời sống hiện nay và tương lai
- Nhằm khai thác hiệu quả những thế mạnh vốn có của Đồng bằng sông Hồng, góp phầnphát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân
+ Khai thác tiềm năng phong phú, đa dạng của vùng
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng phải theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa: Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng của khu vựccông nghiệp và dịch vụ
+ Chuyển dịch trong nội bộ từng khu vực …
Câu 3 Tại sao ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trong năm thường có gió hướng đông nam thổi vào?
Hướng dẫn
- Trong mùa đông:
+ Là tín phong bán cầu Bắc xuất phát từ cao áp Tây Bắc Thái Bình Dương
+ Do Miền Bắc nằm ở phía tây của cao áp Tây Bắc Thái Bình Dương nên có hướngđông nam Khi gió mùa đông bắc suy yếu thì tín phong đông nam sẽ mạnh lên thổi vào đồngbằng Bắc Bộ
- Trong mùa hè:
+ Là tín phong Nam bán cầu vượt xích đạo đổi hướng
+ Mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hình thành áp thấp nên hút gió mùa tây nam đổihướng thành đông nam
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao Đồng bằng sông Hồng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước ta?
Hướng dẫn
Do vùng này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp:
- Vị trí địa lí thuận lợi: giáp với trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, biển Đông vànằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, có Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn và là thủ
đô cả nước
Trang 28- Nguyên liệu cho cn dồi dào: nông nghiệp, thủy sản, tài nguyên khoáng sản phong phú,nhất là than tập trung ở vùng phụ cận.
- Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyênmôn kĩ thuật cao
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, đồng bộ hiện đại vào bậc nhất cả nước
- Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích vì sao Hà Nội trở thành trung tâm du lịch lớn bậc nhất ở nước ta?
Hướng dẫn
* Khái quát về trung tâm du lịch Hà Nội
* Nguyên nhân là do:
- Có vị trí địa lí thuận lợi:
+ Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc
+ Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đỉnh củatam giác tăng trưởng kinh tế
+ Là thủ đô – trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học – kĩ thuật và văn hóa – xã hộicủa cả nước
- Nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Hệ thống hồ ở Hà Nội: hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Suối Hai
Một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Hoa Lư – Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình),Tam Đảo, Đại Lải (Vĩnh phúc), hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội)…
+ Tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú và đa dạng: Hà Nội là thủ đô ngànnăm văn hiến, vùng đất địa linh nhân kiệt tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hóa – kiếntrúc nghệ thuật nổi tiếng; mật độ di tích vào loại dày đặc nhất cả nước; tiêu biểu có: VănMiếu – Quốc Tử Giám, thành Cổ Loa, Hoàng thành Thăng Long, hồ Hoàn Kiếm, chùaMột Cột, gò Đống Đa, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phố cổ Hà Nội, đền, chùa
- Tập trung nhiều lễ hội, đặc biệt là vào mùa xuân
- Có nhiều làng nghề truyền thống: gốm, sứ (Bát Tràng), kim hoàn Định Công, đúc đồngNgũ Xã, lụa Vạn Phúc
- Nhiều đặc sản ẩm thực nổi tiếng: phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bánh cuốn Thanh Trì,cốm Làng Vòng, chả cá Lã Vọng
- Phụ cận với Hà Nội cũng có nhiều điểm du lịch, trung tâm du lịch nổi tiếng Đây là cơ
sở thuận lợi cho sự hình thành các tuor, tuyến du lịch xuất phát từ Hà Nội
- Hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật vào loại tốt bậc nhất cả nước:
+ Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông phát triển Hà Nội là một trong hai đầu mốigiao thông vận tải lớn nhất nước ta Từ Hà Nội có nhiều tuyến giao thông tỏa đi mọi miềnđất nước và các nước trên thế giới Có sân bay Nội Bài là một trong bốn sân bay quốc tếlớn nhất nước ta Hệ thống thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước đảm bảo
Trang 29+ Cơ sở vật chất kĩ thuật: cơ sở lưu trú: hệ thống nhà hàng, khách sạn phát triển,trong đó có nhiều khách sạn 5 sao (Deawoo, HilTon, Sofitel Plaza ) Hệ thống các công
ty du lịch lữ hành, trong đó có nhiều công ty liên doanh với các công ty du lịch nổi tiếngtrên thế giới
- Lực lượng lao động trong ngành du lịch ngày càng tăng với trình độ chuyên môn,nghiệp vụ khá cao, ngày càng tăng
- Các nguyên nhân khác: chủ trương của Nhà nước, địa phương: coi du lịch là ngành mũinhọn; thu hút đầu tư trong nước và quốc tế; nguyên nhân khác
Câu 6: Tại sao chăn nuôi lợn của đồng bằng sông Hồng phát triển?
Hướng dẫn
Chăn nuôi lợn của đồng bằng sông Hồng phát triển vì:
- Cơ sở thức ăn phong phú:
+ Vùng là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm số 2, sản lượng lương thực lớn,
đã cung cấp đủ cho con người, dành một phân cho chăn nuôi Bên cạnh lúa còn có hoamàu, rau màu vụ đông làm thức ăn cho chăn nuôi lợn
+ Công nhiệp chế biến khá phát triển, nguồn thức ăn từ công nghiệp chế biếnphong phú cung cấp thức ăn cho chăn nuôi lợn trên quy mô lớn theo hình thức trang trại
- Thị trường tiêu thụ rộng:
+ Dân đông (dẫn chứng), nhu cầu thực phẩm từ thịt lợn rất lớn, đặc biệt trong các
đô thị (Hà Nội, Hải Phòng,…)
+ Công nghiệp chế biến phát triển, nhu cầu cung cấp nguyên liệu từ thịt lợn lớn đểlàm đồ hộp, đồ đông lạnh,…
- Tỉ lệ thất nghiệp cao, chăn nuôi lợn góp phần giải quyết nhu cầu việc làm
- Dịch vụ thú y phát triển, cơ sở hạ tầng phát triển (giao thông, điện, nước)
- Khác:
+ Tập quán chăn nuôi lợn từ lâu đời theo hình thức hộ gia đình
+ Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật đông đảo
+ Là vùng thâm canh lâu đời cần nhiều phân bón
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi lợn (địa hình khá cao, thuận lợi cho xâydựng chuồng trại)
Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích
về phân bố dân cư Đồng bằng sông Hồng.
Hướng dẫn
* Khái quát
* Mật độ dân số cao nhất nước ta
- Mật độ trung bình trên 1000 người/km2, các tỉnh đều có mật độ dân số cao
- Do vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước), có lịch
sử khai thác lãnh thổ lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm, có sựphát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước…
* Phân bố dân cư không đều:
- Trong toàn vùng:
Trang 30+ Dân cư tập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1001-2000 người/km2(dẫn chứng)
+ Mật độ thấp hơn 501 đến 1000 người/km2 ở rìa phía Bắc, Đông Bắc và Tây Nam(dẫn chứng)
+ Do khác nhau về các điều kiện sản xuất và cư trú, mức độ đô thị hóa
- Giữa thành thị và nông thôn:
+ Đa số dân cư sống ở nông thôn (dẫn chứng), tỉ lệ dân đô thị thấp hơn tỉ lệ chung
cả nước
+ Do các nguyên nhân kinh tế (nông nghiệp là hoạt động truyền thống vẫn đảmbảo cho cuộc sống cho phần lớn dân cư), các nguyên nhân về dân số (mức sinh của nôngthôn cao hơn đô thị) và một số nguyên nhân khác
III.2 Dạng phân tích, trình bày
III.2.1 Yêu cầu.
Dạng phân tích và trình bày (hay nói đơn giản là dạng câu hỏi thuộc bài) là dạng
dễ nhất trong số các dạng câu hỏi lí thuyết và ít khi gặp trong đề thi học sinh giỏi quốc gianhưng không đồng nghĩa với việc thí sinh có thể đạt điểm tối đa nếu rơi vào kiến thứcphần vùng Đồng bằng sông Hồng Đối với dạng này, cần chú ý một số yêu cầu sau đây:
- Hiểu và nắm vững kiến thức cơ bản trong SGK Địa lí 12 Đây là yêu cầu tối thiểubởi một lí do đơn giản không học bài, không nắm được kiến thức cơ bản thì không nêntốn thời gian và cả công sức,tiền bạc vào việc thi cử
- Tái hiện, sắp xếp (đôi khi cả chọn lọc) kiến thức cơ bản và trình bày theo yêu cầucâu hỏi Điều này nhằm làm cho bài làm đúng trọng tâm và thêm mạch lạc
III.2.2 Phân loại và cách giải
Các câu hỏi thuộc dạng trình bày rất đa dạng về nội dung Khi cần kiểm tra kiếnthức cơ bản của thí sinh, người ta có thể đưa ra câu hỏi ở bất cứ nội dung nào trong bàivùng đồng bằng sông Hồng trong SGK Địa lí 12 Do vậy, ở đây không đặt vấn đề phânloại câu hỏi Có chăng chỉ là phân loại câu hỏi theo nội dung SGK, hoặc nội dung thểhiện trong Atlat
Có thể nhận biết dạng câu hỏi trình bày qua các từ hoặc cụm từ như "trình bày",
"phân tích","nêu" hoặc "như thế nào?", "thế nào?","gì?" Trả lời các câu hỏi thuộc dạngtrình bày không theo một mẫu nhất định nào cả Dù là dễ vì chỉ cần nắm vững kiến thức
cơ bản, nhưng không được chủ quan và nhất là không để mất điểm ở các câu hỏi thuộcbài Việc giải các câu hỏi này, về nguyên tắc,cần được thực hiện theo các bước sau đây:
- Nhận dạng câu hỏi là bước đầu tiên cần phải làm Việc nhận dạng ở đây khá dễdàng và cơ sở của nó chủ yếu dựa vào hình thức câu hỏi như đã nêu ở trên
- Bước tiếp theo là tái hiện kiến thức đã học và trả lời theo yêu cầu câu hỏi
III.2.3 Câu hỏi áp dụng
Câu 1: Trình bày các thế mạnh và hạn chế chủ yếu và tác động của chúng đối với việc phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng (Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.)
Hướng dẫn
Trang 311 Các thế mạnh chủ yếu của vùng
a Vị trí địa lí: Chuyển tiếp giữa trung du và miền núi Bắc Bộ với biển Đông rộng lớn giáp vịnh Bắc Bộ; liền kề với các vùng có tiềm năng lớn về khoáng sản và thuỷ điện lớnnhất nước ta - vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; nằm ở trung tâm Bắc
-Bộ, gần như trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có 2 trong 3 đỉnh của tam giác tăngtrưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh
=> Thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá với các vùng trong cả nước và cácnước trên thế giới
b Tài nguyên thiên nhiên:
* Đất: Là tài nguyên có giá trị hàng đầu
- Chất lượng đất:
+ 70% là đất phù sa màu mỡ, có độ phì cao và trung bình thuận lợi cho sản xuấtthâm canh
+ Đất phèn, đất mặn: phân bố ở ven biển
+ Đất xám phù sa cổ: phân bố ven rìa phía Bắc đồng bằng
+ Đất feralit: Cát Bà
=> Thuận lợi phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng
- Cơ cấu sử dụng đất:
+ Đất nông nghiệp: chiếm 51,2% diện tích đồng bằng
+ Đất lâm nghiệp: chiếm diện tích nhỏ 8,3%
+ Đất chuyên dùng: 15,5%
+ Đất ở: 7,8%
+ Đất chưa sử dụng, sông suối: còn lớn 17,2%
- Đồng bằng sông Hồng đang tiếp tục được bồi đắp và mở rộng ra biển, nhân dân đã đắp
đê lấn biển, mở rộng diện tích đất trồng
- Tỉ lệ diện tích đất đã sử dụng của vùng cao, đạt gần 82,5% diện tích tự nhiên (so vớibình quân cả nước là 50-56%, đồng bằng sông Cửu Long 78,7%, Đông Nam Bộ 75,7%)
* Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có 1 mùa đông lạnh với 3 tháng nhiệt độ <180C => cơcấu cây trồng, mùa vụ đa dạng
* Nước: phong phú do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cung cấp (có điều kiệnthâm canh lúa nước)
+ Nước ngầm dồi dào, chất lượng tốt
+ Nước nóng, nước khoáng: Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình
* Biển: đường bờ biển dài > 400 km, thềm biển rộng với nhiều cửa sông (có điều kiện đểphát triển kinh tế biển: Làm muối, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển giao thông vận tải và dulịch biển)
* Khoáng sản: Không nhiều về chủng loại; có giá trị hơn cả là đá vôi (Hải Phòng, HàNam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương) Ngoài ra: than nâu, khí tự nhiên (Thái Bình)+ Điều kiện kinh tế - xã hội
c.Điều kiện kinh tế - xã hội:
* Dân cư, nguồn lao động: Được coi là thế mạnh của vùng
Trang 32- Dân đông, nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú
- Chất lượng lao động đứng đầu cả nước, tập trung chủ yếu trong các đô thị
* Cơ sở hạ tầng: Vào loại tốt nhất cả nước
- Phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải: Đường ô tô (tập trung nhiều tuyến đườnggiao thông huyết mạch: 1A, 2, 3, 5, 6, 10, 18 ), đường sắt, đường thuỷ (cảng HảiPhòng ), đường hàng không (sân bay Nội Bài)
- Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống được đảm bảo
* Cơ sở vật chất kĩ thuật: được hoàn thiện: Các công trình thuỷ lợi, các nhà máy, xínghiệp
* Các nguồn lực khác:
- Thị trường tiêu thụ rộng
- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời
- Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học,viên nghiên cứu Mạng lưới đô thị phát triển với 2 trung tâm kinh tế xã hội lớn: Hà Nội,Hải Phòng
=> Tạo điều kiện cho đồng bằng sông Hồng phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng và hiện đại
- Nhiều thiên tai, tài nguyên hạn chế:
+ Thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán
+ Tài nguyên: Nhiều tài nguyên bị suy thoái như nước trên mặt, tài nguyên đất (do bị khai thác quá mức)
+ Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, phần lớn nguyên liệu phải đưa từvùng khác đến
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng
Câu 2: Phân tích những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội để Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước.
Hướng dẫn
* Điều kiện tự nhiên
- Là đồng bằng châu thổ thứ 2 cả nước
- Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
- Đất đai màu mỡ do phù sa sông bồi đắp, 70% có độ phì cao và trung bình => thuận lợicho thâm canh lúa nước
Trang 33- Khí hậu nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều tạo điều kiện cây trồng, vật nuôi sinh trưởng vàphát triển Khí hậu có 1 mùa đông lạnh tạo điều kiện trồng các cây thành phần có nguồngốc ôn đới, có khả năng đưa vụ đông thành vụ chính.
- Nguồn nước phong phú (hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và nước ngầm) phục vụtưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản
- Giáp với vùng biển rộng lớn nên có nguồn lợi biển phong phú với nhiều bãi cá có giá trịkinh tế
- Ngoài ra, vùng còn có cơ sở thức ăn phong phú phát triển ngành chăn nuôi gia súc, giacầm: hoa màu, lương thực, phụ phẩm ngành trồng trọt
* Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư trù mật, lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trồng lúa, chăn nuôi (đặc biệt làlợn)
- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu dời, nghề trồng lúa nước đã trở thành truyền thống vớitrình độ thâm canh cao nhất cả nước
- Cơ sở vật chất kĩ thuật được chú trọng đầu tư: Hệ thống đê điều, công trình thuỷ lợi kiên
cố Nhiều cơ sở chế biến nguyên liệu từ nông nghiệp, ngư nghiệp
- Có hệ thống đô thị dày đặc trong đó có những đô thị vào loại lớn nhất cả nước
- Nguyên nhân khác: Thị trường tiêu thụ rộng, vốn đầu tư nhiều, chính sách của Nhànước
Câu 3: Trình bày hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm của đồng bằng sông Hồng.
Hướng dẫn
Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn thứ 2 cả nước
* Sản xuất lương thực: Năm 2020
- Diện tích cây lương thực: Trên 1 triệu ha = 12,7% diện tích cả nước
- Sản lượng lương thực: 6,3 triệu tấn = 13% sản lượng cả nước
- Bình quân lương thực/người: 271 kg/ngườin(thấp)
+ Cây lúa: chiếm vị trí số một
- Diện tích lúa: Trên 0,97 triệu ha, chiếm 88% diện tích cây lương thực
- Cơ cấu giống lúa, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi, có thể trồng 2 vụ lúa trong năm
- Năng suất lúa tăng mạnh: Hiện nay đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
có năng suất lúa cao bậc nhất cả nước, đạt 62,0 tạ/ha (2021), trong khi trung bình cả nước
là 60,6 tạ/ha, đồng bằng sông Cửu Long là 62,4 tạ/ha
- Sản lượng lúa tăng khá nhanh, đạt gần 6,02 triệu tấn (2021) = 13,7% sản lượng lúa của
cả nước
- Sản lượng lúa bình quân đầu người vào loại thấp, đạt 259 kg/người (2021)
- Phân bố: Khắp các tỉnh, diện tích gieo trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thựcphần lớn đạt trên 90% như các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Phòng, HảiDương, Hưng Yên
- Các tỉnh có diện tích và sản lượng lúa lớn: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương
Trang 34- Cây hoa màu: Ngô, khoai được trồng xen canh với lúa Hiện nay vụ đông đang trởthành vụ sản xuất chính của đồng bằng => cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và côngnghiệp chế biến
* Sản xuất cây thực phẩm và cây ăn quả
- Chưa tương xứng với tiềm năng của vùng
- Diện tích gieo trồng rau: Trên 7 vạn ha = 28,8% diện tích rau cả nước, đặc biệt là rau vụđông; tập trung thành các vành đai xung quanh các thành phố, khu công nghiệp
- Cây ăn quả: đang phát triển, trên 40 nghìn ha trồng chuối, cam, quýt, nhãn, vải
* Đánh bắt và nuôi trông thuỷ sản
- Đang được chú ý phát triển ở cả 3 môi trường nước ngọt, mặn, lợ nhưng chưa khai tháchết tiềm năng của vùng
- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 141,9 nghìn ha = 12,6% cả nước (năm 2021)
Câu 4: Trình bày những khâu còn yếu và hướng khắc phục trong việc sản xuất lương thực và thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng.
Hướng dẫn
- Mật độ dân số cao, gia tăng dân số còn nhanh nên diện tích đất canh tác bình quân đầungười vốn đã thấp lại còn tiếp tục giảm Đất nông nghiệp ở nhiều nơi đang bị thu hẹp do
đô thị hóa và công nghiệp hóa => cần khai thác triệt để số đất chưa sử dụng
- Loại đất trong đê đã biến đổi nhiều do trồng lúa thâm canh lâu năm => cần phải cải tạođất, tăng cường bón phân
- Lượng nước quá thừa trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô gây trở ngại cho việctrồng trọt => cần xây dựng hệ thống tiêu nước cho những vùng úng và dẫn nước vào đồngruộng, đắp và gia cố đê điều phòng chống lũ lụt trong mùa mưa
- Mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chưa khai tháchết tiềm năng => cần chú trọng hơn nữa việc phát triển các ngành chăn nuôi gia súc, giacầm bằng cách giải quyết tốt cơ sở thức ăn cho chăn nuôi; tận dụng hết mặt nước để mởrộng quy mô nuôi trồng thủy sản
- Đất canh tác theo đầu người ít, lương thực cung cấp còn khó khăn, dân số đã đông lạităng nhanh, vì vậy đồng thời với việc chuyển cư đến những vùng kinh tế mới => giảipháp hàng đầu là đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình để giảm tỉ suất sinh
- Muốn cho việc sản xuất lương thực thực phẩm được phát triển theo hướng đa dạng hóagắn liền với sự nghiệp công nghiệp hóa, phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong vùng vàxuất khẩu => cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí ở đồng bằng sông Hồng
Trang 35Câu 5: Phân tích sức ép về dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
• Tài nguyên sinh vật trên cạn hầu như không còn, sinh vật dưới nước bị suy giảm+ Môi trường: Tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng như ô nhiễm không khí,nước ở các đô thị, ô nhiễm đất ở nông thôn
- Sức ép của dân số lên sự phát triển kinh tế - xã hội
+ Do dân số đông, mật độ cao, tăng nhanh đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế,kìm hãm tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng
+ Sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu tích luỹ và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là ởvùng nông thôn, các vùng thuần nông
+ Vấn đề việc làm rất trầm trọng ở cả nông thôn và thành thị, đây là vùng có tỉ lệthất nghiệp cao nhất cả nước => gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và lãngphí về nguồn nhân lực
+ Vấn đề nhà ở, y tế, văn hoá còn bức xúc
- Sức ép dân số lên chất lượng cuộc sống:
+ Do dân số đông, tăng nhanh nên việc nâng cao chất lượng cuộc sống ở đồngbằng sông Hồng gặp khó khăn, mức sống của vùng chưa cao
+ Thu nhập bình quân đầu người của vùng thấp hơn mức trung bình cả nước.+ Bình quân lương thực/người thấp hơn mức bình quân cả nước vì sản xuất nôngnghiệp chỉ tăng trưởng 4 - 5%/năm, trong khi dân số tăng 2%/năm
Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích
về phân bố dân cư Đồng bằng sông Hồng.
Hướng dẫn
* Khái quát
* Mật độ dân số cao nhất nước ta
- Mật độ trung bình trên 1000 người/km2, các tỉnh đều có mật độ dân số cao
- Do vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước), có lịch
sử khai thác lãnh thổ lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm, có sựphát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước…
* Phân bố dân cư không đều:
- Trong toàn vùng:
+ Dân cư tập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1001-2000 người/km2(dẫn chứng)
Trang 36+ Mật độ thấp hơn 501 đến 1000 người/km2 ở rìa phía Bắc, Đông Bắc và TâyNam (dẫn chứng)
+ Do khác nhau về các điều kiện sản xuất và cư trú, mức độ đô thị hóa
- Giữa thành thị và nông thôn:
+ Đa số dân cư sống ở nông thôn (dẫn chứng), tỉ lệ dân đô thị thấp hơn tỉ lệ chung
cả nước
+ Do các nguyên nhân kinh tế (nông nghiệp là hoạt động truyền thống vẫn đảmbảo cho cuộc sống cho phần lớn dân cư), các nguyên nhân về dân số (mức sinh của nôngthôn cao hơn đô thị) và một số nguyên nhân khác
Câu 7 : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích đặc điểm mạng lưới đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng.
Hướng dẫn
* Đặc điểm:
- Khái quát
- Mạng lưới đô thị dày đặc nhất trong cả nước :
+ Số lượng đô thị nhiều
+ Mật độ đô thị cao nhất nước ta
- Qui mô đô thị:
+ Có nhiều đô thị lớn, chiếm 2/3 đô thị trên 1 triệu dân của cả nước (Hà Nội vàHải Phòng)
+ 1 đô thị 20 đến 50 vạn dân: Nam Định
+ 7 đô thị 10 đến 20 vạn dân: Vĩnh Yên, Sơn Tây, Hà Đông, Bắc Ninh, HảiDương, Thái Bình, Ninh Bình
+ 2 đô thị dưới 10 vạn dân: Phủ Lý, Hưng Yên
- Phân cấp đô thị: Có đầy đủ 5 cấp
+ 1 đô thị đặc biệt: Hà Nội
+ 1 đô thị loại 1: Hải Phòng
+ 1 đô thị loại 2: Nam Định
+ 7 đô thị loại 3: Vĩnh yên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Phủ Lý, Thái Bình,Ninh Bình
+ Còn lại là các đô thị loại 4
- Chức năng đô thị đa dạng:
+ Đô thị tổng hợp: Hà Nội- thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất cảnước
+ Đô thị công nghiệp: Hải phòng là thành phố cảng, trung tâm công nghiệp lớn củaMiền Bắc và cả nước
+ Đô thị du lịch: Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình
+ Đô thị hành chính: Thái Bình, Phủ Lý
* Giải thích:
- Đây là vùng đồng bằng châu thổ, mật độ dân số cao nhất cả nước nên qui mô đô thị khálớn
Trang 37- Lịch sử khai thác lâu đời, nhiều ngành nghề truyền thống, công nghiệp, dịch vụ đangphát triển với nhiều trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp lớn nên đô thị nhiều chứcnăng.
- Cơ sở hạ tầng tốt, mật độ giao thông cao, Hà Nội là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất
ở phía Bắc hội tụ nhiều tuyến đường huyết mạch nên mạng lưới đô thị dày đặc
Câu 8: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học hãy trình bày về trung tâm công nghiệp Hà Nội.
+ Dân cư và lao động: dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, tập trung đội ngũ laođộng có trình độ kĩ thuật, lành nghề đông đảo nhất cả nước, có sức hút lao động từ cácvùng khác đến Chất lượng cuộc sống cao nên nhu cầu tiêu dùng lớn Hà Nội là thành phốlớn thứ 2 nước ta thuận lợi để phát triển các ngành cần nhiều lao động và các ngành cóhàm lượng kĩ thuật cao
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ nhất cả nước: tập trung phần lớn các cơ sở sảnxuất công nghiệp của cả nước, nhiều nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp, khu chếxuất với trang thiết bị hiện đại
+ Kết cấu hạ tầng đồng bộ nhất cả nước đặc biệt là giao thông vận tải, thông tinliên lạc, khả năng cung cấp điện nước, Hà Nội là đầu mối giao thông lớn nhất miền Bắc,nơi xuất phát của nhiều tuyến đường bộ, đường sắt, có sân bay quốc tế Nội Bài, gần cácnguồn năng lượng như nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thủy điện Hòa Bình, Sơn La…
+ Nhận được sự ưu tiên đầu tư của nhà nước, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài,
có lịch sử phát triển sớm
- Cơ cấu ngành đa dạng, gồm có 9 ngành: cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử, hóa chất, dệtmay, luyện kim đen, gỗ giấy xenlulo, vật liệu xây dựng, thực phẩm
- Các ngành công nghiệp trọng điểm:
+ Ngành chế biến lương thực thực phẩm: có quy mô rất lớn, cơ cấu ngành đa dạngbao gồm hầu hết các ngành chế biến lương thực, chè cà phê thuốc lá, rượu bia, bánh kẹođường sữa, chế biến sản phẩm chăn nuôi và thuỷ sản
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: có quy mô rất lớn, cơ cấu ngành đa dạng,gồm các ngành dệt may, da giày, gỗ giấy, xenlulô, giấy in, văn phòng phẩm
Câu 9: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, trình bày các thế mạnh phát triển du lịch ở đồng bằng sông Hồng
Hướng dẫn
Trang 381 Tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, có nhiều lợi thế so với các vùng khác trong
cả nước tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù
a Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa hình: đa dạng có sức hấp dẫn du khách
+ Hang động: có rất nhiều hang đẹp, rộng có khả năng khai thác phục vụ mục đích
du lịch tham quan, nghiên cứu như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Địch Lộng (NinhBình), HươngTích (Hà Nội)
+ Biển: nhiều bãi biển có thể khai thác cho hoạt động du lịch như bãi biển Đồ Sơn(Hải Phòng), Đồng Châu (Thái Bình), Thịnh Long, Giao Lâm (Nam Định) Hệ thống đảoven bờ là những tài nguyên du lịch giá trị như Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)
b Tài nguyên du lịch nhân văn
- Là cái nôi của văn minh sông Hồng nên vùng có hệ thống tài nguyên du lịch nhân vănnổi bật thể hiện qua các Di tích lịch sử -văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ; Lễ hộitruyền thồng, Ẩm thực; Làng nghề cổ truyền…
- Các di sản thế giới như Hoàng thành Thăng Long, Tràng An, dân ca quan họ, Lễ hộiGióng, ca trù, bia đá tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Làng nghề cổ truyền như dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), mộcBích Chu, rèn Lý Nhân (Vĩnh Phúc), mộc Tiên Sơn, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ(Bắc Ninh), dệt cói Kim Sơn (Ninh Bình), tương Bần (Hưng Yên), gốm Chu Đậu (HảiDương), đúc đồng La Xuyên (Nam Định), chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình)
- Lễ hội văn hóa dân gian: nổi tiếng như chùa Hương (Hà Nội), hội Lim (Bắc Ninh), hộiGióng,…
- Ẩm thực: như chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây, cốm làng Vòng,bánh cuốn chả Phủ Lý, bánh phu thê Đình Bảng, …
- Di tích lịch sử, cách mạng, kiến trúc nghệ thuật ở Hà Nội, Hoa Lư Thủ đô Hà Nội cónhững bảo tàng thuộc loại lớn nhất nước: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử, Bảotàng Quân đội, …
2 Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch khá tốt Hệ thống giao thôngvận tải phát triển với đầy đủ loại hình, trong đó có sân bay quốc tế Nội Bài là ½ sân baylớn nhất nước ta Mạng lưới thông tin liên lạc và các cơ sở lưu trú cũng phát triển: cónhiều khách sạn 5 *, nhiều nhà mạng, …
3 Nhu cầu du lịch ngày càng cao do mức sống ngày càng tăng
4 Có nhiều chính sách thúc đẩy du lịch phát triển: xây dựng Hà Nội là điểm đến: “Antoàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”, …