Tổng quan về nước mặt Nước trong thiên nhiên được dùng làm các nguồn nước cung cấp cho ăn uống sinh hoạt và công nghiệp có chất lượng rất khác nhau, khai thác từ các nguồn nước thiên nh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Viện Công nghệ Sinh học và Kỹ thuật Môi trường
Trang 2Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP 4
1.1 Tổng quan về nước mặt 4
1.2 Hiện trạng chất lượng nước 6
1.2.1 Chất lượng nước nguồn 6
1.2.2 Yêu cầu chất lượng nước sau xử lý 6
CHƯƠNG 2 : CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC 9
2.1 Các biện pháp xử lý cơ bản 9
2.2 Dây chuyền công nghệ xử lý nước 12
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ 15
3.1 Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý nước 15
3.2 Tính toán sơ bộ lưu lượng nước xử lý 15
3.3 Đề xuất và lựa chọn quy trình công nghệ xử lý 16
3.4 Tính toán công trình chính 20
3.4.1 Bể lắng sơ bộ 20
3.4.2 Bể trộn cơ khí 21
3.4.3 Bể lắng ngang 23
3.4.4 Bể phản ứng kiểu vách ngăn 26
3.4.5 Bể lọc nhanh 27
3.4.6 Bể chứa nước sạch 35
3.5 Tính toán liều lượng hóa chất và cao trình trạm xử lý 35
3.5.1 Tính lượng clo cần dùng 35
3.5.2 Tính toán cao trình trạm xử lý 36
Trang 3Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
có trữ lượng lớn, dồi dào Nguồn nước mặt sông là lựa chọn đầu tiên để xử lý dùng cho mục địch cấp nước cho người dân sinh hoạt và cho sản xuất
Cấp nước là một ngành thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và sinh hoạt của xã hội Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng nước sạch ngày một tăng lên nhất là tại các đô thị Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch, nhiều dự án mở rộng và xây dựng mới các nhà máy xử lý nước cấp đã và đang được đầu tư với quy mô và công suất khác nhau
Vì vậy, đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước mặt cấp nước sinh hoạt cho khu dân
cư với 61000 dân” là nhu cầu cấp thiết
Trang 4Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP
1.1 Tổng quan về nước mặt
Nước trong thiên nhiên được dùng làm các nguồn nước cung cấp cho ăn uống sinh hoạt và công nghiệp có chất lượng rất khác nhau, khai thác từ các nguồn nước thiên nhiên (thường gọi là nước thô) là nước mặt, nước ngầm và nước biển
Đối với các nguồn nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các hồ chứa, sông suối…
Nước sông: là loại nước mặt chủ yếu thường dùng để cung cấp nước Nước sông
dễ khai thác, trữ lượng lớn Tuy nhiên phần lớn nước sông thường dễ bị nhiễm bẩn (hàm lượng chất lơ lửng cao, vi trùng, kim loại nặng, thuốc trừ sâu…) Chất lượng nước sông thay đỗi theo điều kiện của thổ nhưỡng, thảm thực vật bao phủ, chất ô nhiễm từ cộng đồng dân cư… Nước sông có khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm, khả nặng tự làm sạch được đánh giá bằng cách xác định diễn biến nồng độ oxy hòa tan (DO) dọc theo dòng sông
Nước ao, hồ: hồ tự nhiên hay hồ nhân tạo (hồ hình thành do xây đập thủy điện…) Nước suối: thường bắt gặp ở vùng đồi núi, trữ lượng ít và bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khi mưa to nước suối thường bị đục và cuốn theo nhiều cặn, sỏi và đá
Do kết hợp các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của nước mặt là:
- Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy
- Thường chứa nhiều chất rắn lơ lửng ( riêng trong trường hợp nước trong hồ, chứa
ít chất rắn lơ lửng và chủ yếu ở dạng keo)
- Thường có hàm lượng chất hữu cơ cao
- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo
- Thường có độ đục, độ màu và hàm lượng vi trùng cao
Có thể nói, hầu hết các nguồn nước thiên nhiên đều không đáp ứng được yêu cầu
về mặt chất lượng cho các đối tượng dùng nước Chính vì vậy, trước khi đưa nước vào
sử dụng, cần phải tiến hành xử lý chúng
Các chỉ tiêu chất lượng nước
Chỉ tiêu lý học:
Trang 5Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
5
- Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước là một đại lượng phụ thuộc vào đại lượng môi trường
và khí hậu Nhiệt độ có ảnh hưởng không nhỏ đến các quá trình xử lí nước và nhu cầu tiêu thụ.Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường
- Độ màu: Độ màu thường do các chất bẩn trong nước tạo ra Các chất sắt, mangan không hòa tan làm nước có màu nâu đỏ, các chat humic tạo ra màu vang Các các loại thủy sinh tạo nước màu xanh lá cây Nước có độ màu (PtCo) Độ màu biểu kiến trong nước thường do các chất lơ lưởng trong nước tạo ra và dễ dàng loại bỏ bằngphuonh pháp lọc
- Độ đục: Nước là môi trường truyền ánh sáng tốt, khi trong nước có các vật lạ như: các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật…khả năng truyền sang bị giảm đi Nó có độ đục lớn chứng tỏ nước nhiều cặn bẩn Đơn vị đo độ đục thường là mg SiO /l, NTU, FTU Hàm lượng chất lơ lủng cũng là đại lượng 2tương quan đến đọ đục của nước
- Mùi vị: Mùi vị trong nước thường do các hợp chất hóa học, chủ yếu lafc ác hợp chất hưu cơ, hay các sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất gây nên Nước thiên nhiên có thể có mùi đất, mùi tanh, mùi thối Nước sau khi khử trùng với hợp chất clo có thể bị nhiễm mùi clo hay clophenol
Tuỳ theo thành phần và các muối khoáng hòa tan nước có thể có các vị mặn, ngọt, chát, đắng…
Các chỉ tiêu hóa học:
- Độ pH: Độ ph là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H có trong dung dịch, nó có +ứng dụng khử các hợp chất sunfua và cacbonat và khi tăng pH có thêm ác nhân oxy hóa, các kim loại hòa tan trong nước có thể chuyển thành dạng kết tủa và dễ dàng tách ra khỏi nước bằng biện pháp lắng lọc
- Độ kiềm: Độ kiềm là tổng hàm lượng của các ion bicacbonat, hydroxit và anion của các muối và các axit yếu Do hàm lượng các chất này có trong nước rất nhỏ nên bỏ qua Ở nhiêt độnhất định độ kiềm phục thuộc vào độ pH và hàm lượng khí CO2 có trong nước
- Độ cứng: Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị các ion canxi và magie có trong nước Dùng độ cứng cao trong sinh hoạt sẽ gây xà phòng do cacxi và magie phản ứng với các axit béo tạo ra các hợp chất khóa tan
Các chỉ tiêu sinh học:
Trang 6Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
Vi khuẩn thường ở dạng đơn bào Tế bào có cấu tạo đơn giản so với các sinh vật khác Vi khuẩn có trong nước có thể gay ra các bệnh lỵ, viêm đường ruột và các bệnh tiêu chảy khác
Bảng 1.1: Thành phần cách chất gây ô nhiễm nguồn nước mặt
1.2 Hiện trạng chất lượng nước
Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con sông chính còn khá tốt Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô thì lượng nước đổ về các con sông giảm Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như: BOD, COD, NH4, N,
P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
1.2.1 Chất lượng nước nguồn
Bảng 1.2: Chất lượng nước nguồn
Trang 7Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và
- 8,5
Trong khoảng 6,0
- 8,5
TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+ A
B
Pecmanganat mg/l 4 4
TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) A
B
12 Hàm lượng
Asen tổng số mg/l 0,01 0,05
TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 - As B B
Trang 8Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
A
Ghi chú:
- (*) Là chỉ tiêu cảm quan
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước
- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của
cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy)
Trang 9Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
9
CHƯƠNG 2 : CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC
2.1 Các biện pháp xử lý cơ bản
Trong quá trinh xử lý nước cấp, cần áp dụng các biện pháp xử lí như sau:
- Biện pháp cơ học: dùng các công trình và thiết bị để làm sạch nước như song chắn rác, lưới chắn rác, bể lọc
- Biện pháp hóa học: dùng các hóa chất cho vào nước để xử lí nước như: dùng phèn làm chất keo tụ, dùng vôi để kiềm hóa nước, cho clo vào nước để khử trùng
- Biện pháp lí học: dùng các tia vật lí để khử trùng nước như tia tử ngoại, sóng siêu âm Điện phân nước biển để khử muối Khử khí CO hòa tan trobg nước 2 bằng phương pháp làm thoáng
Trong 3 biện pháp xử lý nước nêu ra trên đây thì biện pháp cơ học là biện pháp
xử lí nước cơ bản nhất Có thể dùng biện pháp cơ học để xử lí nước một cách độc lập hoặc kết hợp với biện pháp hóa học và lí học để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả
xử lí nước Trong thực tế, để đạt được mục đích xử lí một nguồn nước nào đấy một cách kinh tế và hiệu quả nhất phải thực hiện quá trình xử lí bằng sự kết hợp của nhiều phương pháp
Thực ra cách phân chia các biện pháp xử lí như trên chỉ là tương đối, nhiều khi bản thân biện pháp xử lí này lại mang cả tính chất của biện pháp khác
Phương pháp lắng/keo tụ :
Nguyên lý của phương pháp lắng là sử dụng trọng lực để loại bỏ các hạt vật chất rắn có trong nước Trong xử lý nước ăn uống, để tăng hiệu quả của phương pháp lắng,
người ta kết hợp phương pháp lắng với phương pháp keo tụ
Phương pháp keo tụ trong quy trình xử lý nước được biết đến là quá trình liên kết hoặc keo tụ các hạt rắn lơ lửng trong nước thành những hạt có kích thước lớn hơn và có khả năng lắng xuống đáy bể lắng
Chất keo tụ thường được sử dụng trong xử lý nước ăn uống bao gồm các loại muối nhôm và muối sắt hoặc hạt polymer nhân tạo Sau quá trình keo tụ, các bông cặn
có kích thước đủ lớn được tạo thành, quá trình lắng tự nhiên sẽ diễn ra
Trang 10Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
Hình 2.1 : Mô hình bể lắng đơn Phương pháp lọc :
Rất nhiều thiết bị xử lý nước sử dụng phương pháp lọc để loại bỏ các hạt vật chất
có trong nước Những hạt này bao gồm đất sét, phù sa, hạt hữu cơ, cặn lắng từ các quá trình xử lý khác trong thiết bị, sắt, mangan và các vi sinh vật Phương pháp lọc giúp làm trong nước và tăng hiệu quả của quá trình khử trùng
Bể lọc cát: Một trong những thiết bị lọc áp dụng quá trình lọc tự nhiên đó là bể lọc cát Phương pháp lọc này được sử dụng từ thế kỷ 19 và vẫn tiếp tục được coi là phương pháp hiệu quả để làm trong nước Cấu tạo của lớp vật liệu lọc khá đơn giản và
dễ tìm: cát mịn (thông thường lớp cát lọc dầy tối thiểu 0,5m), sỏi hoặc đá cuội ở dưới
Hình 2.2 : Mô hình bể lọc đơn giản
Bể lọc cát có thể áp dụng để lọc nguồn nước có độ đục ≤ 10 NTU Tốc độ dòng nước qua bể lọc cát khoảng từ 0,015 – 0,15 m3/m2h Độ đục nước ra khỏi
bể lọc cát phải đạt ≤ 5 NTU Ngoài tác dụng lọc các hạt lơ lửng có kích thước lớn
Trang 11Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
- Vật liệu đỡ: sỏi, đá nghiền 1×2cm
- Sàn thu nước: có thể dùng ống đục lỗ hay sàn bêtông chẩm lỗ
- Có hệ thống rửa ngược, lưu lượng bơm rửa ngược lớn 14-20l/s.m2 để làm giản
nở lớp cát hoảng 20-30%
Phương pháp này không có tác dụng làm sạch nước (cả về mặt vi khuẩn)
Để tăng hiệu quả lọc của bể lọc cát nhanh, lớp cát lọc cần được rửa thường xuyên (Ví dụ về bể lọc cát nhanh: Bể lọc cát của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường)
Bể lọc cát chậm :
- Cấu tạo tương tự bể lọc nhanh
- Vật liệu lọc đường kính trung bình 0,2-0,4mm (cát xây dựng)
- Vận tốc lọc: 0,1-0,5 m/h
- Trên bề mặt cát hình thành các màng vi sinh, là quần thể các vi sinh hiếu khí có khả năng xử lý chất hưu cơ trong nước
- Nhờ có màng lọc mà hiệu suất xử lý độ đục và màu cao 95-99% và tiêu diệt 1 số
vi trùng gây bệnh trong nước
- Không cần dùng hóa chất keo tụ, vận hành đơn giản
Hình 2.3: Cấu tạo bể lọc chậm
Trang 12Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
Ưu điểm: cho chất lượng nước cao, không đòi hỏi nhiều máy móc thiết bị phức tạp, công trình đơn giản, tốn ít ồng và thiết bị thi công dễ, quản lý và vận hành đơn giản Nhược điểm: diện tích lớn, giá thành xây dựng cao, chiếm nhiều đất do có vận tốc làm nhỏ, khó cơ khí hóa và tự dộng hóa trong quá trình rửa lọc, vì vậy phải quản lý bằng thủ công nặng nhọc
Hóa chất oxy hóa mạnh (Chlorine hay Ozon)
- Chlorine ở dạng lỏng (NaOCl- Nước Javen), bột (Ca(OCl)2), khí Chlo hóa lỏng (Cl2)
- Nồng độ Chlo trong thùng pha hóa chất khoảng 0,5-1%
2.2 Dây chuyền công nghệ xử lý nước
Quá trình xử lý nước phải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn được thực hiện trong các công trình đơn vị khác nhau Tập hợp các công trình đơn vị theo trình tự từ đầu đến cuối gọi là dây chuyền công nghệ xử lí nước Căn cứ vào các chỉ tiêu phân tích của nước nguồn, yêu cầu chất lượng nước sử dụng có thể xây dựng được các sơ đồ công nghệ sử lí khác nhau và được phân loại như sau:
Theo mức độ xử lí chia ra: xử lí triệt để và không triệt để
Xử lí triệt để: chất lượng nước sau xử lí đạt tiêu chuẩn ăn uống sinh hoạt hoặc đạt yêu cầu nước cấp cho công nghiệp đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn nước sinh hoạt (ví dụ như nước cấp cho nồi hơi áp lực cao)
Xử lí không triệt để: yêu cầu chất lượng nước sau xử lí thấp hơn nước ăn uống sinh hoạt Sơ đồ công nghệ này chủ yếu dùng trong một số ngành công nghiệp như: làm nguội, rửa sản phẩm…
Theo biện pháp xử lí chia ra: sơ đồ công nghệ có keo tụ và không có keo tụ
Sơ đồ không dùng chất keo tụ: áp dụng cho trạm xử lí có công suất nhỏ, quản lí thủ công hoặc xử lí sơ bộ
Trang 13Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
13
Sơ đồ có dùng chất keo tụ: dùng cho trạm xử lí có công suất bất kì, hiệu quả xử lí đạt được cao hơn kể cả đối với nguồn nước có độ đục và độ màu cao
Theo số quá trình hoặc số bậc quá trình xử lí chia ra:
Một hoặc nhiều quá trình: lắng hay lọc độc lập hoặc lắng lọc kết hợp (gồm hai quá trình)
Một hay nhiều bậc quá trình: lắng, lọc sơ bộ rồi lọc trong (gồm hai bậc lọc)
Theo đặc điểm chuyển động của dòng nước chia ra: tự chảy hoặc có áp
Sơ đồ tự chảy: nước từ công trình xử lí này tự chảy sang công trình xử lí tiếp theo Sơ đồ này dùng phổ biến và áp dụng cho các trạm xử lí có công suất bất kì
Sơ đồ có áp: nước chuyển động trong các công trình kín (sơ đồ có bể lọc
áp lực) thường dùng trong trạm xử lí có công suất nhỏ hoặc hệ thống tạm thời
Sơ đồ công nghệ xử lí nước mặt tiêu biểu:
Hình: Quy trình công nghệ xử lí nước mặt tiêu biểu (Nguồn: Internet)
Thành phần các công trình đơn vị trong dây chuyền xử lí nước cấp cho ăn uống sinh hoạt thay đổi theo mỗi loại nguồn nước và đặc trưng bởi các quá trình xử lí nước Trong dây chuyền xử lí nước mặt, chủ yếu là công trình làm trong nước và khử trùng nước
- Làm trong nước: tức là khử đục và khử màu của nước, được thực hiện trong các
bể lắng và bể lọc Trong thực tế tăng nhanh và nâng cao hiệu quả làm trong nước, người ta thường cho thêm vào nước chất phẩn ứng (phèn nhôm, phèn sắt) Khi
đó dây chuyền công nghệ xử lí nước mặt có thêm các công trình như bể trộn và
bể phản ứng
Trang 14Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
- Khử trùng: chất khử trùng được sử dụng phổ biến nhất hiện này là các hợp chất clo: clorua vôi, nước javen, clo lỏng được đưa vào đường ống dẫn nước từ bể lọc sang bể chưa hoặc đưa trực tiếp vào bể chứa Để khử trùng có hiệu quả phải đảm bảo thời gian tiếp xúc giữa clo và nước tối thiểu là 30 phút Ngoài ra có thể dùng o6zon, các tia vật lí (tia tử ngoại), sóng siêu âm để diệt trùng
Trang 15Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
15
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ
3 Đề xuất công nghệ xử lý tính toán và thiết kế
3.1 Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý nước
Dựa vào bảng phân tích mẫu nước và so sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt dùng làm nguồn cấp nước TCVN 33-2006 và quy chuẩn Việt Nam 02:2009/BYT nước nguồn
có chất lượng khá tốt đảm bảo các chỉ tiêu về vệ sinh đối với nước sinh hoạt Công nghệ xử lý nước cấp phải thỏa mãn các yếu tố sau:
- Công suất trạm xử lý
- Chất lượng nước sau xử lý
- Thành phần, tính chất nước mặt
- Quy định xả vào cống chung và vào nguồn nước
- Diện tích xây dựng của trạm xử lý
- Yêu cầu về hóa chất, năng lượng, các thiết bị sẵn có trên thị trường
3.2 Tính toán sơ bộ lưu lượng nước xử lý
Tính toán lưu lượng dùng nước
Tính theo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt TCXD 33:2006:
Qngày.tb=qtc N f
+ D (m3/ ngày) Trong đó:
- qtc : tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt lấy theo TCXD 33:2006 (Đô thị loại II 150 L/người)
- N: số dân tính toán ứng với tiêu chuẩn cấp nước
- f: tỷ lệ dân được cấp nước lấy theo TCXD 33:2006 (99%)
- D: Lượng nước tưới cây, rữa đường, dịch vụ đô thị, khu công nghiệp, thất thoát, nước cho bản thân nhà máy xử lý nước được tính theo bảng 3.1 trong TCXD 33:2006 và lượng nước dự phòng cho phát triển công nghiệp, dân cư và các lượng nước khác chưa tính được cho phép lấy thêm 5-10% tổng lưu lượng nước cho ăn uống sinh hoạt của điểm dân cư; Khi có lý do xác đáng được phép lấy thêm không quá 15 %
Lượng nước cấp cho sinh hoạt:
Q = sh qtc N f
= 150×61000×99% = 9058,5 (m /ngày) 3
Lượng nước phục vụ công cộng:
Trang 16Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
Q = 10% x Q = 10% x 9058,5 = 905,85 (m /ngày) cc sh 3
Lượng nước dịch vụ đô thị:
Q = 10% x Q = 10% x 9058,5 = 905,85 (m /ngày) dv sh 3
Lượng nước khu công nghiệp: 0 (m /ngày) 3
Lượng nước thất thoát:
Q = 30% x (Q + Q + Q + Q ) tt sh cc dv cn
= 30% x (9058,5 + 905,85 + 905,85 + 0) = 3261,06 (m /ngày) 3Lượng nước dùng cho nhà máy xử lý nước:
Q = 8% x (Q + Q + Q + Q + Q ) xl sh cc dv cn tt
= 8% x (9100 + 910 + 910 + 0 + 3276) = 1130,5008 (m /ngày) 3Lượng nước dự phòng:
Qngay.max = kngay.max x Qngày.tb = 1,3 x 16167,61 = 21017,89 (m3/ngày)
Qngay.min = kngay.min Qngày.tb = 0,8 x 16167,61 = 12934,09 (m3/ngày) Trong đó: hệ số dùng nước không điều hòa ngày kể đến cách tổ chức đời sống xã hội, chế độ làm việc của các cơ sở sản xuất, mức độ tiện nghi, sự thay đổi nhu cầu dùng nước theo mùa cần lấy như sau: kngay.max = 1,2-1,4; kngay.min = 0,7-0,9
3.3 Đề xuất và lựa chọn quy trình công nghệ xử lý
Trang 17Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
Từ trạm bợm cấp I, nước sông được đưa qua song chắn rác sau đó vào bể lắng sơ
bộ để điều hòa lượng nước lấy từ sông lên trong thời gian lưu nước 1 ca làm việc (16 giờ), sau đó tại bể trộn vách ngăn có cửa thu hẹp nước được châm đồng thời hóa chất (phèn) cũng được vào cùng lúc đó với liều lượng tuỳ thuộc vào điều kiện nước nguồn
Bể trộn có cấu tạo vách ngăn thu hẹp so le tạo nên chuyển động rối làm cho nước trộn đều với hóa chất, tạo ra điều kiện phân tán nhanh và đều hóa chất vào toàn bộ khối lượng nước cần xử lý vì phản ứng thủy phân tạo nhân keo tụ diễn ra rất nhanh, nếu không trộn đều và trộn kéo dài thì sẽ không tạo ra được các nhân keo tụ đủ, chắc, và đều trong thể tích nước
Sau thời gian lưu nước trong bể khoảng 5 phút, nước sẽ được dẫn qua bể phản ứng kết hợp với bể lắng ngang Bể phản ứng dùng các vách ngăn để tạo sự đổi chiều liên tục của dòng nước Nước sau đó sẽ qua bể lắng ngang thu nước ở cuối
Nước sau lắng có hàm lượng cặn nỏ hơn 12 mg/l và sẽ tiếp tục chảy sang bể lọc nhanh
Tại bể lọc nhanh các hạt cặn chưa lắng được ở bể lắng và các vi trùng có trong nước sẽ được giữ lại trên bề mặt hoặc các khe hở của lớp vật liệu lọc (cát thạch anh) Hàm lượng cặn còn lại trong nước sau khi qua bể lọc phải đạt chuẩn cho phép (≤ 3mg/l) Khi lọc nước được dẫn từ bể lắng sang, qua máng phân phối vào bể lọc, qua lớp vật liệu lọc, lớp sỏi đở vào hệ thống thu nước trong và được đưa vào bể chứa nước sạch Khi rửa lọc nước rửa lọc do bơm bơm từ bể chứa nước sạch qua hệ thống phân phối nước rửa lọc, qua lớp sỏi đở, lớp vật liệu lọc và kéo theo cặn bẩn tràn vào máng thu nước rửa, thu
về máng tập trung, rồi xả vào bể trộn ban đầu tiếp tục xử lý nước, quá trình rửa được tiến hành đến khi nước rửa hết đục thì ngừng rửa
Nước sau khi qua bể lọc nhanh được dẫn đến bể chứa nước sạch Tại đây, Clo sẽ được châm vào đủ để khử trùng và đảm bảo lượng Clo dư đạt chuẩn cho phép cấp cho sinh hoạt
Trang 18Đồ án Xử lý nước cấp GVHD: Trương Trọng Danh
Đường ống nước rửa lọc Đường ống xả bùn, xả nước lọc đầu
Bùn đem đi
xử lý Nguồn nước thô từ sông