1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật cơ điện tử: Thiết kế và xây dựng hệ thống đếm bao tự động với kích thước bao khác nhau dùng công nghệ xử lý ảnh

108 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế và xây dựng hệ thống đếm bao tự động với kích thước bao khác nhau dùng công nghệ xử lý ảnh
Tác giả Nguyễn Văn Tú
Người hướng dẫn Tiến sĩ Lê Thanh Hải
Trường học Trường Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Kỹ thuật Cơ Điện tử
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 5,98 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (15)
    • 1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÁC SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU (15)
    • 1.2 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (17)
    • 1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC (20)
    • 1.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC (22)
    • 1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (23)
      • 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu (23)
      • 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu (23)
    • 1.6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (23)
    • 1.7 TIÊU CHI ĐÁNH GIÁ (24)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (25)
    • 2.1 LÝ THUYẾT XỬ LÝ ẢNH (25)
      • 2.1.1 Các khái niệm trong xử lý ảnh (25)
      • 2.1.2 Các hệ màu thông dụng (28)
      • 2.1.3 Các thuật toán trong xử lý ảnh (31)
    • 2.2 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PYTHON (52)
      • 2.2.1 Các khái niệm cơ bản và cài đặt Python (52)
    • 2.3 CAMERA SỬ DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP (57)
      • 2.3.1 Khái niệm camera công nghiệp (57)
      • 2.3.2 Các thông số cần biết của camera (59)
      • 2.3.3 Lựa chọn camera cho các ứng dụng (62)
    • 2.4 ÁNH SÁNG ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG XỬ LÝ ẢNH (65)
      • 2.4.1 Các định nghĩa (65)
      • 2.4.2 Ánh sáng trong xử lý ảnh công nghiệp (66)
      • 2.4.3 Kỹ thuật chiếu sáng (67)
  • CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ BỘ ĐẾM BAO THỰC NGHIỆM (73)
    • 3.1 ĐỐI TƯỢNG NHẬN DẠNG (73)
    • 3.2 XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHÍ CỦA HỆ THỐNG BỘ ĐẾM (74)
    • 3.3 LỰA CHỌN CAMERA (75)
    • 3.4 CÁC PHẦN CỨNG CỦA HỆ THỐNG (75)
    • 3.5 SƠ ĐỒ KẾT NỐI (79)
      • 3.5.1 Sơ đồ kết nối (79)
      • 3.5.2 Lưu đồ giải thuật (80)
    • 3.6 LẬP TRÌNH PHẦN MỀM, KẾT NỐI TÍN HIỆU (82)
      • 3.6.1 Lập trình xử lý ảnh (82)
      • 3.6.2 Lập trình PLC và SCADA (83)
    • 3.7 Mô tả hoạt động của bộ đếm (83)
    • 3.8 Kết quả thực nghiệm (86)
      • 3.8.1 Tiến hành thực nghiệm (0)
      • 3.8.2 Kết quả thực nghiệm (0)
    • 3.9 Phân tích kết quả thực nghiệm so với yêu cầu ban đầu (91)
  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN (92)
    • 4.1 Kết luận (92)
    • 4.2 hướng phát triển của đề tài (92)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (93)

Nội dung

TỔNG QUAN

GIỚI THIỆU VỀ CÁC SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU

 Dòng phân đơn bao gồm có 6 loại sản phẩm: U rê hạt đục, N.Humate+TE, U rê Bio, DAP Cà Mau, N46 Plus Cà Mau, Kali Cà Mau

Hình 1 1: Các dòng sản phẩm đơn dòng của Nhà máy Đạm Cà Mau [1]

 Dòng phân bón NPK gồm có 9 loại sản phẩm với các công thức khác nhau như: NPK 17-7-17, NPK 18-6-18 Gold, NPK 18-6-18, NPK 16-16-10, NPK 16-16-8+TE, NPK 15-15-15+10S, NPK 16-7-17, NPK 20-20-15+TE, NPK 16-16-8

Hình 1 2: Các sản phẩm phân bón NPK của Nhà máy Đạm Cà Mau [1]

 Các sản phẩm phân bón cao cấp: Bao gồm 2 loại sản phẩm OM Cà Mau Green và

Hình 1 3: Các sản phẩm phân bón NPK của Nhà máy Đạm Cà Mau [1]

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Tại Nhà máy Đạm Cà Mau, hệ thống xuất hàng hiện hữu có 4 line xuất hàng xuống xà lan với công suất tối thiểu 960 bao/giờ Các sản phẩm xuất hàng là các dòng phân bón đơn dòng, phân bón NPK hoặc dòng phân bón cao cấp Hầu hết các dòng phân bón tại Nhà máy Đạm Cà Mau đa số đều là các dòng phân bón từ gốc U rê và được đóng báo thành phẩm với mẫu mã đặc trưng của từng sản phẩm Quy cách đóng bao (quy cách đóng gói gồm có 50Kg/bao, 45Kg/bao, 25Kg/bao) và mẫu mã đa dạng tùy thuộc vào từng loại sản phẩm

Hình 1 4: Hình ảnh hệ thống xuất hàng tại Nhà máy Đạm Cà Mau Đặc điểm xuất hàng tại Nhà máy Đạm Cà Mau: Hiện tại các sà lan cập cảng sẽ được tạo đơn hàng với duy nhất một loại sản phẩm của Nhà máy Đạm Cà Mau do bộ đếm hiện hữu chỉ đếm được các sản phẩm cùng loại với 1 quy cách đóng bao đồng nhất Nếu cần xuất sản phẩm có quy cách khác thì bộ đếm cần đếm cần phải căn chỉnh lại cấu hình Ngoài ra, các bao sản phẩm chạy trên băng tải có vị trí và mật độ bao không đồng nhất (do việc bốc bao lên băng tải xuất hàng có sử dụng con người bốc

4 từ pallet Các yếu tố này thường gây cho bộ đếm không nhận dạng đúng sản phẩm và đếm sai số lượng hàng hóa

Hình 1 5: Mật độ các giữa các bao tại Nhà máy Đạm Cà Mau trên băng tải xuất hàng

Tổng quan bộ đếm hiện hữu tại Nhà máy Đạm Cà Mau: Các bộ đếm bao hiện hữu tại Nhà máy Đạm Cà Mau là các hệ thống sử dụng PLC S7-200 của hãng Siemens với thành phần cấu thành chính là cảm biến quang học thông thường có kết nối hiển thị giá trị đã đếm được lên bảng LED đặt tại vị trí đếm và vị trí các xà lan có thể quan sát Các bộ đếm được lắp đặt phía trên các băng tải xuất hàng Các bao thành phẩm chạy qua bộ đếm sẽ được bộ đếm ghi nhận số lượng, giá trị số lượng này là cơ sở để bàn giao hàng hóa giữa Nhà máy Đạm Cà Mau và khách hàng Bộ đếm hiện hữu chỉ đếm được một loại sản phẩm cùng một kích thước và mẫu mã bao bì đồng nhất Thông số thống kê duy nhất là số lượng đã đếm qua bộ đếm Ngoài ra, bộ đếm

5 hiện hữu thường gây sai số khi các bao sản phẩm đi sát nhau hoặc vị trí bao đặt lệch trên băng tải

Hình 1 6: Bộ đếm hiện hữu tại Nhà máy Đạm Cà Mau

Dựa trên các vấn đề nêu trên, đề tài nghiên cứu tập trung vào việc thiết kế bộ đếm cho phép đếm được các bao có kích thước khác nhau (quy cách đóng bao khác nhau), mẫu mã khác nhau và đếm chính xác trong các tình huống bao đi sát nhau tại Nhà máy Đạm Cà Mau dựa trên giải thuật xử lý ảnh Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả đã đề xuất phương pháp thực hiện nghiên cứu từ mô phỏng đến áp dụng kiểm chứng thực nghiệm Trong đó, quá trình mô phỏng và thực nghiệm được thực hiện bằng hệ thống đếm bao thực tế với kích thước bao có tỉ lệ thu nhỏ so với bao sản phẩm thực tế tại Nhà máy Đạm Cà Mau Kết quả

6 trên được đánh giá phân tích làm cơ sở cho việc áp dụng lắp đặt hệ thống thực tế trên dây truyền xuất hàng tại Nhà máy Đạm Cà Mau.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Trong những năm gần đây, ứng dụng phương pháp xử lý ảnh trong việc kiểm đếm số lượng ngày càng phát triển và được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau Ứng dụng xử lý ảnh cho máy tự động kiểm tra và phân loại nhãn in trên sản phẩm trong công đoạn đóng gói [2] Bài báo đã trình bày phương pháp phân loại sản phẩm dựa vào nhãn dán và barcode trên các sản phẩm sử dụng xử lý ảnh qua phần mềm Labview Các tác giả của bài báo đã đề cập đến ứng dụng xử lý ảnh vào mục đích kiểm đếm sản phẩm dựa vào nhận biết thông qua nhãn dán và barcode khác nhau

Hình 1 7: Mô hình lắp máy kiểm tra nhãn dán và phân loại [3] Ứng dụng xử lý ảnh trong việc đếm số lượng tôm giống: [4] Ưu điểm Nhược điểm Đếm được các vật chuyển động không theo quy luật, đếm được các vật có kích thước nhỏ

Hình 1 8: Đếm con giống sử dụng camera quét ảnh Ứng dụng phân loại sản phẩm dựa trên màu sắc bằng phương pháp xử lý ảnh [5] Ưu điểm Nhược điểm Đếm được các vật có màu sắc khác nhau, không bị ảnh hưởng bởi kích thước vật đếm Độ chính xác của phương pháp phụ thuộc vào màu sắc của sản phẩm Ứng dụng công nghệ xử lý ảnh trong phân loại cà chua sau thu hoạch [6] Trong bài báo, các tác giả sử dụng xử lý ảnh để phân loại cà chua theo độ chín và kích thước khác nhau thay thế cách phân loại bằng tay truyền thống Ngoài ra, phương pháp này đảm bảo chất lượng quả cà chua được đồng đều, thuận tiện trong quá trình vận chuyển và đóng gói sử dụng Ưu điểm Nhược điểm Đếm được các vật có màu sắc và kích thước khác nhau, các vật đếm chuyển động không theo quy luật

Sai số lớn trong giải pháp đếm

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC

Dựa vào các mục đích và loại sản phẩm khác nhau, hiện nay trên thế giới có các loại bộ đếm sau:

 Hệ thống phát hiện sản phẩm lỗi trong các dây chuyền sản xuất

Hình 1 9: Hệ thống phát hiện lỗi sản phẩm sử dụng camera

 Hệ thống đếm các sản phẩm có kích thước nhỏ trong dây chuyền đóng gói

Hình 1 10: Hệ thống đếm sản phẩm đóng gói

 Hệ thống đếm số người ra vào tòa nhà sử dụng camera nhận diện khuôn mặt

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Nhận dạng đối tượng bằng phương pháp xử lý ảnh

 Nghiên cứu giải pháp đếm sản phẩm của Nhà máy Đạm Cà Mau sử dụng phương pháp xử lý ảnh

 Xây dựng mô hình bộ đếm dựa trên các nghiên cứu trên

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

 Khảo sát phương pháp xuất hàng hiện tại và những nhược điểm của bộ đếm hiện hữu tại Nhà máy Đạm Cà Mau

 Đánh giá các thông số của sản phẩm xuất hàng tại Nhà máy Đạm Cà Mau: Quy cách đóng bao, mật độ bao, tốc độ di chuyển của bao trên băng tải …

 Xây dựng các thuật toán xử lý ảnh với mục đích đếm các sản phẩm khác loại

 Thu thập, xác định mẫu bao bì sử dụng để nghiên cứu và xây dựng mô hình

 Thực nghiệm trên mô hình hệ thống đếm bao bằng phương pháp xử lý ảnh

 Đánh giá kết quả sau thực nghiệm

TIÊU CHI ĐÁNH GIÁ

Tiêu chí đánh giá Giá trị đánh giá Ghi chú

Nhận dạng đúng mẫu bao bì với 2 kích thước khác nhau 2 loại kích thước Theo yêu cầu của Nhà máy

Số lượng mẫu bao đếm 3 Theo yêu cầu của Nhà máy

Tần suất đếm trung bình 240 bao/h Theo công suất của Nhà máy

Tỉ lệ bao xếp chồng tính theo diện tích bao

Ngày đăng: 31/07/2024, 10:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN