1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Nghiên cứu thiết kế hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư tồn kho tại công ty sản xuất sơn

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS Đỗ Ngọc Hiền

PGS TS Lê Ngọc Quỳnh Lam Cán bộ chấm nhận xét 1: TS Lê Đức Đạo

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Trần Quỳnh Lê

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM ngày 08 tháng 07 năm 2023

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1 Chủ tịch hội đồng: TS Nguyễn Vạng Phúc Nguyên 2 Thư ký hội đồng: TS Dương Quốc Bửu

3 Uỷ viên phản biện 1: TS Lê Đức Đạo 4 Uỷ viên phản biện 2: TS Trần Quỳnh Lê 5 Uỷ viên hội đồng: PGS TS Đỗ Ngọc Hiền

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: PHẠM KHÁNH DUY MSHV: 2170109 Ngày, tháng, năm sinh: 12/11/1997 Nơi sinh: Cà Mau Chuyên ngành: Kỹ thuật Công nghiệp Mã số : 8520117

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

- Phân tích số liệu quá khứ, lựa chọn mô hình dự báo phù hợp và đánh giá hiệu quả của mô hình dự báo

- Đưa ra được bảng nhu cầu nguyên vật liệu trong năm, áp dụng mô hình hoạch định tồn kho phù hợp với nhu cầu

- Lựa chọn chính sách tồn kho phù hợp để giảm chi phí và giá trị, tính toán được thời điểm đặt hàng và giá trị tồn kho theo khoảng thời gian

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/02/2023

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 11/06/2023

V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS TS Đỗ Ngọc Hiền, PGS TS Lê Ngọc Quỳnh Lam

Trang 4

Để hoàn thành được luận văn này, đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất, sâu sắc nhất đến thầy PGS TS Đỗ Ngọc Hiền, người thầy đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn này Xin kính chúc thầy thật nhiều sức khoẻ để chèo lái con thuyền Kỹ thuật Công nghiệp tiếp tục đưa các thế hệ sinh viên và học viên đến với những bến bờ thành công

Tiếp đến tôi xin được gửi lời cảm ơn đến với cha mẹ và gia đình đã luôn bên cạnh tôi, luôn luôn ủng hộ tôi trên con đường chinh phục những cột mốc trong cuộc đời

Xin cảm ơn lãnh đạo chỉ huy và đồng nghiệp tại Công ty nơi tôi thực hiện luận văn này đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Lời cuối cùng xin được phép gửi đến tất cả quý thầy cô của trường Đại học Bách Khoa nói chung và quý thầy cô của bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp nói riêng lời chúc sức khoẻ và lời cảm ơn sâu sắc nhất

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Luận văn này đưa ra một hướng tiếp cận để giải quyết vấn đề quản lý tồn kho tại công ty sơn thông qua việc áp dụng các chính sách tồn kho thích hợp cho từng loại nguyên vật liệu Để thực hiện mục tiêu đó, đầu tiên tác giả sẽ ứng dụng các mô hình dự báo phù hợp để dự báo lượng sơn bán ra trong thời gian 1 năm tiếp theo Tiếp đến dựa vào kết quả dự báo bán hàng và bảng yêu cầu nguyên vật liệu (BOM) để tính toán được bảng nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong năm Bước tiếp theo là áp dụng hai hệ thống đặt hàng là hệ thống cỡ đơn hàng cố định và hệ thống khoảng đặt hàng cố định để tính toán các chi phí tồn kho, mức tồn kho an toàn, điểm đặt hàng lại và kích cỡ lô hàng để lựa chọn ra mô hình tối ưu cho từng loại nguyên vật liệu Bước cuối cùng sẽ áp dụng chính sách tồn kho thích hợp để tính toán thời điểm đặt hàng, mức tồn kho theo thời gian và giá trị tồn kho để đánh giá hiệu quả của chính sách tồn kho và triển khai áp dụng

Với những nội dung như trên thì luận văn này sẽ gồm có 6 chương như sau: Chương 1: Mở đầu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận Chương 3: Giới thiệu đối tượng nghiên cứu

Chương 4: Dự báo và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu Chương 5: Chính sách tồn kho

Trang 6

This thesis offers an approach to solving the problem of inventory management in paint companies through the application of appropriate inventory policies for each type of material To achieve that goal, the author will first apply suitable forecasting models to forecast the amount of paint sold in the next 1 year period Next, based on the sales forecast results and bill of materials to calculate the material demand table for the year The next step is applying two ordering systems that consist of the Q model and the T model Therefore, we can calculate inventory costs, safety stock, the reorder point, and lot size to select the optimal model for each material type The final step will apply the appropriate inventory policy to calculate the time of order, inventory stock level for a time, and inventory value Thence, we can evaluate the effectiveness of the inventory policy and implement it

This thesis will consist of 6 chapters following: Chapter 1: Introduction

Chapter 2: Theoretical Basic and Methodology Chapter 3: Introduction of research subjects

Chapter 4: Forecasting and Material Requirements Planning Chapter 5: Inventory Policy

Chapter 6: Conclusion and Recommendations

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Nghiên cứu thiết kế hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư tồn kho tại công ty sản xuất sơn” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết và khảo sát thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Đỗ Ngọc Hiền và PGS TS Lê Ngọc Quỳnh Lam

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào

TP HCM, ngày tháng năm 2023

Người thực hiện

PHẠM KHÁNH DUY

Trang 8

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU 1

1.1ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.3GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI 3

1.4CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 3

CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5

2.1.1.6 Kiểm soát kết quả dự báo 11

2.1.2 Lý thuyết quản lý hàng tồn kho 12

2.1.2.1 Khái quát về hàng tồn kho 12

2.1.2.2 Chính sách tồn kho 14

2.2PHƯƠNG PHÁP LUẬN 22

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu 22

2.2.2 Các nghiên cứu liên quan 22

2.2.3 Quy trình nghiên cứu 24

Trang 9

3.2.2 Đối tượng nghiên cứu 33

3.2.3 Những nội dung cần thực hiện 34

CHƯƠNG 4:DỰ BÁO VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU 354.1THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU 35

4.1.1 Dữ liệu lượng sơn bán ra 35

4.1.2 Dữ liệu BOM 38

4.2MÔ HÌNH DỰ BÁO NHU CẦU 40

4.2.1 Phân tích đặc tính dữ liệu 40

4.2.2 Dự báo nhu cầu 43

4.2.3 Đánh giá kết quả dự báo 50

4.3HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU 52

CHƯƠNG 5:CHÍNH SÁCH TỒN KHO 55

5.1CÁC THÔNG SỐ TỒN KHO 55

5.1.1 Chi phí tồn kho 55

Trang 10

5.5ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH 75

CHƯƠNG 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

6.1KẾT LUẬN 86

6.2KIẾN NGHỊ 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC…… 90

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bảng kỹ thuật chọn dự báo 7

Bảng 2.2: Bảng công thức tính toán cho hệ thống Q 21

Bảng 2.3: Bảng công thức tính toán cho hệ thống T 21

Bảng 3.1: Bảng thống kê số lượng tồn kho và xuất kho trong năm 2021 32

Bảng 4.1: Lượng sơn Epoxy và Alkyd bán ra từ 01/2019 đến 12/2022 36

Bảng 4.2: BOM của sơn Epoxy 39

Bảng 4.3: BOM của sơn Alkyd 39

Bảng 4.4: Bảng sai số của dự báo sơn Epoxy và Alkyd bằng phần mềm Minitab 48

Bảng 4.5: Bảng so sánh kết quả dự báo so với thực tế của năm 2022 48

Bảng 4.6: Bảng sai số của dự báo sơn Epoxy và Alkyd bằng phần mềm Minitab 49

Bảng 4.7: Bảng kết quả dự báo của sơn Epoxy và Alkyd 50

Bảng 4.8: So sánh kết quả dự báo của sơn Epoxy và Alkyd với thực tế 50

Bảng 4.9: Bảng nhu cầu nguyên liệu sơn Epoxy năm 2023 52

Bảng 4.10: Bảng nhu cầu nguyên liệu sơn Alkyd năm 2023 53

Bảng 5.1: Bảng tính toán các loại chi phí tồn kho trong tháng 55

Bảng 5.2: Bảng chi phí đặt hàng 57

Bảng 5.3: Nhu cầu nguyên liệu “Solvent E” trong năm 2023 60

Bảng 5.4: Thông số đầu vào mô hình hệ thống Q của nguyên liệu “Solvent E” 60

Trang 12

Bảng 5.5: Thông số đầu ra mô hình hệ thống Q của nguyên liệu “Solvent E” 61Bảng 5.6: Bảng tổng hợp các thông số tồn kho theo hệ thống Q của sơn Epoxy 62Bảng 5.7: Bảng tổng hợp các thông số tồn kho theo hệ thống Q của sơn Alkyd 63Bảng 5.8: Bảng tổng hợp các thông số tồn kho theo hệ thống Q của sơn Epoxy sau điều chỉnh 65Bảng 5.9: Thông số đầu vào mô hình hệ thống T của nguyên liệu “Solvent E” 66Bảng 5.10: Thông số đầu ra mô hình hệ thống T của nguyên liệu “Solvent E” 66Bảng 5.11: Bảng tổng hợp các thông số tồn kho theo hệ thống T của sơn Epoxy 67Bảng 5.12: Bảng tổng hợp các thông số tồn kho theo hệ thống T của sơn Alkyd 68Bảng 5.13: Bảng tổng hợp các thông số tồn kho theo hệ thống T của sơn Epoxy sau điều chỉnh 70Bảng 5.14: Bảng so sánh chi phí đặt hàng và tồn kho của hai hệ thống 71Bảng 5.15: Bảng lựa chọn chính sách tồn kho thích hợp 72Bảng 5.16: Bảng phân tích 1 chiều khi thay đổi mức phục vụ của nguyên liệu “Solvent E” 73Bảng 5.17: Bảng phân tích 2 chiều khi thay đổi mức phục vụ và thời gian chờ nhận hàng của nguyên liệu “Solvent E” 74Bảng 5.18: Tổng hợp giá trị của các nguyên liệu sơn Epoxy và Alkyd trong năm 2023 75

Trang 13

Bảng 5.19: Điểm đặt hàng và số lượng tồn kho mỗi tháng của nguyên liệu “Resin E” và “Solvent E” 77Bảng 5.20: Điểm đặt hàng và số lượng tồn kho mỗi tháng của nguyên liệu “Curing E” và “Solvent Curing” 79Bảng 5.21: Bảng tổng hợp giá trị tồn kho cuối mỗi tháng của 4 loại nguyên liệu 82Bảng 5.22: So sánh giá trị tồn kho thực tế của 4 nguyên liệu nghiên cứu 83Bảng 5.23: Bảng giá trị tồn kho thực tế của 4 loại nguyên liệu trong năm 84

Trang 14

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Ví dụ kiểm soát kết quả dự báo 12

Hình 2.2: Biến thiên tồn kho của mô hình EOQ 14

Hình 2.3: Tồn kho an toàn trong hệ thống Q 17

Hình 2.4: Hệ thống tồn kho nhu cầu thay đổi, thời gian chờ không đổi 19

Hình 2.5: Hệ thống tồn kho nhu cầu không đổi, thời gian chờ thay đổi 20

Hình 2.6: Hệ thống tồn kho nhu cầu thay đổi, thời gian chờ thay đổi 20

Hình 2.7: Quy trình nghiên cứu 25

Hình 2.8: Phần mềm Minitab 26

Hình 2.9: Phần mềm Microsoft Excel 27

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của công ty 28

Hình 3.2: Một số dòng sản phẩm của công ty 30

Hình 3.3: Sự phát triển về sản phẩm và chủng loại sơn 31

Hình 4.1: Dữ liệu gốc ban đầu của sản lượng sơn bán 35

Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ các loại sơn năm 2022 36

Hình 4.3: Bảng yêu cầu nguyên vật liệu BOM thực tế sản xuất 38

Hình 4.4: Giản đồ xu hướng của sơn Epoxy 41

Hình 4.5: Giản đồ xu hướng của sơn Alkyd 41

Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tính mùa vụ của sơn Epoxy 42

Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện tính mùa vụ của sơn Alkyd 43

Hình 4.8: Chức năng dự báo Decomposition trong Minitab 44

Hình 4.9: Tính toán các hệ số Alpha, Beta, Gamma bằng công cụ Solver 45

Trang 15

Hình 4.10: Chức năng dự báo Winter’ Method trong Minitab 45

Hình 4.11: Giản đồ dự báo sơn Epoxy theo mô hình Winter 46

Hình 4.12: Giản đồ dự báo sơn Epoxy theo mô hình nhân 46

Hình 4.13: Giản đồ dự báo sơn Alkyd theo mô hình Winter 47

Hình 4.14: Giản đồ dự báo sơn Alkyd theo mô hình nhân 47

Hình 4.15: Biểu đồ kiểm soát dự báo sơn Epoxy 51

Hình 4.16: Biểu đồ kiểm soát dự báo sơn Alkyd 51

Hình 5.1: Biểu đồ Histogram của nguyên liệu “Resin A” 58

Hình 5.2: Biểu đồ Probability Plot của nguyên liệu “Resin E” 59

Hình 5.3: Biểu đồ gia tăng số lượng tồn kho khi gia tăng mức phục vụ 73

Hình 5.4: Biểu đồ Pareto giá trị của các nguyên liệu sản xuất sơn Epoxy và Alkyd 77

Trang 16

DANH SÁCH VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ

Trang 17

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự phát triển của kinh tế - xã hội kéo theo nhiều cơ hội cho các ngành sản xuất và dịch vụ tăng trưởng Sự phát triển đó làm cho khối lượng hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều và khối lượng nguyên vật liệu sản xuất cũng ngày càng lớn Song song với đó là sự cạnh tranh giữa các công ty, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng phát triển và cải tiến Những sự phát triển này không chỉ nằm ở chất lượng sản phẩm, kỹ thuật công nghệ mà còn là những phương pháp hay hệ thống quản lý điều hành hiệu quả Một khía cạnh trong đó là vấn đề hệ thống hàng tồn kho hay hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp

Không nằm ngoài sự vận động đó, ngành sơn hiện nay cũng đang trên đà tăng trưởng thần tốc, hiệu ứng hội nhập thể hiện rõ ở sự gia tăng của các công trình xây dựng, nhà xưởng, khu công nghiệp, tàu thuyền, kết cấu thép và các thiết bị máy móc,… từ đó thị phần ngành sơn ngày càng được nâng cao Thị phần càng lớn và nhu cầu của khách hàng ngày càng nhiều, đòi hỏi nhiều loại sơn với những màu sắc và chủng loại hết sức đa dạng, khi đó việc quản lý hàng tồn kho cũng như hoạch định nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cũng ngày càng phức tạp hơn trước Việc có quá nhiều nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất nhiều dòng sản phẩm sơn khác nhau khiến cho công tác quản lý hàng tồn kho trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Cùng với đó hàng tồn kho chiếm giá trị lớn cũng đặt ra bài toán về quản lý nguồn vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp ngành sơn Lúc này mối quan tâm về hoạch định tồn kho hay hoạch định nhu cầu vật tư càng được các doanh nghiệp chú trọng

Hoạch định nhu cầu vật tư (Material Requirements Planning – MRP) có lịch sử hình thành từ các công ty ở Mỹ vào năm 1956 theo sự phát triển của ngành công nghệ điện toán Trước đây, các doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho bằng phương pháp thống kê và rót hàng tồn kho (Reorder point), công cụ này đảm bảo liên tục có sẵn tất cả các

Trang 18

mặt hàng tồn kho nhưng làm cho kho luôn ở mức tồn cao và gây nên tình trạng dư thừa khi không có nhu cầu sản xuất từ đó gây lãng phí và phát sinh chi phí MRP đã ra đời và thay thế cho phương pháp quản lý này MRP cho độ chính xác cao, thích ứng được với sự biến động của thị trường Công ty đầu tiên tại Mỹ áp dụng MRP vào sản xuất là Black & Decker - một công ty sản xuất máy khoan vào năm 1964 Đến năm 1975, MRP được triển khai cho hơn 700 công ty tại Mỹ và lên đến 8000 công ty vào năm 1981, trong đó phải kể đến các tập đoàn đứng đầu thế giới như Wal Mart, Lotte International,… Việc ứng dụng MRP vào sản xuất đã giúp các công ty này kiểm soát hàng tồn kho, giúp duy trì tồn kho ở mức thấp nhất, lên kế hoạch sản xuất đem lại năng suất cao Hiện nay MRP đã trở thành một phần cốt lõi của hầu hết các doanh nghiệp và công ty trên thế giới

Tại công ty đối tượng nghiên cứu trong những năm gần đây, thị phần sơn công nghiệp và sơn tàu biển có sự phát triển vượt bậc Doanh thu tăng liên tục qua các năm nhờ sự đa dạng về chủng loại sơn Sự đa dạng hoá sản phẩm theo thị hiếu của khách hàng đã làm cho số lượng các loại nguyên vật tư phục vụ sản xuất ngày càng nhiều Theo thống kê từ năm 2010 công ty chỉ có 5 hệ sơn với 90 mã sơn thì đến năm 2014 đã tăng lên 7 hệ sơn với 125 mã sơn và hiện tại năm 2022 – 2023 công ty có đến 12 hệ sơn và 223 mã sơn các loại Việc tăng về số lượng hệ sơn và mã sơn bán ra đã kéo theo số mã vật tư tồn kho của công ty tăng cao từ đó gây khó khăn cho việc hoạch định Ngoài ra, cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng sơn khác ngoài thị trường cũng đòi hỏi công ty phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn hay nguồn lực Với những hiện trạng như trên tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư tồn kho tại công ty sản xuất sơn”

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu này được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở lý thuyết về hoạch định nhu cầu tồn kho và phân tích thực trạng tại công ty Gồm có 3 mục tiêu chính:

Trang 19

- Mục tiêu 1: Xây dựng được mô hình dự báo nhu cầu cho các sản phẩm từ đó có thể đưa ra dự báo nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất

- Mục tiêu 2: Xác định được lượng đặt hàng và thời điểm đặt hàng sao cho tổng chí phí tồn kho là thấp nhất nhằm tối thiểu chi phí quản lý nguyên vật liệu tại công ty

- Mục tiêu 3: Đánh giá được hiệu quả của mô hình tồn kho để giảm giá trị hàng tồn kho mà vẫn đáp ứng được yêu cầu sản xuất của công ty thông qua một trường hợp ứng dụng

1.3 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu này áp dụng đối với 2 hệ sơn điển hình của công ty bao gồm hệ sơn Epoxy 2 thành phần và hệ sơn Alkyd 1 thành phần

- Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu tổng hợp trong thời gian từ tháng 01 năm 2019 đến hết tháng 12 năm 2022

1.4 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Cấu trúc của luận văn gồm có 6 chương:

Chương 1 – Mở đầu: Đặt vấn đề về hoạch định tồn kho nguyên vật liệu, nêu lý do hình thành nên đề tài, mục tiêu của đề tài, giới hạn nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn

Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận: Tìm hiểu các lý thuyết về dự báo, các loại dự báo, lý thuyết về quản lý hàng tồn kho Phương pháp luận của đề tài sẽ đề cập đến phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện nghiên cứu cũng như các nghiên cứu tham khảo

Chương 3 – Giới thiệu đối tượng nghiên cứu: Giới thiệu tổng quan về công ty và phân tích những nội dung cần nghiên cứu

Trang 20

Chương 4 – Dự báo nhu cầu và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu: Tiến hành thu thập dữ liệu, xử lý số liệu và lựa chọn mô hình dự báo phù hợp Thực hiện dự báo nhu cầu sản phẩm, đánh giá kết quả dự báo và tiến hành hoạch định nguyên vật liệu dựa trên kết quả dự báo nhu cầu

Chương 5 – Chính sách tồn kho: Kiểm tra các thông số tồn kho, lựa chọn chính sách tồn kho phù hợp, phân tích độ nhạy và đánh giá chính sách tồn kho

Chương 6 – Kết luận và kiến nghị: Đánh giá tổng kết về mô hình dự báo và mô hình tồn kho, kết luận về kết quả thực hiện nghiên cứu cũng như những ưu điểm, hạn chế và hướng phát triển sau luận văn

Trang 21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1 Dự báo

2.1.1.1 Lý thuyết về dự báo

Khái niệm: Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán các sự việc sẽ xảy ra

trong tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu thu thập được Dự báo có

thể chỉ là những suy luận logic từ những chiêm nghiệm trong thực tế để tiên đoán trước sự việc hoặc hiện tượng gì sẽ xảy ra Dự báo cũng có thể được thực hiện nhờ vào việc sử dụng các mô hình toán học thể hiện mối quan hệ giữa nhu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu và các số liệu thống kê quá khứ thu được để tính toán đưa ra kết quả dự báo Hoặc có thể là sự phối hợp của những cách trên là dùng mô hình toán học rồi dùng phán xét kinh nghiệm của nhà quản trị để điều chỉnh lại

Đặc tính dữ liệu dự báo thường có:

- Tính xu hướng: Thể hiện sự tăng trưởng hay giảm sút của một biến số theo thời gian

- Tính mùa vụ: Thể hiện sự biến động có quy luật của số liệu với chu kỳ thời gian một năm

- Tính chu kỳ: Thể hiện sự biến động có quy luật của số liệu với chu kỳ thời gian dài hơn một năm, thường yêu cầu dữ liệu đủ dài (trên 3 năm)

- Tính bất thường: Thể hiện những thay đổi ngẫu nhiên, không tuân theo quy luật của dữ liệu

2.1.1.2 Phân loại dự báo

Có nhiều loại dự báo và được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau

Phân loại dự báo theo tiêu chí thời gian gồm có:

Trang 22

- Dự báo ngắn hạn: Thường nhỏ hơn 3 tháng (tối đa là 1 năm) Ứng dụng lập các kế hoạch kinh tế, văn hoá, xã hội phục vụ chỉ đạo kịp thời, tiến triển các chỉ tiêu Ở khu vực sản xuất, sử dụng để dự trù kinh phí, đặt hàng, điều độ và cho kết quả chính xác hơn dự báo dài hạn

- Dự báo trung hạn: Từ 3 tháng đến 3 năm Ứng dụng xây dựng kế hoạch trung hạn về kinh tế, xã hội, kế hoạch thị trường, kế hoạch sản xuất - Dự báo dài hạn: Từ 3 năm trở lên Ứng dụng trong dự báo những mục tiêu,

chiếc lược về kinh tế chính trị, khoa học kỹ thuật trong thời gian dài ở tầm vĩ mô Ở lĩnh vực sản xuất sử dụng trong quyết định xây nhà máy, phát triển sản phẩm

Phân loại theo tiêu chí phạm vi áp dụng gồm có: Dự báo khoa học, dự báo kinh

tế, dự báo xã hội, dự báo tự nhiên và thiên văn học

Phân loại dự báo theo phương pháp dự báo gồm có:

- Phương pháp định tính: Dự báo định tính thường được sử dụng khi phát triển sản phẩm, công nghệ mới nên không có dữ liệu hay số liệu cũ Vì vậy dự báo định tính gồm dự báo dựa vào ý kiến chuyên gia, ý kiến người bán hàng hay ý kiến khách hàng

- Phương pháp định lượng: Dự báo định lượng dựa trên việc xử lý những dữ liệu quá khứ với giả định rằng các điều kiện trong quá khứ vẫn còn tiếp tục xảy ra ở tương lai Áp dụng phương pháp này cho đối tượng sản phẩm cũ, công nghệ hiện tại Phương pháp định lượng còn được chia thành 2 nhóm bao gồm phương pháp hồi quy và phương pháp dựa vào dãy số thời gian

2.1.1.3 Quy trình dự báo

Quy trình dự báo gồm 5 bước như sau:

Trang 23

Bước 1 – Xác định đối tượng và thu thập dữ liệu: Cần xác định đối tượng và thu thập dữ liệu thích hợp, phải thu thập lại đối với những giá trị không thích hợp nếu không dẫn đến phương pháp dự báo không chính xác

Bước 2 – Xử lý, làm sạch và phân tích dữ liệu: Một số dữ liệu có thể không đủ cho quá trình dự báo, một số dữ liệu không liên quan đến vấn đề đang đề cập, thiếu giá trị cần phải được ước tính hay dữ liệu được tích lũy từ nhiều nguồn và phải tổng hợp lại Có dữ liệu sau khi thu thập cần phải xử lý để khử nhiễu, giúp tăng độ tin cậy

Bước 3 – Xây dựng mô hình và đánh giá: Liên quan đến việc dựa vào dữ liệu thu thập được đưa ra mô hình dự báo phù hợp để giảm thiểu các lỗi dự báo Có nhiều phương pháp (mô hình) dự báo để áp dụng cho một đối tượng Một mô hình cho kết quả kém ở quá khứ được xem kém chính xác ở tương lai Có thể dựa vào độ dài của dự báo và đặc tính của dữ liệu để chọn phương pháp dự báo

Bước 4 – Triển khai mô hình: Áp dụng các mô hình được chọn ở bước 3 với dữ liệu thích hợp đã được thu thập Dự báo cho các giai đoạn tiếp theo, trong đó các giá trị thực tế trong quá khứ được biết đến thường được sử dụng để kiểm tra độ chính xác của quá trình thực hiện Các lỗi dự báo sau đó được quan sát và đánh giá ở bước 5

Bước 5 – Đánh giá dự báo: Liên quan đến việc so sánh các giá trị dự báo với các giá trị quá khứ Có một số công thức cụ thể để tính sai số dự báo (đề cập ở phần sai số dự báo) Kết quả kiểm tra sai số này dẫn đến người dự báo có thể sửa đổi lại quy trình dự báo

Bảng 2.1: Bảng kỹ thuật chọn dự báo

STT Phương pháp ( mô hình) dự báo Đặc tính dữ liệu

Độ dài dự báo

Kiểu mô hình Dự báo thô

2 Mô hình dự báo thô điều chỉnh xu hướng

Trang 24

Dự báo xu thế và biến động thời vụ

10 Phân tích dãy số thời gian (mô hình cộng)

11 Phân tích dãy số thời gian (mô hình nhân)

Dự báo dựa vào phân tích hồi quy

Mô hình ARIMA (phương pháp Jenkns)

Box-Các kiểu dữ liệu

- Dạng mô hình: TS – chuỗi thời gian, C – nguyên nhân

2.1.1.4 Nội dung của các phương pháp dự báo

Với đặc tính dữ liệu của đối tượng nghiên cứu ở đây là có tính xu hướng (T) và có tính mùa vụ (S), thời gian dự báo trung hạn (I) và dạng mô hình thuộc về dạng chuỗi thời gian (TS) nên trong nghiên cứu này sử dụng 2 mô hình phù hợp nhất đó là mô hình hàm mũ Winter và mô hình phân tích dãy số thời gian (mô hình nhân)

a Mô hình hàm mũ Winter

Mô hình được áp dụng cho dữ liệu có tính xu hướng lẫn yếu tố mùa vụ

Trang 25

Dự báo hàm mũ Winter cho thời điểm (t+1): 𝐹𝑡+1 = (𝐹𝑡 + 𝑇𝑡)𝑆𝑡+1

Dự báo hàm mũ Winter cho thời điểm (t+n); n = 2, 3, 4, … 𝐹𝑡+𝑛 = (𝐹𝑡+ 𝑛𝑇𝑡)𝑆𝑡+𝑛

Với:

𝐹1 = 𝛼 (𝑌𝑡

𝑆𝑡) + (1 − 𝛼)(𝐹𝑡−1+ 𝑇𝑡−1) 𝑇𝑡 = 𝛽(𝐹𝑡 − 𝐹𝑡−1) + (1 − 𝛽)𝑇𝑡−1𝑆𝑡+𝑝 = 𝛾 (𝑌𝑡

𝐹𝑡) + (1 − 𝛾)𝑆𝑡Trong đó:

- 𝑌𝑡: Dữ liệu thực tế thời điểm t; 𝐹𝑡: Dữ liệu dự báo thời điểm t - 𝑇𝑡: Thừa số điều hướng thời điểm t; 𝑆𝑡: Hệ số mùa vụ

- 𝛼: Hệ số mũ; β: Hệ số mũ thừa số điều hướng; γ: Hệ số mũ của chỉ số mùa vụ

b Mô hình phân tích dãy số thời gian (mô hình nhân)

Mô hình nhân áp dụng cho dữ liệu có tính xu hướng lẫn yếu tố mùa vụ Đồng thời dãy số thời gian có biên độ biến thiên thay đổi nhiều

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Xác định hệ số mùa vụ 𝑆𝑡𝑆𝑡 = 𝑌𝑡/𝑌𝑡∗Với: 𝑌𝑡∗= (𝑌𝑡−0.5∗ + 𝑌𝑡+0.5∗ )/2

Cần điều chỉnh chỉ số mùa vụ 𝑆𝑡 để tổng chỉ số mùa vụ điều chỉnh luôn bằng 0 Chỉ số mùa vụ điều chỉnh 𝑆𝑖 như sau:

Trang 26

𝑆𝑖 = 𝑠̅ 𝑘 𝑖Với: 𝑠̅ = (∑𝑖 𝑟=1𝑗=0𝑠𝑗𝑝+𝑖)/𝑟 và k = p/(∑ 𝑠̅) 𝑖Trong đó:

𝑠̅: Trung bình của yếu tố mùa vụ thời đoạn i qua các chu kỳ 𝑖p: Số mùa trong một chu kỳ (năm, tháng)

- Bước 2: Xác định yếu tố xu hướng 𝑇𝑡

Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính y=𝛽0+ 𝛽1 𝑡 để xác định xu hướng của dãy số thời gian

Với: 𝛽0 = 𝑦̅ − 𝑏1 𝑡̅ và 𝛽1 = (∑ 𝑡𝑦 − 𝑛𝑡𝑦̅)/(∑ 𝑡2− 𝑛𝑡̅2) Trong đó:

t: Biến độc lập tại thời điểm của dãy số thời gian y: Biến phụ thuộc (𝑌𝑡/𝑆𝑖)

𝑡̅, 𝑦̅: Lần lượt là trung bình của biến t, y n: Kích thước mẫu

- Bước 3: Đánh giá sai số và tính giá trị dự báo

Để đánh giá sai số mô hình, sử dụng giá trị tổng bình phương sai số 𝑅2𝑅2 = 1 − ∑ 𝐼𝑡2

∑(𝑌𝑡 − 𝑌̅)2Với: 𝐼𝑡 = 𝑌𝑡 − (𝑇𝑡 𝑆𝑖)

Trong đó:

𝐼𝑡: Thành phần bất thường 𝑌𝑡: Trung bình thực tế

Trang 27

2.1.1.5 Sai số dự báo

Sai số dự báo của chu kỳ thứ t là sự chênh lệch giữa nhu cầu thực ở chu kỳ thứ t so với kết quả dự báo ở chu kỳ thứ t tương ứng (𝜀𝑡 = 𝑌𝑡− 𝐹𝑡) Sai số trong dự báo là thước đo độ chính xác của phương pháp dự báo và là cơ sở để lựa chọn mô hình dự báo

Sai số tuyệt đối trung bình MAE: 𝑀𝐴𝐸 = ∑ |

𝑡=1 𝑌𝑡 − 𝐹𝑡|𝑛

Sai số bình phương trung bình MSE:

𝑀𝑆𝐸 = ∑ (𝑌𝑡− 𝐹𝑡)2𝑛

𝑡=1𝑛Sai số tương đối trung bình MAPE:

𝑀𝐴𝑃𝐸 =

∑ |𝑌𝑡 − 𝐹𝑡|𝑌𝑡𝑛

𝑡=1𝑛Với: 𝑌𝑡 là nhu cầu thực tế, 𝐹𝑡 là nhu cầu dự báo

2.1.1.6 Kiểm soát kết quả dự báo

Sau khi lựa chọn mô hình và có kết quả dự báo, để nhận biết được mô hình đang áp dụng có hợp lý, cần một công cụ để kiểm soát dự báo – tín hiệu theo dõi (tracking signal) Tín hiệu được cập nhật liên tục hàng tháng, hàng quý để so sánh với giá trị dự báo Một tín hiệu âm cho thấy dự báo đang cao hơn nhu cầu và ngược lại

Tracking signal = Sai số tích luỹ/ MAD

Trang 28

Hình 2.1: Ví dụ kiểm soát kết quả dự báo

2.1.2 Lý thuyết quản lý hàng tồn kho

2.1.2.1 Khái quát về hàng tồn kho

Hàng tồn kho là phần tài sản của doanh nghiệp được tồn tại dưới dạng nguyên

liệu, bán thành phẩm và thành phẩm

Nguyên liệu thô: Là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất trong

tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về

Bán thành phẩm: Là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng vẫn

chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm

Thành phẩm: Là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất

Tồn kho cho phép đáp ứng sẵn có tức thời hay trong thời gian hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Bản thân dự trữ hàng tồn kho có hai mặt cần giải quyết: Đối với bộ phận tài chính thì mong muốn quản lý hàng tồn kho ở mức thấp để cực tiểu hàng tồn kho vì hàng tồn kho nhiều làm gia tăng chi phí, tăng mức rủi ro khi hàng hóa hư hỏng, giảm giá trị khi lỗi thời hay từ những thay đổi từ thị trường dẫn đến phải thanh

Trang 29

lý; đối với bộ phận kinh doanh, sản xuất thì mong muốn mức dự trữ tồn kho cao để dễ dàng lập kế hoạch khi sản xuất, phục vụ khách hàng tốt nhất Để thỏa mãn hai mặt trên đảm bảo hoạt động tốt ở các bộ phận, khi nghiên cứu quản lý hàng dự trữ, cần giải quyết vấn đề cơ bản:

- Lượng đặt hàng bao nhiêu là tối ưu - Thời điểm nào đặt hàng

Các loại chi phí được đề cập trong quản lý hàng tồn kho bao gồm chi phí mua

hàng, chi phí đặt hàng, chi phí tồn kho và chi phí hết hàng

Chi phí mua hàng: Là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá

mua một đơn vị Chi phí mua hàng bao gồm cả chi phí chuyên chở và hưởng giảm giá nếu mua cùng lúc số lượng lớn

Chi phí đặt hàng: Là toàn bộ các chi phí có liên quan đến thiết lập đơn hàng, phụ

thuộc số lượng đơn hàng hay số lần thiết lập Bao gồm các chi phí tìm nguồn hàng, chi phí chuẩn bị, chi phí vận chuyển, chi phí giao nhận hàng, kiểm tra sai sót, nhập kho, các chi phí hành chính khác…

Chi phí tồn kho: Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động dự trữ Bao

gồm:

- Chi phí cơ hội: Khi món hàng được dự trữ thì vốn đầu tư không dùng vào mục đích khác được hoặc lãi suất ngân hàng nếu tồn đọng nguyên vật liệu - Chi phí cất giữ: Chi phí thuê địa điểm lưu giữ hàng hóa, chi phí hao mòn

cơ sở hạ tầng kho bãi, bảo hiểm, chi phí bảo quản

- Chi phí do lỗi thời, hư hỏng và mất mát: Chi phí do lỗi thời sẽ phân bổ cao những nguyên vật liệu, hàng hóa có tính kỹ thuật, công nghệ, rủi ro càng cao thì chi phí càng lớn Chi phí hư hỏng, mất mát xảy ra khi hàng hóa, nguyên vật liệu bị mất cắp, thất thoát hay đổ vỡ…

Trang 30

Chi phí hết hàng: Là hệ quả kinh tế do hết hàng từ bên trong hay bên ngoài Chi

phí hết hàng bên ngoài bao gồm chi phí đơn hàng chậm, chi phí mất đơn hàng, mất uy tín, khách hàng chuyển sang đặt hàng của doanh nghiệp khác Phí hết hàng bên trong như chi phí ngưng sản xuất, chi phí hoàn thành chậm

Biến thiên mức tồn kho theo thời gian của mô hình EOQ như sau:

Hình 2.2: Biến thiên tồn kho của mô hình EOQ

Tổng chi phí tồn kho hằng năm bao gồm chi phí mua hàng, chi phí đặt hàng, chi phí tồn trữ:

𝑇𝐶 = 𝑃 𝑅 +𝐶 𝑅

𝐻 𝑄2

Trang 31

Trong đó:

R: Nhu cầu hằng năm (đơn vị/ năm) Q: Quy mô lô hàng (đơn vị)

P: Chi phí mua đơn vị (đồng/ đơn vị)

C: Chi phí đặt hàng đơn vị (đồng/ đơn hàng)

H: Chi phí tồn trữ đơn vị (H=P.F với F là hệ số tồn trữ) m: Số đơn hàng

T: Khoảng đặt hàng (tuần)

B: Mức tồn kho đặt hàng lại (đơn vị)

Mức tồn kho đặt hàng lại là cách mà hệ thống tồn kho số lượng cố định trả lời câu hỏi nên bổ sung hàng hóa khi nào Điều này đảm bảo rằng khi tiến hành đặt hàng, hệ thống có đủ tồn kho để đáp ứng nhu cầu kỳ vọng trong thời gian đáp ứng đơn hàng

𝑄 = √2 𝐶 𝑅

𝑚 = 𝑅𝑄 = √

𝐻 𝑅2 𝐶

𝑇 = 1𝑚 = √

2 𝐶𝐻 𝑅

𝐵 = 𝑅 𝐿52b Phân bố chuẩn

Trang 32

Phân phối xác suất dùng để miêu tả mức độ (hay xác suất) xảy ra các khả năng có thể của một đại lượng ngẫu nhiên, nhằm giúp người nghiên cứu dễ dàng nhận biết các khả năng nào hay xảy ra nhất và giá trị là bao nhiêu Phân phối chuẩn là một trong các phân phối xác suất quan trọng nhất của toán thống kê, phản ánh giá trị và mức độ phân bố của các dữ liệu đang nghiên cứu

Phân phối chuẩn được đặc trưng bởi hai tham số là giá trị kỳ vọng còn được hiểu là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn σ (sigma) Sigma phản ánh mức độ đồng đều của các dữ liệu này Đồ thị của phân phối chuẩn có dạng hình chuông nên đôi khi người ta còn gọi nó là phân phối hình chuông hay đường cong hình chuông c Tồn kho an toàn

Nhu cầu có thể xem như một đại lượng ngẫu nhiên, trong khoảng thời gian nhất định sẽ biến đổi quanh giá trị kỳ vọng Do đó, nếu giữ mức tồn kho đặt hàng lại theo đúng con số kỳ vọng thì có thể xuất hiện tình trạng cạn dự trữ Đó chính là lúc mà đơn hàng chưa về, lượng tồn kho xuống đến không mà lại xuất hiện nhu cầu

Một khi chi phí cạn dự trữ lớn và nhu cầu vượt quá dự kiến, rủi ro tài chính sẽ rất trầm trọng Tồn kho an toàn là công cụ để tránh rủi ro tài chính cho những nhu cầu dự kiến không chính xác

Khi nhu cầu trong thời kỳ đặt hàng vượt quá giá trị kỳ vọng, tồn kho an toàn sẽ được sử dụng, sau đó được bổ sung

Trong hệ thống cỡ đơn hàng cố định, tồn kho an toàn S có thể xem như duy trì tồn kho cả năm với mức trung bình của các thời điểm nhận đơn hàng

Trang 33

Hình 2.3: Tồn kho an toàn trong hệ thống Q

Trong đó:

M: Nhu cầu trong thời gian chờ L: Thời gian chờ đáp ứng đơn hàng 𝐼𝑚𝑖𝑛: Là mức tồn kho cuối thời gian chờ B: Mức tồn kho đặt hàng lại

d Mức phục vụ

Mức phục vụ là mức độ thoả mãn nhu cầu, là xác suất không cạn dự trữ trong đặt hàng Mức phục vụ càng cao thì mức thoả mãn nhu cầu càng cao, chi phí hết hàng càng giảm nhưng đầu tư tồn kho càng lớn, chi phí tồn kho càng tăng

- Mức phục vụ theo chu kỳ là tỷ số giữa số chu kỳ không hết hàng trên tổng số chu kỳ, hay xác suất không hết hàng: SLC = 1 – P (M>B)

- Mức phục vụ theo đơn vị nhu cầu là phần trăm nhu cầu được thoả mãn: 𝑆𝐿𝑈 = 1 −𝐸 (𝑀 > 𝐵)

Từ mức phục vụ SL, tra bảng giá trị của phân vị chuẩn tìm được giá trị Z(SL) là cơ sở tính mức tồn kho an toàn

Trang 34

e Hệ thống cỡ đơn hàng cố định (hay hệ thống Q)

Trong hệ thống cỡ đơn hàng cố định, hai tham số quan trọng nhất là điểm đặt hàng lại và tồn kho an toàn tối ưu

• Đối với phân phối dữ liệu nhu cầu tuân theo phân bố chuẩn: Giả định nhu

cầu là ngẫu nhiên và tuân theo phân phối chuẩn (lưu ý là có thể mô tả nhu cầu thông thường theo số trung bình và độ lệch chuẩn); nếu đơn hàng của khách hàng đến mà không có trong kho thì nhà cung cấp chậm đơn hàng hoặc mất đơn hàng; do chi phí hết hàng là đại lượng khó ước lượng nên nhà cung cấp có thể xác định một mức phục vụ yêu cầu, mức phục vụ là

xác suất không cạn trữ trong đặt hàng

• Đối với phân phối dữ liệu nhu cầu tuân theo phân bố chuẩn: Khi phân bố

nhu cầu không tuân theo phân bố chuẩn, giá trị nhu cầu không xoay quanh giá trị trung bình Phân bố nhu cầu trong thời gian chờ được suy ra từ phân

bố nhu cầu trong thời gian định trước

• Hệ thống tồn kho nhu cầu thay đổi, thời gian chờ không đổi: Thời gian chờ

L không đổi khi có biến thiên nhỏ không đáng kể hay trong trường hợp nguồn cung nội tại; khi nhu cầu thay đổi, nếu ta biết phân bố nhu cầu của nguyên vật liệu M có thể xác định được điểm tồn kho đặt hàng lại B, tồn kho an toàn S nhằm cực tiểu chi phí tồn kho an toàn

Trang 35

Hình 2.4: Hệ thống tồn kho nhu cầu thay đổi, thời gian chờ không đổi

• Hệ thống tồn kho nhu cầu không đổi, thời gian chờ thay đổi: Khi thời gian

chờ thay đổi, điểm đặt hàng B có thể được xác định theo thời gian chờ nhỏ nhất Lmin (rủi ro hết hàng gia tăng), thời gian chờ trung bình L, hay thời gian chờ lớn nhất Lmax (mức tồn kho cao, chi phí tồn trữ lớn); điểm đặt hàng B tính theo thời gian chờ trung bình L khi độ lệch chuẩn của thời gian chờ 𝛿𝐿 nhỏ; khi biết phân bố của thời gian chờ ta suy ra được phân bố nhu cầu trong thời gian chờ M, từ đó tìm ra điểm đặt hàng B và tồn kho an toàn S tối ưu

Trang 36

Hình 2.5: Hệ thống tồn kho nhu cầu không đổi, thời gian chờ thay đổi

• Hệ thống tồn kho nhu cầu thay đổi, thời gian chờ thay đổi: Khi cả nhu cầu

và thời gian chờ đều thay đổi, vấn đề sẽ phức tạp hơn; khi biết được phân bố thời gian chờ L và phân bố nhu cầu trong thời gian chờ M, từ đó tìm ra điểm đặt hàng và tồn kho an toàn tối ưu

Hình 2.6: Hệ thống tồn kho nhu cầu thay đổi, thời gian chờ thay đổi

Trang 37

g Tổng hợp công thức tính toán cho hai hệ thống đặt hàng Q và T

Bảng 2.2: Bảng công thức tính toán cho hệ thống Q

phân bố chuẩn

Nhu cầu không tuân theo phân bố chuẩn

Điểm đặt hàng B= S + d*L = S + M= 𝛿 𝐿 Z(SL)+d*L

Từ bảng phân bố nhu cầu thời gian chờ => thời gian chờ hàng Từ xác xuất hết hàng và bảng phân bố nhu cầu thời gian chờ => điểm đặt hàng lại B=S+M Lô hàng

𝑄 = √2 𝐶 𝑅

2 𝐶 𝑅

𝐻 = 𝐸𝑂𝑄 Chi phí đặt hàng và tồn

2+ 𝑆) 𝐻 𝑚 𝐶 + (𝑄

2 + 𝑆) 𝐻

Bảng 2.3: Bảng công thức tính toán cho hệ thống T

2 𝐶

𝑄𝑅 = √

2 𝐶𝐻 𝑅

trong thời gian chờ + thời gian định kỳ

Trang 38

Tồn kho an toàn S = 𝛿 𝐿+𝑇 Z(SL) Từ xác suất hết hàng và phân bố nhu cầu trong thời gian chờ L + chu kỳ T => mức tồn kho tối đa E với S = E - M

Chi phí đặt hàng và tồn kho

m.C + (𝐼𝑚𝑎𝑥+ 𝐼𝑚𝑖𝑛

2 ).H m.C + (𝐼𝑚𝑎𝑥+ 𝐼𝑚𝑖𝑛2 ).H

2.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê, tập hợp, phân tích số liệu: Lựa chọn, tập hợp số liệu có nguồn đáng tin cậy, loại bỏ giá trị không đáng tin cậy, giúp nghiên cứu đi đến kết quả chính xác

Phương pháp so sánh: Áp dụng nhiều cơ sở lý thuyết, cho ra nhiều kết quả, cần so sánh với một chỉ tiêu nhất định để đưa ra kết quả tối ưu

Phương pháp suy diễn: Là kiểu suy luận từ trường hợp tổng quát hơn tới trường hợp cụ thể hơn, hay là suy luận mà trong đó kết luận có độ xác tính ngang bằng với các tiền đề Thông qua lý thuyết, lựa chọn những giả thuyết tổng quát phù hợp với thực tế cần được xử lý

2.2.2 Các nghiên cứu liên quan

Hoạch định nhu cầu vật tư là một hướng nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn rất cao vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp Ứng dụng hoạch định nhu cầu vật tư vào quản lý mang lại nhiều lợi ích về chi phí, khả năng đáp ứng đơn hàng cũng như nhiều khía cạnh khác Có rất nhiều các nghiên cứu trước đó về thiết kế hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư cho các công ty sản xuất tại Việt Nam đem lại hiệu quả cao Một số nghiên cứu về hoạch định nhu cầu vật tư cũng như tồn kho tham khảo như sau:

- Nghiên cứu thiết kế hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư cho công ty may Hoà Bình, Nguyễn Quỳnh Phương, Luận văn thạc sĩ năm 2019 Trong

Trang 39

Luận văn này tác giả đã xây dựng đầy đủ các khối chứng năng trong hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư bao gồm các khối chức năng về hoạch định sản xuất, lịch trình sản xuất chính, hoạch định yêu cầu năng lực, hoạch định yêu cầu vật tư và lịch trình sản xuất hằng ngày Trong đó khối chức năng về hoạch định yêu cầu vật tư là một nội dung tham khảo giá trị cho những nghiên cứu về vấn đề này

- Hoạch định tồn kho và lựa chọn nhà cung ứng xơ bông cho nhà máy sợi, Nguyễn Mộng Mơ, Luận văn thạc sĩ năm 2019 Luận văn đưa ra hệ thống xếp hạng và đánh giá nhà cung cấp xơ bông sau đó tiến hành thống kê nhu cầu và thời gian đặt hàng xơ bông để sử dụng mô hình xác suất và tồn kho an toàn để thiết lập điểm tái đặt hàng và mức tồn kho an toàn

- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạch định nhu cầu vật tư tồn kho nguyên vật liệu tại công ty điện lực, Đào Nguyễn Huệ Chi, Luận văn thạc sĩ năm 2019 Luận văn đã xây dựng được mô hình dự báo phù hợp cho các nguyên vật tư của công ty điện lực, đưa ra mô hình tồn kho và chính sách tồn kho thích hợp để tối ưu lượng tồn kho cũng như chi phí cho trường hợp nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn này, một khía cạnh quan trọng khác là việc dự báo nhu cầu Để nghiên cứu có hiệu quả thì mô hình và phương pháp dự báo nhu cầu ban đầu đóng vai trò nền tảng Một số nghiên cứu về xây dựng các mô hình dự báo mà tác giả đã tham khảo và áp dụng như sau:

- Vận dụng các phương pháp dự báo san bằng mũ để dự báo doanh thu cho các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam, Nguyễn Quốc Oánh, Lê Thanh Hà, Đỗ Quang Giám, 2014, Tạp chí khoa học và phát triển 2014, tập 12, số 2:205-213 Ấn phẩm đưa ra lý thuyết và ứng dụng của các phương pháp san bằng hàm mũ vào dự báo cho ngành thép

- Xây dựng mô hình dự báo và tồn kho, áp dụng cho Công ty Dược phẩm

Trang 40

dự báo ở các kho địa phương để tăng độ chính xác của dự báo; nghiên cứu tồn kho, áp dụng chính sách tồn kho phù hợp để giảm chi phí và tăng mức độ phục vụ khách hàng

Ngoài ra, tác giả có tham khảo một số nghiên cứu ứng dụng thực tế vào các lĩnh vực để giải quyết một bài toán cụ thể của doanh nghiệp như:

- Nghiên cứu và ứng dụng mô hình hoạch định nhu cầu vật tư cho công ty sản xuất linh kiện điện tử, Nguyễn Thị Hạ, Phạm Khánh Duy, Hoàng Khánh Linh, Huỳnh Bích Ngọc, Đỗ Ngọc Hiền, Kỷ yếu hội nghị quốc tế về Logistics và Kỹ thuật Công nghiệp năm 2022 (ICLIE 2022)

Tóm lại, các nghiên cứu về hoạch định nhu cầu vật tư có thể được ứng dụng vào doanh nghiệp lớn, vừa hay nhỏ và từ doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ đều có thể triển khai thực hiện Mỗi trường hợp điển hình đều sẽ có cách tiếp cập khác nhau để giải quyết vấn đề đặt ra và đều mang đến hiệu quả nhất định tuỳ theo hệ thống áp dụng và phương pháp thực thi

2.2.3 Quy trình nghiên cứu

Để thiết kế được hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư tồn kho cho công ty thì đầu tiên cần phải thu thập dữ liệu về lượng sơn bán ra trong các năm và tiến hành dự báo nhu cầu sản phẩm trước Sau khi lựa chọn được mô hình dự báo tin cậy và có được kết quả dự báo tốt nhất thì từ kết quả dự báo đó và bảng yêu cầu nguyên vật liệu (Bill of materials – BOM) mới tiến hành dự báo được nhu cầu của nguyên vật liệu Sau khi hoạch định được nhu cầu nguyên vật liệu cho công ty thì tiến hành lựa chọn chính sách tồn kho phù hợp và đánh giá hiệu quả của mô hình tồn kho đã xây dựng so với ban đầu từ đó tổng kết lại kết quả của công trình nghiên cứu

Ngày đăng: 30/07/2024, 17:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN