1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa ứng dụng công nghệ số và thiết kế thân thiện với môi trường, tích hợp chuỗi cung ứng hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững trong ngành xây dựng tại Việt Nam

107 4 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-

ĐỖ THÀNH NHÂN

MỐI QUAN HỆ GIỮA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VÀ THIẾT KẾ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG, TÍCH HỢP CHUỖI CUNG ỨNG, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG TRONG

NGÀNH XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM

THE RELATIONSHIP OF DIGITAL TECHNOLOGIES APPLICATION, ECO-DESIGN, SUPPLY CHAIN INTEGRATION,

SUSTAINABLE SUPPLY CHAIN PERFORMANCE IN VIETNAMESE CONSTRUCTION INDUSTRY

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2023

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Lê Phước Luông Cán bộ chấm nhận xét 1: TS Đỗ Thành Lưu

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS Vương Đức Hoàng Quân

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày 27 tháng 06 năm 2023

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1 Chủ tịch: PGS.TS Lê Nguyễn Hậu

2 Thư ký: TS Nguyễn Văn Tuấn 3 Phản biện 1: TS Đỗ Thành Lưu

4 Phản biện 2: PGS TS Vương Đức Hoàng Quân 5 Ủy viên: TS Lê Phước Luông

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành

sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BACH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: ĐỖ THÀNH NHÂN MSHV: 2070596 Ngày, tháng, năm sinh: 22/06/1995 Nơi sinh: Vũng Tàu Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8 34 01 01

I TÊN ĐỀ TÀI:

Mối quan hệ giữa ứng dụng công nghệ số và thiết kế thân thiện với môi trường, tích hợp chuỗi cung ứng, hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững trong ngành xây dựng tại Việt Nam

(The relationship of digital technologies application, eco-design, supply chain integration, sustainable supply chain performance in Vietnamese construction industry)

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

- Xác định các yếu tố thành phần của bốn nhóm: mức độ trưởng thành chuyển đổi số, thiết kế thân thiện với môi trường, tích hợp chuỗi cung ứng, hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững

- Đo lường tác động của mức độ trưởng thành chuyển đổi số lên thiết kế thân thiện với môi trường, tích hợp chuỗi cung cứng, hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững

- Đo lường tác động của thiết kế thân thiện với môi trường và tích hợp chuỗi cung ứng lên hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững

- Đề ra các hàm ý quản trị cho các nhà quản lý các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng bền vững thông qua việc xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố mức độ trưởng thành chuyển đổi số, thiết kế thân thiện với môi trường, tích hợp chuỗi cung ứng, hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 28/11/2022

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 04/05/2023 V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS Lê Phước Luông

Tp HCM, ngày 04 tháng 05 năm 2023

TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô khoa Quản lý công nghiệp, trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức và nhiều bài học quý giá trong những năm học vừa qua Em xin phép gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Lê Phước Luông đã luôn quan tâm, nhắc nhở em và dành cho em những góp ý quý báu và sự hướng dẫn tận tình

Em xin gửi lời cảm ơn Thầy Cô ở bộ môn Quản lý sản xuất và vận hành và Khoa Quản lý công nghiệp đã chỉ bảo tận tình, dành thời gian nhiệt tình giúp đỡ và đưa ra những góp ý cho đề tài nghiên cứu này Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chuyên gia từ các doanh nghiệp đã dành thời gian, nhiệt tình giúp đỡ để góp ý hoàn thiện đề tài nghiên cứu này

Cuối cùng, bài nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 05 năm 2023

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện với hai mục đích chính: (1) Xác định các yếu tố thành phần của bốn nhóm: mức độ trưởng thành chuyển đổi số, thiết kế thân thiện với môi trường, tích hợp chuỗi cung ứng, hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững Đo lường tác động của mức độ trưởng thành chuyển đổi số lên thiết kế thân thiện với môi trường, tích hợp chuỗi cung cứng, hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững Đo lường tác động của thiết kế thân thiện với môi trường và tích hợp chuỗi cung ứng lên hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững trong ngành xây dựng tại Việt Nam (2) Đề ra các hàm ý quản trị cho các nhà quản lý các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng bền vững thông qua việc xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố mức độ trưởng thành chuyển đổi số, thiết kế thân thiện với môi trường, tích hợp chuỗi cung ứng, hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững

Sau khi tổng quan cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu, đề tài này được thực hiện qua hai giai đoạn chính bao gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ gồm nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu 3 chuyên gia tại các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện qua bảng câu hỏi có cấu trúc với số lượng 171 bảng câu hỏi Sau khi phân tích mô hình đo lường và mô hình cấu trúc PLS-SEM, thang đo gồm 39 biến quan sát của 5 thang đo khái niệm đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Kết quả cho thấy có 4 giả thuyết về mối quan hệ giữa mức độ trưởng thành chuyển đổi số lên tích hợp chuỗi cung ứng, thiết kế thân thiện với môi trường, hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững, mối liên hệ giữa thiết kế thân thiện với mối trường và hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững được ủng hộ bởi bộ dữ liệu

Dựa trên kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu, đề tài đã rút ra một số hàm ý quản trị cho nhà quản lý để nâng cao mức độ trưởng thành thành chuyển đổi số, thiết kế thân thiện với môi trường, từ đó giúp cải thiện hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững cho doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam Để nâng cao mức độ trưởng thành chuyển đổi số cần nâng cao năng lực hiểu biết, ứng dụng công nghệ số cho các thành

Trang 6

viên có trách nhiệm quản lý chuỗi cung ứng Nâng cao trách nhiệm, cam kết của lãnh đạo trong việc đầu tư thực hiện chuyển đổi số Nâng cao thiết kế thân thiện với môi trường bằng cách tích cực xây dựng, đề cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề môi trường và xã hội Sử dụng các nguyên vật liệu có thể tái chế, hạn chế ô nhiễm môi trường cho các thiết kế hay sản phẩm của doanh nghiệp Cuối cùng, doanh nghiệp cần động viên và tạo điều kiện để nhân viên tham gia đóng góp ý tưởng đổi mới, cũng như có sự xem xét thích hợp với các ý tưởng đến từ các đối tác chuỗi cung ứng

Trang 7

ABSTRACT

This thesis is conducted with two main objectives: (1) identifying the factors of four definitions: Digital maturity degree, Eco-design, Supply Chain integration, Sustainable Supply Chain performance Measuring the relationship of Digital maturity degree, Eco-design, Supply Chain integration, Sustainable Supply Chain performance Measuring the relationship of Eco-design, Supply Chain integration, Sustainable Supply Chain performance (2) Suggesting managerial implications to improve sustainable supply chain to achieve high performance of Vietnamese construction industry

After reviewing the theoretical basis and proposing a research model, this research is carried out through two main stages: preliminary research and formal research Preliminary research includes qualitative research through in-depth interviews with 3 experts at construction enterprises in Vietnam Data in formal quantitative study was collected through questionnaire with 171 cases After analyzing the measurement model and the structural model of PLS-SEM, 5 constructs with 39 variables achieved reliability, convergence and discriminant validity The results indicated that there are 4 hypotheses about the relationship of Digital maturity degree, Eco-design, Supply Chain integration, Sustainable Supply Chain performance, the relationship of Eco-design, Sustainable Supply Chain performance are supported

Based on the results of hypothesis testing, some managerial implications are proposed to improve the digital maturity degree, Eco-design, thereby helping to improve the efficiency of sustainable supply chain performance for construction enterprises in Vietnam To increase the digital maturity degree, it is necessary to improve the understanding and application of digital technology for members responsible for supply chain management Enhance the responsibility and commitment of leaders in investing in digital transformation Enhancing eco-design by actively building and promoting corporate social responsibility on environmental and social issues Using recyclable materials, limiting environmental pollution for the designs or products of the business Finally, managerial need to encourage and facilitate employees to

Trang 8

contribute innovative ideas, as well as give appropriate consideration to ideas coming from supply chain partners

Trang 9

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan nội dung luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Lê Phước Luông Ngoài các tài liệu tham khảo, luận văn này không sử dụng ý tưởng, không sao chép nội dung từ bất kỳ ai khác

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 05 năm 2023

Tác giả luận văn

Trang 10

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9

2.1 ĐỊNH NGHĨA CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 9

2.1.1 Quản lý chuỗi cung ứng bền vững (Sustainable supply chain management) 9

2.1.2 Hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững (Sustainable supply chain management performance) 11

2.1.3 Thiết kế thân thiện với môi trường (Eco-design) 14

2.1.4 Tích hợp chuỗi cung ứng (Supply chain integration) 15

2.1.5 Chuyển đổi số 16

2.2 TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 18

2.2.1 Ứng dụng công nghệ số và kinh tế tuần hoàn: vai trò trung gian của tích hợp chuỗi cung ứng (Maria và cộng sự, 2022) 18

2.2.2 Ứng dụng công nghệ số và thực hiện chuỗi cung ứng xanh (bao gồm thiết kế thân thiện môi trường ) (Umar và cộng sự, 2022) 19

2.2.3 Ứng dụng công nghệ số (tập trung vào phân tích dữ liệu lớn) như một cách tiếp cận hoạt động xuất sắc để nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng bền vững (Bag và cộng sự, 2020) 21

2.2.4 Ảnh hưởng của thực hiện quản lý chuỗi cung ứng xanh (bao gồm thiết kế thân thiện với môi trường) đối với hoạt động bền vững trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam (Le, 2020) 22

2.2.5 Thực hiện và hiệu quả chuỗi cung ứng bền vững (Wang và Dai, 2018) 24

2.2.6 Nhận xét các nghiên cứu có liên quan 25

2.3 MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 31

2.3.1 PHÁT BIỂU GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 31

Trang 11

2.3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 38

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 40

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: 40

3.2 XÂY DỰNG THANG ĐO 42

3.2.1 Quy trình xây dựng thang đo 42

3.2.2 Thang đo nghiên cứu sơ bộ 42

3.3 THIẾT KẾ MẪU 47

3.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 48

3.5 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU 48

3.5.1 Thang đo mức độ trưởng thành chuyển đổi số 48

3.5.2 Thang đo thiết kế thân thiện với môi trường 48

3.5.3 Thang đo tích hợp chuỗi cung ứng 49

3.5.4 Thang đo hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững 49

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54

4.1 MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT 54

4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN QUAN SÁT 56

4.3 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY, ĐỘ GIÁ TRỊ, GIÁ TRỊ PHÂN BIỆT CỦA CẤU TRÚC TRONG MÔ HÌNH 57

4.3.1 Giai đoạn 1: 57

4.3.2 Giai đoạn 2 59

4.4 Đánh giá mô hình cấu trúc PLS – SEM 60

4.4.1 Đánh giá cộng tuyến các biến trong mô hình 60

4.4.2 Đánh giá mức độ giải thích của biến độc lập cho biến phụ thuộc 60

4.4.3 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến độc lập 61

4.4.4 Kiểm định các giả thuyết 62

4.5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ 63

4.5.1 Các giả thuyết được ủng hộ 63

4.5.2 Giả thuyết không được ủng hộ 63

4.5.3 Đề xuất hàm ý quản trị 64

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

5.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65

5.2 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 65

Trang 12

5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

PHỤ LỤC 86

Trang 13

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 1 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan 31

Bảng 3 1Thang đo mức độ trưởng thành chuyển đổi số 44

Bảng 3 2Thang đo thiết kế thân thiện với môi trường 45

Bảng 3 3Thang đo tích hợp chuỗi cung ứng 46

Bảng 3 4Thang đo hiệu quả thực hiện chuỗi cung ững bền vững 47

Bảng 3 5Thang đo được hiệu chỉnh sau nghiên cứu sơ bộ định tính 53

Bảng 4 1 Thống kê mô tả mẫu 56

Bảng 4 2Thống kê mô tả các biến quan sát 57

Bảng 4 3Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của các thang đo giai đoạn 1 59

Bảng 4 4 Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của các thang đo giai đoạn 2 59

Bảng 4 5Hệ số Heterotrait – Monotrait Ratio (HTMT) 60

Bảng 4 6Inner VIF Values 60

Bảng 4 7R-square 61

Bảng 4 8f-square 61

Bảng 4 9Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 62

Trang 14

DANH MỤC HÌNH

Hình 2 1Mô hình nghiên cứu của Maria và cộng sự (2022) 18

Hình 2 2Mô hình nghiên cứu của Umar và cộng sự (2022) 19

Hình 2 3Mô hình nghiên cứu của Bag và cộng sự (2020) 21

Hình 2 4Mô hình nghiên cứu của Le (2020) 22

Hình 2 5Mô hình nghiên cứu của Wang và Dai (2018) 24

Hình 2 6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 38

Hình 3 1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 41

Hình 4 1Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM 62

Trang 15

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

Nội dung của chương này bao gồm: lý do hình thành đề tài được giới thiệu trong mục 1.1, mục tiêu nghiên cứu được trình bày trong mục 1.2, phạm vi nghiên cứu được trình bày trong mục 1.3, ý nghĩa đề tài được trình bày trong mục 1.4, phương pháp nghiên cứu được trình bày trong mục 1.5 và bố cục của luận văn được trình bày trong mục 1.6

1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Chuyển đổi số là câu nói đang được nhắc đến nhiều trong giới kinh doanh, báo đài, truyền hình gần đây khi nói đến chiến lược, tầm nhìn, áp dụng chuyển đổi số Chuyển đổi số đang ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng vào xã hội, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, trong từng ngành và lĩnh vực ở Việt Nam Về cơ bản, chuyển đổi số là quá trình áp dụng các công nghệ mới về số hóa hiện nay như điện toán đám mây (Cloud computing), dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IoT),… Từ đó, chúng hướng tới những thay đổi về cách doanh nghiệp hoạt động và thay đổi cách tạo ra những giá trị mới cho khách hàng (FSI, 2020) Công nghệ kỹ thuật số đã thay đổi sâu sắc cách con người giao tiếp và tương tác với môi trường xung quanh Tính mới của công nghệ và tiện ích cá nhân, chẳng hạn như thiết bị di động, máy tính cá nhân, ô tô tự lái, máy bay không người lái, thiết bị truyền hình tiên tiến, thiết bị đeo, điện thoại thông minh và đồng hồ thông minh thay đổi cách xã hội truy cập và trao đổi thông tin Những công nghệ mới xuất hiện này ảnh hưởng đến mọi ngành công nghiệp (Büyüközkan và Göçer, 2018) Việc tăng cường ứng dụng công nghệ số có khả năng biến đổi ngành xây dựng (Sezer và Bröchner, 2019) thông qua việc áp dụng các phương pháp tiếp cận như Công nghiệp 4.0 (Oesterreich và Teuteberg, 2016) hay Xây dựng 4.0 Tăng cường sử dụng thông tin kỹ thuật số trong các dự án xây dựng (Chen và cộng sự, 2020), đặc biệt là xây dựng mô hình thông tin (BIM) trong thiết kế đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong việc áp dụng kỹ thuật số (Bryde và cộng sự, 2013), sử dụng các công cụ Tinh gọn và phát triển các thực tiễn xây dựng cụ thể (Tzortzopoulos, 2020) Trong chuyển đổi số tại Việt Nam, ngành Xây dựng xác định 6 đối tượng, lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số gồm cơ sở dữ liệu số các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá để phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Thực hiện Chính phủ điện tử

Trang 16

Bộ Xây dựng; các hoạt động xây dựng (tư vấn thiết kế; tư vấn thẩm tra, thẩm định; thi công xây lắp; nghiệm thu công trình); khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị; nhà ở, công sở và thị trường bất động sản (FSI, 2022)

Thiết kế thân thiện với môi trường (Eco-design) đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện chuỗi cung ứng bền vững và được nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau, nhằm hiểu được các nguyên tắc cơ bản và tác động đến hiệu quả tổng thể của chuỗi cung ứng (Thamsatitdej và cộng sự, 2017) Trong số các chương trình thực thi chuỗi cung ứng bền vững được xác định bởi các nhà nghiên cứu khác nhau (Walker, Di Sisto, và McBain, 2008; Green và cộng sự, 2012; Laosirihongthong, Adebanjo, và Tan, 2013; Tachizawa, Gimenez, và Sierra 2015), thiết kế thân thiện với môi trường được xác định là yếu tố then chốt và là nền tảng của hoạt động chuỗi cung ứng xanh (Zhu, Sarkis, và Lai, 2008; Laosirihongthong, Adebanjo và Tan, 2013) Về cơ bản, thiết kế thân thiện với môi trường dựa trên cách tiếp cận tổng thể có tính đến khái niệm vòng đời sản phẩm liên quan đến các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và an toàn (Fiksel và Wapman, 1994; Chen, Lai và Wen, 2006; Karlsson và Luttropp, 2006; Soh, Ong, và Nee, 2014) Tại Việt Nam, Phát triển các loại vật liệu xây dựng thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, đây là xu thế tất yếu và mục tiêu hướng tới của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Ths.Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng cho biết: Sản xuất vật liệu xây dựng ngày nay đang có xu hướng phát triển các vật liệu xanh, thân thiện với môi trường Trong đó quan điểm phát triển vật liệu xây dựng hiệu quả bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tiếp cận, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ thế giới, quản lý vật liệu và sử dụng hiệu quả tài nguyên năng lượng, nhiên liệu, hạn chế ảnh hưởng môi trường là điều quan trọng (MTXD, 2022)

Chuỗi cung ứng vốn dĩ rất phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động trải rộng trên nhiều chức năng trong một tổ chức và cũng trên các tổ chức khác nhau cả ở đầu vào và đầu cuối Thách thức trong SCM không chỉ được đáp ứng bằng cách điều phối các quyết định sản xuất, vận chuyển và tồn kho mà nói chung, bằng cách tích hợp đầu cuối của

Trang 17

chuỗi cung ứng, nhu cầu của khách hàng, với phần sau của nó, phần sản xuất của chuỗi cung ứng (Chick và cộng sự, 2008) Tích hợp chuỗi cung ứng (SCI) ngụ ý sự tích hợp của cả nhà cung cấp đầu vào và khách hàng đầu cuối, cũng là sự tích hợp các chức năng nội bộ khác nhau (Vickery và cộng sự, 2003) Một số nhà nghiên cứu (Pagell và Krause, 2004; Power, 2005) đã định nghĩa SCI là một cách tiếp cận để tích hợp thông tin về phía trước và ngược giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và khách hàng Hơn nữa Cagliano và cộng sự (2006) rằng SCI là một cơ chế phối hợp giúp đơn giản hóa các quy trình kinh doanh bên trong và bên ngoài Jajja và cộng sự (2018) đã bổ sung rằng phương tiện quản lý chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động khác nhau có thể được sử dụng để giải quyết các yêu cầu hàng ngày gồm: nguyên liệu thô cần thiết cho xây dựng, quản lý logicstics và vận hành để đáp ứng nhu cầu quản lý chuỗi cung ứng Có nhiều bên tham gia tích hợp chuỗi cung ứng khác nhau bao gồm các nhà cung cấp, nhà thầu, nhà thầu phụ, chủ sở hữu, nhà thiết kế và nhà xây dựng để giải quyết các yêu cầu của quản lý chuỗi cung ứng (Kesidou và Sovacool, 2019) Các công ty xây dựng thường phải đối mặt với các vấn đề sợ hãi, không trung thực và thất vọng từ chủ sở hữu và các nhà thầu có thể có quan điểm khác về suy nghĩ để xây dựng các công ty mới và có thấy sự trao đổi thông tin tối thiểu cho người dùng cuối (Kamal và cộng sự, 2021) Theo đánh giá của Mani và cộng sự (2016), ý nghĩa của việc tích hợp quản lý chuỗi cung ứng là bắt buộc đối với một hệ thống xử lý quá trình hoạt động tốt hơn và tính bền vững cao hơn

Từ nửa sau của thế kỷ XX, đứng trước nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và phát sinh hàng loạt các dấu hiệu về khủng hoảng môi trường toàn cầu, vấn đề sinh thái bắt đầu xuất hiện trong tư duy, hành động của con người, cho thấy sự cần thiết phải đổi mới một cách cơ bản để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Khái niệm phát triển bền vững United Nations (2011) đưa ra là: “Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ” Quản lí chuỗi cung ứng bền vững - Sustainable Supply Chain Management (SSCM), được định nghĩa là việc tạo ra chuỗi cung ứng phối hợp thông qua việc tự nguyện hội nhập kinh tế, môi trường và xã hội với các hệ thống kinh

Trang 18

doanh tổ chức chính được thiết kế để quản lí có hiệu quả và hiệu quả các nguồn nguyên liệu, thông tin, cùng dòng vốn liên quan đến mua sắm, sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ Qua đó nhằm đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan và cải thiện khả năng cạnh tranh, khả năng phục hồi của tổ chức trong ngắn hạn và dài hạn (Ahi, 2014) Trong xây dựng, một nghiên cứu toàn diện của Carter và Easton (2011) xác định nhiều lĩnh vực thực hiện bền vững có thể được áp dụng cho chiến lược GSCM vì một tương lai xanh hơn Nó có thể là các vật liệu được sử dụng trong sản xuất; vị trí của các nhà cung cấp; vận chuyển; hoặc mức tiêu thụ cuối cùng của sản phẩm Tác động môi trường của một sản phẩm cũng có thể được giảm bớt do logicstics bền vững và kho bãi (Tan và cộng sự, 1998) Cả hai đều là các hoạt động độc lập và không cần cân nhắc, có thể có những tác động có hại đến môi trường khi phóng đại ở nhiều cấp độ trong chuỗi cung ứng Tối ưu hóa các tuyến đường vận chuyển và giảm mức tồn kho cũng có thể dẫn đến tiết kiệm tốt hơn và nâng cao hiệu quả (Gavirneni, 2005)

Các doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số tối ưu hóa hoạt động vận hành, mang lại nhiều giá trị mới và tạo ra các mô hình kinh doanh mới thu lại nhiều lợi nhuận mới cho doanh nghiệp Theo VCCI, hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990 (FSI, 2022) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh, thiếu tư duy kỹ thuật số,… Chính phủ và chính quyền các cấp cũng đang nổ lực xây dựng Chính phủ điện tử, các dự án Smart City với các nền tảng công nghệ mới,… Ở Việt Nam, chuỗi cung ứng cũng đã được áp dụng ở một số doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực Trong xây dựng, chuỗi cung ứng đang dần dần được coi là một phương pháp phù hợp, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của ngành tại Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, việc áp dụng vào thực tiễn còn rất hạn chế, các nghiên cứu cũng rất ít Với số lượng khiêm tốn, các

Trang 19

nghiên cứu đại diện cho xu hướng này (nghiên cứu về chuỗi cung ứng) đều đang có tính gợi mở, khai phá những bước đầu tiên cho quá trình áp dụng chuỗi cung ứng Các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam chưa được tiếp cận với những kiến thức, thuật ngữ về chuỗi cung ứng hoặc đã biết những rất ít kinh nghiệm chưa có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi hoặc có sự bất đồng về cách nhìn giữa người quản lý và người kỹ sư Đó là những rào cản khiến cho các doanh nghiệp ở Việt Nam gặp bất lợi so với các doanh nghiệp nước ngoài (Tạp chí Xây dựng & Đô thị, 2021) Phát triển bền vững được các doanh nghiệp chú trọng và ứng dụng vào chuỗi cung ứng của mình: quan tâm nhiều hơn đến môi trường, sản xuất xanh, nguyên liệu xanh, quan tâm đến các hoạt động xã hội, chăm lo đời sống nhân viên bên cạnh việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số tối ưu hóa quy trình hoạt động nhằm mang lại nhiều giá trị cho các đối tượng hữu quan Có nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào thiết kế thân thiện môi trường, tối ưu hóa hoạt động tích hợp chuỗi cung ứng nhằm đạt được tính bền vững cho chuỗi cung ứng Kamal và cộng sự (2021) đã chứng minh rằng các thành phần tích hợp chuỗi cung ứng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng ngành xây dựng Fatorachian và Kazemi (2021) đã nghiên cứu tác động ứng dụng chuyển đổi số làm tăng cường hiệu quả vận hành chuỗi Việc triển khai và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông tác động tích cực đến chuỗi cung ứng bền vững, quản lý chi phí và chất thải trong từng giai đoạn của dự án xây dựng (Mandiˇcák và cộng sự, 2021) Tuy nhiên, chưa có nhiên cứu nào trong ngành xây dựng nhằm mục tiêu xác định mối quan hệ giữa cả bốn yếu tố trên, cụ thể hơn là ngành xây dựng tại Việt Nam Chính từ những yêu cầu từ thực tiễn và lý thuyết nghiên cứu, việc nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa mức độ trưởng thành chuyển đổi số với thiết kế thân thiện với môi trường, tích hợp chuỗi cung ứng và hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững trong ngành xây dựng tại Việt Nam cần được thực hiện là thiết thực và cần được thực hiện Nghiên cứu này giúp cho các nhà quản lý xây dựng hiểu rõ mối quan hệ của bốn yếu tố trên và ứng dụng nó vào doanh nghiệp của mình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trang 20

- Xác định các yếu tố thành phần của bốn nhóm: mức độ trưởng thành chuyển đổi số, thiết kế thân thiện với môi trường, tích hợp chuỗi cung ứng, hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững

- Đo lường tác động của mức độ trưởng thành chuyển đổi số lên thiết kế thân thiện với môi trường, tích hợp chuỗi cung cứng, hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững

- Đo lường tác động của thiết kế thân thiện với môi trường và tích hợp chuỗi cung ứng lên hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững

- Đề ra các hàm ý quản trị cho các nhà quản lý các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng bền vững thông qua việc xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố mức độ trưởng thành chuyển đổi số, thiết kế thân thiện với môi trường, tích hợp chuỗi cung ứng, hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý xây dựng nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng bền vững thông qua xác định mối liên hệ giữa các yếu tố trên

Trang 21

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu bao gồm hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:

- Nghiên cứu sơ bộ:

Mục đích của nghiên cứu sơ bộ là hiệu chỉnh thang đo để nghiên cứu chính thức có kết quả phù hợp, đúng với bối cảnh của doanh nghiệp xây dựng

Phương pháp: tham khảo dữ liệu thứ cấp thông qua sách, tạp chí khoa học, dựa vào thang đo từ các nghiên cứu trước để đề xuất mô hình nghiên cứu và các thang đo Sau đó tiến hành phỏng vấn sâu các nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam để hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu

- Nghiên cứu chính thức:

Mục đích là phân tích dữ liệu định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Phương pháp: tiến hành gửi các bảng khảo sát thông qua email, Google form đến các đối tượng khảo sát Các phiếu trả lời hợp lệ sẽ được sử dụng trong nghiên cứu chính thức với sự hổ trợ bằng phần mềm SmartPLS Các phân tích, xử lý dữ liệu nhằm đưa ra đánh giá về độ tin cậy và độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt của thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN

Nội dung luận văn được trình bày theo bố cục gồm 5 chương như sau:

Chương 1 giới thiệu tổng quan về nghiên cứu bao gồm lý do hình thành nghiên cứu, xác định mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, phương pháp thực hiện nghiên cứu

Chương 2 trình bày định nghĩa các khái niệm có liên quan, tổng hợp các nghiên cứu trước từ đó chỉ rõ cơ hội nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nghiên cứu

Trang 22

Chương 3 trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu bao gồm: phương pháp chọn mẫu, xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

Chương 4 trình bày chi tiết các bước phân tích và diễn dịch kết quả của nghiên cứu bao gồm trình bày kết quả phân tích và đánh giá các thang đo, trình bày kết quả kiểm định mô hình cấu trúc và các giả thuyết nghiên cứu Dựa trên kết quả kiểm định, các thảo luận và hàm ý quản trị được trình bày

Chương 5 trình bày tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu, nêu những đóng góp chính của đề tài về lý thuyết và thực tiễn

Trang 23

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trong chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm: định nghĩa các khái niệm có liên quan về quản lý chuỗi cung ứng bền vững, hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững, thiết thân thiện với môi trường, tích hợp chuỗi cung ứng, chuyển đổi số được trình bày trong mục 2.1; tổng hợp các nghiên cứu liên quan được trình bày trong mục 2.2 Từ đó, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được đề xuất trong mục 2.3

2.1 ĐỊNH NGHĨA CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

2.1.1 Quản lý chuỗi cung ứng bền vững (Sustainable supply chain management)

Phát triển bền vững (SD) là một khái niệm gây tranh cãi với các quan điểm và cách nhìn khác nhau (Giddings và cộng sự, 2002) Nó là nơi giao thoa của kinh tế, môi trường và xã hội Mặc dù thuật ngữ bền vững được đặt ra vào đầu những năm 1980, cộng đồng toàn cầu chỉ bắt đầu chú ý đến khái niệm này sau khi công bố định nghĩa cổ điển về SD được cung cấp bởi báo cáo Brundtland (WCED, 1987) Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực SD đã trình bày ba chiều của tính bền vững bao gồm ba vòng kết nối, còn được gọi là 'Quan điểm ba vòng chung về phát triển bền vững ngành' (Barton, 2000; Giddings và cộng sự, 2002) Mặc dù mô hình này đơn giản về mặt khái niệm, nhưng nó có một số điểm yếu, trọng tâm của mô hình này là sự giao thoa giữa kinh tế, môi trường và xã hội Tuy nhiên, trên thực tế, kinh tế chi phối cả môi trường và xã hội Do đó, các vấn đề môi trường và xã hội thường không nằm trong chương trình nghị sự của SD (Giddings và cộng sự, 2002) Một mô hình khác được gọi là 'Phát triển bền vững lồng ghép' (Giddings và cộng sự, 2002; Montabon và cộng sự, 2016), trong đó nền kinh tế được thể hiện là lồng trong xã hội, lồng bên trong nó, và được lồng trong môi trường Điều này được đặt tên là 'Logic chi phối về mặt sinh thái học' Montabon và cộng sự (2016) cho rằng hệ thống kinh tế phụ thuộc vào hệ thống xã hội, đến lượt nó, hệ thống này phụ thuộc vào hệ thống sinh thái Điều này ngụ ý rằng môi trường sinh thái đóng vai trò như một khuôn khổ hoặc ràng buộc rộng rãi mà trong đó hệ thống xã hội phải vận hành và môi trường xã hội đóng vai trò như ràng buộc thứ hai mà hệ thống kinh tế phải hoạt động trong đó Nói cách khác, điều này

Trang 24

có nghĩa là hạn chế sinh thái và các mục tiêu xã hội phải được hoàn thành trước khi các mục tiêu kinh tế được thỏa mãn Điều này nghe có vẻ rất tham vọng và hơi khó hoạt động đối với một công ty cá nhân Tuy nhiên, một khung logic thống trị về mặt sinh thái sẽ cho phép một công ty tiến tới hiện thực hóa mục tiêu bền vững thực sự (Montabon và cộng sự, 2016)

Kể từ những năm 1980, SCM đã được sử dụng để xác định việc lập kế hoạch và quản lý nguyên vật liệu, dòng thông tin, và các hoạt động sản xuất và logicstics điều phối các hoạt động bên trong và bên ngoài của các công ty (Cooper và cộng sự, 1997; Kemp và cộng sự, 2005; Mentzer và cộng sự, 2001; Stock và Boyer, 2009) SCM truyền thống rất quan trọng trong các công ty hiện đại không chỉ vì giá trị kinh tế của nó (Ramaa và cộng sự, 2013) mà còn vì tác động xã hội và môi trường của nó (Kleindorfer và cộng sự, 2005; Elkington, 1997; Zhu và cộng sự, 2008; Caniato và cộng sự, 2011) Những giá trị này nêu bật các khía cạnh khác nhau của phát triển bền vững Phát triển bền vững cho doanh nghiệp có nghĩa là áp dụng các chiến lược và hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các bên liên quan hiện nay đồng thời bảo vệ, duy trì và cải thiện nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai (WCED, 1987)

Các doanh nghiệp ngày càng được nhìn nhận là có trách nhiệm đối với các kết quả về môi trường, xã hội và kinh tế do hoạt động nội bộ và hoạt động của các nhà cung cấp của họ (Hartmann và Moeller, 2014) SSCM đã xuất hiện do nhu cầu về tính bền vững (Gualandris và cộng sự, 2014) SSCM là sự kết hợp giữa quản lý chuỗi cung ứng và phát triển bền vững (Dyllick và Hockerts, 2002) SSCM được khái niệm hóa là các luồng quản lý vật chất, thông tin và vốn, sự hợp tác dọc theo chuỗi cung ứng, xuất phát từ các yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan trong khi thực hiện tất cả các mục tiêu phát triển bền vững từ ba khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội (Seuring và Muller, 2008) Do đó, SSCM được sử dụng để nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trong chuỗi cung ứng của họ đồng thời tăng cường trách nhiệm với môi trường và khả năng đáp ứng xã hội (Ahi và Searcy, 2013)

Trang 25

Trong nghiên cứu trước đây về SSCM, những nỗ lực ban đầu tập trung vào việc nâng cao các yếu tố kinh tế của chuỗi cung ứng, chẳng hạn như lợi nhuận, chi phí, lợi nhuận, sự hài lòng của người tiêu dùng và đầu tư vốn (Hassini và cộng sự, 2012; Jayaraman và Luo, 2007; Giannakis và Papadopoulos, 2016; Ahi và Searcy, 2013; Yadav và cộng sự, 2020; Modak và cộng sự, 2020) Thứ hai là thành phần môi trường của chuỗi cung ứng, làm tăng các nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng xanh (Sarkis, 2003; Govindan và cộng sự, 2015) Khía cạnh môi trường liên quan đến các mục tiêu, chiến lược, công cụ và kỹ thuật nhằm khuyến khích trách nhiệm môi trường lớn hơn và thúc đẩy các công nghệ thân thiện với môi trường và không gây ô nhiễm (Ansari và Kant, 2017; Khan và Qianli, 2017) Cuối cùng, các khía cạnh xã hội bao gồm hoàn cảnh làm việc, hạnh phúc, chất lượng cuộc sống, bình đẳng, đa dạng và kết nối (Mani và cộng sự, 2016)

Trong nhiều thập kỷ, tiến bộ khám phá về tính bền vững đã đi kèm với sự hiểu biết cao hơn về tài liệu rộng lớn và đa dạng của SSCM (Ansari và Kant, 2017; Rajeev và cộng sự, 2017; Brandenburg và cộng sự, 2014) Trong các lĩnh vực cụ thể, cả nghiên cứu và ứng dụng thực tế đều tăng trưởng ổn định (Seuring và Muller, 2008; Carter và Easton, 2011; Ahi và Searcy, 2013), phạm vi từ lĩnh vực thực phẩm (Grimm và cộng sự, 2014; Mena và cộng sự, 2013) và các ngành công nghiệp khai thác (Sauer và Seuring, 2017) cho các sản phẩm điện tử và công nghệ cao (Brix-Asala và cộng sự, 2018 ; Cucchiella và cộng sự, 2014) và bán lẻ

2.1.2 Hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững (Sustainable supply chain management performance)

Hoạt động của SSCM có ba khía cạnh chính trong một tổ chức hoạt động bền vững: hoạt động kinh tế, hoạt động môi trường và hiệu quả xã hội (Das, 2017; Wang và Dai, 2018) Theo Laari và cộng sự (2016), trong nghiên cứu của mình, họ nhận thấy rằng các thực hành quản lý bao gồm giám sát môi trường giữa nhà cung cấp và khách hàng, và hợp tác môi trường với khách hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của SSCM Seuring và Müller (2008) đã chỉ ra rằng các hành động trong quản lý tính bền vững của một tổ chức không chỉ bao gồm yếu tố môi trường và yếu tố xã hội mà còn bao gồm cả hoạt động kinh tế Đo lường hiệu quả trong SSCM có nghĩa là đo

Trang 26

một số thông số như kinh tế, hoạt động, môi trường và xã hội (Baliga và cộng sự, 2020) Tương tự như vậy, hiệu quả của SSCM đã chứng minh rằng nó có một đóng góp đáng kể cho sự cạnh tranh Trong một số nghiên cứu trước đây, SSCM có mối quan hệ tích cực với lợi thế cạnh tranh (Bijaksana và cộng sự, 2018) Nghiên cứu này chỉ đề cập đến 3 yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội

Theo Das (2017), áp dụng thực hành EMP, GSCM hoặc thực hành SSCM có nghĩa là các tổ chức có thể tham gia và tự đánh giá kết quả hoạt động môi trường được phản ánh thông qua một số điều như giảm lượng chất thải thải ra (rắn, lỏng, khí và vật liệu độc hại), giảm chi phí xử lý nước thải và xả thải, giảm thiểu các tai nạn trong môi trường (Zhu và Sarkis, 2004; 2007; Zhu và cộng sự, 2008a; Harms và cộng sự, 2013; Esfahbodi và cộng sự, 2016), v.v Hơn nữa, một số tổ chức đang cố gắng giảm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nước, giảm khí nhà kính và chất thải trong chuỗi cung ứng (Esfahbodi và cộng sự, 2016) Cuối cùng, trong nghiên cứu của Harms và cộng sự (2013) cũng đã đề cập đến việc bảo vệ sự đa dạng của sinh học

Theo Esfahbodi và cộng sự (2016), hiệu quả hoạt động xã hội là yếu tố quan trọng mà các công ty luôn nỗ lực tham gia vào các hoạt động xã hội Thông qua một số điều như an toàn và sức khỏe của nhân viên, lương công bằng, và làm việc nhân đạo hoạt động xã hội lấy người lao động làm trung tâm và hiệu quả hoạt động xã hội lấy cộng đồng làm trung tâm là hai yếu tố luôn được đề cập đến trong hoạt động xã hội (Das, 2017) Trong các nghiên cứu trước đây, hoạt động xã hội lấy người lao động làm trung tâm được chứng minh thông qua việc cải thiện sức khỏe của nhân viên, môi trường làm việc và sống của con người (Hutchins và Sutherland, 2008; Mani và cộng sự, 2016) và đưa ra mức lương và khả năng của nhân viên ngang nhau (Hutchins và Sutherland, 2008; Mani và cộng sự, 2016) Nó cho phép nhân viên nâng cao năng lực của họ Trong các nghiên cứu khác cũng đề cập đến sự cải thiện cơ hội việc làm và kinh doanh của cộng đồng xung quanh, cũng như trình độ học vấn, khả năng đọc viết và sức khỏe của họ (Hutchins và Sutherland, 2008; Mani và cộng sự, 2016) Trong nghiên cứu của Barney (1991) và Grant (1991), theo quan điểm dựa trên Nguồn lực

Trang 27

của công ty, hoạt động ấn tượng của một công ty trên khía cạnh xã hội trở thành một nguồn lợi thế cạnh tranh

Các phát hiện chứng minh rằng phần lớn các chỉ số được phát hiện là kinh tế, phù hợp với trọng tâm gần đây của tài liệu về khía cạnh này (Duque và cộng sự, 2019) Đối với hoạt động kinh tế, đây là chỉ số có thể đánh giá hoạt động tài chính của một tổ chức (De Giovanni và Esposito Vinzi, 2012; Green và cộng sự, 2012) và cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính và tiếp thị của các công ty (Kristal và cộng sự, 2010) Trong dài hạn, các yếu tố kinh tế của các hoạt động riêng lẻ và chuỗi cung ứng có thể cải thiện thông qua sự phối hợp có hệ thống và các quá trình liên tổ chức, chẳng hạn như sự tích hợp chiến lược, minh bạch và thành tựu (Carter và Rogers, 2008)

Theo Bijaksana và cộng sự (2018), kết quả hoạt động của SSCM đã được chứng nhận là đóng góp rất lớn vào công việc tạo ra lợi nhuận của tổ chức khi cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh SSCM cho phép các doanh nghiệp thực hiện các thông lệ trách nhiệm doanh nghiệp và đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động hậu cần và sử dụng nguồn lực (Gold và cộng sự, 2010; Carter và Easton, 2011) Tuy nhiên, xác định phép đo là một thách thức lớn do hai yếu tố: sự phức tạp của chuỗi cung ứng và những người tham gia thuộc các tổ chức khác nhau (Beamon, 1999) Theo Baliga và cộng sự (2020), hoạt động của SSCM thường tập trung vào khía cạnh kinh tế Khi đo lường hiệu suất của SSCM là các thước đo về hoạt động kinh tế, các chỉ số môi trường và hiệu suất xã hội (Baliga và cộng sự, 2020) Do đó, trong nghiên cứu này, học viên sử dụng các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội để xác định hiệu suất SSCM

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa thực hành SSCM và hiệu quả SSCM chưa được nhấn mạnh ở các nước đang phát triển Mối quan hệ này đã được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực và các nền kinh tế lớn Nhưng trong các nghiên cứu về chủ đề SSCM, các nhà nghiên cứu chỉ tập trung nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế và môi trường, trong khi các hoạt động xã hội ít được chú ý hơn và không được đề cập nhiều (Geng và cộng sự, 2017) Rất ít nghiên cứu về tính bền vững được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu có tính đến cả ba khía cạnh (Machado và cộng sự, 2020 Các nghiên cứu đã tập trung chủ yếu vào các đoạn trình tự để tăng hiệu suất (Ras và cộng sự, 2007)

Trang 28

Mặt khác, giữa các nước đang phát triển và đã phát triển còn có khoảng cách Mối quan hệ giữa thực hành SSCM và hiệu quả SSCM đã được nghiên cứu và đề cập nhiều, nhưng hầu hết chúng được thực hiện ở các nước phát triển (Geng và cộng sự, 2017)

Một số nghiên cứu đã được thực hiện để nghiên cứu cơ chế mà các thực hành SSCM có thể cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh Theo nhiều nghiên cứu, các yếu tố của thực hành SSCM có tác động đến hoạt động môi trường, hoạt động xã hội và hoạt động kinh tế của các tổ chức (Rao và Holt 2005; Mitra và Datta, 2014) Thông qua khảo sát 400 công ty sản xuất của Malaysia, Zailani và cộng sự (2012) chứng minh rằng thực hành SSCM có tác động tích cực đến hoạt động bền vững, đặc biệt là từ khía cạnh kinh tế và xã hội Hasan (2013) chứng minh những tác động tích cực của SSCM đối với hoạt động của tổ chức và môi trường bằng cách điều tra năm tổ chức điển hình, bao gồm Coca Cola Enterprises và Eastman Chemical Company Hsu và cộng sự (2016) điều tra các công ty sản xuất ở các nền kinh tế đang phát triển và phát hiện ra rằng việc triển khai SSCM có thể mang lại kết quả hậu cần ngược khả quan và tăng khả năng cạnh tranh Esfahbodi và cộng sự (2016) đã điều tra kết quả hoạt động của một tổ chức liên quan đến cả các hoạt động kinh tế và môi trường Theo Büyüközkan và Berkol (2011), tuân thủ cấu trúc chuỗi cung ứng bền vững sẽ dẫn đến thành công lâu dài của tổ chức

2.1.3 Thiết kế thân thiện với môi trường (Eco-design)

Thiết kế thân thiện với môi trường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của một tổ chức (Porter và Linde, 1995; Klassen và McLaughlin, 1996; Klassen và Whybark, 1999) Những phát hiện rộng rãi của các công trình trên cho thấy rằng các yếu tố môi trường có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động tổng thể và khả năng cạnh tranh của một tổ chức Nó được xác định một số chuỗi như chứng nhận ISO 14001 hoặc các hệ thống quản lý môi trường tương đương của các công ty hoặc nhà cung cấp; cung cấp thông số kỹ thuật thiết kế cho nhà cung cấp đối với các hạng mục được cung cấp bao gồm tuân thủ môi trường; cộng tác với khách hàng để thiết kế sinh thái, sản xuất sạch hơn và bao bì xanh; thiết kế sản phẩm để giảm tiêu thụ

Trang 29

nguyên vật liệu và năng lượng; thiết kế các sản phẩm để tránh hoặc giảm việc sử dụng các vật liệu nguy hiểm; thiết kế các sản phẩm để tái sử dụng, tái chế và thu hồi vật liệu; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (Rao và Holt, 2005; Diabat và Govindan, 2011; Green và cộng sự, 2012; Zailani và cộng sự, 2012; Laosirihongthong và cộng sự, 2013; Mitra và Datta, 2014; Zhu và Sarkis, 2004; Zhu và Sarkis, 2007; Zhu và cộng sự, 2007; Zhu và cộng sự, 2008) Các cân nhắc về môi trường có liên quan đến việc lập kế hoạch, chương trình và hành động mua hàng: mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường và hợp tác các nhà cung cấp vì các mục tiêu môi trường (Hajikhani và cộng sự, 2012) Thiết kế sinh thái gắn liền với an toàn sức khỏe, vòng đời sản phẩm và tính bền vững (Chowdhury và cộng sự, 2016) Thông thường, thiết kế sinh thái có thể giúp giảm chi phí xử lý và tái chế chất thải (Chen và Sheu, 2009) Khoảng 80% tác động của sản phẩm đối với môi trường đến từ giai đoạn thiết kế (Büyüközkan và Çifçi, 2012) Do đó, các tổ chức lập kế hoạch và chủ động sử dụng các thành phần tái chế, tái sử dụng và phục hồi Hơn nữa, điều quan trọng là các tổ chức phải đảm bảo rằng thiết kế của sản phẩm có thể giảm tiêu thụ cac sản phẩm nguy hiểm (Le, 2020)

2.1.4 Tích hợp chuỗi cung ứng (Supply chain integration)

SSCM đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể vì mỗi cá nhân riêng biệt trong chuỗi cung ứng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các thành viên chuỗi cung ứng khác Nhà cung cấp là thành viên bên ngoài quan trọng nhất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng (Busse và cộng sự, 2016) Các thách thức trong SCM không chỉ được xử lý bằng cách điều phối các lựa chọn sản xuất, vận chuyển và tồn kho mà rộng hơn bằng cách kết nối đầu cuối của chuỗi cung ứng, nhu cầu của người tiêu dùng với đầu cuối của nó, thành phần sản xuất của chuỗi cung ứng (Chick và cộng sự, 2008) Tích hợp chuỗi cung ứng (SCI) đòi hỏi phải tích hợp cả nhà cung cấp và người tiêu dùng, cũng như các quy trình nội bộ khác (Vickery và cộng sự, 2003) SCI được chia thành ba phần: tích hợp khách hàng, tích hợp nhà cung cấp và tích hợp nội bộ (Lii và Kuo, 2016) Nó đòi hỏi phải duy trì liên lạc thường xuyên với các thành viên trong chuỗi cung ứng, ước tính nhu cầu tương lai của khách hàng, chuyển tải nhu cầu của khách hàng đến nhà cung cấp, tăng cường hoạt động tích hợp xuyên suốt

Trang 30

SC, đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách duy trì hàng tồn kho thích hợp, v.v (Tan và cộng sự, 1998) Vì chuỗi cung ứng của nhà cung cấp và khách hàng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên, một chuỗi cung ứng tích hợp giữa nhà cung cấp và khách hàng có thể giúp một công ty đạt được sự bền vững (Hervani và Helms, 2005) Do đó, các công ty cần tiến hành phát triển sản phẩm xanh (Chen và cộng sư, 2006), hoạt động và sản xuất bền vững (Kleindorfer và cộng sự, 2005), các vấn đề SCM liên quan đến quản trị và báo cáo (Hervani và cộng sự, 2005) và quản lý carbon sản phẩm (McKinnon, 2010), mua xanh (Chen và cộng sự, 2006), tìm nguồn cung ứng có đạo đức và vận chuyển bền vững (Murphy và Poist, 2000) Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu về việc tích hợp các kỹ thuật SCM bền vững qua các ranh giới của tổ chức chủ yếu tập trung vào sự phối hợp từ phía nhà cung cấp, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu liên tục cho tổ chức Trong tài liệu, SCM từ phía khách hàng và các mối quan hệ chỉ được chú ý rất ít (Yu và cộng sự, 2014)

2.1.5 Chuyển đổi số

Cuộc cách mạng kỹ thuật số của thời đại chúng ta đã dẫn đến sự phát triển của nhiều loại công nghệ có tác động đáng kể đến cả xã hội và môi trường doanh nghiệp (Carpejani và cộng sự, 2017) Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến nhiều thay đổi liên quan đến sự mở rộng của các ngành công nghiệp và các cuộc cách mạng công nghệ, thị trường hiện đang đối mặt với sự biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ, là những yếu tố chính của hiện tượng được gọi là chuyển đổi kỹ thuật số (El Hilali và Manouar, 2019; Hamidi và cộng sự, 2018) Việc tích hợp "công nghệ thông tin, máy tính, truyền thông và kết nối" được coi là trọng tâm của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số (Bharadwaj và cộng sự, 2013) Nó đề cập đến việc chuyển đổi các quy trình, văn hóa và đặc điểm tổ chức của một công ty do kết quả của công nghệ kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu thị trường (Hinings và cộng sự, 2018; Li và cộng sự, 2018; Matt và cộng sự, 2015) Điện toán đám mây, điện toán di động, điện toán sương mù, dữ liệu lớn, khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh, điện toán xã hội, Internet vạn vật (IoT), hệ thống vật lý mạng, blockchain và học máy là những yếu tố hỗ trợ chuyển đổi số

Trang 31

Việc chuyển đổi kỹ thuật số của công ty gây ra một số thay đổi trong thực tiễn quản lý, có thể có tác động đến khả năng tồn tại lâu dài của tổ chức (Ananyin và cộng sự, 2018; Park và cộng sự, 2021) Bằng cách cung cấp khả năng phân tích mạnh mẽ, chuyển đổi số cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh trong nền kinh tế kỹ thuật số (Carlsson, 2017) Sự chuyển đổi số của một công ty kéo theo những thay đổi cơ bản trong quy trình kinh doanh, chẳng hạn như số hóa mọi thứ có thể được số hóa (Hagberg và cộng sự, 2016), thu thập một lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau (Leviäkangas, 2016; Frank và cộng sự, 2019) , kết nối mạnh mẽ hơn giữa các quy trình kinh doanh sử dụng công nghệ kỹ thuật số (Berman, 2012; Matt và cộng sự, 2015) và phát triển hệ thống dịch vụ khách hàng hiệu quả (Berman, 2012; Frank và cộng sự, 2019) Mục tiêu chính của nó là các thủ tục lấy khách hàng làm trung tâm, khả năng thích ứng và tiết kiệm chi phí Bất kỳ công ty nào muốn tăng trưởng, phát triển, chất lượng và khả năng tồn tại lâu dài đều phải chấp nhận chuyển đổi số Các mục tiêu chính của chuyển đổi số là tăng tính linh hoạt, hoạt động tập trung vào khách hàng hơn và tiết kiệm chi phí (Nikolidakis và cộng sự, 2015)

Chuyển đổi số không chỉ thúc đẩy sự đổi mới và lợi thế kinh tế, mà còn cải thiện khả năng kết nối để kích hoạt và giải quyết các thách thức hoạt động (Vanpoucke và cộng sự, 2014) Việc sử dụng các công nghệ kết nối như ERP cho phép giải quyết nhanh chóng các vấn đề của chuỗi cung ứng như truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch (Akkermans và công sự, 2003) Các vấn đề như bổ sung, lên lịch và quản lý đơn hàng thân thiện với môi trường là rất quan trọng trong chuỗi cung ứng Những tiến bộ công nghệ gần đây trong lập kế hoạch và truyền thông cung cấp một giải pháp vững chắc cho những vấn đề này (Wang và cộng sự, 2019) Ngoài ra, chuyển đổi kỹ thuật số có thể được sử dụng để xây dựng một hệ thống mạnh mẽ xung quanh các hoạt động rủi ro cao như quy trình thiết kế quy trình làm việc và mua sắm, giảm thiểu rủi ro vốn có (Cagliano và cộng sự, 2019)

Trang 32

2.2 TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.2.1 Ứng dụng công nghệ số và kinh tế tuần hoàn: vai trò trung gian của tích hợp chuỗi cung ứng (Maria và cộng sự, 2022)

- Giả thuyết nghiên cứu:

H1: Tích hợp chuỗi cung ứng có liên hệ tích cực với kinh tế tuần hoàn

H2: Việc triển khai các công nghệ sản xuất thông minh có liên quan tích cực với tích hợp chuỗi cung ứng

H3: Triển khai công nghệ xử lý dữ liệu có liên quan tích cực tới tích hợp chuỗi cung ứng

H4a: Tích hợp chuỗi cung ứng làm trung gian tích cực cho mối quan hệ giữa công nghệ sản xuất thông minh và kinh tế tuần hoàn

H4b: Tích hợp chuỗi cung ứng làm trung gian tích cực cho mối quan hệ giữa công nghệ xử lý dữ liệu và kinh tế tuần hoàn

- Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa việc áp dụng rộng rãi các công nghệ kỹ thuật số trong các hoạt động của công ty và cho thấy sự trung gian của tích hợp chuỗi cung ứng củng cố mối quan hệ tích cực giữa công nghệ kỹ thuật số với hiệu quả kinh tế

Hình 2 1Mô hình nghiên cứu của Maria và cộng sự (2022)

Trang 33

- Vai trò trung gian của tích hợp chuỗi cung ứng chỉ giữ trong bối cảnh công nghệ sản xuất thông minh, chứ không phải công nghệ xử lý dữ liệu

2.2.2 Ứng dụng công nghệ số và thực hiện chuỗi cung ứng xanh (bao gồm thiết kế thân thiện môi trường ) (Umar và cộng sự, 2022)

Hình 2 2Mô hình nghiên cứu của Umar và cộng sự (2022) - Giả thuyết nghiên cứu:

H1a: Ứng dụng công nghệ số có tác động tích cực đến hoạt động mua xanh

H1b: Ứng dụng công nghệ số có tác động tích cực đến sản xuất xanh

H1c: Ứng dụng công nghệ số có tác động tích cực đến thiết kế thân thiện với môi trường

H1d: Ứng dụng công nghệ số có tác động tích cực đến đào tạo xanh

H2a: Mua xanh có tác động tích cực đến hoạt động môi trường

H2b: Sản xuất xanh có tác động tích cực đến hoạt động môi trường

H2c: Thiết thân thiện với môi trường có tác động tích cực đến hoạt động môi trường

H2d: Đào tạo xanh có tác động tích cực đến hoạt động môi trường

H3a: Mua xanh có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế

H3b: Sản xuất xanh có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế

Trang 34

H3c: Thiết kế thân thiện với môi trường có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế

H3d: Đào tạo xanh có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế

H4a: Thực hiện GSCM làm trung gian cho mối quan hệ giữa Công nghệ 4.0 và hiệu quả môi trường

H4b: Các hoạt động GSCM làm trung gian cho mối quan hệ giữa Công nghệ 4.0 và hiệu quả kinh tế

Nghiên cứu này đã chỉ ra:Các thực hiện gồm mua xanh, sản xuất, thiết kế và đào tạo xanh bị ảnh hưởng tích cực thông qua ứng dụng công nghệ số trong công ty Áp dụng công nghệ số giúp nâng cao hiệu quả bền vững cũng như nó giúp áp dụng các thực hiện thiết kế thân thiện với môi trường

Nghiên cứu này chỉ tập trung vào các hoạt động của kinh tế và môi trường Các nghiên cứu trước đây khuyến nghị sử dụng cả ba khía cạnh của tính bền vững (Kamble và cộng sự, 2019) Tác giả đề xuất khám phá tác động của các hoạt động GSCM đối với ba điểm của tính bền vững dưới ảnh hưởng của công nghệ 4.0 Tác giả cũng khuyến nghị nên tiến hành các nghiên cứu định lượng để kiểm tra mối quan hệ giữa các công nghệ số với tính bền vững

Trang 35

2.2.3 Ứng dụng công nghệ số (tập trung vào phân tích dữ liệu lớn) như một cách tiếp cận hoạt động xuất sắc để nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng bền vững (Bag và cộng sự, 2020)

Hình 2 3Mô hình nghiên cứu của Bag và cộng sự (2020) - Giả thuyết nghiên cứu:

H1: Khả năng quản lý phân tích dữ liệu lớn có liên quan tích cực đến phát triển sản phẩm xanh

H2: Năng lực phân tích dữ liệu lớn có liên quan tích cực đến phát triển của nhân viên

H3: Phát triển sản phẩm xanh có liên quan tích cực đến sự đổi mới và hiệu quả học tập

H4: Sự phát triển của nhân viên có liên quan tích cực đến sự đổi mới và hiệu quả học tập

H5: Các tổ chức có nhiều (ít) đổi mới trong chuỗi cung ứng có mức độ phát triển sản phẩm xanh cao hơn (thấp hơn) đối với đổi mới và hiệu quả học tập

H6: Các tổ chức có nhiều (ít) đổi mới hơn trong chuỗi cung ứng có mức độ phát triển của nhân viên cao hơn (thấp hơn) đối với đổi mới và hiệu quả học tập

H7: Đổi mới và hiệu quả học tập có liên quan tích cực đến hiệu suất chuỗi cung ứng bền vững

Trang 36

Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra xem liệu ứng dụng phân tích dữ liệu lớn có thể nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng bền vững của các tổ chức và phát triển cải thiện về lộ trình thực hiện Nhóm nghiên cứu đã phát triển một mô hình với các lộ trình mới liên quan đến phân tích dữ liệu lớn và quản lý để hiểu cách ảnh hưởng của phân tích dữ liệu lớn lên hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững bằng cách tăng cường hiệu quả hoạt động

Có thể có những yếu tố liên quan khác mà các biến này chưa được điều tra trong nghiên cứu này Hơn nữa, mẫu cụ thể (đối với ngành khai thác mỏ ở một quốc gia đang phát triển) có thể ảnh hưởng đến kết quả và không rõ liệu những kết quả này có thể khái quát hóa cho các bối cảnh khác hay không

2.2.4 Ảnh hưởng của thực hiện quản lý chuỗi cung ứng xanh (bao gồm thiết kế thân thiện với môi trường) đối với hoạt động bền vững trong doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam (Le, 2020)

Hình 2 4Mô hình nghiên cứu của Le (2020) - Giả thuyết nghiên cứu

H1: Mua sắm xanh có tác động tích cực lên hiệu quả kinh tế

Trang 37

H2: Thiết kế thân thiện với môi trường có tác động tích cực lên hiệu quả kinh tế

H3: Sản xuất xanh có tác động tích cực lên hiệu quả kinh tế

H4: Phân phối xanh có tác động tích cực lên hiệu quả kinh tế

H5: Mua sắm xanh có tác động tích cực lên hiệu quả môi trường

H6: Thiết kế thân thiện với môi trường có tác động tích cực lên hiệu quả môi trường

H7: Sản xuất xanh có tác động tích cực lên hiệu quả môi trường

H8: Phân phối xanh có tác động tích cực lên hiệu quả môi trường

H9: Mua sắm xanh có tác động tích cực lên hiệu quả xã hội

H10: Thiết kế thân thiện với môi trường có tác động tích cực lên hiệu quả xã hội

H11: Sản xuất xanh có tác động tích cực lên hiệu quả xã hội

H12: Phân phối xanh có tác động tích cực lên hiệu quả xã hội

Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa thiết kế thân thiện với môi trường và hiệu quả thực hiện bền vững Các doanh nghiệp khám phá các cơ hội trong thiết kế sinh thái của họ để đảm bảo lợi nhuận được cải thiện (quan điểm kinh tế) đồng thời giảm tác động mội trường (quan điểm môi trường) và tăng trách nhiệm xã hội (hiệu quả xã hội) Nghiên cứu có ý nghĩa quản lý quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, nói có rất ít nghiên cứu về GSCM được công bố

Trang 38

2.2.5 Thực hiện và hiệu quả chuỗi cung ứng bền vững (Wang và Dai, 2018)

Hình 2 5Mô hình nghiên cứu của Wang và Dai (2018) - Giả thuyết nghiên cứu:

H1EE: Thực hanh quản lý môi trường nội bộ có tác động tích cực đến hiệu quả môi trường của công ty

H1ES: Thực hành quant lý môi trường nội bộ có tác động tích cực đến hiệu quả xã hội của doanh nghiệp

H1EF: Thực hành quản lý môi trường nội bộ có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

H1SE: Thực hành quản lý trách nhiệm xã hội nội bộ có tác động tích cực đến hiệu quả môi trường của công ty

H1SS: Thực hành quản lý trách nhiệm xã hội nội bộ có tác động tích cực đến hiệu quả xã hội của công ty

Trang 39

H1SF: Thực hành quản lý trách nhiệm xã hội nội bộ có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế công ty

H2ME: Giám sát và đánh giá nhà cung cấp có tác động tích cực đến hiệu quả môi trường của công ty

H2MS: Giám sát và đánh giá nhà cung cấp có tác động tích cực đến hiệu quả xã hội của công ty

H2CE: Sự hợp tác của các nhà cung cấp có tác động tích cực đến hiệu quả môi trường của công ty

H2CS: Sự hợp tác của các nhà cung cấp có tác động tích cực đến hiệu quả xã hội của công ty

H2MF: Giám sát và đánh giá nhà cung cấp có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế của công ty

H2CF: Sự hợp tác của các nhà cung cấp có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế của công ty

Bằng cách tăng cường quản lý môi trường nội bô và quản lý trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp có thể cải thiện hoạt động môi trường và hoạt động xã hội, các công ty hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp, có thể thúc đẩy hoạt động môi trường của công ty Về lâu dài, SSCM có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy hoạt động kinh tế, hoạt động môi trường và hiệu quả xã hội, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty Thực hiện SSCM bên trong và SSCM bên ngoài cần được tích hợp Các thực hành SSCM bên ngoài có thể không có tác động trực tiếp đến hoạt động của công ty nhưng nó sẽ cải thiện hoạt động của nhà cung cấp, từ đó mang lại lợi ích kinh tế cho công ty Hợp tác với nhà cung cấp chiến lược là cần thiết cho sự thành công của SSCM

2.2.6 Nhận xét các nghiên cứu có liên quan

Dựa vào mô hình tổng hợp của 5 nghiên cứu của các tác giả , học viên có sự đánh giá ưu và nước điểm của các nghiên cứu trên:

Trang 40

NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

ĐÓNG

Maria và cộng sự (2022)

Điều tra vai trò trung gian của tích hợp chuỗi cung ứng trong ứng dụng công nghệ số và mối liên hệ với kinh tế tuần hoàn, tác giả chọn phương pháp định lượng Dựa trên mô hình đề xuất đưa ra các cuộc khảo sát để thu thập dữ liệu

H1: Tích hợp chuỗi cung ứng có liên hệ tích cực với kinh tế tuần hoàn

H2: Việc triển khai các công nghệ sản xuất thông minh có liên quan tích cực với tích hợp chuỗi cung ứng H3: Triển khai công nghệ xử lý dữ liệu có liên quan tích cực tới tích hợp chuỗi cung ứng

H4a: Tích hợp chuỗi cung ứng làm trung gian tích cực cho mối quan hệ giữa công nghệ sản xuất thông minh và kinh tế tuần hoàn

H4b: Tích hợp chuỗi cung ứng làm trung gian tích cực cho mối quan hệ giữa công nghệ xử lý dữ liệu và kinh tế tuần hoàn

Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa việc áp dụng rộng rãi các công nghệ kỹ thuật số trong các hoạt động của công ty và cho thấy sự trung gian của tích hợp chuỗi cung ứng củng cố mối quan hệ tích cực giữa công nghệ kỹ thuật số với hiệu quả kinh tế

Nghiên cứu cho thấy tác động tích của ứng dụng công nghệ số lên tích hợp chuỗi cung ứng – chưa đề cập đến mối liên hệ với các yếu tố thiết kế thân thiện với môi trường và hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng bền vững

Umar và cộng sự (2022)

Nghiên cứu thực nghiệm xanh gắn liền với mục tiêu

(Khan và Yu, 2020)

H1a: Ứng dụng công nghệ số có tác động tích cực đến hoạt động mua xanh

H1b: Ứng dụng công nghệ số có tác động tích cực đến sản xuất xanh

H1c: Ứng dụng công nghệ số có tác động tích cực đến thiết kế thân thiện với môi trường

H1d: Ứng dụng công nghệ số có tác động tích cực đến đào tạo xanh

Các thực hiện gồm mua xanh, sản xuất, thiết kế thân thiện với môi trường và đào tạo xanh bị ảnh hưởng tích cực thông qua ứng ụng công

Nghiên cứu này chỉ tập trung vào các hoạt động của kinh tế và môi trường Các nghiên cứu trước đây khuyến nghị sử dụng cả ba khía cạnh của tính bền

Ngày đăng: 30/07/2024, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w